Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phân tích báo cáo tài chính Vinamilk năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.16 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khi kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC) cho một công ty, một trong những điều
mà chúng ta quan tâm đó là đọc hiểu và nhận dạng được những rủi ro tiềm ẩn trong
BCTC của Doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân tích được tốt BCTC của Doanh nghiệp sẽ
giúp ích rất nhiều cho mỗi chúng ta sau này, dù lúc đó bạn là kiểm toán viên, nhà đầu tư,
hay nhà cho vay...
Chính vì thấy được tầm quan trọng và những lợi ích mà công việc phân tích báo
cáo tài chính mang lại cho mình, nên nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phân
tích báo cáo tài chính Vinamilk năm 2009”
Trong năm 2009, sau rất nhiều các sự kiện liên quan đến tình hình kinh tế như:
khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập WTO, sự kiện sữa nhiễm Melamine,
chính sách của nhà nước... Vinamilk không ngừng vươn cao là dành vị thế trong nền kinh
tế đất nước. Điều đó đã kích thích chúng tôi suy nghĩ về độ trung thực của báo cáo tài
chính (BCTC) năm 2009 của Vinamilk, nên đã lựa chọn BCTC Vinamilk để phân tích.
Chịu trách nhiệm chính trong bài báo cáo như sau:
1.

Nguyễn Thị Hồng Duy

-

Tìm hiểu sơ lược về Vinamilk

-

Ảnh hưởng của hoạt động đầu tư lên BCTC

-

Tổng hợp và trình bày
2.



Bùi Thị Lê

-

Đọc hiểu bảng kết quả hoạt động kinh doanh

-

Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính lên BCTC
3.

Lê Thị Long

-

Đọc hiểu bảng lưu chuyển tiền tệ

-

Đánh giá kiến nghị
4.

-

Thái Thị Minh Thùy

Đọc hiểu bảng cân đối kế toán

Với 3 tuần làm việc cùng những thông tin thứ cấp về một công ty đang rất phát

triển, hơn nữa với mức kinh nghiệp non yếu của một sinh viên, chúng tôi sẽ không thể
tránh khỏi những sai sót trong vấn đề nhận xét và đánh giá. Mong quý thầy thông cảm và
góp ý.

1


MỤC LỤC

2


Phần 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK
1.1.

Những thông tin cơ bản về Vinamilk:

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số
155/2003QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển
Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1/12/2003, Công ty là Doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp.
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint – StockCompany
- Tên viết tắt:

Vinamilk


- Trụ sở chính: 36 – 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Văn phòng giao dịch:184 – 188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TPHCM
- Điện thoại:

(848) 9300 358

- Fax:

- E-mail:



- Website:

www.vinamilk.com.vn

(848) 9305 206

- Vốn điều lệ năm 2009:
Vốn điều lệ công ty:

3.512.653.000.00 đồng

Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 351.265.300 cổ phiếu

-

Cổ phiếu quỹ

15.320 cổ phiếu


Mệnh giá 1 cổ phiếu:

10.000 cổ phiếu

Cơ cấu cổ đông;
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)

47,54%

Cổ đông nước ngoài

41,11%

Cổ đông trong nước (trừ SCIC)

8, 25%

3


1.2.

Cơ cấu tổ chức:

 Sơ đồ hệ thống các công ty con:

TẬP ĐOÀN
VINAMILK
CÔNG TY

TNHH ĐẦU TƯ
BẤT ĐỘNG SẢN
QUỐC TẾ

CÔNG TY
TNHH
BÒ SỮA VIỆT

CÔNG TY CP
SỮA
LAM SƠN

CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ
BẤT ĐỘNG SẢN
QUỐC TẾ

Tên công ty con

Hoạt động chính

Công ty TNHH 1 thành viên Bò Sản xuất sữa

Tỷ lệ vốn do Vinamilk
nắm giữ
100%

sữa Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa Lam Sơn
Sản xuất sữa

55%
Công ty TNHH 1 thành viên Đầu Kinh doanh bất động sản 100%
tư Bất động sản Quốc tế
Công ty CP Bất động sản Chiến Kinh doanh bất động sản 100%
Thắng – Việt Nam

4


 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý

5


1.3

Những vấn đề tiêu biểu trong năm 2009 ảnh hưởng đến hoạt động của

Vinamilk:
- Vào ngày 17/02/2009, Tập đoàn đã ký một Thỏa thuận Chuyển nhượng Vốn vứi
SABMiller Asia BV để chuyển giao toàn bộ lợi ích của tập đoàn trong công ty liên doanh
SABMiller Việt Nam với giá 8.250.000 USD cho SABMiller Asia BV.
- Tình hình sữa nhiễm Melamine
- Dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
- Trong quý III, Vinamilk đã chi khá nhiều tiền mặt để chi trả cổ tức, mua 19,3%
cổ phần một nhà máy sản xuất bột sữa tại New Zealand và mở rộng nhiều dự án khác
- Từ ngày 17/7/2009, Phó tổng giám đốc Vinamilk, Trần Bảo Minh, cùng ekip làm
việc của mình rời Vinamilk sang làm việc cho một công ty thực phẩm khác.
- Đầu tư 20 triệu USD vào xây dựng nhà máy cafe tại Bình Dương
- Tháng 8/2009, Bộ chính trị phát động chiến dịch “Người Việt Nam dùng hàng

Việt Nam” và mặt hàng sữa được vận động đầu tiên.
- Theo cam kết WTO, thuế nhập khẩu đối với sữa là 25%, nhưng thực tế còn thấp
hơn, gây cạnh tranh với các công ty trong nước.
- Vào ngày 31/12/2009, công ty TNHH Một thành viên Bất động sản Quốc tế một công ty con được Vinamilk sở hữu 100%, đã mua tất cả cổ phiếu của các cổ đông
thiểu số còn lại của Công ty Cổ phần Bất Động sản Chiến Thắng – Việt Nam. Sau đó,
quyết định đóng cửa Công ty Cổ phần Bất động sản Chiến Thắng – Việt Nam.

