Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG VÀ CNTT HỒNG QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.84 KB, 34 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới,
nền kinh tế Việt Nam đang có những biến chuyển nhanh chóng, cùng với việc gia
nhập WTO, việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang tạo
ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp. Đồng thời với những cơ hội
cũng là những thách thức, cạnh tranh, phá sản…đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có
những bước đi, những chiến lược đúng đắn và mang lại hiệu quả hơn đối thủ.
Nắm bắt được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin và tự động hoá đối
với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để phát triển kinh tế, Công ty
TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang (FPT - IS) đã đi vào lĩnh vực này và
nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp dịch vụ uy tín trong các lĩnh vực điện tử,
tin học - viễn thông và tự động hoá với tính chuyên nghiệp cao. Công ty đã từng
tham gia cung cấp thiết bị và dịch vụ cho nhiều dự án thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau như: tài chính, ngân hàng, dầu khí, hàng không, giáo dục…
Nhận thấy các hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp và hữu ích với việc
áp dụng các kiến thức đã học để phân tích và hữu ích cho công việc, em đã chọn
Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang (FPT - IS) là địa điểm thực tập
tốt nghiệp cho mình.
Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm có 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang
Phần 2: Phân tích một số hoạt động quản trị chính của Công ty TNHH
Viễn thông và CNTT Hồng Quang
Phần 3: Định hướng phát triển Công ty TNHH Viễn thông và CNTT
Hồng Quang trong thời gian tới


Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang (FPT - IS), em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô giáo
và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng

3


Quang (FPT - IS). Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ hơn nữa trong giai đoạn sau này.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức của bản thân mình còn có hạn
nên trong quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá các lĩnh vực quản lý và kinh
doanh của Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang (FPT - IS), em
không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo để nhằm hoàn thiện hơn bản báo cáo thực tập này
và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập đồng thời phát triển bài viết hơn nữa phục vụ
cho kỳ tốt nghiệp sắp tới.

4


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG VÀ CNTT HỒNG QUANG
1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang
1.1.1. Giới thiệu chung
Thành lập:

Tháng 4 năm 2005

Vốn pháp định:


450.000.000.000 VND

Vốn lưu động:

1.115.000.000.000 VND

Tên giao dịch:

Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang

Tên giao dịch quốc tế:

HONG QUANG VN Co., Ltd

Trụ sở chính:

221 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên- Hà Nội

Tel: (84-4) 650 2244

Fax: (84-4) 873 0958

Website: www.HQVN.com

Email:

Văn phòng TP.HCM:

71 Vĩnh Viễn - Quận 10 - TP.Hồ Chí Minh


Tel: (84-8) 8355397

Fax: (84-8) 08-8355398

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Xuất phát từ một trung tâm thành viên của Công ty phát triển đầu tư công
nghệ FPT chuyên kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực điện tử và công nghệ
thông tin. Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang tập hợp những con
người cùng ý nguyện và đã nhiều năm trải nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn,
dịch vụ và làm các dự án cho tập đoàn dầu khí quốc gia, Bộ Công An, Bộ Giáo dục
và Đào tạo... Họ đi tới một quyết định táo bạo để thành người chủ cho riêng mình.
- Ngày 13/8/2008, họ đã thành lập Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang với hình thức là công ty TNHH dịch vụ và thương mại trực thuộc tập đoàn
FPT.
- Dấu mốc quan trọng từ những năm 2000, đã chủ trì triển khai Dự án khởi tạo
mạng PV_WAN với các trang thiết bị hạ tầng cơ bản giải quyết khâu tác nghiệp
trực tuyến giữa các trung tâm vùng Hà nội và Vũng tàu. Cung cấp các thiết bị tin

5


học viễn thông theo chủ trương tăng cường năng lực của hệ thống thông tin tin học
hóa của tổng công ty Dầu khí Việt nam.
- Với việc đặt quan hệ được với tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và 2 toà nhà trụ
sở của tập đoàn tại TP.HCM và Hà Nội hoàn thành vào năm 2010 cần thi công các
hạng mục về công nghệ thông tin cũng như tự động hoá. Công ty TNHH Viễn thông
và CNTT Hồng Quang đã được thành lập để từ đây có tư cách pháp nhân tham gia
các công trình. Và thực tế đã đạt được:
- Tháng 9 năm 2011 với tư cách thầu phụ, FPT - IS đã tham gia triển khai
cung cấp, lắp đặt, ba (03) hệ thống thiết bị: IT (Tin học), CCTV (Camera giám sát),

PA (Âm thanh công cộng) tại tòa nhà điều hành phía nam của Tập Đoàn Dầu Khí
(tại TP Hồ Chí Minh). Dịch chuyển toàn bộ hệ thống IT với trên 400 người sử dụng
của PetroVietNam từ địa điểm 22 Ngô Quyền, Hà Nội sang tòa nhà Petrotower tại
18A Láng Hạ, Hà Nội trong khoảng thời gian 03 ngày (chỉ tính phần tháo dỡ, lắp
đặt, thiết lập hệ thống mới, kiểm định,…). Tháng 7 năm 2012 các hệ thống đã được
Nhà thầu chính và Chủ đầu tư nghiệm thu để đưa vào sử dụng.
Tháng 8 năm 2012, FPT - IS hoàn tất giai đoạn nâng cấp tiếp theo của dự án
PV_WAN này với tổng giá trị hợp đồng trên 15 tỷ đồng và quy mô trải rộng tại các
thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng thành
viên
Ban Giám đốc

