Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TIỂU CẦN - TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.07 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------  ----------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
TIỂU CẦN - TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH

Sinh viên thực hiện:
ĐÀO NGỌC ĐOAN TRANG
MSSV: 4094086
Lớp: Tài chính - Ngân hàng 1 K35

Cần Thơ - 2013


MỤC LỤC
Trang
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................................7
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................8
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................8
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................8
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................8
1.3.1. Không gian......................................................................................................8
1.3.2. Thời gian..........................................................................................................8


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................8
1.3.4. Giới hạn của đề tài...........................................................................................8
1.4. GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.........................9
1.4.1. Giả thiết cần kiểm định...................................................................................9
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................9
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....11
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.....................................................................................11
2.1.1. Khát quát về nông hộ.....................................................................................11
2.1.2. Một số đặc trưng của nông thôn Việt Nam...................................................12
2.1.3. Các xu hướng thay đổi nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam..........................13
2.1.4. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................14
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.............................................................14
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................14
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................15
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH VÀ THỰC
TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI ĐỊA BÀN.................................17
3.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH...........................17
3.2. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TIỂU CẦN......17
CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THU NHẬP CỦA NỘNG HỘ
Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH............................................................18
ii


4.1. MÔ TẢ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA.............................................................................18
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
NÔNG DÂN TẠI HUYỆN TIỂU CẦN.....................................................................18
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỊA
PHƯƠNG...................................................................................................................19

5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...........................................................................19
5.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT..........................................................................................................................19
5.3. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ THUỘC
HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH............................................................................19
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................20
6.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................20
6.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................21

iii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

iv


DANH MỤC HÌNH
Trang

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

vi



CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nên kinh tế
quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế - xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to
lớm, đưa đất nước ta thoat khỏi khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho giai đoạn phát
triển mới nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Đặc biệt, nước ta có
ưu thế về tự nhiên gắn với nền nông nghiệp lúa nước thì nông nghiệp có vai trò rất
quan trọng trong công cuộc phát triển giai đoạn 2010 – 2020.
Từ nhiều năm qua, Việt Nam thường đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo,
trong đó Đồng bằng Sông Cửu Long cung cấp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu hàng
năm. Tỷ lệ người dân sinh sống ở nông thôn ở ĐBSCL khá cao và nguồn thu nhập chủ
yếu của họ là từ các hoạt động thuộc ngành nông làm ngư nghiệp. Nếu xét về nông
nghiệp thì ĐBSCL là vùng kinh tế quan trọng và là nơi đảm bảo lương thực cho quốc
gia. Hiện nay, dân số ở nông thôn chiếm khoảng 2/3 dân số cả nước, nganh nông lâm
ngư nghiệp cung cấp việc làm cho khoảng 60% người trong độ tuổi lao động, đóng
góp khoảng 20% GDP cả nước. Giữ vai trò quan trọng là vậy nhưng thu nhập của
nông dân cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng vẫn còn thấp. Thu nhập bình quân
đầu người cả nước năm 2012 là khoảng gần 1.600USD/người/năm, khu vực ĐBSCL là
khoảng 1.554USD/người/năm. Nhuyên nhân chính là do ĐBSCL là vùng có chỉ số
cnahj tranh thấp, sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, manh mún, chất lượng thấp,
công nghệ sau thu hoạch yếu kém, hàng hóa lượng thực, thực phẩm xuất khẩu chủ yếu
ở dạng thô. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng còn kém, trình độ học vấn của người dân thấp
nhất cả nước,… đã gây cản trở cho sự phát triển của kinh tế vùng cũng như đời sống
của nông dân.
Trà Vinh là một tỉnh nghèo thuộc ĐBSCL với thành phần dân tộc đa dạng bao
gồm Kinh, Khmer và Hoa. Tiểu Cần là một huyện nhỏ của Trà Vinh, mang nhiều đặc
điểm tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời với nền kinh tế
chưa phát triển cao nên nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính của người dân nơi đây.
Thu nhập của người dân nơi đây vẫn còn rất thấp, đời sống nhân dân khó khăn. Làm

thế nào để nâng cao thu nhập của người nông dân nhằm cải thiện đời sống của họ?
7


Trước hết, ta cần tìm ra nguyên nhân làm hạn chế thu nhập của người dân. Xuất phát
từ nhu cầu thực tế đó đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ ở huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu
với hy vọng tìm ra những yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân từ đó đề
xuất giải pháp nhằm cải thiện mức thu nhập cho các nông hộ trên địa bàn để nâng cao
đời sống và mở rộng sản xuất.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện thu nhập của nông
hộ trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, trước hết, ta cần đạt được lần lượt các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thu nhập của nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa
bàn huyện Tiểu Cần.
Mục tiêu 3: Đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ ở địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.3.2. Thời gian
Thông tin và số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được thu thập
trong giai đoạn 2010 – 2012.
Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ
ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Số liệu là thông tin của nông hộ trong năm 2011,

