Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến hết Quý 3/2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.99 KB, 18 trang )

Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Lời Mở Đầu
Trong thời gian gần đây chúng ta biết rằng việc định giá thấp của đồng Nhân Dân
Tệ (CNY) của chính phủ Trung Quốc đang bị các quốc gia khác trên thế giới phản đối
khá mạnh mẽ.Vậy tại sao chính phủ Trung Quốc lại thực hiện chính sách định giá yếu
đồng Nhân Dân Tệ như vậy? Hay tại sao trong thời gian gần đây tỷ giá của VND thường
xuyên được ngân hàng nhà nước quan tâm theo dõi trên thị trường và tiến hành điều
chỉnh khi cần thiết? Chính những câu hỏi như trên đã phần nào cho ta thấy được tầm
quan trọng của chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia.Đúng như vậy tỷ giá vừa là một phạm
trù kinh tế vừa là một công cụ chính sách kinh tế của chính phủ. Do vậy chế độ tỷ giá
chứa nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Chính vì thế mà mỗi quốc gia phải chọn cho mình một chế độ tỷ giá phù hợp là điều vô
cùng quan trọng để phát triền thương mại quốc tế nói riêng và mang lại lợi ích tích cực
cho nền kinh tế nói chung.
Trong thời gian gần đây đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào
cuối năm 2008, tỷ giá hối đoái giữa VND với USD đã biến động theo chiều hướng không
ổn định, không đi theo xu hướng của kinh tế thế giới, giá trị VND sụt giảm. Trong khi
đồng USD mất giá so với các đồng tiền khác như đồng euro, yên(Nhật)…, còn VND lại
giảm giá so với USD, nên tỷ giá VND với các ngoại tệ khác càng bất lợi hơn đối với
nước ta. Bởi vì thương mại quốc tế trong điều kiện tỷ lệ nhập siêu của nước ta khá cao,
các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải trả,phải làm ra một lượng hàng hóa nhiều hơn
bằng VND mới có thể trả được 1 đơn vị ngoại tệ; những doanh nghiệp vay thương mại
với lãi suất cao, thời hạn ngắn để đầu tư dài hạn càng gặp nhiều khó khăn. Thực trang
trên phải chăng nói đến việc từ trước đến nay nước ta định giá cao VND, hay nền kinh tế
đang thiếu USD và đây là nhu cầu thật sự về USD, hoặc một giả thiết khác ở đây là
nước ta đang có tình trạng “đô la hóa”….. Những giả thiết đã nêu ra ở trên có thể chính
xác hay không chính xác nhưng chắc chắn một điều rằng là nó sẽ đặt ra trong chúng ta
một câu hỏi “Tại sao lại có tình trạng như vậy ở nước ta, nguyên nhân của vấn đề kinh tế
này là gì, nó tác động đến nền kinh tế của nước ta như thế nào và các nhà hoạch định
chính sách đã và đang đối phó với thực trạng này ra sao?” Liệu sắp tới giá trị của đồng


Viêt Nam sẽ tiếp tục mất giá hay được cải thiện bởi một công cụ của chính phủ? Để biết
rõ vấn đề này và có thể đưa ra dự đoán một cách chính xác nhất về tình hình biến động
tỷ giá của nước ta sắp tới cụ thể là năm 2012 nhóm chúng em xin chọn đề tài về tỷ giá để
nghiên cứu với tên đề tài là “CON SÓNG TỶ GIÁ TỪ NĂM 2009 ĐẾN THÁNG 10 NĂM
2011”. Sỡ dĩ chúng em chọn khoảng thời gian nghiên cứu ngắn vì theo chúng em đây là
một đề tài thiên về nghiên cứu, phân tích và dự đoán. Để phần nào đó nói lên quan điểm
của chúng em về phạm trù này.

1


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Mục Lục

Lời Mở Đầu...................................................................................................................... 1
Mục Lục............................................................................................................................ 2
1. Cơ sở Lý Luận về tỷ giá hối đoái.................................................................................3
1.1 Khái niệm: .........................................................................................................................................3
1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái : ..................................................................................................................3
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá :...................................................................................................4
1.3.1 Các nhân tố thuộc về dài hạn :....................................................................................................4
1.3.2 Các nhân tố thuộc về ngắn hạn:..................................................................................................5
1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế :........................................................................................5

2. Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến hết
Quý 3/2011........................................................................................................................ 6
2.1 Biến Động Tỷ Giá năm 2009:..............................................................................................................6
2.2 Biến Động Tỷ Giá Năm 2010: .............................................................................................................8
2.3 Biến động tỷ giá tới tháng 10 năm 2011: ........................................................................................11

2.3.1 Diễn biến biến tỷ giá quý I năm 2011 :.....................................................................................11
2.3.2 Diễn biến biến tỷ giá quý II năm 2011 :.....................................................................................13
2.3.3 Diễn biến biến tỷ giá quý III và tháng 10 năm 2011 :.................................................................14
2.3.4 Dự báo biến động tỷ giá những tháng cuối năm 2011 và trong năm 2012:............................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

