1
I/ Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH LỚP 3
II/ Đặt vấn đề:
Trong cuộc sống xã hội, quan hệ giữa người với người, quá trình hoạt
động trong mọi lĩnh vực, giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Con người có
thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông
thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. “Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, sự cộng tác
giữa các thành viên trong xã hội”.
Trong quá trình dạy và học, giao tiếp càng đóng vai trò quan trọng hơn.
Nhưng ở bậc tiểu học, học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Nó được
thể hiện hai phương diện “Nói-viết”
Như vậy, “Nói - viết” như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong học
tập cho học sinh, giúp các em giao tiếp tốt hơn là vấn đề chúng ta cần phải
quan tâm.
Chính vì thế, tôi luôn có suy nghĩ làm thế nào để trau dồi khả năng giao
tiếp cho các em. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Một vài
biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3.”
III/ Cơ sở lý luận:
Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn đề cao việc giáo dục lời nói trong giao
tiếp “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong nhà trường áp dụng phương
châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong nhà trường không chỉ dạy các em
viết, thực hành trên giấy mà còn dạy các em biết sử dụng lời nói biểu cảm
trong giao tiếp là một việc làm vô cùng quan trọng.
Căn cứ theo:
- Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT về việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh
tiểu học.
- Kế hoạch và nhiệm vụ của ngành theo chủ đề năm học 2010-2011.
IV/ Cơ sở thực tiễn:
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng hàng đầu và xuyên suốt trong quá
trình học môn Tiếng Việt. Vì vậy, trong dạy học người giáo viên cần phải rèn
luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh để các em có điều kiện và cơ sở học tốt
các môn khác, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay.
2
Năm học 2010-2011, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3/4,
tổng số học sinh cũng khá đông, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn,
chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em ở đây có một
thực tế đáng quan tâm là khả năng giao tiếp còn hạn chế. Hơn nữa, một số em
ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít
phát biểu chưa tự tin trong luyện nói, một số em nói năng cộc lốc, không biết
diễn đạt hết ý của mình.
Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và thực
trạng của lớp 3/4 như thế, tôi đã đề ra một số biệp pháp “Rèn luyện kỹ năng
giao tiếp cho HS lớp ba”
V/ Nội dung nghiên cứu:
Biện pháp thứ nhất: Nắm tình hình học sinh qua bàn giao công tác
chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo cho giáo viên các khối lớp
bàn giao công tác chủ nhiệm, nhờ thế tôi nắm được tình hình chất lượng và
các mặt hoạt động khác của từng học sinh trong lớp. Từ đó, tôi lập kế hoạch
chủ nhiệm – hình thành ban cán sự lớp, biên chế tổ học tập, đôi bạn học tập
theo tình hình chất lượng lớp tạo điều kiện cho các em được học tập lẫn nhau.
Biện pháp thứ hai: Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua một tháng giảng dạy tôi đã
bắt đầu theo dõi và phân loại học sinh theo các nhóm sau:
1. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, đọc trôi chảy mạch lạc, biết thể
hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
2. Nhóm học sinh có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy. Tuy nhiên,
chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.
3. Nhóm học sinh còn nhút nhát, nói năng cộc lốc, ngại giao tiếp, hầu
như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như giao tiếp của từng học sinh trong
lớp, tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối
tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm.
Ưu điểm của biệp pháp này: Các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình
học tập là một việc làm hết sức bổ ích như câu tục ngữ “Học thầy không tày
học bạn”
3
Trong quá trình học tập đua thầy, đua bạn sẽ giúp các em mạnh dạn,
năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói.
Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp các em
tự tin hơn trước lời phát biểu của mình.
Qua phân tích tổng hợp khả năng giao tiếp của học sinh, tôi thống kê
chất lượng học sinh đầu năm như sau:
Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%)
Nói tốt 10 24,4
Tạm được 21 51,2
Chưa được 10 24,4
Biện pháp thứ ba: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn kỹ năng
giao tiếp cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ
động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự
chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên
trong môi trường giáo dục thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục
của bậc học, của môn học, của bài học.
Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa các
hình thức dạy học mới vào trong từng bài học. Vì thế, để rèn kỹ năng giao
tiếp cho các em, tùy từng bài học lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.
