Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học uy nỗ đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.76 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời
cảm ơn đến:
Thầy giáo Nguyễn Đình Mạnh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận
tình chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá tŕnh nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Các thầy cô giáo trong Ban Giám Hiệu Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm,
các em học sinh lớp 1 cũng như các bậc cha mẹ học sinh ở trường Tiểu học Uy Nỗ
thị trấn Đông Anh - Hà Nội cùng gia đình, bạn bè đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tài
liệu cũng như khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý
của thầy cô, bạn bè và bạn đọc để cho công trình nghiên cứu của tôi được hoàn
thiện hơn.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trường tiểu học Uy Nỗ Đông Anh - Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Nguyễn Đình Mạnh không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập trong khoa luận là: trung thực, rõ ràng, chính xác và
chưa từng công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Hiền



MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh đầu lớp 1
1.1Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh ........................................
1.1.1 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh trên thế giới ................................
1.1.1.1 Những nghiên cứu về biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh ..................................
1.1.1.2 Những nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí ở học sinh ..............
1.1.1.3 Những nghiên cứu về các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho trẻ khi
đi học ......................................................................................................................................
1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh ở trong nước ..............................
1.1.2.1 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí ngoài hoạt động học tập .......... ....................
1.1.2.2Những nghiên cứu khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập .....................................
1.1.2.3 Những nghiên cứu liên quan đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 ......................
1.2 Một số vấn đề lí luận về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 ..........................................
1.2.1 Một số khái niệm ..........................................................................................................
1.2.1.1 Học sinh lớp 1 ............................................................................................................
1.2.1.2 Khó khăn tâm lí ..........................................................................................................
1.2.1.3 Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 ...........................................................................


1.2.2 Một số biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh 1 .........................................................
1.2.3 Một số nhân tố dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh 1...............................................
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................................................
2.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................
2.3 Tiến trình nghiên cứu .......................................................................................................
2.3.1 Giai đoạn nghiên cứu lí luận .........................................................................................
2.3.2 Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn...............................................................................
2.3.2.1 Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................................

2.3.2.2 Điều tra chính thức....................................................................................................
2.3.2.3 Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và quan sát ...............................................
2.3.2.4 Thực nghiệm sư phạm................................................................................................
2.4 Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................................
2.4.2 Phương pháp quan sát ...................................................................................................
2.4.3 Phương pháp điều tra viết .............................................................................................
2.4.4 Phương pháp trắc nghiệm .............................................................................................
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
3.1 Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1...............................................................


3.1.1 Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 từ đánh giá của HS lớp 1, giáo
viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh..................................................................................
3.1.2 Thực trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp1 theo nhìn nhận của chính bản
thân các em.............................................................................................................................
3.2 Một số nhân tố dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 ...........................................
3.2.1 Tác động của các nhân tố chủ quan ..............................................................................
3.2.1.1 Trí tuệ của học sinh lớp 1...........................................................................................
3.2.1.2 Tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ vào lớp 1 .................................................................
3.2.2 Tác động của nhân tố khách quan đến những khó khăn tâm lí của học sinh
lớp 1........................................................................................................................................
3.2.2.1 Mối quan hệ của giáo viên với học sinh ....................................................................
3.2.2.2 Chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1 ....................................................................
3.2.2.3 Ứng xử của bố mẹ với trẻ ..........................................................................................
3.2.2.4 Điều kiện môi trường sống, học tập...........................................................................
3.3 Kết quả thử nghiệm ..........................................................................................................
3.3.1 Thử nghiệm một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho học sinh lớp 1 ............
3.3.2 Kết quả thử nghiệm tác động ........................................................................................
Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận ..............................................................................................................................
2.Kiến nghị .............................................................................................................................


2.1 Đối với ban ngành giáo dục ............................................................................................
2.2 Đối với giáo viên..............................................................................................................
2.3 Đối với gia đình ...............................................................................................................