2


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Nội Dung Chính
1. Cơ sở Lý Luận về tỷ giá hối đoái
1.1 Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ
của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc
gia khác nhau. Nó là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Về cơ bản, phân tích vấn đề tỷ
giá cần tập trung chú trọng vào hai vấn đề cơ bản sau: các nhân tố tác động đến sự biến
động của tỷ giá hối đoái và các chế độ tỷ giá hối đoái.
Một số đơn vị tiền tệ quốc gia của những nền kinh tế phát triển của thế giới hoặc
của khu vực được sử dụng nhiều và do đó chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại
và tài chính quốc tế như Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh. Đây là những đồng tiền
mà ta cần quan tâm đến tỉ giá của nó, và chúng được sử dụng nhiều trong thanh toán
quốc tế.
1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái :
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại tỷ giá hối đoái, tuy nhiên để phục vụ cụ thể và
thiết thực cho việc phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế của nước ta
nên chúng em chỉ đề cập tới hai loại tỷ giá mà các nhà kinh tế thường đề cập đến.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (en): đây là tỷ giá hối đoái được biết đến nhiều nhất
do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày.
Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp niêm yết tỷ giá là phương pháp trực
tiếp và phương pháp gián tiếp:
 Phương pháp gián tiếp : ký hiệu e , là phương pháp biểu hiện một đơn vị
nội tệ bằng các đơn vị ngoại tệ .
3


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Ví dụ: Tại thị trường hối đoái London yết giá 1bảng Anh=1,6191 đôla Mỹ .
Theo thông lệ quốc tế thì chỉ có năm đồng tiền được yết giá gián tiếp qua USD, đó
là các đồng tiền sau: AUD, NZD, EUR, GBP, SDR
 Phương pháp trực tiếp : ký hiệu E , là phương pháp tỷ giá hối đoái của
đồng ngoại tệ .Nó chính là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo số đơn vị
nội tệ.
Ví dụ : giá của đôla Mỹ(USD) tính theo đồng Việt Nam(VND) là 20.875
VND/USD.Điều này nói lên rằng 1USD có giá trị bằng 20.875 VND.
Tỷ giá hối đoái thực (er): được xác định er = en*Pn/Pf
o

er: Tỷ giá hối đoái thực tế

o

en: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

o


Pn: Chỉ số giá trong nước

o

Pf: Chỉ số giá nước ngoài

Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ sự ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các
nước và phản ánh đúng SWSC mua và sức cạnh tranh của một nước. Nếu xét cho một
hàng hoá cụ thể thì Pn chính là giá hàng nội tính bằng nội tệ (giá nội địa) còn Pf chính là
giá mặt hàng cùng loại ở nước ngoài tính theo giá ngoại tệ .
Ví dụ : giả sử có một chiếc áo sơ mi ở Việt Nam với giá Pn =70000VND/chiếc
cũng chiếc áo đó sản suất tại Mỹ Pf=20USD ,giả sử en =1/14000. Khi đó tỷ giá hối đoái
thực tế bằng er = en*Pn/Pf=1/14000*(70000/20)=1/4
Điều này nói lên rằng một chiếc áo sơ mi Việt Nam có thể bằng 1/4 chiếc áo sơ mi
bên Mỹ . Do chất lượng mẫu mã như nhau nên hàng Việt Nam rẻ hơn 1/4 hàng Mỹ . Do
đó hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hơn hàng Mỹ , hàng Việt Nam có thể xuất khẩu
sang Mỹ .
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá :
1.3.1 Các nhân tố thuộc về dài hạn :
Mức giá cả tương đối : Về lâu dài một sự tăng lên mức giá của một nước (tương
đối so với mức giá nước khác) làm cho đồng tiền nước đó giảm giá và một sự giảm giá
xuống của mức giá tương đối làm cho đồng tiền nước đó tăng giá .
Thuế và Cô-ta: Đây là hàng rào đối với hàng nhập khẩu và bảo hộ hàng sản xuất
trong nước . Điều này làm tăng cầu hàng nội và dẫn đến việc tăng giá của đồng nội tệ.
Thuế quan và cô-ta về lâu dài làm cho đồng tiền của một nước lên giá. Tuy vậy một quốc
gia thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” thì vấn đề tỷ giá đối với họ không có nhiều ý
nghĩa lắm.
4



Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Một sự ưa thích hàng ngoại làm tăng cầu về
ngoại tệ khiến cho cung nội tệ tăng dịch chuyển và giá đồng nội tệ giảm xuống .Về lâu
dài cầu về hàng xuất khẩu của một nước làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong
khi cầu về hàng nhập tăng lên làm cho đồng tiền nước đó tăng giá.
Năng suất lao động : Năng suất lao động cao làm giá hàng của một nước rẻ tương
đối so với các nước khác . Cầu hàng xuất nước đó cao lên kéo theo sự tăng giá của đồng
tiền nước đó. Về lâu dài , do năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với
nước khác, nên đồng tiền của nước đó tăng giá.
Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tỷ giá: Phần lớn các nước đang phát triển đều
phải đối mặt với tình trạng “Đôla hoá” trong nền kinh tế. Đó là sự mất niềm tin vào đồng
bản tệ, người dân và các tổ chức kinh tế nắm giữ đôla và chỉ tín nhiệm đồng tiền này
trong thanh toán trao đổi . Do vậy cầu USD rất lớn và giá các đồng bản tệ xuống thấp
các nước luôn trong tình trạng căng thẳng về dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh
toán nợ đến hạn .
Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát nước B,nước A
cần nhiều tiền hơn để đổi lấy một lượng tiền nhất định của nước B.Giá đồng tiền nước A
giảm xuống .
Cán cân thương mại: Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu .Xuất khẩu lớn
tỷ giá lên giá
1.3.2 Các nhân tố thuộc về ngắn hạn:
Lãi suất : Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác động đến nhiều chỉ tiêu khác
nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Trong một
nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãi suất thế giới ổn định sẽ làm cho các luồng vốn
quốc tế đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn . Do vậy cầu tiền nước này tăng lên và
tỷ giá giảm .
Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung - cầu về
ngoại tệ trên thị trường, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái . Bội thu
cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ

giá tăng.
1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế :
Tỷ giá có vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ biên giới quốc gia về tiền tệ, góp
phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước.
Tỷ giá có vai trò trong điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô của nhà nước, tăng
cường sức cạnh tranh cho hàng hóa và trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tham gia vào
các thị trường vốn, tiền tệ quốc tế của quốc gia. Tỷ giá hối đoái phản ánh quan hệ cung
cầu ngoại tệ của một quốc gia.
5


