Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SKKN Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ năng khiếu để Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.66 KB, 9 trang )




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
“TỔ CHỨC SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ NĂNG KHIẾU ĐỂ "RÈN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP" CHO HỌC SINH TIỂU HỌC, GÓP PHẦN
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ NỘI DUNG "RÈN KỸ NĂNG SỐNG CỦA
PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"”
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: ……………………………………….
1. Tên sáng kiến:
Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ năng khiếu để “Rèn kỹ năng giao tiếp” cho học
sinh tiểu học góp phần thực hiện hiệu quả nội dung “Rèn kỹ năng sống” của phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Bộ Giáo dục và Đào tạo có Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm
2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nhằm mục tiêu huy động sức
mạnh tổng hợp của cac lực lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục an toàn , thân thiện


hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; phát huy
tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách
phù hợp hiệu quả với 5 nội dung cụ thể.
Trong đó, nội dung thứ 3 là giáo dục kỹ năng sống, Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT
đã nêu rõ giáo dục kỹ năng sống cần đạt được các yêu cầu sau :
- Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỷ
năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ, kỷ năng phòng chống tai nạn giao
thông, đuối nước ,…
- Rèn luyện kỷ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực
và các tệ nạn xã hội ,
Như vậy nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm tiêu chuẩn
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó “ rèn kỹ năng ứng xử ”
được nhấn mạnh hai lần nhằm chứng tỏ tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử của phần lớn
học sinh hiện nay.
Qua 4 năm học thực hiện hiện phong trào thi đua, tất cả các nhà trường nói chung,
ở đơn vị bản thân công tác nói riêng, đã tích cực hưởng ứng thực hiện bằng nhiều hình
thức, phong trào sôi nổi và đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện có hiệu
quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở đơn vị
trong đó có nội dung rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thường được thực hiện thông qua
việc giảng dạy lồng ghép, tích hợp vào các môn học, bài học có nội dung liên quan và các
hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Nhận thức về kỹ năng sống của học sinh có
chuyển biến tích cực. Đa số học sinh biết được một số kỹ năng giao tiếp cần thiết: các em
biết đánh giá, nhận xét về bản thân; biết hợp tác trong hoạt động học tập (hoạt động
nhóm); biết tôn trọng bản thân và người khác; biết chào hỏi, lễ phép, lịch sự với người lớn
(ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô); biết gọi “bạn” xưng “tôi” hoặc “tên” với bạn cùng lớp, cùng
trường…
Tuy nhiên, do việc rèn kỹ năng giao tiếp phần lớn thực hiện bằng việc giáo dục lý

thuyết trên lớp học và khoán trắng cho giáo viên Tổng phụ trách Đội chỉ tổ chức hoạt
động theo chủ đề, chủ điểm nên các em ít được tham gia các hoạt động tập thể khác. Mặt
khác, do ảnh hưởng của gia đình ít quan tâm việc giáo dục và một phần ảnh hưởng đời
sống sinh hoạt của địa phương nên còn một số ít học sinh chưa tiến bộ trong kỹ năng giao
tiếp cần thiết như: khi xưng hô với thầy, cô giáo và người lớn thì thiếu lễ phép, thiếu chủ
ngữ, vị ngữ; khi xưng hô với bạn cùng lớp hoặc anh, chị lớp trên, các em nhỏ ở lớp dưới
chưa đúng ngôi thứ, xưng hô “cộc lốc”…
Bên cạnh đó, kỹ năng hợp tác nhóm, hợp tác tập thể của các em còn một vài hạn
chế: chưa thống nhất cao với nhiệm vụ được phân công trong nhóm; chưa tự giác chia sẻ,
giúp đỡ công việc với thành viên trong nhóm.
Từ những hạn chế nêu trên, qua thực tế công tác ở đơn vị và trong phạm vi rèn kỹ
năng giao tiếp cho học sinh, tôi đã thực hiện giải pháp: Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ
năng khiếu để “Rèn kỹ năng giao tiếp” cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện
hiệu quả nội dung “Rèn kỹ năng sống” của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
- Tạo sân chơi mới lạ, hấp dẫn phù hợp với năng lực của học sinh. Góp phần nâng
cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của
học sinh tiểu học trong việc hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
- Tuyên truyền trong cộng đồng nhất là cha mẹ học sinh cùng tham gia trong thực
hiện phong trào (hỗ trợ kinh phí và cùng nhà trường tiếp tục rèn những kỹ năng cần thiết
cho con em trong sinh hoạt ở gia đình)
3.2.2. Nội dung giải pháp:
Giáo dục kỹ năng giao tiếp không thể hình thành ngay mà đòi hỏi phải có quá
trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi (thông qua hoạt động thực tiễn).
Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Giáo dục kỹ
năng giao tiếp cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với
3

