Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thuở ấu thơ, trẻ em đã có nhu cầu lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử được vật chất hóa trong nền văn hóa của loài người. Đó là quá trình
chỉ được thực hiện trong điều kiện có sự hướng dẫn thường xuyên của người
lớn, tức là giáo dục.
Ở nước ta đối với trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông (trước 6 tuổi),
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ hướng dẫn sự phát triển ấy.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách
con người mới Việt Nam, và là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục
Quốc dân. Trong Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho con người năm
2005, Unessco đã đánh giá: “Những năm đầu tiên của cuộc sống là giai đoạn
chủ yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi” và “bằng chứng cho
thấy rằng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trước tuổi học có liên quan tới
việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn”. L.N.Tônxtôi đã nhấn mạnh ý
nghĩa của giai đoạn trước tuổi đi học: “Tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này
khi trở thành người đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời
còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi”.
Ông đã nêu ra một phép so sánh cho thấy tầm quan trọng của giáo dục mầm
non như sau: “Nếu từ đứa trẻ 5 tuổi đến người lớn, khoảng cách chỉ là một
bước thì đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ 5 tuổi là khoảng dài kinh khủng”.
Để có những con người lao động, người công dân thực sự của đất nước
trong tương lai, việc đào tạo con người mới cần phải bắt đầu ngay từ thuở lọt
lòng. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những cơ
sở ban đầu của nhân cách con người mới, làm cho trẻ phát triển toàn diện, hài
hòa và cân đối, tạo điều kiện tốt cho những bước phát triển sau này, xây dựng
SV: Đặng Thị Dinh
1
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
cho mỗi trẻ em một nền tảng nhân cách vừa khỏe khoắn, vừa mềm mại, đầy
sức sống cả về thể chất lẫn tinh thần, có nghĩa là giáo dục mầm non một mặt
làm cho trẻ hồn nhiên, vui tươi, tích cực, chủ động, nhạy cảm để trở thành
người dễ tiếp thu giáo dục. Mặt khác, giáo dục mầm non ngay từ đầu hướng
sự phát triển của trẻ vào việc hình thành những tiền đề nhân cách mới, chuẩn
bị khả năng học tập tốt, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thế kỷ XXI.
Do đó nếu ví rằng quá trình học tập của con người là quá trình xây một
ngôi nhà thì bậc học mầm non chính là giai đoạn làm móng cho ngôi nhà ấy,
nền móng có vững chắc thì mới xây nên được những ngôi nhà vững chãi
chống chịu được với gió bão. Như vậy, có thể nói bậc học mầm non là bước
đệm, là tiền đề vô cùng quan trọng cho trẻ trước khi đến trường phổ thông.
Khả năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực
tiếp tới sự thành công của con người. Do đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã
trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục
toàn diện cho trẻ mầm non. Trẻ em phải được lĩnh hội những kinh nghiệm
lịch sử, xã hội loài người. Sự phát triển có tác động đến sự phát triển tư duy
qua biểu tượng được giữ gìn, cung cấp vững chắc, nhanh nhạy vì ngôn ngữ
phản ánh kết quả của hoạt động nhận thức, ngôn ngữ càng trở nên quan trọng
đối với sự nhận thức và tư duy của con người, con người vượt xa hơn về chất
so với con vật và trở thành động vật bậc cao có ý thức. Ngôn ngữ giúp con
người hoạt động trí tuệ, đề ra được kế hoạch hoạt động, là phương tiện quan
trọng trong việc phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, nói cách khác, ngôn
ngữ là phương tiện phát triển toàn diện. Ganzalop - một nhà thơ nổi tiếng của
Daghextan đã nói: “Khi chết, người cha để lại cho con cái của mình nhà cửa,
ruộng vườn, thanh kiếm và cây đàn Pandua. Nhưng một thế hệ khi mất đi thì
để lại cho thế hệ tiếp theo tiếng nói. Ai có tiếng nói người ấy sẽ xây dựng nhà
SV: Đặng Thị Dinh
2
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
mình, sẽ cày được ruộng, đúc được kiếm, lên được dây đàn Pandua và gảy
được nó”. Trẻ em nắm trong tay tương lai của đất nước, do đó việc phát triển
tiếng mẹ đẻ cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng, mà ở độ tuổi mẫu giáo lớn nhiệm vụ đó phải được hoàn thành. Vì vậy
việc dạy trẻ lời nói mạch lạc sẽ là tiền đề, là công cụ để trẻ lĩnh hội tri thức
khi trẻ bước vào lớp một.
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non, đặc biệt là lời nói mạch lạc, chúng tôi nghiên cứu vấn đề phát triển lời
nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc
phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua dạy trẻ kể lại
truyện văn học. Thông qua dạy trẻ kể lại truyện văn học dưới sự hướng dẫn
của giáo viên, trước hết sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, quan trọng hơn nó sẽ góp
phần trang bị những kĩ năng phát triển lời nói mạch lạc. Dạy trẻ kể lại truyện
văn học sẽ giúp trẻ chọn lựa những viên gạch tốt nhất xây nên lâu đài ngôn
ngữ cho riêng mình.Vai trò của giáo viên trong việc phát triển lời nói mạch
lạc cho trẻ - cụ thể chúng tôi muốn nói đến ở đây là việc dạy trẻ kể lại truyện
văn học là vô cùng quan trọng. Giáo viên mầm non là những người trực tiếp
thắp lên ngọn lửa phía bình minh của cuộc đời mỗi trẻ.
Là sinh viên ngành mầm non, tương lai sẽ chăm lo đến từng giấc ngủ,
từng bữa ăn, chăm sóc những mầm xanh của cuộc đời, chúng tôi thực sự rất
chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non - đặc biệt là việc phát
triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn. Chúng tôi mong muốn rằng ngay
từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống trẻ em đã được quan tâm và chăm
lo bằng tình thương của tất cả mọi người.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phương pháp phát
triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua dạy trẻ kể lại truyện
văn học” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Chúng tôi nghĩ rằng
SV: Đặng Thị Dinh
3
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
đây là một đề tài rất hấp dẫn và thiết thực với những người quan tâm đến trẻ
em và ngành giáo dục mầm non.
