Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Khái quát tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.35 KB, 27 trang )

Mục lục
Phần 1 : Lý thuyết
1. Khái niệm
2. Các hình thức đầu tư
3. Đặc trưng
4. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần 2: Thực tế
I. Đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam
1. Khái quát tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam
2. Thành tựu đầu tư ra nước ngoài của việt Nam
3. Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
4. Xu hướng trong thời gian tới
II: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2. Thành tựu đạt được trong những năm qua
3. Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
4. Xu hướng trong thời gian tới
Phần 3: Giới thiệu một số doanh nghiệp và nhận xét , đánh giá
1. Đầu tư của công ty Viettel sang campuchia
2. Đầu tư của tập đoàn Canon Nhật Bản vào công ty TNHH Canon
Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU:

Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước .Nền kinh tế của các nước
ngày càng phát triển trong khi nước ta vẫn nghèo và tụt hậu.Vì vậy nhiệm vụ
phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới là vượt qua tình trạng của
một nước nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân và từng bước hội nhập
vào quỹ đạo kinh tế Thế Giới.


Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với qui mô và tốc độ ngày càng
lớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước,
các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học công nghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển
vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Công nghiệp hoá Hiện đại hoá (CNH - HĐH) của các nước phát triển rất lớn. Mặt khác ở các
nước phát triển dồi dào vốn và công nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi
thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu
thụ. Chính điều đó đã tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước
ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Phần 1:Lý thuyết
1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình
thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước


chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn
tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và
các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều
bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để

tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách
pháp nhân
. Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí
giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước
ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt
Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài
trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư
cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50
năm kể từ ngày cấp giấy phép”
. Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) : là văn bản kí
giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây
dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời


hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho
nhà Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu
hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) : là hợp đồng kí kết giữa cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây
dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao

công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện
cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và
lợi nhuận hợp lý.
. Một số hình thức khác :
- Đầu tư phát triển kinh doanh
- Mua cổ phần ,góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
3. Một số nét đặc trưng của FDI:
- FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc
hơn vào quan hệ chính trị hai bên nếu so sánh với hình thức tín dụng quan hệ
quốc tế.
- Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,
nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi
nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao,
đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.
- Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn liền với lợi ích do đầu tư đem
lại cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình
độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.


- FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia và
sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định
đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mạng tính khả thi và
hiệu quả cao.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp
hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được
công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà các

hình thức khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nó
còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án
cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
4. Vai trò của đầu tư trực tiêp nước ngoài
a.Đối với nước đi đầu tư:
+Đứng trên góc độ quốc gia:
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có thể
mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia
khác mà mình sẽ đầu tư.
Thứ nhất, quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế của
nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế.
Thứ hai, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước sản
phẩm đang thừa mà nước sở tại lại thiếu.
Thứ ba, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu tư
sang nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn
gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời tránh được việc phải
khai thác các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm
môi trường.


Thứ tư, đó là vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng
những kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của Chính
phủ nước sở tại sẽ có những mục đích khác như làm gián điệp.
+ Đứng trên góc độ doanh nghiệp:
Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia thường là
lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
Một nguyên nhân nữa là họ có thể bán được những máy móc và công nghệ
cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là
mới đối với nước nha

ận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang phát triển).
Sản phẩm của họ được bán tại thị trường này sẽ ngày càng tăng uy tín
và tiếng tăm cho nó và làm tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ có sản
phẩm cùng loại.
b.Đối với nước nhận đầu tư:
* Những mối lợi:
+ Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý (chuyển giao nguồn lực):
Những hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả năng lực quản lý và
marketing) khó đo lường hơn so với các luồng chảy vào, nhưng phần lớn
chuyển giao đã diễn ra ở công ty mẹ ở nước ngoài và các chi nhánh của
chúng.
+ Các nhà đầu tư gánh chịu rủi ro
+ Tăng năng suất và thu nhập quốc dân; cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế
hơn:
+ Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước
+ Tiếp cận với thị trường nước ngoài
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
* Những thua thiệt:
+ Vốn nước ngoài rất hạn chế
+ Công nghệ không thích hợp, “giá chuyển nhượng nội bộ” cùng với việc
giảm tính linh hoạt trong xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
* Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Giải quyết những khó khăn về vốn cũng như công nghệ và trình độ
quản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một


cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục được những điểm yếu của mình
trong quá trình phát triển và hội nhập.
- Đóng góp vào ngân sách,thu hút lao động ,nâng cao thu nhập ,tăng khoản
thu cho ngân sách ,….

- Khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của
nền kinh tế quốc gia đó.
- Tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về
tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý ....nó góp phần làm tăng sự
phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như làm tăng sức cạnh
tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc gia trên thế giới
-- Tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dịch
vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp
Nói chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập
và phát triển nền kinh tế giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường công
nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một
nguồn vốn lớn trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt
khoa học công nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết
cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
* Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công việc này
đòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan trọng trong kinh tế đối ngoại,
thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân
công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích
cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi hỏi từng
quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân


công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi
quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính đầu tư nước
ngoài sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế.
* Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế xã hội hiên nay
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tư
trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước còn
chậm phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu
tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế.Nước ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao
động dồi dào nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoa
học tiên tiến nên chưa có điều kiện khai thác và sử dụng.
Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể
trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước hoàn
toàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển.
Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số
những điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủ
đầu tư. Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới
hiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần vốn hết sức
quan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà
nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay, chúng ta cần có một cơ
chế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tương
lai.
Phần 2 :Thực tế đầu tư trực tiếp nước ngoài


I . Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
1.Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đầu tư vào 33 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới với 200 dự án. Ngoài một số dự án tại các thị trường như
Nam Phi, Australia, Hàn Quốc, hầu hết các dự án còn lại đề tập trung vào
Lào, Campuchia, Singapore...
Trong số 200 dự án đó, 70 dự án được triển khai tại Lào với số vốn 461

triệu USD, chiếm 44,7% tổng số vốn, Algeria chiếm 23,5%, tiếp theo là Iraq,
Campuchia và Nga.
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp,
xây dựng mà mạnh nhất là thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất và chế
biến hàng gia dụng. Sản xuất vật liệu xây dựng chiếm gần một nửa số dự án
và gần 70% số vốn kế đến là nông nghiệp và dịch vụ.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào. Trên thực tế, Việt Nam
góp một lượng lớn vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa
hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su
32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD của
Công ty Cao su Đăk Lăk. Về phía Lào,
Năm 2009 kỷ niệm 10 năm kể từ khi có cơ chế mang tính pháp lý đầu tiên
cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhưng trước đó đã có hàng chục dự án
của các nhà đầu tư VN ở nhiều nước, điều này chứng tỏ sức sống, sức hấp
dẫn của hoạt động đầu tư này .
Cho đến nay đã có gần 400 dự án đầu tư vào 44 nước ở khắp 5 châu lục
địa bất chấp khủng hoảng kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn gia
tăng. Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2009 mỗi năm sẽ
có 500 triệu USD chuyển ra khỏi VN để thực hiện các dự án ở nước ngoài
2.Thành tựu hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp VN trong thời gian qua:
Từ khi chưa có những văn bản pháp lý của nhà nước chính thức quy định về
hoạt động ĐTRNN (trước năm 1999) đã có gần 20 dự án được cấp giấy
phép, sau 2 lần hoàn thiện nghị định có liên quan đến hoạt động này thì các
dự án ĐTRNN gia tăng mạnh mẽ (Bảng 1)


Bảng 1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN (tính đến 19/12/2008

STT


Năm

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

1

1989

1

563,318

2

1990

1

-

3

1991

3

4.000.000


4

1992

3

5.282.051

5

1993

5

690.831

6

1994

3

1.306.811

7

1998

2


1.850.000

8

1999

10

12.337.793

9

2000

15

7.165.370

10

2001

13

7.696.452

11

2002


15

191.459.576

12

2003

24

62.390.970

13

2004

17

12.463.114

14

2005

37

437.905.179

15


2006

36

349.106.156

16

2007

80

911.819.885

17

2008

103

2.386.201.934

Tổng cộng

368

4.391.676.122



Bảng 2: Đầu tư ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư
STT

Nước tiếp nhận

Số dự án

TVĐT (USD)

1

Lào

147

1.531.259.492

2

Liên bang Nga

17

945.347.407

3

Malaysia

7


812.472.740

4

Angiêri

1

243.000.000

5

Campuchia

39

211.259.268

6

Madagascar

1

117.360.000

7

Irắc


1

100.000.000

8

Iran

1

82.070.000

9

Mỹ

40

80.114.754

10

Indonesia

3

46.180.000

11


34 nước khác

129

178.655.841

Tổng cộng

368

4.392.239.502

Bảng 3: Đầu tư ra nước ngoài phân theo
Ngành

Số dự Tỷ trọng
án
(%)

