BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
LỮ TRẦN ANH DUY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH:TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01
TP. HCM - NĂM 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
LỮ TRẦN ANH DUY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01
Hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. ĐÀO DUY HUÂN
TP. HCM - NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, toàn bộ nội dung luận văn: “Phân tích hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, luận văn không trùng lắp với các công trình nghiên cứu tƣơng tự khác. Các
số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn
Lữ Trần Anh Duy
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trƣờng
Đại học Tài chính – Marketing đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời
gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Đào Duy Huân –
ngƣời hƣớng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hƣớng dẫn giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp, bàn bè và
ngƣời thân đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tín dụng và lãnh đạo Agribank
chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác số liệu và thực hiện
thành công bảng khảo sát trong bài nghiên cứu này.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn.
Tác giả
Lữ Trần Anh Duy
Học viên cao học Khóa 2 – Đợt 1
Trƣờng Đại học Tài chính – Marketing
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 5
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI .................................................................................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................................ 5
1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng ................................................................................... 6
1.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ............................................................................. 7
1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng .......................................................................................... 9
1.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và
nền kinh tế xã hội ........................................................................................................... 11
1.1.6 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng......................................................................... 13
1.1.7 Sự cần thiết và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng ............................................ 13
1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .................... 15
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ..................................................................................... 15
1.2.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng ...................................................................................... 16
1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ..................................................................................... 23
1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng ........................................................................................... 25
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG .................................................................................................................... 27
1.3.1 Các nhân tố khách quan ........................................................................................ 27
1.3.2 Các nhân tố chủ quan ............................................................................................ 28
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM – BÀI HỌC CHO AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI......... 28
1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng ở Thái Lan .............................................................. 29
1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
(Vietinbank) ................................................................................................................... 30
1.4.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
(Vietcombank)................................................................................................................ 32
1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi ................ 33
iii
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1. ............................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI ...................................................... 36
2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI .............. 36
2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng
Ngãi ................................................................................................................................ 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của các phòng ban ..................................... 36
2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh ............................ 37
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................... 47
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ............................................................... 47
2.2.2 Thực trạng hoạt động nhận diệnrủi ro tín dụng .................................................... 51
2.2.3 Thực trạng hoạt động đo lƣờng rủi ro tín dụng ..................................................... 55
2.2.4 Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................... 59
2.2.5 Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng.......................................................... 63
2.2.6 Công tác báo cáo thống kê .................................................................................... 66
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................... 66
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ................................................................................................... 66
2.3.2 Những mặt hạn chế về công tác quản trị rủi ro tín dụng ....................................... 67
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 71
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI.......... 72
3.1 . CÁC CĂN CỨ TIỀN ĐỀ ......................................................................................... 72
3.1.1. Dự báo xu hƣớng kinh tế và hoạt động ngân hàng thời gian tới .......................... 72
3.1.2. Định hƣớng hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2015-2020 và tầm nhìn đến 2025 ................................................................................... 73
3.1.3. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng ở Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian tới ........................................................................................................... 74