2. Lịch sử vấn đề
Trẻ em luôn giành được rất nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường
và xã hội. Những vấn đề về trẻ em đã được các nhà khoa học hết sức quan
tâm. Riêng về phát triển ngôn ngữ và lời nói mạch lạc cho trẻ đến nay đã có
rất nhiều nghiên cứu khoa học với những công trình nghiên cứu được xã hội
ghi nhận.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”,
NXBĐHSP, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kỹ sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm
sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học
với những bộ môn khác ông đã đưa ra được một số phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển lời nói
mạch lạc cho trẻ. Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho cả giáo viên và sinh viên
ngành mầm non, cũng như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.
Cùng với Nguyễn Xuân Khoa, cuốn “Giáo trình phương pháp phát
triển lời nói trẻ em" của Đinh Hồng Thái, NXBĐHSP, năm 2007 đã viết rất
chi tiết về lời nói mạch lạc và các hình thức, phương pháp phát triển lời nói
mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
Trẻ 5 - 6 tuổi là lứa tuổi phát triển nhất trong giai đoạn mẫu giáo, sắp
bước vào môi trường hoàn toàn mới mẻ nên lời nói mạch lạc trở thành một
yếu tố không thể thiếu. Xuất phát từ góc nhìn này, luận án tiến sĩ của Vũ Thị
Hương Giang, ĐHSP Hà Nội, 2007 đã bàn về “Một số phương pháp dạy trẻ 5
- 6 tuổi kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc”. Luận án này
đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua kể chuyện với đồ chơi, thực trạng việc sử dụng các
SV: Đặng Thị Dinh
4
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
biện pháp dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho
trẻ ở các trường mầm non hiện nay. Bên cạnh đó, trong luận án của mình, Vũ
Thị Hương Giang còn xây dựng được một số biện pháp kể chuyện với đồ chơi
rất sáng tạo, phát huy tốt khả năng sử dụng lời nói mạch lạc ở trẻ.
Cũng nghiên cứu về việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi, thông qua hình thức dạy trẻ
kể chuyện theo tranh, Nguyễn Thùy Linh lại nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn
khác. Với: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể chuyện theo tranh liên
hoàn có chủ đề”, Nguyễn Thùy Linh đã tìm được phương thức hiệu nghiệm
dùng tranh liên hoàn có chủ đề trong việc dạy trẻ mẫu giáo lớn kể lại truyện.
Năm 2005 với đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện theo tranh”, Nguyễn Thị Xuân, ĐHSP
Hà Nội đã điều tra được thực trạng về việc sử dụng các biện pháp dạy trẻ kể
chuyện theo tranh và thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Nguyễn Thị Xuân đã đưa ra được kết luận khoa học và đề xuất những kiến
nghị về biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm cũng giúp phát triển lời nói mạch
lạc cho trẻ. Nghiên cứu vấn đề này, luận án của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đề cập
đến thực trạng về dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm của giáo viên mầm non
và mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn.
Ở hầu hết các công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đều
đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ. Ở mỗi công trình là những góc nhìn, những ý kiến khác nhau của
từng người.
Cũng nghiên cứu mảng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, luận án: “Một số
biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi kể lại truyện văn học nhằm phát triển
lời nói mạch lạc” của Âu Thị Hảo đã điều tra thực trạng ngôn ngữ mạch lạc
SV: Đặng Thị Dinh
5
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
cho trẻ, tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá và kiểm tra giả thiết khoa
học, đồng thời xử lí kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê.
Hồ Lam Hồng cũng nghiên cứu vấn đề này trong luận văn: “Sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện”.
Tạp chí Giáo dục Mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản
lý, tin hoạt động, những sáng kiến kinh nghiệm dạy học của giáo viên và các
cán bộ quản lý ngành mầm non. Ở đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong tạp chí số 1/2006, Đinh Thị Uyên có bài
dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non Hàn
Quốc. Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện
nay.
Và còn rất nhiều những công trình nghiên cứu khác đã đi vào tìm hiểu
về ngôn ngữ và lời nói mạch lạc của các độ tuổi, các giai đoạn. Tựu chung lại,
các nhà khoa học đều muốn tìm ra các hình thức và biện pháp để phát triển lời
nói mạch lạc cho trẻ hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng dạy và học của ngành
giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chung. Tuy
nhiên, cho tới thời điểm này, chưa có một ai và chưa có một công trình khoa
học nào đi sâu vào khai thác việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua dạy trẻ kể lại truyện văn học. Với đề tài nghiên cứu này, chúng
tôi đã tìm được cho mình một hướng đi riêng, dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá
và thực nghiệm của chính bản thân mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp phát triển lời nói
mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua dạy trẻ kể lại truyện văn học.
- Phạm vi nghiên cứu: trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi).
4. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
SV: Đặng Thị Dinh
6
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
Đề tài nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
dạy trẻ kể lại truyện văn học. Thông qua đó góp phần giúp các em có kỹ năng
kể chuyện một cách hào hứng, lôi cuốn người nghe hơn, giúp trẻ mạnh dạn, tự
tin, thích giao tiếp hơn và quan trọng nhất là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ, chuẩn bị cho trẻ tâm thế trước khi đến trường phổ thông.
4.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Đọc lý thuyết về kể chuyện.
- Khảo sát thực tế kể chuyện của trẻ ở lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Quy nạp
- Phương pháp cụ thể
+ Phân tích
+ Tổng hợp
+ Nghiên cứu lý thuyết
+ Lập biểu bảng
Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau:
+ Đọc lý luận về vấn đề nghiên cứu
+ Đi khảo sát thực tế thu thập tư liệu về việc kể chuyện của trẻ ở lớp
mần non
+ Lên thống kê xử lý số liệu
+ Viết khóa luận
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung của khóa luận gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Chương 2: Phân tích và miêu tả kết quả của phương pháp phát triển
lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua dạy trẻ kể lại truyện văn học.
