Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo thực hành sản phẩm rau cau thạch dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.7 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
CÔNG NGHỆ BAO GÓI

BÁO CÁO THỰC HÀNH

SẢN PHẨM RAU CÂU THẠCH DỪA

Lớp C12_TP02
Nhóm 10:
Bùi Đình Huy
Trương Minh Hiển
Bùi Thị Thu Hiền
Phạm Thị Thu Hương

I.

MÔ TẢ SẢN PHẨM:


Kết hợp giữa bột Carrageenan/agar, đường trắng và thạch dừa tạo nên một sản phẩm
RAU CÂU THẠCH DỪA thơm ngon, bổ dưỡng, mát lạnh được người tiêu dùng ưa
chuộng.
II.
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU:
1. Nước dừa:
Nước dừa là chất lỏng, trong, chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được
thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, và lớp cùi này
mỏng, rất mềm và khá trong. Nước dừa được dùng làm đồ uống phổ biến ở các nước
nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Caribe.
Nước dừa cũng được sử dụng làm dịch truyền tại một số nước khi không có sẵn nước


muối y khoa
Những lợi ích của nước dừa với sức khỏe
a. Làm đẹp da
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều
chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể
giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết
mạnh mẽ, làm ẩm cho da.
Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có
thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.
b. Tăng cường năng lượng
Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống
khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời.
Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước
uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao
mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu.
c. Sức khỏe tim mạch
Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì
vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do
nồng độ cao kali và axit lauric.
Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL
(tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì
sức khỏe tim mạch.


d. Giảm nguy cơ mất nước
Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ
sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị
bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.
Chưa kể các huyết tương tìm thấy trong nước dừa tương tự như máu của con người. Vì
vậy, uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu

hóa, bye bye nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
e. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin.
Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng
và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương
thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn
một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/
tuần).
f. Giảm cân
Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự
trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những nhân đang đấu tranh với các
vấn đề về cân nặng.
g. Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng
chất và các chất dinh dưỡng khác.
Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt,
kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp
2 lần lượng kali có trong chuối.
Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch,
cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
h. Liều thuốc kháng vi khuẩn, chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn,


chống viêm và chống oxy hóa. Những đặc điểm này khiến nước dừa có thể trợ giúp
điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chúng là thức uống giàu dinh dưỡng đã được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng
đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng cũng giúp nâng cao mức năng lượng và
tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Ngoài ra, nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho chúng mình bao
gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về
tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn.
i. Cung cấp nước và khoáng chất cho cơ thể
Nước dừa là một giải pháp thay thế cho các chất lỏng và khoáng chất mà cơ thể đã bị
mất trong các hoạt động thể chất. Cũng bởi lý do này mà nhiều vận động viên và
những người thường xuyên thể dục được khuyến khích uống nước nhiều hơn.
j. Giảm vấn đề về tiết niệu
Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những
người bị bịnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm
giảm triệu chứng của bệnh.
k. Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột
Uống nước dừa với một muỗng cà phê dầu ô liu trong ba ngày sẽ giết chết các vi
khuẩn trong ruột và làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
l. Nước dừa ngăn ngừa sỏi thận
Những người có vấn đề về thận hoặc đang có dấu hiệu sỏi thật thì nên uống nước dừa
bên cạnh các loại thuốc điều trị. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp tan sỏi thận và
dễ dàng làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.
Những người bị bệnh thương hàn, sốt rét, sốt hoặc các bệnh khác mà gây ra ói mửa thì
có thể uống nước dừa để ổn định dạ dày.
m. Nước dừa được sử dụng trong truyền máu
Nước dừa gần giống như huyết tương, do vậy nó dễ dàng được sử dụng trong truyền
máu và điều này làm cho nó dễ sử dụng cho truyền máu. Trong trường hợp khẩn cấp,


nước dừa còn được sử dụng như là một chất lỏng làm thông tĩnh mạch thay vì dùng
các chất lỏng tiêu chuẩn. Trong Chiến tranh thế giới II nhiều binh sĩ bị thương đã được
cứu tại Thái Bình Dương do cần truyền máu khẩn cấp nên các bác sĩ đã dùng nước dừa
như một huyết tương.
n. Nước dừa là một kháng khuẩn

