Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận môn năng lượng môi trương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.93 KB, 25 trang )

Tiểu luận môn năng lượng môi trường
1. TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN
1.1. Thuỷ điện là gì?

Nước luôn luôn di chuyển trong một vòng tuần hoàn toàn cầu. Nuớc bốc hơi từ
sông hồ và biển, tạo thành mây, đất lại thẩm thấu nước mưa hoặc tuyết để trở thành
nước ngầm hoặc rơi về sông hồ, sông hồ lại chảy ra biển. Người ta có thể "khai thác"
sức mạnh dòng chảy của nước, chuyển động năng và thế năng của dòng chảy thành
điện năng. Dạng chuyển đổi năng lượng này được gọi là thủy điện.
Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập
nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử
dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập
nước như năng lượng thuỷ triều. Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục. Năng
lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ
cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp
suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có thể được
cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp (penstock).

Chu kỳ tuần hoàn nước (hydrologic cycle).
Chu kỳ tuần hoàn nước là dòng chuyển động liên tục của nước từ đại dương,
song hồ bốc hơi vào không khí hoặc thấm vào đất, rồi từ đó lại quay trở lại sông hồ và
đại dương, tạo thành một chu trình kín. Mặt trời hun nóng bề mặt trái đất khiến nước
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

1


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, hạ nhiệt và ngưng tụ lại thành giọt lỏng.
Các giọt này tụ lại với nhau, phát triển rộng ra cho đến khi trở nên quá nặng và rơi lại
xuống mặt đất dưới dạng mưa, tuyết. Nước được giữ tạm thời ở các hồ, các tảng băng,


dưới lòng đất hoặc ở những sinh vật sống. Từ đó, nước có thể di chuyển từ nơi này
sang nơi khác dưới dạng các dòng chảy, suối, song ngòi để trở lại đại dương, hoặc
được hấp thụ bởi cây cối và động vật hoặc bốc hơi trực tiếp trở lại khí quyển. Thuỷ
điện là dạng khai thác năng lượng của dòng di chuyển của nước từ đất liền trở về đại
dương.
(Nguồn: USGS).
1.2. Một số đặc điểm của thuỷ điện

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

2


Tiểu luận môn năng lượng môi trường

Sơ đồ minh hoạ cơ cấu của một cơ sơ thuỷ điện.
Chú thích:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Ống dẫn nước
Turbin thuỷ lực
Lưỡi quay turbin
Trục quay turbin

Máy phát điện
Trạm biến thế
Đường truyền
Dòng chảy
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

3


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
9. Ống xả thừa

(Nguồn: GE Hydro & FWEE />- Dưới tác dụng của trọng lực, nước đổ từ trên cao xuống thấp (thế năng) sẽ làm
quay các lưỡi turbin
- Các lưỡi turbin này được kết nối với một bộ máy phát điện
- Điện tạo ra từ các turbin quay được đưa qua trạm biến thế và kết nối vào mạng
luới phân phối điện.

Ống dẫn

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

Turbin thuỷ lực

4


Tiểu luận môn năng lượng môi trường

Các lưỡi turbin


Trục quay

Máy phát điện

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

Trạm biến thế

5


Tiểu luận môn năng lượng môi trường

Đường truyền: các đường truyền tải điện về các trạm biến thế (hạ áp) địa phương để
từ đó phân phối điện sinh hoạt đến các hộ gia đình hoặc cơ sơ sản xuất

Dòng chảy


-

Ống xả

Các dạng nhà máy thuỷ điện phổ biến.
Dạng thuỷ điện hồ trữ

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

6



Tiểu luận môn năng lượng môi trường

a/ Một đập thuỷ điện trên song Columbia, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ (trái)
b/ Thuỷ điện chuyển hướng dòng chảy – Đập thuỷ điện Faraday chuyển hướng một
phần của song Clackamas (Oregan, Hoa Kỳ) vào kênh dẫn dài gần 1km vào hồ trữ
Faraday (phải).
( Nguồn: />-

Thuỷ điện dạng bơm.

Bồn trũng thượng lưu (trái) và bồn trũng hạ lưu của dự án thuỷ điện trên
sông Our (Luxembourg).
(Nguồn: www.luxembourg.co.uk).
1.3. Tầm quan trọng của thuỷ điện:
Ngày nay thủy điện đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng thứ nhì sau năng
lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên), chiếm gần 1/5 tổng lượng điện năng
sản xuất trên toàn cầu. Cho đến năm 1999, theo thống kê của cơ quan năng lượng quốc
tế (IAEA), năm nước dẫn đầu về khai thác thủy điện là Hoa Kỳ (11%), Canada (9%),
Trung Quốc (9%), Brazil (8%), và Nga (6%). Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của
mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ
(2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ).
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

7


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này

chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thuỷ điện, năng lực nước cũng thường
được dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ nó vào giờ thấp điểm
(trên thực tế các hồ chứa thuỷ điện bằng bơm – pumped-storage hydroelectric
reservoir - thỉnh thoảng được dùng để tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy
nhiệt điện để dành sử dụng vào giờ cao điểm). Thuỷ điện không phải là một sự lựa
chọn chủ chốt tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó
có tiềm năng khai thác thuỷ điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai
thác được vì các lý do khác như môi trường.
1.4. Ưu nhược điểm của loại năng lượng này
1.4.1. Ưu điểm:

-

Thủy điện hầu như không thải ra các khí, hóa chất độc hại như Nitơ, Sulfur oxides và

-

khí nhà kính.
Thủy điện có tầm hoạt động rất rộng, chỉ cần có một lượng mưa nhất định và dòng

-

chảy ổn định của sông ngòi.
Với khả năng quản lý hợp lý và thời tiết tương đối ổn định, thủy điện không bao giờ bị

-

cạn kiệt hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Các trạm thủy điện nhỏ và cực nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng tại vùng


-

sâu vùng xa với mức tác động lên môi trường nhỏ nhất.
Về mặt kinh tế xã hội, thủy điện ngày càng phổ biến vì:
Thủy năng là nguồn năng lượng độc lập, luôn rất dồi dào và đáng tin cậy
Công nghệ thủy điện đã phát triển ổn định, với mức giá cả phải chăng và lợi tức đã

-

được xác định rõ (costs and benefits).
Các nhà máy thủy điện nằm trong số nhà máy năng lượng có hiệu suất cao nhất, với

-

tuổi thọ có thể lên đến hơn 100 năm.
Thủy điện có thể đáp ứng nhanh chóng (hầu như tức thời) với sự thay đổi nhu cầu về

-

điện.
Ngoài khả năng sản xuất điện, thủy năng còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý
nguồn nước, kiểm soát lũ lụt, và các dạng giải trí du lịch (thác nước)...
Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà
máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí
thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện
cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

8



Tiểu luận môn năng lượng môi trường
động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Chi phí nhân công cũng
thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi
vận hành thông thường.
Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để
tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp
điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn
hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày.
Việc vận hành cách nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm cải thiện hệ số tải điện của
hệ thống phát điện.
Những hồ chứa được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ điện thường là
những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao nước, và trở thành điểm thu
hút khách du lịch. Các đập đa chức năng được xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay
giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thuỷ điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu
ích trong việc điều hành đập.
1.4.2.

Nhược điểm:
* Thủy điện chưa hẳn là nguồn năng lượng sạch: Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa
học cho thấy các hồ chứa thủy điện, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới, là nguồn phát thải
khí nhà kính đáng kể. Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Không gian Quốc gia
Brazil đã ước tính rằng các đập lớn của thế giới phát thải 104 triệu m 3 tấn khí methan
mỗi năm từ mặt hồ chứa, tuốcbin, đập tràn và hạ nguồn đập. Từ đó nghiên cứu đã kết
luận rằng, đập thủy điện chịu trách nhiệm khoảng 4% tác động do con người gây ra
đối với biến đổi khí hậu .
* Thủy điện không phải nguồn năng lượng rẻ: Sản xuất thủy điện chỉ rẻ khi đập đã
được vận hành vì chi phí xây đập rất cao và thời gian cần thiết để hoàn thành công
trình rất dài. Theo tính toán của Ủy ban Đập Thế giới, trung bình chi phí xây dựng mỗi

con đập vượt 56% so với dự toán. Đặc biệt, năng suất thiết kế của đập thường cao hơn
năng lượng thực tế mà đập sản xuất được. Vì vậy, khi biến đổi khí hậu đang ngày càng
khiến khô hạn tăng về tần suất và mức độ thì thủy điện không thể là nguồn năng lượng
giá rẻ (International Rivers 2008).
* Đập thủy điện không thể kiểm soát lũ hiệu quả: Đập có thể cắt lũ theo quy luật
nhưng thường thất bại trước những cơn lũ lớn, bất thường. Khi có lũ lớn, tác động
thường lớn hơn trường hợp không có đập, nhất là khi các nhà vận hành hồ chứa cho xả
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

9


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
lũ bất ngờ khi có lũ vượt quá khả năng chứa của đập hoặc xảy ra sự cố vỡ đập. Đặc
biệt, biến đổi khí hậu đang làm tăng tính khắc nghiệt của lũ cùng với các rủi ro lớn hơn
cho an toàn đập (International Rivers 2008).
* Tính toàn vẹn và đa dạng hệ sinh thái: Các dự án thủy điện sẽ có khả năng gây ngập
lụt xung quanh các hồ chứa, chuyển đổi phần lớn diện tích lưu vực hạ lưu sông thành
hồ chứa với khả năng gây ra biến động nhanh và đáng kể mực nước dưới hạ lưu; gây
ra sự suy giảm rất lớn về vận chuyển trầm tích và gây gián đoạn các mùa sinh thá thủy
văn. Các dự án dòng chính sẽ dẫn đến những tổn thất vĩnh viễn về đa dạng sinh vật
dưới nước và trên cạn có tầm quan trọng quốc tế. Một phần diện tích đất ngập nước
nằm trong dòng chảy của sông khai thác thủy điện sẽ bị mất và một số loài quan trọng
sẽ bị tuyệt chủng.
* Xã hội, sinh kế và lối sống: Thủy điện được xây dựng chắc chắn ảnh hưởng bất lợi
đến hàng triệu người sống ven sông, với sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên
nhiên của sông. Sinh kế của hàng triệu người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp. Trong số này, một phần sẽ phải chịu tác động trực tiếp từ các dự án thủy
điện vì mất nhà cửa, đất đai và buộc phải tái định cư. Một số khác sống trong các vùng
hồ chứa, các địa điểm xây đập và ngay phía hạ lưu của các con đập dòng chính sẽ chịu

rủi ro lớn nhất.
* Xung đột khu vực: Từ các tác động được xác định trên đây, khi đưa vào thi công và
vận hành, các dự án phát triển được đề xuất có khả năng gây ra những tác động xuyên
biên giới và gây căng thẳng quốc tế trong vùng hạ lưu sông diễn ra thủy điện.
Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu
cầu tưới tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất.
Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước
không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nước bổ sung tối
thiểu không đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine nhỏ cho dòng
chảy đó là không kinh tế.
Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn
có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Trên thực tế, các nghiên cứu
đã cho thấy rằng các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dươngvà Thái Bình
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