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục - Đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo,
bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Mỗi bậc học có một nhiệm
vụ khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhận thức của mỗi con
người. Trải qua các bậc học khác nhau, con người càng hoàn thiện mình hơn
hướng đến một con người toàn diện. Trong tất cả các bậc học thì tiểu học là bậc
học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân đặt cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục
học ở các bậc học cao hơn. “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho việc phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở ”. Đặc
biệt, lớp 1 là lớp có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung
và trong bậc tiểu học nói riêng - lớp đầu tiên trong cuộc đời của trẻ ở trường phổ
thông. Việc đứa trẻ đi học là một bước ngoặt quan trọng để lại dấu ấn đậm nét, các
em “thực hiện bước chuyển từ người mù chữ đến sáng chữ (từ chưa biết chữ đến
biết chữ)”. Mặt khác, đây là quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở
mẫu giáo sang học tập. Trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới với môi trường
mới, hoạt động mới, yêu cầu mới, quan hệ mới. Điều này sẽ gây cho trẻ rất nhiều
khó khăn, trong đó có những khó khăn về tâm lý. Những khó khăn tâm lí này sẽ
gây ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú, kết quả học tập cũng như các hoạt động của
trẻ, nguy hiểm hơn nữa là nó có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

của trẻ sau này. Điều này gây ra cho gia đình và nhà trường cũng như xã hội những
nỗi lo mang tên “khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1”. Tuy nhiên, nếu hiểu được
những khó khăn tâm lí của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục thì trẻ sẽ thích
nghi với hoạt động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được thuận lợi hơn. Từ đó


giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập và phát triển tốt tâm lí cũng như
nhân cách của trẻ.
Những áp lực từ phía phụ huynh, áp lực từ phía nhà trường tới trẻ đi học lớp
1 trên thực tế vẫn đang diễn ra dẫn đến những khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học.
Qua khảo sát thử cũng như quan sát trên học sinh lớp 1, qua phỏng vấn giáo viên
đã và đang trực tiếp dạy lớp 1, chúng tôi nhận thấy, học sinh khi đi học lớp 1 gặp
rất nhiều khó khăn tâm lí và những khó khăn này cản trở hoạt động học tập và sinh
hoạt của trẻ trong nhà trường. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về học sinh lớp 1 song, những khó khăn tâm lí của trẻ còn ít được nghiên cứu. Bởi
vậy, nghiên cứu những khó khăn tâm lí của trẻ đầu lớp 1 là cần thiết để giúp các
bậc phụ huynh, các thầy cô giáo - những người làm công tác giáo dục - nhận thức
được các khó khăn tâm lí của trẻ khi vào học lớp 1 và có biện pháp thích hợp nhằm
khắc phục và hạn chế khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học lớp1.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ nghiên cứu lí luận và thực tiễn, khóa luận phát hiện những khó khăn tâm
lí của trẻ lớp 1 và một số nhân tố dẫn tới những khó khăn đó. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tác động đến giáo viên và cha mẹ học sinh
nhằm giúp học sinh khắc phục khó khăn tâm lí và học tập tốt hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1.
4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Khảo sát chính thức được tiến hành trên 96 học sinh cùng 96 phụ huynh học
sinh, 2 giáo viên chủ nhiệm của hai lớp 1D, 1E và 4 giáo viên bộ môn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU



Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
các vấn đề có liên quan đến đề tài.
Làm rõ các khái niệm: Học sinh lớp 1, khó khăn tâm lí, khó khăn tâm lí của
học sinh lớp 1.
Làm rõ thực trạng các khó khăn tâm lí của trẻ khi vào lớp 1, các nhân tố ảnh
hưởng đến khó khăn tâm lí và mối tương quan giữa chúng.
Thử nghiệm tác động sư phạm từ phía giáo viên và gia đình nhằm hạn chế và khắc
phục khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học lớp 1.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Những khó khăn tâm lí của các khách thể nghiên cứu ở mức độ trung bình.
Cố nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những khó khăn trên trong
đó sự chuẩn bị của cha mẹ về tâm thế cho các em khi bước vào lớp 1 là đặc biệt
quan trọng. Bằng một số biện pháp tác động nhắm thay đổi tâm thế cho các em thì
những khó khăn tâm lí sẽ được giảm bớt.
7. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những khó khăn
tâm lí biểu hiện trong các hoạt động học tập và trong sinh hoạt của học sinh lớp 1.
Khó k hăn tâm lí được nghiên cứu trên các mặt học tập, thực hiện nội quy nề
nếp và giao tiếp trong đó:
Học tập: Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động đọc, viết, làm toán của trẻ lớp 1
cả trên lớp học và khi ở nhà.