2012 được thu thập từ tháng 2/2013 đến tháng 3/2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.3.4. Giới hạn của đề tài
Do giới hạn về thời gian và phạm vi thu thập số liệu sơ cấp cũng như thứ cấp, đè
8


tài chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở
huyện Tiểu Cần Trà Vinh. Đề tài không tiến hành phân tích trên các hộ sản xuất phi
nông nghiệp.
1.4. GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giả thiết cần kiểm định
Các yếu tố diện tích đất, số nhân khẩu, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn của
chủ hộ, vốn vay có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện Tiểu Cần,
huyên Trà Vinh.
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu nhập của nông hộ tại địa bàn như thế nào?
- Những yếu tố nào tác động mạnh đến nguồn thu nhập của nông hộ?
- Yếu tố nào làm cho thu nhập của nông hộ giảm?
- Đâu là giải pháp để cải thiện thu nhập của nông hộ tại huyện Tiều Cần.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Cho đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại nhiều địa phương khác
nhau. Tác giả đã lược khảo một số tài liệu để làm cơ sở cho đề tài này.
- Tác giả đã tham khảo bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” của nhóm tác giả Nguyễn
Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011). Số liệu được thu thập vào tháng 4
năm 2011 bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo các tiêu chí địa bàn, quy mô

gia đình và sinh kế. Tổng số quan sát là 182 mẫu tại các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới,
Tích Thiện, Tân Mỹ, Thiện Mỹ. Sau khi thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính, nhóm
tác giả đã phân tích và cho thấy số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn
của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập, số tuổi lao động là 5 nhân tố tác động đến thu
nhập của hộ nông dân.
- Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm
ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của hai tác giả Mai Văn Nam và Huỳnh Thị Đan Xuân
năm 2011 đã cung cấp thông tin về cơ cầu thu nhập, đa dạng thu nhập và các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm bị dịch cúm gia cầm ở ĐBSCL.
Số liệu được sử dụng được nghiên cứu bởi 307 quan sát ở các tỉnh Long An, Cần Thơ,
Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu là thu nhập bình quân trên
9


lao động bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích đất,
vốn vay, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác, thu
nhập phi nông nghiệp. Nhiên cứu cũng cho thấy 93,7% sự biến động của thu nhập
được giải thích bởi các nhân tố trên.
- Ngoài ra, tác giả đã khai thác từ nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và Trần Thị
Thu Thủy năm 2010 về “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân có
vốn vay tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Hai tác giả của nghiên cứu trên đã
sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để chọn ra 180 mẫu từ 9 xã
thuộc 3 vùng (vùng núi, vùng bãi ngang và vùng đồng bằng ven biển) của huyện
Quãng Trạch, mỗi vùng chọn 60 mẫu. Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp để
phân tích như phương pháp thống kê, phương pháp hồi quy, hàm hồi quy CobbDouglas để phân tích các yêu tố tác động đến thu nhập của nông hộ nơi đây. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ nông dân chủ yếu chịu tác động của trình độ học
vấn, tuổi, số lao động, lượng vốn vay, chi phí đầu vào, diện tích đất canh tác, lãi suất,
thời hạn vay.
.


10


CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khát quát về nông hộ
2.1.1.1. Khái niệm nông hộ
Nông hộ là một hộ gia đình mà các thành phần trong hộ sẽ dành phần lớn thời
gian cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị
trường yếu tố đầu vào và đầu ra (Frank Ellis, 1988).
Nông hộ (hộ nông dân) là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các
nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao dộng, đất đai, vốn, kỹ thuật,...); là đơn vị sản
xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bố các nguồn lực vào các
ngành sản xuất để thực hiện tốt chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mỗi quan
hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác dầy đủ
những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thức đẩy tăng trưởng nền kinh tế
quốc dân. Về cơ sở pháp lý, nông hộ chủ yếu bị điều chỉnh bởi bộ luật dân sự. (Chu
Văn Vũ, 1995).
2.1.1.2. Bản chất kinh tế của nông hộ
Đặc trưng bao trùm của nền kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm
việc một cách tự nguyện, tự chủ vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình. Mặt
khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nông hộ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản
xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình
sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng (Lê
Đình Thắng, 1993).
Tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau:
+ Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp.
+ Sắp xếp, điều hành, phân công lao động trong quá trình sản xuất.
+ Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho Nhà nước, được

chọn quyền sử dụng phần còn lại. Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông dân có thể đưa ra
thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.
2.1.1.3. Vài trò của kinh tế nông hộ
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tố chức cơ sở của nông nghiệp ở
nông thôn. Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có cả ông bà và
11


