Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.56 KB, 52 trang )

Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................2
PHẦN I :..........................................................................................................................................4
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH
XUÂN..............................................................................................................................................4
1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân.......................................4
1.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................................4
1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Xuân............................................8
1.2.1. Hoạt động huy động vốn................................................................................................8
1.2.2. Hoạt động tín dụng.......................................................................................................12
1.2.3. Hoạt động thanh toán của MB Thanh Xuân................................................................21
1.2.4. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng...........................................................22
1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.............................................................23
PHẦN II :.......................................................................................................................................27
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI
NHÁNH THANH XUÂN..............................................................................................................27
2.1. Bộ phận thực hiện hoạt động cho vay.................................................................................27
2.2. Những quy định chung về hoạt động cho vay....................................................................28
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tại MB Thanh Xuân...........................................................31
2.3.1. Lãi suất cho vay của MB Thanh Xuân.........................................................................31
2.3.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng:........................................................................33
2.3.4. Quy trình cho vay :......................................................................................................35
2.4. Kết quả hoạt động cho vay và quản lý kết quả cho vay......................................................37
PHẦN III :......................................................................................................................................39
ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI
NHÁNH THANH XUÂN..............................................................................................................39


3.1. Những thành tựu đạt được..................................................................................................40
3.2. Những hạn chế của ngân hàng và nguyên nhân :................................................................41
3.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại MB Thanh Xuân......42
3.3.1. Một số giải pháp:.........................................................................................................42
3.3.2. Những kiến nghị :........................................................................................................47

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
1 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

KẾT LUẬN....................................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................50

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, đổi mới về cơ chế quản lý cũng
như cơ chế thị trường mở ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế
nước nhà. Nền kinh tế nước nhà đang có những tiến bộ đáng kể, cùng với nó là sự
phát triển của các ngành sản xuất cũng như dịch vụ, ngành ngân hàng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển đất nước.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính của nền kinh tế, là mắt xích
quan trọng cấu thành nên sự vận động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hàng triệu
cá nhân, hộ gia đình và các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền
tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội; là tổ chức
cho vay chủ yếu đối với Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với

Nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt
là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của
Chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư cho hoạt
động kinh doanh, đầu tư các dự án, công trình cũng tăng cao. Không chỉ để bổ
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
2 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

sung cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Các doanh nghiệp luôn luôn cần nguồn
vốn bổ sung liên tục cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh hay dịch vụ của
mình. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu ấy, hàng loạt các ngân hàng ra đời đáp ứng
nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nổi bật lên là hoạt động cho vay, đây là một trong hai
hoạt động chủ yếu của ngân hàng và cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, mang lại phần lớn thu nhập
cho ngân hàng và giúp cho nền kinh tế đất nước phát triển một cách xuyên suốt. Vì
vậy mà các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Ngân hàng Quân đội chi
nhánh Thanh Xuân nói riêng luôn phải cố gắng tìm ra các giải pháp để mở rộng
hoạt động cho vay, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như mang lại nguồn
lợi nhuận chính cho ngân hàng. Đó cũng là thách thức lớn mà Ngân hàng phải đối
mặt. Xuất phát từ thực tiễn đó em đã lựa chọn nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng
Quân đội chi nhánh Thanh Xuân làm đề tài thực tập.
Báo cáo của em gồm 3 phần như sau :
Phần I : Khái quát về Ngân hàng Quân đội và chi nhánh Thanh Xuân.

Phần II : Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh
Thanh Xuân.
Phần III : Đánh giá về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh
Thanh Xuân.
Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện có hạn nên em không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cũng như Ban
Giám đốc ngân hàng để em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
3 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

PHẦN I :
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH THANH XUÂN
1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân
1.1.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập theo Quyết định số 00374/GPUB ngày 30/12/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo
Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/9/1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
với thời gian hoạt động là 50 năm. Ngày 4/11/1994 Ngân hàng chính thức được
thành lập với tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, tên giao dịch
quốc tế là Military Bank (MB). Hiện nay Ngân hàng có trụ sở chính tại số 3 Liễu
Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn đến nay vốn điều
lệ của ngân hàng là 7.300 tỷ VND. MB có mạng lưới rộng khắp bao phủ khắp cả
nước. Đến thời điểm 30/06/2011, hệ thống của MB bao gồm: 1 hội sở chính, 1 sở
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
4 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 150 chi nhánh và các điểm giao dịch, 327 máy
ATM, 1.328 máy POS phân bổ ở 24 tỉnh thành kinh tế phát triển trên cả nước, 5
công ty con và 3 công ty liên kết. Đến cuối năm 2011, MB nằm trong danh sách 10
ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trên thị trường tài chính Việt Nam, tốc độ tăng
trưởng mạnh và ổn định qua các năm.
Giữ vững phương châm hoạt động “VỮNG VÀNG – TIN CẬY”, qua 17
năm xây dựng và trưởng thành Ngân hàng TMCP Quân đội đã có những bước phát
triển vững chắc và trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối
tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với mục tiêu kinh doanh an toàn, tuân thủ,
tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính – ngân hàng đã tạo cho
Military Bank một sự ổn định, hoạt động minh bạch, hiệu quả và liên tục tăng
trưởng, điều này luôn được các cơ quan quản lý, các đối tác cũng như khách hàng
đánh giá cao. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Ngân hàng TMCP Quân đội
liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng khen cho
những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán
quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chartered
Bank, UBOC, được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong

hai năm liền 2005 và 2006, đạt cúp vàng Top ten thương hiệu Việt ngành Ngân
hàng – Tài chính năm 2006 và nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị khác.
Military Bank đang phát triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành
lập các công ty như Công ty Chứng khoán Thăng Long, Công ty Quản lý quỹ đầu
tư Hà Nội, tham gia góp vốn đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả,
có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên thị trường. Công tác quản trị rủi ro được
đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể giảm thiểu rủi ro không chỉ
cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng, Military Bank luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn
theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý.
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
5 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

MB cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt Nam
với việc đã nối mạng trực tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của Temenos
vào cuối năm 2003. Hệ thống quản lý chất lượng 9001: 2000 đã được thiết lập và
cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào tháng 9 năm 2004 và hiện đang được triển
khai tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,
nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị quan hệ khách hàng, phát triển dịch vụ
ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản... đang được nghiên cứu và triển khai trên toàn
hệ thống.
Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, MB đang nghĩ và hành động
hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho
khách hàng, giá trị cho cổ đông : MB phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng

đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.
Chi nhánh Thanh Xuân là một trong những chi nhánh được thành lập sớm
của Ngân hàng Quân Đội, vào ngày 4/11/1997 theo quyết định số
140/2003/NHQĐ-HĐQT ngày 11/3/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân
hàng TMCP Quân Đội. Tháng 11/2003, chi nhánh được chuyển thành chi nhánh
cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ. Đến năm 2005, khi Sở giao dịch được
thành lập thì Chi nhánh Thanh Xuân được chuyển về trực tiếp thuộc Sở giao dịch
Hà Nội.
- Tên ngân hàng : Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân.
- Địa chỉ

: Số 475, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Giám đốc

: Ông Nguyễn Tuẩn Anh.

- Phó giám đốc : Ông Đỗ Việt Cường.
- Hình thức

: Ngân hàng TMCP.

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
6 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội


Khoa Tài chính – Ngân hàng

- Điện thoại

: 04. 3854. 5459

- Fax

: 04. 3854. 0414
Bắt đầu từ những ngày đầu thành lập với đầy những khó khăn trong việc tìm

hiểu thị trường, xây dựng uy tín và thương hiệu MB, chi nhánh Thanh Xuân đã
không ngừng cố gắng vì sự tiếp bước của ngân hàng Quân Đội.
Trong năm 2008 ,trong điều kiện nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh,
nhất là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản, kéo theo sự tăng
trưởng mạnh về tín dụng của các Ngân hàng thương mại, chi nhánh Thanh Xuân
cũng đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong các năm liên tiếp. Vì thế ngày
25/11/2008, theo quyết định số 613/QĐ-MB-HĐQT, MB Thanh Xuân được tách ra
khỏi Sở giao dịch và trở thành 1 đơn vị trực thuộc Hội Sở.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh
Thanh Xuân.
Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân thực hiện các chức năng
và nhiệm vụ sau :
1. Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của
Chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát triển;
Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

4. Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ
thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
7 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ
chức uỷ thác.
5. Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của
Ngân hàng Phát triển.
6. Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng theo qui định của
pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển
và tín dụng xuất khẩu.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Xuân
1.2.1. Hoạt động huy động vốn
MB Thanh Xuân huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua
nhiều kênh khác nhau. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng
lưới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc tư các khối CIB (doanh nghiệp lớn và
các định chế tài chính), SME và khách hàng cá nhân đã đem lại hiệu quả. Các hình
thức huy động vốn của ngân hàng rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu gửi tiền của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

- Huy động tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức gồm có : tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Cũng như ngân hàng các cá nhân cũng được
phép mở tài khoản này ở các nơi để giao dịch. Đây là nguồn quan trọng vì nó chứng
tỏ được uy tín của ngân hàng và khó thay đổi khi tỷ giá thay đổi. Ngân hàng thương
mại cổ phần Quân đội luôn bảo đảm thăng bằng về nguồn vốn này.