SV: Đặng Thị Dinh
7
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận
1. Lời nói mạch lạc và đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn
1.1. Khái niệm lời nói mạch lạc
Nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra các định nghĩa về lời nói mạch lạc của
trẻ em trong đó có những điểm chung và điểm khác nhau. Trong cuốn "Giáo
trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em" của Đinh Hồng Thái đã nêu ra
định nghĩa của Tiến sĩ Ngôn ngữ học Xôkhin - tác giả của nhiều cuốn sách
giáo khoa, phương pháp về phát triển ngôn ngữ trẻ em. Ông đã định nghĩa
đơn giản như sau:
"Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác
định, được thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có
tính biểu cảm".
Đây là khái niệm tôi sẽ sử dụng làm cơ sở lý luận xuyên suốt trong
khóa luận của mình.
1.2. Các kiểu lời nói mạch lạc
Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và cho rằng có 2 kiểu lời nói
mạch lạc là hội thoại và độc thoại.
- Lời nói hội thoại bao gồm những phản ứng tương hỗ của hai cá nhân
giao tiếp với nhau, các phản ứng tự phát một cách bình thường được xác định
bởi hoàn cảnh hoặc lời nói của những người tham gia đối thoại.
Có hai hình thức hội thoại đó là nói chuyện và đàm thoại.
+ Nói chuyện là câu chuyện giữa hai người trở lên, không được chuẩn
bị kĩ từ trước.
+ Đàm thoại là câu chuyện về một chủ đề nào đó được chuẩn bị kĩ càng
với hệ thống câu hỏi, nó mang tính hoàn cảnh và nó sử dụng nhiều hình thức
SV: Đặng Thị Dinh
8
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
ngôn ngữ tỉnh lược, những phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ, các đặc tính
biểu cảm của lời nói đóng vai trò quan trọng.
Lời nói hội thoại, trẻ nắm tương đối dễ vì nghe nhiều trong đời sống
hàng ngày.
- Lời nói độc thoại là câu chuyện của một chủ thể nói năng với nhiều
đối tượng, đây là hình thức ngôn ngữ phức tạp nhất về tư duy và hình thức,
chủ thể phải có kiến thức về ngôn ngữ đủ rộng và chuẩn bị kĩ bài nói cẩn thận
về nội dung và phải có kĩ năng ngôn ngữ phát triển tốt.
Trẻ học độc thoại khó vì ít nghe trong đời sống hàng ngày.
1.3. Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn
Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt được tới trình độ cao hơn
hẳn so với hai độ tuổi trước (mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ).
Ở trẻ mẫu giáo bé phù hợp với hình thức đơn giản của lời đối thoại (trả
lời câu hỏi), nhưng ở đây trẻ thường xa rời với nội dung câu hỏi. Chúng mới
chỉ bắt đầu nắm được kĩ năng bày tỏ một cách mạch lạc những ý nghĩ của
mình, mắc nhiều lỗi trong xây dựng câu, đặc biệt là câu phức.
Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu là diễn đạt một cách vội
vàng. Những lời nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu,
nhưng cũng cần phải xem đó là chính sự thể hiện mạch lạc. Dạy lời nói hội
thoại cho trẻ mẫu giáo bé và sự phát triển của nó sau này là cơ sở để hình
thành lời nói độc thoại.
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng
lớn của việc tích cực hóa vốn từ (khối lượng lúc này đã đạt đến khoảng 700
từ) lời nói mạch lạc cho trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc
dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện.
Trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo
tranh, theo đồ chơi. Nhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần
SV: Đặng Thị Dinh
9
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
là mô phỏng lại mẫu của người lớn. Trong độ tuổi này diễn ra sự phát triển
mạnh mẽ của lời nói văn cảnh, có nghĩa là nói chỉ tự mình hiểu được.
Nhưng ở trẻ mẫu giáo lớn, để trả lời các câu hỏi trẻ đã sử dụng các câu
tương đối chính xác, ngắn gọn và khi cần thì mở rộng. Ở trẻ phát triển kĩ năng
nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn bổ sung hoặc sửa chữa các câu trả
lời đó.
Ví dụ 1: Cô hỏi trẻ.
Cô giáo: Con thấy cô hôm nay có xinh không?
Trẻ: Con thấy cô ngày nào cũng xinh ạ.
Ví dụ 2: Trẻ thưa với cô: Cô ơi, bạn Thu đánh bạn Lan, như thế là
không ngoan cô nhỉ.
Vào năm thứ 6 trẻ có thể đặt các câu chuyện miêu tả hay theo một chủ
đề nào đó cho trước một cách tương đối tuần tự và rõ ràng nhưng trẻ vẫn còn
cần đến mẫu lời nói của cô giáo; kĩ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ cảm
xúc của mình đối với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện của trẻ vẫn còn
chưa phát triển đầy đủ.
1.4. Sự cần thiết phải phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo
xuất hiện do nhu cầu muốn mô tả lại cho người khác nghe những gì trẻ nhìn
thấy mà không thể dựa vào các tình huống cụ thể trước mắt.
Nhu cầu giải thích, phân trần cho bạn hay người lớn về một vấn đề nào
đó nhằm mục đích thuyết phục người nghe. Để đạt được mong muốn đó, trẻ
phải cố gắng diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng theo đúng trình tự,
thể hiện được ý cơ bản và mối liên hệ giữa các sự việc, sự vật ,hiện tượng…
Có nghĩa là trẻ phải nắm được các kỹ năng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của
mình.
SV: Đặng Thị Dinh
10
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
Mẫu giáo lớn là lứa tuổi cao nhất của bậc học Mầm non, ở tuổi này
trong nội dung dạy học cho trẻ có thêm một nội dung mới hết sức quan trọng
là chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Lứa tuổi này, nhu cầu nhận thức của trẻ
phát triển mạnh, nhu cầu nhận thức là nhu cầu hướng tới tiếp thu những tri
thức mới, phương pháp mới, nhu cầu này sẽ phát triển thành động cơ học tập
nếu như trẻ em được vào lớp một, biểu hiện là trẻ rất thích được đến trường.
