Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Doanh nghiệp TN Kiên Cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.29 KB, 83 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế đất nước đã gặt hái được
những thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tựu to lớn đó ngoài sự phấn
đấu của toàn đảng toàn dân thì không thể không kể đến sự đóng góp to lớn
của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế đều chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: Quy luật
cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,… và có sự điều tiết của Nhà
Nước. Để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe đó tất cả các doanh nghiệp
lớn nhỏ đều nhằm mục tiêu tối tìm kiếm lợi nhuận và không ngừng tối đa hoá
lợi nhuận. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, bên cạnh đó doanh nghiệp mong
muốn phát triển một cách bền vững. Để làm được điều này thì mọi mắt xích
trong doanh nghiệp phải hoạt động tích cực và có hiệu quả đặc biệt là bộ máy
kế toán.
Kế toán chính là người trợ giúp đắc lực, đồng thời là người tư vấn có
hiệu quả cho nhà quản lý, giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn.
Công tác kế toán là công tác khoa học và mang tính nghệ thuật.
Để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải sử
dụng hàng loạt các công cụ khác nhau. Trong đó kế toán là bộ phận cấu thành
quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực
trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Trong quá trình thực tập em đã được tiếp xúc với hoạt động kế toán của
doanh nghiệp TN Kiên Cường. Qua đợt thực tập tại Doanh nghiệp giúp em
phần nào nắm được quy trình công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.
Đây cũng chính là bước tập rượt đầu tiên cho công việc sau này. Nhận được
sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán đã giúp em hoàn
thành báo cáo thực tập này.


Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết sức để hoàn thành báo cáo, nhưng đây
là một báo cáo tổng hợp với nhiều nội dung phức tạp nên bài viết của em
1
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
Lớp KT5 K2


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo quý báu
của quý thầy cô, các cô chú anh chị trong Doanh nghiệp cũng như sự góp ý
của các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Báo cáo của em gồm có ba phần như sau:
Chương I : Tổng quan chung về Doanh nghiệp TN Kiên Cường.
Chương II : Hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Doanh nghiệp TN Kiên Cường.
Chương III : Nhận xét và kết luận.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đặng Ngọc Hùng, các
anh, chị trong phòng kế toán tại Doanh nghiệp TN Kiên Cường đã giúp em
hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 31 tháng 01 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Ninh

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

2


Lớp KT5 -


Trng i hc Cụng nghip H Ni

Khoa K toỏn - Kim toỏn

CHNG 1
TNG QUAN CHUNG V DOANH NGHIP TN KIấN CNG
1 - Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
1.1 Vị trí, đặc điểm của Doanh nghiệp TN Kiờn Cng
Doanh nghiệp TN Kiờn Cng là một Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm
trên địa bàn huyện Phổ Yên. Bởi vậy vị trí đặc điểm của đơn vị nằm trong đặc
điểm chung của huyện Phổ Yên.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thái
Nguyênvới tổng diện tích đất tự nhiên là 256.670km 2 (Theo niên giám thống
kê tháng 3 năm 2007), vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi để đi đến các tỉnh
phía Bắc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và giao lu về nhiều mặt với các
vùng khác, cụ thể là :
- Phía Đông giáp với huyện Phú Bình và Hiệp Hoà (Bắc Giang).
- Phía Tây giáp với huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp với huyện Sóc Sơn (Hà Nội) .
- Phía Bắc giáp Thị xã Sông công và Thành phố Thái nguyên.
Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, Doanh nghiệp còn đợc huyện
có những chính sách tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp, nhằm phát triển
chung nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp TN Kiên Cờng đợc thnh lp vo cui nm 2001 theo giy
phộp ng ký kinh doanh s: 1702000047 do phũng ng ký Kinh doanh - S
k hoch v u t tnh Thỏi nguyờn cp ngy 13/11/2001.

Tên gọi: Doanh nghiệp Đức Thuận
Địa chỉ: Thanh Xuyên - Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên
Điện thoại: 02803.866.187
- Fax: 02803.866.187
Tổng diện tích của Doanh nghiệp: 1.500m2
Tổng diện tích của nhà phân xởng sản xuất: 1.200m2
Ti khon
: 39010000015256 Ti NH u t v phỏt trin Thỏi
Nguyờn.
- Mó s thu

: 4600284350.