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
8 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

- Phát hành giấy tờ có giá : Đây là nguồn vốn quan trọng song chiếm tỷ trọng
không lớn là do đây là nguồn tiền nhạy cảm với mọi biến động kinh tế, xã hội và kinh
doanh tiết kiệm mang lại lợi nhuận không đáng kể.
- Vay Ngân hàng Nhà Nước và các TCTD khác : Đây là nguồn vốn giúp Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội có khả năng thanh khoản khi cần thiết. Các tổ
chức tín dụng ở đây không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
- Ngoài ra còn có nguồn vốn tài trợ, uỷ thác từ Nhà Nước và các tổ chức quốc
tế, quốc gia phục vụ các chương trình phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội
Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân luôn tự hào là một trong
những chi nhánh huy động vốn giỏi nhất, phát huy tốt thế mạnh nội bộ, gặt hái
nhiều thành công. Có được kết quả này là nhờ Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên
năng động, nhiệt tình, kỷ luật, chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp vụ giỏi, ham học
hỏi, chăm sóc khách hàng tốt và đặc biệt đó là những cán bộ nhân viên có tinh thần
đoàn kết cao. Sau đây là bảng số liệu thể hiện kết quả huy động vốn của MB Thanh

Xuân năm 2009, 2010, 2011.

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
9 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Bảng 1 : Bảng kết quả hoạt động huy động vốn
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

904,67

1049,28

1225,33

- Tiền gửi không kỳ hạn


224,3

270,3

285,89

- Tiền gửi có kỳ hạn

90,06

94,9

107,03

- Tiền gửi ký quỹ

15,42

17,3

20,14

- Tiền gửi tiết kiệm

574,89

666,78

812,27


1,00

1,02

1,02

17,9

19,1

20,38

1. Tiền gửi của TCKT,
dân cư

2. Phát hành giấy tờ có
giá
3. Huy động khác
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
10 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội
Tổng vốn huy động

Khoa Tài chính – Ngân hàng
923,57


1.069,4

1.246,73

(Nguồn : Báo cáo tài chính MB Thanh Xuân qua các năm)
Qua bảng 1 ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều và ổn
định qua các năm. Năm 2010 tổng vốn huy động là 1069,4 tỷ (tăng 15,7% so với
năm 2009), năm 2011 là 1246,73 tỷ (tăng 16,19%). Việc tăng trưởng nguồn vốn
của ngân hàng là việc đóng góp toàn bộ từ huy động vốn nợ, nguồn vốn chủ sở hữu
hầu như không tăng.
Hoạt động huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư trong nền kinh tế
là một hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Theo bảng
1 thì huy động từ tiền gửi năm 2010 tăng 144,61 tỷ (tức tăng 15,9%) so với năm
2009, còn năm 2011 so với năm 2010 tăng 176,05 tỷ (tức 16,77%). Trong đó tiền
gửi tiết kiệm là tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2011 tăng
145,49 tỷ đồng (tăng 21,8%) so với năm 2010, chiếm 66,3% trong tổng vốn huy
động từ tiền gửi. Còn các loại tiền gửi khác không kỳ hạn tăng 15,59 tỷ đồng (tức
tăng 5.7%), tiền gửi có kỳ hạn tăng 12,4 tỷ (tăng 13%), tiền gửi ký quỹ tăng 2,84 tỷ
(tăng 16,4%). Qua đó ta nhận thấy rằng việc tăng trưởng tiền gửi có tính chất ổn
định (tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) tăng nhiều hơn so với tiền gửi có
tính chất không ổn định (tiền gửi không kỳ hạn), điều này đã giúp ngân hàng tăng
nguồn vốn kinh doanh ổn định hơn và giúp ngân hàng phân bổ nguồn vào kế hoạch
đầu tư kinh doanh một cách hợp lý, giảm được chi phí cho ngân hàng.
Về phát hành giấy tờ có giá của chi nhánh thì hầu như không tăng qua các
năm, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng tương đối
thấp trong bảng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới ngân
hàng nên đẩy mạnh việc huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá để làm
đa dạng hơn hình thức huy động vốn, cũng như tăng được quy mô vốn của mình.
GVHD : TS. Lương Văn Hải


