Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.67 KB, 27 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––

Chiến lược
Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Hà nội, tháng 12 năm 2003
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong
thời gian qua ngày càng được chú trọng và đạt những kết quả bước đầu quan trọng.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp
nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng
các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị và khu dân cư đã bị ô nhiễm
nặng; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp
nước sạch nhiều nơi không bảo đảm, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống
nhân dân, đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp theo Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu
bền 1991-2000, ngày 2 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Cùng với việc đánh giá tổng quan môi trường nước ta thời gian qua, dự báo các
thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường thời gian tới, Chiến lược đưa ra các quan
điểm chỉ đạo, mục tiêu, nội dung nhiệm vụ và các giải pháp bảo vệ môi trường cùng
danh mục 36 Chương trình ưu tiên thực hiện về bảo vệ môi trường.
Xin trân trọng giới thiệu Chiến lược này đến các cấp, các ngành, các tổ chức trong
nước và quốc tế.
Hà Nội, tháng 12 năm 2003
Mai Ái Trực


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường


2
Phần thứ nhất
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
Trong những năm qua, với chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và an ninh quốc
phòng. Đồng thời, được Đảng và Nhà nước quan tâm, công tác bảo vệ môi trường đã
đạt được những kết quả, bước đầu kiềm chế được tốc độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục
một phần tình trạng suy thoái và cải thiện một bước chất lượng môi trường ở một số
nơi, tạo tiền đề quan trọng để phát triển bền vững trong thời gian tới.
1. Môi trường nước ta những năm gần đây
Nhìn chung, chất lượng môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp, có nơi đã đến
mức báo động.
Về môi trường đất: Thoái hoá đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ nước ta từ
đồng bằng đến trung du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn và sa
mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá v.v. Thoái hoá đất dẫn đến
nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị
hoang mạc hoá.
Tệ lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không
đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Bên
cạnh đó, một số vùng đất bị nhiễm độc chất da cam/đi-ô-xin do hậu quả của chiến
tranh.
Về môi trường nước: Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn
khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt
không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm
mạnh, nhiều chỉ tiêu nhưBOD, COD, NH , tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần.

4

Nước ven biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hàm lượng các chất hữu cơ, kim loại
nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một số nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng
dầu trong nước biển có xu hướng tăng nhanh do xẩy ra nhiều sự cố tràn dầu.
Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ
cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do
khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.
Về môi trường không khí: Chất lượng không khí nước ta nói chung còn khá tốt,
đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, ở các đô thị và khu công nghiệp, ô
nhiễm bụi đang trở thành vấn đề cấp bách cần được xử lý sớm. Việc gia tăng các
phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi. Tại một số nút
giao thông lớn, nồng độ khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những
người tham gia giao thông. Chủ trương dùng xăng không pha chì của Chính phủ đã cơ
bản khắc phục tình trạng gia tăng bụi chì trong không khí ở các đô thị và khu công
nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều vụ cháy rừng lớn trong thời gian gần đây đã làm suy giảm
chất lượng không khí và gây ra một số hiện tượng tự nhiên không bình thường khác.
Về rừng và độ che phủ thảm thực vật: Theo số liệu thống kê, nước ta hiện có
khoảng 11.575.400 ha đất có rừng, trong đó khoảng 9.700.000 ha là rừng tự nhiên và


3
1.600.000 ha rừng trồng.
Do có chủ trương đúng đắn và những giải pháp kịp thời, từ năm 1990 đến nay, độ
che phủ rừng trên toàn lãnh thổ tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm
2001 và 34,4% năm 2003. Mặc dù vậy, chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp
tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm
trọng. Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi
rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng.

Các vụ cháy rừng gần đây ở U Minh Thượng, U Minh Hạ và nhiều nơi khác đã và
đang làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng ở nước ta.
Về đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học
thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu
có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm. Một số loài động vật
lần đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở Việt Nam như Sao la, Mang lớn,...
Nhà nước đã chủ trương khoanh vùng bảo vệ đối với các hệ sinh thái đặc thù, phát
triển các khu rừng đặc dụng,... để bảo vệ đa dạng sinh học. Hiện nay, cả nước có 17
vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 47 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn
loài, sinh cảnh và 28 khu bảo vệ cảnh quan.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học ở nước ta bị suy giảm
mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn
tới làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng
buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường. Trong gần 5 thập
kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rạn san hô đang bị đe
dọa huỷ hoại nghiêm trọng, nhiều giống loài hoang dã đã vĩnh viễn biến mất.
Về môi trường đô thị và công nghiệp: Môi trường ở nhiều đô thị nước ta bị ô
nhiễm do hệ thống tiêu nước, thoát nước lạc hậu, xuống cấp nhanh nên không đáp ứng
được yêu cầu; năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém, trung bình chỉ đạt khoảng
60 - 70%, đặc biệt là chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy
định. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn,... do hoạt động giao thông vận tải nội thị và
mạng lưới các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cùng với hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu
kém là nguyên nhân làm cho vấn đề môi trường ở nhiều đô thị đang ở mức báo động.
Việc phát triển hạ tầng đô thị không theo kịp với sự gia tăng dân số ở nhiều thành
phố làm nẩy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
Về môi trường nông thôn và miền núi: Nước ta có hơn 75% dân số sinh sống ở
nông thôn, miền núi. Việc bảo đảm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đang là vấn
đề lớn. Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 28 30% và số hộ được cung cấp nước
sạch chỉ đạt khoảng 40%. Nhiều hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh còn phổ biến ở
nhiều địa phương trên cả nước cũng đang là nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi

trường.
ở các làng nghề, ô nhiễm môi trường đang hết sức bức xúc và là một trong các
vấn đề môi trường cấp bách của nước ta. Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong
canh tác nông nghiệp đã và đang làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm các nguồn nước
và suy giảm đa dạng sinh học.
Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy còn khá phổ biến, sự nghèo đói và những hành
vi xâm hại môi trường đang diễn ra thường xuyên ở các vùng sâu, vùng xa.


4
Về môi trường biển và ven bờ: Việt Nam có bờ biển dài hơn 3200 km với nhiều
hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù và đa dạng sinh học cao. Trong những năm qua, do
khai thác quá mức và sử dụng các biện pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt làm cho các
nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến việc khai thác gần bờ đạt hiệu
suất thấp.
Việc nuôi trồng thuỷ sản ven biển tràn lan đi liền với nạn phá rừng ngập mặn đã
làm suy thoái mạnh các hệ sinh thái ven biển. Chỉ trong vòng 20 năm qua, diện tích
rừng ngập mặn ở nước ta giảm hơn một nửa. Hậu quả là lũ quét, triều cường, sóng biển
dẫn tới sạt lở bờ biển làm cho các loài sinh vật bị mất nơi cư trú và suy giảm mạnh về
chủng loại và số lượng.
Phát triển công nghiệp trên bờ và dọc các lưu vực sông lớn cũng đang làm cho bờ
biển nước ta bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nhiều rạn san hô bị chết, hiện
tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ở một số nơi. Sự cố tràn dầu xẩy ra nhiều hơn đang gây ô
nhiễm và suy thoái môi trường biển và đa dạng sinh học ven bờ.
Về môi trường lao động: Môi trường lao động trong những năm gần đây đã được
cải thiện một bước, có tác động tích cực đến sức khỏe người lao động, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy vậy, còn nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
lao động. Tình trạng ô nhiễm về bụi, hoá chất độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ đã làm gia
tăng tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, nhất là trong các ngành hoá chất, luyện

