Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủiro trong hoat động tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung dài hạn tạicác chi nhánh NHTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.75 KB, 46 trang )

SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Các NHTM với đặc thù của ngành kinh doanh nên thường xuyên đối
mặt với các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái,…. Trong
đó rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro gây ra thiệt hại và ảnh hưởng
nặng nề nhất cho các NHTM. Điều này lại càng được minh chứng rõ ràng hơn
qua thực tiễn hoạt động ngân hàng ở nước ta, tuy không có số liệu chính thức
nhưng thu nhập của các tổ chức tín dụng và NHTM có đến khoảng 80% là từ
hoạt động tín dụng, vì tín dụng là hoạt động thuần tuý của các tổ chức tín
dụng và NHTM. Thực trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và đầu tư của ngân hàng, chất
lượng tín dụng yếu kém…đang là vấn đề nan giải đối với các NHTM và tổ
chức tín dụng trong nước. Việc quản lý rủi ro tín dụng là rất cấp thiết và được
tất cả các NHTM quan tâm . Vì vậy " nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi
ro trong hoat động tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung dài hạn tại
các chi nhánh NHTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay " là một đề tài xuất
phát từ kinh doanh có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng, giúp các chi nhánh
sẽ có chiến lược kinh doanh lâu dài, phù hợp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động tín dụng và rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh NNo & PTNT VN chi nhánh Thăng Long từ đó đề xuất
các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, có biện pháp hạn chế rủi ro
đối với các khoản tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


1

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Đề tài nghiên cứu cơ chế, biện pháp quản lý rủi ro đối với các khoản
cho vay trung dài hạn của ngân hàng đối với với khách hàng của NHTM . Đề
tài chỉ nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng trong giới hạn các khoản cho vay,
trung và dài hạn tại NHNNo & PTNT VN chi nhánh Thăng Long.
5. Những đóng góp của chuyên đề.
- Hệ thống hoá về lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng, bản
chất và các quan điểm về rủi ro tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị
trường.
- Phân tích, đánh gía và rút ra những kết luận cơ bản mang tính chất
khái quát về thực trạng rủi ro tín dụng, những tồn tại và nguyên nhân của rủi
ro tín dụng tại chi nhánh.
- Từ thực tiễn và lý luận trên để đề xuất hệ thống các giải pháp có tính
đồng bộ và khả thi nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung, dài hạn đối với chi
nhánh và một số giải pháp quản lý rủi ro cho các khoản cho vay trung dài hạn
tại NHNNo& PTNT chi nhánh Thăng Long.
6. Kết cấu của chuyên đề.
Với nội dung nghiên cứu đặt ra, ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề
tài được chia thành các chương như sau:
Chương I : Cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng
Chương II : Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNNo & PTNT VN chi
nhánh Thăng Long

Chương III : Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung, dài hạn tại
NHNNo & PTNT VN chi nhánh Thăng Long

2

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.1 Khái niệm tín dụng:
Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ la tinh “Credo” (tin tưởng, tín
nhiệm)
Ta xem xét tín dụng như là 1 chức năng cơ bản của ngân hàng, trên cơ
sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng tín dụng được hiểu như
sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( Tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho
vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( Cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác ), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi
đến hạn thanh toán.
1.1.2. Vai trò của tín dụng
* Tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế

và không thể thiếu được với một nền kinh tế đang phát triển như Vịêt Nam :
- Cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng
- Hình thức tín dụng đa dạng không những thoả mãn nhu cầu đa dạng
về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở

3

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn
cho các chủ thể kinh doanh
- Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo ra sự
chủ động cho doanh nghiệp trong vịêc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh
- Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện
tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và các loại rủi ro lựa chọn đối nghịch
buộc người đi vay phải quan tâm thực sự đến hiệu quả của việc sử dụng vốn
sao cho bảo đảm mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng vốn tín dụng.
* Tín dụng còn là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục
tiêu kinh tế vĩ mô:
Bất kỳ Nhà nước nào cũng có những mục tiêu kinh tế dài lâu và sử
dụng công cụ tín dụng như một công cụ hiệu quả của chính sách tiền tệ. Nước
ta với mục tiêu kinh tế lâu dài là: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo
công ăn việc làm. Để đảm bảo đạt được mục tiêu quan trọng trên thì nhất thiết

phải có đóng góp của tín dụng với thời hạn, cơ cấu và quy mô tín dụng hợp
lý. Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có
thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín
dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế cả về quy mô và kết
cấu.
* Tín dụng là công cụ để thực hiện các chính sách xã hội:
Các chính sách xã hội- về mặt bản chất được đáp ứng bởi các nguồn tài
trợ không hoàn lại từ ngân sách Nhà nước. Song phương thức tài trợ không
hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn
chế này phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi
phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài
chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.