6


Phần 2
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VINAMILK
2.1. Đọc hiểu về Báo cáo tài chính Vinamilk:
2.1.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất tóm tắt:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT TÓM TẮT
Chỉ tiêu

2009
Triệu

2008
Triệu

Chênh lệch
Triệu

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu tài chính

Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Lợi nhuận từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Phần lỗ trong liên doanh

đồng
10613771
6735062
3878709
439936
184828
1245476
292942
2595399
143031
7072
0

%
100.0
63.5
36.5
4.1
1.7
11.7
2.8
24.5

1.3
0.1
0.0

đồng
8208982
5610969
2598013
264810
197621
1052308
297804
1315090
136903
6730
73950
137131

%
100.0
68.4
31.6
3.2
2.4
12.8
3.6
16.0
1.7
0.1
0.9


đồng
2404789
1124093
1280696
175126
(12793)
193168
(4862)
1280309
6128
342
(73950)

%
29.3
20.0
49.3
66.1
(6.5)
18.4
(1.6)
97.4
4.5
5.1
(100.0)

Lợi nhuận trước thuế
CP thuế TNDN hiện hành
CP thuế TNDN hoãn lại

Lợi ích bên thiểu số
Lợi nhuận sau thuế

2731358
361536
6245
375
2375692

25.7
3.4
0.1
0.0
22.4

3
161874
39259
(1422)
1250120

16.7
2.0
0.5
0.0
15.2

1360045
199662
(33014)

1797
1125572

99.2
123.3
(84.1)
(126.4)
90.0

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của Vinamilk đạt 20%/năm giai đoạn
2005 - 2009, lãi gộp của Vianmilk đã và đang duy trì ở mức cao năm 2008 là 31.6% và
năm 2009 là 36.5% nhờ vào sự tăng trưởng những dòng sản phẩm đem lại tỷ suất sinh lợi
cao như sữa bột, sữa chua, kem. Tuy nhiên tỷ lệ lãi gộp của Vinamilk có thể sẽ giảm do
mức độ cạnh tranh trong ngành này đang gia tăng
Doanh thu thuần hợp nhất cả năm 2009 đạt 10,613 tỷ tăng 29.3% so với năm 2008
và đạt 115% kế hoạch đề ra (9,220 tỷ). Lợi nhuận gộp tăng 49.3% so với năm 2008.
Vinamilk có kết quả kinh doanh tốt như vậy là do hiện nay người tiêu dùng có xu hướng
tiêu dùng sản phẩm trong nước có chất lượng cao. Vinamilk đã đạt thành công lớn trong
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua”.

7


Doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác không đáng kể.
Chi phí bán hàng tăng 18.4% so với năm 2008, thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu
thuần. Chi phí quản lý doanh nghiệp gần như không tăng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2,595 tỷ đồng. Lợi nhuận kế toán
trước thuế đạt 2,731 tỷ. Lợi nhuận sau thuế (bao gồm cả lợi ích bên thiểu số 375 triệu)
đạt 2,376 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2008
2.1.2 Bảng Cân đối kế toán hợp nhất tóm tắt:


TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

2009
Triệu

2008
Triệu

Chênh lệch
Triệu

đồng
%
5069157 59.8

đồng
%
3187605 53.4

đồng
1881552

%

59.0

426135

5.0

338654

5.7

87481

25.8

2314253
728634
1311765
288370
341287

27.3
8.6
15.5
3.4

374002
646385
1775342
53222


6.3
10.8
29.8
0.9

1940251
82249
(463577)
235148

518.8
12.7
(26.1)
441.8

40.2

2779354 46.6

633525

22.8

0.1
29.8
0.3
7.1
2.9
100.0


475
1936923
27489
570657
243810
5966959
115443

0.0
32.5
0.5
9.6
4.1
100.0

8347
588041
0
31822
5315
2515077

1757.3
30.4
0.0
5.6
2.2
42.2

19.3


654499

56.7

TÀI SẢN DÀI HẠN
Phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

9
8822
2524964
27489
602479
249125
8482036
180893

NỢ PHẢI TRẢ

1

Nợ ngắn hạn
Vay và nợ ngắn hạn
Phải trả người bán
Người mua trả tiền trước

Thuế và các khoản phải

1552606 18.3

972502

16.3

580104

59.7

13283
789867
28827

0.2
9.3
0.3

188222
492556
5917

3.2
8.3
0.1

(174939)
297311

22910

(92.9)
60.4
387.2

399962

4.7

64187

1.1

335775

523.1

28688
208131
83848
256325
116940
12455

0.3
2.5
1.0
3.0
1.4

0.1

3104
144052
74464
181930
93612
30000

0.1
2.4
1.2
3.0
1.6
0.5

25584
64079
9384
74395
23328
(17545)

824.2
44.5
12.6
40.9
24.9
(58.5)


nộp
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Phải trả ngắn hạn khác
Nợ dài hạn
Phải trả dài hạn
Vay dài hạn

21.3

2

8


92000
Nợ dài hạn khác
DP trợ cấp mất việc làm và
34930
bảo hiểm thất nghiệp
663773
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ khen thưởng phúc lợi
Lợi nhuận chưa phân phối

Lợi ích bên thiểu số
TỔNG NGUỒN VỐN

9
663773

1.1

22418

0.4

69582

310.4

0.4

35900

0.6

(970)

(2.7)

79.8

1875826


39.4

79.8
3
1752757 29.4

1875826

39.4

1759896

100.4

78.3

78.3
9
3512653 41.4

476191
3
476191

0

0.0

1064948 17.8


(1064948)

(100.0)

-154
1756283
294348
182265
892344
35366
8482036

0.0
20.7
3.5
2.1
10.5
0.4
100.0

0
869697
175276
96198
803037
50614
5966959

(154)
886586

119072
86067
89307
(15248)
2515077

101.9
67.9
89.5
11.1
(30.1)
42.2

0.0
14.6
2.9
1.6
13.5
0.8
100.0

Tổng tài sản tính đến năm 2009 đạt 8,482036 tỷ . Trong đó, tài sản ngắn hạn
chiếm gần 60% trên tổng tài sản, đa số tập trung trong các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn và hàng tồn kho. Tổng vốn chủ sở hữu đạt 6,637739 tỷ đồng chiếm trên 78% tổng
nguồn vốn. Điều này đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp và Vinamilk là 1 trong
số ít doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tự có.
Tài sản ngắn hạn trong 2009 tăng lên 59,8% trong khi đó tài sản dài hạn giảm
xuống còn 40,2%. Trong đó đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến từ 6,3% lên 27,3% là
do doanh nghiệp đầu tư mạnh vào tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn để thu lãi. Điều này cho
thấy có thể trong năm doanh nghiệp đang cải thiện khả năng sử dụng vốn bằng cách gửi