- Quy mụ hin ti ca Doanh nghip:
H tờn: Nguyn Th Hng Ninh
K2

3

Lp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Tại thời điểm ngày 01/01/2009 Doanh nghiệp có vốn điều lệ: 9.000.000.000
đồng.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nghiệp TN Kiên Cường:
1.2.1Chức năng cơ bản của Doanh nghiệp TN Kiên Cường:

1.2.1.1Sản xuất:
Sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao gồm:
+ Sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc: Lợn
+Sản xuất, chế biến thức ăn cho gia cầm: gà, vịt,ngan.
+ Sản xuất, chế biến thức ăn cho thuỷ cầm: tôm, cá..
+ Sản xuất và in ấn bao bì.
Doanh nghiệp TN Kiên Cường có 2 thương hiệu thức ăn chăn nuôi là: Five
star và DMF.
- Thức ăn chăn nuôi Five star được sản xuất trên công nghệ tiên tiến của
Châu âu đảm bảo cân đối và đầy đủ dưỡng chất cần thiết phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của lợn.Thức ăn chăn nuôi Five star được đánh giá là rất
phù hợp với khí hậu và con giống của Việt nam. Phù hợp với thị hiếu và đảm
bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.Thức ăn chăn nuôi lợn Five star
được sản xuất từ những nguyên liệu ngoại nhập tốt nhất, bổ sung các chất
chống bệnh tật. Quá trình sản xuất được kiểm tra phân tích kỹ lưỡng tại phòng
thí nghiệm từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi sản phẩm được đưa ra thị
trường.
- Thức ăn chăn nuôi DMF được làm ra từ những nguyên liệu mới, tốt nhất,
được lựa chọn kỹ lưỡng qua phòng thí nghiệm trước khi nhập vào kho để sản
xuất.Với công thức hết sức hoàn hảo, được bổ sung các acid amin và các
khoáng chất đầy đủ. Công thức tối đa hoá lợi nhuận cho người chăn nuôi thiết
lập trên phần mềm kỹ thuật hiện đại.
1.2.1.2 Kinh doanh:
+ Mua bán chất phụ gia, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi.
+ Bán các sản phẩm thức ăn chăn nuôi do Doanh nghiệp sản xuất ra.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

4


Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

+ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn
nuôi cho gia súc, gia cầm, thuỷ cầm.
1.2.2 Nhiệm vụ của Doanh nghiệp TN Kiên Cường:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm
thị trường tiêu thụ.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh
tranh giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thi trường.
- Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo chế độ chính sách của Nhà
nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên trong Doanh nghiệp.
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của Doanh
nghiệp TN Kiên Cường:
- Bất kỳ một sản phẩm hay một loại sản phẩm đều có quy trình sản xuất
cũng như công nghệ chế tạo riêng chính điều đó tác động chi phối đến đặc
điểm tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp.
- Được sản xuất trên dây truyền hiện đại, điều khiền bằng hệ thống máy vi
tính, phần mềm lập công thức tối ưu, kỹ thuật phân tích tiên tiến của
phòng thí nghiệm các sản phẩm của Doanh nghiệp TN Kiên Cường có chất
lượng cao và ổn định đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về an toàn thực
phẩm trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- Với phương châm quản lý tiên tiến " Con người làm gốc, khách hàng làm
trọng tâm" cùng với sự cộng tác và chuyển giao công nghệ của các chuyên

gia có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý về dinh dưỡng
động vật, nhà máy thức ăn chăn nuôi 5 sao của Doanh nghiệp TN Kiên
Cường đã và đang được hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra bước đột phá về chất lượng sản
phẩm

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

5

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA DOANH
NGHIỆP:

Nguyên vật
liệu

Nhập kho

Cân và trộn

Làm sạch


Máy
nghiền

Kiểm tra

Đóng bao

Ép viên

( Phòng kỹ thuật - sản xuất)
- Thức ăn chăn nuôi lợn của Doanh nghiệp TN Kiên Cường được sản xuất
trên dây truyền công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cùng với quá trình kiểm soát
chặt chẽ từ phòng thí nghiệm hiện đại, hệ thống trại thử nghiệm thức ăn kỹ
lưỡng trước khi đưa ra thị trường. Các sản phẩm cho lợn của Doanh nghiệp
TN Kiên Cường bao gồm các loại thức ăn dạng bột, dạng viên cho lợn giống,
lợn nái, lợn nuôi thịt phù hợp với các giống lợn hiện có ở Việt nam.
- Thức ăn gia cầm của Doanh nghiệp TN Kiên Cường sản xuất từ những
nguyên liệu ngoại nhập được chọn lọc tốt nhất, bổ sung đầy đủ các axit amin
thiết yếu, cân đối dinh dưỡng làm tăng tính thèm ăn, tiêu hoá nhanh, tăng
trọng tốt, hệ số chuyển đổi thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn
nuôi.
- Thức ăn chăn nuôi vịt của Doanh nghiệp TN Kiên Cường có viên cứng,
giảm thiểu vỡ vụn khi dính nước giúp vịt ăn được hoàn toàn, tránh lãng phí.
Loại thức ăn này đã được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, kích thích tính
thèm ăn. Vịt ăn được nhiều, phát triển tốt, sức đề kháng cao, tránh được bệnh
bại liệt.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