4

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

1.2. RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã đưa ra khái niệm rủi ro tín
dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ của mình theo cam kết. Có thể phân rủi ro tín dụng thành: Rủi ro đọng vốn
và Rủi ro mất vốn
1.2.2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong các

khoản tín dụng trung, dài hạn
Tín dụng, mà bao gồm trong đó là những khoản cho vay trung, dài hạn
tuy mang lại lơi nhuân cao hơn cả nhưng hàm chứa trong nó là những rủi ro
khó phòng tránh nhất vì việc giải ngân diễn ra trong thời gian dài, việc thu hồi
vốn khá lâu tuỳ thuộc lớn vào các chiến lược kinh doanh hiệu quả của khách
hàng. Rủi ro tín dụng không những làm mất đi vai trò tích cực của tín dụng
ngân hàng mà nó còn gây những tác hại nghiêm trọng không những đối với hệ
thống ngân hàng, với người đi vay mà đối với cả nền kinh tế và xã hội. Nếu
không có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng thì không thể khắc
phục những tác hại to lớn say này mà rủi ro tín dụng đem lại:
- Trước hết, đối với ngân hàng thương mại: ở mức độ thấp, rủi ro tín
dụng làm mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân
hàng; ở mức độ cao, khi thiệt hại do rủi ro vượt quá giới hạn dự phòng rủi ro
thì đối với ngân hàng thương mại rủi ro tín dụng có thể làm xói mòn niềm tin
vào sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tác động tâm lý dây chuyền sẽ tạo
ra sự rút tiền ồ ạt, kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt thậm chí cả hệ thống ngân hàng
- Đối với người đi vay: rủi ro tín dụng là hệ quả của rủi ro trong kinh
doanh của khách hàng. Với nợ quá hạn, người đi vay hoàn toàn mất nguồn tài

5

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

trợ từ các ngân hàng, trong dài hạn các cơ hội kinh doanh sẽ tuột mất, tài sản
sẽ bị tịch thu hoăc phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.

- Đối với nền kinh tế và xã hội: Rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn
đã không thực hiện được hiệu quả đầu tư như đã đặt ra khi nhận vốn tín dụng
từ ngân hàng thương mại và do đó, lợi ích kinh tế - xã hội dự kiến nhân được
đã không còn. Sản xuất và lưu thông hàng hoá bị đình trệ, chức năng làm
công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu, quyền lợi của người gửi tiền không
được đảm bảo, ảnh hưởng xấu đến tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh
tế, người lao động mất việc làm, phá vỡ các kế hoạch kinh tế xã hội của nhà
nước
1.2.3. Nguyên nhân gây ra RRTD
Việc xác định và phân loại nguyên nhân gây rủi ro để có biện pháp
phòng tránh và xử lý thích hợp là rất quan trọng.
1.2.3.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài :
Đây là những nguyên nhân khó phòng tránh nhất như:
Do những tác động của môi trường tự nhiên : Ví dụ như bão lụt, hoả
hoạn, động đất….làm doanh nghiệp bị thất thoát tài sản, sản xuất đình trệ.
Môi trường kinh tế ( chu kỳ kinh tế, cơ chế chính sách, mức độ cạnh
tranh, lãi suất, tỷ giá…) thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
=>Tất cả những yếu tố đó tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp làm họ mất khả năng trả nợ và gây ra tổn thất cho Ngân hàng.
1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay.
Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể là do chính sách tín dụng của
ngân hàng không hợp lý ví như ngân hàng đặt các mục tiêu về lợi nhuận cao
hơn rất nhiều trong mối tương quan với độ an toàn và sự lành mạnh tín dụng,
hoặc có thể do cán bộ tín dụng không tuân thủ quy trình tín dụng, đặc biệt là

6

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp



SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

khâu thẩm định dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch . Trong khi đó ngân hàng lại
không thực hiện đầy đủ bảo đảm tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng còn thiếu
sót trong việc thiết kế các sản phẩm tín dụng không phù hợp, mức độ tập
trung tín dụng vào một ngành, một nhóm khách hàng là quá lớn.
Sau khi cho vay có thể ngân hàng không thực hiện tốt khâu giám sát tín
dụng, buông lỏng việc kiểm tra, đôn đốc quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi
nên dẫn đến nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.
1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp còn rất ít so
với nhu cầu, năng lực điều hành hạn chế, thiếu thông tin thị trường và các đối
tác, việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngay từ khi xin vay vốn của khách hàng…
=> Chính vì vậy công tác phân tích khách hàng là vô cùng quan trọng,
nếu các cán bộ tín dụng của Ngân hàng làm tốt được vịêc này sẽ giảm thiểu
đáng kể rủi ro tín dụng từ phía khách hàng vay.
1.2.3.4. Nguyên nhân từ phía các bảo đảm tín dụng
- Bảo đảm bằng tài sản : tài sản bảo đảm bị suy giảm giá trị do giá cả
thị trường biến động theo chiều hướng giảm (bất động sản), do bản thân tài
sản trong quá trình sử dụng bị hư hỏng, hao mòn lớn hơn dự kiến.
- Bảo lãnh : rủi ro có thể từ phía người bảo lãnh gặp sự cố bất thường
như tai nạn,… hoặc người bảo lãnh cố tình không thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh.
RRTD với nguyên nhân gây ra rất đa dạng, đa chiều nên cán bộ tín
dụng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp, nhanh
chóng, hiệu quả


7

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

1.2.4.1. Các chỉ tiêu của cả ngân hàng
Để dự đoán rủi ro chính xác thì ngân hàng cần phải đo lường được rủi
ro. Ngân hàng thường sử dụng một số chỉ tiêu sau đây để đo lường RRTD.
Tổng nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

hạn. Nợ quá hạn tăng chứng tỏ khách hàng đang gặp khó khăn trong việc trả
nợ, xácâsuất thu hồi nợ thấp. Mặt khác ngân hàng còn phải tăng chi phí giám
sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí liên quan khác
Tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5
Tổng dư nợ
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau :
Tỷ lệ nợ xấu =

- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ trong hạn

- Nhóm 2: nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ từ dưới 90 ngày
- Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn gồm các khoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày
- Nhóm 4: nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ từ 181 đến 360 ngày
- Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn gồm các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý
Nợ xấu theo quy định là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, tỷ lệ này
càng cao thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng càng lớn.
Dư nợ mất vốn
Tổng dư nợ
Dư nợ mất vốn là những khoản nợ có khả năng mất vốn. Do đó ngân
Tỷ lệ mất vốn

=

hàng phải sử dụng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro để xử lý, đồng thời đưa khoản
nợ này ra khỏi bảng tổng kết tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng đối
với ngân hàng càng lớn.