Tròn 6 tuổi trẻ em phải có vốn ngôn ngữ phong phú, diễn đạt những
câu nói đơn giản, hiểu được những câu đơn giản người khác nói.
Do vậy phát triển lời nói mạch lạc là một nhiệm vụ quan trọng trong
việc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn.
2. Dạy trẻ kể lại truyện văn học
2.1. Đặc điểm của phương pháp dạy trẻ kể lại truyện văn học
Kể lại truyện văn học - đó là thuật lại một văn bản đã học, đã có sẵn:
một câu chuyện dân gian, một truyện ngắn do các nhà văn hiện đại sáng tác
phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng có thể có đôi phần sáng tạo trong cách
kể chuyện bên cạnh yêu cầu đảm bảo tính chính xác của cốt truyện.
Trong giờ kể lại truyện văn học, trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ văn
học, ghi nhớ những từ, câu có xúc cảm, có hình ảnh sinh động. Tính nghệ
thuật cao của tác phẩm được lựa chọn kể lại, giá trị của hình thức kết cấu
ngôn ngữ dạy trẻ xây dựng câu chuyện một cách rõ ràng, trật tự. Không bỏ
qua cái chính, nhằm phát triển kỹ năng nói của trẻ.
Khi chọn lựa các tác phẩm để cho trẻ kể lại, cô giáo cần tính đến các
yếu tố sau: giá trị nghệ thuật cao, có tính tư tưởng, có tính sinh động, ngắn
gọn và hình ảnh, có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành động, biểu
hiện một cách tập trung và vừa sức nội dung, khối lượng không lớn. Phù hợp
với những yêu cầu này là các câu chuyện cổ tích đơn giản, những truyện kể
SV: Đặng Thị Dinh
11
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
ngắn của các nhà văn hiện đại như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Hoài
Dương và nhiều tác giả viết cho trẻ em khác.
Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng của
mình nhưng lại có những cái chung. Kế hoạch của giờ học kể lại truyện văn
học trong tất cả các nhóm độ tuổi đều là: cô đọc tác phẩm trước, thảo luận
theo câu hỏi, cô đọc lại, kể lại rồi sau đó cho trẻ kể. Biện pháp chính ở đây là
sử dụng rộng rãi các câu hỏi của cô giáo. Trước khi trẻ kể lại truyện, các câu
hỏi nhắc trẻ logic của câu chuyện, trong mối quan hệ và tác động qua lại của
các nhân vật sau khi kể lại, nó sẽ giúp trẻ có thể phân tích câu chuyện. Người
ta sử dụng rộng rãi biện pháp này xây dựng dàn ý để kể lại. Dàn ý này được
giáo viên xây dựng nên hoặc với sự tham gia của trẻ. Có dàn ý rồi, trẻ dựa vào
đó để kể lại câu chuyện dễ dàng hơn.
2.2. Nhiệm vụ của giáo viên khi dạy trẻ kể lại truyện văn học
Trong giai đoạn này, cô giáo có hai nhiệm vụ.
Trước tiên dạy trẻ thâm nhập vào văn bản do cô đọc, và sau đó là lời
kể của trẻ.
Dẫn dắt trẻ tái tạo lại văn bản đó.
Dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện văn học bắt đầu từ việc tái tạo lại một
cách đơn giản những câu chuyện quen thuộc đối với trẻ, cô giúp trẻ ghi nhớ
có chủ định sự xuất hiện của các nhân vật và các hành động của chúng trong
truyện. Thường thì trẻ ghi nhớ tốt phần mở đầu câu chuyện vì thế chúng tự kể
lại được. Trong trường hợp trẻ lúng túng, giáo viên tham gia kể chuyện cùng
trẻ, nhắc trẻ nhớ lại văn bản đó, trẻ nhắc lại một hai từ hoặc nguyên văn cả
câu. Dần dần trẻ chuyển sang kể theo các câu hỏi. Các câu hỏi của cô phải
hướng trẻ vào việc hình thành tuần tự các sự kiện gọi tên các nhân vật, nhớ lại
văn bản kể. Để củng cố các kĩ năng kể lại truyện, cô cần phải luyện cá nhân
SV: Đặng Thị Dinh
12
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
cho các cháu vào lúc trẻ trả lời - nhất là những lúc trẻ rụt rè, ít tích cực tham
gia vào giờ học.
2.3. Yêu cầu trong giờ dạy trẻ kể lại truyện văn học
Yêu cầu đối với trẻ từ giờ học này đến giờ học khác đang tăng dần lên
và kết quả cũng tốt dần lên: văn bản kể được tái tạo chính xác, đầy đủ hơn, trẻ
truyền đạt biểu cảm hơn. Nếu trẻ sử dụng lời kể của mình, cô giáo chú ý
hướng cho trẻ kể lại đúng theo tư tưởng của tác giả và tác phẩm.
Đánh giá truyện kể lại của trẻ cũng là một biện pháp quan trọng trong
nhóm mẫu giáo nhỡ, cô có thể tiến hành công việc này. Trong khi nhận xét cô
phân tích ngắn gọn về câu chuyện, về những điểm được và chưa được, nhất
thiết phải động viên sự cố gắng của trẻ để trẻ tự tin hơn.
Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện trong các tiết học phụ thuộc vào trình
độ phát triển của lời nói mạch lạc của từng nhóm trẻ, vào nhiệm vụ do cô đặt
ra và đặc trưng của câu chuyện cô đem kể. Tiết học có thể tiến hành theo các
phần:
Đọc tác phẩm văn học.
Thảo luận dựa vào tri giác của tác phẩm.
Phần thảo luận theo nội dung và hình thức của tác phẩm vừa đọc.
Phần đọc lại tác phẩm.
Phần trẻ kể lại truyện.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn có các loại tiết học kể lại truyện như: trẻ tự
chọn một câu chuyện nào đó kể lại, trẻ kể tiếp một câu chuyện đã kết thúc
hoặc sáng tạo một câu chuyện tương tự, trẻ đóng kịch theo nội dung tác phẩm.
