Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề xã hội môn tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.25 KB, 23 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Th.S Lê Thị Nguyên Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, người đã tận
tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu,
các thầy cô cùng các em học sinh trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh - Hà
Nội), Tiểu học Uy Nỗ (Đông Anh – Hà Nội) và trường Tiểu học Xuân Hòa (Phúc
Yên- Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát thực trạng và thực
nghiệm sư phạm.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn
thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học sư phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Những số liệu và
kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Đề tài cũng chưa công bố trong bất
cứ một công trình khoa học nào.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI – MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 .................................................................. 4
1.1. Một số vấn đề về giao tiếp .................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại giao tiếp .......................................................................... 6
1.1.3. Nhân tố giao tiếp ............................................................................ 7
1.1.4. Phương tiện giao tiếp ...................................................................... 8
1.1.5. Nguyên tắc giao tiếp ..................................................................... 10
1.1.6. Đặc điểm giao tiếp của HS lứa tuổi tiểu học ................................. 12
1.2. Vấn đề rèn luyện KNGT cho HSTH ................................................... 14
1.2.1. Các khái niệm............................................................................... 14
1.2.2. Một số KNGT cơ bản cần rèn luyện và phát triển cho HSTH ....... 17
1.3. Rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội - môn TN&XH
lớp 3 .......................................................................................................... 22
1.3.1. Chương trình môn TN&XH ở tiểu học ......................................... 22
1.3.2. Mục tiêu, nội dung dạy học chủ đề Xã hội - môn TN&XH lớp 3 .. 24
1.3.3. Ưu thế của môn học với việc rèn luyện KNGT cho HS ................ 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG GIAO
TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 ..................................................... 27
2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .............................................................. 27
2.2. Đối tượng khảo sát thực trạng............................................................. 27
2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................... 27
2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng ........................................................ 28
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 28
2.4.2. Phương pháp điều tra .................................................................... 28
2.4.3. Phương pháp dự giờ, quan sát....................................................... 28



2.4.4. Phỏng vấn..................................................................................... 28
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................ 29
2.5.1. Thực tiễn dạy học môn TN&XH ở tiểu học hiện nay.................... 29
2.5.2. Thực trạng việc rèn luyện KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề
Xã hội môn TN&XH lớp 3 ..................................................................... 34
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾPCHO
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở LỚP 3................................................................... 42
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học
môn TN&XH ở lớp 3 (chủ đề Xã hội) ....................................................... 42
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ .................. 42
3.1.2. Đảm bảo việc rèn luyện KNGT gắn với thực tiễn cuộc sống của
HS.. ........................................................................................................ 43
3.1.3. Đảm bảo phát triển KNGT trên nền tảng các giá trị sống dành cho
trẻ em lứa tuổi HSTH ............................................................................. 44
3.2. Biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua việc dạy học chủ đền Xã hội,
môn TN&XH lớp 3 ................................................................................... 45
3.2.1. Tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm trong các tình huống
giao tiếp cụ thể ....................................................................................... 45
3.2.2. Xây dựng các tình huống giao tiếp giả định đa dạng, phù hợp với
nội dung bài học ..................................................................................... 46
3.2.3. Tăng cường các hoạt động tương tác nhóm .................................. 48
3.3. Minh họa các biện pháp rèn luyện KNGT cho HS thông qua dạy học
chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3............................................................ 50
3.3.1. Bài “Các thế hệ trong một gia đình” (bài 19, TN&XH lớp 3) ....... 50
3.3.2. Bài “Phòng cháy khi ở nhà” (bài 23, TN&XH 3) .......................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
1. Kết luận .................................................................................................... 58
2. Kiến nghị.................................................................................................. 59



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KNGT: Kĩ năng giao tiếp
TN & XH: Tự nhiên và Xã hội
GV: Học sinh
HS: Giáo viên
HSTH: Học sinh tiểu học
CSVC: Cơ sở vật chất


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1. Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng.......................................... 27
Bảng 2.2: Sự cần thiết phải rèn luyện KNGT cho HS Tiểu học .................... 34
Bảng 2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc rèn KNGT cho HSTH ........................... 35
Bảng 2.4. Thống kê những phương pháp thường được sử dụng trong rèn luyện
KNGT cho HS thông qua dạy học môn TN&XH ở lớp 3. ............................ 37
Bảng 2.5. Các yếu tố tác động đến quá trình rèn luyện KNGT cho HS ......... 39


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi cần có những
con người phát triển toàn diện về mọi mặt, những lớp người lao động có phẩm chất
và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Trong cuộc đời mỗi
con người có rất nhiều những nhu cầu cần được thỏa mãn nhưng nhu cầu đầu tiên
chính là giao tiếp. Nhờ giao tiếp mà con người biết được các giá trị của người khác
và bản thân. Trên cơ sở đó, cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các
chuẩn mực xã hội. Vì thế mà nhân cách của con người ngày càng hoàn thiện hơn.
Không những thế giao tiếp còn có vai trò quan trọng đối với xã hội, nhờ tham gia

