Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

ương cá bóp (rachycentron canadum) từ cá bột lên cá hương với các loại thức ăn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

HUỲNH THẾ HIỂN

ƯƠNG CÁ BÓP (Rachycentron canadum) TỪ CÁ BỘT
LÊN CÁ HƯƠNG VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC
NHAU

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

HUỲNH THẾ HIỂN

ƯƠNG CÁ BÓP (Rachycentron canadum) TỪ CÁ BỘT
LÊN CÁ HƯƠNG VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC
NHAU

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts.TRẦN NGỌC HẢI


Th.S LÊ QUỐC VIỆT
2012

2


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ,
khoa Thủy Sản, Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Hải sản cùng toàn thể các thầy cô
trong khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi và đã truyền đạt kiến thức quý
báo cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tại trường
Đồng thời tôi chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Ngọc Hải, Lê
Quốc Việt, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, tập thể lớp liên thông Nuôi trồng thủy sản
anh Nguyễn Thành Trung, Trần Nguyễn Duy Khoa đã động viên và giúp đỡ
tôi thực hiện và hoàn thành thí nghiệm.
Trong luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi sai sót mong được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn. Kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe.
Chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thế Hiển

3


MỤC LỤC
Trang


Lời cảm ơn .......................................................................................................i
Mục lục .......................................................................................................... ii
Danh sách bảng ..............................................................................................iv
Danh sách hình................................................................................................v
Tóm tắt...........................................................................................................vi
Phần 1: Đặt vấn đề ........................................................................................1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................1
1.3 Nội dung của đề tài....................................................................................1
Phần 2: Tổng quan tài liệu............................................................................2
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học cá bóp.............................................................2
2.1.1. Phân loại và phân bố .....................................................................2
2.1.2. Đặc diểm hình thái........................................................................3
2.1.3. Đặc điểm inh dưỡng và sinh trưởng ..............................................3
2.1.4. Đặc điểm sinh sản .........................................................................4
2.2. Sơ lược về nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá bóp ...............................5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản xuất giống cá bóp ..............5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ương ấu trùng cá bóp...............................6
2.3. Sơ lược về thành phần thức ăn tự nhiên ....................................................6
2.3.1 Tảo................................................................................................................7
2.3.2 Luân Trùng ...................................................................................................8
2.3.3 Artermia........................................................................................................9

Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................11

4


3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................11

3.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................13
3.4 Tính toán tăng trưởng và tỉ lệ sống ..........................................................15
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................16
Phần 4: Kết quả và thảo luận .....................................................................17
4.1 Các yếu tố môi trường nước trong ương cá bóp bột với các loại thức ăn
khác nhau ......................................................................................................17
4.1.1 Các yếu tố thuỷ lý.......................................................................................17
4.1.2 Các yếu tố thủy hóa ....................................................................................18

4.2 Tăng trưởng của cá sau 21 ngày ương......................................................19
4.2.1 Chiều dài của cá sau 21 ngày ương với các loại thức ăn khác nhau
..............................................................................................................19
4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá sau 21 ngày ương với các loại thức
ăn khác nhau .................................................................................21
4.3 Tỷ lệ sống của cá sau 21 ngày ương.........................................................21
4.4 Sự phân đàn của cá ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau .......................22
Phần 5: Kết luận và đề xuất........................................................................25
5.1 Kết Luận..................................................................................................25
5.2 Đề Xuất ...................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................26

5


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng của một số loài tảo thường gặp của một số
loài tảo ............................................................................................................8
Bảng 2.2 Thành phần hóa học (%) của một số nhóm động vật phiêu sinh........9

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của Artermia (Evangelista, 2005) .............10
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn Fripark và tảo khô spirulina ............................13
Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý của môi trường nước thí nghiệm........................17
Bảng 4.2 Các yếu tố hóa của môi trường nước thí nghiệm.............................18
Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá sau 21 ngày ương với thức ăn khác
nhau ..............................................................................................................21
Bảng 4.4 Hệ số biến động (CV) về chiều dài của cá sau 21 ngày ương với thức
ăn khác nhau .................................................................................................23
Fripark