SV : Trần
11 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

1.2.2. Hoạt động tín dụng
1.2.2.1. Hoạt động cho vay :
Nhìn chung trong năm 2011 tình hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nước
không ngừng tăng lên.Tuy nhiên, nhiều biến động trên thị trường trong và ngoài khu
vực đã không thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước sản xuất kinh
doanh do năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, vốn tự có thấp và nhỏ, nợ lớn
ở nhiều đơn vị... Việc tăng giá điện, xăng dầu, ngoại tệ... kéo theo giá thành sản phẩm
của nhiều loại hàng hoá tăng lên. Thêm vào đó là việc nhập lậu, trốn thuế, ngày càng
gia tăng làm cho hàng hoá trong nước không thể nào cạnh tranh nổi, gây khó khăn
cho sản xuất trong nước. Mặt khác là sức mua của dân có phần chững lại, có chiều
hướng giảm sút làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, một số doanh
nghiệp thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ làm vì sản phẩm làm ra bị ứ đọng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn đã làm ảnh
hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. tình trạng ra hạn nợ, chuyển
nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng, đẫn đến hoạt động tín dụng ngân hàng bị
hạn chế.
Để đối phó với thực trạng nêu trên, trong công tác chỉ đạo kinh doanh dịch vụ
tiền tệ Ngân hàng của Ngân hàng cổ phần Quân đội đã kết hợp công tác chấn chỉnh
hoạt động Ngân hàng với việc thực hiện phương án kinh doanh lấy mục tiêu “ Hiệu
quả kinh doanh gắn liền với an toàn vốn, làm tư tưởng chỉ đạo để động viên cán bộ
công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh do Ngân hàng đã đề ra. Bên cạnh

đó, hoạt đông tín dụng được định hướng từng bước theo tỉ lệ đầu tư, cho vay các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ưu tiên đáp ứng yêu cầu của các công ty cổ
phần, công ty TNHH có uy tín trong hoạt động và thanh toán, các dự án có tính khả
thi cao.
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
12 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Dưới đây là kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm gần
đây :

Bảng 2 : Kết quả hoạt động cho vay của MB Thanh Xuân
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm

2007

2008

2009

2010

2011


1. Cho vay ngắn hạn

425,45

689,1

828,06

1.023,9

1.142,8

2. Cho vay trung hạn

371,5

326,7

513,43

865,2

904,73

3. Cho vay dài hạn

391,05

374.2


206,51

234,9

259.47

Tổng doanh số cho vay

1.188

1.390

1.548

2.124

2.307

Chỉ tiêu

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thanh Xuân)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Thanh Xuân ta nhận
thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2007, tổng
doanh số cho vay là 1.188 tỷ đồng, năm 2008 là 1.390 tỷ (tăng 202 tỷ đồng so với
năm 2007). Trong năm 2010 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 2.124 tỷ đồng (tăng
576 tỷ so với năm 2009). Và đến năm 2011 tăng lên 2.307 tỷ đồng.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009 vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến
năm 2010, trước tình hình nền kinh tế như vậy ngân hàng đã có những chính sách
khuyến khích tăng trưởng tín dụng ngắn hạn vì tính chất của tín dụng ngắn hạn là

thời gian quay vòng vốn nhanh, dễ kiểm soát, và linh hoạt trên thị trường tài chính,
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
13 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

thay đổi nhanh khi có sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá...Vì vậy mà cho vay ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2009, cho vay ngắn hạn
là 828,06 tỷ đồng chiếm 53,5%, năm 2010 tăng lên 1023,9 tỷ, và năm 2011 là
1.142,8 tỷ đồng chiếm 49,5%. Ngân hàng hiểu rõ được rằng trong giai đoạn kinh tế
của nước ta việc đầu tư vào tín dụng dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro như : rủi ro về lãi
suất, rủi ro về tỷ giá…nên hầu như cho vay dài hạn không tăng. Đó là một chiến
lược giúp cho chi nhánh Thanh Xuân hoạt động hiệu quả và đảm bảo khả năng
thanh toán, phòng tránh các rủi ro cho ngân hàng.
1.2.2.2. Hoạt động bảo lãnh :
Bảo lãnh là hoạt động dịch vụ của ngân hàng mang lại cho khách hàng nhiều
tiện ích. Chi nhánh Thanh Xuân cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như :
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh bảo hành
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh nhận hàng
- Bảo lãnh thanh toán
Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong những năm qua được thể hiện ở
bảng kết quả sau :
Bảng 3 : Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Đơn vị : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Dịch vụ bảo lãnh
GVHD : TS. Lương Văn Hải

2009

2010

2011

802

1.508

2.112

SV : Trần
14 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng 3 ta thấy được, doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2009 là 802 tỷ
đồng, sang năm 2010 tăng lên 1508 tỷ (tăng 706 tỷ tương ứng 88,02% so với năm
2009). Và năm 2011, con số này là 2112 tỷ (tăng 604 tỷ đồng so với năm 2010).