8

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Tỷ lệ dự phòng rủi

Dự phòng rủi ro đã trích lập

=
Tổng dư nợ
ro đã trích lập
Dự phòng rủi ro là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của tổ chức tín dụng không thực
hiện nghĩa vụ theo cam kết. Vịêc ngân hàng trích lập quá nhiều dự phòng rủi
ro thì sẽ tăng chi phí hoạt động do đó lợi nhuận của ngân hàng bị suy giảm.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt.
Tổng giá trị tài sản bị rủi ro trong kỳ
Tổng giá trị tài sản sinh lời trong kỳ
Tài sản sinh lời là những tài sản của ngân hàng có khả năng tạo ra lợi
nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng tài sản sinh lời thì sẽ có
bao nhiêu đồng tài sản bị rủi ro
Tổng giá trị tài sản bị rủi ro trong kỳ
Tổng giá trị các món cho vay trong kỳ
Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng giá trị các món vay trong kỳ thì có bao
nhiêu đồng tài sản bị rủi ro
Nợ khó đòi
Tổng dư nợ (hoặc nợ quá hạn)
Nợ khó đòi bao gồm các khoản nợ đã quá hạn trên 6 tháng, nợ khoanh,
nợ chờ xử lý, nợ tồn đọng,…
1.2.4.2. Các chỉ tiêu của khách hàng
Ngân hàng thường sẽ lượng hoá rủi ro tín dụng của khách hàng bằng
các mô hình như mô hình phân biệt tuyến tính và mô hình xác suất tuyên tính
Mô hình phân biệt tuyến tính do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín
dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp
để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các
chỉ số tài chính của người vay (Xj)
Từ đó Altman đưa ra mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó :

9

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

+ X1 là tỉ số "vốn lưu động ròng /tổng tài sản"
+ X2 là tỉ số "lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản"
+ X3 là tỉ số "lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản"
+ X4 là tỉ số "thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn"
+ X5 là tỉ số "doanh thu/tổng tài sản"
Trị số Z càng cao thì xác suất người vay vỡ nợ càng thấp
Nếu Z < 1,8 thì chắc chắn khách hàng xảy ra khả năng vỡ nợ
1,8 < Z < 3 chưa xác định rõ là khách hàng có rủi ro không
Z > 3 là khoản tín dụng an toàn
+) Ưu điểm của mô hình này là áp dụng đơn giản, tính toán nhanh chóng
+) Nhược điểm là mô hình chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành 2
nhóm là vỡ nợ và không vỡ nợ, thực tế lại không chính xác do có nhiều hơn 2
nhóm khách hàng như trên, thêm nữa là vịêc có hệ số cố định như trong mô
hình là không chính xác do trong môi trường hoạt động kinh doanh thay đổi
thì nó cũng sẽ biến đổi theo. Ngoài ra mô hình đã không tính tới một số nhân
tố quan trọng khó lượng hoá như danh tiếng, mối quan hệ truyền thống giữa
ngân hàng và khách hàng,…
Mô hình xác suất tuyến tính thì lại sử dụng các số liệu thống kê trong
quá khứ để giải thích quá khứ chi trả nợ của khách hàng vay.

Cách thực hiện của mô hình:
- Bước 1 : lựa chọn các tiêu thức phản ánh đặc điểm khách hàng vay
mà những đặc điểm này liên quan đến khả năng trả nợ như : ROE, hệ số thanh
toán, hệ số nợ, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động
- Bước 2 : phân chia các khoản nợ cũ thành 2 nhóm
+ Nhóm có rủi ro mất vốn : Z = 1
+ Nhóm không có rủi ro : Z = 0
- Bước 3 : Thiết lập mối quan hệ của các khoản cho vay đó với các tiêu
thức đã lựa chọn theo mô hình hồi quy sau :

10

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Zi = BjXij + sai số
Zi = B1 x ROE + B2 x Hệ số nợ + B3 x VqVLĐ + B4 x Hệ số thanh toán
Bi: thể hiện mối quan hệ giữa ROE, hệ số nợ…với mức rủi ro của
khoản vay
B1, B2 …. Bn: có thể có dấu (+) hoặc dấu (-), thể hiện mức độ quan
trọng của từng tiêu thức đến mức rủi ro của khoản vay
- Bước 4 : Nhân hệ số Bi với các tiêu thức Xij của khách hàng vay mới
từ đó tính được xác suất rủi ro của khoản vay mới Zi
+ Ưu điểm : là tính toán khá đơn giản
+ Nhược điểm : là khó khăn trong vịêc thu thập thông tin một cách xác
thực. Mặt khác, vịêc phân chia các nhóm nợ thành 2 nhóm là không chính

xác, không phản ánh đúng các khoản vay.
1.2.5. Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính
sách tín dụng kém hiệu quả.
Bảng 01 : Biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách
tín dụng kém hiẹu quả
Các biểu hiện của tín dụng có vấn Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém
đề
1. Trả nợ vay không đúng kỳ hạn

hiệu quả
1. Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp

độ rủi ro của họ
2. Thường xuyên sửa đổi thời hạn, 2. Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự
xin gia hạn tín dụng

kiện có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ sự hợp

nhất)
3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới 3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy
thì nợ gốc giảm xuống một ít)
trì số dư tiền gửi lớn
4. Lãi suất tín dụng cao không bình 4. Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản
thường (để bù đắp rủi ro tín dụng)
tín dụng
5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn 5. Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở
kho tăng không bình thường

