Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.55 KB, 43 trang )

Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm
nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn sơ khai của
hoạt động ngân hàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các
tài sản có giá nhắm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là
người gửi tiền chứ không phải là các ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn
thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đối với các
ngân hàng thương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của
nó, vì không có khả năng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận. Khi nhu cầu
tín dụng gia tăng, nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, ngân
hàng là người phải trả phí (lãi suất – giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí
gửi thay đổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các ngân
hàng thương mại hiện nay. Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ, ngân hàng là
người phải đi nài nỉ khách hàng gửi tiền. Nếu trước đây, ngân hàng là người bị
động trong quan hệ này thì hiện nay, hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính
sách, phương thức để lôi kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức
huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn. Có thể
nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan
trọng và liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng thương mại. Huy động vốn
tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất
quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của
ngân hàng thương mại.
1.1. Vốn của ngân hàng thương mại
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng thương
mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch



Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 1


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

vụ kinh doanh khác. Vốn của ngân hàng được thể hiện dưới các dạng: Nguồn vốn
chủ sở hữu và nguồn vốn huy động.
1.1.1. Nguồn vốn chủ sỡ hữu
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại là vốn tự có do ngân hàng tạo lập
được thuộc sở hữu riêng của ngân hàng, thông qua góp vốn của các chủ sở hữu
hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. ở những nước khác nhau, định nghĩa về
vốn tự có có thể khác nhau nhưng nét chung nhất vốn tự có bao gồm các thành
phần sau:
1 - Vốn góp của chủ sở hữu để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp.
2 - Các quỹ dự trữ được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng theo cơ chế tài chính hoặc quyết định của chủ sở hữu vốn như: Quỹ đầu
tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính....
3 - Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh chưa sử dụng
4 - Các khoản nợ được coi như vốn.
Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song
lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
1.1.2. Nguồn vốn huy động
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá
trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong
xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và

được dùng làm vốn để kinh doanh.
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân
hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả
đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách
hàng có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn).
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 2


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

1.2. Khái niệm huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng
có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân
hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại
chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản nợ nên
còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
1.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn
Một ngân hàng thương mại phải có đủ vốn điều lệ theo quy định mới được
cấp phép thành lập. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ
sở, văn phòng, máy móc,.. chứ chưa đủ để các ngân hàng có thể thực hiện các hoạt
động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục
vụ cho các hoạt đông này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ
huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách
hàng.
1.3.1. Đối với ngân hàng



Vai trò đầu tiên của vốn huy động đó là nó quyết định đến quy mô của

hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thông thường nếu so với các ngân
hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn,
phạm vi và khối lượng cho vay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Trong khi
các ngân hàng lớn cho vay được ở thị trường trong nước, ngoài nước thì các ngân
hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng. Mặt khác
do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được
với sự biến động về chính sách, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ
các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 3


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại



GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh

khác.


Giúp ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín


nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng mình. Vốn huy động quyết định đến khả
năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền
kinh tế. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng
phải có uy tín trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó trước hết phải được thể
hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán
của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn, đồng thời với
nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho
hoạt động kinh doanh của ngân hàng với quy mô lớn, tiến hành các hoạt động cạnh
tranh có quan hệ, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị
trường.


Đưa ra những biện pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững

và mở rộng quan hệ với khách hàng.
1.3.2. Đối với khách hàng
•Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy tạm thời
vốn nhàn rỗi.
•Cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư.
•Giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ khác của ngân hàng.
1.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Theo Nghị định 49/2000NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại được huy động vốn
dưới các hình thức:

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 4



Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại



GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới

các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
o

Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại:

- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
o

Tiền gửi có kỳ hạn.

o

Tiền gửi tiết kiệm:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Tiết kiệm dài hạn



Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy

động vốn của tổ chức ,cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận:



o

Phát hành trái phiếu

o

Phát hành chứng chỉ tiền gửi.

o

Phát hành kỳ phiếu.

o

Giấy tờ có giá khác.

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của

các tổ chức tín dụng nước ngoài.


Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 5


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

II. HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Giấy tờ có giá là gì?
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn xác định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa các tổ chức tín dụng và người mua.
Một giấy tờ có giá có các thuộc tính sau:
o

Mệnh giá

o

Thời hạn giấy tờ có giá

o

Lãi suất được hưởng.


Giấy tờ có giá có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào quyền sở
hữu có thể chia giấy tờ có giá thành:
o

Giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ phát hành theo hình thức chứng chỉ

hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
o

Giấy tờ có giá vô danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức

chứng chỉ không ghi tên người sở hữu.
2.2. Lịch sử việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn
Trong lịch sử phát triển ngân hàng, việc phát hành các giấy tờ có giá để huy
động vốn được xem là loại hình giao dịch ra đời muộn hơn so với giao dịch nhận
tiền gửi của tổ chức tín dụng.
Loại giấy tờ có giá đầu tiên do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng để
huy động vốn và được công chúng chấp nhận như một loại “tiền”, đó là các chứng
thư tiền gửi. Loại tiền này luôn có bảo đảm bằng số lượng tiền vàng hoặc tiền đúc
do khách hàng đem gửi vào ngân hàng, nên nó luôn có khả năng hoán đổi thành
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 6