Trẻ mẫu giáo lớn thích được nhận xét, đánh giá câu chuyện của các bạn khác
kể lại. Tiến hành thảo luận kiểu này khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải tế
nhị, hiểu được những đặc điểm cá nhân của trẻ. Sự phức tạp nằm ở chỗ các
cháu khó ghi nhớ tất cả các câu chuyện. Vì thế, cô giáo ghi lại từng truyện,
SV: Đặng Thị Dinh
13
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
trước khi thảo luận nhắc lại một lần cho trẻ nhớ. Việc tiến hành thảo luận phải
dạy trẻ thấy những gì được và chưa được trong câu chuyện đồng thời giáo dục
thái độ thiện chí đối với nhau của các cháu.
2.4. Các biện pháp sử dụng trong giờ dạy trẻ kể lại truyện văn học
2.4.1. Biện pháp sử dụng lời chỉ dẫn của cô
BIỆN PHÁP NÀY CẦN CÁC BƯỚC CƠ BẢN NHƯ SAU
Bước 1: Cô kể diễn cảm truyện cho trẻ nghe kết hợp cho trẻ xem tranh minh
họa.
↓
Bước 2: Đàm thoại với trẻ về nội dung truyện. Cô chỉ dẫn cho trẻ những từ trẻ
quên hoặc nhắc lại lời thoại.
↓
Bước 3: Cho trẻ kể lại truyện. Cô chỉ dẫn những trẻ yếu, hướng dẫn trẻ cách
thể hiện ngữ điệu nhân vật, tâm trạng, tính cách nhân vật phù hợp.
↓
Bước 4: Cô (hoặc 1 trẻ giỏi) kể lại cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện để trẻ tri
giác lại tổng thể tác phẩm. Có thể kết hợp cho trẻ xem băng đĩa.
↓
Bước 5: Cô nhận xét, đánh giá (phần nhận xét phải hết sức nhẹ nhàng, ngắn
gọn).
SV: Đặng Thị Dinh
14
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.2. Biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể
BIỆN PHÁP NÀY CẦN CÓ CÁC BƯỚC CƠ BẢN NHƯ SAU
Bước 1: Cô giáo hoặc một trẻ giỏi kể lại đoạn đầu của câu chuyện hoặc toàn
bộ câu chuyện.
↓
Bước 2: Cô giáo trao đổi với trẻ về cách thức của buổi kể chuyện hôm đó để
trẻ nắm được mục đích của tiết học. Sau đó cô và trẻ trao đổi về dàn ý của
truyện hoặc xem một đoạn băng hoạt hình để gợi nhớ về truyện sẽ kể.
↓
Bước 3: Cô cho trẻ nhắc lại lời thoại bằng cách cho trẻ đồng thanh bắt chước
cô hoặc cho từng trẻ nhắc lại giống cô. Sau đó cô bắt đầu cho trẻ lần lượt kể
lại từng phần của truyện.
↓
Bước 4: Cô cho các trẻ kể chuyện vui (các nhân vật trong truyện) trong đó cô
là người dẫn truyện.
↓
Bước 5: Cô nhận xét, đánh giá.
SV: Đặng Thị Dinh
15
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.3. Biện pháp kể theo dàn ý của truyện
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP NÀY
Bước 1: Cô trao đổi với trẻ, gợi cho trẻ nhớ lại câu chuyện đã được nghe cô
kể, xem tranh hay xem phim minh họa.
↓
Bước 2: Cô gợi nhớ để trẻ kể về những sự kiện chính trong truyện, về các
nhân vật, tâm trạng và tính cách nhân vật.
↓
Bước 3: Cô cùng trẻ lập dàn ý chi tiết truyện vừa kể.
↓
Bước 4: Cô cho trẻ suy nghĩ về dàn ý chi tiết truyện vừa lập sau đó hướng dẫn
cho trẻ về cách thức kể chuyện: cách kể đoạn mở đầu, đoạn diễn biến, đoạn
kết thúc truyện.
↓
Bước 5: Cô nhận xét, đánh giá câu chuyện kể của trẻ có theo dàn ý đã lập ra
hay không.
2.4.4. Biện pháp sử dụng tranh (rối) minh họa truyện
CÁC BƯỚC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NÀY
Bước 1: Cô kể diễn cảm truyện cho trẻ nghe.
↓
Bước 2: Cô đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
↓
Bước 3: Trẻ nghe cô kể diễn cảm, kết hợp với xem tranh minh họa truyện.
↓
Bước 4: Cô tập cho trẻ tự kể lại chuyện, vừa quan sát tranh vừa kể.
↓
Bước 5: Cô nhận xét, đánh giá.
SV: Đặng Thị Dinh
16
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
2.4.5. Biện pháp sử dụng băng đĩa phim minh họa truyện
CÁC BƯỚC CẦN NẮM VỮNG
Bước 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp với cho trẻ xem tranh minh họa.
↓
Bước 2: Cô đàm thoại với trẻ sơ lược về nội dung truyện.
↓
Bước 3: Cho trẻ xem phim minh họa truyện.
↓
Bước 4: Đàm thoại với trẻ về một số chi tiết trong phim sau đó cho trẻ kể lại
truyện sau khi đã được nghe và xem phim.
↓
Bước 5: Cô nhận xét và đánh giá.
II. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà
Nội cho thấy công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các lớp mẫu giáo đã được
thực hiện nhưng chưa có sự quan tâm thích đáng. Chương trình chăm sóc,
giáo dục trẻ từ 3 - 6 tuổi hiện hành chưa đề cập đến nội dung phát triển ngôn
ngữ như là một phần riêng. Nội dung phát triển ngôn ngữ còn chung chung và
được lồng ghép trong các hoạt động khác như: dạy trẻ đọc thơ, dạy trẻ học
hát…
Những hạn chế còn được biểu hiện qua những yếu tố:
Giáo viên ít chú ý trò chuyện với trẻ, ít chuẩn bị những đề tài để
nghiên cứu hoặc kích thích trẻ trao đổi về một chủ đề nhất định, ảnh hưởng
của giáo viên đối với ngôn ngữ của trẻ rất lớn nhưng giáo viên lại ít chú ý tới
sự hình thành thói quen nói mạch lạc cho trẻ ngay cả trong trường hợp giáo
SV: Đặng Thị Dinh
17
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
viên có ý thức trò truyện, sửa lời nói cho trẻ cũng không thể làm đầy đủ được
vì số trẻ trong một lớp quá đông.