giao tiếp của con người vào các mối quan hệ xã hội đã tạo nên sự phong phú về tinh
thần của mỗi con người.
Đối với trẻ em nói chung và HSTH nói riêng, giao tiếp mang một ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Giao tiếp giúp trẻ được hoạt động, vui chơi, hòa đồng hơn với bạn
bè, giải tỏa những băn khoăn thắc mắc trong cuộc sống hàng ngày. Không những thế,
thông qua giao tiếp các em có thể tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức khoa học. Do
vậy rèn KNGT được đặt ra như một yêu cầu tất yếu được đặt ra với HSTH. Đối với
HSTH, đặc biệt là HS lớp 3, đây là giai đoạn các em được cắp sách tới trường với
nhiệm vụ chủ đạo là học tập. Bởi vậy nên việc giao tiếp, nói chuyện với cô, bạn bè về
việc học tập hay đơn giản chỉ là những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày còn nhiều
thiếu sót, các em hiểu ý nhưng không diễn đạt được ý của mình. Điều này làm ảnh
hưởng rất nhiều tới hoạt động tiếp thu tri thức khoa học của các em.
Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp, từ lâu việc dạy học trong nhà
trường đã hướng tới mục đích giao tiếp. Các môn học đều lồng ghép việc rèn
KNGT cho HS để đảm bảo sự phát triển về nhân cách. Các môn học được gắn kết
đặc biệt, xắp xếp phân bổ hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của HS.
Trong đó môn TN&XH cũng chiếm lĩnh một vị trí rất quan trọng trong việc rèn
KNGT cho HS. Do đặc thù môn học nên KNGT của HS có thể phát huy ở nhiều
chủ đề nhất là chủ đề Xã hội. Tuy nhiên hiện nay việc rèn luyện KNGT cho các em
vẫn chưa được thực sự chú ý đúng mức. Dạy học vẫn đề cao việc truyền tải kiến
thức, chưa hướng vào làm nảy sinh những nhu cầu mong muốn rèn luyện, chiếm
lĩnh và phát triển KNGT thông qua môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Rèn KNGT cho HS còn thiếu đồng bộ, toàn diện... Vì vậy, nhiệm vụ rèn luyện

1


KNGT cho HSTH ngày càng cấp thiết và đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn vì
những lợi ích mà nó mang lại cho các em.
Xuất phát từ những lí do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài : “Rèn KNGT

cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3” nhằm đưa ra một
số biện pháp nhằm rèn KNGT cho HSTH thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn
TN&XH lớp 3 mặt khác, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục tất cả vì sự phát
triển toàn diện của trẻ em lứa tuổi tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã
hội, môn TN&XH lớp 3.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc xây dựng các biện pháp rèn KNGT cho HS thông
qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3.
- Tìm hiểu thực tiễn giáo dục KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn
TN&XH lớp 3 trong trường Tiểu học hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp rèn KNGT cho HSTH thông qua dạy học chủ đề Xã hội,
môn TN&XH lớp 3.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ
đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn TN&XH lớp 3.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy
học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra (bằng phiếu khảo sát).
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê toán học.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã

hội, môn TN&XH lớp 3 theo hướng phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ,

2


gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, dựa trên nền các tảng giá trị sống cơ bản dành
cho trẻ em lứa tuổi HSTH thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc rèn KNGT cho HS
trong nhà trường.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm ba chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã
hội, môn TN&XH lớp 3
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề
Xã hội, môn TN&XH lớp 3
Chương 3: Đề xuất biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội,
môn TN&XH lớp 3

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ
ĐỀ XÃ HỘI – MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
1.1. Một số vấn đề về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm giao tiếp:
Giao tiếp là một hoạt động sống của con người hết sức phong phú và đa dạng.
Giao tiếp là quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương
tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác, đó là hoạt động phức tạp và nó cũng

có rất nhiều các quan niệm khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt [1], “giao tiếp” là “trao đổi, tiếp xúc với nhau”. Ở đây
“trao đổi” được hiểu là bàn bạc ý kiến với nhau để đi đến thống nhất, “tiếp xúc” là
gặp gỡ, tạo mối quan hệ.
Trong tâm lý học, theo A.N.Leonchive coi giao tiếp là một dạng đặc thù của
hoạt động, có cấu trúc tâm lý chung như hoạt động. Giao tiếp được A.N.Leonchive
[5, tr.11] định nghĩa như sau: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục
đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt
động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử
dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ”.
B.Ph.Lomov cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của những người tham
gia vào đó như là những chủ thể. Với sự tác động như vậy thì giao tiếp phải tối
thiểu từ hai người mà mỗi người trong hai người đó phải là chủ thể. Hay nói khác đi
ở đây có sự chuyển hóa giữa chủ thể và khách thể. Sự chuyển hóa này xảy ra từ đầu,
từ lúc tiếp xúc, làm quen tri giác lẫn nhau để nhận thức lẫn nhau cho đến khi tạm
thời quá trình giao tiếp kết thúc. Trong quá trình giao tiếp, sự nhận thức và tác động
lẫn nhau diễn ra liên tục, ngày càng tăng ở cả hai chủ thể. Sự chuyển hóa giữa chủ
thể và khách thể ngày càng nhanh và nhiều, khi nhận thức về nhau càng rõ”[6].
Theo tác giả Hoàng Anh [2]: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan
hệ giữa người với người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và sự biểu hiện ở
các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn
nhau”.

4


Trong giáo dục học, Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng “Giao tiếp là hoạt động
xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này với chủ thể khác”. Ở đây, tác giả nhấn mạnh các quan hệ giữa
người với người được tạo lập, mở rộng và phát triển thông qua hoạt động giao tiếp.