11


ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

6. Tỷ lệ "nợ/vốn chủ sở hữu" tăng (hệ 6. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và
số đòn bẩy tăng)
không đồng bộ
7. Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo 7.Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công NV, hội
cáo tài chính của khách hàng)
8. Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp

đồng quản trị, ban tổng giám đốc, cổ đông)
8. Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cấp tín

dụng xấu để giữ chân khách hàng)
9. Dựa vào đánh giá lại tài sản để 9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ
tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng
10. Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng 10. Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều
tiền hay dự báo luồng tiền
kiện môi trường kinh tế
11. Khách hàng dựa vào nguồn thu
bất thường để trả nợ (ví dụ bán nhà
xưởng hay máy móc thiết bị)

Nguồn : FDIC, Bank Examiuation Policies, Washington, D.C, Selected years


1.2.6. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng và
những hậu quả khác.
Lợi nhận và rủi ro là 2 yếu tố song hành trong quá trình kinh doanh tiền
tệ. Lĩnh vực hoạt động nào đó có khả năng mang lại lợi nhuận cao, ở đó rủi ro
có thể xảy ra cũng rất lớn.
- Rủi ro làm lợi nhận của ngân hàng suy giảm : Thu nhập chủ yếu của
các ngân hàng thương mại Vịêt Nam là từ hoạt động tín dụng. Nếu rủi ro xảy
ra nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng, trước mắt đó là làm suy giảm
lợi nhuận do thu nợ không đựơc trong khi vẫn phải thanh toán lãi huy động
vốn và một khoản chi phí hoạt động không nhỏ của ngân hàng. Ngược lại nếu
ngân hàng kiểm soát đựơc rủi ro tín dụng thì ngân hàng sẽ được đảm bảo cho
toàn bộ chi phí và còn có thể được dùng để mở rộng quy mô hoạt động của
ngân hàng mình nữa.
- Rủi ro làm suy giảm uy tín của ngân hàng : Bất kỳ một ngân hàng nào
có mức độ RRTD cao thì đều chứng tỏ năng lực hoạt động của nó không tốt.

12

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Khi một ngân hàng có tiếng về độ rủi ro cao thì sẽ mất đi lòng tin của dân cư,
hậu quả là khả năng huy động vốn của ngân hàng bị giảm sút. Mặt khác các
ngân hàng bạn và ngân hàng nước ngoài sẽ hạn chế có quan hệ hợp tác với
ngân hàng mình, điều này cực kỳ bất lợi trong xu thế cạnh tranh hiện nay.

- Rủi ro làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng : Quy mô rủi ro
tín dụng càng lớn thí càng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, ngân hàng vẫn
phải thanh toán lãi vốn huy động trong khi để bù thiếu hụt thanh khoản từ
nguồn vay khác là rất khó khăn, kết quả là ngân hàng rơi vào trạng thái thiếu
hụt thanh khoản
- Rủi ro có thể dẫn đến phá sản : nếu mức độ rủi ro ngày càng tăng tiến
thì điều khó tránh khỏi là sự sụp đổ của một ngân hàng, không những thế nó
còn có thể kéo theo sự sụp đổ dây truyền của cả một hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NHNNo & PTNT VN CHI NHÁNH THĂNG LONG!

2.1/ Khái quát về NHNNo & PTNT VN chi nhánh Thăng Long:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành
NHNo&PTNT VN và là một chi nhánh trong hệ thống NHNo, có trụ sở
tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa - Hà Nội.
Sở giao dịch I NHNo&PTNT thành lập theo quyết định số 15/TCCB
ngày 16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo VN với chức năng chủ yếu là

13

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009


đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí
điểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống,
trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công
ty lớn về nông nghiệp. Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt
động. Năm 1992, SGD I được sự ủy nhiệm của TGĐ NHNo đã tiến hành
thêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toán
tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra).
Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo
lệnh của SGD I và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng
cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ,
ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi
thành phần kinh tế.
Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực
hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố,
thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ
xuất khẩu... và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ
thống NHNo VN.
Từ ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh
NHNo&PTNT Thăng Long. Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB,
ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt nam
về việc chuyển và đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi nhánh
NHNo&PTNT Thăng Long;
2.1.2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh và Phòng giao
dịch trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
1. Các phòng nghiệp vụ:

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ

14


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

Tổ


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

tín

Vi

dụng

tính

Ngân Thanh
kế
toán hoạch
quỹ
QT

2009

kế
toán

TCCB hành
&ĐT chính

Kiểm tiếp thẻ

tra
thị

2. Các Chi nhánh, Phòng giao dịch:
* Chi nhánh cấp 2:
- Chi nhánh Tây Sơn:Điểm giao dịch 157 Phố Tây Sơn.
- Chi nhánh Trung Yên: Phòng giao dịch Nguyễn Tuân.
- Chi nhánh Định Công: PGD Số 1.
- Chi nhánh Láng Thượng:PGD Nguyễn Phong Sắc.
- Chi nhánh Chợ Mơ: PGD Kim Đồng, PGD Trương Định.
- Chi nhánh Nguyễn Khuyến.
- Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu:PGD Số 2, PGD Số 3.
- Chi nhánh Hàm Long.
- Chi nhánh Phan Đình Phùng: PGD Cổ Bi.
* Phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Hàng Gà.
- Phòng giao dịch Bờ Hồ.
2.1.3. Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
2.1.3.1. Sản phẩm tín dụng:
- Cho vay vốn ngắn, trung, dài hạn tất cả các thành phần kinh tế.
- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các
đối tượng khác.
- Cho vay theo dự án.
- Tài trợ xuất nhập khẩu.
- Đại lý cho thuê tài chính.
- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các giấy tờ có giá.
- Tài trợ uỷ thác.
2.1.3.2. Dịch vụ Thanh toán:
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế.
- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.