học sinh tiểu học. Và môi trường giáo dục là nơi tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến
thức và kỹ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống.
Giao tiếp là một lĩnh vực rộng nhưng ở lứa tuổi tiểu học có thể chia 2 dạng thường
gặp trong học tập và sinh hoạt:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: cử chỉ, hành động, sắc thái…
Về mức độ giao tiếp của học sinh tiểu học thường chia thành các trường hợp sau:
- Giao tiếp ở trường học: giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp không bằng lời nói
(học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với phụ huynh…)
- Giao tiếp thông qua biểu đạt bài học, bài làm ở vở học sinh, khi trả lời nội dung
yêu cầu của giáo viên,…
- Giao tiếp khi gặp người lạ, khi gặp khách (chào hỏi, xưng hô, cử chỉ, thái độ…).
- Giao tiếp lúc ở ngoài nhà trường: khi về nhà, hội nhập với cộng đồng. Đây là lúc
biểu thị kết quả rèn luyện, giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội đồi với học sinh.
Kỹ năng này là cách xưng hô thưởng ngày với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình,
bạn bè, khách đến nhà….
Kỹ năng giao tiếp không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng trên lớp mà
phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Có nhiều kỹ năng giao tiếp được
hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung
quanh. Khi học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, nhất là các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các em có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người
khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một
cách nhìn nhận khác.
Vì thế, tôi đã thực hiện việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cụ thể là qua sinh hoạt Câu lạc bộ năng khiếu.
Sinh hoạt Câu lạc bộ năng khiếu đây cũng là một hình thức hoạt động tập thể. Hoạt
động tập thể góp phần hết sức quan trọng đối với kỹ năng giao tiếp của học sinh, thông
qua hoạt động giao tiếp bộc lộ khả năng, tính cách của từng học sinh. Khi sinh hoạt trong
Câu lạc bộ các em có nhiều cơ hội giao tiếp nhau, có thể chia thành 2 dạng: cá nhân với
cá nhân, tập thể với tập thể.

3.3.3. Tổ chức các Câu lạc bộ trong nhà trường
Bước 1: Thành lập Câu lạc bộ năng khiếu
Để thành lập các Câu lạc bộ, đầu tiên tôi phối hợp với Tổng phụ trách Đội, giáo
viên dạy các môn năng khiếu (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục), giáo viên chủ nhiệm lớp
chọn những học sinh đạt các giải về năng khiếu cấp huyện, tỉnh qua các lần tham dự hội
thi và học sinh có năng khiếu từng lĩnh vực, bộ môn qua các giờ học chính khoá của các
môn năng khiếu.
4
Các Câu lạc bộ năng khiếu được thành lập: Câu lạc bộ bóng đá, Câu lạc bộ đá cầu,
Câu lạc bộ cờ Vua, Câu lạc bộ văn nghệ, Câu lạc bộ vẽ tranh.
Khi có nhân sự của các Câu lạc bộ, tôi phân công Tổng phụ trách Đội xây dựng kế
hoạch hoạt động 2 tuần/lần cho từng Câu lạc bộ, một số quy định của Câu lạc bộ. Trong
quy định có nội dung về cách xưng hô, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong Câu
lạc bộ với nhau, cụ thể:
- Cách xưng hô: Các thành viên trong các Câu lạc bộ nếu học lớp dưới thì phải gọi
phải gọi các bạn lớp trên bằng “anh, chị” và xưng là “em hoặc tên”; bạn cùng khối lớp thì
gọi “bạn”, xưng “tên”; các bạn lớp trên đối với các em lớp dưới thì xưng là “anh, chị” và
gọi là “em”.
- Tinh thần hợp tác: Các thành viên phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua
việc giao việc cho nhóm, ít khi giao việc cá nhân mục tiêu là rèn kỹ năng hợp tác giúp đỡ
lẫn nhau.
Bước 2. Công tác tổ chức
Trước khi tổ chức các em sinh hoạt, nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh trang
bị cho các em những dụng cụ cần thiết như: bóng, cờ vua, giấy vẽ…
Mỗi Câu lạc bộ đều có Đội trưởng, Đội phó để hướng dẫn các bạn trong câu lạc bộ
sinh hoạt. Đội trưởng và Đội phó là những em có năng khiếu vượt trội, mạnh dạn, có năng
lực điều hành. Nhiệm vụ này được thay đổi luân phiên 2 hoặc 3 lần/năm. Thời gian đầu
mới thành lập, Tổng phụ trách Đội hoặc giáo viên dạy môn chuyên sinh hoạt cùng với các
em để hướng dẫn về hình thức, nội dung sinh hoạt. Bản thân tôi theo dõi, quan sát các
hoạt động của các em.

