Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông Nghiệp Chi nhánh Khu công nghiệp điện Nam Điện Ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.87 KB, 69 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, cùng với chính sách mở cửa hoạt
động hội nhập quốc tế và khu vực, các hoạt động thương mại quốc tế của nước ta
cũng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng hơn.Trong bối cảnh toàn cầu hoá
hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến
ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống
nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam vừa mới gia nhập vào tổ
chức kinh tế thế giới WTO, sự kiện này vừa mở ra những cơ hội mới vừa tạo ra
những thách thức cho nền kinh tế đất nước.
Trong những năm vừa qua hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam tìm kiếm những cơ hội làm ăn cũng như ngày càng nhiều các doanh nghiệp
trong nước hướng ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới, thế nhưng để tạo
được những bước phát triển trong việc kinh doanh đối ngoại chúng ta cần phải có
một hệ thống tài chính vững mạnh, đi cùng với nó là hệ thống thanh toán hiện đại.
Trong những năm vừa qua ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy
mạnh hoạt động thanh toán và phát triển kinh tế đối ngoại. Để có một cái nhìn sau
hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông
Nghiệp Chi nhánh Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam"

SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp



GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

Chương I: Tổng quan về thanh toán Quốc tế và phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ
1.1 Khái quát về hoạt động thanh toán Quốc tế của ngân hàng thương
mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động thanh toán Quốc tế
Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên
phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hoá- xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư...Trong đó, quan hệ kinh tế
thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác.
Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu
chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy
sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở
các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ
chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông
qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.
Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mối
quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động thanh toán quốc tế
cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt hơn.
1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương
mại
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu trình
mua bán hàng hoá hoạc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc
gia khác nhau.
Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nếu
không có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại.

Thanh toán quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Việc tổ chức
Thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản
xuất yên tam và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy
hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.
Đồng thời, hoạt động Thanh toán quốc tế góp phần hạn chế rủi ro trong quá
trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị
trí địa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tài chính, khả năng
thanh toán của người mua gặp nhiều khó khăn. Nếu tổ chức tốt công tác Thanh
toán quốc tế thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoá Xuất nhập khẩu hạn chế
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy
hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
1.1.2.2 Đối với Ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động của Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan trọng. Nó
không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể
thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
- Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng thu hút thêm được
khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng phát triển
thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế
thị trường.
- Thứ hai, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đẩy

mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động
tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ
Thanh toán quốc tế qua ngân hàng.
- Thứ ba, giúp Ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó Ngân hàng
có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ Ngân
hàng quốc tế khác.
- Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng tăng tính thanh khoản
thông qua lượng tiền ký quỹ. Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của
từng khách hàng cụ thể. Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh
một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân
hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí
có thể sử dụng để kinh doanh,đầu tư ngắn hạn để kiếm lời.
- Hơn thế nữa, hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp Ngân hàng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của Ngân hàng.
1.1.3 Điều kiện về phương thức thanh toán
1.1.3.1 Điều kiện về tiền tệ
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của
một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ.
Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng
ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này cũng quy
định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai
loại tiền sau:
- Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thể hiện
giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

- Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần,
hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của
nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán
của nước thứ 3.
1.3.1.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán
- Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên.
Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có
thể là một nước thứ 3.
- Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước
mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ như vậy vì thanh toán tại
nước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày mới phải
chi tiền, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền về nhanh nên
luân chuển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạo điều kiện nâng cao
được địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới
- Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng
giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào thì
địa điểm thanh toán là nước ấy.
1.3.1.3 Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn,
lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán. Do đó,
nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán
ký kết hợp đồng.
Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:
- Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một
phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp
nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.
- Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn

hành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi
người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.
- Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho gnười xuất khẩu sau một
khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.
1.3.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán
Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phương
thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế
nào. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phương thức thanh toán
cho phù hợp.
1.1.4 Các phương thức thanh toán chủ yếu
1.1.4.1 Phương thức giao chứng từ nhận tiền
Phương thức giao chứng từ nhận tiền là phương thức thanh toán (CAD Cash against document, COD - Cash on delivery), trong đó nhà nhập khẩu trên cơ
sở hợp đồng thương mại yêu cầu ngân hàng nhà xuất khẩu mở cho mình một tài
khoản tín thác ( Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà nhập khẩu, khi nhà xuất
khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ như đã thỏa thuận. Quan hệ pháp lý của nhà nhập
khẩu và ngân hàng của nhà xuất khẩu để thực hiện công việc nói trên là một bản
ghi nhờ (Memorandum) giữa hai bên nhà nhập khẩu và ngân hàng của nhà xuất
khẩu
Sơ đồ 1.1 Quy trình giao dịch thực hiện theo phương pháp thanh toán giao
chứng từ nhận tiền ( CAD)


Hợp đồng ngoại thương
thuwowng
(3) HH
Xuất khẩu

Mối quan hệ chức
năng
(1)

T/T
(5)

(4)

Ngân hàng

(2)

(6)
Mối quan hệ chức
năng
Mối quan hệ trực
tuyến
Phòng Giao Dịch Số
Gởi Bộ Chứng Từ
1
Phòng Nghiệp Vụ
Kinh Doanh


ᄃ Giải thích sơ đồ:
Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương,
PhòngtổKếchức
Toán nhập
Ngân khẩu yêu
Quỹ (Trust account).
cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác
Số dư tài khoản này bằng 100% trị giá hợp đồng và nó được dùng thanh toán cho
Nhập khẩu

SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

tổ chức xuất khẩu theo đúng các thoả thuận giữa nhập khẩu và ngân hàng
(Memorandum) về việc nhà nhập khẩu đã mở tài khoản tín thác.
Bước 2: Ngân hàng thông báo cho tổ chức xuất khẩu.
Bước 3: Tổ chức xuất khẩu cung ứng hàng sang nước nhập khẩu theo đúng
thoả thuận trên hợp đồng.
Bước 4: Trên cơ sở giao hàng, tổ chức xuất khẩu xuất trình chứng từ theo
đúng chỉ định.
Bước 5: Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ trước đây,
nếu đúng thì thanh toán tiền cho đơn vị xuất khẩu từ tài khoản tín thác của đơn vị
nhập khẩu.
Bước 6: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài

khoản tín thác.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tổ chức nhập khẩu rất tin
tưởng nhà xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước xuất
khẩu.
1.1.4.2 Phương thức thanh toán nhờ thu
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó nhà
xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ , tiến
hành uỷ thác cho ngân hàng mình thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở hối
phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra.
Các bên tham gia gồm 4 bên:
- Người xuất khẩu là bên ủy nhiệm thu( Principal)
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu là ngân hàng thu hộ (Collecting bank)
- Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu là ngân hàng xuất trình (Presenting
bank), ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ
- Người nhập khẩu người trả tiền (Drawer) người được xuất trình chứng từ
theo đúng chỉ thị nhờ thu
1.1.4.2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu trơn
Khái niệm: Nhờ thu trơn (nhờ thu hối phiếu trơn) là phương thức thanh
toán mà trongđó tổ chức xuất khẩu sau khi giao hàng cho tổ chức nhập khẩu,
nhờ ngân hàng thu hộ trên cơ sở chứng từ tài chính mình lập ra (hối phiếu) còn
chứng từ thương mại thì gửi thẳng cho người nhập khẩu
* Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn

SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD Nguyễn Thị Minh Hương
(3)

Ngân hàng nhận ủy thác
xuất khẩu

Ngân hàng nhập
khẩu
(6)

(2)

(4)

(7)

(5)

(1)
Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

* Giải thích sơ đồ:
1. Người xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho người
nhập khẩu
2. Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, gửi Ngân hàng phục vụ mình để
nhờ thu hộ số tiền từ nhà nhập khẩu.
3. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng
phục vụ người nhập khẩu ( ngân hàng đại lý).

4. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu cho người nhập
khẩu để yêu cầu chấp nhận thanh toán ( Nếu hợp đồng điều kiện thanh toán là
D/A), hoặc thanh toán ( Nếu thỏa thuận điều kiện thanh toán là D/P)
5. Sau khi kiểm tra đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ nếu thấy hợp lý thì
người nhập khẩu ra lệnh cho ngân hàng mình tiến hành thanh toán (nếu là hối
phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận lệnh lên hối phiếu (nếu hối phiếu là hối phiếu
kỳ hạn). Trường hợp không hợp lý tổ chức nhập khẩu không đồng ý thanh toán
6. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển
hối phiếu đã chấp nhận cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
7. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán hoặc chuyển hối phiếu
đã chấp nhận cho người xuất khẩu
1.1.4.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu kèm theo chứng từ
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân
hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ
vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàngcho
người mua để nhận hàng.
Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ:
(3)
Ngân hàng xuất
khẩu


Ngân hàng nhập khẩu

(7)
(2)

(8)

Người xuất khẩu

(6)

(1)

(5)

(4)

Người nhập khẩu

Giải thích sơ đồ:
(1) Bên xuất khẩuxuất chuyển hàng hoá cho bên mua.
(2) Bên xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (gồm chứng từ hàng hoá và hối
phiếu) gửi tới ngân hàng nhờ thu hộ tiền ở bên mua.
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác( NH xuất khẩu) thu chuyển bộ chứng từ thanh
toán qua ngân hàng xuất trình, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua.
(4) Ngân hàng xuất trình (NH nhập khẩu) thu tiền ở người mua (hoặc yêu
cầu người mua ký chấp nhận hối phiếu).
(5) Người mua trả tiền (hoặc ký chấp nhận hối phiếu).
(6) Ngân hàng xuất trình trao bộ chứng từ hàng hoá để người mua đi nhận

hàng.
(7) Chuyển tiền qua ngân hàng nhận uỷ thác thu.
(8) Thanh toán tiền cho người bán.
1.1.4.3 Phương thức chuyển tiền
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó khách hàng (người
nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

nhất định Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán
cho đơn vị nhập khẩu theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí, không bị ràng buộc gì
cả. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu, do vậy nếu dùng
phương thức này quyền lợi của đơn vị xuất khẩu không được bảo đảm dễ bị người
nhập khẩu chiếm dụng vốn.
Phương thức này thường được sử dụng trong nghiệp vụ trả tiền trước, trả tiền
phạt, trả tiền hoa hồng, thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và các chi phí có
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển vốn ra bên ngoài hoặc chi tiêu phi
mậu dịch, chuyển kiều hối..
Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền:

Ngân hàng chuyển tiền

(3)


(2)

Người yêu cầu chuyển
tiền

Ngân hàng trả tiền

(4)

(1)