6


Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Sau đây là diễn giải quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp: Gồm
7 bước như sau:
Bước 1: Công đoạn làm sạch:
- Các loại nguyên liệu dạng bột ( cám gạo, bột cá...) được nạp ở cửa nạp
(101), qua gầu tải (102) và lọc rác (103) sẽ xuống các Xilô chứa (301) (Gồm
10 Xilô từ 1 – 10 chứa các loại nguyên liệu khác nhau).
- Các nguyên liệu có kích thước lớn ( ngô, sắn, khô đậu tương...) nạp vào cửa
nạp (111), được gầu tải (112) tải lên, qua lọc rác (113) và nam châm xuống
các Bin chờ nghiền (B1, B2).
- Còn nguyên liệu vi lượng sau khi cân khối lượng chính xác tương ứng với
công thức sản xuất sẽ được nạp vào cửa riêng (305), cửa này xả thẳng xuống
thùng trộn.
- Đối với các nguyên liệu dạng lỏng như Dầu thực vật được chứa trong thùng
chứa.
Bước 2: Công đoạn nghiền:
Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau được nghiền và chứa sang một bin
riêng chứa riêng từng loại nguyên liệu từ 1 – 10.
Bước 3: Công đoạn cân và trộn cám:
- Công đoạn cân được lập trình toàn bộ trên máy vi tính từ khi cân đến khi
trộn xong và xả xuống. Cụ thể, phải nhập từng loại nguyên liệu tương ứng với
công thức sản xuất loại sản phẩm đó, sau đó định thời gian trộn và thời gian
xả. Tất cả các nguyên liệu chứa trong các Xilô được máy cân xuống cân điện

tử với khối lượng chính xác (chênh lệch không quá 0,5kg).
- Khi cân xong, cửa cân mở, ngay sau đó cửa nạp vi lượng cũng mở nguyên
liệu thô và vi lượng được xả xuống thùng trộn.
- Dầu thực vật được bơm vào thùng trộn bởi hệ thống bơm tự động PLC.
Trước khi cân phải đặt lượng Dầu cần dùng trên máy, khi cửa mix 305 mở
máy bơm dầu (307) sẽ tự động bơm đến khi đủ thì dừng lại.

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

7

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Khi đã trộn đủ thời gian cửa thùng trộn tự động mở, qua hệ thống vít tải
(303), gầu tải (304), qua nam châm cám được chứa trong các Bin chờ ép (P1,
P2).
Bước 4: Công đoạn ép viên:
- Công đoạn ép viên cần có bộ phận cấp hơi và hệ thống máy ép. Bộ phận cấp
hơi phải cung cấp đủ hơi trong suốt quá trình ép.
- Tuỳ theo từng loại sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi của lợn mà sử dụng
loại khuôn có kích thước lỗ khác nhau (3 – 4mm).
- Khi ép viên, cám từ Bin chứa P1, P2 qua vít tải (401) xuống khoang làm
chín (402) rồi vào máy ép.
- Sau khi được ép viên cám đi xuống Buồng làm lạnh. Ở đây nhờ hệ thống