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Tỷ giá đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế,nó cho phép chúng ta so sánh
giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu
của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa
đồng tiền của hai nước. “Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra
rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng
nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải
trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho
hàng hóa của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều
tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.Tỷ giá hối
đoái là giá của đồng tiền nước này được biểu hiện qua đồng tiền của nước khác. Đồng
tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục
tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá
hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ
kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu
vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn.Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố,
trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu
ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối

đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và
ngược lại. Nếu đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng kích thích các hoạt
động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh
toán. Với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt
động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng
lên.
2. Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến hết
Quý 3/2011
2.1 Biến Động Tỷ Giá năm 2009:
Sau khi vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 thì những tác
động của nó lên nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa chấm dứt cùng với dư âm của nó lên thị
trường ngoại hối của nước ta. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh trong một bài phân tích về tình hình
kinh tế trong năm 2009 đã cho rằng, chính sách tỷ giá cũng cần có những điều chỉnh
thích hợp trong năm 2009-2010. Dường như chính sách cơ bản giữ ổn định tỷ giá hối
đoái dựa trên "neo" vào USD đã không còn phù hợp. "Chúng ta cần xác định tỷ giá hối
đoái dựa trên một rổ tiền tệ với đại diện là những đồng tiền của các thị trường xuất nhập
khẩu và của các nhà đầu tư quan trọng nhất. Mặt khác, kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong
nước chỉ có hiệu quả thật sự khi giá trị của VND được nâng cao".
Tuy nhiên việc điều hành tỷ giá,mà chính thực hiện thì chưa bao giờ dễ dàng,cụ
thể là tỷ giá của đồng VND với đồng USD cũng có những biến chuyển mạnh mẽ.Vào
6


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

năm 2009 thì tỷ giá biến động mạnh, mức chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi
chính thức luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức cuối năm đã tăng gần 2,000 VND/USD,
tức tăng hơn 12% so với mức đầu năm.Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4
tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến
cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức

18000 đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là (+) trong 4 tháng đầu
năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự nắm
giữ ngoại tệ.
Để cụ thể hơn về những thay đổi đó,hãy nhìn lại những diễn biến chính về tỷ giá
trong năm 2009 :
Giai đoạn 1 (từ 01/01 – 24/11/2009): tỷ giá liên tục tăng.Tỷ giá biến động mạnh
trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể:
+ Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 -17.700
đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200đồng, còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng
100 đồng.
+ Từ tháng 4 đến tháng 9 : tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 18.500 đồng/USD.
+ Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545
– 19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD.
Vậy nguyên nhân của hững biến động đó là ở đâu? Đó là bởi những nguyên nhân
chủ yếu sau:
+ Hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân.
+ Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để
giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng.
Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện
tượng nắm giữ ngoại tệ.
+ Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng,do lãi
suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của
chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn
vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích
cầu.
+ Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như:thâm hụt cán cân thương
mại lớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn ,…

7



Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá của Vietcombank trong tháng 11/20008
Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009): Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức
18.500 đồng /USD. Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá,
đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến
động.

2.2 Biến Động Tỷ Giá Năm 2010:
Năm 2010, tỷ giá VND/USD chính thức đã được điều chỉnh 2 lần. Lần đầu vào
ngày 11/02/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh
tăng thêm 3,3% (lên 18544 đồng/USD), lần thứ 2 tăng thêm 2,1% (lên 18.932 đồng/USD)
vào ngày 18/8/2010, cả 2 lần điều chỉnh đều giữ nguyên biên độ dao động +/-3%. Như
vậy, tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng trong năm 2010 đã được điều chỉnh tăng
tổng cộng 5,4%, lên 18.932 đồng/USD với mức trần là 19.500 đồng/USD.

8


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

BĐ: tỷ giá USD/VND từ tháng 1- tháng 12/2010
BĐ: tỷ giá USD so với các đồng tiền Châu Á khác

Dựa vào những diễn biến tiêu biểu, có thể chia diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm
2010 thành 3 giai đoạn như sau :
Giai đoạn 1: Sau lần điều chỉnh ngày 11/02, giá USD trên thị trường tự do giữ đã
có 1 thời gian dài ổn định ở mức 19.010-19.040 đồng/USD trong khi tỷ giá liên ngân
hàng ở mức 18.544 đồng/USD. Hầu hết thời gian 7 tháng đầu năm chứng khiến việc tỷ