15

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

- Thu hộ, chi hộ.
- Chi trả lương hộ.
2.1.3.3. Dịch vụ tiền gửi:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các thành phần
kinh tế, tổ chức, cá nhân với kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt.
- Nhận tiền gửi qua đêm.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
- Nhận, chi tiền gửi tại nhà theo yêu cầu của khách hàng.
2.1.3.4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
2.1.3.4.1 Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức.
- Tín dụng chứng từ (L/C).
- Nhờ thu (D/A, D/P, CAD).
- Chuyển tiền.
2.1.3.4.2 Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phí thương mại.
- Chi trả kiều hối.
- Chi trả cho người lao động xuất khẩu.
- Chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác
- Thanh toán chuyển tiền biên giới.
2.1.3.4.3 Bảo lãnh
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

- Thu đổi ngoại tệ.
- Các hình thức bảo lãnh khác.
2.1.3.5. Các dịch vụ khác:
- Giao dịch Ngân hàng tự động ATM
- Dịch vụ PHONE-BANKING và các dịch vụ Ngân hàng tại nhà.
- Dịch vụ cho thuê két sắt.
- Dịch vụ tư vấn, môi giới Bất động sản.
- Tư vấn lập dự án đầu tư, phân tích kinh tế dự án đầu tư.
- Dịch vụ INTRANET.

16

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

- Đại lý chứng khoán
- Các dịch vụ Ngân hàng khác.
2.1.4 :Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.4.1/ Tình hình huy động vốn
Trong chiến lược kinh doanh của mình NHNNo & PTNT chi nhánh
Thăng Long luôn coi trọng công tác huy động vốn, nó là cơ sở để ngân hàng
tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và
các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, đồng thời nó quyết định đến
năng lực thanh toán, đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường và
quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Trong những năm từ 2006 đến 2008 công tác huy động vốn của chi

nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
Bảng 01: Tình hình huy động vốn của NHNNo&PTNT chi nhánh Thăng
Long

Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006
Tỷ

Chỉ tiêu
trọng
31/12
(%)
Tổng nguồn vốn HĐ
8.221
100
1. Theo loại hình huy động
- Huy động dân cư
1.603 19,50
-Huy động TCKT,TCXH
-Tiền
gửi,vay



Năm 2007
Tỷ
Tăng So
trọng

với năm


10.518

(%)
100

2006(%)
28

1.602

31/12



Năm 2008
Tỷ
Tăng So
trọng

với năm

5.399

(%)
100

2007(%)
-48,66


15

1.936

36

31/12

5.978
639

72,72
7,78

7.960
956

76
9

3.015
448

56
8

- VNĐ
6.854
- Ngoại tệ ( quy đổi)
1367

3. Theo thời hạn huy động
-Không kỳ hạn và <12th
5.390

83,37
16,63

9.655
863

91,80
9,20

4.332
1.067

80
20

66,56

6.669

63

2.364

44

TCTD,khác

2. Theo loại ngoại tệ

17

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

- Trên 1 năm

2.830

34,44

2009

3849

37

3034

56

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006,2007,2008
Có thể thấy rõ nguồn vốn huy động của Ngân Hàng thay đổi rất rõ ràng
qua từng năm. Cụ thể năm 2006 vốn huy động bình quân là 8.221 tỷ đồng,
đến năm 2007 tăng lên 10.518 tỷ đồng tăng khoảng 28% điều này là do chinh
nhánh đã: tăng cường tiếp thị, huy động vốn, điều hành lãi suất linh hoạt,

nghiên cứu triển khai các sản phẩm tiết kiệm phù hợp, quản lý rủi ro đặc biệt
là rủi ro thanh khoản…
Tuy nhiên đến năm 2008 vốn huy động bình quân là 5.399 tỷ, giảm
48,66% so với năm 2007, đó là do trong năm 2008 nền kinh tế VN gặp nhiều
khó khăn bất lợi trong xu thế khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những tác động
tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu và các nguyên nhân nội tại đã ảnh hưởng trực
tiếp đến các thành phần kinh tế và hoạt động của NHTM. Vốn VNĐ khan
hiếm, để đảm bảo thanh toán và thu hút vốn nội tệ, các NHTM đồng loạt tăng
lãi suất huy động, tăng khuyến mãi, cạnh tranh trở nên gay gắt, vốn huy động
thực chất bị xoay vòng, san sẻ trong khi vốn dải ngân hạn chế, các hợp đồng
tín dụng theo cơ chế cũ lãi xuất cho vay cố định, thấp dẫn đến hệ thống ngân
hàng gặp khó khăn trong huy động vốn và tài chính. NHNNo chi nhánh
Thăng Long cũng không ngoại lệ do đó vốn huy động được trong 2008 giảm
mạnh.
2.1.4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Bảng 02: kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Chỉ tiêu
1. Tổng thu nhập
- Thu lãi cho vay & các