6


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá bóp (Rachycentron canadum) ......................................................2
Hình 2.2 Chu kỳ sản xuất của Rachycentron canadum (FAO, 2009)................5
Hình 2.3 Một số loài tảo thường sử dụng ương cá ..........................................7
Hình 2.4 Rotifer thường sử dụng ương cá........................................................9
Hình 2.5 Artemia mớ nở và Artemia đóng hộp ..............................................10
Hình 3.1 Cá bóp bột sau khi hết noãng hoàng 3 ngày ....................................11
Hình 3.2 Hệ thống bố trí thí nghiệm ..............................................................14
Hình 3.3 Khẩu phần ăn của cá ở từng nghiệm thức........................................14
Hình 4.1 Giai đoạn cá sau 21 ngày ................................................................20
Hình 4.2 Chiều dài của cá ương sau 21 ngày với các loại thức ăn khác nhau ....
......................................................................................................................20
Hình 4.3 Tỷ lệ sống của cá trong 21 ngày ương với các loại thức ăn khác nhau
......................................................................................................................22
..........................................................................................................................
Hình 4.4 Sự phân đàn của cá bóp sau 21 ngày ương với các loại thức ăn khác

nhau ..............................................................................................................24

7


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Ương cá bóp (Rachycentron canadum) từ cá bột lên cá hương
với các loại thức ăn khác nhau” được thực hiện được thực hiện tại khoa Thuỷ
Sản trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 12/2011 đến tháng 1/2012 với mục tiêu
nhằm tìm được loại thức ăn thích hợp cho giai đoạn ương cá bột lên cá hương,
góp phần xây dựng, phát triển quy trình sản xuất giống và nuôi cá bóp ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Thí nghiệm được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau: (i) Luân trùng +
Artemia, (ii) Luân trùng + Artemia + thức ăn nhân tạo (Fripark + Spirulina),
(iii) Luân trùng + Artemia + tảo Nanochloris oculata và (iv) Luân trùng +
Artemia + thức ăn nhân tạo + tảo Nanochloris oculata. Mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần, thí nghiệm ương trong bể composite có thể tích 500 lít và nước
có độ mặn 300/00, sục khí liên tục, mật độ ương 10 cá bột/lít, với cá có kích cỡ
ban đầu là 4,0 mm và thời gian ương là 21 ngày.
Trong thời gian ương, các yếu tố như nhiệt độ, pH, N0-2, N03-, NH3/ NH4+ điều
nằm trong khoảng thích hợp. Sau 21 ngày ương, tăng trưởng theo ngày và tốc
độ tăng trưởng đặc biệt về chiều dài của cá ở các nghiệm thức thức ăn khác
nhau dao động từ 0,84 – 0,99 mm/ngày (7,98 – 8,67 %/ngày), chúng khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống của cá khi sử dụng thức
ăn tảo Nanochloris oculata + luân trùng + artermia thì đạt tỷ lệ sống cao nhất
(5,20%) khác biệt có ý nghĩa thống kế so với các nghiệm thức (i) và (ii) nhưng
không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức sử dụng thức ăn luân
trùng + artemia + thức ăn nhân tạo + tảo Nanochloris oculata.

8



Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta này càng chiếm vị thế quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với hệ thống
bờ biển dài hơn 3.700 km, với sông ngòi và kênh rạch chằng chịt có thể nói
đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Trong
số những đối tượng nuôi thủy sản phổ biến hiện nay như tôm, cá chình, cá
chẽm, cá mú và cá bóp. Trong thời gian gần đây, cá bóp đã được nuôi phổ
biến trong lồng bè như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Vũng Tàu và Kiên
Giang. Cá bóp là loài cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, khi nuôi từ con giống cỡ
20 - 25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt 4 - 5kg/con (). Tuy
nhiên hiện nay phần lớn các hộ nuôi chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc từ tự
nhiên hay nhập giống từ các nước như Đài Loan, Trung Quốc với giá thành
cao và không chủ động được. Nhằm góp phần giải quyết khó khăn về nguồn
giống thì việc nghiên cứu đề tài “Ương cá bóp (Rachycentron canadum) từ
cá bột lên cá hương với các loại thức ăn khác nhau” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm xác định loại thức ăn thích hợp cho giai đoạn ương cá bột lên cá hương,
góp phần xây dựng, phát triển quy trình sản xuất giống và nuôi cá bóp ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
1.3. Nội dung của đề tài
Theo dõi các yếu tố môi trường nước trong ương cá bóp bột lên cá hương với
các loại thức ăn khác nhau
Xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống khi ương cá bóp bột với các loại thức ăn
khác nhau.