Nước dừa chứa monolaurin, một monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và
antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh như HIV, Herpes,
cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
o. Chống buồn nôn
Nước dừa được đánh giá là rất tốt trong việc giảm nôn mửa. Những người bị bệnh
thương hàn, sốt rét, sốt hoặc các bệnh khác mà gây ra ói mửa thì có thể uống nước dừa
để ổn định dạ dày.
Lưu ý:
Dừa ở thời điểm, cơm dừa bên trong vừa nạo muỗm được uống là tốt nhất. Nếu quá
non, nước dừa sẽ có vị chua độ brix đo lúc này từ 6% trở lên. Nước dừa nếu đo độ brix
từ 6% là đã cảm nhận là ngọt thanh, nếu đạt đến 8% là nước dừa rất ngọt.
2.Bột rau câu:
Carrageenan hay caragenan là nhóm các polysaccharid mạch thẳng sulfat hóa, được
chiết từ các loài rong sụn , rong đỏ. Carrageenan được ứng dụng rộng rãi trong công
nghiệp thực phẩm với các tính chất như tạo gel, làm dày, ổn định. Ứng dụng quan
trọng của phụ gia này là trong các sản phẩm thịt và sữa, do khả năng liên kết tốt với
các protein thực phẩm. Có ba loại carrageenan, khác nhau bởi mức độ sulfat hóa.
Kappa-carrageenan chỉ có một nhóm sulfat trên mỗi disaccharid. Iota-carrageenan có
hai nhóm sulfat trên mỗi disaccharid. Lambda carrageenan có ba nhóm sulfat trên mỗi
disaccharide.
Bột rau câu dẻo Konnyaku Jelly Powder được sản xuất từ Singapore từ nguyên liệu là
cây konjac ở vùng biển nhiệt đới, nhựa của loại cây này có độ dẻo rất cao và giá trị
dinh dưỡng của nó cũng rất cao. Dùng để chế biến món rau câu dẻo và các loại bánh,
đặc biệt là món rau câu trái dừa ( hay còn gọi là dừa Mã Lai).
Bột Jelly cao cấp được chiết xuất từ nhựa của cây konjac ở vùng biển nhiệt đới, có độ
dẻo và dai cao. Nó có độ an toàn thực phẩm cao và không bị ra nước khi để thời gian
lâu. Đặc biệt sản phẩm được chế biến nhanh nhờ bột có độ tinh khiết và tính hoà tan
tốt.



Bột Jelly có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt có thể chế biến
món gỏi sứa rất tuyệt. Hiện nay, bột Jelly chủ yếu được chế biến theo hai cách phổ
biến: thạch dai và rau câu dừa.
3.Đường ăn:
Đường là một hợp chất ở dạng tinh thể, có thể ăn được. Các loại đường chính là
sucrose, lactose, và fructose. Vị giác của con người xem vị của nó là ngọt. Đường là
một loại thức ăn cơ bản chứa carbohydrate lấy từ đường mía hoặc củ cải đường, nhưng
nó cũng có trong trái cây, mật ong... và trong nhiều nguồn khác. Nó là nguyên liệu
chính để làm kẹo.
4.Thạch dừa:
Thạch dừa, tức nata de coco là một thức ăn xuất xứ từ Philippines, chế biến từ nước
dừa sau quá trình lên men do tác động của vi khuẩn Acetobacter xylinum. Vì vậy tuy
gọi là thạch nhưng thạch dừa không dùng rau câu để tạo vị dẻo.
Thạch dừa có hình dạng màu trắng gần như trong suốt. Khi pha thêm đường, thạch dừa
có vị ngọt, được dùng như món tráng miệng hoặc trộn vào các thức uống, cà rem, chè,
sữa chua và cả đồ chua. Thạch dừa còn được dùng thay thế bột năng giả trân châu và
loại bỏ phần tinh bột.
Thạch dừa có thể giúp cơ thể con người chống lại bệnh ung thư ruột kết. Trong thạch
dừa có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ thống tiêu hoá. Thạch dừa cung cấp ít
năng lượng và không chứa cholesterol.
Thạch dừa là một loại glucid của thực vật, được du nhập vào Việt Nam 1997- 1998
5.Phụ gia thực phẩm:
Phẩm màu thực phẩm: Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế
các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn.
Hương thực phẩm: Hiện có rất nhiều loại thực phẩm, gia vị, nước giải khát sử dụng
hương liệu để tạo cảm giác về mùi vị cho người sử dụng.
III.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG :


1.Rau câu:
Được chiết xuất từ loại tảo đỏ có nguồn gốc từ Ireland, mọc dọc theo bờ biển Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Island.
Chiết xuất Carrageenan bằng nứoc nóng dưới điều kiện khá kiềm, sau đó cho kết tủa
hay cô đặc.


Carrageenan là một loại hỗn hợp phức tạp ít nhất gồm 5 loại polyme sinh học được tách
chiết từ tảo đỏ và một số loại rong khác.Trong rong chứa hàm lượng chất khoáng rất
phong phú, thực tế khoa học đã chứng minh rằng rong biển đã hấp thụ từ nước biển hơn
90 loại chất khoáng với hàm lượng mối thấp và canxi cao chính vì lẽ đó mà rong biển là
thực phẩm được ưu tiên hàng đầu đối với những người bị cao huyết áp.
Thành phần Carrageenan trong rong sụn chiếm 40%, carrageenan có trong thành phần
của các loại rong đỏ không chứa agar như chondris, gigartnastell (cùng bộ với rong ) và
hypnea, lượng chất khô có trong rong sụn chất này có đặc tính liên kết rất tốt các phân
tử prôtêin của động thực vật, có thể dùng Carrageenan với một hàm lượng thích hợp làm
phụ gia giò chả để tăng mức độ liên kết prôtêin của thịt.
2.Nước dừa:
Nước dừa là thức uống tự nhiên không chứa chất béo, ít năng lượng (16,7 kcal/100 g
hay 70 kJ/100 g). Tuy nhiên nước dừa chứa nhiều muối khoáng, nước dừa non có thể
dùng làm nước điện giải cho trường hợp bị mất nước.
Thành phần của nước
dừa
Nước
Nitơ
Axit phosphoric
Kali
Calci oxid
Magnesi oxid


%
95,5
0,05
0,56
0,25
0,69
0,59
g/100g

Sắt
Chất khô tổng số
Đường khửs
Đường tổng số
Tro

3.Đường:
Giúp ổn độ brix của nước dừa nguyên liệu
4.Thạch dừa:

0,5
4,71
0,80
2,08
0,62


Thạch dừa có thể giúp cơ thể con người chống lại bệnh ung thư ruột kết. Trong thạch
dừa có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ thống tiêu hoá. Thạch dừa cung cấp ít
năng lượng và không chứa cholesterol.
IV. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN/ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI PHÒNG THÍ

NGHIỆM
TRÁI DỪA

LẤY NƯỚC

NƯỚC DỪA ( đo độ brix của nước dừa lúc đầu và sau khi cho đường)

NẤU SÔI ( khấy tan, 5-8 phút )

ĐỂ NGUỘI ( <600C )

BAO BÌ (Hũ nhựa)

thạch dừa ( đã xử lý )

ĐÓNG/HÀN NẮP

BẢO QUẢN (lạnh 5-100C, <7 ngày)

V. THUYẾT MINH QUY TRÌNH:
1. Xử lý thạch dừa :
 Cắt miếng thạch dừa cho đều, ngâm trong nước sạch, trần qua nước sôi để làm

sạch vi sinh vật phát triển trên bề mặt của thạch dừa.


 Không nhuộm màu cho thạch dừa. Nến nhuộm màu thạch dừa, cho màu thực

phẩm vào chén, pha loãng với nước. Tiếp theo cho thạch dừa vào, đến khi thạch
dừa có màu như mong muốn, rửa lại bằng nước sạch 3-4 lần.