Ví dụ: - Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là hình thức dạy học rất có ích trong việc hình thành
cho học sinh khả năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ. Vì
vậy, đối với các môn học mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi
thường vận dụng hình thức này như đối với phân môn Tập làm văn khi thực
hành các yêu cầu như: Tự tổ chức cuộc họp tổ, nhóm ;trình bày bài làm
miệng trước lớp; kể về gia đình em với người bạn mới quen ; . Tôi thường
cho học sinh thảo luận nhóm đôi để thực hiện bài tập, sau đó các nhóm trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc
biệt là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho
các em hứng thú hơn trong học tập. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện
tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân
4
công và tinh thần hợp tác. Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự
củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình.
Các trò chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh trong giờ tự học, giờ ra
chơi hoặc giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học. Qua các
trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học,
từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ: Trò chơi phỏng vấn (Bài tập 1,tiết 3 của phân môn Tập làm văn)
Luyện cho học sinh cách tự giới thiệu về gia đình mình với bạn bè hoặc
người xung quanh.
Cách chơi: Một học sinh giới thiệu về gia đình mình (quê quán, gia
đình gồm có mấy người, nói về từng người trong gia đình , mọi người sống
với nhau như thế nào, )
Một học sinh khác làm phóng viên phải giới thiệu lại từng bạn với cả
lớp. Nội dung giới thiệu phải chính xác, cách giới thiệu rõ ràng. Cho nhiều
học sinh làm phóng viên, sau đó bình chọn phóng viên giỏi nhất.
Biện pháp thứ tư: Rèn kỹ năng hội thoại.
Đây là hình thức học tập được áp dụng nhiều ở phân môn kể chuyện
qua bài tập “Phân vai dựng lại câu chuyện”. Để học sinh có kỹ năng giao tiếp
tốt, giáo viên cần chú ý cho học sinh có tư thế giọng kể thích hợp. Đặc biệt
nắm vững nội dung câu chuyện định kể.
Ví dụ: Câu chuyện “Người mẹ”
Giáo viên có thể cho học sinh tham gia dựng lại câu chuyện như sau:
- Các nhân vật: - Bà mẹ
- Thần Đêm Tối
- bụi gai
- hồ nước
- Thần Chết
- Phần 1: Bà mẹ chạy ra ngoài hớt hải gọi con, Thần Đêm tối đóng giả
bà cụ, mặc áo choàng đen.
- Phần 2: Bà mẹ gặp bụi gai .
- Ph ần 3 : Bà mẹ gặp hồ nước và Thần Chết
- Chọn vai: chọn học sinh phù hợp với từng nhân vật.
5
- Học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện
tình cảm thái độ (Qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, lời nói ) của nhân vật trong
câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật.
- Học sinh trình diễn.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương
khen thưởng.
Ngoài ra, hình thức học tập này cũng được áp dụng nhiều ở môn Đạo
đức qua bài tập “Đóng vai theo tình huống cho sẵn”.
Ví dụ: Bài tập 5(Bài 10) “Đóng vai theo tình huống thể hiện sự tôn
trọng khách nước ngoài”.
- Học sinh phải xác định được yêu cầu của bài tập.
- Thảo luận, phân công một học sinh nêu tình huống, một học sinh nêu
cách giải quyết rồi làm ngược lại.
Học sinh thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói,
cử chỉ, nét mặt) để sửa và bổ sung cho nhau.
- Đại diện các cặp trình bày trước lớp.
- Học sinh dưới lớp nhận xét bổ sung, bình chọn người đóng vai đúng
và hay nhất.
s Biện pháp thứ năm: Động viên khen thưởng:
Năm học 2010-2011 tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động của ngành
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Tạo không khí lớp
học thân thiện, cởi mở là một trong năm nội dung của cuộc vận động. Trong
mọi tiết dạy, tôi luôn gần gũi, động viên các em, quan tâm hơn đến những em
ít nói, thụ động, những câu hỏi dễ thường dành cho những em đó trả lời để
các em cùng tham gia nói, tạo sự tự tin trong các em. Đối với những em khá
giỏi, tôi khuyến khích gợi mở bằng những câu hỏi khó hơn một chút để các
em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, kích thích sự hứng thú ham học giỏi
của các em.