9



Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học cá bóp
2.1.1. Phân loại và phân bố
Cá bóp còn gọi là cá giò, có tên tiếng Anh là Cobia. Theo hệ thống phân loại
của Linnaeus (1766), cá bóp (Rachycentron canadum) được phân loại như
sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron
Loài: R. canadum

Hình 2.1: Cá bóp (Rachycentron canadum)
(www.flmnh.ufl.edu/fish/gallery/Descript/Cobia/Cobia.html)
Cá bóp phân bố rộng rãi chủ yếu là vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới ấm ở phía tây Đại Tây Dương, phía nam Argentina, bao gồm cả vùng biển
Caribê. Phía nam Vịnh Chesapeake và Vịnh Mexico. Trong những tháng mùa

10


thu và mùa đông, cá bóp di chuyển về phía nam và ngoài khơi vùng nước ấm
hơn. Cá bóp thích nhiệt độ nước từ 20°C -30°C, cá thường được tìm thấy
ngoài khơi phía nam Florida và các bãi ngầm Florida xung quanh xác tàu đắm
và các rạn san hô. Vào đầu mùa xuân, di cư về phía bắc dọc theo bờ biển Đại
Tây Dương (Shaffer và ctv, 1989).

Cá bóp thường bắt gặp ở vùng rạn san hô nông, ngoài khơi vùng bờ có nền đá
và thỉnh thoảng ở các cửa sông. Cá hoạt động suốt ngày đêm, chúng thường
bơi lội ở vùng nước có đáy là cát pha vỏ sò, vùng rạn đá san hô và quanh các
vật trôi nổi ngoài đại dương để săn mồi (Đỗ Văn Khương, 2001).
2.1.2. Đặc diểm hình thái
Cá bóp có thân hình thon dài cơ thể hình ngư lôi với đầu xẹp, mắt nhỏ và
miệng rộng, hàm dưới nhô ra hơn hàm trên. Da mịn với các tấm vẫy nhỏ và sát
vào da, có 2 sọc hẹp màu trắng hai bên thân, đặc điểm đặc trưng nhất là vây
lưng đầu tiên có 7- 9 gai ngắn, nhọn, tách riêng không được kết nối bởi một
màng tế bào nào. Vây lưng thứ hai dài với phần trước nhô ra. Vây đuôi tròn,
cụt ở cá nhỏ, và hình lưỡi liềm ở cá trưởng thành với các thùy trên dài hơn
thùy dưới. Vây lưng phía trước có các gai ngắn riêng rẽ (FAO, 2009).
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng.
Trong tự nhiên, cá sống nhiều nơi khác nhau như đáy bùn, cát sỏi, san hô hay
rừng ngập mặn. Cá có thể được tìm thấy ở độ mặn từ 22 – 44‰ nhưng có thể
nuôi ở độ mặn thấp đến 5‰. Cá bóp thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn
trong tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con, trong đó chúng ưa thích
nhất là cua. Cá sống đơn lẻ hay từng đàn nhỏ đi theo cá mập, cá đuối, rùa...để
thu lượm thức ăn rớt lại phía sau, chúng thường bơi theo đàn từ 3- 100 con
săn mồi trong khi di cư ở vùng nước nông dọc theo bờ biển. Cá bóp sinh
trưởng nhanh, có thể đạt 3-5 kg sau 1 năm nuôi. Cá có thể đạt kích cỡ lớn 2m
và nặng 61 kg. Cá cái lớn nhanh và lớn hơn cá đực. Cá có thể sống 15 năm
trong tự nhiên (Kaiser and Holt, 2005).