Theo kế hoạch định kỳ, các Câu lạc bộ sinh hoạt 2 tuần/lần với thời gian từ 1 đến
2 giờ/lần trái buổi học chính khoá của các em hoặc vào ngày thứ bảy. Địa điểm sinh hoạt
“Nhà kiểng xanh” ở sân trường.
Bước 3. “Rèn kỹ năng giao tiếp” qua sinh hoạt của các Câu lạc bộ
Đây là hoạt động trọng tâm của việc “Rèn kỹ năng giao tiếp” cho các em. Vì qua
hoạt động với các thành viên trong Câu lạc bộ, các em mới bộc lộ hết khả năng, tính cách
trong giao tiếp của từng cá nhân. Vì thế, hoạt động này tôi thường xuyên tham dự cùng
các em, để kịp thời giáo dục, nhắc nhở các em những hành vi, ngôn phong trong giao tiếp.
Tuỳ theo từng Câu lạc bộ, tổ chức nội dung sinh hoạt phù hợp.
Cụ thể:
a) Câu lạc bộ Cờ vua, đá cầu: các em thi đấu giao hữu với hình thức cá nhân.
b) Câu lạc bộ vẽ tranh, bóng đá: các em hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
c) Câu lạc bộ văn nghệ, kể chuyện: hoạt động theo nhóm.
- Rèn kỹ năng giao tiếp trong xưng hô:
5
Khi vào sinh hoạt, Đội trưởng kiểm diện các thành viên trong Câu lạc bộ và nêu
nội dung sinh hoạt. Lúc đầu, phần kiểm diện có số ít em xưng hô “cộc lốc”, chẳng hạn:
Đội trưởng gọi tên bạn A, bạn A vắng thì có một vài em trả lời “chưa đến”, “không có”
hoặc “bệnh rồi, không đi”. Sau khi kết thúc phần kiểm diện, tôi nhắc nhở các em khi có
bạn vắng mặt thì các em phải báo với Đội trưởng rõ ràng hơn, ví dụ: bạn A vắng, thì bạn
nào gần nhà hoặc cùng xóm, biết lý do bạn A vắng thì các em báo “Bạn (anh, em) A, hôm
nay (bệnh, xe hư…) vắng mặt hoặc đến muộn”. Khi mới đến điểm sinh hoạt, các em cần
chào hỏi nhau, như: “Chào bạn! Bạn đến khi nào?”; “Chào anh!”; …
- Rèn kỹ năng giao tiếp trong ứng xử: (cá nhân với cá nhân, cá nhân với
nhóm, nhóm với nhóm)
Khi vào nội dung hoạt động chính của Câu lạc bộ là luyện tập, thi đấu giữa các
thành viên hoặc giữa các nhóm. Đây là hoạt động thể hiện rõ tính cách của từng em trong
giao tiếp ứng xử. Mục đích nhà trường tổ chức Câu lạc bộ nhằm bồi dưỡng năng khiếu
cho học sinh có điều kiện để các em trao đổi, học tập, rèn luyện và phát huy năng khiếu cá
nhân. Tuy nhiên, khi vào thi đấu, tập luyện có số ít em do “cay cú” về “thắng, thua” nên