nguồn vốn nhàn rỗi để thu lãi. Tổng tài sản tăng, nhưng khoản mục hàng tồn kho trong
năm 2009 lại giảm 14,3% so với năm 2008. Điều này có thể do lượng nguyên liệu trong
nước không đáp ứng kịp, hàng hóa tiêu thụ nhanh.v.v.
Tài sản dài hạn chênh lệch với năm 2008 tăng lên 22,8% nhưng tỷ trọng trên tổng
tài sản lại giảm từ 46,4% còn 40,2%. Trong đó phải thu dài hạn tăng đột biến từ 475 triệu
lên 8,822 tỷ đồng, do doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng kinh doanh nên có thể nới
lỏng chính sách bán chịu làm cho khoản mục phải thu dài hạn tăng nhanh, điều này cần
lưu ý đến dự phòng nợ phải thu của doanh nghiệp có được đánh giá đúng và hợp lý hay
không? Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên khoảng 30,4% là do chủ yếu chuyển từ
9


xây dựng cơ bản dở dang và một số tài khoản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đựoc sử
dụng nên không ghi giảm tài sản cố định.
Nhìn chung, tỷ lệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trên tổng tài sản
của doanh nghiệp vẫn ổn định nhưng có một số khoản mục tăng giảm đột biến có thể làm
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính không được đánh giá đầy đủ và hợp lý dẫn đến sai lệch
hay cố tình sai lệch trong báo cáo tài chính.
2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao và phân bổ
Các khoản dự phòng
Lỗ/ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
Lãi từ thanh lý tài sản cố định hữu hình
Chi phí lãi vay
Thu nhập tiền lãi và cổ tức
Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư khác
Lợi thế thương mại âm

Thu từ thanh lý các khoản đầu tư trong công ty liên doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay
đổi vốn lưu động
Biến động các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác
Biến động hàng tồn kho
Biến động các khoản phải trả và nợ khác
Biến động chi phí trả trước
Tổng
Tiền lãi vay đã trả
Thuế thu nhập đã nộp
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
Tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền chi mua tài sản cố định
Thu từ thanh lý tài sản cố định
Mua trái phiếu và chứng khoán vốn
Thu từ thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn
Thu từ thanh lý khoản đầu tư trong công ty liên doanh
Thu từ trái phiếu đến hạn
Thu hồi khoản vay từ công ty liên doanh
Chi đầu tư trong các trong các đơn vị khác
Mua lại khoản vốn góp từ các các cổ đông thiểu số trong

Năm 2009

Năm 2008

2,731,358


1,371,313

234,078
62,020
3,486
(1,251)
6,655
(134,747)
(23,032)
(20)
(139,577)

178,430
124,892
(5,704)

2,738,970
(68,042)
453,953
392,537
10,276
2,738,970
(68,042)
(293,332)
16,032
(146,949)
3,096,503

1,669,272
13,354

(112,069)
(105,919)
(17,077)
1,448,016
(25,957)
(101,861)
53,507
(103,946)
1,269,759

(654,817)
6,747
(200,000)
91,913
134,267
10,005
207,968
(2,450)
(15,603)

(445,062)
4,217

26,971
(93,622)
61,178

3,010

(134,152)

10


công ty con
Thu từ tiền lãi và cổ tức
Tăng tiền gửi ngân hàng có kì hạn
Khoản vốn góp của cổ đông thiểu số trong công ty con
Tiền thuần chi cho hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu
Tiền chi mua lại cổ phiếu
Thu từ vay ngắn hạn
Hoàn trả các khoản vay
Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Tiền thuần chi cho hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong năm
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái với tiền và các
khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm

69,083
90,373
(2,123,387) (50,191)
20
(2,476,274) (531,785)
3,646
(154)
3,320
(188,222)

(351,281)
(532,691)
87,538
338,654

173,547
(9,963)
(680,733)
(517,149)
220,825
117,819

(57)
426,135

10
338,656

 Năm 2007:
Năm 2007 lượng tiền chi cho đầu tư của Vinamilk tăng nhanh so với năm 2006.
Trong đó, tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định chỉ tăng 22%, các khoản chi cho
các công ty co và doanh nghiệp liên doanh giảm 68,03%, các khoản đầu tư vào chứng
khoán tăng đột biến từ 278,5 tỷ lên 487,5 tỷ, gần gấp đôi so với năm 2006. Khi dòng tiền
từ hoạt động đầu tư tăng nhanh mà tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm còn 313,47
tỷ, công ty đã phải huy động tiền từ hoạt động tài chính bằng các nguồn thu từ phát hành
cổ phiếu và đi vay. Mặc dù dòng tiền thuần trong năm 2007 của Vinamilk âm nhưng qua
các năm 2008, 2009 các đầu tư trong năm 2007 đã đem lại nguồn tiền đáng kể trong hoạt
động kinh doanh.
 Năm 2008:
Năm 2008 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng gấp 4 lần so với năm

2007. Điều này cho thấy các hoạt động đầu tư trong năm 2007 của Vinamilk đã mang lại
kết quả tốt cho dòng tiền trong các năm tiếp theo. Dòng tiền chi cho hoạt động đầu tư của
Vinamilk trong năm 2008 giảm mạnh, chỉ bằng 1/2 so với năm 2007. Công ty không đầu
tư vào các chứng khoán và cho các công ty con vay. Phần lớn tài sản đầu tư tập trung vào
mua sắm, xây dựng TSCĐ(chiếm 70,8% tổng chi đầu tư). Dòng tiền từ hoạt động tài
chính âm, trong khi doanh thu tài chính vẫn lớn hơn chi phí tài chính trền bảng
BCKQKD chứng tỏ công ty đang giảm các khoản vay từ bên ngoài và thực hiện các
11


chính sách chi trả nợ vay và cổ tức cho cổ đông. Cuối năm 2008 Vinamilk tăng lượng
tiền và tương đương tiền lên 338.65 tỷ tăng gấp 1,5 lần lượng tiền thanh khoản cuối năm
2007.
 Năm 2009
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng nhanh so với năm 2008. Với
chính sách kinh doanh tập trung vào các sản phẩn mang có sự khác biết, Vinamilk đạt
được lợi nhuận 2731,4 tỷ đồng. Mức lợi nhuận lớn nhất từ khi thành lập công ty. Với
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng gấp đôi so với năm 2008, công ty đã sử dụng
dòng tiền này vào các khoản đầu tư rất nhiều. Vinamilk tăng các khoản chi mua TSCĐ và
đầu tư vào các khoản chứng khoán, trái phiếu. Cùng với các khoản đầu tư thì Vinamilk
cũng trả các khoản vay có từ trước, và chi trả cổ tức cho cổ đông. Cuối năm 2009 công ty
tiếp tục tăng lượng tiền tại tài khoản của mình so với các năm trước.
LCTT từ các hoạt động
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Năm 2007
313,478