cháu chắt. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng
quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống. Ngoài ra, còn do truyền
thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lý đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh
tế, các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ
mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa
là chủ hộ, vừa là người tổ chức phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao
động trực tiếp. Các thành viên trong cùng hộ lao động gần gũi về khả năng, trình độ,
tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hợp tác lao động
một cách hợp lý (Lâm Quang Huyên, 2004).
Kinh tế nông hộ trong quá quá trình phát triển nông nghiệp của nhiều nước có vai
trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ, nước có nên nông nghiệp phát triển với công nghệ cao,
phần lớn nông sản vẫn được sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các
thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thú đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là
lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù
còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán nhưng có vai trò hết swcfs quan trọng để phát
triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm thiết
yếu góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất
khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông
thôn và tăng thêm thu nhập cho nông dân.
2.1.2. Một số đặc trưng của nông thôn Việt Nam
Theo bài báo cáo tổng quan của Trần Tiến Khai tại Hội nghị thường niên của
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam ngày 26-28/8/2007 với tựa đề “Cải

thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” có
viết:
Nông thôn là nơi sống và làm việc của cư dân nông thôn, trong đó hoạt động
nông nghiệp là hoạt động chính. Hiện nay, nông thôn Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
như:
- Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém so với đô thị, đầu tư it và dàn trải (như về
điện, đường, trường , trạm), đặc biệt là về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông
nghiệp.
- Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp chưa phát triển.
- Các ngành công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển.
12


- Cơ cấu thu nhập ở nông thôn chủ yếu là từ nông nghiệp. Thu nhập của cư dân
nông thôn nói chung và nông dân nói riêng vẫn còn rất thấp so với mức sống hiện nay.
- Áp lực đô thị hóa của các vùng ven đô thị, những địa phương có mật độ dân cư
cao, những vùng quy hoạch công nghiệp hóa. Áp lực này làm cho một bộ phận nông
dân mất đi cơ hội sản xuất nông nghiệp trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ để chuyển đổi
ngành nghề.
2.1.3. Các xu hướng thay đổi nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam.
Cũng theo Trần Tiến Khai (2007) thì nông nghiệp Việt Nam thời gian gần đây đã
có nhiều thay đổi và thây đổi theo một số xu hướng như:
- Xu hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất đi kèm với tích tụ nguồn
lực sản xuất, trong đó, tích tụ đất gây ra nhiều vấn đề xã hội chưa được đồng tình và
ủng hộ rộng rãi.
- Xu hướng chuyển dịch nông nghiệp sang hướng chăn nuôi và thủy sản, trồng
cây có giá trị kinh tế cao (như cây công nghiệp, rau quả).
- Cạnh tranh nguồn lực (đất, vốn, lao động) giữa các ngành nông, lâm, ngư
nghiệp giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ mà nông nghiệp là ngành
đánh mất lợi thế.

Cơ sỏ lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ !
2.1.4. Mô hình nghiên cứu
Để xác định các yêu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tác giả đã xây dựng
mô hình tương quan và hồi quy tuyến tính dựa trên phương pháp bình phương bé nhất
(OLS) vì đây là phương pháp phù hợp nhất và có sai số ít nhất đối với mục tiêu của đề
tài.
Mô hình tổng quát:
Yi= β 0 +

n

∑β

i

Xij + ei

j =1

Y là biến phụ thuộc, thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người của mỗi hộ
nông dân, đơn vị của biến là đồng.
Xij là biến độc lập. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập của nông hộ.
Dựa trên lý thuyết đã nêu và tham khảo kết quả các bài nghiên cứu trước, tác giả
đã chọn ra các yêu tố có thể tác động đến thu nhập của nông hộ để xác lập mô hình.
Theo Nghuyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011) thì các yếu tố số
13


nhân khẩu, kinh nghiệm, trình độ học vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập và số
tuổi lao động có ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn

huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Còn theo Mai Văn Nam và Huỳnh Thị Đan Xuân
(2011) thì trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, vốn vay, kiểm dịch, thu nhập từ
chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi nông nghiệp là các
nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL.
Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy (2010) thì kết luận trình độ học vấn, tuổi, số
lao động, lượng vốn vay, chi phí đầu vào, diện tích đất canh tác, lãi suất, thời hạn vay
ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của nông hộ có vay vốn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình. Từ đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu như sau:
THUNHAP =