Người thụ hưởng

Giải thích sơ đồ:
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người
nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá),
nếu thấy phù hợp với yêu cầu thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi đến
ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hoặc
chi nhánh- ngân hàng trả tiền.
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
Như vậy, Thanh toán chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người
chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 9



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

theo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc gì cả đối với cả
người mua lẫn người bán.
Trong quan hệ mua bán, TTQT, phương thức này chỉ được chọn làm phương
tiện thanh toán đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ có quan
hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm
dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc thanh toán.
1.1.4.4 Phương thức ghi sổ
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán được thực hiện trong ngoại
thương bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi một khoản tiền
mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay những chi phí khác có liên quan
đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ thanh toán nợ hình thành trên trên
tài khoản cho người xuất khẩu. Phương thức này áp dụng cho những mối quan hệ
tin cậy lẫn nhau giữa hai bên, giữa các nội bộ công ty với nhau, giữa công ty mẹ
với công ty con dùng trong thanh toán phí mậu dịch như cước phí bảo hiểm, bưu
điện hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới và uỷ thác lợi tức đầu tư. Thực chất là
phương thức trong đó người bán cấp tín dụng cho người mua.
Sơ đồ 1.5 Quy trình nghiệp vụ phương thức ghi sổ

(3)

Ngân hàng xuất
khẩu

(3)

Ngân hàng nhập

khẩu

(3)
(2)

Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

(1)

Giải thích sơ đồ:
(1) Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với chứng từ hàng hoá cho người
mua.
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

(2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.
(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho người bán khi
đến định kỳ thanh toán.
Khi thực hiện phương thức này, người bán (người xuất khẩu) đã thực hiện
cấp tín dụng cho người mua (người nhập khẩu). Thông thường, phương thức này
chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn
nhau.

1.1.4.5 Phương thức tín dụng chứng từ
Đây là phương thức thanh toán quan trọng và chủ yếu tại Ngân hàng thương
mại hiện nay. Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhau như: Letter of
Credit, Credit, Document Credit. ở Việt Nam ngoài tên là tín dụng chứng từ còn
có các tên khác như L/C, thư tín dụng ...Trước đây, thư tín dụng còn được gọi là
tín dụng thương mại nhưng nay thì từ này không còn được dụng nữa mà thông
dụng nhất là “ tín dụng chứng từ” vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm
chứng từ.
1.2 Tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở
thư tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng
lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc sẽ chấp nhận hối phiếu và thanh toán hối phiếu
do người hưởng lợi này ký phát hoặc cho phép một ngân hàng khác thanh toán
hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu, hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu
chứng từ qui định trong tín dụng thư với điều kiện chứng từ phù hợp với tất cả các
điều khoản và điều kiện của tín dụng thư trong phạm vi số tiền đó , khi người này
xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định
đề ra trong thư tín dụng (L/C).
1.2.2 Vài nét về UCP 600 ( UNIFORM CUSTOMS AND PRACTICE
FOR DOCUMENTARY CREDTS )
“Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" được công bố lần
đầu tiên vào năm 1933, từ đó đến nay UCP đã qua năm lần sửa đổi vào các năm
1951,1962,1974,1983 , 1993 , 2007
Qui tắc sửa đổi năm 2007 do phòng thương mại quốc tế phát hành số 600
(Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, 2007 Revision, ICC
publication No. 600) áp dụng cho tất cả tín dụng chứng từ là bộ phận không thể
SVTH Huỳnh Nam Phương


Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

tách rời của tín dụng. Chúng ràng buộc tất cả các bên tham gia trừ khi có quy định
khác trong tín dụng. UCP có 39 điều khoản chia làm 7 phần.
ICC được thành lập năm 1919 với mục tiêu ban đầu là đẩy mạnh thương mại
quốc tế vào thời điểm mà chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ đe dọa nghiêm
trọng hệ thống thương mại thế giới. Trên tinh thần đó UCP được ban hành lần đầu
tiên đã giảm sự bất đồng cho mổi quốc gia và đã cố gắng áp dụng một quy tắc
riêng về thư tín dụng và đã đạt được mục tiêu là tạo ra một bộ quy tắc hợp đồng từ
đó thiết lập sự thống nhất trong thực hành tín dụng chứng từ để các nhà thực hành
không phải đối phó với xung đột phát luật không đáng có giữa pháp luật của các
quốc gia. Việc UCP được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà thực hành ở các nước có
hệ thống kinh tế và pháp luật rất khác biệt bằng chúng là sự thành công của quy
tắc này
1.2.3 Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ
Thứ nhất là người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người mua, người nhập
khẩu hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.
Thứ hai là người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu.
Thứ ba là ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là Ngân hàng phát hành L/C,
là Ngân hàng phục vụ người mua.
Thứ tưlà ngân hàng thông báo (Advising Bank): là Ngân hàng ở nước người
hưởng lợi.
Ngoài ra, trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳ theo
từng điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như: Ngân
hàng xác nhận (Congiring Bank), Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank), Ngân

hàng hoàn trả (Reimbursing Bank)...
1.2.4 Quy trình thanh toán
* Sơ đồ 1.6 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương
(2)

Ngân hàng mở L/c

Ngân hàng thông báo L/c
(6)

(9)
(8)

(7)

(10)

(1)

(5)


(3)