Thực hiện nội quy, nề nếp: Tìm hiểu khó khăn trong Việc thực hiện các quy
định, yêu cầu trường, lớp.
Giao tiếp: Bao gồm giao tiếp với giáo viên, bạn bè và tham gia các hoạt
động tập thể.

7.2 Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường Tiểu học Uy Nỗ - thị trấn Đông Anh,
thành phố Hà Nội. Trong đó khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu khó khăn tâm lí
của 96 học sinh thuộc hai lớp 1D, 1E.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung.
Phương pháp thử nghiệm tác động.
Phương pháp thống kê toán học.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA KHÓA LUẬN
9.1 Đóng góp về mặt lí luận
Khóa luận đã xây dựng được các khái niệm công cụ của đề tài như “khó
khăn tâm lí”, “khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1”. Xác định được về mặt lí luận
các nhân tố tác động đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1: trí tuệ của học sinh,
tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ, quan hệ giữa giáo viên và học sinh, sự chuẩn bị


của gia đình cho trẻ vào lớp 1, ứng xử của cha mẹ với trẻ. Chỉ ra được mối tương
quan giữa những khó khăn tâm lí và các nhân tố tác động đến những khó khăn này
của học sinh lớp 1 trong hoạt động học tập và trong sinh hoạt.
9.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy hầu hết học sinh khi đi học lớp 1 đều
gặp khó khăn tâm lí ở các mức độ khác nhau.
Khó khăn tâm lí của học sinh lứa tuổi này là khá đa dạng. Những khó khăn
tâm lí mà các em thường gặp phải khi bắt đầu tham gia vào quá trình học tập chủ
yếu ở các mặt: hành vi thực hiện nội quy học tập; hành vi thực hiện nề nếp sinh
hoạt và học tập; hành động đọc, viết, làm toán; sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ
học sang chơi và ngược lại; thái độ đối với học tập và thiết lập các mối quan hệ

trong giao tiếp. Trong các mặt này, theo dự kiến của khóa luận, học sinh lớp 1 hay
gặp nhất là khó khăn trong thực hiện nội quy, nề nếp trường học và học tập.
Khóa luận đã chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan như: đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ, nhận thức của học sinh lớp 1, tâm thế sẵn sàng đi học của trẻ, quan
hệ giữa giáo viên và học sinh, sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1, ứng xử
của cha mẹ với trẻ, điều kiện môi trường sống, học tập… đều là những nhân tố có
ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí cho trẻ đi học lớp 1, trong đó ứng xử của bố mẹ và
giáo viên với trẻ có ảnh hưởng rất lớn.
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định biện pháp sư phạm: tăng cường ứng xử
tích cực của bố mẹ đối với con và giao tiếp tích cực của giáo viên đối với học sinh
lớp 1 có tác dụng tốt để hạn chế và khắc phục một số khó khăn tâm lí trong học tập
và sinh hoạt ở trường của các em ở lứa tuổi này.


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA HỌC
SINH LỚP 1
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KKTL CỦA HỌC SINH.
1.1.1 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh trên thế giới
Vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh đã được các nhà nghiên cứu trên thế
giới đề cập đến. Tuy nhiên chủ yếu được nghiên cứu trong hoạt động học tập. Có
thể tổng hợp những công trình nghiên cứu vào ba hướng chính là những nghiên
cứu về biểu hiện khó khăn tâm lí, các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí và biện
pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho học sinh.
1.1.1.1 Những nghiên cứu về biểu hiện khó khăn tâm lí của học sinh
Các nhà nghiên cứu trên thế giới như Edward Hallowell, Xinyin Chen, Nick
Ialongo, Gail Edelsohn, Lisa Werthamer-Larsson, Lisa Crockett, Sheppard
Kellam…KKTL của học sinh nói chung được biểu hiện như chứng đọc khó; rối
loạn tăng động giảm chú ý; rối loạn toán học đi kèm hay không đi kèm hội chứng