Lưu ý: không nên cho quá nhiều màu thực phẩm nếu không sẽ bị đắng.
2. Nước dừa :
 Rửa sạch trái dừa, chặt lấy khoảng nước ( 2 lít), lọc nước dừa bằng ray nhằm loại

bỏ bị bụi nẩn và các tạp chất không mong muốn có trong nước dừa, rồi cho vào
nồi inox sạch.
3. Nấu rau câu:
 Ngâm bột rau câu trong 1 lít nước dừa, khoảng 30 phút, để bột rau câu hòa tan,

tránh hiện tượng vón cục khi gia nhiệt, nấu sôi nước dừa. Cho 1 lít nước dừa còn
lại và nồi. Tiếp theo, cho đường vào nồi khuấy tan đường, nấu sôi hỗn hợp cho
đến khi không nhìn thấy tinh thể bột rau câu là được.
 Cho cơm dừa non vào nồi nấu khoảng 5 phút. Thử cho hợp với khẩu vị.
 Tắt bếp, sau đó nhắc xuống để nguội nhiệt độ xuống <600C
Lưu ý: nấu ở lừa nhỏ trách bị tràn ra ngoài bếp và bị khét ( nên khuaaysddeeuf
trong quá trình nấu)
Chiết rót bao bì:
Sử dụng bao bì nhựa dẻo ( PET, PP) có dung tích ≤120ml/ 130g sản phẩm.
Rót gel khi còn nóng ở 600C cho vào từng hũ theo thể tích 120ml
Thả từng mãnh thạch dừa vào hũ rau câu phân bố đều, đẹp mắt, tránh để thạch tụ
lại thành từng nhóm.
 Để tự nhiên cho gel đông tự nhiên và nguội hẳn.
 Hàn đậy nắp ly và bảo quản.
4.




5. Bảo quản:
 Sản phẩm được bảo quản trong điều kiện lạnh mát ở nhiệt độ <10 0C và sử dụng an


toàn < 7 ngày
VI. SO SÁNH, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ :
1. So sánh :


Rau câu thạch dừa
thực hành
Trong, dai mềm

STT

Chỉ tiêu

Rau câu thị trường

01

Trạng thái

02

Màu sắc

Thạch dừa và rau câu đều
không màu

Thạch dừa và rau câu đều
Nhiều màu


04

Vị

Ngọt thanh

Ngọt gắt

Trong, dai cứng

2. Nhận xét đánh giá:

So với các nhóm cùng buổi thực hành, sản phẩm của nhóm em tương đối cứng hơn,
cách phân bố cơm dừa và thạch dừa tạm được. Nhưng nếu muốn đem bán thì phải làm
tốt hơn nữa.
So với sản phẩm ngoài thị trường, thì sản phẩm của em thì không dai bằng, ngọt thanh,
thơm nước dừa hơn. Nhưng nói về sự phân bố giữa thạch và cơm dừa chưa được đẹp
mắt cho lắm.
VII. GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ NHỰA :
1. POLYETHYLENE (PE):
 Nhựa PE Polietylen (PE) hay Polieten (tên IUPAC: Polieten hay polimetylen).

Nguyên liệu để sản xuất PE là etylen (C 2H4), chủ yếu thu được từ việc cracking
dầu mỏ.
 Phân tử polyetylen có cấu tạo mạch thẳng dài gồm những nhóm etylen, ngoài ra
còn có những mạch nhánh. PE là polymer không phân cực, monome lưỡng cực
μo ≈ 0.
 Nếu mạch nhánh càng nhiều và càng dài thì độ kết tinh càng kém. PE có độ kết
tinh tương đối cao và khác nhau đối với mỗi loại. Trong PE phần tinh thể làm cho
mạch cứng nên bền nhiệt độ, bền với tác dụng cơ học, còn phần vô định hình làm

cho mạch mềm.
 Cấu tạo của PE phụ thuộc vào phương pháp sản xuất và được chia làm 4 loại:


Low Density Polyethylene (LDPE).



Ethylene Copolymer.



High Density Polyethylene (HDPE).



Linear Low Density Polyethylene (LLDPE).