kim, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ v.v...
Về vấn đề dân số và môi trường: Việt Nam là một trong số các quốc gia đông dân
trên thế giới. Tính đến năm 2001, dân số nước ta là gần 79 triệu người, đứng thứ 13 trên
thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam á. Mật độ dân số cao đang gây áp lực rất lớn
lên môi trường.
Cơ cấu dân số trẻ chưa đủ tuổi lao động chiếm 39,55%, trong độ tuổi lao động
chiếm 52,83%. Như vậy, cứ 100 người lao động phải nuôi thêm 83 người khác.
Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu và nghèo có
xu hướng ngày càng mở rộng. Thành tựu xoá đói, giảm nghèo còn thiếu tính bền vững,
nguy cơ tái nghèo còn lớn. Số lượng lao động dưthừa lớn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
còn thấp.
Trong tiến trình phát triển đã nẩy sinh nhiều vấn đề như: thiếu nhà ở, thiếu điều
kiện vệ sinh môi trường, các đối tượng nghiện ma tuý, nạn bạo lực có chiều hướng gia
tăng, nhiều tệ nạn xã hội phát sinh.
2. Công tác bảo vệ môi trường thời gian qua
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền
1991 - 2000, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều chuyên gia, tổ chức
quốc tế cho rằng, trong thời gian khoảng hơn 10 năm, Việt Nam đã làm được nhiều việc
liên quan đến công tác bảo vệ môi trường mà các nước khác có cùng điều kiện phải mất
20 - 30 năm. Những đánh giá trên mặc dù mang tính chủ quan, nhưng phần nào nói lên
được sự thành công trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược đầu tiên về môi trường.
Trong thời gian qua, đã hình thành được hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường cùng
với các hành lang pháp lý khá đồng bộ. Đây là những thành công to lớn, có ý nghĩa
quyết định và là tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Những thành công trong công tác


5
quản lý môi trường đã góp phần hạn chế ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải
thiện một bước chất lượng môi trường. Một số vấn đề môi trường bức xúc được khắc
phục. Độ che phủ của rừng tăng, nhiều hệ sinh thái được khoanh vùng bảo vệ, một số

giống loài quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt,... Nhiều doanh nghiệp đầu tư đổi mới
công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cải thiện môi trường. Phong trào quần
chúng tham gia bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, công tác xã hội hoá bảo vệ môi
trường đã được hình thành ở một số nơi, nhiều điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ
môi trường, các mô hình tự quản về môi trường ở cộng đồng đã xuất hiện và đang phát
huy tác dụng tích cực,...
Mặc dù đạt được những bước tiến ban đầu, nhưng nhìn chung công tác bảo vệ môi
trường còn nhiều tồn tại và yếu kém. Hệ thống luật pháp về môi trường chưa hoàn
thiện; còn thiếu một số văn bản luật quan trọng nhưLuật về không khí sạch, Luật về an
toàn hoá chất, Luật đa dạng sinh học,... cũng như nhiều văn bản hướng dẫn khác chưa
được ban hành. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường còn nhiều bất cập, lực lượng cán
bộ làm công tác môi trường vừa thiếu vừa yếu về năng lực chuyên môn. Việc phân
công, phân nhiệm chưa rõ ràng, vừa chồng chéo vừa để nhiều khoảng trống thiếu sự
quản lý của nhà nước. ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân còn thấp; đầu tư
cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, còn dàn trải và thiếu hiệu quả; các công
cụ kinh tế chưa được áp dụng mạnh mẽ trong quản lý môi trường v.v. Những yếu kém
trên đây cùng với việc chất lượng môi trường xuống cấp nhanh đang đặt ra những thách
thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường thời gian tới.
3. Những thách thức đối với môi trường nước ta thời gian tới
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, môi trường nước ta đứng trước nhiều thách
thức lớn cả về mặt khách quan và chủ quan. Một số thách thức chính:
3.1. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi dự báo mức
độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng
Những hậu quả do chiến tranh để lại, tác động xấu do một thời gian dài phát triển
kinh tế không chú trọng đầy đủ, đúng mức đến môi trường cùng với việc các nguồn lực
bảo vệ môi trường còn quá hạn hẹp, là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại nhiều vấn đề
môi trường bức xúc chưa được giải quyết.
Nhiều nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các ao, hồ, các dòng sông
chảy qua các đô thị lớn, các khu công nghiệp; chất thải rắn đô thị và công nghiệp có tỷ
lệ chất thải nguy hại cao phát sinh hàng ngày rất lớn trong khi năng lực thu gom và xử

lý còn hạn chế; chất thải bệnh viện chưa được xử lý thải ra môi trường làm lây lan dịch
bệnh; khối lượng chất thải nguy hại tồn dư trong khuôn viên các cơ cở sản xuất rất lớn
song chưa có biện pháp giải quyết.
Nhiều cơ sở sản xuất cũ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, các làng nghề đang gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; sự bùng nổ giao thông cơ giới thường gây ách tắc,
tai nạn giao thông và ô nhiễm không khí đô thị; việc nuôi trồng thuỷ sản tràn lan, thiếu
quy hoạch đang làm suy thoái môi trường và các hệ sinh thái ven biển; tệ lạm dụng hoá
chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm các nguồn nước, suy thoái đất
và đa dạng sinh học nông nghiệp.
Việc nhập máy móc, thiết bị cũ, nhập khẩu chất thải được che dấu dưới nhiều hình
thức trao đổi thương mại đang có nguy cơ biến nước ta thành bãi thải của các nước
công nghiệp phát triển nếu không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, kịp thời.


6
Nạn khai thác khoáng sản và chặt phá rừng bừa bãi lấy đất canh tác cũng gây ra
nhiều vấn đề bức xúc về môi trường, làm suy suy giảm đa dạng sinh học.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP trung bình trong
giai đoạn tới ở mức 7,5%/năm và được tăng dần vào các năm tiếp theo. Với định hướng
trên, vào khoảng năm 2010, GDP nước ta tăng gấp đôi so với năm 2000.
Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế và thực tế diễn ra ở nhiều nước, trung
bình nếu GDP tăng gấp đôi thì mức độ ô nhiễm môi trường tăng 3 đến 4 lần. Điều này
nói lên rằng, trong giai đoạn tới, nếu không có các biện pháp hữu hiệu phòng ngừa và
kiểm soát ô nhiễm thì hậu quả là môi trường nước ta sẽ bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm
trọng.
3.2. Thách thức trong việc lựa chọn các lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về
môi trường và phát triển bền vững.
Thời gian tới, yêu cầu đối với nước ta là tiếp tục đẩy mạnh tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực, tiềm lực