Năm 2008
1,269,759


Năm 2009
3,096,503

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động tài chính

(1,015,978)
663,413

(527,249)
(517,149)

(2,467,247)
(532,691)

Tổng LCTT trong kỳ

(39,087)

225,361

96,538

Dựa vào dòng tiền trong năm 2008, 2009 ta có thể thấy Vianmilk đang thức hiện
các hoat động để chuyển đổi từ chu kì kinh doanh này sang chu kì kinh doanh khác.
Trong năm 2009 tuy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng lên rất nhanh sau đầu tư từ
năm 2007 nhưng Vinamilk bắt đầu thực hiện lại các hoạt đầu tư. Sự chuyển đổi này được
thể hiện rõ hơn trong hoạt động tài chính năm 2009, song song với quá trình trả các
khoản vay từ các năm trước Vinamilk bắt đầu thực hiện phát hành cổ phiếu. Dòng tiền từ

hoạt động tài chính vẫn đang âm nhưng phần nào cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu vốn
của Vinamilk và các hoạt động chuyển đổi trong kinh doanh của Vinamilk.
Tóm lại, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng nhanh qua các năm được sử dụng
1 phần chi trả cho các hoạt động tài chính, phần còn lại được đưa vào các hoạt động đầu
tư rất nhiều, chủ yếu Vinamilk tăng các khoản chi mua TSCĐ và đầu tư vào các khoản
chứng khoán, trái phiếu.

12


2.2 Phân tích ảnh hưởng các hoạt động đến Báo cáo tài chính Vinamilk:
2.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động tài chính:
• Nhận dạng hoạt động tài chính:
 Vốn chủ sở hữu:
Biến
Số
Chỉ tiêu
Vốn đầu tư của CSH
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ khen thưởng phúc

dư Số

cuối năm
3,512,653
0
(154)

1,756,283
294,348

dư Biến động động

Biến động

đầu năm
1,752,757
1,064,948
0
869,697
175,276

tăng
1,759,896
(1,064,948)
(154)
886,586
119,072

giảm
0
0
0
0
0

chung
100.41 %

(100.00) %
101.94 %
67.93 %

lợi
182,265
Lợi nhuận chưa phân

96,198

238,144

152,077

89.47 %

phối

803,037

1,684,390

1,595,083 11.12 %

892,344

Trong năm, Vinamilk đã phát hành thêm cổ phiếu 3646 tỷ, mua lại cổ phiếu quỹ
154 tỷ. Đồng thời, tình hình hoạt động kinh doanh của Vinamilk trong năm 2009 khá tốt,
nên đã làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lên 1 lượng đáng kể trong đó, vốn đầu
tư của chủ sở hữu tăng 100.41 %, quỹ đầu tư phát triển tăng 101.94 %, quỹ dự phòng tài

chính tăng 67.93 %, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 89.47 %, và chi trả cổ tức là 351 tỷ.
Doanh nghiệp chỉ giữ lại một lượng lợi nhuận chưa phân phối khá nhỏ chỉ tăng 11.12 %
so với năm 2008.
 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Chỉ tiêu
Thu tiền từ phát hành cổ phiếu
Tiền chi mua lại cổ phiếu
Thu từ vay ngắn hạn
Hoàn trả các khoản vay
Cổ tức lợi nhuận đã trả cho CSH
Tiền thuần từ hoạt động tài chính

Số dư cuối năm
3,646
(154)
3,320
(188,222)
(351,281)
(532,691)

Số dư đầu năm
0
0
173,547
(9,963)
(680,733)
(517,149)

Biến động
(98.09) %

1789.21 %
(48.40) %
3%

Trong năm, dòng tiền từ hoạt động tài chính thu chủ yếu từ phát hành cổ phiếu, và chi
chủ yếu cho việc hoàn trả các khoản vay, nhưng chi từ hoạt động tài chính nhiều hơn thu
từ hoạt động tài chính nên dòng tiền hoạt động tài chính trong năm 2009 vẫn âm và có
tăng nhẹ so với năm 2008 (3%).
 Chi phí lãi vay:
13


Chỉ tiêu
Chi phí lãi vay

Số dư cuối năm Số dư đầu năm
6,655
26,971

Biến động
(75.33) %

Trong năm 2009, chi phí lãi vay của Vinamilk đã giảm đi một lượng đáng kể so
với năm 2008. Do trong năm Vinamilk đã hoàn trả một lượng lớn các khoản vay ngắn
hạn và dài hạn.
• Đánh giá ảnh hưởng HĐTC
 Cơ cấu tài chính:
Các tỷ số
Tỷ số nợ
Tỷ số tự tài trợ

Tỷ số nợ trên vốn
ROA
Số nhân
ROE

Năm 2006
23.9%
76%
31.48%
18.30%
1.31
24.09%

Năm 2007
20%
79.5%
25.70%
17.76%
1.26
22.32%

Năm 2008
19.3%
79.8%
24.24%
20.95%
1.25
26.25%

Năm2009

21.3%
78.3%
27.25%
28%
1.28
35.77%

Nhận xét:
Tỷ số nợ trong năm 2009, chiếm 21.3 % tổng tài sản của doanh nghiệp tương ứng
27.25 % vốn chủ sở hữu. Tuy có tăng so với năm 2008 nhưng nợ phải trả cũng chỉ chiếm
khoảng 1/5 tổng tài sản. Khả năng tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là khá cao, nên doanh
nghiệp không cần phải vay thêm để tiền để thanh toán các khoản vay sắp đến hạn, hay
các khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể vay thêm vốn, hoặc phát hành cổ
phiếu nếu có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với kết quả kinh doanh
trong năm khá tốt, doanh nghiệp nên chia lợi nhuận cho các cổ đông để tăng sự thu hút
của các nhà đầu tư. Trong năm doanh nghiệp có phát hành một lượng khá lớn cổ phiếu,
nên lượng vốn chủ sở hữu là khá lớn, mặt khác tình hình chứng khoán năm 2009 khá ảm
đạm nên doanh nghiệp nên mua lại cổ phiếu quỹ để giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp
đứng vững trên thị trường chứng khoán và được đánh giá cao trong con mắt nhà đầu tư.
 Khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán bằng tiền
Vốn lưu chuyển hoạt động
Phần bù đắp
Vốn lưu chuyển thuần
Vốn lưu chuyển