TVĐTUSD

Tỷ trọng (%)

Công nghiệp

155

42,12


3.146.005.631

77,77

CN dầu khí

17

4,62

2.247.986.125

51,18

CN nặng

80

21,74

1.056.174.890

24,05

CN nhẹ

20

5,43


26.214.810

0,60

CN thực
phẩm

16

4,35

31.011.080

0,71

Xây dựng

22

5,98

54.618.726

1,24


Nông
nghiệp

70


19,02

557.472.764

12,69

Nông – lâm
nghiệp

62

16,85

545.272.764

12,41

Thủy sản

8

2,17

12.200.000

0,28

Dịch vụ


143

38,86

418.761.107

9,53

Dịch vụ

78

21,19

103.315.076

2,35

GTVT –
Bưu điện

29

7,88

70.925.832

1,61

Khách sạn –

Du lịch

8

2,17

18.383.589

0,42

Tài chính –
Ngân hàng

6

1,63

26.792.500

0,61

Văn hóa-Y
tế-Giáo dục

9

2,44

21.807.239


0,50

XD văn
phòng-Căn
hộ

13

3,53

177.536.871

4,00

368

100

4.392.239.502

100

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)
• Nhận định về những thành công của đầu tư ra nước ngoài
Thể chế chính sách liên quan đến đầu tư ra nước ngoài ngày càng được
hoàn thiện và đầy đủ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp VN ở nước ngoài: mười năm (1999 – 2009) kể từ khi có Nghị
định Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện
đang được xem xét sửa đổi.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài mang tính đa dạng:

- Đa dạng về thị trường (cả 5 châu lục) – các nước có nền công nghiệp phát
triển lẫn nước đang phát triển. Bao gồm: 44 nước (Bảng 2).
- Đa dạng về ngành đầu tư: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. (Bảng 3)


- Đa dạng về quy mô đầu tư: có nhiều dự án chỉ vài trăm ngàn USD, có
những dự án vài trăm triệu USD (có dự án trên 1 tỷ USD – đã được cấp giấy
phép tại Lào).
- Đa dạng về hình thức đầu tư: 100% vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác
kinh doanh; hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí); chuyển nhượng quyền
thương hiệu…
-Đa dạng về các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ra nước ngoài: doanh
nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài (Vietsovpetro); cá nhân…
- Đa dạng về loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư: Tập đoàn kinh tế,
doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Có một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài: dầu khí, bưu chính viễn
thông chẳng những mang doanh thu ngoại tệ cho đất nước, mà còn nâng cao
vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế.
Hình thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực đàm phán trong đấu thầu
quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng) trong liên doanh với nước ngoài để tổ
chức thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
Tóm lại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã mở ra một “mặt trận” kinh tế thứ
hai khai thác thị trường và lợi thế cạnh tranh của các nước khác để bổ sung,
hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị thế kinh tế của VN
trong khu vực và trên thế giới.
3. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài


Ở tầm vĩ mô:

Về thể chế chính sách:
Chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển
hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho
hoạt động đầu tư.
Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn nhiều bất cập:
Quản lý khâu tiền đầu tư chưa hợp lý và phức tạp.
Quản lý khâu triển khai và kết thúc dự án đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo:
Đại diện của Chính phủ VN ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đại
diện thương mại) chưa tham gia quản lý nhà nước và hỗ trợ các dự án đầu tư
ra nước ngoài.
VN chưa có chiến lược đầu tư ra nước ngoài, trừ ngành dầu khí có những
kế hoạch dài hạn đầu tư ra nước ngoài, còn từ cấp Trung ương, địa phương,


ngành…chưa xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài, cho nên Chính phủ
chưa xây dựng những biện pháp hỗ trợ sự phát triển hoạt động đầu tư ra
nước ngoài.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay của VN vẫn chủ yếu
mang tính tự phát của các doanh nghiệp.
Các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng:
Công tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài chưa được quan tâm:


Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài về phía doanh
nghiệp (Chủ đầu tư):
Năng lực cạnh tranh yếu:
Triển khai dự án chậm:
Các doanh nghiệp VN đầu tư ra nước ngoài thiếu tính liên kết với nhau
4. Xu hướng trong thời gian tới
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay tổng vốn đầu tư ra

nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt 300 triệu USD. Ngoài
các thị trường chính như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp đang hướng
đến những thị trường khác, cụ thể là các nước Mỹ Latin để thăm dò, khai
thác dầu khí và đầu tư vào một số ngành hấp dẫn khác
Về mặt chính sách, Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 121/2007/NĐCP qui định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động khai thác dầu
khí. Theo đó, Chính phủ sẽ chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng
vốn Nhà nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế
từ 3000 tỉ đồng trở lên..
Về phía các doanh nghiệp, sau chuyến tháp tùng Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ vừa qua, Tổng giám đốc công ty Mitsustar
Việt Nam khẳng định Mitsustar Việt Nam sẽ sớm thành lập Công ty Hàng
gia dụng Mitsustar trên đất Mỹ và từng bước niêm yết cổ phiếu tại thị
trường này.
Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel cũng đang xúc tiến mở văn
phòng đại diện tại Hồng Kông và Mỹ, sau khi triển khai dự án Công ty
Cambodia Viettel tại Campuchia. Viettel sẽ nâng Ban dự án Đầu tư ra nước
ngoài lên thành công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều đối tác.
Công ty Thương mại Sài Gòn cũng đang rất quan tâm đến dự án xây
dựng đại siêu thị đầu tiên tại Vientiane.


Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng tăng,
II. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
1. Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, các nguồn vốn nước ngoài ở Việt nam chủ
yếu gồm: FDI, ODA, tín dụng thương mại và các khoản vay nợ nước ngoài.
Trong số đó, nguồn FDI là quan trọng nhất, tạo ra một khu vực kinh tế có
trình độ thiết bị kỹ thuật công nghệ khá.
Tính đến năm 2002, Việt nam đã có 4500 dự án được cấp giấy phép với
tổng mức vốn đăng ký đạt trên 50 tỷ USD trừ các dự án giải thể trước thời

hạn hoặc đã hết hạn hoạt động, hiện còn 3669 dự án với tổng vốn đầu tư trên
39,2 tỷ USD, vốn pháp định trên 18 tỷ USD
Số vốn đã đưa vào thực hiện là gần 21 tỷ USD bao gồm các hình thức
đầu tư BOT, hợp đồng hợp tác kinh doanh, 100% vốn nước ngoài, liên
doanh, chưa kể đến có nhiều hạn chế làm giảm vốn đầu tư nước ngoài như
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực năm 1997-1998 và sự
kiện 1
Trong số đó gần 2000 dự án đang triển khai hoạt động kinh doanh,
980 dự án đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản và làm các thủ tục hành chính
và gần 700 dự án chưa triển khai do nhiều nguyên nhân, 33 dự án hết hạn
với tổng số vốn đầu tư 0,3 tỷ USD và 703 dự án giải thể với tổng số vốn
khoảng 9 tỷ USD.
Khoảng một nửa tổng số vốn đầu tư được cấp trong giai đoạn 19962000 với 1648 dự án được cấp phép có tổng số vốn đầu tư đạt 20,7 tỷ USD
và trên 300 dự án tăng vốn 3,9 tỷ USD. Trong số các dự án đầu tư được cấp
giấy phép, tính đến cuối năm 2002 đã thực hiện được khoảng 21 tỷ USD,
chiếm 45% tổng số vốn của các dự án.
Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam
Có 6 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
-Hợp đồng hợp tác kinh doanh:


-Xí nghiệp liên doanh:
- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài:
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (B.O.T.):
-Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO):
-Hợp đồng đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công
nghệ cao, trong đó:
+ Khu chế xuất
+ Khu công nghệ cao
2. Thành tựu đạt được trong những năm qua


10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
Sau hơn 10 năm hoạt động trên lãnh thổ Việt nam, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công
nghiệp, khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp
12% GDP của cả nước.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao
động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm.


Song nhìn chung kể từ khi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ra đời cho
đến nay đã có những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế Việt nam thể
hiện qua 5 yếu tố sau:
- Phát triển ngành nghề
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá cao trong
một số ngành như: 100% sản lượng dầu thô, ôtô, xe máy, máy lạnh, điều hoà
nhiệt độ; 50% điện tử gia dụng; 70% sản lượng thép cán; 30% sản lượng xi
măng; 32% giày dép xuất khẩu; 20% sản lượng thực phẩm và đồ uống; 16%
sản lượng may mặc; 14% sản lượng ngành hoá chất của cả nước.
-Góp phần chuyển dịch kinh tế
Với tỷ trọng khoảng 35% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước, khu
vực kinh tế này đã góp phần quan trọng trong việc nâng giá trị sản xuất công
nghiệp trong cả nước từ 11%/năm lên 13%/năm.
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và thêm nguồn thu ngân sách.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995, kim ngạch xuất khẩu của khu vực
kinh tế này đạt 1,121 triệu USD thì thời kỳ 1996-2002 đạt 10.407 triệu USD
tăng hơn chín lần so với thời kỳ trước và chiếm 23% tổng kim ngạch xuất
khẩu.
- Tạo việc làm cho người lao động
Bình quân mỗi năm khu vực này đã thu hút thêm 30-35 ngàn lao động