11


2.1.4. Đặc điểm sinh sản
Cá bóp cái thành thục sau 3 năm tuổi, cá đực sau 1-2 năm với kích cỡ con đực
dài 60 – 65 cm và con cái dài 80 cm Cá bóp thường đẻ vào ban đêm giữa

tháng 6 và tháng 8 ở Đại Tây Dương gần vịnh Chesapeake, ngoài khơi Bắc
Carolina vào tháng 5 và tháng 6 và trong Vịnh Mexico trong tháng 4 đến
tháng 9. Cá cái có thể đẻ nhiều lần trong năm, mỗi con cái có thể đẻ 0,4 – 0,5
triệu trứng. Đường kính trứng 1,4 mm, trứng thụ tinh và nở sau 24h (FAO,
2009). Khi vào mùa sinh sản hệ số thành thục của cá cái chiếm từ 8,1 – 9,2%
(Đỗ Văn Khương, 2001).
Trong quá trình sinh sản cá bóp trải qua những thay đổi trong màu sắc cơ thể,
từ màu nâu đến màu sáng. Khi bắt cặp sinh sản cá sẽ giải phóng trứng và tinh
trùng vào trong nước. Cá bóp cũng có khi được tìm thấy đẻ trứng ở các cửa
sông và vịnh nông ngoài khơi, ấu trùng được nở khoảng 24-36 giờ sau khi thụ
tinh, với chiều dài cá bột mới nở là 2,5-3,5 mm và chưa có sắc tố.
( />2.2. Sơ lược về nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá bóp
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản xuất giống cá bóp
Theo FAO (2009), nghiên cứu cá bóp lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1975
tại Bắc Carolina - Hoa Kỳ với nghiên cứu thu trứng cá từ tự nhiên để ấp nở,
ương ấu trùng và cá con. Nghiên cứu cho thấy đây là loài có tiềm năng rất lớn
cho nuôi trồng thủy sản do lớn nhanh và chất lượng thịt cao. Các nghiên cứu
tiếp theo về nuôi vỗ và sinh sản cá bóp được thực hiện từ những năm 1980 –
1990 ở Hoa Kỳ đến năm 1997 công nghệ nâng tỷ lệ sống của ấu trùng cá bóp
đã được phát triển ở Đài Loan. Kỹ thuật sản xuất giống cá bóp nhân tạo và bán
nhân tạo cũng được áp dụng rộng rãi ở Hoa năm 2006.
Cá bố mẹ được chọn cho sinh sản phải có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc cá nuôi
thương đạt tiêu chuẩn về khối lượng, kích cỡ và độ tuổi thành thục. Như nặng
trên 10 kg và trên 2 tuổi. Tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ khoảng 3-4 tháng trước

12


khi cho sinh sản nhân tạo và cho ăn cá tạp, mực, ghẹ với tỷ lệ 4-5% khối
lượng thân. Khi cá thành thục sinh dục kích thích cá đẻ bằng cách tiêm LRHa

với liều 20-30 µg/kg đối với cá cái, cá đực được tiêm bằng ½ liều con cái thì
thì cá đẻ sau 24-28 giờ (Faulk and Holt và FAO, 2008),

Hình 2.2. Chu kỳ sản xuất của Rachycentron canadum (FAO,2009)
Ở Việt Nam nghiên cứu sản xuất giống được bắt đầu từ năm 1998-1999 tại
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Năm 1998-2000, Viện Nghiên cứu Hải
sản tiến hành hợp tác nghiên cứu khoa học với Viện DIFTA (Đan Mạch) với
sự tham gia của chuyên gia dự án NORAD thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản I. Năm 1998 không thu được cá bột do chất lượng trứng cá mẹ kém,
đến 1999 thu 6.500 cá hương 4- 6 cm, nhưng năm 2000 chỉ sản xuất được
1000 con giống 8-10 cm trong mô hình ương quảng canh, dựa vào thức ăn thu
từ tự nhiên ở Cát Bà và Quý Kim- Hải Phòng. Trong những năm (2001-2003).
Dự án NORAD và dự án SUMA (DANIDA) tiếp tục nghiên cứu, đã phát triển
quy trình ương thâm canh đi vào ổn định hơn, tỉ lệ sống đến giai đoạn cá giống
(8-10 cm) đạt 2-4 %.