2006
1.179

2007
1.531

1.140
1.495
khoản có tính chất lãi
- Thu ngoài tín dụng

8
36
2.Tổng chi ( chưa lương)
1.095
1.376
- Chi trả lãi
994
1.256
- Chi khác
100
120
3.Lợi nhuận ( chưa lương)
84
155
( Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh)

18

đơn vị: tỷ đồng
2008
1.196,7
1.073
20,8
1.071
531
540
125,7

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp



SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Với sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân
viên trong toàn chi nhánh, tổng lợi nhuận từ năm 2006 đến 2007 đã có sự tăng
trưởng vượt bậc từ 84 tỷ lên 155 tỷ, đạt sự tăng trưởng là 184,52%. Tuy nhiên
đến năm 2008 do tình hình kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế
Việt Nam nói riêng đang trong thời kỳ khủng hoảng, các DN làm ăn khó
khăn, chi nhánh Thăng Long cũng không ngoại lệ điều đó được thể hiện là thu
từ lãi và thu ngoài lãi của chi nhánh bị giảm từ 1.531 tỷ xuống còn 1.196,7 tỷ
(giảm 21,84%), tuy nhiên chi nhánh cũng đã rất cố gắng trong việc giảm chi
phí để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận do đó lợi nhuân năm 2008 của chi nhánh
vẫn đạt 125,7 tỷ so với năm 2007 là 155 tỷ (giảm 18,9%).
2.2/ Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNNo&
PTNT chi nhánh Thăng Long:
2.2.1: Tình hình tín dụng tại chi nhánh:
Là một chi nhánh cấp I của NHTM lớn, chi nhánh Thăng Long - một
ngân hàng không chỉ cho vay Cho vay vốn ngắn, trung, dài hạn tất cả các
thành phần kinh tế, mà còn cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ,
công nhân viên và các đối tượng khác, Cho vay theo dự án, tài trợ xuất nhập
khẩu, đại lý cho thuê tài chính, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương
phiếu, các giấy tờ có giá, tài trợ uỷ thác.
Bảng 02 : Tình hình tín dụng tại chi nhánh
Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
1. Theo thời hạn

- Ngắn hạn
+ Tỷ trọng %
- Trung và dài hạn

19

Năm

Năm

Năm

2006

2007

2008

3.036

3.564

1.469

1.558
51,32
1.478

2.266
63,58

1298

918
62,49
551

So sánh 2006

So sánh 2007

với 2007
Tuyệt Tương

với 2008
Tuyệt Tương

đối
528

đối
17,39

đối
-2.095

đối
-58,78

708


45,44

-1348

-59,49

-180

-12,178

-747

-57,55

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

+ Tỷ trọng %
2. Theo TPKT
- Quốc doanh
+ Tỷ trọng %
- Ngoài quốc doanh
+ Tỷ trọng %
3. Theo loại ngoại tệ
- VNĐ
+ Tỷ trọng %
- Ngoại tệ( đã quy đổi)
+ Tỷ trọng


2009

48,68

36,42

37,51

1.604
52,83
1.432
47,17

1.550
43,49
2.014
56,51

373
25,39
1.096
74,61

2.500
82,35
536
17,65

3.163

88,75
401
11,25

1.004
68,35
465
31,65

-54

-3,36

-1177

-75,93

582

40,64

-918

-45,58

663

26,52

-2159


-68,25

-135

-25,2

64

15,96

Nguồn : Phòng kế hoạch – Nguồn vốn
Ta thấy tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua 2 năm 2007 đã tăng so
với năm 2006 là 528 tỷ ( đạt 17,39%) điều này là có thể là do chi nhánh đã
nhận thấy tình hình kinh tế trong những năm tới có khả năng đi xuống, nên đã
đẩy mạnh cho vay ngắn hạn từ 1.558 tỷ (2006) lên 2.266 tỷ (2007) tăng
45,44%, đồng thời thu hẹp cho vay trung dài hạn từ 1.478 tỷ (2006) xuống
còn 1.298 tỷ (2007) giảm 12,18%, mà tại thời điểm năm 2007 khi kinh tế
chưa bị suy thoái nên các doanh nghiệp lại đẩy mạnh việc mở rộng thị trường
nên dẫn tới dư nợ tại thời điểm 31/12/2007 tăng mạnh so với 2006.
Tuy nhiên nhìn vào số liệu năm 2008 thì tổng dư nợ so với thời điểm
31/12/2007 giảm mạnh, chủ yếu giảm dư nợ ngắn hạn do quý II, quý III/2008
thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo định hướng của chính phủ,
NHNN & NHNoVN. Về cuối năm do ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung dẫn
đến khách hàng không đủ điều khiện vay vốn, nợ xấu tăng khách hàng phải
bán tài sản để trả nợ cho NH. Đối với các doanh nghiệp truyền thống, uy tín,
đủ điều kiện vay vốn, việc cho vay trọn lọc khó do bị cạnh tranh mạnh bởi các
ngân hàng khác.
 Đánh giá tình hình dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh:
Theo bảng 02 có thể thấy ngân hàng đã thu hẹp cho vay trung, dài hạn

qua các năm 2006 đến 2008. Nếu như năm 2006 cho vay trung dài hạn là
1.478 tỷ ( ỳăng 48,68% tổng dư nợ )thì đến năm 2008 con số này đã giảm
còn 551 tỷ ( bằng 37,51% tổng dư nợ). Chi nhánh đã thu hẹp cho vay
trung, dài hạn có thể là do các khoản tín dụng trung dài hạn gặp nhiều rủi
ro hơn các khoản cho vay ngắn hạn trong điều kiện kinh tế ngày càng khó