Như vậy, các tác giả khác nhau có những cách nhìn nhận khác nhau về giao tiếp.
Trên cơ sở phân tích những quan niệm của các tác giả, người nghiên cứu đưa ra
khái niệm giao tiếp như sau: “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc,
nhân thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi giữa các chủ thể, đồng thời tự điều chỉnh
hành vi của bản thân. Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu của con người,
con người sẽ không thể phát triển khi không có giao tiếp. Phương tiện giao tiếp đặc
thù là ngôn ngữ”.
Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những
phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. Giao tiếp diễn ra nhằm trao
đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu... của
những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Giao tiếp giúp cho mỗi người tự hoàn
thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội. Qua giao
tiếp mà những phẩm chất tâm lý của con người, những hành vi ứng xử của con
người được nảy sinh và phát triển đồng thời giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn
nhau, sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, phải
nhận thức dù là ít ỏi về đối tượng giao tiếp của mình. Nhờ có quá trình xã hội hóa
mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng, dân
tộc, địa phương.
Giao tiếp góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người. Giao tiếp giúp con người có dáng đi thẳng và hình thành nên những cách
cư xử đúng mực giữa con người với con người. Ngay từ khi sinh ra, nhờ có giao
tiếp với các phương tiện giao tiếp khác nhau mà trẻ học được cách đi đứng, dáng
đứng thẳng hay cách nói năng lễ phép, cư xử đúng mực với các mối quan hệ phức
tạp của cuộc sống xung quanh các em. Giao tiếp giúp con người hình thành và phát
triển ngôn ngữ. Trẻ từ nhỏ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ, được dạy nói bằng ngôn
ngữ, dần dần trẻ hiểu được ngôn ngữ và sử dụng được ngôn ngữ đơn giản để thỏa
mãn một số nhu cầu sinh học, nhận thức của trẻ. Suốt cả đời người, con người vẫn
còn phải học, nhiều khái niệm mới xuất hiện trong quá trình con người cải tạo tự
nhiên, cải tạo xã hội. Cách nói, cách dùng từ, nhịp điệu ngôn ngữ... thể hiện con


5


người có nhân cách, phải nhờ có tiếp xúc với những người xung quanh. Nhân cách
được hình thành và phát triển chính trong quá trình giao tiếp. Nhờ giao tiếp với mọi
người xung quanh mà trí tuệ của con người hình thành và phát triển, thông qua quá
trình giao tiếp mà con người học tập được cách làm hay những kinh nghiệm sống
của đối tượng giao tiếp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân trong những hoạt động
khác nhau. Giao tiếp còn giúp cho lao động của con người mang tính chất xã hội và
tính tập thể đồng thời góp phần nâng cao ý thức của bản thân.
1.1.2. Phân loại giao tiếp
Thứ nhất, theo mức độ tham gia giao tiếp của chủ thể và đối tượng giao tiếp
(trực tiếp hay gián tiếp, người ta chia làm hai loại:
Giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp được tiến hành đồng
thời một thời điểm có mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp. Ví dụ như sự tiếp xúc
của thầy giáo và HS trên lớp, sự gặp gỡ những người quen biết, gặp gỡ giữa các HS
với nhau...Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng
của đối tượng giao tiếp mà ta ứng xử cho phù hợp. Trong giao tiếp trực tiếp, các đối
tượng giao tiếp có thể sử dụng ngôn ngữ phụ (giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời
nói) và những phương tiện ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...) để nhấn mạnh hoặc
thể hiện thái độ.
Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp mà đối tượng giao tiếp
không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc. Loại giao tiếp này không tận dụng được
những ưu điểm của giao tiếp trực tiếp nhất là qua ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, nếu tiếp
xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm... giúp cho đối tượng giao tiếp ở xa
hiểu thêm thái độ của chủ thể giao tiếp. Ví dụ như những trường hợp giao tiếp được
thực hiện qua các phương tiện trung gian (thư từ, báo chí, truyền thanh, truyền
hình...).
Thứ hai, theo mục đích, nhiệm vụ hoạt động giao tiếp của nhóm xã hội, cá nhân mà

người ta chia giao tiếp ra làm hai loại:
Giao tiếp chính thức: Là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã
hội hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giao tiếp được dư luận xã hội hoặc
pháp luật, phong tục tập quán quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa thầy giáo và HS được
pháp luật quy định...
Giao tiếp không chính thức: Là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm
không chính thức với nhau. Ví dụ như sự giao tiếp giữa các HS trong một lớp học...
Thứ ba, theo loại phương tiện giao tiếp có thể chia thành các loại:
6


Giao tiếp vật chất: Là loại giao tiếp thông qua hành động với vật chất.
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ hay
thể hiện nét mặt...
Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): Đây là hình thức giao tiếp đặc
trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ giữa con người với con
người trong xã hội.
Thứ tư, theo hướng tiếp cận của tâm lý học xã hội thì giao tiếp bao gồm các kiểu
loại sau:
Giao tiếp định hướng - xã hội: Giao tiếp định hướng - xã hội là loại giao tiếp
mà chủ thể giao tiếp với tư cách là đại diện cho xã hội nhằm truyền tin, thuyết phục
hoặc kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động.
Giao tiếp định hướng - nhóm: Là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp với tư
cách là đại diện cho một nhóm xã hội nhằm mục đích giải quyết những vấn đề do
nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh, chiến đấu...
Giao tiếp định hướng - cá nhân: Là loại giao tiếp mà chủ thể giao tiếp không
đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân, xuất
phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, xúc cảm của cá nhân. Dựa vào khoảng cách
không gian để người ta đánh giá mức độ thân mật hay xã giao, thân tình hay vì trách
nhiệm. Khoảng cách không gian giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp ta

thường gặp:
- Từ 400 cm trở lên: giao tiếp xã giao
- Từ 120 cm đến 400 cm: thân mật
- Từ 45 cm đến 120 cm: tình cảm
- Từ 45 cm trở xuống: rất tình cảm
1.1.3. Nhân tố giao tiếp
Để cuộc giao tiếp có thể diễn ra được thì cần có các nhân tố tham gia giao tiếp.
Nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối
cuộc giao tiếp đó và chi phối về diễn ngôn, về hình thức cũng như về nội dung.
Nhân tố giao tiếp bao gồm:
Nhân vật giao tiếp: Là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,
dùng ngôn ngữ để tạo lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là
những tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao
tiếp và quan hệ liên cá nhân. Nói đến vai giao tiếp là nói đến vị trí của nhân vật,
trong giao tiếp là người nói và người nghe. Quan hệ liên cá nhân là mối liên hệ giữa