13


2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ương ấu trùng cá bóp
Việc sử dụng luân trùng trong ương ấu trùng tôm, cá biển được thực hiện
nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc lựa chọn luân trùng như nguồn thức ăn
phải phù hợp với giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm, cá. Đối với cá bơn
(Scophthalmus maximus) từ 4 ngày tuổi đến 13 ngày tuổi, cá mùi đỏ (Pagrus
pagrus) từ 3 đến 17 ngày tuổi cần phải cung cấp thức ăn là luân trùng. Ương
cá thu (Gadus morhua) bột 3 ngày tuổi bằng luân trùng sẽ nâng cao tỉ lệ sống
của ấu trùng cá vào ngày thứ 16 từ 44,8-67,2%. ()
Theo FAO (2009) cá bóp sau khi hết noãn hoàng (ngày thứ 3 sau khi nở) thức
ăn đầu tiên là luân trùng (Brachionus plicatilis) được giàu hóa hoặc Copepod
nauplii, với mật độ cho ăn luân trùng 7-10 cá thể/ml cho giai đoạn đầu đến 12

ngày tuổi, sau 7 ngày tuổi có thể bổ sung Artemia mới nở với mật độ 1- 2 cá
thể/ml. Khi cá đạt 25 ngày tuổi (2-3cm) thì có thể cho ăn bổ sung thức ăn hỗn
hợp hay công nghiệp. Tuy nhiên tỉ lệ sống chỉ đạt 1 cá hương/lít.
Theo Faulk and Holt (2005), khi ương cá bóp cho ăn luân trùng, artemia và bổ
sung tảo (Isochrysis galbana hoặc Nanochloris oculata) trong bể ương thì tỷ lệ
sống của cá bột đạt đến 24,7%. Kết quả của nghiên cứu này còn cho thấykhi
cho cá ăn luân trùng được giàu bằng DHA và bổ sung tảo vào bể ương thì cải
thiện được tỷ lệ sống của ấu trùng.
Khi ương ấu trùng, trong ao nước xanh với diện tích lớn hơn 5000 m2 , độ sâu
1-1,2m và được bổ sung Chlorella, Copepods, rotifer thì sau 20 ngày ương
đạt tỷ lệ sống từ 5-10% (FAO, 2009).
2.3. Sơ lược về thành phần thức ăn tự nhiên
Thức ăn tự nhiên là thành phần quan trọng và quyết định sự thành công hay
thất bại trong giai đoạn đầu của động vật thủy sản (giai đoạn ương ấu trùng
hay cá bột), thức ăn tự nhiên bao gồm thực vật phiêu sinh, động vật phiêu
sinh, động vật đáy, vi sinh vật và các loài rong tảo

14


2.3.1 Tảo
Hiện nay, hơn 40 loài tảo khác nhau đã được phân lập và nuôi sinh khối nhằm
phục vụ cho việc sản xuất giống nhiều loài Hải sản như Thân mềm, Giáp xác
(Tôm, cua), Artemia và một số loài cá có giá trị kinh tế. Các giống tảo thường
được sử dụng trong nuôi trồng thuộc các loài của Khuê tảo, tảo Lục, tảo Lam
có kích thước dao động từ vài μ -100μ. Các giống thường đựơc nuôi là:
Skeletonema, Thalassiosira, Chaetoceros, Platymonas, Nannochloropsis,...
Tảo là thức ăn không thể thiếu vì thành phần dinh dưỡng của tảo chứa hàm
lượng cao các axít béo cao phân tử không bão hòa (HUFA) như DHA
(Decosahexaenoic, 22:6n-3) và EPA (Eicosapentaenoic, 20:5n-3), đó là các

HUFA rất quan trọng trong quá trình phát triển của ấu trùng (Brown, 1991).
Tảo Nannochloropsis oculata và Platymonas sp có chứa hàm lượng EPA cao,
cung cấp một số lượng lớn Vitamine A,C (chiếm 0,11-1,62% trọng lượng khô)
(McEvoy & Bell, 1997; Brown & et al, 1997; Vilchis & Doktor, 2001). Tảo
được coi là có giá trị dinh dưỡng tốt cho các đối tượng nuôi nếu hàm lượng
PUFA (DHA, EPA) dao động từ 1 – 20 mg/ml tế bào (Thinh, 1999).

Nanochloris oculata

Chaetoceros

Hình 2.3 Một số loài tảo thường sử dụng ương cá (http//:google.com)
Trong sản xuất giống cá biển, tảo được áp dụng trong bể ương ấu trùng cá vền
(Sparus aurata), cá măng (Chanos chanos), cá mú (Epinephelus) và nhiều loài
cá có giá trị kinh tế cao khác. Theo Coutteau (1996), việc bổ sung tảo vào bể
ương mang lại một số hiệu quả sau như ổn định chất lượng nước trong bể

15


ương, là nguồn thức ăn trực tiếp, gián tiếp cho ấu trùng cá thông qua thức ăn
sống, duy trì giá trị dinh dưỡng thức ăn tươi sống trong bể ương.
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng của một số loài tảo thường gặp của một số
loài tảo (Brown và ctv, 1989).