Năm 2006

2.6
1.4
0.21
1040580
445742
1486322
1242026

Năm 2007
3.4
1.6
0.13
1703215
762341
2465556
2239077

Năm 2008
3.28
1.40
0.14
1929171
524434
2453605
2215103

Năm 2009
3.26
2.23
0.24

1250532
2727105
3977637
3516551
14


Hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức khá tốt và tương đối ổn định
qua các năm, khả năng thanh toán nhanh năm 2009 ở mức 2.23 tăng so với năm 2008,
trong đó đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản ngắn
hạn (45.6%). Khả năng thanh toán bằng tiền tuy có tăng so với năm 2008 nhưng ở mức
không cao, do doanh nghiệp dự trữ lượng tiền mặt khá thấp chỉ khoảng 8% trong tổng tài
sản ngắn hạn. Vốn lưu chuyển thuần trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là 62.1 %
trong đó, vốn lưu chuyển hoạt động giảm 35.8 %, phần bù đắp tăng 420%. Vốn lưu
chuyển cũng tăng 58.7 %. Tình hình lưu chuyển vốn của doanh nghiệp là tương đối tốt.
 Chi phí đi vay:
Chỉ tiêu
Doanh thu tài chính
Biến động DTTC
Chi phí tài chính
Biến động CPTC
Khả năng đảm bảo lãi vay

Năm 2006
74253
49227
595221

Năm 2007
257865

247.28%
25862
(47.46)%
633424

Năm 2008
264810
2.69%
197621
664.14%
1247901

Năm 2009
439936
66.13%
184828
(6.47)%
2340291

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 66.13 %, chi phí tài chính giảm 6.47 % so
với năm 2008 đánh dấu sự khả quan trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp
phần tốt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng đảm bảo lãi vay cũng
tăng lên 87.5 %, cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp rất khả quan.
 Thuế TNDN:
Trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt đồng
thời doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu nhiều hơn là nợ phải trả nên
lượng thuế TNDN trong năm 2009 sẽ tăng lên do chi phí lãi vay trong năm giảm đi đáng
kể nên lượng chi phí lãi vay tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế cũng
giảm. Mặt khác, những năm trước doanh nghiệp được hưởng miễn trừ thuế TNDN 50%
nhưng từ năm 2009 ưu đãi thuế sẽ hết hiệu lực và Vinamilk sẽ phải đóng mức thuế

TNDN đầy đủ là 25% do đó mức thuế TNDN Vinamilk phải đóng cũng tăng lên so với
mọi năm.
• Đánh giá rủi ro tiềm ẩn:


Về kế toán:

Phản ánh thiếu nợ phải trả: Trong năm 2009 các khoản vay ngắn hạn của
Vinamilk giảm đi một lượng đáng kể từ 188,222 tỷ xuống còn 13,283tỷ. Có khả năng
doanh nghiệp giấu bớt các khoản vay ngắn hạn để làm đẹp BCTC.
15




Về tài chính:

Bài toán về đòn cân nợ: Vinamilk chủ yếu sử dụng nguồn vốn của mình để tài trợ
cho các hoạt động của mình, nên khả năng thanh toán là khá cao. Khả năng sử dụng đòn
cân nợ ở Vinamilk không hiệu quả.
Pha loãng: Trong năm 2008 Vinamilk phát hành một lượng khá lớn cổ phiếu
nhưng chỉ mua lại cổ phiếu quỹ một lượng nhỏ, doanh nghiệp đang pha loãng vốn của
mình. Trong năm các khoản nợ của Vinamilk cũng tăng khá nhiều so với năm 2008 cho
thấy rằng Vinamilk cũng đang sử dụng chính sách pha loãng nợ.
2.2.2 Ảnh hưởng hoạt động đầu tư:
• Nhận dạng hoạt động đầu tư:
 Chính sách khấu hao:
Vinamilk sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng
ước tính của tài sản cố định hữu hình. Thời gian sử dụng ước tính như sau
Nhà cửa và vật kiến trúc

Máy móc và thiết bị
Gia súc
Phương tiện vận chuyển
Thiết bị văn phòng

10 – 50 năm
8 – 10 năm
6 năm
10 năm
3 – 5 năm

16


 Mua sắm tài sản cố định:
Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tài sản cố định hữu hình
1.573.283
1.022.646
1.529.187
1.835.583
Nguyên giá
1.573.283
1.963.835
2.618.638
3.135.507
Khấu hao
(826.622)

(941.189)
(1.089.451)
(1.299.924)
Tài sản cố định vô hình
9.141
20.715
50.868
39.241
Nguyên giá
21.504
38.771
79.416
82.339
Khấu hao
(12.363)
(18.056)
(28.548)
(43.098)
Xây dựng cơ bản dở dang 316.178
603.601
356.868
650.140
Trong quá trình hoạt động, Vinamilk đầu tư nhiều cho tài sản cố định. Nhưng chủ
yếu là đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang. Hằng năm, lượng giá trị nguyên giá TSCĐ
hữu hình tăng lên là do được chuyển sang từ xây dựng cơ bản dở dang, đồng thời mỗi
năm Vinamilk đầu tư xây dựng cơ bản dở dang một lượng tương đối đều đặn bao gồm
các khoản chi phí chăn nuôi bò sữa, và nhiều dây chuyền sản xuất và công trình khác.
 Đầu tư tài chính
Đầu tư ngắn hạn
Đầu tư dài hạn

Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008
Số dư đầu năm
122.996
176
Tăng dự phòng trong năm
122.820
96.405
48.630
Hoàn nhập
(36.489)
(48.630)
Số dư cuối năm
86.507
122.996
96.405
Trong năm 2009, các hoạt động tài chính của Vinamilk làm gia tăng giá trị của các
khoản đầu tư là:
-

Mua thêm 200.000 triệu VNĐ trái phiếu doanh nghiệp dài hạn

-

Đưa lượng tiền nhàn rỗi gởi ngân hàng làm tăng lượng tiền gởi ngân hàng có kỳ

hạn lên đáng kể với giá trị 2.120.000 Triệu VNĐ.
• Ảnh hưởng của hoạt động đầu tư:
 Tính hữu hiệu và hiệu quả:
Chỉ tiêu
Vòng quay tài sản