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

tiền vàng mỗi khi chủ sở hữu của các chứng thư đó thấy cần sử dụng tiền vàng để

chi tiêu.
Về sau, do nhu cầu huy động vốn ngày càng gia tăng, cùng với sự chấp nhận
rộng rãi của công chúng đối với các loại giấy tờ có giá này, các tổ chức tín dụng đã
bắt đầu phát hành thêm một số loại giấy tờ có giá khác với hình thức và nội dung
hấp dẫn hơn, chẳng hạn như tín phiếu ngân hàng (phiếu nợ ngắn hạn) và trái phiếu
ngân hàng (phiếu nợ dài hạn).
2.3. Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành giấy tờ có giá
Trong NHTM, việc huy động vốn thường giao cho phòng nguốn vốn, trong
đó có thể chia ra làm hai bộ phận: huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn dài
hạn. Nếu bạn là nhân viên phòng nguồn vốn và phụ trách huy động vốn ngắn hạn
qua phát hành giấy tờ có giá, bạn cần am hiểu và có thể liên quan đến công việc
như trình bày chi tiết dưới đây.
2.3.1. Xác định khách hàng tiềm năng
Đây là một kỹ năng mà nhân viên phụ trách huy động vốn qua các loại giấy tờ
có giá cần có, tương tự như là kỹ năng cần có của một nhân viên bán hàng.
Xác định khách hàng tiềm năng ở đây là xác định xem ai là người có nhu
cầu và có khả năng mua các loại giấy tờ có gía ngắn hạn cho ngân hàng phát hành.
Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là các nhà đầu tư ngắn hạn,
những người có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi cần đầu tư sinh lợi, nhưng phải đảm bảo
mục tiêu thanh khoản. Các nhà đầu tư này nhìn chung có thể chia thành hai nhóm:
•Các nhà đầu tư tổ chức bao gồm các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm,
các loại quỹ và các tổ chức khác.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 7


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại


GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

•Các khoản thu nhập của họ tạm thời nhàn rỗi cho đến khi được sử dụng, do
vậy, họ có nhu cầu đầu tư ngắn hạn. Ví dụ dưới đây minh họa tình huống khách
hàng có nhu cầu đầu tư ngắn hạn. Đây là một dạng khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Nhu cầu đầu tư ngắn hạn của khách hàng- tình huống công ty TD Ltđ.
TD Lđt là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường vad
khuyến mãi cho các công ty lớn khác, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Năm rồi
công ty giành được hợp đồng khuyến mãi cho Bia Tiger với chương trình: “ Bật
nắp Tiger trúng Land Cruise”. Theo điều khoản hợp đồng, Bia Tiger chuyển cho
TD Ltd một khoản tiền 20 tỷ đồng ngay sau khi ký kết, phần còn lại thanh toán dần
theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Khoản tiền này dùng vào việc chi trả cho khách
hàng uống bia Tiger và trúng thưởng.
Ngay khi nhận được 20 tỷ đồng, TD Ltd tạm thời thừa tiền, do đó, có nhu cầu
đầu tư sao cho tiền có thể sinh lợi. Thế nhưng, TD Ltd không thể sử dụng 20 tỷ
đồng này để mua bất động sản hay chứng khoán vì những dạng đầu tư này kém
thanh khoản, trong khi mục tiêu đầu tư của TD Ltđ là phải vừa sinh lợi vừa thanh
khoản.
Do thị trường tiền tệ ở Việt Nam chưa phát triển, nên TD Ltd không có nhiều
cơ hội đầu tư. Hiện tại, hầu như cơ hội duy nhất cho TD Ltd là gửi tiết kiệm định
kì 1, 2, hoặc 3 tháng. Nếu các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển thêm các
công cụ huy động vốn ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi (CDs), tín phiếu
(commercial papers), hoặc kỳ phiếu( notes) thì các nhà đầu tư ngắn hạn như TD
Ltd có thêm nhiều cơ hội và như vậy khách hàng thõa mãn hơn với dịch vụ của
ngân hàng
Không riêng gì TD Ltd nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư tổ chức khác
như công ty bảo hiểm, quỷ bảo hiểm y tế, kể cả các nhà đầu tư cá nhân cũng có
nhu cầu và động thái đầu tư tương tự. Vậy huy động vốn ngắn hạn qua phát hành
giấy tờ có giá đối với ngân hàng thương mại, tại sao không?
2.3.2. Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 8


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có
giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng,
bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác, tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị phát hành. Nội dung đề
nghị phát hành bao gồm:
 Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính.
 Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích phát
hành, phương án sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng
số mệnh giá phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời
điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành
 Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đề
nghị phát hành
 Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính
 Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu)
 Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay khác nếu có
2.3.3. Thông báo phát hành giấy tờ có giá
Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, tổ chức tín dụng sẽ ra
thông báo phát hành. Nội dung thông báo phát hành gồm có:
 Tên tổ chức phát hành
 Tên giấy tờ có giá ( tín phiếu, kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi,…).
 Tổng mệnh giá của đợt phát hành

 Thời hạn của giấy tờ có giá
 Hình thức phát hành.
 Ngày phát hành
 Ngày đến hạn thanh toán
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 9