khoa học và công nghệ còn hạn chế nếu không ngăn chặn kịp thời dễ dẫn tới những
hành vi chấp nhận, đánh đổi nhiều giá trị, lợi ích về môi trường để thực hiện các mục
tiêu trước mắt đơn thuần về kinh tế. Đây là thách thức lớn nhất đối với môi trường nước
ta, vì khi đã xẩy ra theo chiều hướng này thì việc khắc phục sẽ rất tốn kém, thậm chí
trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được.
3.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực bảo vệ môi
trường của nhà nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế
Hiện nay, tình trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở đô thị và nông
thôn, cũng như trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là
ở các xí nghiệp vừa và nhỏ, còn rất lạc hậu và thấp kém. Để giải quyết các vấn đề đang
tồn tại về môi trường và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới đòi hỏi phải
có nguồn lực đầu tư rất lớn cho môi trường, trong khi khả năng tài chính của nhà nước
cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với
môi trường nước ta.
3.4. Sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo
Tỷ lệ tăng dân số nước ta vẫn đang ở mức cao (khoảng 1,7%/năm), dự báo đến
năm 2020 dân số sẽ xấp xỉ 100 triệu người. Nạn di dân tự do và chặt phá rừng làm
nương rẫy, trồng cây công nghiệp còn khá phổ biến. Vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu,
vùng xa chưa được giải quyết triệt để (hiện có 2300 xã ở diện đói nghèo). Đây là thách
thức sẽ gây sức ép lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc và
đòi hỏi phải có chiến lược tài nguyên, môi trường phù hợp, đi đôi với chiến lược dân số
và chiến lược tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo.
3.5. ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp
Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp lãnh đạo, các nhà quản
lý, các doanh nhân và cộng đồng còn chưa đầy đủ. ý thức tự giác bảo vệ môi trường
trong cộng đồng còn thấp nên các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tác động
xấu đến môi trường còn khá phổ biến. Hậu quả gây ra trong nhiều trường hợp là rất lớn.
Cháy rừng và nhiều sự cố môi trường lớn xẩy ra, ô nhiễm do rác thải nơi công cộng v.v.
trong những năm gần đây, đã báo động về các hành vi vô ý thức và cả có ý thức đang
gây hậu quả rất lớn cho môi trường.



7
Tình trạng này có thể còn kéo dài và sẽ làm phức tạp, chậm trễ trong việc giải
quyết các vấn đề môi trường ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và vì vậy sẽ
dẫn tới việc môi trường bị huỷ hoại cả về quy mô và mức độ cũng đặt ra thách thức lớn
đối với môi trường nước ta thời gian tới.
3.6. Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu
Hệ thống tổ chức quản lý môi trường chưa được hoàn thiện theo chiều dọc từ trên
xuống dưới, cũng như theo chiều ngang ở các bộ/ngành; năng lực quản lý môi trường
còn nhiều bất cập về cả nhân lực, vật lực, trang bị kỹ thuật và về cơ chế quản lý.
Việc phân công, phân nhiệm trong quản lý môi trường và tài nguyên giữa các cơ
quan quản lý ở Trung ương cũng như ở địa phương còn có sự chồng chéo, trùng lặp,
trong khi có chỗ lại bỏ trống. Sự phối hợp công tác giữa các bộ, ban, ngành ở Trung
ương, giữa các sở, ban, ngành ở tỉnh/thành, cũng như giữa các địa phương với nhau
thiếu hiệu quả, trong khi các vấn đề môi trường thường phức tạp, mức độ ảnh hưởng
lớn, muốn giải quyết tốt cần có cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả. Đây cũng là
những tồn tại được coi là thách thức đối với môi trường nước ta trong những năm tới.
3.7. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng
trên thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường
trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước
khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Để vượt qua các thách thức
này, Việt Nam cần chủ động nghiên cứu xây dựng các chính sách đáp ứng theo hướng
cải tiến liên tục để hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ môi trường và hội nhập kinh tế quốc
tế.
3.8. Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức
tạp hơn
Những vấn đề môi trường toàn cầu và các vấn đề môi trường khu vực, chung biên
giới đang trực tiếp tác động xấu đến môi trường nước ta. Đó là hiệu ứng nhà kính, rác

thải vũ trụ, suy giảm tầng ô zôn, mưa a-xít, biến đổi khí hậu, hiện tượng el-nino, lanina, khói mù do cháy rừng, ô nhiễm biển và đại dương, dịch chuyển ô nhiễm, mất rừng
và suy thoái đa dạng sinh học v.v. Các vấn đề môi trường xuyên biên giới, các vấn đề
môi trường lưu vực sông Mê Kông và sông Hồng cũng đang ảnh hưởng xấu đến môi
trường trong nước và tạo nên những thách thức trong thời gian tới.
Mẫu hình tiêu thụ lãng phí, trào lưu văn hoá không lành mạnh, tệ nạn ma tuý, mại
dâm theo dòng toàn cầu hoá sẽ tác động mạnh đến hành vi của con người cũng sẽ trực
tiếp thách thức đối với môi trường nước ta.


8
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
1. Quan điểm
Để vượt qua các thách thức và thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững đất nước, trong giai đoạn tới cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo
sau:
1.1. Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững đất
nước. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Để phát triển bền vững, cần kết hợp một cách khoa học, cân đối các yếu tố kinh
tế, xã hội, môi trường trong từng giai đoạn và lĩnh vực phát triển. Môi trường là một
trong những mục tiêu cơ bản và nội dung quan trọng không thể tách rời trong quá trình
phát triển. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Việc lồng ghép yếu tố môi trường trong các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát
triển của các cấp, các ngành ở nước ta chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Yếu tố
môi trường đang bị xem nhẹ. Đầu tư cho bảo vệ môi trường còn ở mức rất thấp, chưa
đáp ứng yêu cầu. Cần tạo được chuyển biến rõ rệt trong quan niệm về đầu tư, nâng mức
đầu tư, và đầu tưmột cách có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường.
1.2. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các
tổ chức, cộng đồng và mọi người dân; bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực

và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế.
Bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho từng người nhưng đòi hỏi mỗi người phải
tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Chỉ có sự tham gia tích cực của mọi cấp, mọi
ngành, mọi người dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự quản lý của Nhà nước thì
công tác bảo vệ môi trường mới có hiệu quả và thành công. Mặt khác, hơn bao giờ hết
bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ mang tính toàn cầu, vì lợi ích của toàn
nhân loại và cũng vì lợi ích của mỗi quốc gia. Cần chủ động tăng cường sự hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, một mặt, tích cực thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
môi trường toàn cầu trong khuôn khổ các Công ước quốc tế mà nước ta tham gia; mặt
khác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài cho công tác bảo vệ môi trường trong
nước, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học, công
nghệ mới.
1.3. Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và
pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân,
của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, khi mà ý thức
tự giác về bảo vệ môi trường của toàn xã hội còn chưa đồng đều, tăng cường pháp chế
về bảo vệ môi trường là giải pháp trọng tâm. Nêu cao vai trò của nhà nước trong việc
định hướng, tổ chức và giám sát thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của
toàn xã hội. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường; xây dựng hệ thống quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương đủ mạnh
cả về lượng và chất, đặc biệt là lực lượng thanh tra môi trường; đẩy mạnh việc xử phạt
vi phạm hành chính, đưa dần các quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong
Chương XVII về tội phạm môi trường của Bộ Luật hình sự vào áp dụng trên thực tế
nhằm bảo đảm thực thi nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật


9
có liên quan.
Từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta

đã đạt được những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức về môi trường của toàn xã hội. Bảo vệ môi trường chưa trở
thành ý thức và hành vi thường xuyên của mỗi người dân. Vì vậy, phải coi ý thức bảo
vệ môi trường của toàn xã hội là yếu tố quan trọng nhất.
Mọi thành công trong lĩnh vực bảo vệ môi trường luôn gắn liền với quá trình
không ngừng nâng cao nhận thức của người dân. Một mặt, phải làm cho mỗi công dân
thấm nhuần quan điểm bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mình, vì lợi ích toàn xã hội
và cũng vì lợi ích của chính bản thân mình. Mặt khác, phải tích cực trang bị cho các
công dân những tri thức cần thiết để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường một cách
tích cực và có hiệu quả. Việc nhận thức đúng đắn nghĩa vụ bảo vệ môi trường và có đầy
đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ đó của mỗi công dân là tiền đề cơ bản để hình thành
ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong toàn xã hội.
1.4. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là
chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất
lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là
công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.
Việc khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường là rất khó khăn và tốn
kém, thậm chí, trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được. Vì vậy, phòng ngừa
ô nhiễm, ngăn chặn có hiệu quả suy thoái môi trường phải được coi là biện pháp hữu
hiệu và phù hợp nhất đối với nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và về lâu dài
đến năm 2020. Hạn chế tối đa việc cho phép đầu tư xây dựng các công trình, dự án có
ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường cao. Kiểm soát và tiến tới xử lý triệt để hoặc loại bỏ các cơ sở sản xuất kinh
doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch,
dây chuyền sản xuất sạch hơn, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân
thiện với môi trường. Tích cực vận động thay đổi mẫu hình tiêu thụ lãng phí v.v.
Khoa học, công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã đạt được
những thành tựu mang tính đột phá. Ngày nay, khoa học, công nghệ đã trở thành động
lực chính của mọi quá trình phát triển. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những tiến bộ
khoa học, công nghệ mang lại những khả năng to lớn. Khoa học, công nghệ cho phép

con người sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần làm cho
các quá trình sản xuất trở nên sạch hơn. Bên cạnh đó, khoa học, công nghệ cung cấp
cho con người các giải pháp tổ chức quản lý xã hội ở trình độ cao, giảm rủi ro đến mức
thấp nhất.
Khoa học, công nghệ tiên tiến đang làm cho tính bền vững của quá trình phát triển
ngày một cao hơn. Việc ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả các thành tựu khoa học, công
nghệ vào thực tiễn cần được đặc biệt chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở
nước ta.
2. Mục tiêu
2.1. Những định hướng lớn đến năm 2020
2.1.1. Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng
cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi
người dân được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh


10
quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định.
2.1.2. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chính sau:
1a. 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
2b. 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
3c. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng,
phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.
4d. 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
đ. Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
0e. 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa
được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
12.2. Mục tiêu đến năm 2010
22.2.1. Mục tiêu tổng quát

2a. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện
chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở
các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng
nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, ao hồ, kênh mương.
3b. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự
biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố
môi trường do thiên tai gây ra.
4c. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân
bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.
5d. Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập
kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu từ của quá trình toàn cầu hoá đến môi
trường trong nước.
2.2.2. Các mục tiêu cụ thể
a. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm:
1) 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị
giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
2) 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001;
3) Phấn đấu 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại
nguồn, 80% khu dân cư có thùng đựng rác tập trung; 80% khu vực công cộng có thùng
gom rác thải;
4) 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt,
công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện;


11
5) An toàn hoá chất được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoá chất có mức độ
độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường
được hạn chế tối đa, tăng cường sử dụng các biện pháp trừ dịch hại tổng hợp;

6) Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi
toàn quốc theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính
phủ.
b. Cải thiện một bước chất lượng môi trường: 1) Cơ bản hoàn thành việc cải tạo
và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các đô thị và khu công
nghiệp. Phấn đấu 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo
đúng tiêu chuẩn quy định; 2) Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, các đoạn sông chảy
qua các
đô thị đã bị suy thoái nặng trên phạm vi cả nước;
3) Giải quyết một cách cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc đi-ô-xin;
4) 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được cung cấp nước
sinh hoạt hợp vệ sinh; 5) 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở
các khu đô thị lên gấp 2 lần so với năm 2000; 6) 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động và có cây xanh trong khuôn viên thuộc khu vực sản
xuất; 7) Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước
dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản;
c. Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao:
1) Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản, 40% các hệ sinh thái đã bị
phá huỷ;
2) Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục
50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây
phân tán trong nhân dân;
3) Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng
năm;
4) Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay, đặc biệt
là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước;
5) Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990;
d. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các
tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá:
1) 100% các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi

trường;
2) Đảm bảo 100% các giống, loài, các nguồn gen nhập khẩu vào nước ta phải
được kiểm định;
3) 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát.
3. Các nội dung nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ môi trường
3.1. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
3.1.1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường
Thực hiện nghiêm quy định về lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi


12
trường, thông qua thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường để phân loại các dự
án đầu tư thành:
1- Nhóm 1. Các dự án có tác động lớn hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi
trường;
2- Nhóm 2. Các dự án tác động đến môi trường ở mức có thể kiểm soát được
thông qua sự can thiệp của con người;
- Nhóm 3. Các dự án ít tác động đến môi trường.
Hạn chế phê duyệt và tiến tới cấm hoàn toàn việc đầu tư xây dựng mới các công
trình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc nhóm 1. Yêu cầu khắt khe về đầu tư lắp
đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, các công trình xử lý chất thải cũng như các biện
pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đối với các dự án thuộc nhóm 2.
3.1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia,
ngành và địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy
thoái môi trường
Tiến hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu và lưu hành các phương tiện giao
thông, các máy móc thiết bị đã qua sử dụng có hiệu suất sử dụng nhiên liệu thấp, gây ô
nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng ở nội thành, các dự án
nâng cấp, cải tạo các đường phố có mức độ phát tán bụi cao. Quản lý tốt các phương
tiện chuyên chở nguyên vật liệu trong thành phố, đặc biệt là ở các khu vực có mật độ

dân cư cao.
Tổ chức kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất, các
kho chứa, các phương tiện vận chuyển, các cửa hàng kinh doanh hoá chất, đặc biệt là
các hoá chất có mức độ độc hại cao nhằm hạn chế tối đa sự phát tán và các sự cố hoá
chất. Điều tra, thống kê và có kế hoạch giảm thiểu các nguồn phát sinh và xử lý các
chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường.
Kiểm soát chặt việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các loại phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật. Khắc phục tình trạng lạm dụng các loại phân vô cơ và hoá chất trong
sản xuất nông nghiệp làm bạc màu, thoái hoá đất, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm
đa dạng sinh học khu vực nông thôn.
Điều tra, thống kê các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ
đất liền và có các biện pháp xử lý hoặc hạn chế các nguồn thải này. Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát các khu công nghiệp, đô thị ven biển. Kiểm soát chất lượng nước
các sông lớn, các nguồn nước đổ ra biển có mức ô nhiễm cao. Có các biện pháp phòng
tránh và ứng phó kịp thời các sự cố môi trường biển. Đầu tư tăng cường năng lực cơ
quan cứu hộ quốc gia bảo đảm đủ năng lực ứng phó hiệu quả các sự cố môi trường
biển.
3.1.3. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, tiêu chuẩn ngành
về môi trường, áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, tiêu chuẩn ngành về môi
trường phù hợp với trình độ phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường của từng giai
đoạn bảo đảm kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Kết hợp khuyến khích với cưỡng chế buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư


13
đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, ít chất
thải. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, sử dụng
các nguyên liệu thay thế ít chất thải. Vận động và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp áp
dụng các hệ thống quản lý môi trường tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế.