Điề đó cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt, hoạt động bảo
lãnh khả quan góp phần nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
1.2.2.3. Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá là việc Ngân hàng mua lại hoặc tạm
thời bảo quản với một mức phí nhất định (lãi suất chiết khấu) các giấy tờ có giá
còn thời hạn thanh toán thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân.
Các loại giấy tờ có giá được ngân hàng chiết khấu gồm có :
- Trái phiếu Chính phủ gồm các loại : Trái phiếu Kho bạc, Tín phiếu Kho
bạc và Trái phiếu đầu tư của Chính phủ, Công trái.
- Các loại giấy tờ có giá do MB và các ngân hàng thương mại khác phát
hành như : Trái phiếu NHTM, Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi (Sổ Tiết kiệm, Sổ Tiền
gửi nhưng không bao gồm Sổ Tiết kiệm mang tính gửi góp).
- Các loại giấy tờ có giá khác do MB quy định trong từng thời kỳ hoặc do
Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể (VD: Bộ chứng từ thanh toán
L/C không huỷ ngang, có bảo hiểm và thanh toán qua MB, Hối phiếu, Lệnh phiếu,
Trái phiếu của UBND tỉnh, thành phố...)
Trong những năm qua, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng
được thể hiện qua bảng sau :

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
15 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Bảng 4 : Doanh thu từ hoạt động chiết khấu

Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu từ hoạt động chiết khấu

2009

2010

2011

6.427,2

8.064,4

8.921,48

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Nhận xét :
Năm 2009, doanh thu từ hoạt động chiết khấu đạt 6.427 triệu đồng, sang
năm 2010 con số này tăng mạnh, tăng 1.637,2 triệu đồng so với năm 2009 đạt
8.064,4 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh thu tăng chậm hơn so với năm 2010 đạt
8.921 triệu đồng (tăng 857 triệu đồng so với năm 2010). Nhìn chung, trong những
năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt được kết quả tốt.
1.2.2.4. Hoạt động cho thuê tài chính
Đối với chi nhánh Thanh Xuân, hoạt động cho thuê tài chính ít khởi sắc hơn
so với các hoạt động khác. Tuy nhiên, điều đó cũng không ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh chung của toàn ngân hàng. Trong những năm tới ngân hàng nên chú
trọng hơn nữa tới hoạt động kinh doanh này.
Nhìn chung công tác tín dụng năm 2011 của Ngân hàng thương mại cổ phần

Quân đội chi nhánh Thanh Xuân là một bước tiến quan trọng về mặt chất với đầy đủ
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
16 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

các yếu tố tạo nên sự thành công về hiệu quả gắn liền với sử dụng vốn an toàn.Trong
năm Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã thực hiện công tác rà soát, kiểm tra
lại 100% hồ sơ vay vốn để bổ sung những thiếu sót.Các món vay được thực hiện theo
đúng thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ, bảo đảm cho các món vay đều được kiểm tra
trước,trong và sau khi phát tiền vay,thực hiện tốt thể chế về tài sản thế chấp, không
tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để có thể chiếm đoạt tài sản hay sử dụng sai mục
đích vốn vay. Luôn đánh giá phân loại khách hàng, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả cho vay vốn, luôn xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài.
Chất lượng tín dụng của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 5 : Tổng dư nợ tín dụng và tình hình nợ quá hạn của chi nhánh
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm

2009

2010

2011


Tổng dư nợ tín dụng

1.319

1.743

2.085

Nợ quá hạn

15,82

17,08

33,36

1,2%

0,98%

1,6%

Chỉ tiêu

Tỉ trọng NQH
Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB Thanh Xuân)
Ta có thể thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng qua các năm phản ánh công
tác tín dụng của chi nhánh là có hiệu quả. Năm 2009 tổng dư nợ tín dụng là 1.319 tỷ