P.Hành
chính

P.Kế toán

P.R&D

P.Dự án

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty

6

P.Bảo
hành



- Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ông Đỗ Cao Bảo.
- Tiếp đó là Ban giám đốc, gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và Kế toán
trưởng
- Giám đốc là người đứng đầu công ty, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ
quản lý điều hành chung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc
- Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách ban đấu thầu, mua và bán hàng cung cấp
cho các công trình, ngoài ra còn phụ trách các quyết định tài chính của công trình
- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách bộ phận nghiên cứu và phát triển, bộ phận
triển khai, giám sát kỹ thuật của các dự án; bộ phận bảo hành, bảo trì nghiệm thu
chất lượng các công trình
- Kế toán trưởng: phụ trách bộ phận tài chính chung, bao gồm thu chi của công
ty cũng như hoạch toán tổng thể cho các công trình
- Phòng hành chính: phụ trách các công văn, giấy tờ, quản lý nhân sự và kế
hoạch
- Phòng kế toán: giúp việc cho kế toán trưởng, phụ trách các mảng về kế toán,
tiền lương, báo cáo tài chính…
- Phòng R&D: nghiên cứu khoa học và triển khai các ứng dụng cho dự án
- Phòng Dự án: chủ yếu triển khai các công việc trực tiếp liên quan đến hiện
thời của dự án như:thi công, lắp đặt…
- Phòng bảo hành: phụ trách việc bảo hành các hạng mục của công trình sau
lắp đặt nghiệm thu
Nhận xét: sơ đồ quản lý kiểu trực tuyến chức năng 4 cấp.
- Cơ cấu này là tương đối phù hợp và linh hoạt đối với doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Công ty TNHH Viễn thông và CNTT
Hồng Quang, vì sản phẩm chủ yếu của công ty là các dự án, các dự án thì không thể
giống nhau như các sản phẩm hữu hình, vì thế mỗi bộ phận tham gia vào hoàn
thiện cho dự án, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc dự án, đồng thời có thể


7


tham gia nhiều dự án cùng một thời điểm với cùng một chức năng. Ngoài ra các dự
án còn có thể hỗ trợ cho nhau và linh hoạt về khoảng thời gian khi cần ưu tiên một
dự án nào hơn
1.3. Ngành nghề kinh doanh
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giấy phép kinh doanh
- Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực
điện tử, tin học, viễn thông và tự động hoá, trong bản đăng ký ngành nghề hoạt
động kinh doanh của công ty có các nội dung sau:
- Mua bán, cho thuê, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị tin
học, điện tử, viễn thông.
- Thiết kế, cung cấp hàng hóa, dịch vụ lắp đặt các hệ thống: Mạng máy tính;
Camera giám sát; Cảnh báo; Chống sét; Báo cháy nổ; Âm thanh công cộng; Hội
nghị truyền hình, viết và gia công phần mềm…
- Tư vấn, thẩm định, cung cấp, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các dự
án tin học, viễn thông, tự động hóa sản xuất, quản lý tòa nhà và an toàn hệ thống
thông tin.
- Tư vấn về quản trị doanh nghiệp: áp dụng công nghệ nâng cao hiệu quả tác
nghiệp.
CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHÁC:
- Mua bán thiết bị nguyên vật liệu thuộc lĩnh vực tự động hóa, viễn thông tin
học và điện tử phục vụ sản xuất.
- Đại lý, mua, bán, ký gửi và xuất nhập khẩu hàng hóa
1.3.2 Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại
- Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang hoạt động trên các lĩnh
vực công nghệ thông tin, tự động hoá, điện tử viễn thông có những chức năng và
nhiệm vụ chính sau:

Công nghệ thông tin: cung cấp hàng hoá trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Có thể thấy rằng: mảng dịch vụ nhà cung cấp trung gian hàng hoá và mảng thiết kế
xây dựng hệ thống là hai mảng phát triển chủ yếu của công ty, công ty đã và đang

8


phát triển mạnh hai mảng này nhờ liên kết đối tác với các hãng cung cấp thiết bị
như:
Dell Malaysia: chuyên cung cấp các máy tính workstation, server… hạng nặng
cho các trạm workstation và các mạng doanh nghiệp.
Cisco, HP, IBM, Sony ….cung cấp các thiết bị tin học.
Tự động hoá: đây là một lĩnh vực mới và hứa hẹn của công ty, việc liên kết
được với PV một ngành mạnh và ứng dụng khoa học công nghệ cao đòi hỏi trình độ
tự động hoá cao đã mở ra hướng mới cho công ty. Bằng việc liên kết với các hãng
cung cấp thiết bị tự động hoá như Siemen, ABB…cung cấp các thiết bị chuyên
dụng trong lĩnh vực tự động hoá và viễn thông. Tuyển dụng và đào tạo ngày càng
nhiều các chuyên viên kỹ thuật trong lĩnh vực này
Viễn thông: cung cấp lắp đặt, triển khai các thiết bị đầu cuối cho hội thảo
truyền hình trực tuyến từ xa, cung cấp thiết bị chiếu sáng, âm thanh, chữa cháy…
1.4. Kết quả hoạt động của Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang
Bảng 1.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Đvt:nghìn đồng
Stt

