Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.4 KB, 77 trang )

Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2007 – 2011
Đề tài
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CHẾ ĐỊNH TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT
VIỆC
PHẠM TỘI
Giáo viên hướng dẫn
TS. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kiều Trang
MSSV: 5075308
Lớp Luật Tư pháp 3 khóa 33

Cần Thơ 4/2011

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

1

SVTH: Trần Thị Kiều Trang



Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa đề tài.................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài...................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài...........................................................................3
5. Kết cấu đề tài.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI
VÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
1.1. Khái quát về giai đoạn chuẩn bị phạm tội..............................................4
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm......................................................................................................5
1.1.3. Trách nhiệm hình sự của giai đoạn chuẩn bị phạm tội............................7
1.2. Khái quát về giai đoạn phạm tội chưa đạt..............................................8
1.2.1. Khái niệm....................................................................................................8
1.2.2. Đặc điểm......................................................................................................9
1.2.3. Dựa vào mặt khách quan và chủ quan phạm tội chưa đạt phân thành hai
trường hợp..............................................................................................................10
1.2.3.1. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành...........................................................10
1.2.3.2. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.......................................................11
1.2.4. Trách nhiệm hình sự của giai đoạn phạm tội chưa đạt............................12
1.3. Phân biệt khái niệm phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội............14

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

2


SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

1.4. Khái quát chung về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội..............15
1.4.1. Khái niệm....................................................................................................15
1.4.2. Đặc điểm......................................................................................................17
1.5. Phân biệt tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với phạm tội chưa
đạt...........................................................................................................................19
1.6. Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm ở một số nước
trên thế giới............................................................................................................21
1.6.1. Luật hình sự Liên Bang Nga......................................................................21
1.6.2. Luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định..................21
1.7. Vài nét về quy định của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội từ trước năm 1985 cho đến nay.................................................................22
1.7.1. Trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành.............................23
1.7.2. Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và có hiệu lực........23
1.8. Nguyên nhân và ý nghĩa của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội....24
CHƯƠNG 2
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM
DỨTVIỆC PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Khái quát về miễn trách nhiệm hình sự........................................................26
2.1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm hình sự........................................................26
2.1.2. Các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự......................................27
2.2. Các điều kiện để thõa mãn trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội............................................................................................................................27
2.2.1. Việc chấm dứt việc phạm tội phải tự nguyện và dứt khoát............................27
2.2.2. Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể xảy ra trong trường

hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt...........................................................28

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

2.2.2.1. Đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội..........................................................28
2.2.2.2. Đối với giai giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành........................28
2.2.2.3. Đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành (chưa đạt về hậu quả đã
đạt về hành vi).........................................................................................................30
2.3. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội............................................................................................................................33

2.3.1. Đối với người trực tiếp thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội............................................................................................................................33
2.3.2. Đối với người thực hành là đồng phạm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tôi.............................................................................................................................35
2.3.3. Đối với những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người
giúp sức)..................................................................................................................36
2.3.3.1. Điều kiện thứ nhất......................................................................................36
2.3.3.2. Điều kiện thứ hai........................................................................................37
2.4. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
nếu hành vi đó cấu thành một tội phạm độc lập khác........................................40
2.4.1. Đối với người trực tiếp thực hành..................................................................40
2.4.2. Đối với những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người

giúp sức)..................................................................................................................41
CHƯƠNG 3
NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TỰ Ý
NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM HIỆN NAY
3.1. Những bất cập trong việc áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội để miễn trách nhiệm hình sự................................................................42

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

3.1.1. Khái niệm về hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 19 Bộ luật
hình sự chưa bao quát hết được các chủ thể thực hiện hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội...........................................................................................................42
3.1.2. Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999 chưa có quy định cụ thể các giai đoạn mà
người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình
................................................................................................................................43
3.1.3. Điều 18 Bộ luật hình sự chưa có khái niệm pháp lý của hai giai đoạn “phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành” và “phạm tội chưa đạt đã hoàn thành”..........................45
3.1.4. Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự của những nguời đồng phạm
khi họ có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội......................................46
3.1.5. Vấn đề miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 19 Bộ luật hình sự, cho người phạm
tội có những hành động biện pháp tích cực để ngăn chặn hậu quả xảy ra ở giai đoạn
đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành....................................................................46