10


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược
dòng của cá hồi để đẻ trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên
cho cá. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui qua
các turbine. Điều này dẫn tới việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xuôi dòng ở
một số khoảng thời gian trong năm. Các thiết kế turbine và các nhà máy thuỷ điện có
lợi cho sự cân bằng sinh tháivẫn còn đang được nghiên cứu.
Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng
sông bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng,
có thể gây ra tình trạng xói sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các
turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất
thường của dòng chảy. Tại Grand Canyon, sự biến đổi dòng chảy theo chu kỳ của nó

bị cho là nguyên nhân gây nên tình trạng xói mòn cồn cát ngầm. Lượng oxy hoà
tan trong nước có thể thay đổi so với trước đó. Cuối cùng, nước chảy ra từ turbine lạnh
hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của
hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Các hồ chứa của các nhà máy thuỷ
điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon
dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị lũ quét và các vùng tái bị lũ bị tràn
ngập nước, mục nát trong một môi trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí
gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay vào khí quyển khí nước được xả từ đập để
làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào
đập nước lớn so với công suất phát điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km2 diện tích bề
mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập
nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy
nhiệt điện thông thường. Ở các hồ chứa phương bắc Canada và Bắc Âu, sự phát sinh
khí nhà kính tiêu biểu chỉ là 2 đến 8% so với bất kỳ một nhà máy nhiệt điện nào.
Một cái hại nữa của các đập thuỷ điện là việc tái định cư dân chúng sống trong
vùng hồ chứa. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp
được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá
trị tinh thần đối với họ. Hơn nữa, về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có
thể bị biến mất, như dự án Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, đập Clyde ở New Zealand và
đập Ilisu ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số dự án thuỷ điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông
tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

11


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn. Những ví dụ như vậy có thể thấy
tại Sông Tekapo và Sông Pukaki.

Những người tới giải trí tại các hồ chứa nước hay vùng xả nước của nhà máy
thuỷ điện có nguy cơ gặp nguy hiểm do sự thay đổi mực nước, và cần thận trọng với
hoạt động nhận nước và điều khiển đập tràn của nhà máy.
Ví dụ: Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý có thể gây ra những thảm hoạ như
vụ Đập Vajont tại Ý, gây ra cái chết của 2001 người năm 1963.
1.5. Các nhà máy thuỷ điện lớn trên thế giới:

Tổ hợp La Grande tại Québec, Canada, là hệ thống nhà máy thuỷ điện lớn nhất
thế giới. Bốn tổ máy phát điện của tổ hợp này có tổng công suất 16.021 MW. Chỉ
riêng nhà máy Robert Bourassa có công suất 5.616 MW. Tổ máy thứ chín (Eastmain1) hiện đang được xây dựng và sẽ cung cấp thêm 480 MW. Một dự án khác trên Sông
Rupert, hiện đang trải qua quá trình đánh giá môi trường, sẽ có thêm hai tổ máy với
tổng công suất 888 MW.
Mọi người cho rằng Nhà máy thuỷ điện cổ nhất Hoa Kỳ nằm tại Claverack Creek, ở
Stottville, NY 11721. Chiếc tuốc bin, do Morgan Smith sản xuất, được hoàn thành
năm 1869 và lắp đặt 2 năm sau đó. Đây là việc lắp đặt một trong những bánh xe nước
sớm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày nay nó thuộc sở hữu của Edison Hydro.

STT
1
2
3
4
5
6
7

Nhà máy

Quốc gia


Năm
thành

Itaipú

Brasil/Paraguay

1984/1991/2003

Guri

Venezuela

1986

Grand Coulee

Hoa Kỳ

1942/1980

Nga

1983

Canada

1981

5,616 MW


Thác Churchill

Canada

1971

5,429 MW 35 TW-hours

Yaciretá

Argentina/Paragua
1998
y

Sayano
Shushenskaya
RobertBourassa

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

12

hoàn

Công suất
14,000
MW
10,200
MW


93.4
hours

46 TW-hours

22.6
hours
23.6
6,721 MW
hours
6,809 MW

4,050 MW

TW-

19.1
hours

TWTW-

TW-


Tiểu luận môn năng lượng môi trường

8
9


Iron Gates

Romania/Serbia

1970

2,280 MW

Aswan

Ai Cập

1970

2,100 MW

11.3
hours

Các nhà máy trên được xếp hạng theo công suất tối đa.

Biểu đồ sản lượng tiềm năng tại các châu lục trên thế giới
(Nguồn: WEC, 1999).