các em không nhớ những quy định về phát biểu, xưng hô với nhau, như: các em xưng hô
“mầy, tao”; thậm chí có em còn “cau có” với bạn, nhất là ở môn bóng đá, môn cờ vua
thường xảy ra trường hợp này. Đối với các em trong Câu lạc bộ văn nghệ, kể chuyện thì
còn một số các em chưa thể hiện tốt tính hợp tác với các thành viên trong nhóm, do tâm
sinh lý lứa tuổi các em muốn tự khẳng định mình, muốn bản thân có gì đó nổi trội để mọi
người chú ý…. Vì thế, khi phân vai thì các em thường tránh né đối với các vai (lính hầu,
người ở, con…), tham gia qua loa, ít tập trung diễn xuất, không giúp các bạn trong nhóm
khi gặp khó khăn như: không nhớ lời thoại, diễn xuất chưa đạt yêu cầu, thể hiện giọng
chưa đúng vai nhân vật…
Những lúc như thế, tôi yêu cầu giáo viên phụ trách ra hiệu lệnh tạm dừng cuộc
chơi, buổi tập, gọi các em vào nghỉ giải lao, hội ý. Giáo viên phụ trách đến nhắc nhở kỹ
thuật, chiến thuật, tình tiết câu chuyện hoặc các động tác múa, lời ca chưa thể hiện đúng
giọng điệu… Tôi thì nhẹ nhàng đưa ra một vài tình huống trong xưng hô khi thi đấu
(những tình huống không tốt và không nêu trực tiếp tình huống xảy ra khi thi đấu tập
luyện của ngày hôm đó) nhắc lại một vài chuyện ngắn đã học về tinh thần đoàn kết, tính
kiên trì, nhẫn nại như: Câu chuyện bó đũa, chuyện “Có công mài sắt”, chuyện “Chiếc
đồng hồ” của Bác Hồ… để các em nhận xét và đưa ra kết luận về cách ứng xử, hành vi và
thái độ đúng. Lúc này, các em mạnh dạn nhận xét những hành vi ứng xử trên là chưa tốt,
chưa hay và các em tự hứa nhắc nhở nhau để không có những hành vi, cách xưng hô chưa
hay, chưa đúng như thế trong mọi tình huống. Những lần sinh hoạt sau đó, tôi đến quan
sát các em, nhận thấy các em có chuyển biến rõ rệt trong cách giao tiếp xưng hô, tính hợp
tác. Nhưng vẫn còn một vài em có những cử chỉ, thái độ, xưng hô chưa đúng, chưa thật sự
hợp tác giúp đỡ bạn thì được các thành viên trong nhóm nhẹ nhàng nhắc nhở, góp ý. Khi
đó, học sinh được nhắc nhở, góp ý đã mạnh dạn nhận sai sót với các bạn và hứa sẽ khắc
phục.
6
- Rèn kỹ năng giao tiếp qua tổng kết, đánh giá hoạt động của Câu lạc bộ
Hàng tháng, Câu lạc bộ tổ chức sơ kết đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động trong
tháng, do Đội trưởng điều khiển, nhằm giúp các em luyện nói để các em mạnh dạn nói
năng gọn gàng trước tập thể. Với mục đích như thế nên em phụ trách Đội trưởng được