Trong hoạt động học tập cũng như vui chơi, hiện tượng giáo viên nói
nhiều hơn trẻ vẫn là phổ biến.
Do hạn chế về thời gian của tiết học, giáo viên sợ trẻ trả lời không
chính xác nên thường áp đặt trẻ trả lời hoặc kể lại truyện theo ngôn ngữ, lời
nói của cô nên trẻ rất ít khi được sử dụng ngôn ngữ riêng của mình để tự thể
hiện, tự diễn đạt một vấn đề nào.
SV: Đặng Thị Dinh
18
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ MIÊU TẢ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG
PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN THÔNG QUA DẠY TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN VĂN HỌC
I. Biện pháp sử dụng lời chỉ dẫn của cô
Biện pháp sử dụng lời chỉ dẫn của cô là một biện pháp quan trọng, là sự
giao lưu giữa cô và trẻ. Nó được sử dụng khi trẻ quên lời kể hoặc một từ nào
đó. Chỉ dẫn của cô giúp trẻ hiểu hoặc chính xác hóa sự thể hiện ý nghĩa của từ
hoặc nhóm từ nào đó. Qua việc cô chỉ dẫn, hướng dẫn trẻ cách thể hiện ngữ
điệu nhân vật, tâm trạng, tính cách nhân vật cho phù hợp, cô giúp trẻ hiểu
được nội dung truyện và học được truyện nhanh hơn.
Qua bảng thống kê kết quả lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn từ
biện pháp sử dụng lời chỉ dẫn của cô, ta có kết quả khảo sát như sau:
1. Bảng khảo sát về lời nói hội thoại (thông qua 10 truyện cổ tích)
Về mặt ngữ âm, trước hết ta xét về mặt phát âm của trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi
đã phát âm gần đúng tất cả các âm vị của tiếng mẹ đẻ, phát âm đúng hầu hết
các thanh điệu. Như khảo sát cho ta kết quả: trẻ phát âm đúng 37 từ
(làng, sính lễ, nao núng, lúa, làm…) chiếm 71,15%. Tuy nhiên một số trẻ yếu
nên không phát âm được hoàn toàn các âm vị, cụ thể như đã khảo sát thì trẻ
nói sai 15 từ (cơm lếp, lệp bánh, vỡ lương…) chiếm 28,8%. Chẳng hạn như
em Nguyễn Thị Minh Tâm (5 - 6 tuổi, lớp A3, trường mầm non Sao Mai Đông Anh - Hà Nội) khi kể lại truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" đã phát âm sai
nhóm âm vị "n - l":
Cô hỏi: Sơn Tinh đã mang những lễ vật gì?
Trẻ trả lời: Sơn Tinh đã mang một trăm ván cơm lếp, hai trăm lệp bánh
chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
SV: Đặng Thị Dinh
19
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
Về văn hóa kể của trẻ, nhờ có sự chỉ dẫn của cô, trẻ đã biết thể hiện
được giọng điệu khi kể: giọng cao - thấp, to - nhỏ hợp lí, phù hợp với ngữ
cảnh; nét mặt, cử chỉ đã tự tin; tư thế phù hợp với ngữ cảnh. Vì thế mà qua
khảo sát ta nhận được kết quả: trẻ thể hiện văn hóa kể đúng chiếm 50%.
Nhưng bên cạnh đó cũng vẫn còn 50% trẻ thể hiện văn hóa kể sai. Ví dụ: em
Bùi Anh Phong (lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể
lại truyện "Sự tích dưa hấu". Khi kể câu: "Đã thế, ta cho nó cứ thử trông cậy
vào hai bàn tay xem có sống nổi không". Mặc dù em đã được cô hướng dẫn
về văn hóa kể: giọng phải to, thể hiện sự nóng giận, nhịp kể liên tục, nét mặt,
cử chỉ thể hiện sự không vừa ý (cau mày, mặt hầm hầm…) nhưng em Anh
Phong vẫn chưa thể hiện được những điều đó, giọng kể cứ đều đều không dứt
khoát, kể như đọc thuộc.
Về mặt từ vựng, qua khảo sát cho ta kết quả: vốn từ tự nhiên trẻ dùng
đúng và nhiều nhất (đúng 39 từ chiếm 70,9%) so với vốn từ xã hội (64,7%) và
vốn từ sinh hoạt (61,8%). Ví dụ em Phạm Tuấn Đạt (lớp A3, trường mầm non
Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện "Thạch Sanh". Em nói được rất
nhiều từ tự nhiên: trăn, gốc đa, đại bàng, hang, hoa, vách đá, sắt, vàng bạc,
châu báu, ngọc ngà, mưa giông, sét. Vốn từ xã hội: Thạch Nghĩa, Cao Bình,
Thạch Sanh, Ngọc Hoàng, Lý Thông. Vốn từ sinh hoạt: đào (mương), đắp
(đường), vét (giếng), nấu (nướng). Bên cạnh đó danh từ được trẻ sử dụng
nhiều nhất so với động từ và tính từ, đặc biệt là danh từ riêng. Ví dụ như:
Thạch Sanh, Ngọc Hoàng, Lý Thông, vua Thủy Tề.
Về mặt ngữ pháp, chúng tôi xét hai loại câu mà trẻ thường sử dụng, câu
đơn và câu ghép. Qua khảo sát cho ta thấy trẻ sử dụng và nói câu đơn chiếm
70,8%, nhiều hơn so với câu ghép chiếm 46,9%. Trẻ đã biết đặt câu, trẻ nói
được nhiều câu đơn hơn là câu ghép, đặc biệt là câu đơn mở rộng. Chẳng hạn
như em Nguyễn Minh Châu (lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh Hà Nội) kể lại truyện "Sự tích dưa hấu".
SV: Đặng Thị Dinh
20
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
Cô gợi ý: Mai An Tiêm là người như thế nào?