20

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

khăn và ngày càng nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ của hệ thống các ngân
hàng khác. Tuy các khoản vay trung dài hạn là rủi ro hơn nhiều so với các
khoản ngắn hạn nhưng ngân hàng cũng cần phải có có định hướng để phân
bổ cơ cấu khoản vay cho hợp lý, vì các khoản cho vay trung dài hạn bao
giờ cũng mang lại lợi nhuận cao và luôn giữ được những mối quan hệ tốt
với các khách hàng uy tín. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro sẽ được
trình bày dưới đây hy vọng sẽ giúp cho ban quản trị sẽ có thêm những
chiến lược để mở rộng cho vay trung dài hạn, trong điều kiện nền kinh tế
khó khăn như hiện nay.
2.2.2: thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNNo & PTNT chi
nhánh Thăng Long:
2.2.2.1: Tình hình phân loại nợ tại chi nhánh
Để có thể nắm bắt được tình hình các khoản nợ để thực hiện phòng
chống rủi ro, thì một trong các nguyên tắc quan trọng nhát đó là ngân hàng
cần thực hiện phân loại nợ từ nhóm I đến nhóm V một cách rõ ràng, để từ đó

không những xác định được số trích lập dự phòng rủi ro, mà còn nắm bắt
được tình hình dư nợ tại ngân hàng, biết được số lượng các khoản tín dụng từ
đủ tiêu chuẩn có khả năng thu hồi là bao nhiêu, đến các khoản tín dụng có khả
năng mất vốn, từ đó có các biện pháp ứng phó kịp thời. Năm 2008 là năm cả
nền kinh tế cũng như ngân hàng có biến động mạnh nhất, ta sẽ cùng xem xet
việc phân loại nợ của chi nhánh qua 2 năm 2007 và 2008
Bảng 03: Phân loại nợ tại chi nhánh Thăng Long
ĐV: tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Nhóm I: nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm II: Nợ cần chú ý
Nhóm III: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm IV: Nợ nghi ngờ
Nhóm V: Nợ có kh/năng mất
vốn

31/12/2007
3.422,6
102,6
37,4
0,7
0,7

31/12/2008

96,03% 1310,9
2,88%
130
1,05%

15,1
0,02%
9,7

89,23%
8,85%
1,03%
0,66%

0,02%

0,23%

3,3

Nguồn: bảng phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RR

21

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Ta thấy các khoản nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn năm 2008
tăng mạnh so với năm 2007, NH đã đối mặt với nguy cơ mất vốn rất cao. Nếu
năm 2007 nợ có khả năng mất vốn chỉ là 0,7 tỷ chiếm 0,02% thì đến 2008 con
số này đã lên tới mức 3,3 tỷ chiếm 0,23%. Bên cạnh đó thì nhóm nợ nghi ngờ

cũng tăng từ 0,7 tỷ lên 9,7 tỷ. Do đã dự tính được tình trạng khó khăn trong
năm 2008 chi nhánh Thăng Long đã kịp thời lập quỹ dự phòng rủi ro cho các
khoản nợ từ nhóm I đến nhóm V, số tiền lên tới 147,16 tỷ đồng. Với việc lập
quỹ trích lập dự phòng lớn như vậy thì tất yếu sẽ làm tăng chi phí một cách
đáng kể, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, một phần nguyên nhân làm tăng
danh mục chi phí khác từ 120 tỷ (2007) lên đến 540 tỷ (2008) (bảng 02)
Với các khoản tín dụng là cực kỳ rùi ro như trên thì việc đề ra các giải
pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro cho các khoản tín dụng, đặc biệt các
khoản tín dụng trung, dài hạn là rất cần thiết khi mà nền kinh tế ngày càng
khó khăn và Ngân Hàng cần giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo
điều kiện cho khách hàng vay vốn với thời gian dài hơn các khoản ngắn hạn
để có thể kinh doanh hiệu quả hơn.
2.2.2.2. Nợ xấu:
Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm vì
nó luôn tiềm ẩn trong hầu hết các khoản tín dụng. Trên thực tế các ngân hàng
đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nhưng do rất nhiều nguyên
nhân, cả khách quan và chủ quan nên rủi ro tín dụng đặc biệt là các khoản tín
dụng trung, dài hạn vẫn luôn phát sinh gây nên những thiệt hại đối với ngân
hàng.
Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long, trước
hết cần xem xét tình hình nợ xấu qua các năm tại chi nhánh như sau:
Bảng 04: Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Thăng Long qua các năm
ĐV: tỷ đồng