đồng, năm 2010 là 1.743 tỷ (tăng 32,14% so với năm 2009). Năm 2011, tổng dư nợ
tín dụng đạt 2.085 tỷ đồng (tăng 19,62% so với năm 2010).
Qua bảng 5 chúng ta cũng có một cái nhìn tổng quát về tình hình nợ quá hạn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thời gian gần đây. Cụ thể là:
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
17 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Năm 2009, nợ quá hạn là 15,82 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1,2% trong tổng dư nợ.
Năm 2010, nợ quá hạn tăng lên đến 17,08 tỷ chiếm tỷ trọng 0,98 % tổng dư nợ. Năm
2011, con số này là 33,36 tỷ chiếm tỷ trọng là 1,6%. Như vậy nợ quá hạn liên tục gia
tăng trong những năm gần đây. Nếu như năm 2009 mới là 15,82 tỷ thì đến năm 2011
đã là 33,36 tỷ. Tuy nhiên đó là con số tuyệt đối và ta chưa có được kết luận gì. Để
đánh giá được ý nghĩa những con số này ta cần phải xem xét con số tương đối: nợ quá
hạn/ tổng dư nợ. Con số nợ quá hạn / Tổng dư nợ qua các năm làm ta nhìn nhận một
điều rằng nợ qua hạn thật sự gia tăng theo cả chiều rộng và cả chiều sâu của nó và rất
có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Con số nợ quá hạn 0,98% năm 2010 và 1,6% năm 2011 là những con số chưa
phải là cao so với các tổ chức tín dụng khác song nó ảnh hưởng không ít tới chất
lượng tín dụng. Chúng ta không thể đổ lỗi 100% do khách quan mà phải xem xét
nguyên nhân để có thể kịp thời có những giải pháp chấn chỉnh trong thời gian sắp tới
nhằm đưa hoạt động tín dụng có hiệu quả cao - an toàn vốn. Vậy chúng ta hãy cùng
nhau xem xét những gì đã dẫn tới hậu quả trên.
Chúng ta có thể thấy được nợ quá hạn chủ yếu là do các khoản tín dụng ngắn

hạn tạo ra, nguyên nhân tạo ra bởi các khoản tín dụng trung, dài hạn chiếm tỷ trọng
không đáng kể trong tổng số nợ quá hạn. Cụ thể là năm 2009 nợ quá hạn do các
khoản tín dụng ngắn hạn tạo nên là 100%, năm 2010 con số này là 71,4%, năm 2011
nó chiếm tỷ trọng là 65,7%, còn nợ quá hạn do các khoản tín dụng dài hạn gây ra
chiếm 34,3%.
Trong khi đó tổng dư nợ của các khoản tín dụng ngắn hạn lại cao hơn rất nhiều
so với tổng dư nợ của các khoản tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn của
các khoản tín dụng ngắn hạn lớn trong tổng nợ quá hạn, cộng vào đó dư nợ của các
khoản tín dụng này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
18 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Cùng xem xét bảng nguyên nhân nợ quá hạn để có thể hiểu rõ nhằm tìm ra
những giải pháp kịp thời cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ngăn chặn
ngay tình trạng nợ quá hạn trong những năm qua và giữ cho nợ quá hạn ở một con số
có thể chấp nhận được.
Bảng 6 : Nguyên nhân nợ quá hạn
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Do đơn vị kinh doanh thua lỗ

2009


2010

13,130

11,448

Do cơ chế

2011
21,116
7,439

Do khác

2,690

5,639

4,805

Tổng nợ quá hạn

15,820

17,087

33,360

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB Thanh Xuân)

Qua bảng 6 trên chúng ta sẽ hiểu được nguyên nhân nợ quá hạn do đâu mà có:
Năm 2009 nợ quá hạn do các đơn vị kinh doanh thua lỗ gây nên là 13,130 tỷ
VNĐ trong tổng số nợ quá hạn là 15,820 tỷ, tức là chiếm 83%, còn nợ quá hạn do các
nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng là 17%.
Năm 2010 tổng nợ quá hạn là 17,087 tỷ VNĐ trong đó nợ quá hạn do các đơn
vị vay vốn tín dụng kinh doanh thua lỗ là 11,448 tỷ chiếm tỷ trọng 67% còn nợ quá
hạn do các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng 33% còn lại.
Năm 2011 nợ quá hạn do các đơn vị kinh doanh thua lỗ gây nên là 21,116 tỷ
chiếm tỷ trọng 63,3%, nợ quá hạn do cơ chế gây ra là 7,439 tỷ chiếm 23,3% trong
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
19 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

tổng số, còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác gây ra là 4,805 tỷ chiếm 13,4 %
trong số nợ quá hạn còn lại.
Như vậy ta có thể thấy rằng nợ quá hạn do các đơn vị vay vốn tín dụng của
Ngân hàng kinh doanh thua lỗ gây ra thường chiếm một tỷ trọng quá cao trong tổng
số nợ quá hạn ( Năm 2009 là 83%, năm 2010 là 67% và năm 2011 là 63,3 %). Con số
này phản ánh khâu quản lý tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội vẫn
còn hạn chế. Có thể ở khâu thẩm định cho vay chưa được làm tốt dẫn tới cho vay với
những dự án vay không có tính khả thi, khâu theo dõi quá trình trong khi cho vay
cũng chưa làm tốt dẫn đến tình trạng các đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục
đích gây thua lỗ trong kinh doanh làm mất vốn vay và do đó dẫn đến tình trạng nợ quá
hạn nêu trên.