iv
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI...................... 75
3.2.1. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng ........................................ 76
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ......................................................................................... 78
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 82
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .................................................................... 82
3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank ................................................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 85
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 88
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
BCTC
: Báo cáo tài chính
CBTD
: Cán bộ tín dụng
CIC
: Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
DNNN
: Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNQD
: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNQD
: Doanh nghiệp quốc doanh
DPRR
: Dự phòng rủi ro
HĐKD
: Hoạt động kinh doanh
IPCAS
: Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng
KTKSNB
: Kiểm tra kiểm soát nội bộ
NHNN
: Ngân hàng nhà nƣớc
NHTM
: Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP
: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
RRTD
: Rủi ro tín dụng
SCB
: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TSBĐ
: Tài sản bảo đảm
VAMC
: Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
XLRR
: Xử lý rủi ro
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên
Trang
20
Bảng 2.1
Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD &
POOR’S
Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2010– 2014
Bảng 2.2
Các chỉ tiêu phản ánh nợ của chi nhánh từ năm 2010 – 2014
40
Bảng 2.3
Tình hình tài chính từ năm 2010– 2014
41
Bảng 1.1
Bảng 2.4
Chỉ tiêu thu nhập và tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng từ 2010 –
2014
38
42
Bảng 2.5
Nợ xấu theo kỳ hạn từ năm 2010-2014
43
Bảng 2.6
Nợ xấu theo ngành kinh tế từ năm 2010-2014
44
Bảng 2.7
Nợ xấu theo đối tƣợng từ năm 2010-2014
46
Bảng 2.8
Hình 2.1
Kết quả trích dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro từ quỹ dự
phòng
Nợ xấu theo kỳ hạn tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi từ
2010-2014
64
44
Hình 2.2
Nợ xấu theo ngành kinh tế tại chi nhánh Quảng Ngãi từ 2010-2014
45
Hình 2.3
Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh từ 2010-2014
46
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
37
Sơ đồ 2.2
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán tại Agribank
49
Sơ đồ 2.3
Quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay tại Agribank nơi cho vay
51
Sơ đồ 2.4
Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng
58
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong năm 2014, nợ xấu và rủi ro tín dụng tiếp tục là vấn đề lớn cản trở sự phát
triển toàn diện của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại. Đứng trƣớc tình hình này, để
đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động vững chắc, Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam đã định hƣớng chiến lƣợc phát triển trong lĩnh vực ngân hàng từ nay
đến năm 2020 theo hƣớng tập trung quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng.
Một đặc trƣng của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam là tỷ trọng
thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 70% trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt
động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng càng phức tạp hơn về nguyên
nhân, hình thức và phạm vi tác động. Do đó, để bảo đảm an toàn tài chính, nâng cao
năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, Ngân hàng thƣơng mại
phải có phƣơng pháp quản trị tốt rủi ro tín dụng của Ngân hàng mình.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, doanh
thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh,
chiếm hơn 90% tổng thu nhập nên rủi ro tín dụng nếu xảy ra ảnh hƣởng rất lớn đến
lợi nhuận của Ngân hàng.
Thời gian vừa qua, rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi chƣa
đƣợc kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hƣớng gia tăng. Chính vì vậy,
yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải đƣợc quản lý, kiểm soát một cách hiệu
quả, khoa học, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận đƣợc,
tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, góp phần nâng cao uy
tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong tỉnh.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ
Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem
lại lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
1
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận
đƣợc là bản chất ngân hàng. P.Volker, cựu chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED)
cho rằng: “ Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt
động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn
thất và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng kinh doanh ngân hàng và có thể đƣa
ngân hàng đến bờ vực phá sản.
Chính vì vậy, đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới và
trong nƣớc quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Một số các công trình nghiên cứu về
vấn đề này nhƣ:
Trần Huy Hoàng đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 3 năm 2012: “Một
số kiến nghị hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng của Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam”. Bài viết này đã chỉ ra đƣợc các điểm yếu và nguy cơ trong
hoạt động tín dụng của các NHTM dƣới hai góc độ là danh mục cho vay hiện tại và
phƣơng thức quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, bài viết chỉ nói đến rủi ro hoạt động
tín dụng chung của các Ngân hàng thƣơng mại mà chƣa đề cập đến vấn đề quản trị
rủi ro tín dụng cụ thể tại Agribank.
Trần Trung Tƣờng – Luận văn tiến sĩ kinh tế về: “Quản trị tín dụng của các
ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” bảo vệ tại Đại học
Ngân hàng TP HCM năm 2011. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tín dụng của NHTM trong nền kinh tế, phân tích
thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM trong giai đoạn hiện
nay và đề xuất các giải pháp đối với quản trị tín dụng của NHTM cổ phần ở TP.HCM
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới. Điểm hạn
chế trong nghiên cứu là nghiên cứu này chỉ đƣợc tiến hành với đối tƣợng là các
NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM, do vậy những kết quả nghiên cứu chỉ ở
TP.HCM mà không lặp lại y nguyên ở những tỉnh thành khác, nên những kết quả
nghiên cứu chƣa thể áp dụng cho các NHTM cổ phần trong cả nƣớc. Nghiên cứu trên
chỉ tập trung vào quản trị tín dụng với một hình thức chủ yếu là cho vay và vì vậy mà
tính tổng quát của thuật ngữ tín dụng bị hạn chế.