1.6. Các nước có công suất thuỷ điện lớn trên thế giới

STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Quốc gia
Canada
Hoa Kỳ
Brasil
Trung Quốc
Nga
Na Uy
Nhật Bản
Ấn Độ
Pháp

Công
(GWh)
341.312
319484
285.603
204.300
169.700
121.824
84.500
82.237
77.500


suất Đã lắp đặt
(MW)
69.954
79.511
57.517
65.000
46.100
27.528
27.229
22.083
25.335

Đây là những số liệu của năm 1999 và gồm cả những nhà máy thuỷ điện tích năng.
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

13

TW-


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
2. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN
2.1. Trên thế giới:

Trên toàn bề mặt Trái Đất, tổng lượng nước hấp thụ bằng lượng nước quay trở lại
khí quyển thông qua quá trình bốc hơi. Trên đất liền, lượng hấp thu vượt quá lượng
nước bốc hơi. Tuy nhiên sự chênh lệch này được bù trừ bởi lượng nước sông (và nước
ngầm) đổ lại ra biển. Ngoài đại dương, quá trình ngược lại diễn ra. Tiềm năng thủy
điện được đánh giá dựa theo khối lượng và độ dài quãng đường chảy của nước sông
(nước ngầm) ra biển.

Tuy nhiên, một điểm cần chú ý là các quá trình hấp thu, bốc hơi và nước sông đổ
ra biển (runoff) không được phân bố đồng đều trên các lục địa khác nhau. Ví dụ như
giá trị trung bình của độ hấp thu, bốc hơi và nước sông đổ ra biển tại Nam Mỹ lớn gấp
hai lần các lục địa còn lại, hoặc Châu Á là lục địa có các tổng lượng nước sông đổ ra
biển lớn nhất.
Tiềm năng năng lượng thủy điện được đánh giá dựa vào khối lượng nước sông đổ
ra biển, khoảng cách và độ cao trước khi chúng đổ ra biển. Chính do tổng lượng nước
sông đổ ra biển không được phân bố đồng đều trên các lục địa, việc tính toán giá trị lý
thuyết tiềm năng thủy điện dựa vào giá trị trung bình của độ cao địa hình dẫn đến sai
số lớn. Sự dao động theo mùa của lượng nước sông đổ ra biển cũng tác động đến tiềm
năng lý thuyết.
Giá trị ước tính tiềm năng trên thế giới dao động trong khoảng 36.000-44.000
TWh. Tuy nhiên giá trị này lớn hơn rất nhiều so với khả năng khai thác lý thuyết theo
các tính toán kỹ thuật, và giá trị thật sự của tiềm năng còn nhỏ hơn nhiều lần. Sự bất
ổn về tiềm năng kinh tế tăng lên cao khi tính đến các yếu tố như hạn chế về địa chất và
các yếu tố về môi trường và môi sinh.
Do đó, tuy rằng với nguyên lý kỹ thuật tương đối đơn giản, thủy điện đôi lúc là
một nguồn tài nguyên tương đối rất khó tiên đoán. Việc đánh giá tiềm năng thủy điện
ngày càng đòi hỏi yêu cầu một loạt các khảo sát chi tiết. Đây là một vấn đề mà các
nước đang phát triển cần chú trọng hơn khi đánh giá phân tích trong kế hoạch từ ngắn
hạn đến dài hạn.
Theo thống kê của World Energy Council (WEC) vào năm 2001, thủy điện cung
cấp 19% (~2.650 TWh/năm) sản lượng điện toàn cầu. Theo tính toán của WEC và các
dữ liệu khác, tiềm năng thủy điện có tính khả thi kỹ thuật đạt đến 14.400 TWh/năm,
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

14


Tiểu luận môn năng lượng môi trường

trong đó 8.000 TWh/năm được xem là hoàn toàn có khả năng khai triển mang lại lợi
tức kinh tế. Cũng theo số liệu năm 2001 thì tổng công suất lắp đặt thủy điện toàn cầu
là 692 GW và các dự án đang khai triển đạt công suất lắp đặt 100 GW. Vậy là so với
con số thống kê năm 2001, tiềm năng khả thi kinh tế của thủy điện có thể còn được
khai triển là 5.400 TWh, tức là tương ứng với mức công suất lắp đặt cần thiết là 1.400
GW (tương ứng với khoảng 20 ngàn nhà máy thủy điện công suất từ 50-100 MW), đòi
hỏi một vốn đầu tư là 1.500 tỷ USD.
Ngoài nhiều mục đích phục vụ cho các mạng lưới điện công cộng, một số dự án
thuỷ điện được xây dựng cho những mục đích thương mại tư nhân. Ví dụ, việc sản
xuất nhôm đòi hỏi tiêu hao một lượng điện lớn, vì thế thông thường bên cạnh nhà máy
nhôm luôn có các công trình thuỷ điện phục vụ riêng cho chúng. Ở nhiều vùng tại
Canada(

các

tỉnh

bang

British

Columbia,

Manibota,

Ontario,

Québec và Newfoundland và Labrador) thuỷ điện được sử dụng rất rộng rãi tới mức từ
"hydro" đã được dùng để chỉ bất kỳ nguồn điện nào phát ra từ nhà máy điện. Những
nhà máy phát điện thuộc sở hữu nhà nước tại các tỉnh đó được gọi là BC