giá tự do xuống sát, thậm chí có lúc còn thấp hơn tỷ giá giao dịch của các ngân hàng
thương mại. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng khá hiếm hoi này này bắt nguồn từ
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đầu năm rất cao, 7 tháng tăng hơn 30%. Điều này dẫn đến
sự ổn định tạm thời của tỷ giá với lượng “cung ảo” khá dồi dào. Tuy nhiên, khi các khoản
vay này đến hạn, tình trạng đảo ngược chiều cuối năm đã xảy ra.
Giai đoạn 2: Sau một thời gian ổn định trong suốt 7 tháng đầu năm, tỷ giá có dấu
hiệu tăng trở lại. Đầu tháng 8, tỷ giá trên thị trường tự do nhích dần lên mức 19.20019.300 VND/USD trong khi tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại hầu như luôn
ở mức kịch trần 19.100 VND/USD. Sau lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lần thứ
2 vào ngày 18/08, tỷ giá trên thị trường tự do tăng lên mức 19.400-19.500 VND/USD; tỷ
giá giao dịch của các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục tăng lên sát mức kịch trần
khoảng 19.450-19.500 VND/USD. Mốc này được giữ tương đối ổn định đến cuối quý III.
Giai đoạn 3: Đến cuối quý III, đầu quý IV tỷ giá USD tự do có xu hướng phá trần
19.500VND/USD, tăng mạnh và liên tục lên mức 20.000VND/USD vào cuối tháng 10.
Tuy nhiên, quá trình đi lên của tỷ giá USD tự do vẫn chưa dừng lại ở đây, tháng 11 đánh
dấu sự tăng đột biến của tỷ giá, tăng vọt từ mức 20.000 VND/USD lên tới trên 21.000
VND/USD. Sang tháng 12 mặc dù tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vấn duy trì ở mức
9


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

trên 21.000 VND/USD đến cuối năm 2010.Việc lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn,
và dự trữ ngoại hối suy giảm khiến tiền đồng thường xuyên phải chịu sức ép giảm giá.
Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và phi chính thức là một chỉ số thể hiện cho
năng lực điều hành vĩ mô của các cơ quan điều hành trong Chính phủ. Khi điều kiện vĩ
mô ổn định, niềm tin vào giá trị tiền đồng được duy trì, tỷ giá phi chính thức sẽ hội tụ với
tỷ giá chính thức. Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản, qua đó phát tín hiệu về xu hướng thắt
chặt tiền tệ, đồng thời giúp nới rộng chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và đô la Mỹ là một
bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, dường như đó là tất cả những gì Ngân hàng Nhà nước có
thể làm ở thời điểm này. Cũng như không thể vỗ tay ra tiếng nếu chỉ dùng một bàn tay,

chính sách tiền tệ dù có giỏi xoay xở đến đâu nhưng không đi đôi với chính sách tài khóa
tương thích cũng sẽ chỉ như vỗ một bàn tay vào hư không mà thôi. Và để lý giải cho sự
tăng lên đột biến của tỷ giá trong giai đoạn 2 và 3,chúng em liệt kê ra 3 nguyên nhân
chính:
• Thứ nhất, như đã nêu ra ở giai đoạn 1, tỷ giá tạm thời bình ổn trong khoảng 7
tháng đầu năm nhờ lượng “cung ảo” tăng lên khi tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ ở
mức rất cao (trên 30%). Tuy nhiên, đến đầu quý III, khi các khoản vay đến hạn, tình trạng
đảo ngược diễn ra gây sức ép lên tỷ giá. Về phía cầu, nhu cầu USD tăng mạnh khi các
doanh nghiệp đến hạn phải trả nợ các khoản vay trước đó, thêm vào đó là nhu cầu vay
ngoại tệ để nhập hàng cho các tháng cuối năm. Về phía cung, nhập siêu tiếp tục gia tăng,
năm 2010, tổng nhập siêu lên tới 12.4 tỷ đô la Mỹ (xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD trong khi
nhập khẩu đạt 84 tỷ USD). Nhập siêu cao đã hút đi một lượng lớn ngoại tệ trong nền kinh
tế, gây ra áp lực về phía cung.
• Thứ hai, là sự tăng giá mạnh mẽ của giá vàng thế giới trong giai đoạn này. Đầu
tháng 11 chứng kiến sự gia tăng đột biến của giá vàng thế giới từ mức 1.353 USD/ounce
lên mức kỷ lục 1.408 USD/ounce vào ngày 11/11/2010, từ đó góp phần đẩy giá vàng
trong nước tăng mạnh. Giá vàng trong nước trong tháng 11 đã tăng từ mức 33.5 triệu
đồng 1 lượng hồi đầu tháng lên mức bình quân 35-36 triệu đồng/lượng, đặc biệt giá vàng
đã có lúc chạm mức đỉnh cao 37-38 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11. Ở Việt Nam giá
vàng và giá đô la Mỹ có quan hệ tăng giảm cùng chiều, khi tỷ giá đô la tăng sẽ đẩy giá
vàng nhập khẩu tăng. Trong khi đó, giá vàng tăng tạo ra mức chênh lệch cao giữa giá
vàng trong nước và thế giới, điều này làm gia tăng hoạt động thu gom đô la để nhập lậu
vàng. Do vậy, có thể thấy sự tăng mạnh của tỷ giá trong tháng 11 có sự góp mặt của cú
sốc giá vàng thế giới rồi từ đó tạo lập 1 vòng xoáy giá vàng – tỷ giá đẩy giá của cả 2 mặt
hàng này lên rất cao.