Tuy nhiên, cũng còn phải xét đến khả năng có thể thu hồi của các khoản nợ vì
ngân hàng nắm và quản lý tài sản thế chấp, một số trường hợp các doanh nghiệp đang
tìm nguồn trả nợ .
Nợ quá hạn ở ngân hàng đều có khả năng thu hồi và không có nợ quá hạn
không thể đòi. Cụ thể trong năm 2011 :
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100% là 7,7 tỷ chiếm tỷ trọng 85,5% trong
tổng số nợ quá hạn.
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên 80% là 0,6 tỷ chiếm tỷ trọng 6,6% trong
tổng nợ quá hạn.
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi dưới 50% là 0,7 tỷ chiếm tỷ trọng 7,9% trong
tổng nợ quá hạn.

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
20 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Như vậy, nợ quá hạn ở ngân hàng đều có thể thu hồi. Nhưng nếu không quản lý
tốt quá trình thu nợ thì rất có thể các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được sẽ
chuyển sang nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
1.2.3. Hoạt động thanh toán của MB Thanh Xuân
1.2.3.1. Thanh toán trong nước
Trong những năm qua hoạt động thanh toán luôn luôn được ngân hàng chú
trọng, đặc biệt là thanh toán trong nước, vì đây là hoạt động then chốt quyết định
sự thành công của ngân hàng. Với mạng lưới được nối mạng trực tuyến trên toàn

quốc, là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CITAD, ngân
hàng sẵn sàng tư vấn và thực hiện các giao dịch thanh toán đi và đến như: chuyển
tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc cho khách hàng với thời gian nhanh chóng và chi phí
tiết kiệm nhất. Đặc biệt ngân hàng còn có phần mềm giao dịch trực tuyến Telebank
tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện lệnh thanh toán ngay tại công ty.
Ngoài ra, với mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý tại 82 quốc gia trên thế
giới, MB đảm bảo hồ sơ thanh toán của khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp đến
đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Thanh toán chuyển tiền bằng điện: Chuyển tiền bằng điện đi nước ngoài để
thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu theo hình thức ứng trước hoặc trả sau.
Thanh toán nhờ thu chứng từ: Thanh toán theo bộ chứng từ nhờ thu của
người bán hàng theo phương phức nhờ thu trả ngay (D/P) hoặc nhờ thu trả chậm
(D/A).
Thanh toán thư tín dụng chứng từ: Thanh toán theo hình thức tín dụng
không huỷ ngang xác nhận/ không xác nhận, theo phương thức trả ngay hay trả
chậm. Ngoài ra, MB cũng cung cấp các loại hình L/C đặc biệt theo yêu cầu như
L/C dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng.
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
21 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Với những hoạt động đó ngân hàng đã thu được kết quả như sau :

Bảng 7 : Doanh thu từ hoạt động thanh toán

Đơn vị : Triệu đồng
Năm

Chênh lệch
2009

2010

2011

3.923,67

5.398,4

6.892,18

1.474,73

1493,78

1.542,03

2.309,1

3.073,54

767,07

764,44


5.465,7

7.707,5

9.965,72

2.241,8

2.258,22

Chỉ tiêu
Thanh toán trong
nước
Thanh toán nước
ngoài
Tổng thu từ thanh
toán

2010/2009 2011/2010

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu từ hoạt động thanh toán năm 2010 là
7.707,5 triệu đồng (tăng 2.241,8 triệu đồng hay 41,01% so với năm 2009). Năm
2011 tăng 2.258,22 triệu so với năm 2010 đạt 9.965,72 triệu đồng. Để có được
những kết quả đáng mừng như vậy cán bộ nhân viên ngân hàng đã nỗ lực hết mình,
phấn đấu, học hỏi để đưa ngân hàng từng bước phát triển, hội nhập nền kinh tế
đang phát triển mạnh mẽ.
1.2.4. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
Ngoài các hoạt động kinh doanh chủ yếu là : hoạt động huy động vốn, hoạt
động tín dụng, hoạt động thanh toán, ngân hàng còn có các hoạt động kinh doanh

khác như : Dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tư vấn, ủy thác, kinh doanh bảo hiểm…
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
22 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Trong những năm qua, lợi nhuận mà ngân hàng đạt được từ các hoạt động
kinh doanh khác như sau :
Bảng 8 : Lợi nhuận khác của ngân hàng
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Thu nhập khác