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

 Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi
 Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ có giá.
Thông báo phát hành công bố rộng rãi ra công chúng thông qua các phương
thiên thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh báo chí. Việc thông báo
phát hành giấy tờ có giá đến công chúng, một mặt là do yêu cầu pháp lý đối với
đợt phát hành, mặt khác là điều cần thiết để đưa thông tin về đợt phát hành đến với
khách hàng tiềm năng.
2.3.4. Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy động tiền gửi ngắn hạn.
Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn ngắn hạn thông qua tài khoản
tiền gửi và tài khoản tiết kiệm. Tại sao phải huy động vốn thông qua phát hành
giấy tờ có giá? Điều này trước hết, xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn của các
nhà đầu tư khác nhau nên cần có nhiều hình thức khác nhau để thu hút. Thứ đến là,
do tập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn. Cụ thể:
• Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệ
chưa phát triển (Việt Nam), trong khi huy động vốn ngắn hạn thông qua giấy tờ có
giá thích hợp hơn ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển (Mỹ).
• Ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển, giấy tờ có giá thường có tính

thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở nhửng nước thị trường tiền tệ
kém phát triển thì ngược lại.
Ở Việt Nam từ trước đến nay tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn
phổ biến qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm, chỉ có vài ngân hàng như Incombank
và Vietcombank có huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá.
Điều này là do thói quen của hai phía, ngân hàng và khách hàng thích hình thức
huy động vốn truyền thống hơn là phát triển các hình thức huy động vốn mới. Mặc
khác, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển hơn nên thường huy động
vốn qua các loại giấy tờ có giá có chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 10


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua chứng chỉ tiền gửi hay kỳ phiếu
vì họ kì vọng tiền gửi có thanh khoản và an toàn hơn là các loại giấy tờ có giá.

2.3.5. Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu
Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn
ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà
đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Thời gian qua, Viatetcombank đã có và thường xuyên
phát hành kỳ phiếu để huy động vốn ngắn hạn. Dưới đây là ví dụ về phát hành kỳ
phiếu của VCB.
Ví dụ 2: Kỳ phiếu của VCB – tình huống khách hàng cá nhân.
-


Đối tượng: Cá nhân là người cư trú theo quy định hiện hành của Chính Phủ.

-

Loại tiền: VNĐ và các loại ngoại tệ NHNT công bố từng thời kỳ

-

Hình thức mua: tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản.
- Mệnh giá: tối thiểu kỳ phiếu VNĐ là 500.000đ, tối thiểu kỳ phiếu ngoại tệ là

100USD(hoặc trị giá tương đương với ngoại tệ khác).
- Loại kỳ phiếu: vô danh, đích danh.
- Kỳ hạn: dưới 01 năm.
- Phương thức trả lãi:
• Trả lãi sau: trả một lần tại thời điểm thanh toán kỳ phiếu.
• Trả lãi trước: trả một lần tại thời điểm phát hành, lãi của kỳ phiếu là số tiền
chênh lệch giữa tỷ giá và giá bán.
• Trả lãi định kỳ.
Hướng dẫn:

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 11


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng


- Kỳ phiếu đích danh: Tên của chủ sở hữu là tên của cá nhân mua kỳ phiếu.
Khi mua kỳ phiếu đích danh, khách hàng phải đăng ký mẫu cỡ chữ tại NHNT.
- Đối với phương thức trã lãi sau: Khi đến hạn thanh toán nếu khách hang
chưa đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì NHNT sẽ tử động chuyển gốc và
lãi vào một khoản riêng và hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn.
- Đối với phương thức trã lãi địmh kỳ: nếu đến hạn thanh toán lãi, khách hành
không đến thanh toán và không có yêu cầu gì khác, NHNT sẽ tự động chuyển số
tiển lãi sang TK riêng và giử hộ khách hàng (số tiền này không được tính lãi)
- Những kỳ phiếu bị sửa chữa tẩy xoá sẻ không được thanh toán. Kỳ phiếu vô
danh bị mất, NHNT sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán cũng như giải quyết
mọi khiếu nại liên quan. Kỳ phiếu đích danh bị mất, chủ sở hữu phải làm giấy
báo mất kỳ phiếu với đầy đủ thông tin liên quan có xác nhận của chính quyền địa
phương hoặc cơ quan nơi công tác… gửi tới NHNT nơi phát hành.
Trường hợp người có tên trên kỳ phiếu đích danh bị chết, mất tích hoặc mất
năng lực hành vi dân sự thì NHNT sẽ thanh toán cho nguời thừa kế theo di chúc
hoặc người thừa kế theo pháp luật.
2.3.6. Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy
động vốn ngắn hạn. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi sử dụng
công cụ huy động vốn ngắn hạn này. Trong khi đó, các NHTM Nhà nước sử
dụng thường xuyên hơn. Chẳng hạn, gần đây ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam (BIDV) có thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi huy động vốn ngắn hạn
bằng USD. Ví dụ 4 dưới đây, trích dẫn từ một thông báo phát hành chứng chỉ tiền
gửi đợt I năm 2007 của BIDV.
Ví dụ 4: Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn USD của BIDV đợt 1/2007 .
1.

Ngày phát hành tin: 05/03/2007


2.