(4)
Người nhập khẩu

Người xuất khẩu

* Giải thích sơ đồ:
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C và gởi đến Ngân hàng mở L/C
yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu hưởng
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và
thông báo nội dung L/C này cho người xuất khẩu biết và gửi bản chính L/C cho
ngưòi xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo
(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C cho ngưòi xuất
khẩu và chuyển bản chính L/C cho người bán
(4) Người xuất khẩu giao hàng cho ngưòi nhập khẩu nếu chấp nhận nội dung
L/C , nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C
sửa đổi L/C theo yêu cầu của mình đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng .
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho Ngân hàng
mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền .
(6) Ngân hàng thông báo gởi bộ chứng từ yêu cầu thanh toán của thư tín
dụng cho ngân hàng mở thư tín dụng
(7 ) Ngân hàng mở L/C và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu
bằng văn bản
(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định chấp nhận hay từ chối
thanh toán chuyển gởi cho ngân hàng mở L/C

SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 13



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

(9) Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu ngân hàng mở L/C chấp nhận
chứng từ và thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng thông báo hoặc từ chối và hoàn
trả chứng từ
(10) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu
1.2.5 Thư tín dụng (L/C)
1.2.5.1 Khái niệm
Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng lập ra, trên cơ sở yêu cầu của
khách hàng, trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người hưởng lợi , nếu họ
xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung thư tín dụng
1.2.5.2 Vai trò
Thư tín dụng đóng vai trò trung tâm trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ. Nó là văn bản để điều chỉnh và giải quyết mọi quan hệ giữa các bên có
liên quan.
Thư tín dụng còn được sử dụng với mục đích chính xác hóa, cụ thể hóa, chi
tiết hóa các hợp đồng đã ký chưa đầy đủ , chưa chính xác , chưa chi tiết .
Người nhập khẩu còn sử dụng thư tín dụng như là một phương tiện để điều
chỉnh hợp đồng đã ký theo mục đích riêng của mình hoặc theo thỏa thuận giữa các
bên hoặc dựa vào đặc điểm của thư tín dụng để trì hoãn hay tìm cách hủy bỏ việc
thực hiện hợp đồng đã ký
Thư tín dụng còn là văn bản ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân
hàng mở đối với người xuất khẩu
1.2.5.3 Nội dung của thư tín dụng
* Loại L/C ( Form of documentary credit)
* Số hiệu của thư tín dụng (Documentary credit number))

* Ngày mở L/C (Date of issue)
* Ngày và nơi hết hạn hiệu lực ( Date and place of expiry)
* Tên, địa chỉ của những bên có liên quan đến phương thức tín dụng chứng
từ :
- Ngân hàng phát hành ( issuing bank)
- Người làm đơn ( Applicant)
- Người thụ hưởng (Beneficiary)
- Ngân hàng thông báo ( Advising bank)
- Ngân hàng thanh toán( nếu có)
- Ngân hàng xác nhận
* Số tiền và đơn vị tiền (Amount, currency code)
* Thời hạn trả tiền của L/C (Date of paying)
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

* Thời hạn giao hàng ( Date of shipment)
* Nội dung liên quan đến hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,
qui cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu.
* Nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa : điều kiện cơ sở giao hàng, nơi
gởi hàng, nơi nhận hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng .... cũng được quy định
rõ trong L/C
* Các chứng từ mà mà người hưởng lợi phải xuất trình :
Thông thường bộ chứng từ gồm có :
- Hối phiếu ( Bill of exchange )

- Hoá đơn thương mại ( Comercial invoice)
- Vận đơn ( Bill of lading)
- Chứng nhận bảo hiểm ( insurance policy)
- Chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin)
- Chứng nhận trọng lượng, chất lượng ( Certificate of quantity; quality)
- Phiếu đóng gói ( Packing list)
- Chứng nhận kiểm nghiệm ( inspection Certificate)
* Những điều khoản khác :
Ngoài những nội dung trên khi cần Ngân hàng phát hành có thể bổ sung
thêm những điều khoản khác, những chỉ dẫn thực hiện của các bên liên quan
* Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành
1.2.5.4 Các hình thức thư tín dụng chủ yếu
1.2.5.4.1 Dựa trên mức độ bảo đảm thanh toán
* L/C hủy ngang ( Revocable L/C) : L/C huỷ ngang là loại L/C mà người mở
có quyền yêu cầu ngân hàng mở sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà
không cần được sự đồng ý của nhà xuất khẩu .Tuy nhiên việc đó phải diễn ra trước
khi thư tín dụng được thanh toán. Loại L/C này không đảm bảo cho quyền lợi của
nhà xuất khẩu nên ít được sử dụng trong thực tế.
* L/C không hủy ngang ( irrevocable L/C) : L/C không huỷ ngang là
loại L/C mà sau khi được mở, mọi việc liên quan đến vấn đề sửa đổi, bổ sung hoặc
huỷ bỏ, ngân hàng chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự thoả thuận của các bên
liên quan. Đây là L/C phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế ngày nay.
* L/C không thể huỷ bỏ có xác nhận ( Confirmed irrevocable L/C)
L/C không thể huỷ bỏ có xác nhận là loại L/C không huỷ ngang được
một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C.
Loại L/C này, nhà xuất khẩu lập chứng từ và hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát
hành nhưng lại gởi trực tiếp cho ngân hàng xác nhận để thanh toán. Điều này có
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 15