Hydro, Manitoba Hydro, Hydro One (tên chính thức "Ontario Hydro"),HydroQuébec và Newfoundland và Labrador Hydro. Hydro-Québec là công ty sản xuất thuỷ
điện lớn nhất thế giới, với tổng công suất lắp đặt năm 2005 đạt 31.512 MW.
2.2. Ở Việt Nam
Đánh giá trên điều kiện địa hình và khí hậu, Việt Nam có một tiềm năng rất lớn
về thủy điện. Có tất cả 2.860 sông ngòi các loại trên toàn lãnh thổ Việt Nam, phân bố
dọc từ Bắc xuống Nam, với hai hệ thống sông lớn nhất là sông Cửu Long ở Nam Bộ
và sông Hồng ở Bắc Bộ.
Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1.861 mm, trong đó ở Bắc Bộ là 1.842 mm và
ở Nam Bộ là 1.880 mm. Một số khu vực có thể có tổng lượng mưa lên đến 5.000
mm/năm. Do đó, lưu tốc tại các con sông tương đối cao, dao động từ 10-90 l/s.km 2.
Tổng lưu lượng trung bình của toàn bộ hệ thống sông ngòi ở nước ta là 275.000
m3/giây. Với địa hình đồi núi, các sông ở Bắc Bộ có sức nước rất lớn, đặc biệt là vào
mùa mưa.
Theo ước lượng, tổng tiềm năng thủy điện của Việt Nam trên lý thuyết có thể đạt
sản lượng đến 300 TWh/năm (tương đương với 34.700 MW). Hơn 50% sản lượng ước
tính này đến từ 3 hệ thống sông chính: sông Hồng ở Bắc Bộ (41%), sông Đồng Nai ở
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

15


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
Nam Bộ (9%) và sông Sê San ở Cao Nguyên Trung Bộ (5%). Xét về tính khả thi kỹ
thuật, tiền năng thủy điện của VN là vào khoảng 80-100 TWh/năm (~17.700 MW),
trong đó Bắc Bộ vẫn chiếm phần lớn hơn cả (51 TWh/năm), sau đó đến Trung Bộ (19
TWh/năm) và Nam Bộ (10,5 TWh/năm)
Cho đến năm 2005, tổng công suất lý thuyết của các nhà máy thủy điện đang vận
hành là hơn 4.160 MW, tương đương với 11% tiềm năng lý thuyết và 23% tiềm năng
xét trên tính khả thi kỹ thuật.
Năm 2001, thủy điện chiếm 53% tổng công suất điện trong cả nước và chiếm

58,7 % tổng sản lượng điện. Dự đoán cho giai đoạn 2000-2020, tổng công suất thủy
điện vào năm 2020 (9000 MW) sẽ giữ ở mức khoảng 32-33% tổng công suất điện
(30.000-35.000 MW, tùy vào nhu cầu điện theo mức tăng trưởng kinh tế).

Biểu đồ sản lượng tiềm năng các nước dẫn đầu tại châu Á
(Nguồn: WEC, 1999).
Có thể nhận thấy rằng Châu Á có tiềm năng cực kỳ to lớn về thuỷ điện, trong đó
Trung Quốc chiếm hơn 1/3 sản lượng tiềm năng thuỷ điện của châu lục. Việt Nam xếp
thứ 9 trong 10 nước dẫn đầu về tiềm năng thuỷ điện, vơi sản lượng ước tính là
300TWh/năm. (Nguồn: WEC, 1999).
Việt Nam thuộc nhóm nước có tiềm năng thủy điện cao trên thế giới. Hiện cả
nước đã xây dựng gần 2.000 hồ chứa có dung tích mỗi hồ từ 0,5 triệu m3 với tổng
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

16


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
lượng dung tích trữ nước gần 35 tỷ m3, khai thác được trên 4.500 MW điện, chiếm
hơn 40% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia.

Dự đoán phân bố cấu trúc năng lượng của Việt Nam vào năm 2020.
(Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư)

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

17


Tiểu luận môn năng lượng môi trường


Biểu đồ công suất lắp đặt của các công trình thuỷ điện đã hoàn tất và đang hoạt động

Biểu đồ công suất lắp đặt của các công trình thuỷ điện đang trong giai đoạn xây dựng
3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1. Tác động đến nguồn lợi đất và hệ sinh thái:
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

18


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
Khi xây dựng hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện, Nhà nước sẽ phải trưng dụng
vùng đất để ngập nước, gia cố bờ chắn sóng, đưa một số công trình và khu vực sinh
hoạt cho cán bộ, công nhân xây dựng, xây dựng khu tái định cư cho người dân sinh
sống từ trước ở khu vực hồ chứa nước... Hiện nay, diện tích các hồ chứa nước các
công trình thuỷ điện ở Nga chiếm khoảng 0,3% quỹ đất của nước này, ở Canada 0,6%
và ở Mỹ là 0,8%. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước trên 1 triệu kWh thuỷ điện hiện nay ở
Nga là 6 ha, ở Mỹ là 6,5 ha và ở Canada là 6,9 ha/1 triệu kWh. Chỉ số này có xu thế
còn tiếp tục giảm xuống
3.2. Tác động đến thế giới động vật

Hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện chiếm một diện tích rất đáng kể đất
ngập nước, đã làm mất đi hệ quần thể thực vật, vốn là thức ăn nuôi sống động vật. Hậu
quả là nhiều loại động vật cũng bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác sinh sống. Vì
vậy, khi thiết kế xây dựng hồ chứa nước bắt buộc phải có các tính toán về thiệt hại đối
với thế giới động vật, tính toán thiệt hại về kinh tế. Và phải tính đến các biện pháp
hoàn bù đất, cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện điều kiện cho thực vật phát
triển và áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học khác để cải tạo đất.
3.3. Tác động đến hệ sinh thái dưới nước

Tác động của các hồ chứa nước và hoạt động của nhà máy thuỷ điện sẽ làm thay
đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện. Hệ sinh thái sông sẽ phải
nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước.
Trong các dự án hiện nay về hồ chứa nước, người ta đều tiến hành dự báo chất
lượng nước, trong đó phải tính đến các đặc điểm thoát nước tự nhiên, ảnh hưởng của
các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các quá trình lưu chuyển nước trong vùng. Kết
quả dự báo chất lượng được trình bày dưới dạng các chỉ tiêu thuỷ hoá và thuỷ sinh
học. Việc đánh giá chất lượng nước được thực hiện bằng cách so sánh kết quả dự báo
với nồng độ giới hạn cho phép các thành phần khác nhau, quy định trong các tài liệu
tiêu chuẩn – quy phạm.
3.4. Tác động đến ngư trường

Xây dựng công trình thuỷ điện sẽ hạn chế các luồng di cư/ bán di cư của các
loài cá, làm thay đổi điều kiện sinh sản, có nguy cơ làm kiệt quệ nguồn thức ăn của cá

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

19


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
tại các công trình lấy nước tại nhà máy thuỷ điện. Kết quả là nguồn thuỷ sản bị giảm,
đặc biệt là các loại cá quý hiếm, trong một số trường hợp còn bị tuyệt chủng.
3.5. Tác động đến tài nguyên rừng

Xây dựng công trình thuỷ điện sẽ xâm hại rất lớn đến diện tích rừng tự nhiên của
khu vực xây dựng đập thuỷ điện
3.6. Tác động đến vi khí hậu

Các hồ chứa nước lớn sẽ tác động đến vi khí hậu các vùng lân cận, có thể giảm

nhiệt độ cực trị của khí quyển. Nhiệt độ cao nhất về mùa hè có thể giảm xuống 2-3 oC,
mùa đông tăng lên 1- 2oC, độ ẩm không khí cũng có thể thay đổi.
Ví dụ: Vùng hạ lưu của các công trình thuỷ điện lớn ở Sibiri đã chịu tác dụng tiêu cực
về vi khí hậu. Tại khu vực này về mùa đông, nước nóng chảy dài trong một không
gian lớn đã không đóng băng hoàn toàn, là nguyên nhân gây ra hiện tượng sương mù,
gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và làm thay đổi theo hướng tiêu
cực hệ sinh thái khu vực.
3.7. Là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu

Một số tài liệu gần đây cho biết thủy điện vẫn có khả năng sinh khí nhà kính, đặc
biệt là mê tan. Việc sinh khí mê tan là do các thực vật, tảo lắng trong các bể chứa,
phân rã trong môi trường yếm khí dưới lòng hồ. Khí mê tan được thải vào khí quyển
khi nước được xả ra từ các bể chứa và quay các turbin. Theo báo cáo của World
Comission on Dams (WCD), ở những hồ trữ được xem là vượt quá công suất vận hành
của đập (dưới 100 W/m2) và không có việc nạo vét lòng hồ một cách tích cực, lượng
khí nhà kính thải ra từ đập thủy điện có thể ngang bằng với lượng khí thải từ các nhà
máy điện nhiên liệu hóa thạch có cùng công suất.
Các nhà môi trường trong thời gian gần đây đã nhấn mạnh về các mối lo ngại
của họ về việc các đập thủy điện cỡ lớn có thể gây phân đoạn hệ thống sinh thái của
môi trường xung quanh. Các nghiên cứu cho thấy các đập thủy điện dọc theo bờ Thái
Bình Dương và Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ là nguyên nhân của sự sụt giảm lượng cá
hồi do đường di chuyển lên môi trường sinh sản ở thượng nguồn bị chặn đứt bởi các
turbin, dù rằng các đường dẫn cá (fish-ladder) đã được thiết lập tại hầu hết các đập
này. Cá hồi con cũng là nạn nhân của các turbin thủy điện trên đường di chuyển của
chúng về hạ lưu. Chính vì những lý do này mà hiện nay người ta đang cố gắng tập
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