Nguyễn Thị Thu Trâm – Luận văn thạc sĩ kinh tế về: “ Quản trị rủi ro tín dụng
tại Sở giao dịch II Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam” bảo vệ tại Đai học kinh tế TP
2
HCM năm 2007. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra đƣợc một số nguyên nhân
gây ra rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng và đồng thời đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II – Ngân hàng Công
thƣơng Việt Nam. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chỉ viết về Sở giao
dịch II mà chƣa viết về Agribank.
Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc – Luận văn thạc sĩ kinh tế về: “Quản lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP kỹ
thƣơng Việt Nam Chi nhánh TP HCM” bảo vệ tại Đại học kinh tế TP HCM năm
2007. Đề tài này viết về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank Hồ Chí Minh.
Huỳnh Thị Hồng Vân – Luận văn thạc sĩ kinh tế về: “ Hoàn thiện hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu” bảo vệ tại Đại
học Kinh tế TP HCM năm 2011. Đề tài tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín
dụng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.
Các nghiên cứu vừa nêu ở trên thƣờng thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro tín
dụng, các kỹ thuật định lƣợng rủi ro và đề ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thƣơng mại ở cấ p tru ̣ sở chin
́ h , các chi nhánh n gân hàng thƣơng
mại tại thành phố Hồ Chí Minh mà chƣa có đề tài nào nghiên cứu riêng về hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tin
̉ h Quảng Ngãi.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi là đề tài nghiên cứu đầu tiên và duy nhất viết
về Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng
Ngãi.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau:
- Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh
tỉnh Quảng Ngãi;
- Đề xuất một số giải pháp, hàm ý chính sách để nâng cao hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi;
3
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
những năm qua đã đạt đƣợc kết quả và hạn chế gì?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi
nhánh tỉnh Quảng Ngãi?
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi
nhánh tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010-2014;
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Luận văn đã phân tích, đánh giá đƣợc nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và
thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
- Luận văn đã gợi ý và đƣa ra các ý tƣởng để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp
theo sau này về đề tài quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm góp phần nâng cao hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi;
8. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo , Luận văn kết cấu gồ m 3
chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Chƣơng 2: Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh
tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ 2010- 2014.
- Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng. Trong tài liệu “Financial
Institutions Management – A Modern Perpective” A.Saunder và H.Lange định nghĩa
rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng,
nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng
không thể đƣợc thực hiện đầy đủ cả về số lƣợng và thời hạn.
Theo Thomas P.Fitch thì: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi ngƣời vay
không thanh toán đƣợc nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ
trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu
trong hoạt động cho vay của ngân hàng (Dictionary of banking terms, Barron’s
Educational, Inc, 1997).
Theo Timothy W.Koch thì: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro
xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và
lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị
giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn
(Bank management, University of South Carolina, The Dryden, 1995, page 107).
Theo Hennie van Greuning – Sonja B rajovic Bratanovic định nghĩa: Rủi ro tín
dụng đƣợc định nghĩa là nguy cơ mà ngƣời vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn
trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn
có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ
hơn là không chi trả đƣợc toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng lƣu chuyển
tiền tệ, và gây ảnh hƣởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng (The World
Bank).
Các định nghĩa về rủi ro tín dụng khá đa dạng nhƣng chúng ta có thể rút ra các
nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng nhƣ sau:
- Rủi ro tín dụng khi ngƣời vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm tiền gốc hoặc lãi vay. Sự thực hiện không
đầy đủ có thể là trễ hạn hoặc là không thanh toán.
5
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trƣờng của vốn. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ hoặc ở mức độ cao hơn là phá sản.
- Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các ngân hàng thiếu đa dạng
trong dịch vụ tài chính, các sản phẩm, dịch vụ còn chƣa phong phú. Thu nhập từ hoạt
động tín dụng là chủ yếu và thậm chí gần nhƣ duy nhất, đặc biệt đối với các ngân
hàng nhỏ. Vì vậy, rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng.
- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lƣợng đồng
biến với nhau trong một phạm vi nhất định: lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi ro
tiềm ẩn càng lớn.
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên rủi ro không thể loại trừ mà chỉ có
thể hạn chế sự xuất hiện và hậu quả do chúng gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác xuất, có thể xảy ra hoặc
không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chƣa quá hạn nhƣng
vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhƣng
nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tƣ tín dụng tập trung vào một
nhóm khách hàng, hoặc một ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc phòng ngừa một cách chủ động, trích lập dự
phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro.
1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc xác định, đo lƣờng, quản lý và kiểm soát nó. Rủi ro tín dụng có
những đặc điểm đáng chú ý sau:
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Có tính tất yếu tức là rủi ro tín dụng luôn tồn
tại và gắn liền với hoạt động của ngân hàng. Tính tất yếu có ý nghĩa là ngân hàng chỉ
có thể quản trị tốt để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng chứ không thể loại bỏ
nó đƣợc. Rủi ro tín dụng luôn đi kèm với lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Ngân hàng là một định chế tài chính trung
gian, có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, nó là một tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng
6
với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Bởi vậy, khi ngƣời vay
gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh nhƣ: hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, sự đổ vỡ của
đối tác, ngƣời tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của Công ty... dẫn đến thua lỗ, phá sản thì
sẽ tác động gián tiếp rủi ro đó cho ngân hàng, cho nên rủi ro tín dụng mang tính chất
gián tiếp.
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự
đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc
trƣng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó, khi phòng ngừa và
xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân
bản chất và hậu quả của rủi ro tín dụng để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
1.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng rất đa dạng và nó liên quan đến toàn bộ quá trình tín dụng của
ngân hàng với khách hàng và nền kinh tế. Vì vậy, nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng
rất đa dạng và phong phú. Có thể là rủi ro thị trƣờng: do giá cả hàng hóa biến động;
Rủi ro từ phía khách hàng: do dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh không hiệu quả,
không khả thi; Rủi ro do môi trƣờng kinh tế, pháp lý; Rủi ro từ phía ngân hàng: do
yếu tố con ngƣời... Tập trung lại có bốn nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:
1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân do yếu tố nguồn nhân lực:
Yếu tố nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
thể hiện qua các mặt sau:
- Trình độ nghiệp vụ và năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế. Chính sự hạn chế
về năng lực và trình độ nghề nghiệp dẫn đến hậu quả là những quyết định cho vay
không đúng, quyết định đầu tƣ vào những phƣơng án, dự án kinh doanh kém hiệu
quả. Sự hạn chế này trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay, quá trình phân
tích và đánh giá khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng. Mặt khác, khả năng phân tích dự
án của cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhất là các dự án có giá trị lớn, thời gian đầu tƣ
dài. Các dự án này đòi hỏi phải có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo tốt với
nhiều yếu tố đầu vào, các chỉ tiêu kinh tế, số liệu ngành có liên quan đến khả năng
thực hiện và hiệu quả của những dự án đó.
- Đạo đức của cán bộ tín dụng: Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là vấn đề cần
đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam, đến thời điểm này có chuyên gia đã nhận định rằng:
7
“Sự an toàn của hệ thống hiện nay nằm ở phạm trù đạo đức nhiều hơn là chuyên
môn”. Một chuyên gia từ Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đã nói: “Vấn đề
rủi ro đạo đức của khối ngân hàng đã đến mức cảnh báo”. Ngân hàng hoạt động kinh
doanh bằng đồng tiền của ngƣời khác, hoạt động của ngân hàng liên quan trực tiếp
đến tiền cho nên đạo đức của ngƣời làm ngân hàng là phải có trách nhiệm bảo vệ
đồng tiền của ngƣời dân gửi tại ngân hàng và coi sự an toàn của đồng tiền đó trên cả
mục tiêu lợi nhuận, tuyệt đối không đƣợc sử dụng tiền đó một cách vô trách nhiệm.