Đối tượng mua chứng chỉ tiền gửi nguyễn ắn hạn đợt I/2007

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 12


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

a .Các tổ chức, cá nhân Việt Nam .
b .Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp
tại Việt Nam.
3. Tổng mệnh giá, tên gọi, kỳ hạn, hình thức phát hành giấy tờ có giá:
 Tổng mệnh giá : 100 triệu USD .
 Loại tiền : USD
 Kỳ hạn : 3 tháng, 6 tháng,và 9 tháng.
 Hình thức :

Khách hàng cá nhân: Ghi danh, vô danh;
Khách hàng tổ chức: Ghi sổ, vô danh;

 Mệnh giá :
 Đối với hình thức chứng chỉ tiển gửi ghi danh và chứng chỉ tiển gửi
vô danh:
- Khánh hàng cá nhân : Tối thiểu là 100 USD và tối đa là 100.000 USD.
- Khách hàng tổ chức : Tối thiểu là 3.000 USD và tối đa là 100.000 USD.

Đối với hình thức chưng chỉ tiển gửi ghi sổ : mệnh giá do ngân hàng
thỏa thuận người mua, tối thiểu là 3.000 USD.
4. Thời điểm, phạm vi phát hành :
 Thời gian : 60 ngày ( từ ngày 22/02/2007 đến ngày 22/04/2007).
 Phạm vi

: Các chi nhánh ngân hàng ĐT & PT trên toàn quốc.

5. Lãi suất :
 Lãi suất phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt I/2007 được cũng cố trong
suốt thời hạn gửi .
 Phương thức trả lãi : trả lãi cuối kỳ .

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 13


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

6. Thanh toán chứng chỉ tiền gửi :
 Đến hạn thanh toán chứng chỉ tiền gửi ( gốc và lãi) : Khách hàng
thực hiện thanh toán tai các chi nhánh của BIDV trên toàn quốc.
 Nếu thanh toán gốc, lãi trùng vào ngày qui định, việc thanh toán
chuyển sang ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
 Trường hợp đến hạn thanh toán, khách hàng chưa đến lĩnh, tiền lãi
được ngân hàng giữ hộ và không trả lãi, tiền gốc được ngân hàng giữ lại và trả
lãi theo lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm thanh toán cho số ngày chậm thanh

toán.
2.3.7. Cách tính lãi đối với giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá ngắn hạn có nhiều loại khác nhau, nhưng cách tính lãi tương tự
nhau. Ở đây trình bày cách tính lãi kỳ phiếu như là ví dụ điển hình. Khi bán kỳ
phiếu cho khách hàng, NHTM ngoài cam kết trả nợ gốc khì kỳ phiếu đến hạn còn
cam kết trả lãi tính trên mệnh giá của kỳ phiếu. NHTM có thể thỏa thuận với khách
hàng sử dụng một trong những phương thức trả lãi sau đây:
•Trả lãi sau: theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳ phiếu một
lần vào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán kỳ phiếu.
•Trả lãi trước: theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi một lần tại
thời điểm phát hành. Trong trường hợp này, kỳ phiếu được bán ở mức giá chiết
khấu, tức là ở mức giá thấp hơn mệnh giá và lãi của kỳ phiếu chính là số tiền
chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán kỳ phiếu.
•Trả lãi định kỳ: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳ phiếu
theo từng định kỳ cho người sở hữu kỳ phiếu. Định kỳ trả lãi thường áp dụng theo
tháng.
Ví dụ 5 : Cách tính lãi kỳ phiếu của VCB.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 14


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Giả sử, khách hàng A,B và C mua một kỳ phiếu của VCB có những tính chất
sau:
•Mệnh giá: 50.000.000 đ.

•Loại ký phiếu: vô danh.
•Kỳ hạn: 6 tháng.
•Lãi suất: 7,8%/năm.
•Phương thức trả lãi: A chọn trả lãi sau, B chọn trả lãi trước và C chọn trả lãi
định kỳ hàng tháng.
•Xác định giá bán kỳ phiếu, lãi và số tiền mỗi khách hàng sẽ nhận được khi
kỳ phiếu đáo hạn.
Giải :
•Khách hàng A: Với phương thức đã chọn, khách hàng A mua kỳ phiếu ở
mức giá bằng mệnh giá là 50 triệu đồng. Lãi A được hưởng bằng 50.000.000
(7,8% x 6/12) = 1.950.000 đồng. Khi đáo hạn, A nhận cả gốc và lãi là 51.950.000
đống.
•Khách hàng B: Với phương thức đã chọn, khách hàng B được hưởng trước
tiền lãi bằng 50.000.000 (7,8% x 6/12) = 1.950.000 đồng. Do đó, B mua kỳ phiếu
theo giá chiết khấu ở mức bằng 50.000.000 – 1.950.000 = 48.050.000 đồng. Khi
đáo hạn, B nhận được số tiền bằng mệnh giá kỳ phiếu là 50 triệu đồng.
•Khách hàng C: Với phương thức đã chọn, khách hàng C mua kỳ phiếu ở
mức bằng mệnh giá và hàng tháng C nhận được số tiền lãi bằng 50.000.000 (7,8%
x 1/12) = 325.000 đồng (Có tất cả là 5 lần nhận lãi trước khi đáo hạn). Khi đáo hạn
nhận lại số tiền bằng mệnh giá cộng với một kỳ hạn lãi cuối cùng, tức là bằng
50.000.000 + 325.000 = 50.325.000 đồng.
Các loại kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi vừa trình bày trên đây chỉ thích hợp
đối với nhu cầu huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại. Từ thực tế
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 15