Loài tảo

DHA + EPA (mg/ml tế bào)

Chaetoceros calcitrans


17,8

Pavlova lutheri

10,1

Thalassiosira pseudonana

7,2

Chroomonas salina

3,9

Chaetoceros gracilis

3,2

Isochrysis sp.

2,0

Skeletonema costatum

0,8

Nannochloris atomus

0,3


Tetraselmis suecica

0,2

Dunaliella tertiolecta
2.3.2 Luân Trùng

Luân trùng thuộc nhóm động vật phiêu sinh được nuôi chủ yếu làm thức ăn
cho tôm cá, luân trùng có đặc điểm kích thước nhỏ, bơi lội chậm, chịu đựng
tốt các yếu tố môi trường, tốc độ sinh sản nhanh, luân trùng trở thành một
trong những loại thức ăn tự nhiên đầu tiên quan trọng của nhiều loài tôm, cá
khác nhau với 70 loài cá biển và 18 loài giáp xác. Trong tự nhiên, luân trùng
thường sử dụng tảo, vi khuẩn và các chất hữu cơ lơ lững trong nước làm thức
ăn. Vì thế hàm lượng protein trong luân trùng lớn hơn 60%, lipid khoảng 20%.
(Trương Ngô Bích Ngọc, 2010). Luân trùng là loài ăn lọc nên có thể dùng các
dùng các acid thiết (EPA, DHA) để giàu hóa làm tăng tỷ lệ sống và sự phát
triển của ấu trùng cá biển (Sargent, 1989 ; Olsen và et al, 1993)

16


Hình 2.4 Rotifer thường sử dụng ương cá
( />Bảng 2.2 Thành phần hóa học (%) của một số nhóm động vật phiêu sinh
( />Nhóm động vật Protein

Lipid

Khoáng Năng lượng Độ khô


phiêu sinh

(kcal/kg)

Rotifer

64,3

20,3

9,2

8,86

11,2

Cladocera

56,5

19,3

7,7

4,8

9,8

Copepod


52,3

7,1

1,7

5,4

10,3

2.3.3 Artermia
Artermia là nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với nghề nuôi thủy
sản đặc biệt là trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Hiện nay artemia được sử
dụng với 3 dạng chính: trứng khử vỏ khô, ấu trùng nauplii và con trưởng
thành. Artemia có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của
nhiều loại động vật thủy sinh, hàm lượng protein khoảng từ 40-50%, con
trưởng thành có hàm lượng protein cao hơn ấu trùng. Ngược lại, hàm lượng
lipid trong nauplii rất cao (>20%) và đặc biệt rất giàu HUFA. Chất lượng của

17


Artemia được đánh giá dựa vào kích thước, hàm lượng HUFA đây là 2 yếu tố
quan trọng nhất để đánh giá chất lượng, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào môi
trường và nguồn thức ăn cung cấp. Ngoài ra artemia có thể được giàu hóa
HUFA, vitamin…để nâng cao chất lượng artemia.
( />
Hình 2.5 Artemia mớ nở và Artemia đóng hộp (http//:google.com)
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của Artermia (Evangelista, 2005)
Thành phần


% vật chất khô

Protein

49,6

Lipid

16,9

Carbohydrate

25,1

Tro

5,7



2,7

18


Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian: Thời gian thực hiện từ tháng 12/2011 - 2/2012.

Địa điểm: Trại thực nghiệm nước lợ trường đại học Cần Thơ
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Cá bóp bột 3 - 4mm từ nguồn sinh sản nhân tạo.
Dụng cụ thiết bị dùng trong thí nghiệm: Bể ương 500 lít, vợt,(máy thổi khí,
dây, đá bọt, thùng nhựa, thao, cốc 250ml, cốc 500ml). Nước ót từ 85‰ được
pha với nước ngọt thành nước 30‰.