Biện pháp thứ sáu: Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học
sinh
Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh tôi luôn đề cao việc học tập và
chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, cùng với phụ huynh thường xuyên kiểm tra
bài làm và cũng như sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Sự chuẩn bị bài của
6
các em, đã làm cho các em tự tin hơn khi phát biểu bài trước lớp. Hơn nữa
phụ huynh là người tiếp xúc nhiều nhất với các em khi ở nhà, người trực tiếp
dạy dỗ chỉ bảo các em từng lời ăn tiếng nói khi tiếp xúc với mọi người xung
quanh, nhất là ở hàng xóm láng giềng, phụ huynh cần nhắc nhở các em nói
năng lễ phép và mạnh dạn hơn.
VI/ Kết quả nghiên cứu:
Qua thời gian rèn luyện cho các em như đã nêu ở trên, lớp tôi đã đạt
được những kết quả đáng kể như sau:
- Đa số các em có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt,
các em nhận thức được cần lễ phép với mọi người trên, phải xưng hô đúng
cách, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp. Nói chung khả năng giao tiếp của
các em đạt yêu cầu.
- Kết quả cụ thể:
Khả năng Số học sinh Tỉ lệ (%)
Nói tốt 27 65,8
Tạm được 10 24,4
Chưa được 4 9,8
VII/ Kết luận:
Dạy Tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường là giúp cho các em hiểu
và sử dụng được Tiếng Việt, một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
chúng ta.
Hơn nữa, việc dạy tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp
cho học sinh một số những khái niệm hay qui tắc ngôn ngữ mà mục đích cuối
cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được kỹ năng, kĩ xảo trong
việc sử dụng ngôn ngữ. Học sinh không thể chỉ biết những lý thuyết về hệ
thống ngôn ngữ Tiếng Việt, mà không có khả năng sử dụng những hiểu biết
ấy vào giao tiếp. Ngoài ra, việc dạy đóng vai các tình huống trong môn Đạo
đức cũng có vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học
sinh. Tóm lại, rèn kỹ năng giao tiếp là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy tôi
đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng các hình thức nhằm giúp việc giảng dạy
đạt hiệu quả như:
- Nắm tình hình học sinh qua bàn giao công tác chủ nhiệm.
- Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Rèn kĩ năng hội thoại.
7
- Động viên khen thưởng.
- Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
Tôi thiết nghĩ mỗi người giáo viên biết cách khơi gợi, kích thích và tổ
chức cho học sinh nói năng, hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa của mình một
cách hồn nhiên là điều giáo viên cần làm.
Đây là một số trăn trở của tôi khi thực hiện công tác giảng dạy của
mình, trong đó phần “Luyện nói” cũng là một trong những băn khoăn của rất
nhiều giáo viên là làm sao giúp cho học sinh của mình cùng dễ dàng tham gia
vào quá trình rèn kỹ năng giao tiếp, qua việc các em tự diễn đạt, trao đổi
những cảm nghĩ, xúc cảm, tình cảm của mình trước một sự kiện, việc làm nào
đó…Làm được như thế chúng ta đã góp phần nho nhỏ thực hiện thành công
trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
VIII- Đề nghị:
- Phụ huynh cần quan tâm đến việc giao tiếp trong gia đình, hàng xóm,
bạn bè
- Nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt ngoại khóa để học sinh có
điều kiện phát huy giao tiếp.
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Lệ Thảo
8
9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 - 2011
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường:
1. Tên đề tài:
2. Họ và tên tác giả:
3. Chức vụ: Tổ:
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:
b) Hạn chế:
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường:
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký đóng dấu, ghi rõ họ tên)
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT
thống nhất xếp loại
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký đóng dấu, ghi rõ họ tên)
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐTQuảng Nam thống nhất
xếp loại
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Kỹ, ghi rõ họ tên) (Ký đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu SK1
10
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010 - 2011
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường (Phòng)……………………………………….
- Đề tài:
- Họ và tên tác giả:
- Đơn vị:
- Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét của
người đánh giá
xếp loại đề tài
Điểm
tối đa
Điểm
đạt được
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung nghiên cứu 9
6. Kết quả nghiên cứu 3
7. Kết luận 1
8. Đề nghị
9. Phụ lục
1
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả 1
Tổng cộng 20đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
Người đánh giá xếp loại đề tài:
Mẫu SK3
11