luân phiên 2 tháng/lần/em. Nội dung đánh giá, nhận xét gồm: sự tiến bộ về năng khiếu
của từng cá nhân trong Câu lạc bộ, việc thực hiện quy định trong sinh hoạt, cách giao tiếp
ứng xử khi sinh hoạt, việc hợp tác giữa các thành viên trong Câu lạc bộ… Phần nhận xét
ưu điểm (nêu những bạn có tiến bộ), những hạn chế (không nêu tên cụ thể thành viên
chưa tốt). Sau khi Đội trưởng nhận xét, các thành viên trong Câu lạc bộ có ý kiến. Sau
cùng là phần nhận xét chung của giáo viên phụ trách hoặc Tổng phụ trách Đội.
Trong hoạt động này, tôi kiên trì và kịp thời uốn nắn, sửa sai cho các em giữ nhiệm
vụ Đội trưởng (nếu có) để các em trình bày hay, ví dụ: “Thay mặt Câu lạc bộ, mình xin
đánh giá hoạt động của Câu lạc bộ trong tháng như sau: …”. Hoặc là “Trong tháng qua
Câu lạc bộ đã đạt được một số kết quả sau…”. Nếu các em trình bày trước tập thể chưa
thành công thì tôi giúp các em luyện nói, tập nói ngay tại chỗ khi nào hoàn thành mới
dừng lại. Tôi không phê bình các em khi trình bày còn lủng củng, chưa đủ ý, đủ câu…
tránh để các em mất tự tin, trở nên tự ty, mặc cảm. Cứ như thế tạo cơ hội cho các em có tự
tin để luyện nói và được trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
Riêng các thành viên dự sinh hoạt, khi muốn có ý kiến thì phải giơ tay theo đúng
quy định đã được thực hiện trong lớp học và khi được mời có ý kiến thì mới trình bày ý
kiến của mình. Khi các em phát biểu ý kiến, tôi theo dõi và kịp thời uốn nắn, sửa sai về
dùng từ, câu cho các em và tập cho các em có cử chỉ, thái độ lịch sự khi phát biểu như:
đúng thẳng người, ngay ngắn, vui vẻ, mắt nhìn thẳng về trước… Còn các thành viên khác
lắng nghe, không được nói ngang hoặc nhận xét khi bạn trình bày và chưa được Đội
trưởng mời có ý kiến.
Bước 4: Kết hợp tuyên truyền với cộng đồng, với cha mẹ học sinh để hỗ trợ về
kinh phí tổ chức và tiếp tục giáo dục con em những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống
hết sức cần thiết khi các em sinh hoạt ngoài cộng đồng và trong gia đình.
- Mời Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà
trường tham dự khi nhà trường triển khai kế hoạch, mục tiêu việc thành lập Câu lạc bộ.
- Mời Ban đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng khi nhà trường tổ chức thực hiện
các hoạt động nhân dịp hội thao, tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Mời cha mẹ học sinh, cộng đồng khi nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết thông
qua báo cáo kết quả kết hợp với thực trạng của nhà trường và những đề xuất cần thiết với

Ban đại diện cha mẹ học sinh, với cộng đồng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Với giải pháp “Rèn kỹ năng giao tiếp” cho học sinh qua sinh hoạt Câu lạc bộ năng
khiếu góp phần thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục “Rèn kỹ năng sống” đã trình bày
trên, đều áp dụng được ở tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở trong tỉnh.
7
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Qua thời gian tổ chức thực hiện, cùng sinh hoạt ở Câu lạc bộ với các em và tham
khảo ý kiến của giáo viên phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, giáo viên của
đơn vị bạn tham gia thực hiện sáng kiến, kết quả nhận xét như sau: Các em có chuyển
biến rõ rệt trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với các bạn trong Câu lạc bộ kể cả các bạn
khác trong lớp, trong nhà trường. Các em xưng hô, giao tiếp với thầy, cô, người lớn đúng
chuẩn mực, thái độ kính trọng, lễ phép; với bạn bè, các em nhỏ thì hoà nhã, gần gũi, thân
thiện. Các em còn biết hợp tác, giúp đỡ nhau mọi lúc, mọi nơi, mạnh dan, tự tin không chỉ
trong hoạt động học tập mà còn trong các hoạt động giáo dục khác do nhà trường tổ chức.
Mỗi năm nhà trường có tổ chức 2 lần sinh hoạt ngoại khóa với quy mô lớn trong
đó các thành viên các Câu lạc bộ phát huy hết năng khiếu của mình. Đồng hành với hoạt
động trên luôn là sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng, của cha mẹ học sinh và đã mang lại
hiệu quả thiết thực:
- Hằng năm, tham gia Hội thao cấp huyện đạt thành tích: Giải I môn bóng đá, 02
giải I và 01 giải III môn đá Cầu; giải II, III môn cờ Vua. Đặc biệt năm 2011, đạt 02 Huy
chương vàng Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long môn cờ Vây.
- Vẽ tranh: Cấp huyện đạt 21 giải cá nhân, đạt giải II toàn đoàn Hội thi vẽ tranh
Xuân 2013. Cấp tỉnh: đạt 04 giải cá nhân.
- Tổ chức Hội diễn văn nghệ, được cộng đồng hỗ trợ với số tiền trên 20.000.000
đồng. Nổi bật đạt 02 giải A Hội thi Hoa phương đỏ cấp tỉnh.
Một kết quả đáng quan tâm, là sự thành công bước đầu của giải pháp:
- Cha mẹ học sinh rất đồng tình cho con em tham gia các Câu lạc bộ và hỗ trợ kinh
phí để trang bị các điều kiện để thành lập Câu lạc bộ: bóng, sơn, màu vẽ, 02 nhà kiểng