Nội dung

Năm 2010


So sánh
Tuyệt đối
Tương đối
52
2
0,04%
3.244.269.844 249.635.645
8,3%
Năm 2011

1 Số lượng dự án
50
2 Doanh thu thuần 2.994.634.199
Lợi nhuận trước
3
414.791.562
483.970.719 69.179.157
16,7%
thuế(Ebit)
Lợi nhuận sau
4
339.864.384
396.663.831 56.799.447
16,7%
thuế(Ebit×25%)
- Vì là công ty về công nghệ thông tin, nên hàng hoá ta có thể đánh giá thành
số lượng dự án thực hiện. Chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ được đo bằng
hiệu quả của dự án:
Doanh thu / sản phẩm năm 2010 là: 2.994.634.199/50 = 59.892.269 (nghìn
đồng)


9


Doanh thu / sản phẩm năm 2011 là: 3.244.269.844/52 = 62.389.805 (nghìn
đồng)
Lợi nhuận / sản phẩm năm 2010 là: 339.864.384/50

= 6.797.287 (nghìn

đồng)
Lợi nhuận / sản phẩm năm 2011 là: 396.663.831/52

= 7.628.151 (nghìn

đồng)
Nhận xét: Qua số liệu đánh giá, ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công
ty có những biễn chuyển tích cực, doanh thu qua 1 năm tăng 8,3%, đồng thời đến
hết năm 2011 doanh thu là gần 3300 tỷ đồng , tuy nhiên doanh thu tăng hay giảm
không đánh giá được hết tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty mà phải đánh giá
thông qua chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế: nghĩa là đơn giá cho sản phẩm và
lợi nhuận trung bình.
- Qua tính toán đơn giá trung bình cho sản phẩm ta thấy càng về sau, công ty
càng trủ trì thực hiện các đơn hàng quy mô lớn hơn qua đó thấy được sự lớn mạnh
của công ty trong việc có thêm uy tín và năng lực để tham gia các công trình lớn
hơn, đồng thời với việc thực hiện các sản phẩm (dự án) có đơn giá lớn hơn là hiệu
quả đầu tư ngày một nâng cao, thể hiện ở lợi nhuận trung bình cho dự án ngày một
tăng (thậm chí gấp 1,167 lần, như thế có thể nói chất lượng ( hiệu quả dự án) đã
được tăng đáng kể và phát triển mạnh.


10


PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHÍNH
CỦA CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG VÀ CNTT HỒNG QUANG
2.1. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
2.1.1 Cơ cấu lao động trong công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty năm 2010 là: 1032 người bao
gồm nhiều loại lao động ở các bộ phận khác nhau và năm 2011 là 1354 người.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong công ty
Chỉ tiêu
Tổng số lao động (người)
a. Theo trình độ
Trên đại học
Đại học
Khác
b. Theo giới tính
Nam
Nữ
c. Theo tính chất
Trực tiếp
Gián tiếp
Phân tích:

Năm 2010
1032

Năm 2011
Năm 2012 (quý 1)
1354

1410

30
802
200

30
1124
200

30
1180
200

792
240

1054
300

1100
310

592
220

1134
220

1190

220

- Tỉ lệ lao động có trình độ cao từ đại học trở lên chiếm tỉ trọng cao: 91,5 (%)
trong khi đó tỷ lệ lao động dưới đại học chỉ chiếm 8,5 (%)
- Tỷ lệ này là tương đối hợp lý và là cơ sở để công ty có được nguồn lực mạnh
cho những sự phát triển lâu dài của mình
- Có thể giải thích là do nguyên nhân: lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công
ty là lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hoá… đây là những ngành
khoa học tiên tiến đòi hỏi mức độ chất xám cao.
- Tỉ lệ lao động nam 87,25 (%) cao hơn hẳn so với tỷ lệ lao động nữ 12,75(%).
Cơ cấu này cũng hợp lý và tương tự hoàn toàn có thể giải thích là do nguyên nhân
như trên: lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là lĩnh vực công nghệ thông
tin, viễn thông và tự động hoá… những ngành kỹ thuật tương đối vất vả đồng thời

11


nguồn cung là nữ tương đối ít từ nguồn đào tạo là các trường Đại học kỹ thuật trên
cả nước.
- Tỉ lệ lao động trực tiếp là 81,0%, còn tỉ lệ lao động gián tiếp là 19%. Tổng
lao động mới khoảng 56 người, hơn nữa đặc điểm hàng hoá của công ty là công
nghệ thông tin, mà cụ thể là dự án nên mỗi thành viên đều phải tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quá trình tạo ra của cải vật chất cho công ty, tham gia vào dự án
dưới các vai trò khác nhau từ giám đốc đến nhân viên, tất cả đều huy động để có
được nguồn lực đáp ứng các yêu cầu của dự án.
Nhận xét :
- Xu thế sử dụng nguồn lao động của công ty trong giai đoạn ngắn (đến 2012)
cũng không mấy thay đổi, không tuyển ồ ạt lao động để tăng quy mô của công ty
mà chủ trương tận dụng đào tạo, tuyển nguồn lực có chất lượng, có khả năng thực
hiện dự án tham gia hiệu quả vào quá trình sản xuất bởi vì phương châm kinh doanh