trực tiếp và gián tiếp.
Tính đến cuối năm 2000, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã
thu hút khoảng 35 vạn lao động trực tiếp. Một số lượng đáng kể người lao
động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ
thuật đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Thu nhập bình quân của người
lao động cũng được cao hơn.
- Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế


Bảng 2: Một số chỉ tiêu đóng gópcủa hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu

199
1

199
2

199
3

199
4

1. Doanh thu

151


228

505

1.02 2.06 2.74 3.81 3.91 4.60 6.16
6
3
3
5
0
0
7

2. Xuất khẩu

52

112

269

352

3. Tỷ trọng
trong GDP (%)

199
5

199

6

199
7

199
8

788

1.79 7.98 2.54 3.30
0
2
7
0

6,3

7,39 9,07 10,0 12,2 13,2
3
4
5

45,6 40,4 13,6 12,8 8,8

5. Tỷ trọng
trong công
nghiệp (%)

22,4 26,2 26,2 26,2 25,1 26,2 28,9 32


7. Lao động
trực tiếp đến
cuối năm
(1.000 người)

128

200
0

336

4. Tốc độ tăng
công nghiệp
(%)

6. Nộp ngân
sách

199
9

195

21,7 23,2 24,4 20

23

34,4 36


263

315

317

271

260

220

250

270

296

327

Vốn thực hiện tăng 2% (đạt khoảng 2,345 tỷ USD); doanh thu tăng
23% (đạt khoảng 9 tỷ USD); xuất khẩu tăng 23% (đạt 6,5 tỷ USD); nhập
khẩu tăng 30% (6,5 tỷ USD); nộp ngân sách tăng 23% (đạt 459 triệu USD);
số lao động tăng 8% (tính luỹ kế đến cuối kỳ đạt 472 nghìn lao động).
3. Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:


-Tỷ trọng vốn:
Mối quan hệ giữa tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước

trong tổng vốn đầu tư xã hội, thâm hụt cán cân thanh toán, một vấn đề đã
được đánh giá rất khác nhau trên các tài liệu nghiên cứu thế giới.
- Chuyển giao công nghệ
Ngoài ra việc chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài cũng đặt ra
nhiều vấn đề cho nước chủ nhà, trong đó nổi bật là công nghệ cũ (bãi thải
công nghệ), công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát
triển, gây ô nhiễm môi trường, giá cả đắt hơn thực tế
-Tác động môi trường
Làm cạn kiệt các nguồn lực tự nhiên.
- Vấn đề xã hội
Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
Hiện tượng “chảy máu chất xám”, gia tăng bất bình đẳng về thu
nhập, sa thải lao động (trực tiếp và gián tiếp), xúc phạm nhân phẩm người
lao động và khai thác cạn kiệt sức lao động của người làm thuê.
Làm tăng khoảng cách giầu nghèo giữa các cá nhân
4. Xu thế trong thời gian tới
Sẽ có 1 làn sóng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam. Cộng đồng kinh doanh Mỹ
rất lạc quan về tương lai của Việt Nam. Việt Nam sẽ có vị trí xứng tầm trên
thế giới. Nhưng cũng cần tăng cường sự hiểu biết của giới kinh doanh Mỹ về
Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 2 tỷ USD và
nếu tính cả đầu tư thông qua các công ty con tại các nước thứ 3 thì Mỹ thuộc
hàng đầu tư đứng đầu tại Việt Nam.
Việt Nam có nhiều tiềm năng và sự ổn định về chính trị xã hội, đang hấp
dẫn các nhà đầu tư từ Mỹ. Mới đây tập đoàn Intel đã quyết định tăng vốn
đầu tư vào Việt Nam lên 1 tỷ USD có thể thấy đây là miền đất rất hấp dẫn.
Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì đầu tư của các doanh nghiệp
Mỹ vào Việt Nam vẫn còn thấp.
Phần 3.Hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam



I. Viettel Việt Nam đầu tư ra thị trường nước ngoài
1. Quá trình phát triển tập đoàn Viễn Thông Quân Đội
Có lẽ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là cái tên tiêu biểu nhất trong
chuyện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, khi đổ tiền của
đến nhiều nước trên thế giới để xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới viễn
thông
Với vốn điều lệ lên đến 50.000 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính
của Viettel Group là các dịch vụ viễn thông - CNTT trong nước và nước
ngoài; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình liên quan
đến viễn thông - CNTT…
Ngoài ra của Viettel Group cũng được kinh doanh về đầu tư tài chính, kinh
doanh vốn và dịch vụ ngân hàng; kinh doanh bất động sản và các ngành
nghề khác theo quy định của pháp luật.
Cuối năm 2006, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức “đặt
chân” vào thị trường Campuchia, trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2. Lợi thế khi Viettel Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
Tại sao Viettel lại đầu tư ra nước ngoài, trong bối cảnh thị trường trong
nước đang diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt
Hầu hết các quốc gia mà Viettel tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư đều là
các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông. Đây cũng chính
là lợi thế của Viettel khi tiếp xúc với họ. Trong tổng số khoảng 30 nhà đầu
tư viễn thông quốc tế, Viettel là nghèo nhất. Chính vì nghèo, lại trưởng
thành ở một thị trường cũng nghèo nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh
doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các quốc
gia đang phát triển đang trăn trở.
Viettel coi viễn thông là hàng hoá thông thường chứ không phải là dịch
vụ sang trọng. Sự phát triển của một đất nước phần nào phụ thuộc vào viễn
thông, chứ không phải viễn thông chỉ có thể bùng nổ khi GDP đạt một mức
nhất định. Điều này đã đúng ở thị trường Lào và Campuchia, dù GDP còn

thấp, nhưng khi Viettel đầu tư, đưa giá cước thấp và sản phẩm tới người dân
thì viễn thông đã bùng nổ, kéo theo sự phát triển về kinh tế xã hội


thời điểm Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài mới thấy doanh
nghiệp này đã không chỉ “nhanh”, mà còn rất nhạy”, bởi khi đó, Việt Nam
đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO với nhiều tiến triển khả quan.
Việc Viettel đặt được chân vào thị trường Campuchia - một quốc gia có
thị trường viễn thông cạnh tranh cao, chính là cơ hội tuyệt vời để doanh
nghiệp này cọ xát, đúc rút kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế.
Thực tế đã chứng minh, chỉ sau hai tháng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia, Viettel đã
chiếm tới gần 20% thị trường điện thoại quốc tế tại nước này.
Trên cơ sở những kinh nghiệm khi triển khai dịch vụ VoIP, Viettel tiếp
tục nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư thêm hai dịch vụ nữa là di
động và Internet.
3: Thành tựu đạt được

Bước đầu “thu hái” kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế: Sau vỏn vẹn 5 tháng
triển khai các dự án đầu tư tại Campuchia thì chưa thể đánh giá nhiều về
hiệu quả đầu tư, nhưng chắc chắn, những kinh nghiệm qua cọ xát với môi
trường cạnh tranh quốc tế là điều không phải doanh nghiệp viễn thông trong
nước nào cũng có được.
Viettel Group đặt mục tiêu lọt vào top 20 nhà khai thác viễn thông lớn
nhất thế giới và top 10 công ty đầu tư ra nước ngoài về viễn thông của thế
giới vào năm 2020; doanh thu đạt 15 tỷ USD vào năm 2015 và 30 tỷ USD
vào năm 2020.
Hiện tại, mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ
vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Chỉ
sau hơn một năm kể từ khi khai trương, Metfone đã lắp đặt phát sóng hơn