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại


GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

hoạt động cho thấy, các NHTM cần khối lượng vốn rất lớn và có nhu cầu huy động
vốn dài hạn hơn, đôi khi lên đến 10, 15 hoặc 20 năm. Để đáp ứng nhu cầu huy
động vốn dài hạn, NHTM có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu.
2.4. Huy động vốn trung và dài hạn
Muốn huy động vốn trung hạn (3 năm, 5 năm hay 10 năm) và dài hạn (trên
10), các Ngân hàng Thương Mại có thể phát hành trái phiêu hoặc cổ phiếu. Trái
phiếu do Ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái phiếu công ty.
So với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí huy động
vốn cao hơn so với trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu Kho bạc. Ở Việt Nam thời
gian qua, các Ngân hàng Thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) đều có phát
hành trái phiếu huy động vốn dài hạn, trong khi các Ngân hàng Thương mại cổ
phần ít khi phát hành trái phiếu mà chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Tuy
nhiên, gần đây một số Ngân hàng đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc
biệt là trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn dài hạn.
Nếu bạn là nhân viên phòng nguồn vốn và phụ trách huy động vốn dài hạn
qua phát hành các loại giấy tờ có giá, bạn cần am hiểu và có liên quan đến các
công việc như trình bày chi tiết dưới đây.
2.4.1. Xác định khách hàng tiềm năng
Xác định khách hàng tiềm năng ở đây là xác định xem ai là người có nhu cầu
và có khả năng mua các loại giấy tờ có giá dài hạn do Ngân hàng phát hành ?
Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là các nhà đầu tư dài hạn, những
người có tiền tệ nhàn rỗi cần đầu tư sinh lợi trong thời gian dài. Với những nhà đầu
tư này, họ tạm thời gác lại việc sử dụng tiền cho nhu cầu tiêu dùng để đầu tư nhằm
có được tiêu dùng cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư dài hạn này, nhìn chung
có thể chia thành hai nhóm:
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm: Lãi suất các năm đầu là 10,10%/năm, lãi suất 5
năm cuối (nếu BIDV không mua lạị) là 10,675%/năm.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 16


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Trái phiếu kỳ hạn 20 năm: Lãi suất các năm đầu là 10,45%/năm, lãi suất 5
năm cuối (nếu BIDV không mua lại) là 11,175%/năm.
Trái phiếu dài hạn để tăng vốn BIDV đáp ứng các điều kiện của trái phiếu
tăng vốn cấp 2 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đạt các chuẩn mực theo
tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cho quá trình hội nhập, BIDV phát hành trái phiếu
được sự tư vấn và đồng thu xếp phát hành bởi ngân hàng HSBC.
Việc phát hành trái phiếu dài hạn của BIDV, trước hết là làm tăng năng lực tài
chính, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, chủ
động hội nhập quốc tế, nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đáp ứng theo tiêu
chuẩn quốc tế, hướng tới mục tiêu hoạt động của BIDV là đến 2010 trở thành
Ngân hàng hiện đại kinh doanh đa năng, đa sở hữu, có chất lượng ngang tầm các
ngân hàng trong khu vực.
Trái phiếu tăng vốn BIDV được giao dịch ổn định và thường xuyên trên
TTGDCK TPHCM từ ngày 13/7/2006 với mã giao dịch là BID1-106 và BID1-206.
Với việc phát hành trái phiếu dài hạn đợt II/2006, BIDV nâng tổng mệnh giá phát
hành trái phiếu trong năm 2006 lên khoảng 3200 tỷ đồng, thực hiện một bước quan
trọng trong nỗ lực tăng năng lực tài chính trước khi tiến hành cổ phần hóa.
∙ Các nhà đầu tư tổ chức bao gồm các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm,
các loại quỹ đầu tư và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
∙ Các nhà đầu tư cá nhân bao gồm các ca sĩ, cầu thủ bóng đá, người nghỉ
hưu, nhân viên làm việc hưởng lương, chủ nông trại,... nói chung là những người

có thu nhập vượt quá nhu cầu chi tiêu, do đó, có nhu cầu tích lũy dài hạn.
Rõ ràng, đối với các nhà đầu tư dài hạn, lãi suất là yếu tố quan trọng hơn là
thanh khoản. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro dầu tư cực kỳ quan trọng, do vậy, họ cần có
sự đánh đổi hợp lý giữa yếu tố sinh lợi và rủi ro.
Để huy động vốn dài hạn, các NHTM cũng tiến hành lập đề nghị phát hành
trình lên cho Ngân Hàng nhà nước xem xét phê duyệt, sau đó thông báo phát hành
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 17


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả các thủ tục này thực hiện
tương tự như phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn đã trình bày ở phần trước. Phần
này không nhắc lại mà đi sâu vào chi tiết từng loại giấy tờ có giá cụ thể.
2.4.2. Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu
Với nhu cầu vốn dài hạn lên đến 10,15 hoặc 20 năm, rõ ràng các NHTM không
thể sử dụng các hình thức huy động tiền gửi hay phát hành các loại giấy tờ có giá
ngắn hạn được. Trong trường hợp này, NHTM có thể phát hành trái phiếu. Trong
các môn học tài chính doanh nghiệp và thị trường tài chính, bạn đã làm quen với
khái niệm trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Trái phiếu
do các NHTM phát hành có thể xem như là trái phiếu công ty. Nó là giấy chứng
nhận nợ do các NHTM để huy động vốn dài hạn, theo đó ngân hàng cam kết sẽ trả
lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu. Nhìn chung, một trái phiếu có
những thuộc tính sau đây :
∙ Mệnh giá: Là giá trị được công bố trên trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận lại
khi trái phiếu đáo hạn.