trong giai đoạn này là khẳng định thương hiệu và hàng hoá thông qua chất lượng và
uy tín của công ty khi thực hiện các sản phẩm hàng hoá dịch vụ này
2.1.2 Định mức lao động
- Nếu như ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hoá, sản phẩm cụ thể trong
một dây truyền hay nguyên công, người ta có thể dễ dàng tính toán được mức thời
gian cho từng nguyên công, với trình độ tay nghề của công nhân trong dây chuyền
và kế hoạch sản xuất của nhà máy, từ đó người ta đưa ra định mức lao động, thì đối
với đặc thù sản phẩm hàng hoá dịch vụ thương mại, rất khó để có thể đưa ra khái
niệm này. Định mức lao động hàng hoá dịch vụ. Định mức ở đây chỉ là ngầm hiểu
của bộ phận giám đốc kỹ thuật để hoạch định kế hoạch và nhân lực phù hợp điều
phối cho từng dự án cụ thể của công ty. Vấn đề này có thể hơi trừu tượng và ta sẽ
tiếp tục nghiên cứu.
2.1.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động
- Thời gian sử dụng lao động của công ty được áp dụng hoàn toàn theo bộ luật
lao động, ngày làm 8 tiếng và tuần làm 5 ngày.

12


- Tuy nhiên do đặc thù là làm hàng hoá - dịch vụ thương mại, triển khai các dự
án, nên yêu cầu về mặt tiến độ là vô cùng quan trọng, vì thế việc làm thêm và làm
ngoài giờ là không thể thiếu, thời gian và trả công của làm thêm giờ, làm ngoài giờ
được tính theo như trong luật lao động:
150 % cho làm thêm ngoài giờ.
200 % cho làm ngoài giờ trong ngày lễ tết.
- Việc làm ngoài giờ ở công ty có thể nói là hoàn toàn tự giác và nghiêm túc,
vì mô hình dự án đòi hỏi và kết quả của mỗi dự án thực hiện thành công là hoàn
toàn có thể nhìn thấy được mức lợi nhuận thu lại cho công ty.
2.1.4 Năng suất lao động
- Được tính bằng hiệu quả công việc chứ không tính theo số sản phẩm/1 đơn

vị thời gian như các xí nghiệp sản xuất. Tôi xin trích dẫn bảng số lượng lao động và
doanh thu, lợi nhuận qua các năm để từ đó đánh giá năng suất lao động của công ty
Bảng 2.2: Đánh giá năng suất lao động qua hiệu quả - doanh thu và lợi nhuận
Năm
2010

Số lđ

Doanh thu thuần

(người)

(nghìn đồng)

Doanh thu

Lợi nhuận trước

k/hoạch (nghìn

thuế (nghìn

đồng)
3.311.000.000

1032

đồng)
414.791.562


2.994.634.199
3.244.269.84
2011
3.450.000.000
483.970.719
1354
4
- Qua bảng trên ta thấy, năng suất lao động không tăng rõ rệt từ năm 2010

sang năm 2011 với việc thêm 322 người (tức là 15% số lượng lao động), doanh thu
đã tăng từ 2.995 tỉ lên 3.245 tỉ, như vậy là tăng gấp 1,083 lần, so với kế hoạch thì
đạt 90% năm 2010, đạt 94% năm 2011 và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 1,167 lần
(từ gần 415 tỉ lên gần 484 tỉ) đây có thể nói là sự bố trí hợp lý lao động hơn, trình
độ lao động được cải thiện hơn.
- Tuy nhiên cũng có thể do một phần nguyên nhân là sang năm 2011, một năm
đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đang
cùng với tất cả các nước trên thế giới vẫn đang vật lộn để tìm con đường sớm nhất
đưa nền kinh tế thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất

13


trong mấy chục năm gần đây và mức độ lạm phát luôn ở mức hai con số. Thị trường
CNTT trong năm 2011 cũng gặp vô vàn khó khăn, với tốc độ tăng trưởng chỉ còn
1,1%.
2.1.5 Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Tuyển dụng:
- Chính sách tuyển dụng là theo yêu cầu thực tế, lấy hiệu quả và nhu cầu công
việc để tuyển dụng. không ưu tiên con em…
- Tuyển lao động có trình độ cao.