1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân do yếu tố kỹ thuật
Yếu tố này thể hiện ở những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng,
công tác kiểm soát nội bộ, quy trình và thủ tục cấp tín dụng cũng nhƣ chính sách tín
dụng của ngân hàng, cụ thể:
- Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu dựa trên hệ thống cơ chế chính sách
tín dụng, các quy trình về cho vay, quy trình bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, trong công
tác quản trị rủi ro tín dụng việc tuân thủ các quy trình cũng chƣa đƣợc thực hiện một
cách triệt để, không tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng.
Ngoài ra, hệ thống thông tin không đƣợc hỗ trợ đầy đủ để phục vụ công tác phòng
ngừa và hạn chế rủi ro.
- Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa
cao. Việc chấp hành các quy định của NHNN về an toàn vốn, tín dụng, bảo lãnh chƣa
đƣợc chấp hành đầy đủ, công tác tổ chức, quản lý cán bộ tín dụng còn bất cập.
- Đối với chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng không phù hợp với các điều
kiện thực tiễn, thiếu một quy chế đầy đủ để đảm bảo an toàn khi cho vay.
1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân do yếu tố thị trƣờng, yếu tố khách hàng:
- Yếu tố thị trƣờng bao gồm: Việc biến động của giá cả, đặc biệt là giá cả hàng
hóa chủ lực, nguyên nhiên liệu đầu vào nhƣ sắt thép, xăng dầu... tác động ảnh hƣởng
trực tiếp đến việc triển khai dự án, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng và gây ra rủi
ro tín dụng. Mặt khác, những diễn biến phức tạp của thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng
xuất khẩu là nguyên nhân tiềm ẩn, chứa đựng rủi ro đối với hoạt động tín dụng.
- Yếu tố khách hàng: Do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích,
tiền vay không có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến doanh
8
nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng.
Ngoài ra, phần lớn những nguyên nhân dẫn đến khoản cho vay kém và mất an toàn
bắt nguồn từ tình trạng mất khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng trả nợ bị suy
yếu hoặc không còn khả năng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ: Năng lực và trình
độ quản lý yếu kém; Thiếu vốn tự có hoặc tỷ trọng vốn vay quá lớn trong tổng nhu
cầu vốn; Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm thấp, không đáp ứng đƣợc
nhu cầu của thị trƣờng.
1.1.3.4 Nhóm nguyên nhân do môi trƣờng kinh tế, pháp lý
- Môi trƣờng kinh tế không thuận lợi (chịu tác động của các nhân tố nhƣ thay
đổi chính sách của Chính phủ, chỉ số cán cân thanh toán, hoạt động đầu tƣ nƣớc
ngoài, giá trị của đồng nội tệ, lãi suất, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp, phản
ứng và hành động của ngƣời tiêu dùng); Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp (chịu sự
tác động bởi những thành tựu công nghệ, mức độ cạnh tranh, chính sách của Chính
phủ, những điều luật mới về sở hữu, cầm cố và thế chấp tài sản ... hoặc những quy
định mới có thể đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp, sự thay đổi quan điểm và sở
thích của ngƣời tiêu dùng).
- Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng nhƣ: biến
động của giá vàng thế giới, giá của một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tƣ chủ
yếu có xu hƣớng tăng cao.
1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu
nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà ngƣời ta chia rủi ro tín dụng thành các
loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại rủi ro tín dụng theo các tiêu chí cho
trƣớc.
1.1.4.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng khách
hàng cụ thể, là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng,
kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay và
những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro giao dịch bảo gồm rủi ro
lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ:
9
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến đánh giá khách hàng và phân tích
tín dụng, phƣơng án vay vốn để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro đảm bảo phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm nhƣ các điều kiện trong
hợp đồng tín dụng, loại tài sản đảm bảo, chủ thể tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo
và mức cho vay trên giá trị của tài sản bảo đảm.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và kỹ
thuật xử lý các khoản nợ có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín
dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá
tập trung cho vay một ngành, một lĩnh vực, một nhóm khách hàng, một khách hàng.