∙ Lãi suất của trái phiếu: Là lãi suất nhà đầu tư được hưởng, được công bố và
ghi trên trái phiếu.
∙ Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian tính từ lúc phát hành cho đến
khi trái phiếu đến hạn hoàn trả vốn gốc.
∙ Phương thức trả lãi: Là cách thức nhân hàng áp dụng để xác định và trả lãi
được hưởng cho nhà đầu tư. Nhìn chung phương thức trả lãi cũng có thể áp dụng
một trong ba phương thức trả trước, trả sau hoặc trả theo định kì. Trong đó, trả lãi
định kì còn có thể chia thành trả lãi theo định kì hàng năm hoặc trả lãi theo định kì
hàng tháng hay nửa năm.
Bằng việc phát hành trái phiếu bán chi các nhà đầu tư, NHTM thu về được một
khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức nợ vay. Như vậy khi phát hành trái
phiếu, nguồn vốn hoạt động cúa NHTM tăng lên. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu
không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăn nợ dài hạn của ngân hàng. Theo
phân loại của Basel II, nợ dài hạn qua phát hành trái phiếu được xem như là vốn
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 18


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

cấp II, trong khi vốn chủ sở hữu được xem là vốn cấp I. Theo Basel II, một ngân
hàng được là đủ vốn khi tỷ lệ vốn cấp I trên giá trị tài sản có hiệu chỉnh rủi ro tối
thiểu là 4%, hoặc tỷ lệ vốn cấp II trên giá trị tài sản có hiệu chỉnh rủi ro tối thiểu là
8%.
Gần đây, nhiều NHTM dã phát hành trái phiếu huy động vốn nhằm có đủ vốn
cấp II theo qui định của Basel II. Chẳng hạn. Tháng 5/2006 BIDV đã phát hành
thành công Trái phiếu tăng vốn BIDV( vốn cấp II ) đợt I/2006 với tổng giá trị 2200

tỷ VNĐ trong thời gian ngắn. Từ ngày 7 đến 18/12/2006, BIDV chính thức phát
hành trái phiếu dài hạn bằng VNĐ dể tăng vốn đợt II/2006, với tổng trị giá phát
hành khoảng 1000 tỷ đồng. Ví dụ 6 dưới dây minh họa tình huống phát hành trái
phiếu dài hạn của BIDV để huy động nguồn vốn dài hạn nhằm tăng tỷ lệ vốn cấp II
theo yêu cầu của Basel II.

2.4.3. Huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu
chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu mà tổ chức phát
hành bán cho nhà đầu tư, trong đó có thỏa thuận đến 1 thời điểm náo đó có quyền
chuyển đổi thành cổ phiếu theo 1 tỉ lệ chuyển đổi nào đó (conversion rate).
Loại trái phiếu này được xem như là 1 dạng chứng khoán (hybrid), do vừa có
các tính chất của 1 chứng khoán nợ, đồng thời vừa có tính chất của 1 chứng khoán
vốn. Nó rất phổ biến ở các nước có thị trường vốn phát triển, nhưng chưa phổ biến
lắm ở Việt Nam.
Năm 1996, lần đầu tiên loại trái phiếu chuyển đổi được công ty Cơ Điện Lạnh
(REE) phát hành theo sự tư vấn của Dragon capital. Đến 2005, VCB cũng phát
hành loại trái phiếu này. Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trên thị trường Việt
Nam còn mang tính chất thử nghiệm, nhưng kinh nghiệm của REE và VCB cho
thấy loại trái phiếu này phát hành rất thành công ở thị trường vốn Việt Nam. Ưu
điểm nổi bật của loại trái phiếu này là nhờ đính kèm quyền chuyển đổi thành cổ
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 19