- Thi tuyển dưới hình thức: kiểm tra, phỏng vấn và quan trọng nhất là thử việc
(cho làm thử 3 tháng trả lương thoả thuận rồi mới quyết định có tuyển hay không).
Nhận xét: đây là một chính sách hợp lý trong giai đoạn mới phát triển của
công ty, không ồ ạt, dựa vào trình độ năng lực và nhu cầu, thiếu thì tuyển, tuyển
người đã có kinh nghiệm làm việc để tham gia ngay vào các dự án - chính sách linh
hoạt, tuy nhiên, cũng căn cứ vào kế hoạch các năm của công ty để đề ra phương án
tuyển lao động phù hợp. Ví dụ như tăng kế hoạch doanh thu, năm sau có nhiều mối
đặt hàng, công ty sẽ có kế hoạch tuyển và đào tạo từ trước.
Đào tạo:
- Chủ trương khuyến khích đào tạo và tự đào tạo. Để tham gia nhiều dự án với
nhiều mảng khác nhau, lao động phải tự đào tạo để hoàn thiện mình thích ứng với
mọi trường hợp. Ngoài ra công ty tạo điều kiện và kinh phí để giúp cán bộ công
nhân viên nâng cao trình độ ở các khoá học nếu thấy cần thiết (hiện nay có tới 68
cán bộ/2354 người đang được tham gia các khoá học đào tạo nâng cao do công ty
tài trợ). Tuy chưa có một quỹ đào tạo chính thức (hiện tại chỉ căn cứ vào tính hợp
lý, cần thiết để tài trợ cho đào tạo nâng cao tay nghề) nhưng trong năm sau, công ty
dự định trích mỗi năm 5% lợi nhuận để cho quỹ đào tạo và nâng cao tay nghề cho
cán bộ công nhân viên, đây thực sự là một việc làm cần thiết và hiệu quả ưu điểm
của công ty.
2.2. Quản trị các yếu tố vật chất (Nguyên vật liệu và TSCĐ)
2.2.1 Các nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp

14


- Do triển khai các dự án, các nguyên vật liệu - không phải như các dây
chuyền hay nhà máy xí nghiệp sản xuất. Nếu coi một dự án là một sản phẩm thì các
nguyên vật liệu để tạo nên nó là chất xám cộng với các thiết bị kỹ thuật. Nói về các
thiết bị kỹ thuật, chúng là các thiết bị trọn gói và đồng bộ được nhập từ các nguồn
khác nhau từ các đối tác trong và ngoài nước. Chủ yếu là các thiết bị dùng cho công

nghệ thông tin và điện tử viễn thông như: các máy tính đồng bộ từ máy tính xách
tay đến máy tính để bàn, từ workstation đến server hoặc các thiết bị Cisco, các bộ
điều khiển công nghệ ánh sáng âm thanh, tự động hoá tòa nhà hoặc dây chuyền sản
xuất…
- Nên trong báo cáo thực tập này của em, mục nguyên vật liệu sử dụng được
thay thế và coi như thiết bị, linh kiện phục vụ cho thi công các công trình.
2.2.2 Định mức sử dụng thiết bị
Định mức:
- Tuỳ từng dự án khác nhau, yêu cầu khác nhau, thiết bị được mua, bán nhập
theo đơn đặt hàng và theo thiết kế, trong thiết kế luôn có độ dự trữ an toàn nếu nhà
sản xuất, cung cấp không có mục này thì bên FPT - IS chấp nhận tính dự trữ an toàn
là 10%, tuy nhiên không phải mua dư 10% thiết bị mà được bảo đảm bằng vốn cho
công trình. Đây là điều khoản bảo đảm quan trọng trong hợp đồng.
- Sử dụng xuất nhập thiết bị: làm đúng các quy trình: nhập kho, xuất kho đưa
đến dự án, kiểm kê để đảm bảo tính kiểm soát và hoạch định được cho dự án cũng
như công ty.
2.2.3 Tồn kho
- Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn so với
tổng nguồn vốn, do hàng hoá đặt mua về cho dự án đôi khi bị ùn ứ và tính toán chưa
hợp lý
Nhận xét về hàng hoá và tồn kho của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp vần phải hướng tới hàng hoá không tồn kho để vốn của công
ty không bị ứ đọng, quay vòng nhanh, mà công ty có thể đầu tư nhiều dự án, linh
hoạt hơn. Đây là một bài toán không hề đơn giản cho người hoạch định dự án

15


2.2.4 Cơ cấu tài sản cố định
- Tài sản cố định được đầu tư theo yêu cầu của kinh doanh hiện tại.

- Tài sản cố định được chia làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố
định vô hình và được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.
+ Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian sử dụng ước tính, cụ thể như sau:
Máy móc và thiết bị:

5 - 25 năm

Phương tiện vận tải:

4 - 6 năm

Thiết bị văn phòng:

3 - 5 năm

Tài sản khác:

3 - 5 năm

Nhận xét:
- Khấu hao TSCĐ là một yếu tố có liên quan tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. Việc
trích đúng đủ mức khấu hao theo quy định sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất
hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được giữ ở mức không đổi trong
suốt thời gian sử dụng và được tính bằng công thức khấu hao đều
- - Tài sản cố định chủ yếu là thiết bị phục vụ cho văn phòng, cách tính khấu
hao đều trong thời gian như thế là phù hợp với vòng đời công nghệ
2.3. Quản trị tiêu thụ
2.3.1 Chính sách sản phẩm - thị trường
- Chính sách sản phẩm được công ty thực hiện giai đoạn hiện nay là:

- Ưu tiên sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin: do tình hình phát triển
khoa học công nghệ ở VN ta có thể nhận thấy, tốc độ và yêu cầu về các sản phẩm,
công trình ứng dụng công nghệ thông tin đang phát triển chóng mặt và trên phạm vi
toàn quốc. Vì thế Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang đã nhận thức
được điều này và tập trung phát triển sản phẩm công nghệ thông tin.
- Tiếp đến là sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong lĩnh vực tự động hoá và viễn
thông, đây là lĩnh vực hứa hẹn đầy tiềm năng
Trong tương lai: sẽ chú trọng xây dựng hàng hoá dịch vụ truyền thống thuộc
lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Ngoài ra chú trọng đến quy mô và chất
lượng - độ tin cậy, đáp ứng yêu cầu khách hàng (hiệu quả của các sản phẩm hơn)