Vòng quay TSCĐ
ROA

Năm 2006
1.73
6.8
18.3%

Năm 2007
1.22
4.9
17.76 %

Năm 2008
1.37
4.24
20.95 %

Năm 2009
1.25
4.2
28 %

Qua các năm, số vòng quay tài sản và số vòng quay TSCĐ ngày càng giảm điều
đó thể hiện sự đầu tư vào Tài sản của Vinamilk không mang tính hữu hiệu. Nhưng bên
cạnh đó, ROA không ngừng tăng lên qua các năm, điều đó phản ánh, hoạt động đầu tư
vào tài sản của Vinamilk mạng lại tính hiệu quả cao.
-

Xem xét trên khía cạnh thuế:

17


Trong năm, tài sản của doanh nghiệp tăng khá lớn, chủ yếu là do tăng tài sản ngắn
hạn, do doanh nghiệp đang kỳ vọng về khả năng sinh lợi trong tương lai từ các tài sản
trên. Nên mức thuế trong những năm tới có thể sẽ tăng lên.
• Đánh giá rủi ro tiềm ẩn
 Về kế toán
- Rủi ro về vấn đề vốn hóa chi phí.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009, Vinamilk không ghi rõ khoản mục
xây dựng dở dang. Ngoài ra, hàng năm, Vinamilk đều đầu tư vào xây dựng cơ bản dở
dang và một phần chuyển sang tính vào nguyên giá tài sản cả cố định hữu hình lẫn cố
định vô hình. Chính vì vậy, đây có thể là 1 khoản mục có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
- Rủi ro trong việc tính khấu hao
Nếu như vấn đề vốn hóa chi phí không chính xác, sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính
khấu hao. Trong vấn đề tính khấu hao còn phải xem xét đến chính sách khấu hao của
Vinamilk, theo bảng thuyết minh, Vinamilk giữ nguyên chính sách khấu hao, nhưng
trong thực tế khi kiểm toán, đây vẫn là vấn đề lưu ý.
- Rủi ro trong báo cáo hợp nhất:
Vinamilk cung cấp trong báo cáo thuyết minh rất chi tiết về các công ty trong tập
đoàn, cũng đã ghi rõ những khoản điều chỉnh và giải thích về những biến động lớn liên
quan đến các công ty có liên quan.
Nhưng đây vẫn được xem là khoản mục có rủi ro tiềm ẩn, vì Vinamilk là một tập
đoàn lớn, các công ty trong tập đoàn có thể còn nhiều mà chưa được công bố, hoặc đã ghi
không chính xác về lợi ích của Vinamilk trong công ty khác.
 Về tài chính
Trong năm 2009, dòng tiền chảy vào hoạt động đầu tư khá nhiều, nhưng số lượng
lớn là vào khoản mục tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn. Điều này phản ánh, những khoản
tiền từ hoạt động kinh doanh mang lại, trở thành khoản tiền nhàn rỗi và cách mà
Vinamilk xử lý với khoản tiền nhàn rỗi đó là đầu tư vào ngắn hạn. Tuy điều này khiến

tính thanh khoản trong ngắn hạn của Vinamilk cao, nhưng đồng thời, sự ổn định lâu dài
và cách thức quản lý tài chính của Vinamilk chưa thật sự tốt.
2.2.3

Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh:
• Xem xét chiến lược kinh doanh:
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009
18


ROA
18.3%
17.76 %
ROS
10.57 %
14.49%
Vòng quay tài sản
1.73
1.22
Vinamilk sử dụng chiến lược kinh doanh dựa trên sự

20.95 %
28 %
15.21 %

22.4 %
1.37
1.25
khác biệt về sản phẩm vì tỷ

suất sinh lợi cao và có xu hướng ngày càng tăng, còn số vòng quay tài sản thấp và có
chiều hướng ngày càng giảm nhưng vẫn lớn hơn 1. Biểu hiện cụ thể là trong những năm
gần đây, Vinamilk đang thực hiện các chính sách nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm
của mình, tập trung vào các sản phẩm sữa cao cấp hơn có lợi nhuận cao hơn như sữa tươi
và giảm sản lượng sản phẩm có lợi nhuận thấp như sữa đặc thông qua việc xây dựng các
trang trại nuôi bò chất lượng cao để cung ứng nguồn sữa tươi đảm bảo chất lượng và ổn
định. Đồng thời, Vinamilk còn tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm của mình thông
qua việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm thâm nhập vào các phân khúc thị
trường mới như sữa chua vi sinh, bia, cà phê. Tăng cường quảng cáo nhằm khẳng định
chất lượng và thương hiệu sản phẩm, khuếch trương hình ảnh của mình nhằm xây dựng
một thương hiệu lớn trên thị trường sữa Việt Nam cũng như hướng ra thị trường quốc tế.
• Phân tích Cơ cấu chi phí hoạt động/ Doanh thu
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tài chính
Tổng chi phí/Doanh thu

Năm 2006
74.9 %
13.76 %
1.81 %
0.93 %
91.4 %


Năm 2007
73.97 %
13.22 %
3.12 %
0.86 %
91.18 %

Năm 2008
68.35 %
12.82 %
3.63 %
3.31 %
88.11 %

Năm 2009
63.5 %
11.7 %
2.8 %
1.7 %
79.7 %

Dựa vào bảng trên ta thấy, chi phí sản xuất qua các năm tiết kiệm một cách rõ rệt,
hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tăng lên đáng kể. Trong năm 2008, để có 100 đồng
doanh thu công ty cần đến 68.35 đồng chi phí sản xuất, nhưng trong năm 2009 con số
này chỉ là 63.5 đồng. Về chi phí bán hàng cũng cho thấy hiệu quả của công tác đầu tư hệ
thống xe và tủ lạnh cho hệ thống bán hàng. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
lên từ năm 2006 đến 2008 nhưng đến năm 2009 đã giảm đi một lượng đáng kể, tương
ứng với hiệu quả trong công tác quản lý và công tác bán hàng.
• Phân tích biến động:

 Biến động doanh thu
Chỉ tiêu
Doanh thu
Thay đổi
% thay đổi

Năm 2006
6.245.619

Năm 2007
6.537.964
292.345
4.68 %

Năm 2008
8.208.982
1.671.018
25.56 %

Năm 2009
10.613.771
2.404.789
29.3 %
19


% thay đổi trung bình
19.85 %
Biến động doanh thu trung bình hàng năm là 19.85 %, do doanh nghiệp đã nâng
cao được chất lượng sản phẩm, cũng như dịch vụ ưu đãi cho các nhà cung cấp. Đồng

thời, do thói quen thay đổi cũng như nhận thức tốt hơn của người tiêu dùng về dinh
dưỡng và lợi ích cho sức khỏe từ việc ăn nhiều sản phẩm từ sữa.
■ Biến động giá vốn
Chỉ tiêu
Giá vốn
Thay đổi
% thay đổi
% thay đổi trung bình