quạt hút (406, 407) viên cám được làm nguội sau 6 – 8 phút. Sau khi được
làm nguội viên cám được xả xuống bởi sàng rung (405), qua gầu tải cám được
đưa lên sàng phân cấp (410). Ở sàng này có 3 cửa xuống riêng biệt. Khi sàng
hoạt động những viên cám quá dài sẽ được đưa trở lại buồng làm lạnh (406),
cám vụn được đưa xuống máy ép viên (403) để ép lại, còn các viên đạt tiêu
chuẩn được xả xuống bin chứa thành phẩm để đóng bao (Có 4 Bin chứa thành
phẩm FP1, FP2, FP3, FP4).
- Đối với các loại cám dạng mảnh phải sử dụng máy bẻ (408).
Bước 5: Công đoạn đóng bao:
Công đoạn đóng bao được tiến hành cẩn thận và sạch sẽ. Mỗi bao thành
phẩm được cân trên cân điện tử có độ chính xác cao (10g), được gấp và may
bao kín tránh được những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài.
Bước 6: Kiểm tra:
Công đoạn kiểm tra được tiến hành một cách chặt chẽ. Tất cả các sản phẩm sản xuất
ra đều phải đảm bảo theo đúng yêu cầu về chất lượng đối với từng loại cám cụ thể.
Bước 7: Nhập kho:Sau khi kiểm tra xong đảm bảo đầy đủ về chất lượng sẽ
tiến hành nhập vào kho thành phẩm
1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý Doanh nghiệp TN Kiên Cường:
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

8

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán


Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp TN Kiên Cường được thể hiện qua sơ đồ
số 2.
Do doanh nghiệp mới được thành lập năm 2001 nên để hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần có bộ máy quản lý năng động,
sáng tạo, đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là
một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho doanh nghiệp phát
triển một cách bền vững, đảm bảo cho công việc quản lý điều hành một cách
thống nhất, có hệ thống giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp,
giảm các đầu mối trung gian. Vì vậy doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy quản lý
theo kiểu trực tuyến.
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Giám đốc

PGĐ. Tài
chính

PGĐ. Kinh
doanh - kỹ
thuật
( Nguồn: Phòng HC – NS)

Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
toán
HC -Kiên
NS Cường):kinh
thuật- Giámkếđốc

doanh nghiệp (Trần
Là người đạikỹdiện
pháp lý củathí
doanh
SX
nghiệm
doanh nghiệp, là người đứng đầu doanh nghiệp, chỉ huy điều hành toàn bộ bộ
máy của doanh nghiệp; Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong doanh
nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp là người trực tiếp giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng phòng ban chức năng cụ thể là các trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất. Sau
đó các bộ phận sẽ triển khai và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên
thuộc các phòng ban, phân xưởng. Giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền cho các
phó Giám đốc quản lý các bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

9

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Phó giám đốc tài chính (Vũ Văn Thanh): Là người quản lý trực tiếp tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính
của đơn vị cho Giám đốc và quản lý phòng kế toán. Đưa ra những ý kiến, đề
xuất giúp Giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt.
- Phó giám đốc kinh doanh - kỹ thuật (Ngô Thế Cường):

+ Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ký kết theo dõi các hợp
đồng dịch vụ và cung ứng nguyên vật liệu, công cụ vật tư và các điều kiện
khác phục vụ sản xuất. Đồng thời phụ trách việc điều hành sản xuất và công
tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.
+ Chịu trách nhiệm về khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời
có trách nhiệm quản lý đôn đốc hoạt động của các nhân viên thị trường, ký
kết các hợp đồng bán hàng, xây dựng các đề án nhằm mở rộng thị trường tiêu
thụ của doanh nghiệp.
- Phòng kế toán: Quản lý nguồn vốn và các vấn đề thu chi trong doanh
nghiệp. Ghi chép, tính toán chính xác, phản ánh kịp thời đúng đắn các hoạt
động của Doanh nghiệp từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm. Phòng kế
toán có nhiệm vụ thống kê kế toán theo đúng pháp lệnh về kế toán do Nhà
nuớc quy định. Thường xuyên cập nhật các thông tin về chế độ kế toán hiện
hành.
- Phòng hành chính – nhân sự:
+ Dựa vào yêu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp từ đó có các
phương án tuyển dụng lao động, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, công nhân. Nghiên cứu ra quyết định và quản lý các chính sách có liên
quan đến người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
như: tiền lương, thưởng, thi tay nghề, xét duyệt nâng lương, giải quyết các
chế độ BHXH, BHYT. Lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách...