nhược năng hiểu về cử chỉ, điệu bộ; tâm trạng thất vọng, sự lo lắng, những khó
khăn gắn liền với sự thiếu hụt về sự phát triển tính tự chủ; khó khăn trong giao
tiếp; khó khăn trong việc thích ứng với nhịp độ nhanh của các giờ học…
1.1.1.2 Những nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí ở học
sinh
Theo V.A Cruchetxki, Schwarzer, P. Zettergren, Mowei Liu, Xinyin Chen,
Bianka Zazzo, A.V.Petrovxki… KKTL của học sinh nói chung và học sinh lớp 1


nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân liên
quan đến hoạt động học tập hoặc do quan hệ bạn bè, giữa giáo viên và học sinh.
Cũng có thể là do thay đổi môi trường hoạt động, khả năng thích nghi môi trường
học kém; do sự khác biệt tâm lí, chậm phát triển các chức năng tâm lí; nguyên
nhân nằm trong sự phát triển xã hội của trẻ hay nguyên nhân từ phía gia đình
1.1.1.3 Những nghiên cứu về các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho trẻ
khi đi học
Một số nhà tâm lí học như Guimard Philippe, Florin Agnes, Laura Stephens,
Mukhina, Buroova A.V… đã đưa ra một số biện pháp khắc phục những khó khăn
tâm lí cho học sinh khi đi học như: phát triển sự làm chủ ngôn ngữ nói làm cơ sở
thuận lợi cho việc tự chủ về ngôn ngữ viết; sự quan tâm của bố mẹ trong những
năm tháng đầu đời; tương quan tích cực giữa người lớn với trẻ…
1.1.2. Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh ở trong nước
Một số nhà tâm lí học Việt Nam lại có các nghiên cứu về khó khăn tâm lí
của học sinh trong các hoạt động trong và ngoài học tập.
1.1.2.1 Những nghiên cứu về khó khăn tâm lí ngoài hoạt động học tập
Các tác giả đã đề cập đến các vấn đề khó khăn của học sinh trong các hoạt
động giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; khó khăn trong
việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, việc thích nghi với môi trường học mới…
1.1.2.2 Những nghiên cứu khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập
Một số đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này như:

Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), luận án Phó tiến sĩ: “Một số trở ngại tâm lí
trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” hay những năm


gần đây có một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu khó khăn tâm lí trong quá trình học
tập của học sinh và sinh viên, tiêu biểu là:
Nguyễn Thị Nhân Ái (2001): “Tìm hiểu những khó khăn tâm lí trong quá
trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 Trung học phổ thông”.
Nguyễn Thu Hiền (2002): “Thực trạng khó khăn tâm lí trong quá trình giải
bài tập thực hành các thao tác kỹ thuật của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm kỹ
thuật Vinh”
Nguyễn Văn Diệp (2004): “Những khó khăn tâm lí trong quá trình học tập
của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên”
Việc nghiên cứu khó khăn tâm lí trong học tập của các nhà tâm lí Nguyễn
Xuân Thức, Đào Thị Lan Hương, Đỗ Văn Bình, Nguyễn Thế Hùng, Đặng Thị Lan
chủ yếu hướng tới những đối tượng nghiên cứu có độ tuổi lớn cho thấy đa số
những học sinh đầu cấp thường gặp các vấn đề về tâm lí trong hoạt động học tập
gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập như các vấn đề: khó làm quen với
phương pháp và kĩ năng học tập mới; không tiếp thu kịp nguồn tri thức khổng lồ;
trí nhớ bị suy giảm và ức chế dẫn đến căng thẳng trong học tập… tuy nhiên mức
độ biểu hiện lại không đồng đều
1.1.2.3 Những nghiên cứu liên quan đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Cho đến nay, vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 được các nhà Tâm lí
học, Giáo dục học nghiên cứu chưa nhiều. Một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn
Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Thị Đức đã có một số bài
viết đề cập đến vấn đề này.
Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta” đã nêu ra
những khó khăn tâm lí mà học sinh lớp 1 gặp phải đó là:



- Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học, phải ngồi yên cả buổi, cả tiết học.
- Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo.
- Trẻ ít được bố mẹ vỗ về, âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra,
đánh giá của bố mẹ.
Tác giả Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” đã chỉ ra nhiều
khó khăn tâm lí mà trẻ lớp 1 phải vượt qua. Tác giả cho rằng: “ Trong quá trình lớn
lên của trẻ em, có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác,
trẻ em đi học phải thay đổi phương thức hoạt động một cách khá triệt để. Việc thay
đổi một cách đột ngột phương thức học tập khi vào học lớp 1 là một “cửa ải” mà
không dễ gì vượt qua. Trẻ gặp phải một số khó khăn chủ yếu là:
- Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhảy, hoạt động tuỳ hứng
ở mẫu giáo và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông.
- Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với thầy cô.
- Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp 1 với sự hân hoan chờ đón những điều hấp
dẫn, được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ.
Trong bài viết “Chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào lớp 1”, tác giả Phạm Thị Đức
cũng nêu ra một số khó khăn tâm lí của trẻ em khi đi học:
- Chưa quen với chế độ học tập.
- Chưa có thói quen nắm các dữ kiện, câu hỏi của bài tập, yêu cầu của cô
giáo trước khi bắt tay vào hành động.
- Nhút nhát, mất bình tĩnh trước hoàn cảnh mới.
- Chưa có động cơ học tập đúng đắn.


Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lí của trẻ khi vào học lớp 1”, tác giả Vũ Ngọc
Hà đã chỉ ra một số trở ngại tâm lí mà trẻ thường gặp khi vào học lớp 1 đó là:
- Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
- Khó khăn trong các mối quan hệ.
- Khó khăn khi phải đến trường.
Tác giả Nguyễn Xuân Thức với các bài viết “ Khó khăn tâm lí của trẻ em

đi học lớp 1”, “Thực trạng khó khăn tâm lí và biểu hiện của chúng ở học sinh lớp
1 tiểu học” và “ Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh khi đi
học lớp 1” đã cho rằng “ trẻ em mẫu giáo lớn khi bước vào học lớp 1 gặp nhiều
khó khăn tâm lí mà chính những khó khăn này cản trở sự thích ứng với hoạt động
học tập của các em, dẫn đến trẻ sợ học và kết quả học tập không cao”. Trong đó,
tác giả đồng ý với quan điểm của A.V.Petrovxki cho rằng: khó khăn tâm lí của trẻ
khi đi học lớp 1 gồm có 3 loại:
Thứ nhất, những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập
mới mẻ.
Thứ hai, khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy, cô và
bạn bè, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè.
Thứ ba, trẻ mất dần khát vọng học tập ban đầu và chán học.
Nhìn chung khó khăn tâm lí là một hiện tượng tâm lí phức tạp còn ít được
các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Mặc dù trong một số
công trình nghiên cứu, các tác giả đã có đóng góp nhất định trong việc phát hiện và
chỉ ra một số khó khăn tâm lí, đồng thời cũng nêu ra được các nguyên nhân gây


nên những khó khăn tâm lí này. Tuy nhiên, các tác giả chưa vạch được bản chất
của những khó khăn tâm lí đó cũng như chưa nhấn mạnh được khó khăn tâm lí
chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn, khó khăn
trong giao tiếp và sinh hoạt của học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
Phân tích nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 đã cho thấy
những khó khăn tâm lí mà các em gặp phải rất đa dạng. có thể nói rằng ở nước ta,
vấn đề khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 đã được chú ý
nhưng chưa nhiều, vấn đề khó khăn tâm lý ngoài hoạt động học tập của học sinh
lớp 1 còn ít được nghiên cứu. do đó chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu đề tài có sự
kết hợp nghiên cứu tổng thể những khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trong cả
hoạt động trong và ngoài học tập với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về khó khăn
tam lí của học sinh đầu lớp 1 khi tiến hành hoạt động và sinh hoạt tại trường tiểu

học. qua đó cũng mong góp phần cải thiện những khó khăn mà các em gặp phải để
giúp các em tiến bộ hơn trong học tập và tham gia các hoạt động trong trường.
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH
ĐẦU LỚP 1
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Học sinh lớp 1
Theo quy định tuyển sinh vào lớp 1 của Sở GD&ĐT Hà Nội , học sinh lớp 1
là những trẻ em đủ 6 tuổi đối với trẻ bình thường và độ tuổi từ 7 -9 tuổi với các
trường hợp trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước
ngoài về nước.
Trẻ lớp 1 có các đặc điểm tâm sinh lí sau:
Đặc điểm sinh lí