20



Tiểu luận môn năng lượng môi trường
trung vào các nghiên cứu thiết kế turbin và nhà máy thủy điện có khả năng giảm thiểu
các ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường.
Như vậy rõ ràng rằng, việc xây dựng các đập thủy điện lớn ở thượng nguồn có
thể gây xáo động rất lớn về quần thể sinh thái, cảnh quan, tác động lớn đến ngành
đánh cá và tưới tiêu nông nghiệp. Trước nhất, nước sông chảy qua turbin chứa rất ít
phù sa, từ đó có khả năng gây ra hiện tượng sục sạch bùn ở lòng sông và gây ra lở bờ ở
phía hạ lưu. Thứ hai, do turbin thường được đóng mở một cách gián đoạn, dẫn đến dao
động bất thường và đột xuất của lưu lượng sông. Cuối cùng, nước chảy trong turbin
thường có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của sông, điều này dẫn
đến sự thay đổi quần thể động thực vật, trong đó có thể có những loài đang bị nguy cơ
tuyệt chủng.
Theo thống kê của Quĩ Hoang Dã Quốc Tế (WWF), 60% trong số 227 con sông
lớn nhất đã bị phân đoạn nặng nề, trong đó các đập nước (gồm có đập thủy điện) được
xem là có trách nhiệm lớn nhất
Theo dự án nghiên cứu khí nhà kính do Hiệp hội Thủy điện quốc tế phối hợp
với Tổ chức UNESCO thực hiện, sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước luôn phát
thải khí nhà kính. Các hồ chứa là nơi thu gom các vật liệu đến từ toàn bộ lưu vực sông.
Chất hữu cơ được dồn vào nơi thu gom từ các hệ sinh thái trên cạn bao quanh. Ngoài
ra, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và ô nhiễm nông nghiệp cũng dồn vào hệ
sinh thái này và phát thải khí nhà kính. Tiến hành đo đạc trên một số đập thủy điện, dự
án kết luận thủy điện vẫn phát thải khí nhà kính là CH4, và CO2 – hai loại khí nhà
kính hàng đầu.
Trong khi đó, Viện Khoa học Không gian quốc gia Brazil đưa ra con số ước tính
các đập lớn của thế giới phát thải khoảng 104 triệu m 3 CH4 mỗi năm từ hồ chứa, tua
bin, đập tràn và hạ nguồn đập. Từ đó, kết luận các đập thủy điện đóng góp 4% các
nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
• Tăng nguy cơ lũ lụt
• Thay đổi dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước
3.8. Hậu quả đối với môi trường xã hội


Tác động về tài chính: Các nhà máy thủy điện thường tốn ít chi phí vận hành
nhưng vốn đầu tư cao. Nhìn chung, lợi nhuận từ kinh doanh điện là cách duy nhất để
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

21


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
hoàn trả lại vốn ban đầu. Vì vậy nếu kinh doanh điện bị giảm sút sẽ ảnh hưởng đến sự
sống còn của nhà máy.
Nhiều công trình thuỷ điện lớn ở các nước kém phát triển được xây dựng để kích
thích phát triển kinh tế dựa vào nguồn vốn nước ngoài. Lợi nhuận giảm sẽ ảnh hưởng
đến khả năng hoàn trả nợ và khó khăn này có thể khiến nền kinh tế suy yếu trầm trọng.
Thêm vào đó, nguồn điện trong nước giảm sẽ gây khó khăn cho chính phủ trong hỗ trợ
phát triển kinh tế.
Tác động của công trình thuỷ điện đến tình hình xã hội ở khu vực xây dựng công
trình, trước hết là phải di dời dân ra khỏi khu vực công trình và vùng sẽ bị ngập nước.
Tác động tiêu cực thứ hai là sự thay đổi điều kiện khí hậu, sinh thái sẽ gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ và hoạt động trong đời sống của nhân dân. Ngoài ra, có thể có những
thay đổi điều kiện tác động của công trình thuỷ điện đến môi trường thiên nhiên.
Quá trình di dời, tái định cư cho người dân từng sống ở khu vực công trình thuỷ
điện là vấn đề phức tạp nhất. Để di dời dân, cần phải xây dựng các điểm tái định cư
thuận tiện cho sinh hoạt, phải xây dựng các công trình kỹ thuật, tạo thành tổ hợp các
công trình văn hoá – xã hội. Ngoài ra, các dự án công trình thuỷ điện phải được xem
xét phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành về đền bù giá trị công trình.
3.9. Tác động khác:

Tác động lên các ngành năng lượng khác: Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến cả
nguồn cung và cầu điện. Nhiệt độ không khí cao hơn sẽ giảm nhu cầu sưởi ấm mùa

đông nhưng tăng nhu cầu làm mát mùa hè. Các nhà máy nhiệt điện vốn cần đến các
con sông để làm nguội nước có thể vấp phải những lỗi vận hành do lưu lượng dòng
chảy giảm. Nước sông và biển ấm hơn cũng làm giảm hiệu suất bốc hơi của nước,
khiến sản phẩm đầu ra bị giảm hoặc phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
4. CÁCH XỬ LÝ, GIẢM THIỂU TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN VÀ

ĐỀ XUẤT TRONG TƯƠNG LAI
4.1. Cách xử lý và giảm thiểu tác hại đến môi trường
- Để đối phó với hậu quả tiêu cực về thay đổi vi khí hậu, xuất hiện ở vùng hạ lưu
các hồ chứa nước, người ta đã nghiên cứu xây dựng kết cấu đặc biệt cho các công trình
lấy nước, cho phép điều hoà được chế độ nhiệt của nước ở vùng hạ lưu bằng cách làm
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