Trẻ trả lời: Mai An Tiêm là người chăm chỉ, khéo tay, tháo vát.
2. Bảng khảo sát về lời nói độc thoại (thông qua 10 truyện cổ tích)
Về mặt ngữ âm, trước hết ta xét phát âm của trẻ. Trẻ phát âm đúng 24
từ chiếm 57,1% và trẻ phát âm sai 18 từ chiếm 42,9%. Trẻ hay phát âm sai
những nhóm âm vị "l - n", "ch - tr". Chẳng hạn, em Vũ Thành Công (lớp A3,
trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện "Thần Sắt":
"Ngày xưa, có anh nông dân sống một mình chong túp nều ở ven rừng".
Về văn hóa kể, khảo sát cho ta thấy trẻ thể hiện đúng chiếm 40% và trẻ
thể hiện sai chiếm 60%. Trẻ sai chủ yếu là ở giọng điệu (lúc nào giọng cũng
đều đều), nhịp kể (lúc nhớ lúc quên, không mạch lạc), điệu bộ, nét mặt, cử chỉ
đều chưa biết thể hiện. Cụ thể, em Đặng Văn Đại (lớp A3, trường mầm non
Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện "Chuyện ông Gióng" khi nói câu:
"Sứ giả hãy mau về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc
gậy sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt để ta đi đánh giặc". Em kể không
liên tục, lúc quên, lúc nhớ dẫn đến giọng kể chưa diễn cảm, chưa thể hiện
được nét mặt, cử chỉ chưa tự tin; giọng chưa mạnh, chưa dứt khoát.
Về mặt từ vựng, kết quả khảo sát cho ta thấy vốn từ tự nhiên trẻ nói
đúng và nhiều nhất (đúng 22 từ chiếm 59,5%) rồi đến vốn từ xã hội (58,8%)
và vốn từ sinh hoạt (44,4%). Chẳng hạn em Nguyễn Nhật Minh (lớp A3,
trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện "Sơn Tinh Thủy Tinh" nói được nhiều từ tự nhiên: núi, biển, gió, mưa, giông bão, nước,
đồi…Và trẻ nói được danh từ nhiều nhất (chàng, dãy núi, phía đông, quan lạc
hầu, đất trời, nước sông…) so với động từ và tính từ.
Về mặt ngữ pháp, chúng tôi xét hai loại câu mà trẻ thường sử dùng, câu
đơn và câu ghép. Theo kết quả khảo sát thì trẻ vẫn nói đúng và sử dụng nhiều
câu đơn (nói đúng 27 câu chiếm 71,1%) hơn so với câu ghép (trẻ nói đúng
SV: Đặng Thị Dinh
21
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
chiếm 45,5%). Trẻ đã biết đặt câu, đặc biệt là câu đơn mở rộng và câu ghép.
Cụ thể như em Nguyễn Gia Bảo (lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông
Anh - Hà Nội) kể lại truyện "Quả bầu tiên": "Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con
én nhỏ tìm về ngôi nhà của chú bé. Nó kêu lên vui mừng khi thấy chú bé. Én
bay sà xuống và én thả trước mặt chú bé một hạt bầu".
Qua bảng khảo sát về lời nói hội thoại và lời nói độc thoại, chúng tôi
đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả như trên:
Một số trẻ yếu chưa phát âm được các nhóm âm vị: "ch - tr", "l - n".
Trẻ yếu chưa biết cách thể hiện ngữ điệu giọng nhân vật, tâm trạng,
tính cách nhân vật, sao cho phù hợp với tác phẩm.
Trẻ thỉnh thoảng quên lời thoại của truyện, nhiều từ dùng chưa chính
xác.
Nhiều trẻ yếu vẫn chưa biết đặt câu (câu đơn, câu ghép…).
Từ những nguyên nhân trên, ta đưa ra một số biện pháp khắc phục như
sau:
Cô giáo phải là người phát âm chuẩn, chính xác, cô đọc mẫu và giúp
trẻ phân biệt được các nhóm âm vị: "ch - tr", "l - n".
Cô kể diễn cảm truyện cho trẻ nghe, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ.
Cô chỉ dẫn trẻ biết và thể hiện được ngữ điệu giọng nhân vật, tâm trạng, tính
cách phù hợp với tác phẩm.
Cô chỉ dẫn những từ trẻ quên, hoặc nhắc lại lời thoại, đoạn điệp khúc
cho trẻ và yêu cầu cho trẻ nhắc lại.
Cô kể diễn cảm lại truyện kết hợp cho trẻ xem phim hoạt hình để giúp
trẻ tri giác lại tổng thể truyện, giúp trẻ biết cách đặt câu, sử dụng câu đơn, câu
ghép.
SV: Đặng Thị Dinh
22
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
II. Biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể
Biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể là biện pháp lấy trẻ làm trung
tâm, cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức các hoạt động của trẻ.
Cô trao đổi với trẻ một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lí thoải mái khi tham gia vào
các hoạt động của giờ học cùng cô. Kể lại truyện tập thể là một hình thức kể
chuyện sáng tạo, tạo điều kiện cho tất cả mọi trẻ đều được kể chuyện. Biện
pháp này không những giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc mà còn giúp trẻ rèn
tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ trước tập thể.
Qua bảng thống kê kết quả lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn từ
biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể, ta có kết quả khảo sát như sau:
1. Bảng khảo sát về lời nói hội thoại ( thông qua 10 truyện cổ tích)
Về ngữ âm, đầu tiên ta xét phát âm của trẻ. Một số trẻ yếu vẫn phát âm
sai thanh điệu, ngoài ra thì trẻ hầu như đã phát âm đúng các âm vị của tiếng
mẹ đẻ. Theo khảo sát, trẻ phát âm đúng 17 từ (lên, xuống, nàng, chàng…)
chiếm 53,1% và trẻ phát âm sai 15 từ (lúi (núi), làng (nàng), ngá (ngã), dáy
núi (dãy núi)…) chiếm 46,9%. Chẳng hạn như em Nguyễn Thị Kiều Oanh
(lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện "Sự
tích dưa hấu" phát âm sai thanh điệu dấu "~" của em thành dấu "".