16


thế hiện ở việc tăng chất lượng quản lý, tăng giá trị gia tăng (chất kỹ thuật) để mạng
lại hiệu quả đầu tư cao hơn
Thị trường: trong việc phân đoạn thị trường, do đặc điểm sản phẩm là hàng
hoá dịch vụ thương mại, nên thị trường không được phân theo khu vực địa lý mà
phân theo chiều dọc, đó là các ngành. Ưu tiên phục vụ trong thị trường ngành Dầu
khí, Tài chính - ngân hàng, các ngành này đang phát triển rầm rộ và là thị trường
lớn nhất. Ngoài ra các ngành khác như giáo dục, xây dựng cơ bản … cũng đang
được đẩy mạnh.
2.3.2 Chính sách giá
- Có thể nói chính sách giá của đặc thù sản phẩm hàng hoá dịch vụ ở đây là:
Đấu thầu cạnh tranh. Vì thế yêu cầu ở đây là phải xây dựng được một đội ngũ cán
bộ nhân viên không chỉ mạnh về kỹ thuật mà phải có kỹ năng quản lý, đấu thầu
cũng như tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.3.3 Chính sách phân phối
- Hiện nay công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đang
xúc tiến xây dựng thêm 1 trụ sở tại thành phố Cần Thơ, Vũng Tàu với đặc điểm là

kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao và hiện đại, việc đặt các trụ sở tại các
thành phố lớn và có nhu cầu cao là rất quan trọng.
- Tuy nhiên kênh phân phối của nhà cung cấp là cực kỳ quan trọng đối với
công ty cung cấp dịch vụ như FPT - IS. Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang đang xúc tiến xây dựng các kênh phân phối các loại hàng hoá đặc chủng ổn
định với mức giá ưu tiên và thương hiệu, như phân tích ở mục sản phẩm, công ty đã
tiếp xúc và lấy uỷ quyền của nhiều hãng cung cấp thiết bị tin học và viễn thông lớn
trên thế giới và đã trở thành nhà cung cấp, đại lý của các sản phẩm này như: Dell,
IBM, CISCO…
- Ngoài ra, hình thức liên kết cung cấp với các công ty khác cũng được đẩy
mạnh khi năng lực của công ty còn yếu và có thể nói, không thể có công ty nào một
mình có thể trải hết mọi lĩnh vực, cần sự bổ xung và liên kết hợp lý để mang lại
hiệu quả cho kinh doanh như liên doanh với Tekpro, Pitac…
2.3.4. Chính sách xúc tiến bán hàng và marketing

17


- Như đã nói ở chính sách giá, thì việc đẩy mạnh Marketing là không thể thiếu
và là sống còn, Marketing ở đây không chỉ đơn thuần là đánh bóng thương hiệu
công ty mà là cả một hệ thống phức tạp từ việc: tìm hiểu yêu cầu của khách hàng,
đặt đầu bài và kiểm tra năng lực thực tế của công ty mình, đến tìm hiểu đối thủ cạnh
tranh, tìm hiểu các giải pháp tối ưu hơn để thực hiện dự án, tìm hiểu đối thủ cạnh
tranh và đưa ra chiến lược hợp lý để thắng thầu. Đưa ra sự phân phối và chính sách
đối với từng khách hàng: như ưu tiên khách hàng truyền thống về giá và các dịch vụ
bảo hành và ưu tiên tiến độ và chất lượng cho khách hàng mới
- Marketing còn là việc công ty đang xúc tiến xây dựng và thực hiện chất
lượng hàng hoá dịch vụ và thương hiệu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO cho
công ty.
2.3.5 Công tác thu thập thông tin Marketing của công ty

- Công ty có nhiều phương thức thu thập thông tin Marketing tùy theo từng dự
án mà có thể linh hoạt sử dụng, nhưng nói chung vẫn phải qua 05 giai đoạn đó là:
+ Xác

định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

+ Lập

kế hoạch nghiên cứu.

+ Thu

thập dữ liệu.

+ Phân
+ Viết

tích dữ liệu.

báo cáo và thuyết trình kết quả.

- Vì thế có thể dự án này lựa chọn sử dụng phương pháp phỏng vấn mà dự án
khác lại sử dụng phương pháp nghiên cứu lấy mẫu cùng kết hợp thu thập dữ liệu
thứ cấp. Đôi khi công ty còn dùng hệ thống tình báo Marketing cho công việc thu
thập thông tin cho bản thân mình.