22


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
tường vây che nước ở các độ sâu khác nhau trong hồ chứa nước, do đó làm giảm được
khoảng cách không gian ảnh hưởng của nước sông. Trong tương lai, kết cấu đặc biệt
của công trình dẫn nước nóng này có thể được áp dụng cho các công trình thuỷ điện
khác.
- Trong các dự án công trình thuỷ điện hiện đại, người ta xem xét toàn bộ các biện
pháp có liên quan với nhau và được trình bày trong một phần đặc biệt gọi là “Chương
trình xã hội xây dựng”. Mục tiêu của chương trình này là nhằm giảm nhẹ căng thẳng
về xã hội, giảm tác động tiêu cực của công trình đến đời sống xã hội, cải thiện điều
kiện sống cho người dân địa phương.
- Yêu cầu là phải tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí
chuẩn bị khu vực xây dựng hồ chứa nước. Khoản chi phí này thông thường chiếm từ
20 đến 50% tổng chi phí cụm công trình thuỷ điện, trong một số công trình đặc biệt,
khoản chi phí này có thể chiếm tới 70% tổng chi phí. Liên quan đến yêu cầu về bảo vệ

môi trường trong khai thác công trình thuỷ điện, gần đây xuất hiện khái niệm “An toàn
sinh thái”. An toàn sinh thái là trạng thái bảo vệ lợi ích sinh thái quan trọng đối với đời
sống con người, trước hết là tạo ra trạng thái sạch, đảm bảo thuận lợi cho sức khoẻ con
người và môi trường thiên nhiên. Nếu xem xét theo các tiêu chí này, thì nhà máy thuỷ
điện và hồ chứa nước không thải ra chất độc hại, gây ô nhiễm không khí, mộ số chất
thải do nhà máy thuỷ điện xả ra nằm trong phạm vi cho phép của quy định hiện hành.
Đây chính là những điều kiện để nhà máy thuỷ điện vẫn tiếp tục phát triển trên phạm
vi toàn thế giới.
- Để ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực đến ngư trường, trong các dự án thuỷ điện
hiện nay, người ta cho áp dụng các biện pháp đặc biệt, trong đó có biện pháp xây dựng
công trình bảo vệ cá, cho cá qua lại và tạo lập cơ sở thức ăn cho cá.
- Các biện pháp giảm tác động đến nguồn lợi đất trong xây dựng và vận hành các
công trình thuỷ điện bao gồm:
+ Chia nhỏ kênh xả nước theo mức sử dụng năng lượng. Xây dựng công trình
đầu mối nước dân mức thấp và trung bình thay cho một đầu mối mức nước cao. Biện
pháp này cho phép giảm được diện tích ngập nước nhiều lần.
+ Xây dựng hệ thống xả/thoát nước, giảm lưu lượng xử nước, đảm bảo chế độ
tối ưu nước - không khí trong đất tạo tiền đề cho những vụ thu hoạch nông sản lượng
cao, bảo vệ an toàn các đô thị gần công trình
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

23


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
4.2. Đề xuất trong tương lai đối với thuỷ điện

- Vẫn sử dụng dạng năng lượng này nhưng cần có chính sách phát triển phù hợp.
Mỗi một dự án thuỷ điện trước khi được triển khai cần có những nghiên cứu toàn diện
đặc biệt là những hưởng đến môi trường, xã hội…

- Việc xây dựng chính sách sử dụng tiềm năng thủy điện hợp lý và kế hoạch chi
tiết và cẩn trọng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc đầu tư phát triển cho các
hệ thống thủy điện phân tán - Decentralized Hydro Power (các hệ thống micro hoặc
pico hydro) cho các vùng sâu vùng xa (không có khả năng kết nối vào lưới điện quốc
gia) có thể là một giải pháp vô cùng hiệu quả so với việc đầu tư vào xây dựng các nhà
máy thủy điện lớn tốn kém với cái giá phải trả về lâu về dài về môi trường.

KẾT LUẬN
Thuỷ điện có tiềm năng dồi dào trên khắp thế giới, cụ thể là tiềm năng thủy
điện được xác định trên 150 quốc gia, trong đó 1/3 là có tính khả thi kinh tế vẫn cần
được phát triển, trong đó phần lớn tiềm năng thủy điện cần được khai thác này tập
trung ở các nước đang phát triển vốn đang có nhu cầu lớn về năng lượng;
Thủy điện đã trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển, do đó kỹ thuật đã chín mùi và
ngày càng hiện đại, với hiệu suất chuyển đổi năng lượng ngày càng cao;
Thủy điện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải hiệu
ứng nhà kính, do các công trình thủy điện thải ra rất ít khí thải độc hại so với các nhà
máy điện năng lượng hóa thạch;
Với khả năng đáp ứng nhu cầu điện một cách nhanh chóng, đáng tin cậy, và
linh hoạt, thủy điện là công cụ liên kết vô cùng hữu dụng và quan trọng trong hệ thống
điện lưới, nhất là đối với các thời điểm nhu cầu điện tăng đột ngột trong khi các nguồn
HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

24


Tiểu luận môn năng lượng môi trường
sản xuất điện khác bị dao động. Chi phí vận hành thấp và tuổi thọ hoạt động cao, so
với các nhà máy điện dung nhiên liệu hóa thạch.
Thủy điện thường có thể tích hợp vào các dự án đa mục đích, đáp ứng các nhu
cầu căn bản của con người (tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, điều lũ, ngư nghiệp, lưu

thông hàng hải, cải thiện môi trường, giải trí ...). Nước là nguồn năng lượng tái tạo,
không phụ thuộc vào sự dao động của thị trường, do đó thủy điện góp phần củng cố
vào an ninh năng lượng của mỗi quốc gia
Thuỷ điện đã và đang là nguồn năng lượng quan trọng trên thế giới và cả ở Việt
Nam. Thủy điện sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn nếu biết khai thác hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HVTH: Hồ Thị Xuân Duyên – K23

25


×