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

nghĩa ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu
ngân hàng mở không thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu . Đây là loại L/C đảm bảo
quyền lợi cho người bán nhưng phí xác nhận thường cao. Trong thực tế nhu cầu
xác nhận tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng mở
L/C cũng như giá trị L/C được mở .
* L/C không thể huỷ bỏ miễn truy đòi (irrevocable without recourse
L/C):
L/C không thể huỷ bỏ miễn truy đòi là loại L/C không huỷ ngang mà
sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở không còn quyền đòi
tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào.
1.2.5.4.2 Dựa vào thời hạn thanh toán
 L/C ứng trước ( packing L/C, antipatory L/C)
L/C ứng trước là loại thư tín dụng trong đó qui định một khoản tiền ứng
trước cho nhà xuất khẩu vào một thời điểm xác định trước khi giao hàng. Đối với
khoản ứng trước này, người ta thường qui định trong một điều khoản đặc biệt
nhằm tạo điều kiện thuận lợi giữa các bên liên quan. Điều khoản đặc biệt được thể
hiện qua L/C có điều khoản đỏ ( Red clause L/C).
L/C thanh toán ngay (L/C at sight )
L/C thanh toán ngaylà loại L/C yêu cầu ngân hàng trả tiền thanh toán ngay
khi nhận được lệnh đòi tiền. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu ký phát hối
phiếu trả ngay để yêu cầu được thanh toán tiền hàng .
L/C thanh toán chậm (L/C available by usance drafts)
L/C thanh toán chậm là loại L/C yêu cầu thanh toán sau một thời hạn nhất
định. Sau khi nhận chứng từ và hối phiếu , Ngân hàng trả tiền ký chấp nhận hối

phiếu và trả lại cho người hưởng. Đến ngày đáo hạn, người thụ hưởng xuất trình
hối phiếu được chấp nhận để thanh toán tiền hàng .
Thư tín dụng thanh toán dần ( Deferred payment letter of credit)
Thư tín dụng thanh toán dần là thư tín dụng không huỷ bỏ trong đó quy định
ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ
thanh toán nhiều lần hoặc toàn bộ số tiền trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
1.2.5.4.3 Dựa vào đặc trưng của L/c
L/C chuyển nhượng : (Transferable L/C ):
L/C chuyển nhượnglà loại L/C không huỷ ngang trong đó quy định quyền
hạn của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một
người hay nhiều theo lệnh của người hưởng đầu tiên . L/C chuyển nhượng chỉ cho
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

phép chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng đầu
tiên chịu .
L/C tuần hoàn ( Revolving L/C)
L/C tuần hoànlà loại L/C mà người hưởng lợi sau khi sử dụng xong hoặc đã
hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn
cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện hoàn tất .
Thư tín dụng tuần hoàn cần được chỉ rõ, ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số
lần tuần huần và giá trị tối thiểu mỗi lần đó. Đồng thời cũng nói rõ, số dư hạn
ngạch L/C dùng chưa hết lần trước có được hay không được cộng dồn vào hạn
ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp .

L/C đối ứng ( Reciprocal L/C )
L/C đối ứnglà loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của
bên đối tác được mở ra.
Trong hai thư tín dụng liên quan, thư tín dụng được mở trước sẽ có nội dung
như sau: “ Tín dụng này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở ra một thư tín
dụng đối ứng cho người mở thư tín dụng này ...” . Đồng thời bên mở thư tín dụng
đối ứng cũng sẽ ghi “ Thư tín dụng này đối ứng với thư tín dụng số .. mở ngày.. .
tại ngân hàng .. .” và thông báo kịp thời cho bên đối tác biết
UCP 600 không xem đây là một tín dụng thư vì điều khoản cam kết của nó
không đúng bản chất của tín dụng thư
L/C giáp lưng ( Back to back)
L/C giáp lưng là loại L/C mở ra căn cứ vào L/C khác làm đảm bảo. Theo
L/C này tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu mở, yêu
cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng thư tín
dụng giáp lưng phải thoả mãn những điều kiện là hai thư tín dụng phải thông qua
một ngân hàng trực tiếp phục vụ tổ chức xuất khẩu , số tiền L/C thứ nhất phải lớn
hơn hoặc bằng số tiền của L/C thứ hai và loại thư tín dụng không chuyển nhượng
được .
 L/C dự phòng ( Stanby L/C)
L/C dự phònglà loại thư tín dụng được phát hành với mục đích bồi hoàn
những thiệt hại cho người thụ hưởng nếu người mở vi phạm những những điều
khoản đã cam kết Do vậy tín dụng thư này không nhằm mục đích thanh toán như
thư tín dụng bình thường .“Một L/C dự phòng có thể phát hành nhằm mục đích
khác nhau, ví dụ như cam kết thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tái thanh toán khoản
vay, thanh toán hàng hoặc dịch vụ tương ứng... L/C dự phòng thì linh động và việc
sử dụng nó đang dần dần tăng lên so với bảo lãnh thông thường”
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 17