18


2.3.6. Đối thủ cạnh tranh

- Là các công ty thương mại, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông trên thị trường, đặc biệt là trong phạm vi Hà Nội và Thành
Phố Hồ Chí Minh. Có thể kể ra một số đối thủ trực tiếp của công ty như sau:
- Công ty Petecare
- Công ty CMS
- Công ty HIPT
- Công ty Bkav
….
- So sánh chất lượng hàng hoá dịch vụ trên thị trường của công ty với một số
công ty cạnh tranh: đây là vấn đề tương đối nhạy cảm, cũng bởi vì thị trường cạnh
tranh của công ty không phân theo khu vực địa lý mà là theo lĩnh vực ngành nghề,
do mối quan hệ, Marketing…thì chất lượng và uy tín của hàng hoá dịch vụ của công
ty đã được khẳng định trong ngành Dầu khí, Viễn thông, tuy nhiên trong các ngành
khác như xây dựng cơ bản thì tên tuổi của công ty lại ít được biết đến, mà thị trường
các ngành thì vô cùng to lớn dù chỉ ở phạm vi các thành phố. Đây là hướng mà
công ty đang cần phải mở rộng và hướng tới nhiều trong tương lai.
- Ngày nay, thị trường còn tương đối lớn do nhu cầu cao của tốc độ phát triển
khoa học và kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên ta có thể thấy được xu hướng là ngày
một cạnh tranh quyết liệt, trước tình hình đó, các công ty đối thủ cũng rất lớn về
tiềm lực tài chính và có tên tuổi trên thị trường, đòi hỏi FPT - IS phải nhanh chóng
chiếm thị phần của thị trường, xây dựng thương hiệu và phát triển lên một tầm cao
mới.
2.3.7 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing
- Vì là công ty đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên công
ty có lợi thế hơn các công ty khác nhờ có kênh phân phối rộng lớn và thị phần
tương đối rộng. Chính vì vậy tình hình tiêu thụ của công ty là tương đối tốt tuy
nhiên vẫn cần phải hoàn thiện hơn nữa các khâu.
2.4. Quản trị tài chính
2.4.1 Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


19


Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang
221 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên- Hà Nội

Bảng 2.3 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2010 và 2011
Nghìn đồng

số
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25

Thuyết
minh

Chỉ tiêu

30
31
32

40
50
51

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Lãi vay phải trả
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24 +
25)]
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận từ hoạt động khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

60

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51)

20

15
15

15
16
20
17
18

19
20

21

Đvt:
2 010

2 009

Giá trị
3.246.543.083
2.273.239
3.244.269.844
2.449.992.119
794.277.724
65.862.072
71.187.144
21.230.242
154.594.952
166.970.630

Tỷ trọng theo
DT

100.0%
0,1%
99.9%
75,5%
24,5%
2,0%
2,2%
0.7%
4.8%
5.1%

Giá trị
3.000.859.529
6.225.330
2.994.634.199
2.302.362.016
692.272.183
25.474.334
41.869.345
3.781.200
125.499.181
150.992.789

Tỷ trọng theo
DT
100,0%
0,2%
99,8%
76,7%
23,1%

0,8%
1,4%
0,1%
4,1%
5,0%

467.387.069
21.721.836
5.138.186
16.583.649
483.970.719
87.306.887

14,4%
0.7%
0.16%
0.5%
14,9%
2.7%

399.385.200
22.182.215
6.775.854
15.406.361
414.791.562
74.927.177

13,3%
0,7%
0,2%

0,5%
13,8%
2,5%

396.663.831

12,2%

339.864.384

11,3%


Nhận xét:
Doanh thu tăng gấp 1,083 lần, chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty được
mở rộng đáng kể, nhiều bạn hàng, các hoạt động Marketing đã và đang triển khai
mang lại hiệu quả.
Trong khi chi phí bán hàng tăng 1,23 lần, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
1,10 lần thì lợi nhuận tăng 1,17 lần, chứng tỏ cùng với doanh thu tăng, tỷ suất lợi
nhuậnsau thuế còn tăng cao hơn, hiệu quả đồng vốn cao hơn, chất lượng dịch vụ có
thể tốt hơn.
2.5.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán
CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG VÀ CNTT HỒNG QUANG
221 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên- Hà Nội

Bảng 2.4 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN N¨m 2010 vµ 2011
§vt: ngh×n ®ång
TÀI SẢN

CÁC CHỈ TIÊU Mã Thuyết

số minh

A. Tài sản ngắn hạn (100=110+130+140+150)
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
1. Chi phi trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ

100
110
111
112
120
121
130

13
1
132
13
3
13
4
13
8
13
9
140
14
1
14
9
150
151
152

5

Năm 2011

Năm 2010

1.938.803.832 1.541.979.277
469.538.292 571.924.634
218.502.763 279.827.056
251.035.528 292.097.577

53.085.534
53.085.534
1.140.509.484 766.583.920

Chênh Lệch
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
396.824.555
25,8%
(102.386.342) -17.9%
(61.324.293)
21,9%
(41.062.049) -14,0%

373.925.564

48,8%

783.643.863
99.088.544

579.497.874
64.804.714

204.145.989
34.283.830

35,2%
52,9%


24

25.580.427

7.827.021

17.753.406

226,8%

6

136.174.286

93.492.909

42.681.377

45,6%

22.007.790

75.204.247

341,7%

(1.189.675)
(1.046.390)
239.681.144 173.167.475


(143.285)
66.513.669

-13,7%
34,4%

97.212.037

7

21

239.955.471

173.539.350

66.416.121

38,3%

(274.326)
35.989.375
17.601.417
12.369.144

(371.874)
30.303.246
14.708.999
11.344.895


97.548
5.686.129
2.892.418
1.024.249

26,2%
18,8%
19,7%
9,0%


3. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản cố định (200=220+260)
I. Tài sản cố định
1. TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. TSCĐ vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
II. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN (270=100+200)
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ(300=310+330)
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán

3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác
10.Dự phòng phải trả, phải nộp khác
11.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
12.Doanh thu chưa thực hiện
II. Nợ dài hạn
1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430)
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn điều lệ
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Cổ phiếu quỹ

158
200
220
221
222
223
227
228
229
260
261

268
270
300
310
31
1
312
31
3
31
4
31
5
31
6
31
7
31
8
31
9
320
32
3
33
8
330
33
6
33

9
400
410
41
1
41
7
41

8

9

11

12

24

13

14

22

6.018.813
4.249.352
115.841.107
51.695.455
98.260.551

43.933.860
90.003.765
35.945.203
145.226.376
82.733.186
(55.222.610) (46.787.982)
8.256.786
7.988.657
13.906.906
11.111.262
(5.650.120)
(3.122.605)
17.580.556
7.761.595
13.965.537
6.048.783
3.615.018
1.712.812
2.054.644.939 1.593.674.732

1.769.461
64.145.652
54.326.691
54.058.562
62.493.190
(3.789.998)
268.129
2.795.644
(2.527.515)
9.818.961

7.916.754
1.902.206
460.970.207

41,6%
124,0%
123,6%
150,4%
75,5%
-18,0%
3,3%
25,2%
-80,9%
126,5%
130,9%
111.0%
28,9%

1.220.725.334 1.134.439.973
1.219.870.511 1.134.430.047

86.285.361
85.440.464

7,6%
7,5%

471.208.816 297.288.777
290.082.310 243.223.388


173.920.039
46.858.922

58,5%
19,3%

130.213.663

176.902.216

(46.688.553)

-26,4%

49.334.937

40.444.992

8.889.945

22,0%

63.679.379

75.009.671

(11.330.292)

-15,1%


79.891.722

41.538.964

38.352.758

92,3%

215.451.869 (175.348.361)

-81,4%

40.103.508
25.525.538

11.213.656

14.311.882

127,6%

6.263.038
7.112.649

2.447.536
6.483.962

3.815.502
628.687


155,9%
9,7%

33.817.239

15.720.528

18.096.711

115,1%

22.637.706
854.822

8.704.481
9.925

2.243

9.925

(7.682)

-77,4%

852.579
784.915.774
782.165.774

459.234.759

456.484.759

325.681.015
325.681.015

70,9%
71,3%

450.480.510

350.000.000

100.480.510

28,7%

27.740.764
(140.290)

7.860.264

19.880.500
-

13.933.225 160,0%
844.897 8512,8%

252,9%



4. Lợi nhuận chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.Nguồn kinh phí
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TỔNG NGUỒN VỐN (440=300+400)

4
420
430
43
2
439
440

304.084.790
2.750.000

98.624.495
2.750.000

2.750.000
2.750.000
49.003.830
2.054.644.939 1.593.674.732

23

205.460.295

208,3%


460.970.207

28,9%


Nhận xét:
- Tổng tài sản của Công ty năm 2011 tăng 460.970.207 nghìn đồng tương
đương với 28,9% nguyên nhân là do tài sản cố định tăng mạnh tới 64.145.652 nghìn
đồng tương đương với 124%, tài sản dài hạn khác cũng tăng 9.818.961 nghìn đồng
tương đương tăng 126,5%, các khoản phải thu tăng 373.925.564 nghìn đồng tương
đương với tăng 48,8%, hàng tồn kho tăng 66.513.669 nghìn đồng tương đương tăng
34,4 % so với năm 2010, tài sản lưu động khác tăng 5.686.129 nghìn đồng tương
đương tăng 18,8%. Tuy nhiên tiền và các khoản tương tiền lại giảm 102.386.342
nghìn đồng tương đương với giảm 17,9% nhưng cuối kỳ cân đối thì tổng tài sản
vẫn tăng.
- Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2011 tăng 325.681.015 nghìn đồng tương
đương 70,9% nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng 71,3% so với năm 2010.

24


Bảng 2.5 Cơ cấu tài sản năm 2011 (Đvt:Nghìn đồng)
Năm 2011
Các chỉ tiêu

Tăng giảm

Tỷ trọng (%)


Số

Số

Tuyệt

Tương đối

đầu ky

cuối ky

đối

%

Đầu ky

Cuối ky

Tăng giảm

TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn

1.541.979.277

1.938.803.832

396.824.555


26,1%

96,8%

94,4%

-2,4%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn

571.924.634
766.583.920

469.538.292
53.085.534
1.140.509.484

(102.386.342)

-17.9%

35,9%

22,8%

-13,1,%


373.925.564

48,8%

48,1%

55,5%

7,4%

IV. Hàng tồn kho

173.167.475

239.681.144

66.513.669

34,4%

10,9%

11,6%

0,7%

V. Tài sản lưu động khác

30.303.246


35.989.375

5.686.129

18,8%

1,9%

1,7%

-0,2%

B. Tài sản dài hạn

51.695.455

115.841.107

64.145.652

124,0%

3,2%

5,6%

2,4%

I. Tài sản cố định


43.933.860

98.260.551

54.326.691

123,6%

2,7%

4,8%

2,1%

7.761.595

17.580.556

9.818.961

126,5%

0,5%

0,8%

0,3%

1.593.674.732


2.054.644.939

460.970.207

28,9%

100.0%

100.0%

II. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản

25


×