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

10

Lớp KT5 -



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Tạo
dựng chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường đồng thời nghiên cứu mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các nhân viên thị trường có
nhiệm vụ trực tiếp tiếp cận thị trường và tìm kiếm các nhà phân phối cho
doanh nghiệp. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm, phân tích đánh giá
thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật- SX: Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ. Đồng
thời phụ trách công tác thiết kế cải tiến mẫu mã, kiểu dáng của bao bì và nâng
cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng thí nghiệm: Có nhiệm vụ lấy mẫu và kiểm tra chất lượng thành
phẩm theo định kỳ, lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
Đồng thời tiến hành các thí nghiệm về sản phẩm mới.
1.5 Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2010 - 2011

Biểu số 01: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp qua hai năm 2010 – 2011
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

Năm 2010
11


Năm 2011

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

Khoa Kế toán - Kiểm toán
25.536.000.000
18.789.000.000
6.747.000.000

34.258.000.000
26.125.000.000
8.133.000.000

0
235.000.000
249.000.000
17.000.000
15.000.000
6.265.000.000
1.754.200.000
4.510.800.000

5.000.000

345.000.000
256.000.000
13.000.000
10.000.000
7.540.000.000
2.111.200.000
5.428.800.000

dịch vụ
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận kế toán sau thuế

(Nguồn: Phòng kế toán)

CHƯƠNG II
HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
ĐỨC THUẬN
2.1 Khái quát chung về công tác kế toán của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp TN Kiên Cường là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc
lập có tư cách pháp nhân. Vì vậy mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của Nhà nước và
bộ tài chính. Công tác hạch toán căn cứ vào các chứng từ hợp lý, hợp
pháp, hợp lệ, áp dụng theo đúng chuẩn mực. doanh nghiệp với nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh là chủ yếu nên bộ máy kế toán được bố trí theo mô

hình phân tán.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

12

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2.1.1 Cơ cấu bộ máy kế toán của doanh nghiệp:
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
Kế toán trưởng

Kế toán

Kế toán

Kế toán bán

NVL, thủ

tiền lương,

hàng &


kho

Thủ quỹ

công nợ

Kế toán
tổng hợp

phải thu
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

- Kế toán trưởng (Vũ Văn Thanh):
+ Là người chỉ đạo chung, có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các công việc kế toán, tài chính của doanh nghiệp, tổ chức công tác kế
toán tài chính của doanh nghiệp.
+ Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với
tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan cấp trên về toàn bộ công tác
hạch toán kinh doanh tại doanh nghiệp.
+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

13

Lớp KT5 -



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh
toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
+ Lập dự toán các chi phí sản xuất.
+ Cung cấp thông tin và tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Sau mỗi
kỳ SXKD có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức phân tích các hoạt động kinh
tế nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng về kết quả hoạt động SXKD, đề xuất
các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm
yếu.
+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu kế toán khác có
liên quan đến công tác kế toán của doanh nghiệp.
+ Không ngừng cải tiến, hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác thống kê kế
toán tại doanh nghiệp.
- Kế toán nguyên vật liệu, Thủ kho (Lê Thị Thu Giang):
+ Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với khách bán hàng cho doanh
nghiệp, tình hình nhập xuất kho vật tư trên cơ sở kế hoạch sản xuất và định
mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu của phòng kỹ thuật đã tính toán để hạch toán
tình hình nhập xuất và tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trong kỳ.
+ Chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình
sản xuất, cuối ngày kiểm kê hàng hoá tại kho và hàng hoá khi xuất kho bán
hàng.
- Kế toán tiền lương, Thủ quỹ (Nguyễn Thị Thu Hường):
+ Có trách nhiệm theo dõi tình hình lao động của doanh nghiệp và chi trả
lương, các khoản phụ cấp khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Ghi
chép tổng hợp tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

+ Có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán tiền mặt và lập báo cáo thu chi hàng
ngày. Thường xuyên kiểm tra, nắm chắc số lượng tiền mặt trước và sau khi
nhập két nếu thừa thiếu phải tìm ngay nguyên nhân. Cung cấp thông tin và lập
báo cáo theo nhiệm vụ được giao.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

14

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Kế toán bán hàng và công nợ (Ngô Thị Hoa):
+ Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả, đồng thời theo dõi tình
hình thanh toán của khách hàng.
+ Theo dõi việc bán hàng và thanh toán tiền bán hàng cũng như các khoản
giảm trừ doanh thu, các hợp đồng kinh tế.
- Kế toán tổng hợp (Hà Văn Tâm):
+ Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu tư các kế toán viên, lập các bảng tổng
hợp.
+ Là người giúp Kế toán trưởng về công tác lập các báo cáo kế toán theo
đúng quy định của Nhà nước.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp:
* Đặc điểm chung:
- Doanh nghiệp đang thực hiện chế độ kế toán mới theo quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, với hệ

thống tài khoản và các chuẩn mực kế toán do Nhà nước mới ban hành. Áp
dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Về hình thức kế toán:
Để giúp cho đơn vị quản lý, hạch toán kinh tế chính xác, kịp thời, đáp ứng
yêu cầu công tác quản lý kế toán hiện nay, doanh nghiệp đã áp dụng trình tự
ghi sổ kế toán theo hình thức: Chứng từ ghi sổ với sự hỗ trợ của phần mềm kế
toán 1C.
+ Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12/N.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là VNĐ.
+ Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho theo phương pháp
KKTX.
+ Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong việc xác định nguyên vật
liệu, thành phẩm xuất kho.
+ Phương pháp tính thuế và nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
+ Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