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

1.2.5.5 Ưu và nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
1.2.5.5.1 Ưu điểm
 Đối với người hưởng lợi ( nhà xuất nhập khẩu, người bán)
Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo việc thanh toán cho người bán vì có
ngân hàng mở đứng ra cam kết ; việc thanh toán không còn phải phụ thuộc vào
thiện trí của người mua.
Người bán được ngân hàng khống chế bộ chứng từ không sợ mất quyền sở
hữu về hàng hóa hay tốn chi phí vận chuyển hàng hóa nếu làm đúng theo yêu cầu
của tín dụng thư đồng thời có thể nhận được tài trợ xuất khẩu của ngân hàng.
 Đối với người mở L/C ( nhà nhập khẩu, người mua)
Phương thức này giúp cho người nhập khẩu có thể tận dụng được tín dụng
ngân hàng, đó là điều thiết yếu trong kinh doanh quốc tế vì với khoảng cách xa thì
dễ bị đọng vốn nếu phải ký quỹ toàn bộ giá trị L/C.
Đồng thời có thể nhận được hàng hoá theo đúng quy định đã thoả thuận
trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng...
 Đối với ngân hàng
Phương thức tín dụng chứng từ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro bằng cách yêu
cầu nhà nhập khẩu ký quỹ và cam kết trả tiền cho ngân hàng thì ngân hàng mới
giao bộ chứng từ . Lúc này hàng hoá có vai trò là tài sản thế chấp cho ngân hàng .
Và phương thức này làm tăng thu nhập của ngân hàng do phí thu đựợc thường cao
so với cao phương thức thanh toán khác đồng thời tạo điều kiện phát triển các
nghiệp vụ kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, cho vay ngoại tệ ...
1.2.5.5.2 Nhược điểm
 Đối với người hưởng lợi ( nhà xuất khẩu, người bán)
Mặc dù người xuất khẩu đã thực hiện theo đúng với hợp đồng đã thoả thuận

nhưng nếu thiếu hiểu biết về hệ thống tín dụng chứng từ không lập bộ chứng từ
phù hợp với L/C thì người bán có khả năng không thu được tiền hoặc trì hoãn
thanh toán .
Trong thư tín dụng có thể huỷ ngang, nhà xuất khẩu phải đối phó với những
rủi ro nghiêm trọng vì nó có thể xem xét lại, sửa đổi hoặc huỷ bỏ vào bất cứ lúc
nào không cần báo trước .
Trong tín dụng thư không thể huỷ ngang chỉ có ngân hàng phát hành bảo
lãnh thanh toán. Nếu ngân hàng này mất khả năng thanh toán hoặc quốc gia của
nhà nhập khẩu áp đặt những hạn chế thanh toán thì nhà xuất khẩu phải chịu những
rủi ro do không được thanh toán hoặc thanh toán trể
 Đối với người mở L/C ( nhà nhập khẩu, người mua)
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

Phương thức này có nhiều ràng buộc phức tạp, nhất là về thủ tục thanh toán,
phí cao, thời hạn thanh toán lâu nên khi nhà nhập khẩu ký quỹ sẽ bị ứ đọng vốn.
Bản chất của tín dụng chứng từ “Giao dịch bằng chứng từ, không phải
bằng hàng hoá dịch vụ" Do đó nếu người bán cung cấp hàng không đúng yêu cầu
nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng vẫn phải thanh toán. Rủi ro
ấy không thuộc trách nhiệm của ngân hàng.
 Đối với ngân hàng
Trong phương thức tín dụng chứng từ nếu nhà xuất khẩu xuất trình chứng
từ hợp lệ và người nhập khẩu không có khả năng thanh toán thì ngân hàng phát
hành phải có trách nhiệm thanh toán .

1.3 Bộ chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
Người xuất khẩu sau khi giao hàng phải lập bộ chứng từ chứng minh rằng đã
thực hiện đầy đủ những điều quy định trong L/C.
Bộ chứng từ xuất trình phải là bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu và quy định
của L/C : Đầy đủ về mặt chủng loại, đủ về số lượng mỗi loại, xét về bề mặt chứng
từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về nội dung, hình thức qui định trong 1thư tín
dụng và không mâu thuẫn nhau. Bộ chứng từ thanh toán gồm 2 loại : Chứng từ tài
chính và chứng từ thương mại .
1.3.1 Chứng từ tài chính
 Hối phiếu:( bill of exchange, draft) Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền
vô điều kiện do nguời ký phát cho một người khác yêu cầu ngưòi này khi nhìn
thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày xác định
trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh
của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.
Những đối tượng liên quan đến hối phiếu :
* Người ký phát( Drawer) : Là người lập và ký phát hành hối phiếu
* Người bị ký phát hối phiếu (Drawer) : là người có trách nhiệm phải thanh
toán số tiền ghi trên hối phiếu
* Người thụ hưởng( Beneficiary): Là người có tên trên hối phiếu và
được thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu hoặc bất cứ người nào được chuyển
nhượng phù hợp với quy định
 Lệnh phiếu : Là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian
nhất định trong tương lai cho thụ hưởng
 Sec : Là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân
hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm sec hoặc cho người có
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 19