10


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá


Biểu đồ: Biến động giá vàng thế giới

• Thứ ba, nguyên nhân này cũng rất quan trọng, đó là yếu tố tâm lý lo sợ mất giá
đồng nội tệ của người dân và doanh nghiệp. Hai đợt điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng trước đó khiến nảy sinh kỳ vọng sẽ tiếp tục có những đợt phá giá nữa trong tương
lai, cộng với lạm phát tăng cao vào những tháng cuối năm (lạm phát từ tháng 9 đến tháng
12 luôn ở mức cao trên 1%) đã khiến người dân và doanh nghiệp giảm sự tin tưởng vào
giá trị đồng nội tệ, tâm lý gom giữ đô la Mỹ do đó càng tăng mạnh và khuyếch đại mức
độ căng thẳng của tỷ giá trong giai đoạn này.

2.3 Biến động tỷ giá tới tháng 10 năm 2011:
Với những nguyên nhân khiến tỷ giá biến động mạnh vào cuối năm 2010 làm tỷ
giá tăng mạnh lên đến mức trên 21000 VND/USD cùng với những biện pháp khắc phục
vào cuối năm nhưng chưa thực sư hạ nhiệt đươc sự biền động tỷ giá thì bước qua năm
2011, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục những biện pháp tác động lên tỷ giá nhằm ổn định tỷ
giá.
2.3.1 Diễn biến biến tỷ giá quý I năm 2011 :
Sau khoảng thời gian ổn định ở mức cao xung quanh mức 21000 VND/USD vào
đầu năm thi vào ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp sâu hơn
bằng cách nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 9,3% - mức cao kỷ lục, đồng thời thu
hẹp biên độ dao động từ +/-3% xuống +/-1%. Như vậy, mức trần tỷ giá mà NHTM có thể
giao dịch sẽ tăng 7,2% , từ 19.500 VND/USD lên 20.900 VND/USD. Động thái này của
NHNN theo chúng em để mang lại những tác động sau đây:
11


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

• Thu hẹp khoảng chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do,

tăng cường thanh khoản cho thị trường ngoại tệ. Tỷ giá tự do trong năm 2010 tăng hơn
10% (từ mức trên 19.000 VND/USD đầu năm lên tới trên 21.000 VND/USD cuối năm
2010) khiến chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá lên đến gần 2000 đồng. Với khoảng chênh lớn
như vậy, các doanh nghiệp sẽ không muốn bán USD cho ngân hàng, đồng thời việc mua
ngoại tệ từ các ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
• Giảm bớt kỳ vọng phá giá đồng tiền trong năm 2011 vốn đã xuất hiện từ cuối
năm 2010. Với mức tăng kỷ lục 9%, đưa tỷ giá chính thức lên sát hơn với tỷ giá thị
trường tự do, kỳ vọng về sự mất giá lớn hơn của VND sẽ giảm bớt. Điều này sẽ giúp nhà
đầu tư nước ngoài an tâm hơn tuy nhiên hiệu quả thực sự, chúng em cho rằng phụ thuộc
rất lớn vào kết quả thực tế của việc ổn định các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất…
trong trường hợp sự ổn định vĩ mô chưa đạt được, kỳ vọng về việc phá giá đồng nội tệ
vẫn sẽ tiếp tục tồn tại.
• Tác động đến xuất nhập khẩu. Về lý thuyết, đồng nội tệ yếu sẽ kích thích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã hoàn toàn đúng khi áp
dụng vào Việt Nam khi nguyên nhiên liệu sản xuất chiếm tỷ lệ cao trong cấu phần nhập
khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn, ngành may mặc, giày dép (ngành xuất khẩu) – một trong
những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, 90% nguyên liệu phụ thuộc vào nhập
khẩu. Khi đồng nội tệ mất giá, nguyên liệu nhập khẩu đắt lên ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Ngành gạo, cà-phê, cao su… khó xuất khẩu thêm dù có tăng tỷ giá vì xuất khẩu các mặt
hàng này đã đến mức tối đa và gặp những hạn chế về việc gia tăng khối lượng.
• Tác động đến lạm phát: Tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng tới chi phí nhập khẩu hàng hoá
nói chung và nguyên nhiên liệu đầu vào nói riêng, do đó sẽ ảnh hưởng làm tăng lạm phát.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt giữa 2 khối doanh nghiệp: những doanh nghiệp sử dụng tỷ
giá tự do vốn đã cao từ trước đó để nhập khẩu (đa phần là doanh nghiệp tư nhân) sẽ ít bị
tác động, và khối doanh nghiệp thực sự chịu sự tăng lên của tỷ giá chính thức. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng đợt điều chỉnh lần này sẽ tác động không nhỏ tới lạm phát trong thời
gian tới do tác động cộng hưởng của sự tăng giá các yếu tố đầu vào như xăng, dầu, điện,
than...