Cô hỏi: An Tiêm đã nghĩ gì khi thấy con chim ăn quả lạ?
Trẻ trả lời: An Tiêm nghĩ thầm: "Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn
người cúng (cũng) ăn được".
Về văn hóa kể của trẻ, trẻ vẫn chưa thể hiện được giọng điệu, nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ, tư thế sao cho phù hợp với ngữ cảnh của câu chuyện, đặc biệt
là đoạn mà trẻ sẽ kể. Vì thế mà kết quả khảo sát cho ta thấy trẻ có văn hóa kể
đúng chiếm 48,8% và trẻ có văn hóa kể sai chiếm 51,2%. Cụ thể như em
Nguyễn Minh Châu (lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội)
khi kể lại một đoạn của truyện "Sự tích Hồ Gươm": "Thanh gươm đó là của
SV: Đặng Thị Dinh
23
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
ta, ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các ngươi hãy mang thanh gươm
đó về dâng cho Lê Lợi". Em chưa kể được diễn cảm, giọng thì đều đều, thỉnh
thoảng còn quên nên không thể hiện được lời nói uy nghiêm của Long Quân
(giọng vang, rõ ràng, dứt khoát).
Về từ vựng, ta xét vốn từ tự nhiên, vốn từ sinh hoạt và vốn từ xã hội.
Qua khảo sát, thì ta thấy trẻ sử dụng đúng và nhiều vốn từ tự nhiên nhất
(66,7%) và vốn từ sinh hoạt trẻ sử dụng đúng và ít nhất (46,2%). Và trẻ sử
dụng danh từ là chủ yếu, rồi đến động từ, tính từ. Ví dụ em Nguyễn Thu
Huyền (lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện
"Sự tích bánh chưng, bánh giày":
Cô gợi ý: Các hoàng tử đã đi tìm của ngon vật lạ gì để đem đến tế trời?
Trẻ trả lời: Các hoàng tử, người lên rừng đốc thúc người làm săn thú,
bắn chim; người xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá.
Trong câu trả lời em đã sử dụng rất nhiều vốn từ tự nhiên (rừng, thú,
chim, biển, cá, trai); vốn từ sinh hoạt (săn, bắn, mò, bắt); vốn từ xã hội (hoàng
tử, dân chài, người làm).
Về ngữ pháp, chúng tôi xét hai loại câu mà trẻ thường dùng, câu đơn và
câu ghép. Qua khảo sát cho ta kết quả: trẻ nói đúng và sử dụng nhiều câu đơn
(66%) hơn so với câu ghép (56%). Tuy nhiên sự chênh lệch là không cao, như
vậy trẻ đã biết sử dụng và đặt câu đơn, câu ghép. Ví dụ: em Lê Thị Thu Kim
(lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) kể lại truyện
"Chuyện ông Gióng":
Cô gợi ý: Gióng ăn gì mà lớn nhanh như thổi?
Trẻ trả lời: Gióng ăn rất nhiều cơm nên Gióng lớn nhanh như thổi.
Em đã biết trả lời bằng câu ghép chính phụ điều kiện - kết quả.
2. Bảng khảo sát về lời nói độc thoại (thông qua 10 truyện cổ tích)
SV: Đặng Thị Dinh
24
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non
Khóa luận tốt nghiệp
Về mặt ngữ âm, trước hết ta xét mặt phát âm của trẻ. Thông qua khảo
sát thì trẻ vẫn còn phát âm sai nhóm âm vị "l - n" nên kết quả là trẻ phát âm
sai chiếm 44,1% (nửa (lửa), nàng (làng), nên (lên), nưới (lưới), nà (là)) và trẻ
phát âm đúng chiếm 55,9%.
Về văn hóa kể của trẻ, nhiều trẻ chưa nắm rõ được văn hóa kể của đoạn
trẻ sẽ kể như thế nào nên dẫn đến trẻ có văn hóa kể sai chiếm 58,1% và trẻ có
văn hóa kể đúng chiếm 41,9%. Cụ thể như em Nguyễn Thu Hoài (5 - 6 tuổi,
lớp A3, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội) khi kể lại truyện
"Cây khế". Kể đoạn: "Người em vừa khóc vừa nói: Chim ơi, nhà tôi chỉ có
một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết khế thì
gia đình tôi sống bằng gì?". Kể đoạn này, Thu Hoài chưa thể hiện được văn
hóa kể (giọng em đều đều, hơi nhỏ, điệu bộ, nét mặt chưa thay đổi để thể hiện
tâm trạng của nhân vật người em: buồn, khóc, thương, tiếc; nhịp kể không
liên tục do em còn quên).
Về từ vựng, ta xét vốn từ tự nhiên, vốn từ xã hội và vốn từ sinh hoạt.
Vốn từ của trẻ khá phong phú, từ bảng khảo sát cho ta kết quả trẻ nói đúng và
nhiều vốn từ tự nhiên nhất (61,8%) rồi đến vốn từ sinh hoạt (56,7 %) và cuối
cùng là vốn từ xã hội (53,6%).
Cụ thể trong truyện "Sự tích dưa hấu", trẻ nói được:
Vốn từ tự nhiên: núi, sông, biển, trời, nắng, rừng, hoa quả, hòn đảo, hốc
đá, chim, ngao, cá…
Vốn từ sinh hoạt: cầm, quăng, bắn, mò, bắt, nhặt…
Vốn từ xã hội: Mai An Tiêm, nàng Ba.
Và trẻ nói được nhiều danh từ: Mai An Tiêm, núi, sông, biển...
Về ngữ pháp, chúng tôi xét hai loại câu mà trẻ thường dùng, câu đơn và
câu ghép. Theo kết quả khảo sát thì trẻ sử dụng đúng và nhiều câu đơn
(75,9%) hơn so với câu ghép (52,2%). Cụ thể em Trần Nhật Linh (lớp A3,
SV: Đặng Thị Dinh
25
Lớp: K34 – Giáo dục Mầm non