Nó là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục đƣợc phân
thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có mang tính riêng biệt
bên trong mỗi chủ thể đề nghị cấp tín dụng hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng.
+ Rủi ro tập trung là do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số
khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.4.2 Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi
ro
- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, địch
họa, ngƣời vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát
vốn vay trong khi ngƣời vay đã thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận
trong Hợp đồng tín dụng.
- Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của ngƣời vay và ngƣời
cho vay. Vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay vì những lý do chủ quan khác.
1.1.4.3 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
10
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân
hàng và khách hàng phải quy định về thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời
hạn quy định nhƣng ngân hàng vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn vay.
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp doanh
nghiệp đi vay kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ vay. Ngân hàng buộc
phải xử lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để thu hồi nợ.
- Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động
khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng nhƣ bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ
thƣơng mại, cho vay thị trƣờng liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ...
1.1.4.4 Căn cứ theo phƣơng diện quản lý, giám sát của ngân hàng
Nếu phân loại theo phƣơng diện quản lý, giám sát của ngân hàng, rủi ro tín dụng
đƣợc phân chia thành rủi ro tín dụng nhận diện đƣợc và rủi ro tín dụng chƣa nhận diện
đƣợc.
- Rủi ro tín dụng nhận diện đƣợc: là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể
nhận diện đƣợc nguyên nhân gây ra rủi ro, ƣớc tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng, dự kiến
đƣợc thời gian phát sinh và từ đó có biện pháp hợp lý để phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Những rủi ro thuộc loại này thƣờng do yếu tố chủ quan của con ngƣời gây ra cho
mình, thông thƣờng là xuất phát từ phía khách hàng.
- Rủi ro tín dụng chƣa nhận diện đƣợc: là loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng
không thể dự đoán đƣợc, không biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng không
thể tính toán đƣợc một cách chính xác nhất những ảnh hƣởng mà chúng gây ra.
Những rủi ro tín dụng loại này thƣờng không do yếu tố chủ quan gây ra mà chủ yếu
là do những yếu tố khách quan gây ra nhƣ: Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
1.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và nền kinh tế xã hội
1.1.5.1 Ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ đƣợc
coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu đƣợc
lãi hoặc nợ gốc nhƣ cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần
do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn
chuyển thành khó thu hoặc không thu đƣợc thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp
11
khó khăn về pháp lý và định giá nên trƣờng hợp ngân hàng có thể thu hồi đƣợc nợ
khi phát mại tài sản cũng làm tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dƣ nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm
nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó ngân
hàng sẽ phải đi vay trên thị trƣờng liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ
tiền gởi dân cƣ thƣờng mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc
hàng loạt ngƣời gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá
sản.
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi
ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của
ngân hàng trên thị trƣờng tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá
hạn trên tổng dƣ nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình
hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hƣởng đến tâm lý đối tác của ngân
hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong
việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.
1.1.5.2 Ảnh hƣởng đến nền kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều
ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân
hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hƣởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trƣớc tiên
là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một
ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, ngƣời gửi tiền
không lấy lại tiền đƣợc. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự
vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng nhƣ hiệu lực của các chính sách
tiền tệ của Chính phủ.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ
nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi đƣợc lãi vay, nặng nhất là khi
ngân hàng không thu đủ cả gốc lẫn lãi dẫn đến ngân hàng bịthua lỗ. Nếu tình trạng
này kéo dài không khắc phục đƣợc, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm
trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi
12
hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích
hợp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
1.1.6 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay có nhiều quan điểm về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng:Quản trị rủi ro
tín dụng là quá trình quản trị có hệ thống với bốn hoạt động cơ bản: nhận diện rủi ro,
đo lƣờng rủi ro, đánh giá rủi ro, và tài trợ rủi ro. Kết quả của mỗi khâu trƣớc sẽ là
tiền đề cho các khâu sau.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện
và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất,mất mát, ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro tín dụng.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng sử dụng tổng thể các biện pháp
tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa
và kiểm soát rủi ro tín dụng, xác định mức rủi ro có thể xảy ra ở mức lƣờng trƣớc
đƣợc và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất, tức là ở dƣới mức tổn thất dự kiến.
Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng dƣới nhiều góc độ khác
nhau, nhƣng bản chất thì giống nhau và đứng trên giác độ ngân hàng, khái niệm quản
trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những
tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi
nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc. Quản trị rủi ro tín dụng
bao gồm 4 bƣớc: Nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro
tín dụng.
1.1.7 Sự cần thiết và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng trong đó hoạt động cho vaylà hoạt động cơ bản và truyền
thống của ngân hàng, nó gắn liền với lịch sử ra đời của ngân hàng. Tỷ trọng của hoạt
động tín dụng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của ngân
hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính và chủ yếu cho
ngân hàng, và đây cũng chính là hoạt động mang lại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Do đó, quản trị rủi ro tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của ngân
hàng.
Quản trị rủi ro tín dụng của bất kỳ ngân hàng nào trƣớc tiên cũng hƣớng tới sự
tồn tại và phát triển bền vững, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính ngân
13
hàng đó. Bởi vậy, hai mục tiêu cơ bản bao trùm trong quản trị rủi ro tín dụng mà
ngân hàng phải đạt đƣợc là:
- Một là, tăng trưởng lợi nhuận bền vững:
Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phải hƣớng
tới. Trong cơ chế thị trƣờng, muốn tồn tại thì kinh doanh phải trang trải đủ chi phí và
tích lũy lợi nhuận để mở rộng kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, hoạt
động tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất của ngân
hàng. Hơn nữa, chúng ta đang xây dựng các Ngân hàng hƣớng đến kiểu mẫu Ngân
hàng hiện đại nên các ngân hàng phải theo đuổi chính sách lợi nhuận hợp lý.
- Hai là, phát triển thị phần gắn với kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro
tín dụng xảy ra:
Muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng phải cạnh tranh. Muốn cạnh tranh
trong hoạt động tín dụng phải mở rộng đầu tƣ vốn, phát triển thị phần. Nhƣng mở
rộng đầu tƣ mà không kiểm soát đƣợc thì sẽ không thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, dẫn tới
thua lỗ và xa hơn là phá sản. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là rủi ro cơ bản bao
trùm dẫn đến sự đổ bể của nhiều ngân hàng.
Hai mục tiêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực hiện thành công
mục tiêu thứ hai là cơ sở để hoàn thành mục tiêu thứ nhất; Mục tiêu thứ nhất là định
hƣớng để thực hiện mục tiêu thứ hai. Tính biện chứng còn thể hiện ở chỗ, hai mục
tiêu có tính mâu thuẫn nhau. Một ngân hàng đề cao mục tiêu lợi nhuận thì họ sẽ áp
dụng cho vay lãi suất cao, theo đuổi các dự án đầu tƣ mạo hiểm, nhƣ vậy thƣờng kéo
theo độ an toàn thấp và ngƣợc lại.
Các khoản đầu tƣ tín dụng luôn kéo theo sự huy động tài nguyên và nhân lực
vào một mục tiêu cụ thể nào đó, theo đó sẽ đem lại cho ngân hàng và xã hội những
lợi ích cụ thể, mà đôi khi lợi ích của hai bên có thể mâu thuẫn nhau. Do đó, quản trị
rủi ro tín dụng của ngân hàng phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà
nƣớc, của từng địa phƣơng. Quản trị rủi ro tín dụng tốt phải bảo đảm một khoản tín
dụng phát ra phải nhằm vào mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng chiến lƣợc phát triển
lâu dài của nền kinh tế. Nói cách khác, quản trị rủi ro tín dụng phải bảo đảm các
khoản đầu tƣ tín dụng đạt đƣợc mục tiêu phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
14
1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
Theo cách tiếp cận của quản trị rủi ro hiện đại, nội dung chính của hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng gồm có bốn hoạt động chính đó là: Nhận diện rủi ro; Đo
lƣờng rủi ro; Kiểm soát rủi ro và Tài trợ rủi ro. Các hoạt động này đƣợc thực hiện
liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ: khâu trƣớc sẽ định hƣớng cho khâu
sau.