3.1.4. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải
Tổ chức tốt hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ. Có
cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình phân loại rác thải tại
nguồn. Có cơ chế hình thành và phát triển các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thu gom
và xử lý chất thải rắn. Nhà nước chủ động kết hợp liên doanh với các nhà đầu tư khác
hình thành hệ thống các cơ sở xử lý, tái chế, đốt và chôn lấp chất thải rắn. Đầu tư xây
dựng các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung và có các biện pháp bắt buộc các
doanh nghiệp phải xử lý triệt để hoặc hợp đồng với các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp
để xử lý chất thải nguy hại.
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo Nghị định số 67/2003/NĐCP ngày
13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và các văn bản
hướng dẫn khác có liên quan và sử dụng kinh phí thu được kết hợp đầu tư từ nguồn
ngân sách Nhà nước để xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung ở các đô thị, khu
dân cư v.v.
Hình thành cơ chế phát hiện, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân xả thải các loại
chất gây ô nhiễm môi trường ra đường phố, nơi công cộng, đặc biệt là ở các đô thị và
khu đông dân cư. Xây dựng phong trào toàn dân ủng hộ và thực hiện nghiêm túc khẩu
hiệu "Không vứt rác, đổ rác ra đường".
Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường biển có nguồn gốc từ đất
liền, có các biện pháp phòng tránh và hạn chế có hiệu quả đối với các sự cố môi trường
biển, đặc biệt là các sự cố tràn dầu.
3.1.5. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Tổ chức tốt việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp
tục điều tra, thống kê danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lập
kế hoạch xử lý triệt để, đặc biệt đối với các cơ sở nằm xen kẽ các khu dân cư. Có các
biện pháp hỗ trợ kịp thời, các cơ chế chính sách hợp lý đối với các cơ sở phải đóng cửa,
di dời địa điểm. Xử phạt nặng đối với các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
3.2. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng
3.2.1. Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, vùng, khu vực bị ô

nhiễm và suy thoái nặng
Đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong các hoạt động khai
thác khoáng sản, đặc biệt, đối với các mỏ khai thác lộ thiên. Bắt buộc cơ sở khai thác
các mỏ khoáng sản phải thực hiện việc hoàn thổ, khôi phục hiện trạng môi trường tự
nhiên sau khi kết thúc quá trình khai thác. Chấm dứt hoàn toàn hiện tượng khai thác
vàng, đá quý bất hợp pháp và sử dụng quy trình công nghệ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho con
người và môi trường.
Thực hiện việc quy hoạch tổng thể phát triển dải ven biển, nhằm đạt được cùng
một lúc 2 mục tiêu: giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Trước
mắt, cần khoanh định, bảo vệ các khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao dọc theo


14
dải bờ biển. áp dụng các phương thức khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng an
toàn sinh thái.
Quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, tổ chức lại tất cả các loại hình hoạt động
của một số thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, nhằm
khống chế ô nhiễm ở mức cho phép.
Tổ chức thực hiện quy trình sử dụng phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ cây trồng,
thức ăn, vật nuôi hợp lý trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản để giảm
thiểu ô nhiễm đất, nước. Thực hiện việc cứng hoá đường làng, ngõ xóm; bê tông hoá
kênh mương nội đồng, kênh mương tiêu thoát nước sinh hoạt, khuyến khích phát triển
hệ thống cấp nước sạch cụm dân cư, sử dụng khí sinh học làm chất đốt để nâng cao
điều kiện vệ sinh môi trường vùng nông thôn.
3.2.2. Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do chất độc hoá học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh
Tìm kiếm, khoanh định các kho chứa chất độc màu da cam/đi-ô-xin còn tồn dư
sau chiến tranh ở miền Nam, áp dụng các giải pháp xử lý thích hợp để loại bỏ chúng.
Nghiên cứu, khoanh định các vùng, khu vực đã bị ô nhiễm do chất độc màu da cam/điô-xin trong chiến tranh, có các giải pháp hợp lý để làm sạch chất độc này còn tồn dư
trong môi trường, từng bước phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên ở nơi này. Thống kê,

kiểm định, lập danh sách các nạn nhân chất độc màu da cam/đi-ô-xin, có các giải pháp
y tế cần thiết tăng cường sức khoẻ, hạn chế các di chứng do các chất độc để lại trên con
người ở các thế hệ sau này.
3.2.3. ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường
do thiên tai gây ra
Xây dựng năng lực ứng cứu sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu. Đẩy
mạnh công tác phòng chống sự cố môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường cao.
Kịp thời khắc phục nhanh hậu quả đối với môi trường do sự cố và thiên tai gây ra,
tránh lây lan bệnh tật và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và con người.
3.3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.3.1. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất,
tài nguyên khoáng sản
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch sử dụng bền
vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.
áp dụng có hiệu quả các công cụ quản lý để giải quyết hài hoà các vấn đề liên
ngành trong sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản với việc bảo vệ môi trường
và với các lĩnh vực phát triển khác.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án quy hoạch, khai thác, sử dụng
tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản, bảo đảm các dự án khi đi vào hoạt động phải
thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Trong sản xuất nông nghiệp cần nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác theo
hướng bảo đảm cân bằng sinh thái và bền vững, nâng cao chất lượng đất, giảm diện tích
đất thoái hoá, bạc màu. áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc một cách khoa học,


15
chống rửa trôi, xói mòn. Có các biện pháp giảm diện tích đất dốc bị thoái hoá, bạc màu
trong phạm vi toàn quốc.

Tại các vùng đất ngập nước ven biển, thực hiện quy hoạch bảo tồn và khai thác
bền vững theo hướng kết hợp khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái đặc thù
với canh tác nông - lâm - ngư nghiệp bền vững.
3.3.2. Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước theo hướng khai thác bền vững
nguồn nước mặt và nước ngầm. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước theo
vùng và lưu vực sông.
Thực hiện việc quy hoạch và quản lý lưu vực các sông chính như: sông Hồng,
sông Cửu Long, sông Cầu, sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Hương, sông Nhuệ, sông
Đáy v.v .
Tiến hành cải tạo các dòng sông, đặc biệt là các dòng sông đi qua các khu dân cư
tập trung, các khu công nghiệp và đô thị; kè bờ và có các biện pháp chống sạt lở ở các
bờ sông chịu áp lực cao của dòng chảy.
Tổ chức đánh giá và kiểm soát được chất lượng, trữ lượng nước ngầm; có kế
hoạch đầu tư phát triển tài nguyên nước và ban hành những quy định cụ thể về khai
thác nguồn nước ngầm.
3.3.3. Bảo vệ tài nguyên không khí
Những nội dung cơ bản nhằm cải thiện môi trường không khí tại các thành phố,
khu công nghiệp gồm: di dời các cơ sở sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không
khí trầm trọng ra khỏi khu trung tâm các thành phố lớn; áp dụng các công nghệ lọc bụi,
xử lý khí thải đối với tất cả các cơ sở sản xuất; tổ chức tốt hệ thống giao thông công
cộng, có các biện pháp chống ùn tắc giao thông, hạn chế sử dụng các phương tiện giao
thông cá nhân tại các thành phố lớn; định hướng phát triển các thành phố vệ tinh xung
quanh các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng hiện đại nhằm chia sẻ gánh nặng về đô thị
hoá quá mức và giảm mật độ dân cư của các thành phố lớn.
Xanh hoá các đô thị và khu công nghiệp, nâng diện tích công viên, khuôn viên
cây xanh khu vực nội thành, trồng cây dọc các tuyến đường giao thông quan trọng, v.v.
Tích cực trồng rừng và các thảm thực vật; thực hiện có hiệu quả các biện pháp
phòng, chống cháy rừng.
3.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm

3.4.1. Các đô thị và khu công nghiệp
Tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch phát triển đô thị, khu
công nghiệp; xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp mới với các điều kiện vệ sinh
môi trường, kết cấu hạ tầng về môi trường đồng bộ; kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị
với cải thiện các điều kiện về môi trường.
Tăng cường năng lực thu gom chất thải rắn; quy hoạch các bãi chôn lấp đủ công
suất và đạt tiêu chuẩn môi trường; xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế hoặc các lò thiêu
chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi cả nước.
Cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa ở các đô thị và khu
công nghiệp theo hướng tách nước mưa và nước thải, tách nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp. Tiến hành xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các đô