7


các nhân vật tham gia giao tiếp biểu hiện ở địa vị xã hội, vị thế giao tiếp và quan hệ
thân cận. Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp cả về nội dung và
hình thức diễn ngôn trong đó xưng hô chịu áp lực rất mạnh của áp lực liên cá nhân.
Hiện thực được nói tới: Đây là nhân tố nội dung giao tiếp. Trừ nhân vật giao tiếp,
tất cả những yếu tố vật chất, văn hóa, xã hội... có tính cảm tính và những nội dung
tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của quá trình giao tiếp
được gọi là hiện thực được nói tới (hiện thực ngoài diễn ngôn).
Hoàn cảnh giao tiếp: Bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới, vật lý, sinh lý, tâm
lý, xã hội, văn hóa, tôn giáo... ở thời điểm và không gian đó đang diễn ra cuộc giao
tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (thoại trường) được hiểu là khoảng không gian, thời

gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra. Mỗi thoại trường quy định một cách thức sử
dụng ngôn ngữ phù hợp với nó.
Mục đích giao tiếp: Bất kì hoạt động nào cũng cần có mục đích. Giao tiếp luôn
nhằm một mục đích nhất định, tuy có thể là mục đích chính hoặc mục đích phụ
nhưng khi đạt được mục đích giao tiếp thì cuộc giao tiếp cũng đạt hiệu quả.
Phương tiện và cách thức giao tiếp: Phương tiện giao tiếp có thể là các yếu tố ngôn
ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người
mà lựa chọn các cách thức giao tiếp sao cho phù hợp. Phương tiện và cách thức giao
tiếp chi phối rất nhiều đến hoạt động giao tiếp.
1.1.4. Phương tiện giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa các nhân vật giao tiếp về vấn đề
giao tiếp nào đó, muốn thực hiện được quá trình giao tiếp thì cần phải có các
phương tiện giao tiếp cơ bản.
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái
độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp.
Phương tiện giao tiếp bao gồm có phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Các phương tiện giao tiếp được nhiều ngành khoa học
và nhiều tác giả quan tâm. Song hầu hết các nhà nghiên cứu như Hoàng Anh,
Nguyễn Thanh Bình, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa… thống nhất giao tiếp
được thực hiện bằng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ: Đây là phương tiện giao tiếp chính của con
người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ thông tin nào, kể cả những

8


tình cảm, ám chỉ hoặc miêu tả sự vật.Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ dựa vào
các yếu tố sau đây:
- Nội dung ngôn ngữ: Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức để tồn tại là khách
quan và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao

tiếp, còn gọi là khả năng đồng cảm.
- Tính chất của ngôn ngữ: Tính chất của ngôn ngữ bao gồm nhịp điệu, âm điệu, ngữ
điệu... có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao tiếp
được thành công. Điệu bộ khi nói sẽ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa của
nó. Tuy nhiên điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa. Trong tâm
lý học người ta khẳng định rằng, nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì
ngữ điệu lại tác động mạnh mẽ đến tình cảm của con người. Vì vậy khi giao tiếp
bằng ngôn ngữ cần chú ý đến ngữ điệu.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con
người là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất nhưng không phải là duy nhất. Ngoài
giao tiếp bằng ngôn ngữ con người có thể giao tiếp thông qua các cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt... người ta gọi đó là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố văn hóa, đặc điểm
dân tộc, phong tục tập quán. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm:
- Nét mặt: Nét mặt giúp biểu lộ những cảm xúc của con người: vui mừng, buồn,
ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Nét mặt có thể cho ta biết tính cách của con
người.
- Nụ cười: Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười để bộc lộ thái độ, tình cảm
của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Do đó trong
giao tiếp phải biết quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp.
- Ánh mắt: Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước
nguyện của con người. Nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên.
- Các cử chỉ: Bao gồm cả chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay... vận động của
chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
- Tư thế: Tư thế có liên quan tới vai trò, vị trí xã hội của mỗi cá nhân, thông thường
một cách vô thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận.
- Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: dáng người, màu da,và các
đặc điểm khác như tóc, nâu, trang điểm, trang sức...
- Không gian giao tiếp: Là một phương tiện bộc lộ mối quan hệ tình cảm giữa các
bên với nhau. Có bốn vùng giao tiếp:


9


Vùng mật thiết: 0 – 0.5m
Vùng riêng tư: 0.5 – 1.5m
Vùng xã giao: 1.5 – 3.5m
Vùng công cộng: 1<3,5m
- Những hành vi giao tiếp đặc biệt: Động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác vai,
bắt tay... nó chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.
- Đồ vật: Trong giao tiếp người ta hay dùng những đồ vật nhất định như: bưu ảnh,
tặng hoa, quà, đồ lưu niệm...
1.1.5. Nguyên tắc giao tiếp
Giao tiếp là rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của con người tuy
nhiên để giao tiếp thực sự đạt hiệu quả cao thì ngoài việc hiểu được nội dung, mục
đích, phương pháp, phương tiện... giao tiếp thì mỗi cá nhân cần phải nắm được một
số nguyên tắc giao tiếp cơ bản.
Vậy nguyên tắc giao tiếp là gì? Đề cập đến vấn đề này các tác giả Hoàng Anh,
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa cho rằng: “Nguyên tắc
giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng
xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp cá
nhân”. Như vậy, nguyên tắc giao tiếp mang tính chỉ đạo cho lĩnh vực giao tiếp tuy
nhiên giao tiếp cần phải có sự tồn tại và cùng tham gia của tất cả các chủ thể giao
tiếp, cùng chịu trách nhiệm thực hiện mục đích giao tiếp do đó mà cá nguyên tắc
giao tiếp cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Để giao tiếp đạt hiệu quả thì trong quá trình giao tiếp cần phải đảm bảo một số
nguyên tắc như sau:
Thứ nhất: Cần tôn trọng nhân cách của đối tượng
Trong thực tế cuộc sống, ai cũng có nhu cầu được người khác tôn trọng. Vì vậy,
trong quá trình giao tiếp cần phải đặc biệt chú ý đến việc tôn trọng đối tượng giao

tiếp, tôn trọng đối tượng giao tiếp là phải coi đối tượng có đầy đủ các quyền học
tập, lao động... là bình đẳng với nhau có như thế thì cuộc giao tiếp mới diễn ra hiệu
quả. Không ai muốn giao tiếp với người không tôn trọng mình, tôn trọng nhân cách
của đối tượng là không dùng những từ ngữ miệt thị, xỉ nhục đối tượng giao tiếp.
Tôn trọng nhân cách là nguyên tắc cơ bản đòi hỏi mỗi người cần phải tuân thủ để
đảm bảo giao tiếp hiệu quả. Tôn trọng nhân cách đối tượng được thể hiện ở những
đặc điểm như sau:

10


- Lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp: Trong quá trình giao tiếp có người
nói và người nghe, đảm bảo sự luân phiên lượt lời trong quá trình giao tiếp. Khi đối
tượng giao tiếp trình bày ý kiến về vấn đề đang giao tiếp mà được sự lắng nghe, tán
thưởng thì tất yếu cuộc giao tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao và qua đó cũng làm nảy
sinh thêm nhu cầu và hứng thú được giao tiếp cho đối tượng giao tiếp. Tránh trường
hợp trong quá trình giao tiếp có thái độ lơ đẵng, quay mặt đi, nhìn đồng hồ, thái độ
gắt gỏng...
- Có thái độ trân trọng, niềm nở khi tiếp xúc: Không ai muốn nói chuyện với
người nào đó mà vừa gặp đã có thái độ hờ hững, hay gắt gỏng... với mình cho dù đó
là vấn đề giao tiếp tốt như thế nào đi nữa. Trân trọng, niềm nở khi tiếp xúc đóng vai
trò rất quan trọng đối với hiệu quả của cuộc giao tiếp. Thái độ này sẽ tạo nên những
cảm xúc tích cực của đối tượng giao tiếp có thể làm thay đổi cả cuộc giao tiếp.
- Thể hiện các biểu cảm một cách chân thành chân thành, trung thực: Sự chân
thành luôn tồn tại lâu bền, tất cả những gì dối trá, giả tạo trong giao tiếp đều không
mang lại hiệu quả mà chỉ đem lại những phản ứng tiêu cực cho cuộc giao tiếp.
Những giả dối trong ngôn ngữ thường thường mâu thuẫn với những biểu hiện của
nét mặt, cử chỉ. Cần thể hiện những phản ứng biểu cảm một cách chân thành, trung
thực, có như thế thì cuộc giao tiếp mới mang lại hiệu quả.
- Thể hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa: Những hành vi giao tiếp có văn hóa

luôn được đề cao trong mọi cuộc giao tiếp , giao tiếp bất kì trong trường hợp nào
cũng không được dùng những từ ngữ mang tính miệt thị, xỉ vả, xúc phạm nhân cách
của nhau, nhất là ở những chỗ đông người, nơi công cộng. Hơn nữa hành vi giao
tiếp có văn hóa cũng phải là hành vi phù hợp với phong tục tập quán của địa
phương, dân tộc đối tượng giao tiếp.
- Thể hiện ở trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu cách: Tôn trọng
nhân cách đối tượng giao tiếp không chỉ dừng lại ở cách cư xử, cử chỉ, giọng điệu,
ngôn ngữ... mà nó còn ở cả cách ăn mặc, trang phục. Cách ăn mặc, trang phục, đầu
tóc có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc giao tiếp, nó làm cho bản
thân có nhu cầu giao tiếp hơn. Trang phục, đầu tóc gọn gàng, đúng kiểu cách là
những biểu hiện tôn trọng đối tượng giao tiếp và cũng chính là tôn trọng nhân cách
của bản thân.
Thứ hai: Cần có thiện ý trong giao tiếp
Thiện ý trong giao tiếp được hiểu là luôn mong muốn đem lại điều tốt đẹp cho
người mà mình giao tiếp. Thiện ý giao tiếp thể hiện ở những hành động cụ thể như:

11


- Tin tưởng vào đối tượng giao tiếp: Trong giao tiếp quan trọng là phải tin tưởng
vào đối tượng giao tiếp , nếu không tin tưởng vào chính đối tượng mà mình giao
tiếp thì thì cuộc giao tiếp cũng không thể duy trì được lâu dài. Việc này làm cho đối
tượng giao tiếp thêm tự tin vào bản thân, cố gắng hoàn thiện tốt đẹp hơn.
- Thái độ không thành kiến với đối tượng giao tiếp: Khi ta từ bỏ những định
kiến về đối tượng giao tiếp làm cho chính bản thân độ lượng và khách quan hơn
trong giao tiếp, dễ nhận tình cảm tốt đẹp từ đối tượng làm cho quá trình giao tiếp
đạt hiệu quả.
- Thái độ chân thành và công bằng khi bình luận, nhận xét về vấn đề được mang
ra giao tiếp: Việc ta chân thành và công bằng khi bình luận về vấn đề giao tiếp giúp
cho đối tượng giao tiếp tôn trọng, tin tưởng vào người mình giao tiếp và sẽ mang lại

những hiệu quả hơn trong cuộc giao tiếp.
Thứ ba: Cần phải đồng cảm trong giao tiếp.
Đồng cảm trong giao tiếp là có cũng cảm xúc, cảm nghĩ giữa các nhân vật trong
giao tiếp. Muốn đồng cảm được với đối tượng giao tiếp thì trước hết cần phải đặt
bản thân vào vị trí của đối tượng giao tiếp để có thể hiểu được phần nào những suy
nghĩ, tình cảm, cảm xúc của đối tượng giao tiếp từ đó đưa ra những bình luận, nhận
xét hay lời khuyên phù hợp với cuộc giao tiếp và tâm trạng của đối tượng giao tiếp.
Đồng cảm trong giao tiếp là cơ sở tạo nên thành công cho cuộc giao tiếp.
1.1.6. Đặc điểm giao tiếp của HS lứa tuổi tiểu học
Trước khi đến trường HSTH đã có một vốn ngôn ngữ nói nhất định. Khi trẻ
vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết, trẻ được học thêm 200 – 300 từ ngữ mới
(kể cả thành ngữ và tục ngữ); lên lớp 2 trẻ được học thêm khoảng từ 300 – 350 từ
ngữ mới (kể cả thành ngữ và tục ngữ); lớp 3 trẻ được học thêm 400 – 450 từ ngữ
mới (kể cả thành ngữ và tục ngữ). Đến giai đoạn cuối Tiểu học, lên lớp 4, trẻ được
học từ 500 – 550 từ, hết lớp 5 thì ngôn ngữ viết của HS đa số đã thành thạo và hoàn
thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm, lúc này HS đã được học thêm khoảng từ
600 - 650 từ ngữ mới chủ yếu thông qua việc mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Nhờ
có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung
quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và
lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ
phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ.
Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển

12


trí tuệ của trẻ. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục
phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của
trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh,

truyện cổ tích, báo nhi đồng... đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các
cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí...Tất cả đều
có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
HSTH là thực thể đang lớn lên, đang hoàn thiện về cơ chế (sinh lí) và phát
triển tâm lí, nhân cách. Do đặc điểm lứa tuổi, phạm vi giao tiếp của HS thường hẹp.
Các em chủ yếu quan hệ với những người thân trong gia đình, bạn bè cùng xóm
phố; với bạn cùng tổ, cùng lớp và các thầy cô giáo phụ trách lớp. Nội dung giao tiếp
của các em thường xoay quanh việc học tập vui chơi, sinh hoạt tập thể, trao đổi về
sách báo, “bàn luận” về những điều xảy ra trong cuộc sống của các em. Vì vậy giao
tiếp của các em còn đơn giản và mang tính chất cảm xúc. Hình thức giao tiếp chủ
yếu của các em là giao tiếp trực tiếp bằng hành động với vật thể (cho quà, trao đổi
sách báo, mượn đồ dùng học tập…), bằng cử chỉ, hành vi và ngôn ngữ. Nói đến đặc
điểm giao tiếp của HSTH, hai tác giả Nguyễn Văn Lũy và Trần Thị Tuyết Hoa [....]
cho rằng các em biểu hiện rõ tính độc lập, tự tin, thích nghi xã hội và ham hiểu biết
trong giao tiếp với mọi người. HSTH đã biết vận dụng ngôn ngữ để biểu lộ tình
cảm, thái độ, mong muốn hoặc diễn đạt cách nghĩ của mình. Các em biết lắng người
khác nói chuyện, có khả năng hiểu được ý đồ của người khác thông qua hình thức
quan sát, hỏi thăm.
Đặc điểm giao tiếp còn thể hiện trong mối quan hệ liên nhân cách của HS
trong trường tiểu học. Quan hệ liên nhân cách là quan hệ giữa người với người, giữa
cá nhân với cá nhân trên cơ sở những tình cảm và sự đồng nhất với nhau ở một mức
độ nhất định. HSTH ngay từ giờ phút đầu tiên đến trường đã sống với tập thể lớp.
Sự phát triển nhân cách của các em từ đây gắn liền với cuộc sống nhà trường, với
tập thể. Ở đó, mối quan hệ lẫn nhau giữa trẻ và mối quan hệ giữa trẻ với thầy cô
giáo có ý nghĩa đặc biệt với cuộc sống của các em.
Trong những năm đầu của tiểu học, mối quan hệ lẫn nhau giữa trẻ với nhau
trong tập thể lớp nhìn chung được quyết định bởi GV thông qua việc tổ chức hoạt
động học cho trẻ. Vì vậy, lí do chọn bạn của các em thường là sự thành công hay
không thành công của bạn mình trong hoạt động học. Ở đây, cơ sở của sự hòa hợp
là ý muốn chung, giống nhau về uy quyền của GV. Trong những năm sau của tiểu