15

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

* Vận dụng chứng từ kế toán:
Doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống
chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài Chính ban hành áp dụng cho Doanh

nghiệp nhỏ và vừa như: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại
TSCĐ, phiếu nhập kho...Chứng từ phản ánh lao động như: Bảng chấm công,
bảng thanh toán tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, danh
sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản...Hoá đơn GTGT, giấy đề
nghị tạm ứng...Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ,
giấy báo có...
* Hệ thống tài khoản kế toán:
Doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo phương
pháp kê khai thường xuyên do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006, áp dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Hệ thống sổ sách kế toán:
Để giúp đơn vị quản lý hạch toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu công
tác quản lý kế toán, hiện nay doanh nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán ghi
sổ chứng từ ghi sổ với các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo kế
toán theo hệ thống báo cáo của Nhà nước.
Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi chép vào
sổ kế toán chi tiết và vào sổ kế toán tổng hợp để cho ra sản phẩm cuối cùng là
hệ thống báo cáo tài chính.
* Các sổ sách sử dụng:
Sổ tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng phân bổ, bảng kê, sổ chi
tiết sau đó kế toán ghi vào sổ tổng hợp. Sổ tổng hợp trong doanh nghiệp bao
gồm:
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái.
Sổ chi tiết:
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

16


Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

+ Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt.
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán (Người mua).
+ Sổ chi tiết tiền vay.
+ Sổ chi tiết bán hàng.
+ Sổ chi tiết các tài khoản.
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại.
+ Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh.
* Hệ thống báo cáo của Doanh nghiệp:
+ Báo cáo tài chính:
• Bảng cân đối kế toán.
• Bảng cân đối tài khoản.
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Báo cáo quản trị: Được đưa ra phục vụ nhu cầu của các nhà quản lý của các
nhà quản trị.
SƠ ĐỒ 4: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ
TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ


Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
cùng loại

Sổ đăng ký
17 SỔ
CHỨNG TỪ GHI
Họchứng
tên: Nguyễn
từ ghi Thị Hồng Ninh
K2
sổ
Bảng cân đối số
Sổ cái
phátTÀI
sinhCHÍNH
BÁO CÁO

Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết

Bảng
Lớp KT5 tổng hợp
chi tiết


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Kế toán - Kiểm toán

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
a) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ.Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán
sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra
tổng số phát sinh nợ; Tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ
cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo
tài chính.
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

18

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Kế toán - Kiểm toán

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh nợ và
Tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh
phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng
tổng hợp chi tiết.
Hiện nay, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán đang trở thành xu
thế chung của thời đại và kết quả do việc ứng dụng này mang lại là hết sức to
lớn. Việc áp dụng phần mềm trong tổ chức công tác kế toán đã giúp cho công
việc của người kế toán nhẹ nhàng hơn. Doanh nghiệp TN Kiên Cường đã sớm
đưa phần mềm kế toán 1C được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

SƠ ĐỒ 5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ
TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Chứng từ kế toán

Bảng tổng
hợp chứng từ
cùng loại

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN 1C

Sổ quỹ

CHỨNG TỪ GHI SỔ


Họ tên:
Nguyễn
Sổ đăng
ký Thị Hồng Ninh
K2chứng từ ghi sổ

19

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Sổ cái

Bảng
tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, so sánh
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực
hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm
bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế
toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính
sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