16
thị và khu công nghiệp bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra
môi trường.
Xây dựng hệ thống các lò đốt chất thải y tế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ sở xử
lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại.
Thực hiện nạo vét, cải tạo các ao, hồ, các đoạn sông, kênh, rạch đi qua các đô thị
và khu công nghiệp. Cải tiến hệ thống giao thông, từng bước lắp đặt các thiết bị giảm
thiểu, hấp phụ khí thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là các khí thải độc hại.
3.4.2. Biển, ven biển và hải đảo
Chiến lược phát triển kinh tế biển phải được xây dựng theo quan điểm sử dụng
tổng hợp, hợp lý đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và ven bờ. Các ngành
khai thác dầu khí, giao thông vận tải, thuỷ sản, lâm nghiệp, du lịch,... phải thực hiện
đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường trong ngành và phối hợp cùng bảo vệ môi trường
biển, ven biển và hải đảo.
Thực hiện tốt quản lý môi trường biển và ven biển bao gồm phân vùng chức năng
biển và ven biển, quản lý tổng hợp các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven
biển, thành lập hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển, phát triển và cải thiện sinh

kế cho những cộng đồng dân cư ở miền duyên hải, phòng ngừa và giảm thiểu tác hại
của thiên tai ven biển,
v.v.
Nghiêm cấm việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản, tích cực trồng rừng
phòng hộ, rừng chắn sóng và các loại hình rừng ngập mặn khác.
3.4.3. Các lưu vực sông và các vùng đất ngập nước
Các lưu vực sông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước
cho sinh hoạt và phát triển kinh tế, xã hội nhưng đang bị ô nhiễm do các nguồn thải đô
thị và công nghiệp gây nên. Cần hình thành các tổ chức và các quy chế bảo vệ riêng đối
với từng lưu vực sông, đặc biệt là đối với các lưu vực sông lớn như sông Cầu, sông Sài
Gòn - Đồng Nai hoặc các sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng như sông Nhuệ – sông Đáy
v.v. và có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm đối với các
lưu vực sông khác.
Đất ngập nước là một hợp phần đặc biệt quan trọng của môi trường. Bảo vệ các
vùng đất ngập nước là nhằm sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập nước, bảo vệ đa
dạng sinh học trong vùng, đồng thời duy trì các chức năng sinh thái, chức năng kinh tế xã hội của những vùng đất này.
Các hoạt động trước mắt nhằm bảo vệ môi trường trong vùng gồm: chấm dứt việc
sử dụng đất ngập nước một cách không bền vững, chuyển đổi mục đích sử dụng không
hợp lý; bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học hiện còn của các vùng đất ngập nước; khôi
phục các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng nhạy cảm về môi trường; áp dụng các
hệ canh tác nông-lâm-ngưnghiệp bền vững, bảo đảm sự cân bằng giữa các chức năng
sinh thái - kinh tế - xã hội của đất ngập nước.
3.4.4. Nông thôn, miền núi
Bảo vệ môi trường vùng nông thôn miền núi phải gắn liền với xoá đói, giảm
nghèo, nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhân dân, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Chú trọng bảo vệ môi trường các làng nghề bằng các biện pháp cải tiến công


17
nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề với hệ thống

kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn môi trường.
3.4.5. Di sản tự nhiên và di sản văn hóa
Nước ta có nhiều di sản văn hoá và tự nhiên có tầm cỡ quốc tế và quốc gia trong
đó có những di sản đã được thế giới công nhận như: Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ
Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Động Phong Nha
- Kẻ Bàng.
Cần phải coi việc gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo môi trường văn hoá, tự nhiên cho các
di sản văn hoá, tự nhiên của đất nước như một bộ phận quan trọng của Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia và có các biện pháp bảo vệ cũng như phát triển các di tích văn
hoá, tự nhiên quý giá đó.
3.5. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
3.5.1. Bảo vệ, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
Cần coi nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên có tầm quan trọng như nhiệm vụ phòng
ngừa và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Bảo tồn thiên nhiên góp
phần cân bằng sinh thái, tạo sự ổn định tự nhiên. Bảo tồn các hệ sinh thái, đặc biệt là
các hệ sinh thái đầu nguồn sẽ hạn chế thiên tai, lũ lụt, giữ được sự ổn định mực nước
mặt và nước ngầm. Nhà nước khoanh vùng bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù, có tính đa
dạng sinh học cao theo quy chế đặc biệt và tiếp tục nghiên cứu khoanh vùng cho các
mục đích bảo tồn ở các nơi khác nhằm tăng số lượng vùng và diện tích bảo tồn trên
phạm vi cả nước. Quy hoạch khu bảo tồn phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.
3.5.2. Phát triển rừng và nâng diện tích thảm thực vật
Nội dung phát triển diện tích rừng gồm trồng rừng để đến năm 2010 đạt tỷ lệ 43%
diện tích đất tự nhiên, đặc biệt, chú trọng việc khôi phục diện tích các khu vực rừng
nguyên sinh đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao, phát huy hiệu quả bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, phát triển đa dạng
sinh học.
3.5.3. Bảo vệ đa dạng sinh học
Kiểm soát chặt việc buôn bán các động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao;
loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt là trong khai thác thuỷ sản; đẩy

mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp bảo tồn ngoại vi.
Nghiêm cấm việc phá huỷ các khu rừng ngập mặn, các hệ sinh thái nhạy cảm cho
việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; hạn chế cháy rừng song song với
việc phục hồi các hệ sinh thái và các khu rừng ngập mặn, v.v.


18
Phần thứ ba
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Phát động trên toàn quốc phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng xã,
phường đạt chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo
vệ môi trường; duy trì, phát triển phong trào, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và
rút kinh nghiệm cho các năm sau.
Ban hành tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn, hộ gia đình xanh, sạch và lồng ghép các
tiêu chuẩn này trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi trường. Hàng năm
xét công nhận danh hiệu và khen thưởng xã, phường, thị trấn, hộ gia đình làm tốt công
tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng của xã,
phường, thị trấn, hộ gia đình văn hoá.
Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng
cao nhận thức về bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Các phương tiện thông tin đại
chúng có vai trò rất lớn trong việc chuyển tải thông tin, định hướng nhận thức của toàn
xã hội. Để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phải khai thác triệt để các lợi thế
này theo hướng: tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền hình để
chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người công dân; phổ
cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; cổ
động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình
trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Việc cung cấp đầy đủ tri
thức và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của các công dân phải được bắt đầu

từ lứa tuổi học đường. Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học bao gồm:
lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với một khối lượng hợp lý trong
các chương trình giáo dục của từng cấp học; khuyến khích các cơ sở giáo dục - đào tạo
tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình
yêu thiên nhiên, đất nước, của học sinh tại các trường học, đặc biệt tại các trường mầm
non mẫu giáo, tiểu học, trung học phổ thông.
2. Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường
Tăng cường năng lực quản lý và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của hệ
thống quản lý môi trường ở Trung ương , đặc biệt là phục vụ công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát về môi trường.
Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở địa phương theo hướng
kết hợp quản lý tài nguyên với quản lý môi trường. Trước mắt kiện toàn các Sở Tài
nguyên và Môi trường trong đó có đơn vị quản lý môi trường đủ mạnh ở các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; hình thành bộ phận quản lý môi trường kết hợp với quản lý
tài nguyên ở cấp huyện, có cán bộ chuyên trách về môi trường và tài nguyên ở cấp xã.
Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền
lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, các chế tài cụ thể cho
trường hợp vi phạm; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra;
triển khai thường xuyên, định kỳ, đột xuất các đợt thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm
chỉnh.