β0 +

β 1SONHANKHAU +

β 2KINHNGHIEM +

β

TRINHDOCHUHO + β 4DIENTICHDAT + β 5SHDTTN + β 6VAYVON + β

3

7DANTOC + ei nên dùng Equation để viết cho trúng và đẹp !
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Tiểu Cần có 9 xã và 2 thị trấn với đa số người dân làm nông nghiệp. Tuy
nhiên, mỗi hộ ở mỗi xã lại có những điều kiện sản xuất thuận lợi khó khăn khác nhau,
và mỗi xã lại có 1 điều kiện kinh tế xã hội và mức sống khác nhau. Do vậy, để đảm
bảo tính đại diện cho bài nghiên cứu tác giả sẽ dựa vào điều kiện kinh tế mỗi xã và
kiến thức vị trí địa lí mà tác giả hiểu về các xã đó để chọn ra 6 xã là: Hiếu Trung, Hiếu

Tử, Phú Cần, Tân Hòa, Tân Hùng và Tập Ngãi. Tác giả chọn nhiều xã như vậy nhằm
đảm bảo tính đại diện cao cho bài nghiên cứu và ở mỗi xã tác giả sẽ chọn phỏng vấn
ngẫu nhiên các nông hộ sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
. 2.2.2.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn ngẫu nhiên các
hộ dân ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh nhằm xác định được những đặc điểm cụ thể
của đối tượng nghiên cứu cũng như những nhân tố có ảnh hưởng thu nhập của nông
hộ.
2.2.2.2 Số liệu thứ cấp

14


Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng hợp ở các xã và báo cáo của
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra tác giả còn tham khảo, tổng hợp số liệu từ
Internet, báo chí chuyên ngành, niên giám thống kê của huyện, của tỉnh.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Đối với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tín dụng chính thức của nông
hộ ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
Để thấy được thực trạng thu nhập của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh dựa trên số
liệu thứ cấp nhằm đánh giá, phân tích thực trạng thu nhập của nông hộ ở huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh .
* Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để phục vụ
cho mục tiêu 1 trong đề tài chủ yếu là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối:
+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
ΔY = Y1 – Y0

Ghi chú:
Y0: Chỉ tiêu năm trước
Y1: Chỉ tiêu năm sau
ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
Phương pháp so sánh tuyệt đối là phương pháp sử dụng số liệu năm tính so với
số liệu năm trước của các chỉ tiêu để xem có biến động hay không để tìm ra nguyên
nhân biến động nhằm giải thích cho các phân tích trong mục tiêu 2 và 3.
+ Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả giữa phép chia trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆Υ
x 100
ΥΟ

%Y=

Ghi chú:
Y0: Chỉ tiêu năm trước
%Y: Tốc độ tăng trưởng
ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
Đây là phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu, so sánh
15


tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa
các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra biện pháp khắc phục.
2.2.3.2. Đối với mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
các nông hộ trên địa bàn huyện Tiểu Cần.
Phân tích hàm hồi qui để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ, đối với bài nghiên cứu này tác giả sẽ chạy và phân tích mô hình hồi qui tương quân
tuyến tích dựa trên phương pháp OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất). Mục đích

của phương pháp này là nhằm ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến
độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này được ứng dụng trong phân tích kinh tế
nhằm phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với nhau.
Mô hình hồi qui tương quan có dạng: Y = ß0 + ß1X1 + ß2X2 +…+ + ßnXn
Trong đó:
Y: là chỉ tiêu phân tích hay biến phụ thuộc (biến được giải thích)
Xi (i = 1, n): các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích hay các biến độc lập
(biến giải thích)
ß0 : phản ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích (trừ
các biến độc lập được đưa vào mô hình).
ßi (i = 1, n): hệ số hồi qui phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố (biến
độc lập) đến chỉ tiêu phân tích. Nếu ß > 0: ảnh hưởng cùng chiều; ß < 0: ành hưởng
ngược chiều. Hệ số ß càng lớn thì sự ảnh hưởng của biến độc lập đến chỉ tiêu phân
tích càng lớn. Cụ thể, tác giả sẽ:
+ Sử dụng phần mềm excel để xử lý và phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phần mềm hỗ trợ STATA và
những lý thuyết cơ bản trên để phân tích mô hình hồi qui tương quan tuyến tính để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.
2.2.3.3. Đối với mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao thu nhập cho các nông hộ
ở địa phương.
Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình kinh tế lượng từ kết quả
phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính sách liên quan, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích suy luận để đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho các
nông hộ.
16


CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH VÀ THỰC TRẠNG
THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI ĐỊA BÀN

3.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH
3.2. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TIỂU CẦN

17


CHƯƠNG 4:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THU NHẬP CỦA NỘNG HỘ Ở
HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH
4.1. MÔ TẢ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
NÔNG DÂN TẠI HUYỆN TIỂU CẦN

18


CHƯƠNG 5:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỊA PHƯƠNG
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT
5.3. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
THUỘC HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH

19


CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN

6.2. KIẾN NGHỊ

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

21



×