22

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3


Nợ xấu
- Ngắn hạn
- Trung dài, hạn
Tỷ lệ (%)
So với đầu năm

2006
118
61
57

2%
1,9%

3,9
Giảm trên 4%

2009

2007
59
37,5
1,05%
21,5
0,65%
1,7
Giảm trên 50%

2008

54
33,7
2,3%
20,3
1,37%
3,67
Tăng 116%

Tình hình nợ xấu tại chi nhánh năm 2006 giảm 4% qua năm 2007 giảm
tới 50%, điều này thể hiện nỗ lực đổi mới của các cán bộ cũng như ban điều
hành của chi nhánh trong việc cấp tín dụng cũng như thẩm định các khoản tín
dụng chặt chẽ hơn. Để giảm thiểu nợ xấu, chi nhánh đã thực hiện các giải
pháp đồng bộ như: nâng cáo chất lượng thẩm định, đầu tư những dự án có
hiệu quả, tăng cường kiểm tra trước và sau khi cho vay, thành lập tổ thu nợ do
một thành viên ban giám đốc làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo, giao khoán chỉ
tiêu thu nợ xấu tới từng cán bộ tín dụng…
Tuy nhiên đến năm 2008 thì tình hình nợ xấu lại tăng một cách đột biến
tăng tới 116% so với thời điểm cuối năm 2007, mặc dù đã rất cố gắng trong
việc thẩm định và cấp tín dụng cũng như thu hồi, xử lý nợ, do quy mô cấp tín
dụng của chi nhánh cũng giảm 58,78% nên tỷ lệ nợ xấu đã tăng cao. Trong
khi khối lượng dư nự xấu thì vãn giảm đều qua các năm từ 2006 là 118 tỷ thì
đến năm 2008 còn 54 tỷ, thêm vào đó là các khoản nợ trong hạn đến hạn thu
hồi hết cũng làm tăng tỷ lệ nợ xấu, thu hồi xử lý rủi ro chậm, do chính sách
hạn chế tăng trưởng dư nợ đã ảnh hưởng tới tâm lý hoạt động của doanh
nghiệp vì sợ trả nợ sẽ khó vay lại, bên cạnh đó do thị trường bất động sản
trầm lắng, tài sản thế chấp khó bán, khách hàng không thể trả nợ ngân hàng
đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình nợ xấu tại chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu tăng
cao còn do nguyên nhân chủ yếu từ phía doanh nghiệp đó là trong quý
III,IV/2008 do giá cả biến động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh,
luân chuyển vốn và hàng hoá, làm chậm, kế hoạch kỳ trả nợ NH của khách


23

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

hàng. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vốn bị ứ đọng trong hàng hoá cũng
là nguyên nhân trả nợ không đúng thời hạn.
Ta có thể thấy rằng tuy tỷ lệ dư nợ trung dài hạn có cơ cấu nhỏ hơn dư
nợ ngắn hạn, nhưng về tỷ lệ lại tương đối hợp lý, không có sự chênh lệch quá
nhiều, điều này chứng tỏ cơ cấu phân tán rủi ro của chi nhánh đã được chú ý
đến. Có thể do các khoản cho vay dài hạn là mạo hiểm hơn cho vay ngắn hạn
nên chi nhánh vẫ chứ trọng cho vay ngắn hạn nhiều hơn.
2.2.2.3. Cơ cấu nợ theo tài sản đảm bảo.
Bảng 05 : Cơ cấu nợ theo tài sản đảm bảo.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2006
Số tiền Tỷ trọng

2007
Số tiền Tỷ trọng

( %)
Tổng dư nợ

- Nợ có TSĐB
- Nợ không có TSĐB

3.036
1.973,4
1.062,6

65
35

2008
Số tiền Tỷ trọng

( %)
3.564
2.351,2
1.212,8

65,97
34,03

( %)
1.496
1.002,3
493,7

67
33

Nguồn : Phòng tín dụng


24

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


SV: §inh KiÒu Nga – C§TC K3

2009

Năm 2006, dư nợ không có tài sản đảm bảo là 1.062,6 tỷ đồng chiếm tỷ
lệ 35% tổng dư nợ; năm 2006, dư nợ không có tài sản đảm bảo là 1.212,8 tỷ
đồng, tăng 1,14 lần so với năm 2005; năm 2007 là 493,7 tỷ đồng, giảm 2,45
lần so với năm 2006. Như ta đã biết, tài sản đảm bảo cho khoản vay được
xem như nguồn trả nợ thứ 2, phần bù rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng
không có khả năng tài chính để trả nợ khi đến hạn. Do vậy, việc gia tăng dư
nợ không có tài sản đảm bảo là đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tiềm ẩn
cho ngân hàng. Các khoản vay không có TSBĐ có thể bao gồm cho vay bảo
lãnh bởi bên thứ 3, các khoản ứng trước theo chỉ đạo của NHNN để thực hiện
những dự án mang tính xã hội…
Khi cho vay trung dài hạn tỷ lệ ko có TSBĐ càng cao thì rủi ro tiềm ẩn
sẽ là rất lớn, ví nhưn những khoản cho vay đã được bảo lãnh bởi bên thứ 3, vì
một lý do nào đó ngay cả bên thứ 3 cũng không đủ khả năng trả nợ thì đó là
một khoản vay ngân hàng có thể mất trắng.
2.3: Những biện pháp chi nhánh Thăng Long đã thực hiện nhằm
hạn chế rủi ro cho các khoản tín dụng trung dài hạn:
Với tình hình huy động vốn và cho vay như trên, để biết thêm về những
biện pháp hạn chế rủi ro tại chi nhánh, dưới đây sẽ đi sâu vào trình bày các
biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro đối với các khoản
cho vay trung dài hạn, một trong các khoản mục cho vay có mức độ rủi ro

cao, để từ đó thấy được sự cố gắng của cán bộ và ban lãnh đạo của chi nhánh
và từ những phân tích đó sẽ đưa ra một số biện pháp phòng ngừa rủi ro cho
các khoản tín dụng trung dài hạn một cách tổng quát.
=> Các biện pháp chi nhánh Thăng Long đã thực hiện trong việc
hạn chế nợ quá hạn đối với các khoản tín dụng trung, dài hạn:
* Tăng trưởng nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã:

25

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp


×