Biểu Đồ: Diễn biến tỷ giá đến Đô – La Mỹ

12


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

Sau việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng và thu hẹp biên độ giao động của
Ngân hàng Nhà nước thì tỷ giá đã trở nên ổn định hơn trong khoảng thời gian còn lại của
quý I.
2.3.2 Diễn biến biến tỷ giá quý II năm 2011 :
Bước vào quý 2 với nhiều dư chấn lớn để lại từ lần điều chỉnh lớn trong quý 1 vừa
qua và cụ thể là ngày 11/02/2011, thì tình hình tỷ giá vẫn diễn biến khó lường trước
được. Thời kì đầu của quý 2 tỷ giá vẫn tiếp tục tăng ở mức nhẹ theo đà tăng của quý 1,
cụ thể vào ngày 19/04 tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
của VND với USD áp dụng ở mức 1 USD = 20.733 VND do ngân hàng nhà nước công
bố đây là mức cao nhất từ trước tới nay. Tỷ giá này đã tăng thêm 5 VND Với biên độ +/1%, mức trần tỷ giá của các ngân hàng thương mại áp dụng là 20.940 VND/USD. Một
sự tăng tỷ gía trong quý này là vào ngày 17/05 tỷ giá USD/VND theo biểu công bố trên
website của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
gây bất ngờ lớn khi có bước tăng chóng mặt. Mức giá bán ra của Vietcombank đến thời
điểm 11h30 ở mức 20.880 VND, kịch trần biên độ +/-1% so với tỷ giá bình quân liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Việc tỷ giá tiếp tục tăng như vậy sẽ vô cùng xấu đối với nền kinh tế và cái xấu
nhất ở đây mà chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng nhất là niềm tin cùa người Việt
Nam vào đồng VND, đầy là một điều đáng buồn cho nền kinh tế của một nước đang phát
triển mà đồng tiền lại có lãi suất cực kì cao. Trước vấn đề phát sinh trên ngay lập tức
Ngân hàng Nhà nước đã có một số chính sách để hạn chế tình trạng này. Đầu tiên ban
hành Thông tư số 13/2011/TT-NHNN. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ
chức tín dụng tiếp tục tăng thêm 1%. Lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức
bị rút xuống còn 0,5%/năm, của các cá nhân xuống còn 2%/năm. Tiếp đến Ngân hàng
Nhà nước khuyến khích giảm bớt dữ trữ ngoại tệ trong doanh nghiệp và người dân, và
cách cụ thể mà ngân hàng nhà nước đã làm là với tiền gửi USD của dân cư, lãi suất bị rút

xuống còn 2%/năm sẽ tiếp tục thúc đẩy những tính toán chuyển đổi. Trước đó, xu hướng
chuyển đổi cũng đã thể hiện khi tiền gửi ngoại tệ của dân cư đến ngày 23/5 so với tháng 4
đã giảm 2,89%. Đồng thời với việc trên thì Ngân hàng nhà Nước còn có thể sẽ mua ngoại
tệ trong tương lai để tăng cường dự trữ ngọai và đồng thời cung một lượng VND ra thị
trường.
Một điểm đáng lưu ý trong quý này là vào tháng 5/2011 IMF đã đưa ra nhận định
ngân hàng nhà nước đã bổ sung 0.9 tỷ USD vào dự trử ngoại hối. Nâng lượng dự trữ
ngoại hối của nước ta lên 13.5 tỷ USD. Việc này ngay lập tức tác động lên tỷ giá vào thời
điểm đó cụ thể ngày 28/05 tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố đã giảm còn 20.643.
chưa dung lại ở đó vào tháng 6/2011 tỷ giá này tiếp tục giảm và được xem như là một xu
hướng thị trường.Việc giảm giá này nguyên nhân là do Thâm hụt thương mại tiếp tục gia
tăng cùng với việc các dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam đang mang đến nhiều rủi
13


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

ro đối với tỷ giá trong trung và dài hạn. Như vậy nhìn một cách tích cực diễn biến trên thị
trường ngoại hối vẫn đang cho thấy sự ổn định trong quý 2 này.
2.3.3 Diễn biến biến tỷ giá quý III và tháng 10 năm 2011 :
Biến động trong quý III này có thể nói là tương đối đặc biệt bởi vì như chúng ta đã
biết trong thời gian này giá vàng trong nước và thế giới biến động dữ dội. điều này thể
hiện ngay lập tức vào tháng đầu quý khi mà vào ngày 14/07 giá vàng lập kỷ lục ở mốc
1.600 USD/oz. Trong nước, giá vàng trong nước vọt thẳng qua ngưỡng cản 39 triệu
đồng/lượng, một con số mà không ai ngờ tới trước đó. Chính vì điều này nên tình hình
biến động tỷ giá trong nước có ảnh hưởng lớn tới giá vàng trong nước. Hơn thế nữa là
vào thời gian này thì tình hình lạm phát của nước ta đang ở mức cao và xu hướng vẫn còn
tiếp tục tăng cùng với đó là lãi suất VND cũng ở mức cao, chính điều này sẽ làm cho việc
điều tiết tỷ giá sẽ gặp nhiều khó khăn do phải có sự đánh đổi trong điều tiết. Và qua tìm
hiểu thì chúng em đã có thể khái quát bức tranh tỷ giá trong quý này như sau: diễn biến tỷ