xanh, kinh phí tổ chức các hội thi cấp trường, mua sắm, thuê mướn trang phục, đưa rước
các em tham dự các hội thi do cấp trên tổ chức,…, với tổng số tiền: 18.850.000 đồng.
- Các em có chuyển biến rõ rệt trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với các bạn trong
Câu lạc bộ kể cả các bạn khác trong lớp, trong nhà trường. Các em xưng hô, giao tiếp với
thầy, cô, người lớn đúng chuẩn mực, thái độ kính trọng, lễ phép; với bạn bè, các em nhỏ
thì hoà nhã, gần gũi, thân thiện. Các em còn biết hợp tác, giúp đỡ nhau mọi lúc, mọi nơi,
mạnh dan, tự tin không chỉ trong hoạt động học tập mà còn trong các hoạt động giáo dục
khác do nhà trường tổ chức
- Được các em áp dụng có hiệu quả cao nhất trong kỹ năng luyện nói, trong giờ
sinh hoạt lớp (qua nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm lớp).
Qua tham khảo, ghi nhận ý kiến các cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến: Sáng
kiến đạt hiệu quả khả quan, các em xưng hô, giao tiếp với thầy, cô, người lớn đúng chuẩn
mực, thái độ kính trọng, lễ phép; với bạn bè, các em nhỏ thì hoà nhã, gần gũi, thân thiện.
Các em thể hiện tốt tinh thần hợp tác nhóm trong học tập và các hoạt động giáo dục của
nhà trường.
8
Kết quả trên góp phần không nhỏ vào việc nâng hiệu quả “Rèn kỹ năng sống”
trong đó có “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử” cho học sinh tiểu học và cũng là một trong năm
nội dung trọng tâm của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT
Họ và tên
Ngày
tháng năm
sinh
Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức danh

Trình độ
chuyên
môn
Nội dung
công việc
hỗ trợ
01 Võ Thanh
Triều
1976 TH Tân
Thiềng A
TPT Đội CĐ Tiểu
học
Áp dụng
sáng kiến
02 Nguyễn Hiền
Triết
1985 TH Tân
Thiềng A
GV dạy
Mỹ thuật
ĐH Mỹ
thuật
Áp dụng
sáng kiến
03 Trần Minh
Lâm
1986 TH Tân
Thiềng A

GV dạy
Thể dục
ĐHSP
TDTT
Áp dụng
sáng kiến
04 Trần Văn
Hoàng
1965 TH Tân
Thiềng A
GV dạy
Âm nhạc
CĐ Tiểu
học
Áp dụng
sáng kiến
05 17 giáo viên
chủ nhiệm lớp

TH Tân
Thiềng A
Áp dụng
sáng kiến
06 Võ Thị Thuý
Vân
1968 THCS Long
Thới
TPT Đội ĐHSP Áp dụng
sáng kiến
07 Nguyễn Như

Thuỷ
1986 TH Vĩnh
Thành B
TPT Đội ĐH
TDTT
Áp dụng
sáng kiến
3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Phải xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động và các quy định cần thiết trong
giao tiếp khi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ.
- Giáo viên phải có năng khiếu về các môn chuyên. Các em được tham gia sinh
hoạt Câu lạc bộ phải thật sự có năng khiếu và đam mê.
- Nhà trường đáp ứng đủ các dụng cụ phục vụ sinh hoạt cho các bộ môn: bóng đá
(ít nhất 05 quả), cờ vua, cầu (đá).
3.8. Tài liệu kèm theo gồm:
- Ảnh hoạt động Câu lạc bộ (7 ảnh)
Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2013
Nguyễn Hoàng Mai
Trường Tiểu học Tân Thiềng A, huyện
Chợ Lách
Hiệu trưởng 8,1đ

×