4.000 trạm và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho
hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc
Còn ở Lào, với thương hiệu Unitel, công ty liên doanh của Viettel với
đối tác Lào cũng đứng đầu về mạng lưới ngay khi khai trương vào tháng
10/2009, và vươn lên đứng thứ hai về thuê bao trong năm 2010.
Viettel không chỉ đầu tư vào thị trường Campuchia, Lào mà còn mạnh
dạn bước vào thị trường viễn thông của Bangladesh ,Haiti ….
Thương vụ thứ nhất Viettel mua lại 60% cổ phần của mạng di động
Teletalk tại Bangladesh. Ban đầu, số tiền Viettel rót vào thương vụ này được
cho là 250 triệu USD, nhưng gần đây con số này được nâng lên 300 triệu
USD. Teletalk là mạng di động nhỏ nhất trong 6 mạng di động tại
Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao trong tổng số khoảng 50 triệu thuê
bao di động tại đất nước này.
Thương vụ thứ hai Viettel chi ra 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần
của Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hoà Haiti, đơn vị sở hữu mạng di
động Teleco
4. Thách thức của Viettel Việt Nam tại thị trường nước ngoài
Ngay khi bước chân ra nước ngoài, Viettel đã gặp nhiều khó khăn vì hệ
thống pháp luật, tài chính và quản lý của Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Khó khăn lớn hơn là so với các tập đoàn quốc tế khác thì Viettel đã muộn
hơn họ từ 10- 20 năm, và còn rất non trẻ về cả tiềm lực kinh tế lẫn kinh
nghiệm; khó khăn về rào cản về ngôn ngữ, văn hoá; khó khăn trong việc xin
được giấy phép viễn thông, cạnh tranh mạnh tại thị trường đầu tư, xu hướng
doanh thu đang giảm nhanh...
Vấn đề khác biệt văn hoá và cách làm việc tại thị trường luôn là thách thức
lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải.
Khi Viettel quyết định đầu tư vào Campuchia cạnh tranh với doanh nghiệp

là AZ cung cấp. AZ của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia, nên họ được
bảo hộ rất lớn, do đó Viettel gặp không ít khó khăn trong vấn đề kết nối. Rồi
ngay sau khi Viettel nhận giấy phép chính thức cung cấp dịch vụ, lập tức có
tới 9 doanh nghiệp khác cũng được phép kinh doanh dịch vụ này
.
đầu tư làm ăn tại nước ngoài có nhiều khác biệt mà chưa thể lường trước
các rủi ro, bất trắc.
. Di động là lĩnh vực hái ra tiền nếu đầu tư thành công, ngược lại trên thực
tế có không ít đại gia cũng bị lỗ xác xơ.


Khi Viettel chọn mua các mạng nhỏ và yếu, có thể dễ được chính phủ
nước sở tại chấp thuận, và cũng sẽ ít gặp cạnh tranh với các đại gia thế giới.
Thế nhưng đầu tư như thế cũng dễ gặp rủi ro hơn. Song nếu thành công, thì
mức độ lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn.
“Đây cũng là một cách đầu tư mang tính rủi ro khá phổ biến trên thế giới
5. Phương châm hoạt động
Để có thể vượt qua được những đối thủ nặng ký đên từ Thái Lan,
Malaysia, Bắc Âu... chúng tôi đã xác định cho mình một cách làm khác biệt
tại các thị trường này. Chẳng hạn như kinh nghiệm mạng lưới đi trước, kinh
doanh theo sau, kinh nghiệm hướng đến người tiêu dung có thu nhập thấp…
mà chúng tôi đã đúc kết thành triết lý 4Any (anytime: mọi lúc, anywhere:
mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá).
Chiến lược đầu tư theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo
sau” được xuất phát từ quan điểm kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ
tầng. Sản phẩm của viễn thông chính là hạ tầng
Quan trọng hơn, trong kinh doanh viễn thông, khi thị trường có mật độ thâm
nhập dưới 50% thì còn cơ hội để thành công. Do vậy, Viettel đã và sẽ triển
khai chiến lược đầu tư mạnh ồ ạt để trở thành nhà cung cấp lớn nhất trước
khi thị trường bão hoà.

II . Đầu tư của tập đoàn Canon Nhật Bản
1. Quá trình hình thành

Công ty TNHH Canon Việt Nam – thành viên trong Tập đoàn Canon, là một
công ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên sản xuất các loại máy


in xuất khẩu ra thị trường thế giới. Công ty Canon Việt Nam chính thức được
thành lập vào năm 2001.
Nhà máy mới của Canon nằm trên diện tích 20 ha sẽ được thực hiện nhiều
giai đoạn. Tháng 4-2005, công trình sẽ được khởi công, lắp đặt máy móc vào
tháng 1-2006. Canon đầu tư khoảng 5 tỷ yên để sản xuất máy in lazer, các linh
kiện máy và 100% sản phẩm này sẽ được xuất khẩu
Tập đoàn Canon (Nhật Bản) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây
dựng Nhà máy sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử kỹ thuật cao tại Khu công
nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên).
Ông Vũ Văn Minh, Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cho
biết, dự án có số vốn đầu tư giai đoạn đầu 63,4 triệu USD, được khởi công xây
dựng ngay tháng 12 tới và sẽ đi vào hoạt động vào tháng 7/2009.
Nhà máy thứ 4 tại Việt Nam của Canon này được xây dựng trên diện tích
khoảng 110.000m2, với mục tiêu sản xuất Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của nhà
máy khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp trên 136 triệu bộ sản phẩm/năm, tạo việc
làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Sản phẩm này sẽ được cung cấp
cho các nhà máy của Canon ở Viêt Nam và toàn châu á
Sau gần 10 năm hoạt động, hiện nay công ty chúng tôi có 4 nhà máy tại Việt
Nam:
Nhà máy Thăng Long – Trụ sở chính đặt tại KCN Thăng Long – Đông Anh,