 Được sử dụng phổ biến nhất là LDPE và HDPE
a. Low Density Polyethylene ( LDPE):


-

-

LDPE là loại plastic đầu tiên trong nhóm Polyethylene được ứng dụng làm bao bì
và nó bắt đầu được bán ra thị trường sau thế chiến thứ 2.
LDPE có cấu trúc đơn giản nhất trong các loại polymer, chỉ là một chuỗi dài phân
nhánh bao gồm các đơn vị ethylene.


LDPE được tạo ra từ phản ứng trùng hợp ethylene dưới điều kiện nhiệt độ cao
(100 - 350oC) và áp suất cao (1000 – 3000 atm). Nếu nhiệt độ cao hơn sẽ xảy ra sự
thoái hóa cấu trúc của polyethylene. Ở điều kiện đó, khả năng kết tinh của LDPE
chỉ có 60-70%.

b. Tính chất của LDPE:
 LDPE dai, dễ bị kéo giãn, bền nén và vẫn giữ được tính chất đó ở nhiệt độ -50 oC.
 Khối lượng riêng: 915 - 939Kg/m3.
 Lớp film mỏng LDPE có màu trắng và trong suốt.






Độ kết tinh 60 ÷ 70%
Chịu hoá chất tốt
Cách điện tốt
Lực kéo đứt 114 ÷ 150kg/cm2
Độ giãn dài 400 ÷ 600%
 Tính chịu nhiệt:


Tmax: 82 - 93oC.



Tmin: - 57oC.




Thàn: 100 - 110oC.
o

Nhiệt độ giòn, gãy: -80 oC

 Khả năng chống lại các tác nhân:


Không hút ẩm. Mức hấp thụ nước <0,02%




Chống thấm các khí O2, CO2, N2 kém.



Chống thấm dầu mỡ kém.



Bền đối với acid, kiềm, muối vô cơ.



Dễ bị hư hỏng trong các dung môi hữu cơ.

 Khả năng in ấn trên bao bì LDPE kém.

 Khi bị chiếu xạ thì LDPE trở nên vàng, trong suốt, cứng giòn hơn.
c. Ứng dụng:
-

Bao bì thực phẩm đông lạnh: thịt, cá, kem …

-

Chai lọ thực phẩm.

-

Bao bì ghép.

2. High Density Polyethylene (HDPE):
-

-

-

-

Cho tới trước năm 1950, chỉ có duy nhất một loại polyethylene được bán trên thị
trường là LDPE.
Vào đầu những năm thập kỉ 50, kỹ thuật tạo ra linear polymer được phát minh bởi
nhà khoa học người Đức tên là Nobel laureate Karl Ziegler. Ziegler tạo ra HDPE
bằng cách polymer hóa ethylene ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp có bổ sung xúc tác là
triethylaluminum và titanium tetrachloride.
Cùng thời gian đó, nhà khoa học người Italia tên là Giulio Natta (người cùng đoạt

giải Nobel hóa học với Ziegler năm 1963) cũng sử dụng các chất xúc tác này để
tạo ra polypropylene. Ngày nay các chất này được biết đến với tên gọi là xúc tác
Ziegler-Natta.
Ngay sau khi Ziegler công bố phát minh của mình thì hai phương pháp polymer
hoá ethylene ở áp suất thấp khác cũng được công bố. Phillips Petroleum Company
(sử dụng chất xúc tác là Chromium oxide) và Standard Oil of Indiana (sử dụng
chất xúc tác là molybdenum oxide) đã phát triển phương pháp tạo ra polyethylene
ở áp suất 27-34 atm, nhiệt độ 100-175oC.
Không lâu sau đó, Union Carbide sử dụng xúc tác dưới dạng khí đã làm giảm áp
suất chỉ còn 20 atm và nhiệt độ 85-100oC trong quá trình polymer hoá ethylene.
a. Cấu tạo của HDPE:

b. Tính chất của HDPE:


HDPE có cấu trúc mạch thẳng nhiều hơn LDPE và 90% cấu trúc HDPE tồn tại ở dạng
tinh thể.
Khối lượng riêng: 941 - 965 Kg/m3.
Có tính chất cơ lý cao nhất so với LDPE và LLDPE.
Không hút ẩm, mức hấp thụ nước trong 24h<0,01%
Độ kết tinh 85 ÷ 95%
Sản phẩm đục mờ
Chịu hoá chất tốt
Cách điện tốt
Lực kéo đứt 220 ÷ 300 kg/cm2, có loại tốt cường độ kéo đứt đạt
600kg/cm2
Độ dãn dài 200 ÷400%
Tính chịu nhiệt:



Tmax: 121oC.