Hệ xương: hệ xương của trẻ lớp 1 còn nhiều mô sụn. Xương sống, xương
hông, xương chân, xương tay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốt hóa) nên dễ
bị cong vẹo, gẫy dập. Vì thế trong các hoạt động vui chơi của các em, cha mẹ và
thầy cô cần chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh,
an toàn.
Hệ cơ: đang trong thời kì phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi
vận động như chạy nhảy, nô đùa. Vì vậy mà các nhà giáo dục ( phụ huynh, giáo
viên) nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp
và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của
các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu
tượng. Do đó các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui, các cuộc thi
trí tuệ…. Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các
câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
Chiều cao của trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi có chiều cao khoảng 106 cm (nam)
và 104 cm (nữ); cân nặng đạt 17,5 kg (nam) và 15,1 kg (nữ). Đây là chỉ số trung

bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 12 kg.
Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85-90 lần/phút, hệ tuần hoàn chưa hoàn
chỉnh.
Tâm lí của học sinh lớp 1
- Đơn sơ, dễ dạy, dễ bảo
- Hiếu động, nghịch ngơm, khó bảo, hay la hét ầm ĩ.


- Chóng chán bạn bè và các trò chơi (vì khoảng thời gian chú tâm rất ngắn).
- Ham ăn, ích kỉ và thường không thích chia sẻ cho bạn.
- Thích làm việc thiện.
- Những bé trai thường thích vượt qua những khó khăn, thử thách
- Thích chơi tranh ảnh, vẽ và hay bắt chước.
- Nam nữ chơi chung được với nhau.
- Thích khám phá, xây dựng rồi phá đi.
- Thích gì là nhớ kĩ, không thích là quên ngay.
- Thích được xử kiện, miễn là được mách cho người trên biết chứ không đòi
hỏi phải phạt người kia.
- Hay hỏi, thắc mắc để biết, biết rồi thôi không cần hỏi sâu hơn.
- Thích khoe cái mình có và thích được khen lại.
Nhận thức của học sinh lớp 1
Nhận thức cảm tính:
Thị giác, thính giác, xúc giác đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.
Tri giác của học sinh lớp 1 mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính
không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ
thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã
mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập
kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)



Nhận thức lý tính:
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng
khái quát, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học
sinh lớp 1
Tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm
non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên,
hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 1:
Hầu hết học sinh lớp 1 có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu
xuất hiện ngôn ngữ viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự
học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh
thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính
và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của
trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của
trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát
triển trí tuệ của trẻ. Chú ý và sự phát triển nhận thức: Học sinh lớp 1 chú ý có chủ
định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai
đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này
chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động,
hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập
trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ
bị phân tán trong quá trình học tập.


Trí nhớ và sự phát triển nhận thức: Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm
ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Giai đoạn lớp 1ghi nhớ máy móc phát triển tương
đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ
chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết

cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Ý chí và sự phát triển
nhận thức: Ở lớp 1, hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của
người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để
được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở
các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã
đề ra nếu gặp khó khăn.
Sự phát triển tình cảm: Tình cảm mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền
với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc
của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ
khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của
trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ
tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển tình
cảm của học sinh lớp 1 luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: có thể xuất
hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,....
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường
thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút. Chuyển
từ hiếu kỳ,tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế
dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội
quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của
đôi bàn tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt
những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã
hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. Trong đó nhà giáo dục cần phải lưu