3-4 mm

Hình 3.1 Cá bóp bột
Thuốc hóa chất :chlorine sử dụng để khử trùng nước 60ppm và vệ sinh dụng
cụ 40ppm dụng cụ đo môi trường (bộ test pH, bộ test NH3/NH4+, bộ tet kit
NO2/NO3), hóa chất nuôi tảo (dung dịch wanle và vitamin), chế phẩm giàu hóa
Selco và men bánh mì nuôi luân trùng.
Thức ăn gồm: Tảo Nanochloropsis oculata, Giống luân trùng Brachionus
plicatilis, Artermia (Vĩnh Châu ), thức ăn Fripark (Inve Thai Lan) và tảo khô
spirulina (cty TNHH Tân Sao Á).

19


Nuôi cấy tảo
Nước nuôi tảo có độ mặn 25‰ sau khi xử lý và lọc xong, dùng nước này nuôi
cấy tảo. Môi trường dinh dưỡng nuôi cấy tảo là môi trường Walne. Tỷ lệ 1tảo:
9L nước: 2ml dung dịch Walne: 2 ml dung dịch Silic. Sau đó sục khí liên tục.
Tảo nuôi là tảo Nanochloropsis oculata thuần, từ phòng thí nghiệm của khoa
thuỷ sản trường Đại Học Cần Thơ. Bể nuôi tảo là những thùng nhựa hay bể
composite có màu sáng.
Ấp Artemia
Cho trứng Artemia vào xô 10L, ấp trong nước 30‰ đã xử lý. Lượng ấp 2g/L.

Tiến hành sục khí nhẹ trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng đầy đủ. Sau 10-12h
artemia bung dù có thể cho ấu trùng ăn được, Sau 18-24h Artemia nở.
Nuôi luân trùng
Giống luân trùng Brachionus plicatilis từ phòng thí nghiệm của khoa thuỷ sản
trường Đại Học Cần Thơ, nước nuôi luân trùng có độ mặn 30‰, sau khi xử lý
và lọc nước xong tiến hành thả nuôi sinh khối 1L luân trùng giống trong xô
100L. Hằng ngày cho ăn men bánh mì với liều lượng 1g/1 triệu luân trùng, sau
3-4 ngày kiểm tra mật độ luân trùng, tiến hành san thưa qua bể 500L để nuôi
tiếp. Khi đạt đến mật độ (≥1.000ct/ml) tiến hành thu hoạch bằng cách cho
nước nuôi luân trùng qua lưới 250µm để cô đặc lại trước khi cho ấu trùng tôm
cá ăn để loại bỏ nước dơ bẩn và các chất cặn bã lơ lửng, sau đó cho qua lưới
80-100µm để thu giữ luân trùng. Khi thu hoạch cần rửa luân trùng bằng nước
sạch trước khi cho cá ăn. Lưu ý, trong khi lọc túi lọc phải luôn ngập nước tránh
để khô luân trùng yếu và dễ bị chết
Cách giàu hóa luân trùng và artermia
Luân trùng và artermia cho cá ăn được giàu hóa bằng DHA với liều lượng 3 –
5ml/10 L nước và Antibio (men vi sinh) với liều lượng 1g/10 L, sục khí liên
tục sau 6 giờ giàu hóa luân trùng và 12 giờ trước khi cho ăn đối với artermia.

20


Bảng 3.1 Thành phần thức ăn Fripark (Inve Thai Lan) và tảo khô spirulina
(cty TNHH Tân Sao Á)
Tỷ lệ (%)
Spirulina

Frippak

Protein


62,5

52,0

Lipid

6,9

14,5



2,0

3,0

Carbonhydrate

10,0

-

Chất tro

42,0

-

Thành phần


Tổng số vi sinh có lợi

400 MNP/g

Độ ẩm

-

10,0

3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
với 4 nghiệm thức (NT1) Luân trùng + Artemia, (NT2) Luân trùng + Artemia
+ thức ăn nhân tạo Fripark và tảo khô, (NT3) Luân trùng + Artemia + tảo
nanochloropsis, (NT4) Luân trùng + Artemia + thức ăn nhân tạo Fripark và
tảo khô + tảo nanochloropsis. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, thí nghiệm
ương trong bể composite có thể tích 500 lít và nước có độ mặn 300/00, sục khí
liên tục, mật độ ương 10 cá bột/lít, với cá có kích cỡ ban đầu là 4,03 mm, cá
được 3 ngày tuổi.
Chăm sóc quản lý: Cá được cho ăn sau khi cá tiêu hết noãng sau 3 ngày tuổi.
Thức ăn nhân tạo gồm Frippak + tảo khô spirulina (tỉ lệ 1:1). Đối với nghiệm
thức có tảo thì mật độ tảo được duy trì 50 -100 ngàn tế bào/ml. liều lượng cho
cá ăn ở từng nghiệm thức được thể hiện cụ thể (hình 3.3). Định kỳ hàng tuần
siphon đáy bể và thay nước, mỗi lần thay 20-30% thể tích nước cá trong bể
ương.