Tmin: - 46oC.



T hàn: 140 - 180oC.




Nhiệt độ giòn, gãy: -80 oC
Độ hoá mềm thấp (120oC), dễ gia công
Khả năng chống lại các tác nhân:



Chống thấm nước.



Khả năng chống thấm khí và hơi nước cao hơn hẳn LDPE và
LLDPE.



Khả năng chống dầu mỡ được cải thiện nhiều so với LDPE và LLDPE.




Bền với acid, kiềm, muối vô cơ.



Dễ bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn trên HDPE tốt hơn trên LDPE.
c. Ứng dụng:

-

Bao bì thực phẩm đông lạnh.

-

Bao bì sữa, yaourt…

-

Chai lọ đựng thực phẩm.

3. POLYSTYRENE (PS):
-

Được tạo thành do phản ứng trùng hợp các monomer là các tiểu đơn vị
styrene.
Thường ở dạng isotactic.



-

Điều kiện polymer hoá: Áp suất thấp, nhiệt độ khoảng 250 - 400OF

a. Tính chất:

Tỉ trọng: 1,05 ÷1,06
Tmax =79 ÷96OC
Tmin = 57÷70O C
Tchảy = 190 OF
Trong suốt.
Dạng màng có tính cứng.
Với độ dày cao để làm chai lọ chứa đựng thì có độ cứng vững cao hơn PET.
Dạng không định hướng chịu lực cơ thấp, dạng định hướng bền cơ học,
không giãn dưới lực kéo.
Khả năng chống lại các tác nhân:
-

Màng ngăn khí và ẩm rất kém, chống thẩm thấu dầu mỡ kém.
Bền với axit thực phẩm, kiềm, muối; bị phân huỷ trong dung môi hữu
cơ.

In ấn rõ nét, đẹp.
PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không
ổn định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng
phương pháp ép và ép phun ( nhiệt độ gia công vào khoảng 180 - 200oC).
Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng
phân tử thấp rất dòn và co độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng lên thì
độ bền cơ và nhiệt tăng, độ dòn giảm đi. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp
nhất định thì tính chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt

độ tăng lên. Độ giãn dài tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới nhiệt độ 80 o C.
Vượt quá nhiệt độ đó PS sẽ trở lên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ
được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 80o C.
b. Ứng dụng:
- Dùng trong cấu trúc nhiều lớp: một lớp mỏng PS sẽ cho bề mặt độ sáng

bóng cao.


-

Dùng làm ly, chén, khay đựng thức ăn.
Vật chêm xốp chống va chạm.
Chai, lọ chứa đựng kẹo,…
4. POLYPROPYLENE (PP):


Polypropylene được tạo thành do phản ứng trùng hợp các monomer là các tiểu đơn
vị propylene.

Khi các phân tử propylene kết hợp với nhau để tạo thành mạch dài ở áp suất
khoảng 200 psi có mặt các chất xúc tác, các nhóm -CH3 thường theo mẫu đều, trật
tự, trong đó các phân tử polymer xếp thẳng hàng từ đầu đến cuối đuôi, gần như
song song và cùng tập hợp lại trong cấu trúc tinh thể với mức độ trật tự cao.
 Nếu một lượng lớn các phân tử không theo trật tự sắp xếp này, polymer sẽ mềm
dẻo và có tính dính, nên chỉ dùng để làm chất kết dính.





PP dùng trong bao gói được định hướng theo một chiều dọc trong quá trình chế tạo
màng.

a. Tính chất:

Tỉ trọng: 0.885 ÷ 0.905 g/cm3.
Tính chịu nhiệt:
-

Tmax = 132 ÷1490C.

-

Tmin

-

Thàn = 1400C.