giá trong tháng 7 diễn ra với nhiều biến động, sau khi ngân hàng nhà nước điều chỉnh
tăng tỷ giá vào ngày 09/07 lên mức 20.618 VND và đồng thời đưa ra cam kết từ thời
điểm này tới cuối năm sẽ điều chỉnh không quá 1%. Tuy nhiên chỉ sau một tuần ổn định
sau đó đến này 20/07 tỷ giá của các ngân hàng thương mại lại đột ngột tăng rất mạnh Cụ
thể, tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức
giá bán ra đã nhảy một bước 80 VND, từ 20.600 VND hôm qua (ngày 19/07) lên 20.680
VND. Tại các thành viên khác như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank),
Ngân hàng Á châu (ACB), mức bán ra cũng tăng khá mạnh, từ 20.590 VND lên 20.630
VND. Tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) ở mức 20.650 VND… đặc biệt bước
tăng mạnh 80 VND tại Vietcombank là đáng chú ý nhất. việc tăng trưởng này cho thấy
tín dụng ngoại tệ đang nóng trở lại một số thông tin cho thấy tín dụng ngoại tệ trong
tháng 7 đã tăng 1,96% một con số cho thấy sự áp lực đối với Ngân hàng Nhà nước. Đến
ngày 10/08 Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Mức 1 USD =
20.608 VND “ngủ yên” kể từ ngày 9/7/2011 đã được nâng lên 20.618 VND, sau hai ngày
trước đó (ngày 08/08 và ngày 09/08) ở mức cao của các ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên chưa dừng lại ở đó đến cuối tháng 8 tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục tăng
thêm 10 VND điều này ngay lập tức tác động tới thị trường làm cho các ngân hàng
thương mại đưa giá mua và bám sát trần biên độ. Tuy nhiên trong tháng 9 thì thị trường
có vẻ hạ nhiệt. Như vậy đến đây có thể thấy biến động tỷ giá trong quý này nóng lên
cùng với sự tăng giá đột biến của giá vàng trong nước và thế giới chính vì vậy mà tình
hình tỷ giá lại cao vào đầu quý và không có biến động gì vào cuối quý cụ thể là trong
tháng 9 vừa qua.
Nếu như trong tự nhiên trước những trận thiên tai lớn thì thời tiết rất yên bình, có
thể lấy ví dụ ở đây là trước những trận động đất hay sóng thần thì biển rất lăn sóng và
bình yên, thì ở đây con sóng tỷ giá mà nhóm đặt tên cho đề tài cũng vậy. Bước vào tháng
10 năm 2011, sau khi đứng yên vào hầu hết tháng 9 mà chính xác là 34 ngày không biến
động thì tới ngày 5/10/2011 tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã chuyển động. Ngân hàng
Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của
14



Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

đồng Việt Nam với đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 5/10/2011 là 20.638 VND = 1 USD. Tỷ
giá bình quân liên ngân hàng đã tăng thêm 10 VND sau 34 ngày không đổi. Và đây cũng
là lần thứ 3 tỷ giá này tăng ở mức như vậy kể từ cuối tháng 7/2011 trở lại đây, từ 20.608
VND lên 20.638 VND. Cùng với động thái điều chỉnh trên, với biên độ +/-1%, các ngân
hàng thương mại cũng đồng loạt nâng giá USD bám ra sát trần, khoảng cách giữa giá
mua vào với bán ra vẫn tiếp tục ở mức rất hẹp. so với đầu năm thì tỷ giá bình quân liên
ngân hàng hiện đã tăng 9,01%; giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng
6,89% tính theo biểu niêm yết. nhưng đây chỉ là con số khởi đầu cho hàng loạt ngày tăng
giá tiếp theo đó trong tháng đầu tiên của quý cuối cùng của năm này. Theo số liệu thống
kê thì tính tới cuối ngày 28/10 thì Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá 14 lần liên tiếp
trong tháng 10 này. Lần này tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 1 USD = 20.803
VND tăng 15VND so với ngày trước đó. Điều này cho thấy nhu cầu ngoại tệ những tháng
cuối năm đã là tăng áp lực lên điều hành chính sách tỷ giá và ổn định thị trường trong
những tháng này.
2.3.4 Dự báo biến động tỷ giá những tháng cuối năm 2011 và trong năm 2012:
Như đã nói ở trên thì bài tiều luận này chúng em sẽ tìm hiểu về nhận định của các
chuyên gia cũng như quan điểm cá nhân vấn đề tỷ giá trong những tháng cuối của năm
2011 cũng như năm sắp tới 2012 qua những nguyên cứu của những năm trước đây, qua
đó có thể nói lên phần nào quan điểm về phạm trù kinh tế vô cung quan trọng đối với
kinh tế vĩ mô này.
Với việc đề ra cam kết ổn định tỷ giá trong những tháng cuối năm và trường hợp
có điều chỉnh thì không quá 1% từ ngày 09/07/2011 tuy nhiên qua thống kê ở trên thì tới
ngày 28/10/2011 tỷ giá bình quân liên ngân hàng Nhà nước đã tăng 0.85% trên “Quỹ”
cam kết trên. Vậy từ đây đến cuối năm liệu Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì trước áp lực
ngoại tệ vào những ngày này, Và xa hơn nữa là trong năm 2012 săp tới với việc lạm phát
trong năm nay đến cuối năm 2011vẫn còn rất cao và khó có thể giảm theo nhận định của
IMF,cộng với niềm tin vào VND của người dân đang suy giảm nghiêm trọng trong những

năm gần đây được thể hiện qua lãi suất tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng.
Với những thông tin và số liệu cập nhật được thì trong những ngày tiếp theo của
tháng 11 hiện nay, giá USD thực lên cao nhưng các DN và người dân cũng khó mua bán
khi các ngân hàng cảnh giác hơn trong chuyện mua bán với tỷ giá vượt trần khiến cho
thị trường thêm căng thẳng.và có lẽ sự căng thẳng này sẽ còn tiếp tục khi nhu cầu USD
cuối năm lên cao, áp lực từ việc đáo hạn tín dụng USD tăng cao trong suốt thời gian
qua, công thêm các tác động từ thị trường vàng sẽ đẩy nhu cầu USD lên cao.Và hiện
nay, dù đã được cải thiện nhưng Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng thâm hụt tài
khoản vãng lai. Trong khi đó, mức dự trữ ngoại tệ thấp cho thấy nguy cơ của đồng nội tệ
sẽ còn mất giá.Theo thông tin gần đây, chênh lệch cho vay bằng ngoại hối của Việt Nam
đang ở mức 7,5 tỷ USD (tổng cho vay bằng ngoại tệ là 30 tỷ USD, trong khi huy động
tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ là 22,5 tỷ USD). Ta thấy rằng con số 7,5 tỷ USD đối với nền
kinh tế không phải là quá lớn nhưng nếu thời gian đáo hạn chỉ dồn vào 3 tháng cuối năm
thì đây sẽ là một lực cầu rất lớn của thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, với nhiệm vụ
15