học, mối quan hệ giữa các HS tiểu học trong tập thể lớp và mối quan hệ giữa HSTH

13


với GV đã được thay đổi. Lúc này sự tương tác chặt chẽ giữa trẻ và với các bạn
cùng lớp cũng tăng lên. Hoạt động xã hội trong tập thể lớp đã dựa trên mục đích
chung và hứng thú chung. Trong tập thể lớp, các mối quan hệ tình cảm trực tiếp,
quan hệ lẫn nhau bắt đầu được củng cố bằng những đánh giá về nhân cách. Có
nghiên cứu cho thấy, trong các lớp ở tiểu học đã xuất hiện những nhóm nhỏ. Chúng
ra đời trên cơ sở của những mối quan hệ lẫn nhau giữa cá nhân. Số lượng các thành
viên trong nhóm tăng lên từ lớp này sang lớp khác. Nếu ở lớp 1, số lượng thành
viên của nhóm là 2 – 3 em, thì đến lớp 3 số lượng đó là 5 – 6 em. Cơ sở hợp nhất
các nhóm cũng khác nhau. Nhóm của lớp 1 chủ yếu dựa vào các yếu tố ngẫu nhiên,
bên ngoài (ngồi cùng bàn, ở gần nhà…). Nhóm của các lớp trên lại chủ yếu dựa vào
những sở thích chung, những phẩm chất nhân cách chung.
Một đặc điểm giao tiếp nữa của HSTH, đó là mối quan hệ của trẻ với GV. Ở
trường tiểu học, GV là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các em. Tuy
nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng HSTH gặp khó khăn và lúng túng trong việc
thiết lập các mối quan hệ với thầy cô. Khi giao tiếp với GV, trẻ thường có những
biểu hiện như: ngượng nghịu, rụt rè, hoặc mất bình tĩnh (nhất là HS lớp 1, 2). Trong
nhà trường tiểu học, GV là người thường xuyên đánh giá mọi công việc của trẻ,
nhất là việc học tập mà những đánh giá này là cơ sở quan trọng quyết định xếp hạng
của HS trong tập thể lớp cũng như trong hệ thống các mối quan hệ với bạn cùng
lớp. Ở một số ít HSTH có các biểu hiện xung đột với GV, nhưng thường chỉ là sự
không hài lòng đối với GV trong những tình huống cụ thể.
Nhìn chung, ở giai đoạn HSTH các em gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt
động giao tiếp do ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của trẻ còn hạn chế. Cần phải có
những biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ để các em tự tin giao tiếp với bạn bè, thầy
cô và mọi người xung quanh, qua đó hình thành cho các em một trong những kĩ

năng sống cần thiết để các em bước vào cuộc sống.
1.2. Vấn đề rèn luyện KNGT cho HSTH
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Kĩ năng
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): Kĩ năng là khả năng của con
người vận dụng những kiến thức đã thu được trong lĩnh vực nào đó áp dụng vào
thực tế. Từ điển đưa ra khái niệm chung về kĩ năng một cách chung, có sự đồng
nhất và được coi như khả năng của con người.

14


Theo tác giả Đào Quang Trung [3,tr.38], ông cho rằng: Kĩ năng là khả năng
con người thực hiện công việc một cách hiệu quả và chất lượng trong một thời gian
thích hợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào tri thức và kĩ sảo đã có. Như
vậy, kĩ năng là một quá trình tâm lý và luôn gắn với những hoạt động cụ thể. Kĩ
năng là kiến thức trong hành động. Do đó kĩ năng được hình thành trong hành động
và những điều kiện cụ thể. Theo định nghĩa này, tác giả đã đưa ra khái niệm về kĩ
năng là khả năng con người thực hiện công việc một cách hiệu quả và chất lượng
trong một thời gian thích hợp. Tuy nhiên, khái niệm này còn chưa có sự phân biệt rõ
những khái niệm như: kĩ năng, kĩ sảo, tri thức...
Cũng đưa ra khái niệm về kĩ năng, tác giả PGS.TS Đặng Thành Hưng - Viện
khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng: Kĩ năng là một dạng hành động được thực
hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện
sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý
chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định,
hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định.
Mỗi tác giả nghiên cứu về kĩ năng đều đưa ra những khái niệm riêng theo
quan điểm của mình, trong quá trình nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu lựa chọn
theo khái niệm kĩ năng của PGS.TS Đặng Thành Hưng - Viện khoa học giáo dục

Việt Nam. Giúp người đọc hiểu kĩ hơn về kĩ năng, tác giả Đặng Thành Hưng đã đưa
ra bản chất của kĩ năng nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa kĩ năng, khả năng, năng lực...
Theo một số tài liệu, kĩ năng nhìn chung được hiểu là khả năng vận dụng kiến thức
đã lĩnh hội được vào một hoạt động cụ thể, đồng thời thông qua hoạt động mà rèn
luyện kĩ năng đã có (ở mức thuần thục trở thành kĩ xảo) cũng như hình thành kĩ
năng mới. Tuy nhiên, khả năng là thuộc tính cá nhân cho thấy một người có thể
thực hiện hành động song chưa thực hiện hành động ấy trên thực tế. Do đó, nếu coi
kĩ năng cũng như khả năng là thuộc tính cá nhân, thuộc tính tâm lí (bên trong) thì
rất khó để nhận ra một người có kĩ năng hay không. Hơn nữa, trong các tài liệu
cũng không hoặc rất ít đề cập đến nội dung, các thành phần cấu trúc hay điều kiện
đảm bảo một người thực sự có kĩ năng. Vì vậy cũng chưa đưa ra được các căn cứ để
nhận biết hay đánh giá kĩ năng.
Tương tự như tri thức, kĩ năng là hình thức biểu hiện của khả năng hay năng
lực, chứ tự nó không phải là khả năng hay năng lực. Để nhận diện kĩ năng nào đó ít
nhất phải căn cứ vào những tiêu chí tối thiểu như bản chất chung của kĩ năng (phân
biệt với khả năng và năng lực, thói quen, kĩ xảo…), các điều kiện và thành phần cấu