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

tên trên sec, hoặc trả theo lệnh của người này. Liên quan đến sec gồm có các bên
như người ký phát hành sec, ngân hàng chi trả sec và người thụ hưởng.
Có nhiều loại sec khác nhau trong lưu thông, thanh toán như sec ký
danh, sec vô danh, sec trả theo lệnh .
1.3.2 Chứng từ thương mại :
1.3.2.1 Hoá đơn thương mại ( Comercial invoice)
Hoá đơn là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hoá, do người bán lập
xuất trình cho người mua sau khi gởi hàng đi, yêu cầu của người bán đòi người
mua trả tiền theo tổng số hàng đã ghi trên hoá đơn. Hoá đơn có tác dụng sau :
Trong thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thông
qua hoá đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối
phiếu . Trong trường hợp không dùng hối phiếu để thanh toán hoá đơn có tác dụng
thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền .
Trong việc khai báo hải quan, hoá đơn nói lên giá trị hàng hoá và là bằng
chứng cho sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám quản và tính thuế
xuất nhập khẩu, tính bảo hiểm hàng hoá, đối chiếu và theo dõi thực hiện hợp đồng.
1.3.2.2 Chứng từ vận tải ( bill of transport)
Chứng từ vận tải là chứng từ do người vận tải cung cấp cho người gởi hàng
đồng thời xác định quan hệ pháp lý giữa đôi bên trong việc tiếp nhận hàng, chuyên
chở, giao hàng trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến. Tuỳ theo
từng loại phương tiện vận tải mà có từng loại vận đơn tương ứng, dưới đây là một
số vận đơn thường gặp :
 Vận đơn đường biển ( Bill of lading) : Vận đơn đường biển là chứng từ
xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển từ cảng đi đến cảng đến do
người vận chuyển cấp cho người gởi hàng. Chứng từ này xác nhận trách nhiệm

pháp lý của người chuyên chở đối với khối lượng và tình trạng hàng hoá ghi trong
vận đơn trong suốt quá trình vận chuyển từ lúc hàng bốc lên, vận chuyển ra nước
ngoài cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đồng thời xác nhận quyền sở
hữu hàng hoá ghi trong vận đơn, ai nắm giữ vận đơn sẽ là người chủ sở hữu hàng
hoá. Vận đơn có giá trị lưu thông chuyển nhượng đựoc nên vận đơn có thể cầm cố,
mua bán.
Có các loại vận đơn sau :
Căn cứ vào việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá : ta có
+ Vận đơn đích danh ( Straight of lading )
+ Vận đơn theo lệnh (to order B/L )
+ Vận đơn xuất trình (to bearer B/L )
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

+ Vận đơn đường biển không lưu thông (non- negotiable sea way bill)
Căn cứ vào những ghi chú trên vận đơn :
+ Vận đơn hoàn hảo (clean B/L )
+ Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L )
Căn cứ vào sự chuyên chở :
+ Vận đơn suốt ( through B/L)
+ Vận đơn đi thẳng (direct B/L )
Căn cứ vào thời gian cấp vận đơnvà thời gian bốc xếp :
+ Vận đơn xếp hàng ( shipped on board B/)
+ Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L )

Ngoài ra còn có các loại vận đơn :
+ Vận đơn liên hiệp ( combined transport B/L )
+ Vận đơn rút gọn ( short B/L )
+ Vận đơn đến chậm (stale B/L)
+ Vận đơn hợp đồng thuê tàu (charter party B/L)
+ Vận đơn bên thứ ba (third party B/L)
Vận đơn hàng không ( Bill of ariway): Là chứng từ vận tải xác nhận việc
chuyên chở hàng hoá bằng đưòng hàng không do hãng hàng không phát hành .
Chứng từ vận tải đường sông, đường sắt hoặc đường bộ ( Road, Rail of
Inland waterway transport documents): là chứng từ xác nhận việc chuyên chở
hàng bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa do người chuyên chở là
các công ty vận chuyển hay đại lý cấp.
1.3.2.3 Chứng từ bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo
hiểm nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và nó được dùng để điều tiết mối
quan hệ pháp lý giữa người được bảo hiểm với người bảo hiểm . Trong mối quan
hệ này tổ chức bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất xảy ra với
đối tượng bảo hiểm theo các rủi ro đã thoả thuận trước, còn người được bảo hiểm
có trách nhiệm đóng phí cho Công ty Bảo hiểm cũng có giá trị quan trọng như
chứng từ gởi hàng có thể chuyển nhượng cho người thứ ba, có thể được dùng làm
vật bảo đảm . Chứng từ bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo
hiểm hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở .
1.3.2.4 Một số chứng từ khác
 Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá( Certificate of quality):
Là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hoá phù hợp với những điều kiện
trong hợp đồng, được cấp bởi nhà sản xuất hoặc cơ quan chuyên môn như Cục
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 21



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu hay Công ty giám định, tuỳ theo sự thực
hiện của hai bên trong hợp đồng mua bán ngoại thương. ở Việt nam, giấy chứng
nhận phẩm chất do Công ty Vinacontol cấp.
 Giấy chứng nhận số lượng (trọng lượng hàng hoá( Certificate of quatity/
Weight): Là chứng từ nhằm xác định về sự phù hợp của số lượng/ trọng lượng
hàng hoá mà người bán giao cho người mua với các điều kiện ghi trong hợp đồng.
Giấy này do Cục kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc Công ty giám định
hoặc cơ quan hải quan cấp. ở Việt nam, giấy chứng nhận phẩm chất do Công ty
Vinacontol cấp.
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ( Certificate of origin): Là chứng từ
do phòng thương mại của nước xuất nhập khẩu cấp cho chủ hàng, xác nhận nơi
sản xuất hoặc nguồn gốc xuất phát của hàng hoá nhưng nếu hợp đồng L/C không
có đòi hỏi cụ thể thì người xuất khẩu có thể tự cấp. Giấy này nhằm giúp hải quan
có căn cứ tính thuế quan trên cơ sở áp dụng biểu thuế ưu đãi, giúp hải quan thi
hành chính sách khu vực, chính sách phân biệt đối xử trong mua bán khi tiến hành
giám quản, xác nhận ở mức độ nhất định về chất lượng hàng hoá, nhất là đối với
những nàg hoá thuộc loại thô sản của một địa phương nhất định.
 Giấy chứng nhận vệ sinh ( sanitary Certificate ): Là chứng từ xác nhận
tình trạng không độc hại của hàng hoá gởi đi an toàn cho người tiêu dùng. Chứng
từ này do Cục kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu hay cơ quan y tế cấp và
thường sử dụng với hàng hoá thực phẩm.
 Giấy kiểm nghiệm thực vật ( Phytosanitary Certificate ): Là chứng từ xác
nhận hàng hoá có nguồn gốc từ thực vật đã đuợc kiểm tra xử lý chống bệnh dịch,
nấm độc ... do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.
 Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật ( veterinary Certificate ): Là chứng