ý đến mức độ phát triển nhận thức có ảnh hưởng tới các khó khăn tâm lí của học
sinh: mức độ phát triển nhận thức cao thì ít có khó khăn tâm lí trong học tập và
sinh hoạt tại trường và ngược lại học sinh sẽ có nhiều khó khăn tâm lí hơn khi có
nhận thức phát triển chậm.
1.2.1.2 Khó khăn tâm lí
Theo “Từ điển tiếng Việt căn bản”: khó khăn nghĩa là sự trở ngại hoặc sự

thiếu thốn [tr35].
Theo “Từ điển láy tiếng Việt”: khó khăn nghĩa là có nhiều trở ngại làm mất
nhiều công sức [tr 201].
Từ đây ta có thể hiểu khó khăn nghĩa là những cản trở, trở ngại đòi hỏi nhiều nỗ
lực để vượt qua.
Từ đây, chúng tôi đưa ra định nghĩa về khó khăn tâm lí như sau: Khó
khăn tâm lí là những thiếu thốn, những biểu hiện tâm lí tiêu cực và những thói
quen có ảnh hưởng xấu (gây trở ngại) đến quá trình và kết quả của hoạt động.
Trong cuộc sống hàng ngày, với bất kỳ hoạt động nào mà con người tham gia
không phải bao giờ cũng đạt được những mục tiêu như đã đề ra. Bởi trong hoạt động,
con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thiếu thốn cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần. Đặc biệt, trước một môi trường sống mới, một hoạt động mới, con người
chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí, sức khoẻ, vật chất... của bản thân cũng như
những điều kiện, áp lực từ môi trường bên ngoài làm cho con người không thể thích
ứng một cách kịp thời, có thể bị “choáng”, bị “sốc”. Chính những yếu tố này làm cho
hoạt động trí tuệ chệch hướng hoặc không thể tiếp tục được nữa, kết quả không được
như mong muốn. Những khó khăn, đặc biệt là khó khăn tâm lý làm xuất hiện những
hiện tượng tâm lý tiêu cực, gây ra sự choáng váng, chán nản, mệt mỏi làm ảnh hưởng


xấu đến tâm thế và chất lượng, hiệu quả công việc, đôi khi gây cho con người sự nhụt
chí không thể vượt qua được, có thể ảnh hưởng đến các nét nhân cách.
Khó khăn tâm lý xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau: những yếu tố bên ngoài
(yếu tố khách quan) và những yếu tố bên trong (yếu tố chủ quan).
Những yếu tố bên ngoài được kể đến như là những điều kiện, phương tiện của
hoạt động, đó là môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Những yếu tố này ảnh
hưởng gián tiếp đến quá trình hoạt động của con người. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp nào đó, nó có vị trí hết sức quan trọng đến quá trình và kết quả hoạt động tâm lí của
chủ thể hoạt động.
Những yếu tố bên trong: là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi chủ thể

khi tiến hành hoạt động như là: sự thiếu hiểu biết, vốn kinh nghiệm còn hạn chế,
những thói quen hành vi không còn phù hợp với môi trường mới, sự chủ quan, việc
thực hiện các thao tác không phù hợp với đối tượng, sức khoẻ...Đây là những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả của hoạt động của chủ thể.
1.2.1.3 Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lí cần thiết
cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của học sinh những ngày đầu
đi học tiểu học, gây cản trở cho hoạt động hoạt tập và sinh hoạt của học sinh khiến
cho các hoạt động này kém kiệu quả.
Trẻ 6 tuổi đến trường là một “bước ngoặt” vĩ đại trong cuộc đời của các emtrở thành một học sinh của trường phổ thông. Theo Đ. B.Enconhin, trẻ bước vào
“xã hội công dân” với vai trò, vị trí mới trong cuộc sống, hình thành quan hệ xã hội
mới: thầy - trò, bạn bè và với chính bản thân mình. Đến trường, trẻ bắt buộc tuân thủ
các quy tắc, luật lệ theo mọi người- những quy tắc ứng xử xã hội quy định cho hành vi