20

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán


Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ
kế toán ghi bằng tay.
Việc sử dụng phần mềm kế toán có ưu điểm là kế toán có thể thực hiện
khoá sổ và lập báo cáo tài chính bất cứ khi nào cần thiết, vì thế có thể cung
cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Công việc của người làm kế toán
nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với kế toán bằng tay. Hơn nữa sử dụng phần mềm
các bộ phận có thể phân quyền sử dụng, đảm bảo an toàn số liệu cho phần
hành mà mình phụ trách.
2.2 Các phần hành kế toán tại Doanh nghiệp:
2.2.1 Hạch toán Kế toán nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ
(CCDC):
2.2.1.1 Đặc điểm vật tư và tình hình công tác quản lý vật tư tại doanh
nghiệp:
Doanh nghiệp TN Kiên Cường là một doanh nghiệp sản xuất, do đó
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố đầu vào quan trọng, không thể
thiếu được để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Nhận thức rõ điều này doanh nghiệp
luôn thực hiện tốt công tác quản lý, hạch toán NVL, CCDC nhằm cung ứng,
dự trữ, đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc
đảm bảo cung ứng các tốt các loại vật liệu cho sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm giá thành đồng thời tăng năng suất và lợi nhuận cho
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp TN Kiên Cường là một đơn vị sản xuất kinh doanh các
sản phẩm là thức ăn chăn nuôi, với chủng loại sản phẩm đa dạng.
Doanh nghiệp sử dụng nhiều NVL khác nhau như: Khô đậu, khô cải,
bột cá, ngô, cám mạch, cám gạo, sắn lát, khoáng chất, axitamin, preminxw,
phụ gia, sữa, hương sữa, kháng sinh, chống mốc, men tiêu hoá, chống oxi

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

21

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

hoá, đường ăn…Ngoài ra còn có rất nhiều loại công cụ dụng cụ phục vụ cho
nhu cầu sản xuất như: các loại bao bì, máy may,…mà mỗi loại NVL đều có
đặc điểm riêng, một số loại không có khả năng bảo quản trong thời gian dài,
chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết.
Xét về mặt chi phí thì chi phí NVL chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn
bộ chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm. Do đó chỉ cần một sự biến
động nhỏ của chi phí NVL chính cũng đã làm cho giá thành sản phẩm biến
động lớn.
Vì là doanh nghiệp sản xuất nên nguyên vật liệu của doanh nghiệp cũng
mang những đặc điểm chung: Vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện
dưới dạng vật hoá. Vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm tạo thành. Vật
liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá
trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Khi tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao
hoàn toàn.
Từ đặc điểm đa dạng của NVL đặt ra cho doanh nghiệp là phải quản lý
chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất, đặc biệt với NVL chính để có
thể giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Đây là trọng tâm trong công

tác quản lý NVL của doanh nghiệp.
2.2.1.3 Phân loại NVL, CCDC của doanh nghiệp:
Để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau cung cấp cho thị trường,
Doanh nghiệp đã sử dụng khối lượng NVL lớn bao gồm nhiều loại khác nhau.
Mỗi loại có vai trò và công dụng riêng, chúng thường xuyên biến động. Muốn
quản lý tốt NVL và hạch toán một cách chính xác thì phải tiến hành phân loại
chúng một cách hợp lý, khoa học. Căn cứ vào công dụng của NVL mà Doanh
nghiệp tiến hành phân loại như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể vật chất,
thực thể chính của sản phẩm, ở Doanh nghiệp NVL chính gồm 2 loại:
+ NVL thô

: Cám gạo, khô đậu, ngô, khô cải, sắn lát…

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

22

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

+ NVL vi lượng: Axitamin, preminxw, màu vàng thực phẩm…
- Vật liệu phụ: Gồm nhiều loại không cấu thành thực thể chính của sản phẩm
nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, tăng
chất lượng cho sản phẩm, song vật liệu phụ có vai trò phụ trợ trong quá trình

sản xuất như: mùi, màu vàng nghệ, hương sữa, màu xanh…
- Nhiên liệu: Được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất
như: Xăng, dầu, điện…
2.2.1.3 Công tác quản lý NVL của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp quản lý vật tư theo kho. Căn cứ vào đặc điểm, vai trò, tác
dụng, tính lý hoá của từng loại vật liệu để sắp xếp bảo quản phù hợp với quy
trình sản xuất. Để sử dụng có hiệu quả, quản lý tốt vật liệu doanh nghiệp đã
phân loại vật liệu thành nhiều loại, nhiều nhóm theo tác dụng của vật liệu.
Toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp do thủ kho quản lý, gồm có
3 kho. Vật liệu mua ngoài khi nhập kho, thủ kho phải bảo quản, quản lý về tất
cả các mặt: số lượng, chất lượng, tính lý hoá, tính năng tác dụng của từng loại
nguyên vật liệu trong kho.
+ Kho NVL thô: Chứa các loại NVL như: Cám gạo, sắn lát, khô đậu, khô cải,
cám mạch, ngô hạt…
+ Kho vi lượng: Chứa các loại NVL như: Acid citric, preminxw, axit amin…
+ Kho bao bì: Chứa các loại bao như: Bao 20kg, 25kg, 40 kg; túi 5kg.
Công việc của thủ kho là phải nhập đúng, nhận đủ về lượng, quy cách,
tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, thủ tục nhận hàng phải đúng quy định.
2.2.2 Thủ tục nhập xuất NVL, CCDC:
Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và sội động như hiện
nay thì kế toán thông tin quản trị ngày càng trở nên cần thiết, giúp cho nhà
quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Để quản lý tốt NVL thì
kế toán phải theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại NVL theo cả chỉ
tiêu về số lượng, chất lượng.