15


trúc của kĩ năng. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứ chủ yếu lựa chọn
theo quan điểm về kĩ năng của tác giả Đặng Thành Hưng, lấy đó là cơ sở chính cho
những phân tích và đánh giá của bài viết.
Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về
công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân
(chủ thể có kĩ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt
được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định; hoặc mức độ thành công theo
chuẩn hay quy định.
Mọi kĩ năng đều có cấu trúc chung như nhau, chỉ nội dung cụ thể của mỗi
thành tố cấu trúc đó mới có sự khác biệt tùy theo đó là kĩ năng nào. Là một dạng

hành động nên kĩ năng có cấu trúc bao gồm: (1) hệ thống thao tác được tổ chức
linh hoạt; (2) trình tự logic của quá trình thực hiện các thao tác; (3) các hành vi và
quá trình điều chỉnh hành động; (4) nhịp độ và cơ cấu thời gian thực hiện hành
động. Cần lưu ý rằng tri thức và kết quả hành động không phải là thành tố cấu trúc
kĩ năng. Tri thức không nằm trong kĩ năng mà là điều kiện mà chủ thể phải có để
hình thành kĩ năng và kiểm soát kĩ năng của mình. Kết quả hành động không nằm
trong kĩ năng mà nằm trong hiệu quả của kĩ năng.
1.2.1.2. KNGT
Trong chuyên đề về KNGT của Trường Đại học Đông Á, Tiến sĩ Nguyễn Thị
Bích Thu, đã đưa ra khái niệm KNGT như sau: KNGT là khả năng nhận biết mau lẹ
những biểu hiện bên ngoài và đoán biết tâm lý bên trong của con người (với tư cách
là đối tượng giao tiếp) đồng thời biết sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều khiển quá trình giao tiếp đạt một mục đích
đã định.
KNGT là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội của cá
nhân với sự vận động của mắt, miệng, tư thế đầu, cổ, vai, tay, chân, đồng thời với
ngôn ngữ nói, viết của chủ thể giao tiếp. Sự phối hợp hài hòa, hợp lí giữa các vận
động mang một nội dung tâm lí nhất định, phù hợp với mục đích, ngôn ngữ và
nhiệm vụ giao tiếp cần đạt được của chủ thể giao tiếp.
KNGT giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân, tương tác trong nhóm
với tập thể có hiệu quả hơn. Nó giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng
của mình, giúp người khác hiểu rõ mình hơn. Thái độ cảm thông với người khác
cũng góp phần giúp giải quyết vấn đề mà mình gặp phải. Kĩ năng hợp tác và làm
việc tập thể là các yếu tố quan trọng trong KNGT, đem lại hiệu quả làm việc trong

16


nhóm và giúp cá nhân tăng cường


sự tự tin và hiệu quả trong vi
việc thương thuyết, xử
lý tình huống
ng và giúp đđỡ người khác.
1.2.2. Một số KNGT cơ bản
b cần rèn luyện và phát triển
n cho HSTH
1.2.2.1. Các kĩĩ năng học
h tập cơ bản cần rèn luyện cho HS trong nhà trường
trư
Trong học tập,
p, HS ph
phải thực hiện những nhiệm vụ giao tiếếp và quan hệ xã hội,
các nhiệm vụ này tương đđối khác nhau vì các hoạt động thự
ực hiện nhiệm vụ có
những đối tượng
ng khác nhau, liên
li quan đến những kĩ năng hành
ành đđộng khác nhau. Căn
cứ vào cơ cấu những
ng nhi
nhiệm vụ này có thể xác định
nh 3 nhóm hay 3 ph
phạm trù kĩ năng
học tập cơ bản
n đó là: (1) Nhóm nh
những kĩ năng nhận thức họcc tập,
t (2) Nhóm những
KNGT và quan hệ họcc ttập; (3) Nhóm những kĩ năng quản lí họọc tập. Có thể mô tả
các nhóm kĩ năng họcc ttập cơ bản tương ứng với các nhiệm vụ họọc tập như sau:


KN quản lí

KN

KN nhậ
ận
thức

Giao tiếp
ti

3 nhóm kĩ năng học tập cơ bản

Trong ba nhóm kĩ
k năng học tập cơ bản được mô tả,, những
nh
phần giao nhau
phản ánh tính độc lập
p tương đđối của mỗi nhóm kĩĩ năng. Nghĩa là
l trong một hoạt
động học tập, về mặtt ccấu trúc các nhóm kĩ năng này
ày không tách rrời riêng biệt mà có
sự tích hợp đó là: phầần nào trong nhận thức có giao tiếp
p và quản
qu lí, trong giao tiếp
có nhận thức và quảnn lí, trong qu
quản lí có nhận thức và giao tiếp.
p. Mỗi
M nhóm kĩ năng

bao gồm một số kĩĩ năng ttổ hợp, kĩ năng tổ hợp lại bao gồm
m nhiều
nhi kĩ năng bộ phận,
mỗi kĩ năng bộ phậnn này llại cấu thành từ một số kĩ năng chi tiếtt hơn.

17



×