từ xác nhận hàng hoá động vật có nguồn gốc từ động vật đã được kiểm tra không
mang vi trùng gây bệnh hoặc đã được tiêm chủng pòng bệnh do cơ quan kiểm tra
động vật cấp.
 Giấy chứng nhận kiểm tra ( inspection Certificate ): Là chứng từ chứng
nhận số lượng, chất lượng, cách đóng gói, bao bì, quy cách hàng hoá được giao so
với yêu cầu của L/C để ngăn người sự giả mạo làm thiệt hại đến quyền lợi của nhà
nhập khẩu. Chứng từ này thường được L/C quy định xuất trình trong trường hợp
nhà xuất khẩu là khách hàng mới .
 Giấy chứng nhận khử trùng ( Fumigation Certificate) : Được sử dụng khi
xuất khẩu nông sản như : Gạo, bắp , đậu phụng nhằm tiêu diệt sâu bọ, bảo quản
hàng khi chuyên chở .
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

 Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch ( Health Certificate ): Do nhân viên
y tế của tổ chức có thẩm quyền chứng nhận hàng hoá thực phẩm xuất khẩu không
bị nhiễm trùng và có thể dùng cho con người
 Phiếu đóng gói ( Packing list) : Là chứng từ kê khai hàng hoá được đóng
gói trong từng kiện hàng do người sản xuất hay nhà xuất khẩu đóng gói hàng hoá
nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá.
 Giấy chứng nhận người hưởng lợi ( Beneficiarys Certificate ) Là giấy
chứng nhận do chính người hưởng lợi lập ra xác nhận hoàn thành một số nghĩa vụ
mà L/C yêu cầu .
 Thông báo giao hàng bằng Telex hoặc Fax ( Shipment advice sent by

telex, fax : Đây chính thông tin mà người xuất khẩu sau khi giao hàng gởi cho
người nhận hàng thông báo đã thưc hiện xong nghĩa vụ giao hàng .
 Biên nhận gởi chứng từ bằng dịch vụ phát chuyển nhanh. Người xuất khẩu
xuất trình để chứng tỏ người gởi hàng đã gởi chứng từ cho người nhận hàng

SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

Chương II:Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam
chi nhánh Khu Công Nghiệp Điện Nam Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam chi nhánh Khu Công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT KCN Điện Nam - Điện Ngọc trực thuộc Ngân
hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam được thành lập theo quyết định số 1140/QĐ NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT
Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng không ngừng nỗ lực phấn đấu để tự
hoàn thiện và nâng cao năng lực phục vụ, cũng như năng lực cạnh tranh của mình.
Đoàn kết và phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên của
NHNo & PTNT KCN Điện Nam - Điện Ngọc. Với phương châm: Trung thực, kỷ
cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả, Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng một
cách chu đáo, nhanh chóng và an toàn. Luôn ý thức một cách sâu sắc về mối quan
hệ đồng hành và cộng hưởng với khách hàng, xem lợi ích của khách hàng là lợi

ích của Ngân hàng. Tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng luôn có thái độ
ứng xử với khách hàng một cách vui vẻ, hoà nhã và trân trọng đó cũng là một mục
tiêu kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh KCN Điên Nam
– Điện Ngọc cũng đã ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều
địa phương trên địa bàn; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong
có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm
sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung. Hằng
năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lương ủng hộ Quỹ
đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ
tình nghĩa ngành ngân hàng. Nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, phương châm
của Đảng và Nhà Nước đã đề ra “ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy
động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nông dân.”
Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam,
Agribank nói chung và Agribank chi nhánh KCN Điên Nam – Điên Ngọc nói riêng
đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng
góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất
nước.
SVTH Huỳnh Nam Phương

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD Nguyễn Thị Minh Hương

2.1.2 Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức


Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng kế toán

Phòng nghiệp vụ

Phòng giao dịch

Ngân quỹ

Kinh doanh

Số 1

Mối quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Sổ tay của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh KCN Điện Nam –Điện
Ngọc)

2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công
việc của Ngân hàng. Giám sát, kiểm tra hầu hết các phòng ban, theo quy định
trong điều lệ NHNN Việt Nam và trước pháp luật.
- Phó Giám đốc: Là người thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc về các vấn đề
liên quan đến người lao động và công tác hành chính văn phòng, trực tiếp chỉ đạo
và chịu trách nhiệm về nghiệp vụ hạch toán kinh doanh và nghiệp vụ Ngân hàng.
SVTH Huỳnh Nam Phương


Trang 25


×