92,07


126

190

193,45

258,76

Chi phí khác

42,3

70,79

120,8

119,87

158,89

Lợi nhuận khác

49,77

55,21

69,2

73,58


99,87

Chỉ tiêu

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng 8 ta thấy nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng qua các năm khá cao và ổn định. Năm 2008 là 55,21 tỷ đồng (tăng 5,44 tỷ so
với năm 2007). Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 ảnh hưởng rất nhiều
đến nên kinh tế nhưng nhờ có những chính sách đúng đắn nên tình hình kinh doanh
của ngân hàng vẫn ổn định, lợi nhuận vẫn tăng cao. Năm 2009 là 69,2 tỷ đồng
(tăng 25,3% so với năm 2008). Đến năm 2011, lợi nhuận khác của ngân hàng đạt
99,87 tỷ đồng (tăng 26,29 tỷ so với năm 2010).
1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
23 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Bảng 9 : Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm

2007


2008

2009

2010

2011

1. Doanh thu từ lãi cho vay

960

1.026

1.198

1.458

1.645

2. Chi phí trả lãi đi vay

762

801

898

1.093


1.212

3. Lợi nhuận lãi thuần

198

225

300

365

433

109

214,5

346

448

506

5. Chi phí tài chính

98,2

112,34


127,6

138

159

6. Dự phòng rủi ro tài chính

54,1

61,33

79,8

87,65

96,59

7. Lợi nhuận thuần

154,7

265,83

438,6

587,35

683,41


8. Thu nhập khác

92,07

126

190

193,45

258,76

9. Chi phí khác

42,3

70,79

120,8

119,87

158,89

10. Lợi nhuận khác

49,77

55,21


69,2

73,58

99,87

204,4

321,04

507,8

660,93

783,28

Chỉ tiêu

4. Doanh thu hoạt động kinh
doanh

11. Tổng lợi nhuận trước
thuế

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thanh Xuân, điều
đầu tiên ta nhận thấy ngay được rằng chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả và
đóng góp vào việc làm tăng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh Thanh Xuân trong giai
đoạn từ năm 2007 – 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 204,4 tỷ đồng, đến năm

2009 là 507,8 tỷ (tăng 303,4 tỷ so với năm 2007 và 186,76 tỷ so với năm 2008). Sang
GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
24 Thị Tuyết


Viện Ðại học Mở Hà Nội

Khoa Tài chính – Ngân hàng

năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế là 783,28 tỷ đồng (tăng 122,35 tỷ so với năm
2010). Để hiểu rõ việc kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh ta tìm hiểu qua từng
mục trong bảng 5.
So với năm 2007, doanh thu từ lãi của chi nhánh năm 2011 tăng 685 tỷ đồng
(tức tăng 71,3%), tăng 447 tỷ so với năm 2009, và tăng 187 tỷ so với năm 2010. Đây
là doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng cho khach hàng, ta thấy một điều rằng trong
năm 2010 và 2011 tình hình kinh tế nước ta được cải thiện hơn nhiều so với năm 2009
sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, điều này làm cho sự tăng trưởng tín dụng
của chi nhánh vô cùng mạnh mẽ cũng như việc tăng trưởng của quy mô cấp tín dụng.
Điều này góp phần vào việc tăng doanh thu của chi nhánh.
Bên cạnh đó, chi phí trả lãi của chi nhánh cũng tăng đều từ năm 2007 – 2011.
Năm 2007 là 762 tỷ, năm 2008 là 801 tỷ, và đến năm 2011 là 1.212 tỷ đồng (tăng 119
tỷ so với năm 2010).
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn có mục đầu tư tài chính, đây là
một lĩnh vực cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Ta nhận thấy hoạt động
kinh doanh, đầu tư này năm 2011 tăng 58 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2009 tăng
131,5 tỷ so với năm 2008. Việc gia tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh do một số
nguyên nhân sau :
+ Do việc chi nhánh tăng số vốn để đầu tư vào lĩnh vực như kinh doanh giấy tờ có

giá (thường là trái phiếu cính phủ), kinh doanh vàng bạc đá quý, kinh doanh ngoại tệ
và ủy thác đầu tư. Các hoạt động này đã mang lại nhiều lợi nhuận về cho chi nhánh.
+ Việc quản lý hoạt động kinh doanh của cán bộ ngân hàng đã được cải thiện tốt
hơn rất nhiều so với những năm về trước.

GVHD : TS. Lương Văn Hải

SV : Trần
25 Thị Tuyết


×