Nội – chuyên sản xuất các loại máy in phun, máy quét ảnh;
Nhà máy Quế Võ (chi nhánh) – đặt tại KCN Quế Võ – Quế Võ, Bắc Ninh –

chuyên sản xuất các loại máy in lazer;
Nhà máy Tiên Sơn (chi nhánh) – đặt tại KCN Tiên Du – Tiên Sơn, Bắc Ninh
– chuyên sản xuất các loại máy in phun
Nhà máy Hưng Yên (chi nhánh)_dặt tại KCN Hưng Yên_ sản xuất linh kiện
thiết bị điện tử , lắp ráp môtơ siêu nhỏ
2:Thành tựu đạt được
Công ty Canon Việt Nam có 4 nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam với
100% sản phẩm được xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Doanh thu luôn có
mức tăng trưởng cao. Năm 2009, doanh thu là 1,2 tỷ USD, năm 2010 doanh thu


hơn 1,5 tỷ USD, dự kiến năm 2011 doanh thu đạt 1,9 tỷ USD.
Tập đoàn Canon (Nhật Bản) hiện cung cấp 50% sản lượng máy in trên toàn
thế giới. Canon cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy in phun tại KCN Thăng
Long.
Canon xây nhà máy thứ 4 tại Việt Nam
.
Theo đại diện của Cty Canon, khi nhà máy này hoạt động sẽ đáp ứng
35% nhu cầu thị trường thế giới về máy in laser với sản lượng 8 triệu máy
in/năm, thu hút trên 3000 lao động trực tiếp.
Đặc biệt, nhà máy này cũng góp phần thu hút nhiều nhà sản xuất vệ tinh
trong và ngoài nước đầu tư sản xuất vỏ, khuôn, chi tiết nhựa cao cấp, các thiết
bị, linh kiện... Hiện nay, 2 Cty vệ tinh của Canon đang triển khai xây dựng
nhà máy tại KCN Quế Võ với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 10 triệu USD.
Tháng 5 năm 2002 Canon bắt đầu dây chuyền sản xuất ở nhà máy mới ở Việt
Nam. Nằm tại khu Công Nghiệp Thăng Long, Thủ Đô Hà Nội, với những trang
thiết bị sản xuất mới, Nhà Máy Canon Việt Nam có diện tích hoạt động là
225,000 m2.
Là một trong số 18 nhà máy sản xuất của Canon ở Châu Á, nằm ngoài
Nhật Bản, Nhà Máy Canon Việt Nam đặc trách trong việc sản xuất Máy In

Phun. Nhà Máy Canon Việt Nam đóng góp 25% tổng sản lượng Máy In Phun
trên toàn cầu và hiện tại là nhà xuất khẩu lớn nhất ở Hà Nội với sản lượng xuất
khẩu là 53% trên tổng sản lượng xuất khẩu của ngành có vốn đầu tư nước ngoài,
và thu nhập hơn US$ 200 triệu. Ngoài việc phục vụ thị trường Việt Nam, Máy
In Phun được xuất khẩu tớI các thị trường Châu Á, Châu Âu và Mỹ..
Riêng tháng 4, khu công nghiệp này đã thu hút hơn 700 triệu USD và trên
1.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Hiện tổng diện tích 330ha giai đoạn 1 của khu công
nghiệp đã được lấp đầy và ban quản lý khu công nghiệp đang mở rộng diện tích
cho thuê thêm 300ha giai đoạn 2 để kịp đón các nhà đầu tư mới đến từ Nhật
Bản.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - cả cấp mới và tăng vốn - đã đạt
trên 2,1 tỷ USD, bằng 45% kế hoạch năm và là mức kỷ lục kể từ 10 năm nay.
Có được kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi
trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
. Trong 8 năm qua, Canon đã đánh dấu sự hiện diện tích cực của mình với việc
thành lập 03 nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội, Quế
Võ và Tiên Sơn,-Bắc Ninh và hai Văn phòng Đại diện tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 người. Hai Văn phòng Đại
diện của Canon tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Canon


×