21



Hình 3.2 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm

Hình 3.3 Khẩu phần ăn của cá ở từng nghiệm thức
Xác định tăng trưởng của cá:
Theo dõi tăng trưởng và tỉ lệ sống định kỳ hàng tuần đo chiều dài của cá
(30con/bể). Sau 21 ngày ương, xác định tỷ lệ sống cá bằng cách đếm toàn bộ
22


số lượng cá có trong bể ương.
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường:
Nhiệt độ được theo dõi 2 lần/ngày (7h và14h). Yếu tố pH, N0-2, N03-, NH3/
NH4+ được xác định 1 lần/tuần bằng bộ test Sera.
3.4 Xác định tăng trưởng và tỉ lệ sống
+ Xác định tăng trưởng theo ngày về chiều dài (mm/ngày):
Lc –Lđ
DLG (mm/ngày)

=
T

Lđ :Chiều dài đầu (mm)
Lc : Chiều dài cuối (mm)
T : Thời gian thí nghiệm (ngày
+ Tốc độ tăng trưởng đặt biệt theo về chiều dài (%/ngày)
Ln(Lc) –Ln(Lđ)
DLG (%/ngày)

=


x 100
T

Lđ :Chiều dài đầu (mm)
Lc : Chiều dài cuối (mm)
T : Thời gian thí nghiệm (ngày)
+ Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cá sẽ được xác định sau khi kết thúc thời gian thí
nghiệm bằng cách đếm số cá còn lại ở mỗi nghiệm thức so với tổng số cá thả
ban đầu theo công thức:
Số cá thể cuối

Tỉ lệ sống(%) =

x 100
Số cá thể ban đầu

23


3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng
phần mềm Excel, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phép thử
Ducan thông qua phần mềm SPSS 13.0.

24


Phần 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Các yếu tố môi trường nước trong ương cá bóp bột với các loại thức
ăn khác nhau
4.1.1 Các yếu tố thuỷ lý
Nhiệt độ là yếu tố cần thiết đối với đời sống thủy sinh vật, nhiệt độ ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, cường độ bắt mồi. Trong suốt thời
gian thí nghiệm nhiệt độ buổi sáng dao động 28,8-28,90C và buổi chiều dao
động 30,2-30,30C bảng 4.1. Theo Trương Quốc Phú (2003), nhiệt độ thích hợp
cho tôm cá là 25-350C và phù hợp nhất là 28-300C. Theo Boy và Lawson
(1995), nhiệt độ tối ưu cho cá vùng nhiệt đới là 29-300C. Như vậy, nhiệt độ
của các thí nghiệm điều nằm trong khoảng thích hợp và phù hợp với sự phát
triển của cá.
Bảng 4.1 Các yếu tố thủy lý của môi trường nước thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)

Nghiệm
thức

Sáng

pH

Chiều

Sáng

Chiều

NT1

28,9±0,49


30,3±0,59

8,67±0,21

8,73±0,12

NT2

28,9±0,48

30,2±0,56

8,63±0,15

8,77±0,06

NT3

28,8±0,46

30,3±0,55

8,65±0,15

8,72±0,11

NT4

28,9±0,50


30,2±0,55

8,60±0,17

8,81±0,02

NT1: Rotifer + artemia; NT2: Rotifer + TANT + artemia; NT3: Tảo nanochloropsis
+ rotifer + artemia; NT4: Tảo nanochloropsis + rotifer + TANT + artemia

Bảng 4.1 cho thấy pH trung bình ở các thí nghiêm dao động từ 8,60-8,67 vào
buổi sáng và 8,73-8,81 vào buổi chiều ,pH giữa các thí nghiệm khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p≥0.05). Theo Lawson (1995), khoảng pH lý

25


×