-

Tnc = 160 ÷ 170 0C

= -180C.


Ổn định ở 1500C khi không có ngoại lực
Chịu được nước sôi lâu, không bị biến dạng.
Ở 1550C, PP vẫn còn ở thể rắn, nhưng đến gần nhiệt độ nóng chảy PP chuyển sang
trạng thái mềm cao (như cao su).

- Khi giảm từ nhiệt độ nóng chảy đến 120oC, PP bắt đầu kết tinh nhiệt độ kết tinh
cao
- Các tạp chất và khi tiếp xúc với các kim loại như: Cu, Mn hoặc các hợp kim chứa
kim loại đó, có ảnh hưởng lớn đến tính chịu nhiệt của vật liệu. Do đó phải hết sức
tránh.
 Khả năng chịu ánh sáng mặt trời:
- Do có nguyên tử H ở C bậc 3 linh động nên dễ bị oxi hoá, lão hoá.
- PP không có chất ổn định
- Dưới ánh sáng khuyết tán vẫn ổn định tính chất trong 2 năm.
- Có ánh sáng trực tiếp thì chỉ sau vài tháng sẽ bị giòn và phá huỷ ngay.
- PP có chất ổn định (hoặc dùng muội than 2%) dưới ánh sáng trực tiếp (tia cực tím)
thì sau 2 năm tính chất không thay đổi, bền trong 20 năm.
 Độ bền hoá học :
- Ở nhiệt độ thường, PP không tan trong các dung môi hữu cơ, ngay cả khi tiếp xúc
lâu, mà chỉ trương trong các cacbohydro thơm và clo hoá. Nhưng ở nhiệt độ trên
80oC thì PP bắt đầu tan trong hai loại dung môi trên.
- Polymer có độ kết tinh lớn bền hoá chất hơn polymer có độ kết tinh bé.
- PP thực tế xem như không hút nước, mức hút ẩm <0,01%
-

Màng có thể giãn dài khi chịu lực kéo, nhưng không đáng kể.
Khó bị rách, bền với tác động của lực cơ học (cao hơn PE).
Trong hơn LDPE hay HDPE, cứng và dai hơn LDPE.
Độ bóng bề mặt cao.
Khả năng chống lại các tác nhân:
-

Chống thấm khí và ẩm tốt hơn PE.

-


Chống thấm dầu mỡ rất tốt.

-

Bền hoá học với muối, axit và kiềm.

-

Bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.

- Khả năng in ấn cao (đẹp, rõ nét).
b. Ứng dụng:
-

Có thể dùng làm lớp hàn nhiệt ở cấu trúc nhiều lớp nếu đem đồng trùng hợp với 18% ethylene (tạo polymer có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, với khoảng nóng chảy
rộng hơn).

-

Do có điểm nóng chảy khá cao (cao hơn PE), nên có thể dùng làm bao bì chịu
nhiệt (ví dụ như thanh trùng), chịu áp lực khí, chịu tải trọng.


-

Bao gói snack, thuốc lá.

-


Thường dùng kết hợp với những polymer ngăn khí tốt như PVDC để bao gói
những thực phẩm
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM:
a. Ưu điểm của bao bì nhựa:
- Đa phần trong suốt, có thể nhìn thấy được sản phẩm bên trong.
-



Tỷ trọng thấp
Nhẹ, vận chuyển dễ dàng.
Chịu nhiệt tốt, có thể chịu được nhiệt độ cao như nhiệt độ thanh trùng, nhiệt độ
thấp như nhiệt độ lạnh đông -40oC tùy theo loại plastic.
Khả năng in ấn tốt nên việc ghi nhãn hiệu và trang trí dễ dàng, che ánh sáng.
Ghép mí dễ dàng.
Có khả năng tái sử dụng.
Nguyên liệu sản xuất phong phú.
Giá thành rẻ.
Tốn ít thể tích, khối lượng.
b. Nhược điểm của bao bì nhựa :

-

Thời hạn sử dụng ngắn (bền vững trong 2 năm)
Chi phí tái chế cao hơn chi phí sản xuất mới
Khó phân hủy => gây ô nhiễm môi trường… nhạy oxy.




×