19
Hiệu lực thi hành pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường của nước
ta hiện nay nhìn chung còn yếu. Trong giai đoạn tới, cần phải nâng cao hiệu lực thi
hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Một mặt, nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật
của công dân, mặt khác, tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý Nhà
nước đối với việc thi hành luật. Bên cạnh đẩy mạnh xử phạt vi phạm hành chính, cần

nghiên cứu để sớm đưa vào áp dụng các điều khoản về truy cứu trách nhiệm hình sự
được quy định trong Chương XVII về tội phạm môi trường của Bộ luật hình sự.
3. Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Công cụ kinh tế là các giải pháp quản lý môi trường vĩ mô trong nền kinh tế thị
trường, được sử dụng bên cạnh các biện pháp hành chính và các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục với mục đích chung nhằm nâng cao pháp chế trong lĩnh vực môi
trường. Các công cụ kinh tế tiếp cận mục tiêu môi trường linh hoạt, hiệu quả và kinh tế,
cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi
trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, từng bước áp dụng vào thực tiễn quản lý môi trường các
loại thuế, phí bảo vệ môi trường; các cơ chế ký quỹ, đặt cọc - hoàn trả, giấy phép phát
thải và thị trường trao đổi quyền phát thải; các loại hình tổ chức tín dụng về môi trường
như quỹ môi trường, ngân hàng môi trường, tổ chức cho thuê tài chính về môi trường;
các hình thức khuyến khích và quy chế tài chính về môi trường v.v.
4. GiảI quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Để bảo đảm quá trình phát triển bền vững, cần thiết phải xác lập sự cân đối giữa
các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, kết hợp Chiến lược bảo vệ môi trường với
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hoà ở tất cả các cấp. Giải pháp này
bao gồm việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội cấp quốc gia, ngành và địa phương theo hướng thực hiện đánh giá tác động
môi trường chiến lược, có sự điều chỉnh cần thiết theo hướng bền vững, xây dựng quy
hoạch quản lý môi trường và tổ chức thực hiện song song với Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội; xác lập cơ chế cung cấp tài chính dài hạn và hàng năm cho lĩnh vực
bảo vệ môi trường với quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển
bền vững; thành lập cơ quan điều phối thực hiện việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn, Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư
bảo vệ môi trường
Tăng chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Để thực
hiện thành công các mục tiêu chiến lược, từ nay đến năm 2010, cần tăng nhanh tỷ lệ

đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường. Tăng chi cho môi trường
từ nguồn vốn ODA. Phấn đấu đến năm 2010, đầu tư bảo vệ môi trường ở mức 2% tổng
chi ngân sách nhà nước.
Khai thác triệt để các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi trường.
Phấn đấu đến năm 2010, các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi trường
ngang bằng với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng nguồn vốn cho Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam.
Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, đến năm 2010, tăng vốn
ODA cho lĩnh vực môi trường lên gấp 3 lần so với mức năm 2000.
Quản lý các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường theo hướng tiết kiệm, hiệu


20
quả, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và hiệu quả thấp.
6. Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường
Tiếp tục phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu, triển khai về môi trường.
Các trung tâm, viện, trường có nghiên cứu, đào tạo về môi trường cần được củng cố và
phát triển làm chỗ dựa vững chắc của công tác quản lý môi trường.
Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp nhà
nước, cấp bộ về bảo vệ môi trường nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà
nước về môi trường cũng như phục vụ nhu cầu bảo vệ môi trường của cộng đồng doanh
nghiệp và toàn xã hội.
7. Đẩy mạnh Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
Để thực hiện thành công các mục tiêu về môi trường trong giai đoạn từ nay đến
năm 2010 và những năm tiếp theo, một mặt, đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể
nhân dân, mặt khác, cần có sự định hướng, tổ chức, giám sát thực hiện một cách chặt
chẽ của Nhà nước. Nội dung của việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là huy
động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường. Xác lập
các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công
bằng, hợp lý đối với cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như các đối tác tư nhân khi

tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, giám sát việc
bảo vệ môi trường. Đưa bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của các khu dân cư,
cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi
trường.
Qua xã hội hoá hoạt động môi trường, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc, tiêu biểu để tôn vinh khen thưởng. Hàng năm tổ chức tốt Giải thưởng môi
trường quốc gia.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môI trường
Môi trường quốc gia liên quan đến môi trường khu vực và toàn cầu, vì vậy sự
nghiệp bảo vệ môi trường của nước ta gắn với sự nghiệp bảo vệ môi trường trong khu
vực và trên toàn thế giới. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần tôn
trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà nước ta đã ký kết tham gia. Tận
dụng triệt để sự hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Ưu tiên mở
rộng quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường trong phạm vi khu vực dưới hình thức thiết
lập các chương trình, dự án đa phương và song phương. Đặc biệt, chú ý mở rộng mối
quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các nước láng
giềng. Xúc tiến việc đàm phán, tiến tới thành lập Uỷ ban hỗn hợp về quản lý và bảo vệ
lưu vực sông Hồng.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Chương trình Phát triển của Liên
hợp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế
giới (WB), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi
Chính phủ, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của họ sử dụng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi
trường.
Hàng năm tổ chức Diễn đàn các nhà tài trợ, tiến hành các hoạt động trao đổi thông
tin, nhằm phối hợp các nguồn viện trợ cho các chương trình, dự án hợp tác về môi
trường và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài
cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.



21
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 là văn bản định hướng hết sức quan trọng, có phạm vi tác động rộng lớn, có thời
gian thực hiện khá dài, đòi hỏi phải tổ chức thực hiện nghiêm túc với quyết tâm cao.
1. Phân công tổ chức thực hiện
1.1. Thống nhất tổ chức thực hiện Chiến lược
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ chủ trì phối hợp
với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
UBND các tỉnh) thống nhất tổ chức thực hiện các nội dung và giải pháp của Chiến
lược.
Các bộ, ngành, UBND các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp liên quan đến ngành,
địa phương và phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện
Chiến lược.
Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, các
địa phương tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính
phủ. Nội dung thực hiện công tác bảo vệ môi trường phải được xem là một bộ phận
quan trọng trong báo cáo của Chính phủ trong phiên họp cuối năm của Quốc hội.
1.2. Chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược
1.2.1. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh liên quan
và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội dung 3.1.1.
“Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường” và 3.1.2. “Xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, ngành và địa
phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh, các bộ, ngành
liên quan tổ chức thực hiện nội dung 3.1.3. “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về

môi trường, tiêu chuẩn ngành về môi trường, áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch
hơn” và 3.1.5. “Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và UBND
các tỉnh liên quan và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện
nội dung 3.1.4. “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải”.
1.2.2. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành và
UBND các tỉnh và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội
dung 3.2.1. “Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, vùng, khu vực bị ô
nhiễm và suy thoái nặng”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh, các bộ, ngành
liên quan tổ chức thực hiện nội dung 3.2.2.”Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do
chất độc hoá học sử dụng trong chiến tranh trước đây gây nên”.