cá nhân. Đặc biệt, ở trường, trẻ học cách cư xử với thế giới xung quanh bằng khái
niệm khoa học, trên cơ sở tư duy khoa học. Việc đi học là một “bước chuyển” trong
đó có sự kết hợp những nét tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo đã có với những phẩm chất
của một nhân cách đang được hình thành. Sự kết hợp này rất độc đáo, phức tạp và có
khi là mâu thuẫn. Trên cơ sở tiềm năng của những cấu tạo tâm lí đã có, trẻ phải thích
ứng được với môi trường mới và hoạt động mới để hình thành nên hệ thống hành vi
và những cấu tạo tâm lí mới phù hợp.
Khi trẻ bước vào lớp 1, trẻ trở thành người học sinh với hoạt động chủ đạo là
hoạt động học tập. Nó đòi hỏi học sinh lớp 1 phải thay đổi hệ thống hành vi, động
cơ, những cấu tạo tâm lí vốn có ở trẻ. Đồng thời, chính hoạt động học tập là
phương thức giúp trẻ lĩnh hội được hệ thống hành vi và những cấu tạo tâm lí
mới. Quá trình hình thành hoạt động mới này diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng nhất ở
năm lớp 1.
Đây cũng là giai đoạn đầu tiên mà trẻ làm quen và tiếp nhận những điều kiện
sống mới ở nhà trường. Trẻ cũng mang theo tính tò mò, hứng thú nhận thức, nhu

cầu lĩnh hội những tri thức và kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu học tập. Tuy nhiên,
trong giai đoạn đầu ở nhà trường tiểu học, trẻ phải tuân thủ những yêu cầu của nhà
trường hình thành những hành vi và hứng thú học tập. Trẻ gặp phải một số khó
khăn ở mức độ nhất định. Những khó khăn tâm lí mà học sinh lớp 1 thường gặp
phải là:
Thứ nhất, “những khó khăn liên quan đến việc thay đổi chế độ sinh hoạt do
hoạt động học tập đòi hỏi”. Trẻ phải hình thành thói quen sinh hoạt mới đặc biệt là
chế độ học tập. Những quy định trong sinh hoạt của trẻ trước khi đến trường
thường chỉ là những ước định mang tính cá thể. Trước đó, trẻ thường được thỏa


mãn các nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi và ăn uống... Việc tham gia các hoạt động
chung cũng xuất phát phần lớn từ nhu cầu cá nhân.
Ở trường phổ thông, các quy định trong sinh hoạt hoàn toàn mang tính
nguyên tắc, quy định đối với giờ học, giờ chơi, quy định các yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng trong mỗi tiết học, bài học được định lượng và định tính rõ ràng trở thành
yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với học sinh. Khó khăn đầu tiên với trẻ khi vào
học lớp 1 là sự thay đổi thói quen trong sinh hoạt mà điểm đáng chú ý là thói quen
về chế độ học tập. Trong các giờ học đầu tiên ở lớp 1 (khoảng nửa thời gian của
học kỳ I) phần lớn trẻ còn ngơ ngác, lúng túng trước yêu cầu của giáo viên. Nhiều
trẻ lơ đãng, ngủ gật, mệt mỏi, bứt rứt ngồi học không yên. Kết quả là nhiều trẻ đã
gặp thất bại trong học tập, sau đó là chán học. Những khó khăn này gắn với thói
quen và nề nếp sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu ở tuổi mẫu giáo lớn các bậc cha
mẹ và cô giáo đã có sự rèn luyện, chuẩn bị trước thì trẻ đầu lớp 1 sẽ dần vượt qua
mọi trở ngại. Đến hết lớp 1, tình trạng lúng túng với chế độ học tập mới về cơ bản
đã chấm dứt, dần dần trẻ đi vào nề nếp học tập. Theo A.V.Petrovxki: khó khăn này
sẽ được khắc phục bằng việc “chỉ cần giáo viên và cha mẹ học sinh diễn đạt dễ
hiểu và rõ ràng những yêu cầu mới đối với đời sống của trẻ, thường xuyên kiểm tra
việc trẻ thực hiện các yêu cầu đó, dùng những biện pháp khích lệ và trừng phạt có
tính đến những đặc điểm cá nhân của trẻ”.

Hoạt động dạy học ở lớp 1 là quá trình sư phạm vô cùng công phu vất vả,
giáo viên giữ vai trí quan trọng trong suốt quá trình này. Những hỗ trợ của giáo
viên giúp các em làm quen với chế độ học tập ở nhà trường là công việc rất cần
thiết, giảm bớt đi tình trạng căng thẳng tâm lí ở các em.
Thứ hai, trẻ phải hình thành những quan hệ xã hội mới có tính chất khác với
những quan hệ đã có trước đó.


×