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng


phiếu nên có thể giúp tổ chức phát hành giảm được chi phí huy động vốn một cách
đáng kể. Chẳng hạn, VCB phát hành trái phiếu chuyển đổi phải trả lãi suất chỉ có
6%/năm, trong khi nếu phát hành trái phiếu thông thường như BIDV phải trả lãi
trên 10%/năm. Vì thế nhiều NHTM cổ phần khác như ACB, Sài Gòn Bank gần đây
cũng đã phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn. ví dụ dưới đây trình bày
những tình huống phát hành trái phiếu chuyển đổi của ACB.
VD: Phát hành trái phiếu chuyển đổi của ACB
ACB phát hành trái phiếu chuyển đổi nhằm mục đích tăng quy mô vốn hoạt
động. Trái phiếu được phát hành, thanh toán và chuyển đổi sang cổ phiếu bằng
đồng Việt Nam.Mệnh giá trái phiếu là 1.000.000 đồng và tổng mệnh giá được phát
hành là 3.000 tỷ đồng. trái phiếu chuyển đổi của ACB được phát hành dưới hình
thức ghi sổ. ACB hoặc tổ chức được ACB ủy quyền thực hiện việc lưu kí cấp cho
trái chủ giấy xác nhận sở hữu ghi nhận số lượng trái phiếu từng đợt phát hành của
mỗi trái chủ. Thời hạn của trái phiếu tối đa là 5 năm, bắt đầu từ thời điểm trái
phiếu được phát hành cho đến thời điểm trái phiếu được chuyển đổi thành cổ
phiếu. Hết thời hạn này, trái phiếu mặc nhiên được chuyển đổi thành cổ phiếu nếu
các trái chủ đáp ứng được các điều kiện quy định, không phụ thuộc vào ý chí của
trái chủ.
Lãi suất trái phiếu là 8%/năm, lãi trả hàng năm, cố định trong suốt thời hạn
của trái phiếu.
Trái phiếu được phát hành cho đối tượng mua là các cổ đông ACB. Cổ đông
ACB được mua trái phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông tại
ACB vào thời điểm chốt danh sách.
Trường hợp trái phiếu được mua của cổ đông có lẽ phần thập phân, thì quyền
mua phần lẽ thập phân của cổ đông được bán cho nhân viên ACB và thanh toán
tiền cho cổ đông. Phương thức bán, giá bán, danh sách nhân viên ACB được mua
trái phiếu do Thường trực Hội đồng quản trị quyết định.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM


Trang 20


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Trường hợp số lượng trái phiếu dự kiến phát hành không được cổ đông đăng
ký mua hết thì số trái phiếu dự kiến phát hành còn lại sẽ được Thường trực Hội
đồng quản trị phân phối cho nhân viên của ACB với các điều kiện như đã chào bán
cho cổ đông. Danh sách nhân viên được mua trái phiếu do Thường trực Hội đồng
quản trị quyết định.
Trái chủ vào thời điểm chốt danh sách chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu
phải là người không thuộc các trường hợp bị cấm mua cổ phần của công ty cổ phần
theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sỡ hữu trái phiếu nếu có đủ điều
kiện và trong giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật trong
từng thời kỳ.
Việc phát hành các loại kỳ phiếu cũng như chứng chỉ tiền gửi đê huy động
vốn ngắn hạn và trái phiếu để huy động vốn dài hạn như trình bày trên đây có tác
dụng giúp các NHTM tăng nguồn vốn hoạt động, nhưng không giúp ngân hàng
tăng vốn chủ sở hữu, bởi vì các loại giấy tờ có giá trên đây là công cụ nợ chứ
không phải công cụ vốn. Mặt khác, khi phát hành các công cụ nợ để huy động vốn,
NHTM phải chịu áp lực trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư. Nếu muốn tăng vốn
chủ sở hữu và khong bị áp lực trả lãi và vốn gốc, các NHTM có thể phát hành cổ
phiếu để huy động vốn.
2.4.4. Huy động vốn dài hạn bằng phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu nói chung là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Các NHTM cổ
phần cũng là một dạng công ty cổ phần, do đó, có thể phát hành cổ phiếu để huy
huy động vốn cổ phần. Do cổ phần, phần góp vốn bằng nhau trong công ty, là một

khái niệm vô hình cho nên cổ phiếu cần thiết như là một tờ giấy để hữu hình hóa
số cổ phần mà một cổ đông nào đó nắm giữ. Hay nói cách khác, cổ phiếu chính là
công cụ biểu thị số vốn cổ phần. Tùy theo luật và điểu lệ, ngân hàng sẽ xác định
mỗi cổ phiếu biểu thị và chứng nhận bao nhiêu cổ phần, thông thường là 1, 10 hay

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 21


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

100 cổ phần. Có nhiều cách phân loại cổ phiếu thành nhiều loại khác nhau, nhưng
hai cách phân loại sau đây rất thường gặp.
2.4.4.1. Phân loại cổ phiếu thành cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký
danh
Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếu không có ghi tên người chủ sở hữu trên cổ
phiếu. Loại cổ phiếu này dễ giao dịch trên thị trường hơn, do không phải làm thủ
tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Cổ phiếu ký danh là loại cổ phiếu có ghi tên
người chủ sở hữu trên cổ phiếu. Chỉ có cổ phiếu vô danh mới được mua, bán
chuyển nhượng thuận lợi trên thị trường còn cổ phiếu ký danh muốn chuyển
nhượng cần phải có sự chấp thuận của hội đồng quản trị.
2.4.4.2. Phân loại cổ phiếu thành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu
đãi:
Cả cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi đều là giấy chứng nhận sở hữu một
cổ phần trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, hai loại cổ phiếu này có nhiều điểm
khác biệt nhau.
Bảng 1: So sánh sự khác biệt giữa cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu ưu đãi

1. Được hưởng cổ tức không cố

Được hưởng cổ tức cố định bất

định, có thể cao hay thấp tùy theo kết kể kết quả kinh doanh cao hay thấp
quả kinh doanh
2. Được hưởng cổ tức sau cổ
phiếu ưu đãi
3. Được chia tài sản sau cùng
trong trường hợp công ty bị thanh lý