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

bình ổn vàng, các tổ chức trong nước đã bán ra thị trường một lượng vàng lớn, đồng thời
cũng đầu tư qua tài khoản. Đến cuối năm chắc chắn sẽ buộc phải mua để để cân đối lại.
Con số hơn 10 tấn vàng sẽ làm căng thẳng thêm thị trường vào dịp cuối năm khi nhu cầu
USD đang lên cao để phục vụ xuất nhập khẩu, trả nợ... Trong khi các ngân hàng cũng sẽ
siết lại các hoạt động ngoại hối để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn cuối năm nên cung USD
sẽ không còn được dễ dàng.
Tuy nhiên, những dấu hiện đó không phải tất cả, những vấn đề mang tính tích cực
để hạn chế lại những biến động đó cũng khá khả quan. Hy vọng lớn nhất trong việc bình
ổn trong năm này là những biểu hiện tích cực trong cán cân ngoại hối. Cụ thể, theo dự
báo, nếu năm 2010, ngoại tệ bị thâm hụt khoảng 3 tỷ USD thì 2011 sẽ thặng dư 1 tỷ
USD. Những chính sách chung thắt chặt tiền tệ và các chính sách quản lý ngoại hối thời

gian qua như hạn chế đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng bắt buộc bán USD cho ngân
hàng... sẽ tạo ra quan hệ cung cầu mới cho ngoại tệ.
Bên cạnh đó, dự trữ ngoại tệ cũng đang tăng lên đến thời điểm này. Hơn nữa, dịp
cuối năm, Việt Nam còn có thuận lợi khi đón nhận luồng kiều hối đổ về nước và những
khoản giải ngân lớn cuối năm của các nhà đầu tư. Trong thông tin mới đây, kiều hối năm
nay có thế đạt 8,5 tỷ USD. Đây là một mức kỷ lục,vượt xa kỳ vọng từ đầu năm. Tuy nhiên,
chỉ có một phần nhỏ được bán cho ngân hàng để tăng nguồn cung cho thị trường,
khoảng 10 - 15%. Phần còn lại là bán ra thị trường tự do hay găm giữ như một tài sản
an toàn. Điều này không chỉ không tăng thêm nguồn cung mà còn tạo ra áp lực cho tỷ
giá. Trong khi đó, một lượng lớn DN ngoài nhà nước, thuộc diện không phải bán USD
theo dạng bắt buộc lại cũng đang có xu hướng găm giữ USD cho mình hoặc chỉ để dành
bán với giá cao cho những ai có nhu cầu.
Cũng tương tự, Ngân hàng Nhà nước đã từng đặt nhiều kỳ vọng vào việc hạ lãi
suất huy động USD để người dân hạn chế găm giữ và bán USD ra. Đồng thời, việc bắt
buộc nhiều đối tượng phải bán USD cho ngân hàng đến thời điểm này cũng chưa tạo ra
nhiều hiệu quả rõ rệt lên nguồn cung USD khi huy động USD không giảm nhiều còn các
DN nhà nước thì luôn trong tình trạng đồng ý bán cho ngân hàng nhưng rồi lại đòi mua
lại với số tương đương hoặc nhiều hơn.
Với những biểu hiện trên của nền kinh tế thì dự đoán của chúng em cho những
tháng cuối năm 2011 là tỷ giá sẽ có sự biến động theo chiều hướng tăng lên nhưng không
tăng mạnh vì cũng có những yếu tố để kìm hãm sự gia tăng tỷ giá. Vì vậy nên đến thời
điểm này thì có thể tạm thời yên tâm về vấn đề tỷ giá của năm nay.
Tỷ giá năm 2011 có thể sẽ tương đối ổn định nhưng sang năm 2012 thì thặng dư
cán cân thanh toán chưa chắc sẽ lớn như năm nay và việc Ngân hàng Nhà nước có đủ
ngoại tệ để điều tiết tỷ giá là một vấn đề lớn. Các vấn đề khác như lòng tin vào đồng nội
tệ, biến động giá vàng…vẫn chưa thực sư khắc phục được tận gốc. Chính vì thế sang
năm sau,cụ thể là đầu năm Ngân nước Nhà nước sẽ có những điều chỉnh về tỷ giá để
hạn chế được những tác động xấu của nó ngay từ ban đầu.Tuy nhiên,các doanh nghiệp
có thể đoán trước được điều đó và sẽ có những biện pháp để đề phòng việc điều chỉnh
của Ngần hàng Nhà nước.Vì vậy, xu hướng biến động tỷ giá năm sau nhìn chung tương

16


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

đối phức tạp và theo những nhận định trên thì chúng em cho rằng tỷ giá năm sau sẽ ổn
định ở những tháng đầu năm và tăng ở một mức độ tương đối trong những tháng cuối
năm giống như năm nay. Do những biến số kinh tế có thể lặp lại và thậm chí cả những
biện pháp của Ngân hàng Nhà nước như năm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


Tiểu luận: Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ - Con Sóng Tỷ Giá

• Website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
/>• Nguyên cứu và phân tích tình hình kinh tế của bộ Công thương
/>• Trang Tin Tức Tài chính Và Kinh Doanh (Business & Finacial News)
/>• Diễn đàn kinh tế Việt Nam
/>
18



×