Năm 2006
4.678.114

Năm 2007
4.836.283
158.169
3%

Năm 2008
5.610.969
774.686
16 %

Năm 2009
6.735.062
1.124.093
20 %
13 %

Dù đã chủ động một phần trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu sữa và có hợp
đồng dài hạn với các nhà cung cấp sữa nhưng Vinamilk vẫn bị ảnh hưởng do giá nguyên

liệu đầu vào tăng biểu hiện là giá vốn có chiều hướng gia tăng, với mức biến động trung
bình hàng năm là 13%.
 Biến động lợi nhuận
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế
Thay đổi
% thay đổi
% thay đổi trung bình

Năm 2006
659.890

Năm 2007
963.398
303.508
46 %

Năm 2008
1.248.626
285.228
30%

Năm 2009
2.375.692
1.125.572
90 %
55.3 %

Do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn giá vốn làm cho lợi nhuận cũng gia tăng với
tốc độ trung bình là 55.3 %, trong đó năm 2009 có tốc độ tăng lên đến 90%. Do ảnh

hưởng của các nhân tố tác động đến doanh thu và giá vốn đã làm cho lợi nhuận của
Vinamilk tăng trưởng khá cao.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp khá được chú trọng.
Thông qua các chỉ tiêu biến động về doanh thu, giá vốn, lợi nhuận chúng ta có thể thấy
được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời

20


Chỉ tiêu
Tỷ lệ lãi gộp/Doanh thu
Tỷ lệ lãi thuần HĐKD/Doanh thu
EBIT/Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu
Tỷ suất sinh lợi/ Nguyên giá

Năm 2006
25.10 %
9.9 %
9.8 %
8.6 %
10.57 %
37.32 %

Năm 2007
26.03 %

13 %
12.4 %
8.82 %
14.49 %
31.62 %

Năm 2008
31.65 %
16 %
15.2 %
16.7 %
15.21 %
46.25 %

Năm 2009
36.5 %
24.5 %
22 %
25.7 %
22.4 %
73.84 %

TSCĐ
Tỷ số sinh lợi/ Tổng tài sản
Tỷ số sinh lợi/ VCSH

18.3 %
24.59 %

17.76 %

22.81 %

20.95 %
26.76 %

28 %
35.8 %

Vinamilk có tỷ suất sinh lời tương đối cao, ROA tăng từ 20.9 % năm 2008 lên 28
% năm 2009, ROE tăng từ 26.8 % năm 2008 lên 35.8 % năm 2009 cho thấy sự ổn định
vững chắc của công ty do Vinamilk đã biết tận dụng lợi thế của mình so với các doanh
nghiệp cùng ngành khác.
• Phân tích tính hữu hiệu
 Số vòng quay tài sản:
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vòng quay tài sản
1.73
1.22
1.37
1.25
Vòng quay TSNH
2.8
2.6
2.57
2.1
Vòng quay TSCĐ
6.8

4.9
4.24
4.2
Số vòng quay tài sản nhìn chung là giảm qua các năm có thể là do chiến lược kinh
doanh của công ty dựa trên sự khác biệt về sản phẩm nên doanh nghiệp chấp nhận số
vòng quay tài sản thấp nhưng vẫn đảm tăng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.
 Số vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Vòng quay nợ phải thu

10.3

11.4

12.7

14.4

Số ngày thu tiền bình quân

35.4


32

28.7

25.3

Vòng quay nợ phải thu thay đổi thất thường nhưng xu hướng được đánh giá là
tăng, làm cho số ngày thu tiền bình quân giảm đi đáng kể thông qua việc doanh nghiệp đã
xiết chặt chính sách bán chịu, rút ngắn thời gian bán chịu lại, hoặc tăng chiết khấu thanh
toán cho các nhà phân phối.
 Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày lưu kho bình quân

Năm 2006
4.6
79.3

Năm 2007
3.7
98.6

Năm 2008
4.7
77.6

Năm 2009
8.1

45.1

21


Số vòng quay hàng tồn kho cũng tăng dẫn đến số ngày lưu kho bình quân giảm đi,
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một số chi phí, trong đó có chi phí lưu kho. Doanh
nghiệp gia tăng doanh thu qua việc tăng các ưu đãi cho nhà phân phối, tăng chiết khấu
thương mại…
 Số vòng quay nợ phải trả
Chỉ tiêu
Vòng quay nợ phải trả
Số ngày trả tiền bình quân

Năm 2006
13.4
27.2

Năm 2007
9.1
40.1

Năm 2008
11.4
32

Năm 2009
8.5
42.9


Vòng quay nợ phải trả thay đổi thất thường, nhưng có xu hướng giảm, dẫn đến số
ngày trả tiền bình quân tăng. Doanh nghiệp đã biết tận dụng vốn của các nhà cung cấp để
gia tăng lợi nhuận cho mình.
 Số ngày lưu chuyển tiền bình quân
Chỉ tiêu
Năm 2006
Số ngày lưu chuyển tiến bình
87.5
quân

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

90.5

74.3

27.5

Do số ngày thu tiền bình quân giảm, số ngày lưu kho bình quân giảm và số ngày
trả tiền bình quân tăng, nên làm cho số ngày lưu chuyển tiền bình quân giảm. Vì vậy có
thể thấy rằng khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp là tương đối hữu hiệu.

• Đánh giá rủi ro tiềm ẩn:


Rủi ro kế toán


Vinamilk thực hiện chiến lược kinh doanh dựa trên sự khác biệt về sản phẩm, họ
sử dụng ROS ở mức cao để duy trì chỉ số ROA. Sử dụng chiến lược này họ dùng doanh
thu như một cách để làm đẹp báo cáo tài chính. Vì vậy khi kiểm toán báo cáo tài chính,
chúng ta phải tập trung vào:
-

Cách ghi nhận doanh thu mà Vinamilk áp dụng được giải trình trên bản

thuyết minh. Con số doanh thu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Năm 2009, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính 2008
mà Vinamilk vẫn giữ cho mình một tốc độ tăng doanh thu đáng ngạc nhiên 55.3%.
-

Trong năm 2009, Vinamilk thực hiện một số dự án đầu tư, xem xét khả

năng vốn hoãn chi phí vào các dự án của Vinamilk.
22



-

Rủi ro về tài chính
Vinamilk đang bắt đầu xây dựng một chu kì kinh doanh mới cho mình.