22
Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh tổ chức
thực hiện nội dung 3.2.3. “ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô
nhiễm môi trường do thiên tai gây ra”.
1.2.3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các
tỉnh liên quan tổ chức thực hiện nội dung 3.3.1. “Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản” và 3.3.2. “Khai thác hợp
lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước”.
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh liên
quan và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội dung 3.3.3.
“Bảo vệ tài nguyên không khí”.
1.2.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh liên quan và
thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội dung 3.4.1. “Các đô

thị và Công nghiệp”.
Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh liên quan liên
quan và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội dung 3.4.2.
“Biển, ven biển và hải đảo”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh
liên quan tổ chức thực hiện nội dung 3.4.3. “các lưu vực sông và các vùng đất ngập
nước”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND
các tỉnh liên quan và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện
nội dung 3.4.4. “Nông thôn, miền núi”.
Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh liên
quan và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nội dung 3.4.5.
“Di sản tự nhiên và di sản văn hoá”.
1.2.5. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Thuỷ sản và
UBND các tỉnh liên quan tổ chức thực hiện nội dung 3.5.1. “Bảo vệ, phát triển các khu
bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia” và
3.5.2. “Phát triển rừng và nâng diện tích thảm thực vật”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh
liên quan tổ chức thực hiện nội dung 3.5.3. “Bảo vệ đa dạng sinh học”.
1.3. Chủ trì tổ chức thực hiện các giải pháp của Chiến lược
Bộ Văn hoá Thông tin chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, ngành,
UBND các tỉnh liên quan và thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực
hiện giải pháp 1. “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường”
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành và UBND các tỉnh
liên quan tổ chức thực hiện giải pháp 2. “Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và
pháp luật về bảo vệ môi trường”.



23
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Bộ Tài chính tổ chức thực hiện giải
pháp 3. “Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh và
thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện giải pháp 3. “Giải quyết
hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường”.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh và
thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện giải pháp 5. “Tăng
cường và đa dạng hoá nguồn vốn, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi
trường”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Nội vụ, các bộ, ngành và UBND các tỉnh liên quan tổ chức thực hiện giải pháp 6.
“Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi
trường”.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với các đoàn thể quần
chúng, các hội ở Trung ương và địa phương tổ chức thực hiện giải pháp 7. “Đẩy mạnh
xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ ngoại giao, các bộ, ngành
liên quan tổ chức thực hiện giải pháp 8. “Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường”.
2. Bước đi và tiến độ
Các nội dung bảo vệ môi trường và giải pháp được tổ chức thực hiện theo hai
bước: giai đoạn từ nay đến năm 2007 và giai đoạn từ 2007 đến 2010, đồng thời định
hướng đến năm 2020.
Những nội dung cấp bách, các giải pháp quan trọng liên quan đến việc thực hiện
các nội dung và giải pháp khác cần được ưu tiên thực hiện và cố gắng hoàn thành trong
thời gian từ nay đến năm 2007.



24
Phụ lục:

Các chương trình bảo vệ môi trường ưu tiên thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Ký hiệu

Tên chương trình

Thời gian hoàn
thành

Mức độ ưu tiên

Cơ quan thực hiện và cơ quan phối
hợp

I. Các chương trình thực hiện nội dung (nhiệm vụ) bảo vệ môi trường của Chiến lược
1. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
MT.PK1
MT.PK2
MT.PK3
MT.PK4
MT.PK5
MT.PK6
MT.PK7

Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng (thực hiện theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày
22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch
xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”)

Chương trình xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc
Chương trình xử lý chất thải bệnh viện
Chương trình nâng cao năng lực hoạt động quản lý chất thải rắn ở
các đô thị và khu công nghiệp
Chương trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với
môi trường
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ môi trường và hội nhập
kinh tế quốc tế
Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân
thiện với môi trường

Ưu tiên cao nhất

2012

Ưu tiên cao nhất

2010 xong bước 1

Ưu tiên cao nhất

2010 xong bước 1

Ưu tiên cao

2010 xong bước 1

Ưu tiên

2010


Ưu tiên

2010 xong bước 1

Ưu tiên

2010

Bộ TN&MT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan
Bộ TN&MT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan
Bộ Y tế, bộ, ngành và UBND tỉnh
liên quan
Bộ XD, GTVT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan
Bộ CN, TN&MT, bộ, ngành và
UBND tỉnh liên quan
Bộ TM, TN&MT, bộ, ngành và
UBND tỉnh liên quan
Bộ KH&CN, các bộ, ngành và
UBND tỉnh liên quan

2. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng
MT.KP1

MT.KP2

Chương trình cải tạo kênh, mương, sông, hồ ở các đô thị đã bị ô

nhiễm và suy thoái nặng
Chương trình khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh ở Việt Nam trước đây (thực hiện theo Quyết định
số 33/1999/QĐ-TTg ngày 1/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục chất độc hoá học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh ở Việt Nam)

Ưu tiên cao

2010 xong bước 1

Bộ XD, GTVT bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan

Ưu tiên cao nhất

2010

Bộ TN&MT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan

3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
MT.BK1

Chương trình phục hồi rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng

Ưu tiên cao

2010


MT.BK2

Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu

Ưu tiên cao nhất

2010 xong bước 1

Bộ NN&PTNT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan
Bộ TN&MT, NN&PTNT, bộ, ngành


25

MT.BK3
MT.BK4
MT.BK5

Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
Chương trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị Việt Nam

Ưu tiên cao nhất

2010 xong bước 1

Ưu tiên cao nhất

2010 xong bước 1


Ưu tiên cao

2010 xong bước 1

và UBND tỉnh liên quan
Bộ TN&MT, NN&PTNT, bộ, ngành
và UBND tỉnh liên quan
Bộ TN&MT, NN&PTNT, bộ, ngành
và UBND tỉnh liên quan
Bộ GTVT, bộ, ngành và UBND tỉnh
liên quan
Bộ NN&PTNT, bộ, ngành và
UBND tỉnh liên quan
Bộ CN, TN&MT, bộ, ngành và
UBND tỉnh liên quan

MT.BK6

Chương trình phục hồi các hệ sinh thái đặc thù đã bị suy
thoái nghiêm trọng

Ưu tiên cao

2010

MT.BK7

Chương trình phục hồi môi trường các vùng khai thác khoáng sản


Ưu tiên

2010

Ưu tiên cao

2010

Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
bộ, ngành và UBND tỉnh liên quan

Ưu tiên cao

2010 xong bước 1

Bộ NN&PTNT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan

Ưu tiên cao

2010 xong bước 1

Ưu tiên cao

2010 xong bước 1

Ưu tiên cao

2010


Ưu tiên

2010

Ưu tiên cao

2010

Ưu tiên cao nhất

2010

4. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm
MT.KV1

MT.KV2
MT.KV3
MT.KV4
MT.KV5
MT.KV6

Chương trình thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu
giai đoạn 2001 – 2010 (thực hiện theo Quyết định số 129/2001/QĐTTg ngày 29/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010)
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn (thực hiện theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày
3/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)
Chương trình nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đô thị và xây dựng
các hệ thống xử lý nước thải tập trung

Chương trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường ở tất cả các khu công nghiệp
Chương trình bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc gia, quốc tế
Chương trình bảo vệ và phát triển các di sản tự nhiên và di sản văn
hoá

Bộ XD, GTVT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan
Bộ CN, Ban quản lý các khu công
nghiệp, bộ, ngành và UBND tỉnh liên
quan
Bộ NN&PTNT, TN&MT, bộ, ngành
và UBND tỉnh liên quan
Bộ VHTT, bộ, ngành và UBND tỉnh
liên quan

5. Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học
MT.TN1
MT.TN2

Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo
tồn thiên nhiên (thực hiện theo Quyết định sô 192/2003/QĐ-TTg
ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm
2010)
Chương trình thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (thực hiện
theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Bộ NN&PTNT, TS, bộ, ngành và

UBND tỉnh liên quan
Bộ NN&PTNT, bộ, ngành và UBND
tỉnh liên quan


×