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Để quản trị rủi ro tín dụng trƣớc hết phải nhận diện đƣợc rủi ro tín dụng. Nhận
diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát triển các thông tin về
nguồn gốc rủi ro tín dụng, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tƣợng gây ra rủi ro tín
dụng và các tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng.
Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu
môi trƣờng hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm
thống kê đƣợc tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự
báo đƣợc những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp. Để nhận
diện rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc bảng liệt kê tất cả các dấu hiệu rủi ro đã, đang
và có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng bằng phƣơng pháp: Lập
bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích tài liệu, thông tin về
khách hàng, về phƣơng án hoặc dự án vay vốn, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của khách hàng; Phƣơng pháp lƣu đồ; thanh tra hiện trƣờng;
phân tích các hợp đồng; làm việc với các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan.
Đối với một tổ chức tín dụng, yêu cầu nhận diện rủi ro phải đƣợc thực hiện với
toàn bộ hoạt động tín dụng (để phục vụ cho công tác quản trị điều hành kinh doanh
tín dụng), vàvới từng khoản cấp tín dụng, khách hàng cụ thể (để phục vụ cho việc ra
quyết định tín dụng).
Nhận diện rủi ro tín dụng qua các dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những giải
pháp tối ƣu để xử lý kịp thời; là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục
tiêu quản trị rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Tuy
nhiên, việc nhận dạng rủi ro tín dụng rất phức tạp, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
15
dụng rất đa dạng. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng một bảng liệt kê các dấu hiệu
nhận biết rủi ro điển hình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Trong các phƣơng pháp nhận diện rủi ro tín dụng, phƣơng pháp phân tích báo
cáo tài chính là phƣơng pháp phổ biến nhất mà các tổ chức tín dụng (ngƣời cho vay)
thƣờng sử dụng khi ra quyết định cho vay của mình.
Một báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho ta thấy trạng thái tài chính của
doanh nghiệp đó nhằm đƣa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp,
báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, góp phần
đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo và các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Các chỉ tiêu chủ yếu mà các ngân hàng thƣờng quan tâm khi phân tích một báo
cáo tài chính của khách hàng gồm: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (đây là
nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất thƣờng đƣợc phân tích đầu tiên); Chỉ tiêu đánh giá khả
năng hoạt động (đây là nhóm chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản
phải thu, vòng quay khoản phải); Chỉ tiêu về cấu trúc vốn; Chỉ tiêu về khà năng sinh
lời;
Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
của khách hàng. Ngoài ra, bằng cách kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báo cáo
có so sánh các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch thì ngân hàng còn có thể phát hiện
đƣợc các rủi ro có thể phát sinh trong tƣơng lai. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài
chính không chỉ giúp các ngân hàng nhận dạng đƣợc các rủi ro thuần túy mà còn giúp
nhận dạng đƣợc các rủi ro suy đoán.
1.2.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Xác định giới hạn rủi ro tín dụng
Giới hạn rủi ro tín dụng là biên độ cao nhất về khả năng tổn thất có thể xảy ra
mà ngân hàng chấp nhận đƣợc để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả, hoạt động
của ngân hàng ngày càng phát triển. Trong kế hoạch, định hƣớng hoạt động tín dụng,
các ngân hàng thƣơng mại xây dựng giới hạn rủi ro tín dụng phù hợp để đảm bảo
mục tiêu phát triển của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. Giới hạn rủi ro tín dụng
đƣợc xây dựng trên cơ sở thực trạng hoạt động của từng ngân hàng, khả năng tài
chính và mục tiêu lợi nhuận kế hoạch của mỗi ngân hàng.
Các chỉ tiêu dùng để quản lý chất lƣợng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng:
16