Năm 2008 được coi là một năm phát triển trong chu kỳ kinh doanh của Vinamilk các
hoạt động tài chính chủ yếu là trả các khoản nợ vay và cổ tức. Sang năm 2009 Vinamilk
tiếp tục ở giai đoạn phát triển của chu kỳ kinh doanh trước và bắt đầu dịch chuyển các
hoạt động tài chính của mình sang phát hành cổ phiếu và giảm các khoản vay từ bên

ngoài. Đồng thời công ty cũng bắt đầu phát triển cho một chu kỳ kinh doanh mới bằng
cách mở rộng các hoạt động đầu tư và thu hút vốn từ bên ngoài. Sự thay đổi về chiến
lược kinh doanh này có thể tạo nên một áp lực lớn trong việc giải quyết các vấn đề về chi
phí chuyển đổi giai đoạn cho Công ty.
-

Trong năm 2009 tài sản ngắn hạn của Vinamilk tăng 59% chủ yếu là do

tăng đầu tư tài chính ngắn hạn và các tài sản khác, lượng tiền dự trữ cũng tăng lên đáng
kể. Vốn của Vinamilk đang ứ đọng tại các khoản mục này.
-

Vốn chủ sở hữu chiếm 4/5 nguồn vốn của doanh nghiệp, do đó có thể

kết luận Vinamilk đang thừa vốn, khả năng tận dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.

23


Phần 3
NHẬN XÉT VỀ CÔNG TY VINAMILK
3.1

Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của công ty Vinamilk:
3.1.1 Tình hình kinh doanh
- Trong năm 2009 tình hình kinh doanh của Vinamilk khá ấn tượng với mức tăng

trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, do xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của
người tiêu dùng, đồng thời Vinamilk đã tận dụng tốt lợi thế về nguồn cung ứng của mình
so với các công ty khác. Và tốc độ tăng trưởng này còn có thể tăng cao hơn nữa trong vài

năm tới tương ứng với tốc độ tăng của ngành chế biến sữa.
- Tỷ suất sinh lợi tăng cao do Vinamilk đã thực hiện tốt chiến lược kinh doanh tập
trung về sự khác biệt sản phẩm của mình, cơ cấu lại việc tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi
phí nguyên vật liệu và cơ cấu nhãn hiệu hợp lý hơn, hướng trọng tâm vào các sản phẩm
có lợi nhuận cao hơn.
- Tình hình chu chuyển vốn cũng được đánh giá là đang tiến triển tốt, biểu hiện là
số ngày thu tiền bình quân giảm nhưng khả năng chiếm dụng vốn chưa cao, tình hình
kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có.
3.1.2 Tình hình đầu tư:
- Hoạt động đầu tư dài hạn của Vinamilk trong năm chủ yếu tập trung vào đầu tư
xây dựng cơ bản dở dang các tài sản cố định, và mua trái phiếu doanh nghiệp. Cho thấy,
Vinamilk đang đầu tư xây dựng các tài sản mới phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh.
- Hoạt động đầu tư ngắn hạn chủ yếu là gửi tiền ngân hàng để thu lợi tức từ tiền
nhàn rỗi.
3.1.3 Tình hình tài chính:
- Trong năm Vinamilk có phát hành một lượng cổ phiếu khá lớn, và mua lại cổ
phiếu quỹ, đồng thời do ảnh hưởng của tình hình kinh doanh thuận lợi làm cho vốn chủ
sở hữu tăng lên khá nhiều.
- Khả năng thanh toán và đảm bảo lãi vay của Vinamilk khá tốt do vốn chủ sở hữu
chiếm đến 4/5 tổng tài sản doanh nghiệp.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng đồng thời chi phí tài
chính giảm cũng góp phần làm tăng kết quả về kinh doanh của doanh nghiệp.

24


- Do Vinamilk đã hết thời gian ưu đãi về thuế suất nên mức thuế suất trong năm
2009 tăng mạnh so với các năm trước và có thể tăng trong những năm tiếp theo
3.2


Một vài kiến nghị

Các khoản mục đáng chú ý của Vinamilk khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính của Vinamilk
- Trên bảng báo cáo tài chính:
Đầu tư ngắn hạn: trong năm 2009, Vinamilk dành nhiều tài sản cho hoạt động đầu
tư và dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ chúng ta nhận thấy sự chuyển đổi chu kỳ trong
hoạt động kinh doanh của Vinamilk. Tuy nhiên, phần lớn tài sản dành cho đầu tư của
Vinamilk đều nằm trên khoản mục đầu tư ngắn hạn. Với môi trường kinh doanh các
khoản dầu tư ngắn hạn hiện nay thì đầu tư ngắn hạn chứa đựng khá nhiều rủi ro cho
doanh nghiệp. Trong khi đó khoản dự phòng rủi ro ngắn hạn của Vinamilk lại nhỏ so với
một khoản đầu tư ngắn hạn khổng lồ.
Hàng tồn kho: sản phẩm của Vinamilk chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm và
lượng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của công ty.
Phải thu dài hạn: tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Vinamik nhưng
phải thu dài hạn khác lại có sự thay đổi lớn so với năm 2008
Tài sản cố định: công ty đang thực hiện quá trình dịch chuyển chu kỳ kinh doanh,
khoản mục tài sản cố định tăng lên nhanh chóng có thể lý giải được. Nhưng xây dựng dở
dang luôn là một khoản mục đầy rủi ro và áp lực từ chi phí chuyển đổi có thể khiến công
ty chuyển các khoản chi phí không được vốn hóa vào khoản mục này, làm đẹp chỉ số
ROA của mình.
Tài sản dài hạn khác: tập trong chủ yếu vào khoản mục chi phí trả trước dài hạn.
Với chiến lược kinh doanh tập trung vào ROS, thì việc cắt giảm chi phí sản xuất và chi
phí hoạt động là một điều tất yếu. Chi phí trả trước sẽ là nơi an toàn cho các chi phí trong
kì nhưng chưa muốn đưa vào hoạt động kinh doanh để tăng ROS.
Khoản mục nợ phải trả: trong năm 2007 để huy động vốn cho hoạt động đầu tư,
Vinamilk đã thực hiện khá nhiều khoản vay. Cần quan tâm tới các khoản vay tới hạn phải
trả, và cách ghi nhận các khoản vay của Vinamik có phản ánh đầy đủ các khoản phải trả
của mình hay không. Trong các khoản phải trả thì phải trả thương mại của công ty này
tăng lên nhanh chống trong năm 2009.


25


×