Được hưởng cổ tức trước cổ
phiếu phổ thông
Được chia tài sản trước khi chia
cho cổ đông phổ thông trong trường
hợp công ty bị thanh lý

4. Gía cả thường dao động

Gía cả thường ít dao động hơn

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 22



Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

mạnh hơn cổ phiếu ưu đãi

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

cổ phiếu phổ thông

5. Lợi nhuận và rủi ro cao hơn
cổ phiếu ưu đãi

Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ
phiếu phổ thông

Bảng 1 trên đây nêu ra một số quyền ưu đãi của cổ phiếu ưu đãi so với cổ
phiếu phổ thông. Các quyền đó bao gồm :
2.4.4.2.1. Thứ nhất là quyền được chia cổ tức ưu tiên
Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định hàng năm bất kể kết quả
kinh doanh cao hay thấp, trừ phi công ty kinh doanh không có lãi. Tuy nhiên, điều
này có khi làm cho số lợi nhuận cổ phiếu ưu đãi thu nhận được cao hơn, cũng có
khi làm cho số lợi nhuận thu được thấp hơn so với cổ phiếu phổ thông. Bảng 2 cho
chúng ta ví dụ minh họa điều này.
Bảng 2 : Phân chia lợi nhuận giữa cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông.
(Triệu đồng)
Năm
Lợi nhuận phân
chia
Cổ phần ưu đãi
Cổ phần phổ
thông


1

2

3

4

5

200

170

120

250

450

150

150

120

170

150


50

20

0

80

300

2.4.4.2.2. Thứ hai là quyền được chia tài sản ưu tiên trong trường hợp
công ty bị thanh lý
Trong trường hợp công ty bị thanh lý thứ tự ưu tiên phân chia tài sản thanh lý
của công ty như sau (nếu bị phá sản thì thứ tự ưu tiên theo quy định của Luật phá
sản doanh nghiệp) :
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 23


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại

GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

1.

Trả nợ Nhà nước và công nhân viên.

2.


Trả nợ ngân hàng.

3.

Trả nợ trái phiếu.

4.

Trả nợ doanh nghiệp khác.

5.

Trả vốn cổ phần ưu đãi.

6.

Trả vốn cổ phần phổ thông.

Để huy động và tăng vốn chủ sỡ hữu, NHTM có thể xem xét phát hành
cổ phiếu bán cho cổ đông cũ, cổ đông mới và kể cả bán cổ phiếu cho nhà đầu tư
nước ngoài. Theo nghị định 69 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của
các ngân hàng thương mai Việt Nam,mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài sẽ được tăng từ mức “trần” là 10% lên 15% vốn điều lệ của một
ngân hàng thương mại Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn
cứ đề nghị của NHNN có thể quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài vượt quá 15% nhưng không được vượt quá 20% vốn điều
lệ của một NHTM Việt Nam. Cũng theo nghi định này, các NHTM Việt Nam
muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt
1.000 tỉ đồng.

Tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam phải có
tổng giá trị tối thiểu tương đương 20 tỉ USD vào năm trước năm đăng kí mua cổ
phần. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài không phải là nhà đầu tư chiến lược, mức
sở hữu cổ phần của mỗi nhà đầu tư không được vượt quá 5% vốn điều lệ của ngân
hàng Việt Nam.
Ví dụ 8: Tình huống Sacombank phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
NHNN vừa chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.089 tỷ đồng lên 4.449
tỷ đồng của Sacombank. Kế hoạch tăng vốn này đã được Đại hội đồng cổ đông
Ngân hàng Sải Gòn Thương Tín (Sacombank) thông qua ngày 19/3/2007. Cụ thể
phương án tăng vốn sẽ được thực hiện bằng việc:
Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 24


Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại



GVHD: Th.s Đặng Thị Hồng Phượng

Phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2006 là 250.729.540.000

đồng;


Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là 2.089.412.810.000

đồng;



Phát hành cổ phiếu cho cán bộ ngân hàng là 20.000.000.000

đồng;

2.4.5 Xác định chi phí huy động vốn dài hạn của NHTM
Đứng trên góc độ NHTM, việc xác định chi phí huy động vốn dài hạn qua
phát hành các giấy tờ có giá rất quan trọng vì nó có tác động đến quyết định xem
NHTM nên huy động vốn bằng hình thức nào. Cụ thể, NHTM cần quyết định:
o

Nên huy động tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá;

o

Nên phát hành trái phiếu hay cổ phiếu;

o

Nên phát hình trái phiếu hay trái phiếu chuyển đổi;

o

Nên phát hành cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ưu đãi;

Giải quyết vấn đề này cần đòi hỏi NHTM phải phân tích ưu nhược điểm của
từng phương án huy động vốn. Ngoài ra, một điều hết sức quan trọng cần chú ý là
xác định chi phí của từng phương án huy động vốn. Thực ra, cách xác định chi phí
huy động vốn ở đây chỉ là vận dụng kiến thức về các mô hình định giá chứng
khoán.

2.4.5.1. Chi phí huy động vốn bằng trái phiếu
Khi phát hành trái phiếu huy động vốn, nhìn chung NHTM phải chịu hai loại
chi phí: (1) chi phí phát hành và (2) chi phí trả lãi cho nhà đầu tư.

Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của NHTM

Trang 25


×