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

23


Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính nói chung và các nghiệp vụ liên quan
đến nhập xuất vật liệu nối riêng khi phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá
trình sản xuất của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ. Chứng từ chính là cơ
sở pháp lý cho mọi số liệu nhập vào máy. Quá trình xử lý của phần mềm kế
toán 1C cho phép in, xem các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo theo yêu
cầu.
2.2.2.1 Thủ tục nhập kho NVL:
Theo quy định tất cả các NVL khi về đến doanh nghiệp đều phải tiến
hành làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho. NVL nhập kho của doanh nghiệp
chủ yếu là do mua ngoài. Khi NVL đến Doanh nghiệp phải báo cho bảo vệ
biết. Nhưng thực tế tại Doanh nghiệp TN Kiên Cường chỉ tiến hành kiểm tra
chất lượng của các NVL thô, các NVL vi lượng thì căn cứ vào các thông số
kỹ thuật để kiểm tra chất lượng NVL. Còn các loại vật liệu phụ khi nhập kho
phát hiện có sự sai khác lớn về số lượng, chất lượng giữa hoá đơn và thực
nhập thì mới tiến hành kiểm nghiệm. Sau khi kiểm nghiệm thì bộ phận mua
hàng căn cứ vào hoá đơn của bên bán để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho
được lập thành 3 liên:
+ 1 liên lưu tại phòng kế toán (lưu chứng từ gốc).
+ 1 liên giao cho người có trách nhiệm đi mua hành làm căn cứ thanh
toán với người bán.
+ 1 liên giao cho thủ kho, sau khi kiểm tra tính đúng đắn hợp lệ và
chính xác của phiếu nhập kho, thì thủ kho vào thẻ kho sau đó chuyển lên cho
kế toán vật tư.

SƠ ĐỒ 6: THỦ TỤC NHẬP KHO NVL:

Hoá đơn
NVL về

Bộ phận
kế hoạch
sản xuất

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2

Kiểm tra

24

Phiếu
nhập kho

Nhập
kho

Lớp KT5 -


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2.2.2.2 Thủ tục xuất kho NVL:

Nguyên vật liệu của doanh nghiệp giảm xuống chủ yếu dùng cho nhu
cầu sản xuất sản phẩm. Khi xuất NVL cho sản xuất căn cứ vào các đơn đặt
hàng của khách hàng, từ đó lập kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản
xuất để lập lệnh sản xuất. Trên lệnh sản xuất đã quy định rõ định mức tiêu hao
NVL làm căn cứ để xuất NVL. Căn cứ vào đó thủ kho tiến hành xuất NVL
cho bộ phận sản xuất.
Khi xuất NVL bộ phận kế hoạch sản xuất lập phiếu xuất kho gồm 2 liên:
+ 1 liên lưu tại bộ phận kế hoạch sản xuất.
+ 1 liên giao cho thủ kho để ghi và lập thẻ kho sau đó chuyển lên cho
kế toán vật tư.
2.2.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng:
* Chứng từ sử dụng:
Doanh nghiệp sử dụng các loại chứng từ theo quy định bao gồm:
- Phiếu nhập kho (PNK).
- Phiếu xuất kho (PXK).
- Thẻ kho.
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Ngoài ra còn có các chứng từ liên quan như: HĐGTGT, HĐBH…
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tình hình hiện có và sự biến động của các loại NVL,
CCDC, bộ phận kế toán của doanh nghiệp sử dụng các loại tài khoản sau đây:
+ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
+ TK 153 – Công cụ dụng cụ (CCDC).
2.2.4 Sổ sách sử dụng:
Các loại sổ mà doanh nghiệp đang sử dụng bao gồm:
- Thẻ kho (Sổ kho) (S09-DNN)
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá (S07-DNN)

Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ninh
K2


25

Lớp KT5 -


×