3.1.6. Tự ý nửa chừng chừng chấm dứt việc phạm tội không xảy ra trong giai đoạn tội
phạm hoàn thành, nhưng luật hình sự hiện hành chưa có điều luật định nghĩa tội
“phạm hoàn thành”.................................................................................................48
3.1.7. Chưa có văn bản mới hướng dẫn bổ sung cụ thể cho Điều 19 Bộ luật hình sự
năm 1999.................................................................................................................49
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.................................................................................................................50
3.2.1. Hoàn thiện khái niệm về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tại
Điều 19 Bộ luật hình sự...........................................................................................50
3.2.2. Bổ sung cho Điều 19 Bộ luật hình sự 1999 các giai đoạn phạm tội cụ thể, mà
người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
................................................................................................................................50
3.2.3. Bổ sung vào Điều 18 Bộ luật hình sự khái niệm pháp lý của hai giai đoạn phạm
tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành..........................51

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

3.2.4. Bổ sung Điều 19 Bộ luật hình sự về trách nhiệm hình sự của những nguời đồng
phạm khi họ có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội............................52
3.2.5. Miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 19 Bộ luật hình sự hiện hành nếu người
phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành có những hành động tích cực để
ngăn chặn hậu quả...................................................................................................52
3.2.6. Bổ sung định nghĩa về “tội phạm hoàn thành” tạo cơ sở pháp lý trong việc xác

định miễn trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
trong các giai đoạn thực hiện tội phạm....................................................................53
3.2.7. Cần có văn bản mới duới dạng Nghị định hay Thông tư để huớng dẫn Điều 19
Bộ luật hình sự 1999, tránh tình trạng sử dụng văn bản cũ hướng dẫn cho Bộ luật hình
sự 1985...................................................................................................................54
KẾT LUẬN............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

7

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

................................................................................................................................
................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

8

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Trần Thị Kiều Trang



Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và nhân dân ta hiện nay đang cố gắng phấn đấu để phát triển đất nước trên
tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa. Để quản lí tốt thì nhà nước phải có một
hệ thống pháp luật chặt chẽ, ngành luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Kế
thừa và phát triển bộ luật hình sự năm 1985, bộ luật hình sự năm 1999 đánh dấu bước
phát triển của luật hình sự nước ta. Trong xã hội hiện nay, thì tình hình tội phạm cũng
ngày càng gia tăng mà nguyên nhân lý do phạm tội ngày càng đa dạng phức tạp hơn.
Nên yêu cầu đặt ra, là phải có biện pháp ngăn chặn bên cạnh đó còn phải giáo dục, phổ
biến nâng cao hiểu biết của người dân về quy định của pháp luật hạn chế tình hình tội
phạm xảy ra hiện nay.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một chế định quan trọng của luật hình
sự Việt Nam, quy định miễn trách nhiệm hình sự cho những người ban đầu có ý định
thực hiện hành vi pham tội. Nhưng vì lý do, nguyên nhân nào đó, đến nửa chừng (chưa
gây hậu quả) thì hối hận hoặc sợ bị pháp luật trừng trị...v.v mà chấm dứt việc thực hiện
hành vi đó. Bộ luật hình sự Việt nam 1999 được pháp điển hóa lần hai cũng thể hiện
nguyên tắc nhân đạo, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội được quy định tại điều 19 Bộ luật hình sự 1999. Với quy định
miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, luật hình sự Việt Nam đã tạo điều
kiện cho người đã bắt tay vào thực hiện tội phạm có cơ hội tự sửa sai, chuộc lại lỗi lầm
của mình. Ngay cả khi họ thực hiện một phần hành vi xâm phạm đến khách thể mà
luật hình sự bảo vệ. Từ đó, hạn chế hoặc loại trừ hậu quả xấu cho xã hội do tội phạm
gây ra. Điều này thể hiện chính sách hình sự nhất quán của nước ta là khoan hồng, đối
với người ăn năn hối cải, lập công chuộc tội, tự nguyện sữa chữa sai lầm. Nhưng nếu
hành vi thực hiện trước đó đã cấu thành một tội độc lập khác thì người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó.
Tuy nhiên bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định rõ ràng cụ thể về chế định tự
ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nên còn gặp phải nhiều nhiều khó khăn và bất

cập khi áp dụng chế định này vào trong thực tiễn. Người phạm tội chưa hiểu rõ trong

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

1

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

trường hợp này thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự nên sợ hãi không dám khai báo
sự thật, hoặc có hành vi trốn tránh gây khó khăn cho việc điều tra, xét xử tìm ra
nguyên nhân sự thật. Chính vì tất cả các lý do nêu trên, nên người viết đã quyết định
chọn vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ của mình để hoàn thiện pháp luật, về pháp
luật nói chung và pháp luật hình sự trong chế định này nói riêng. Trong quá trình làm
đề tài, khó tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để
bổ sung, sửa chữa đề tài hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội
dung cơ bản của chế định “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” theo luật hình sự
Việt Nam. Việc nghiên cứu chế định này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cơ bản sau:
*Về mặt lý luận: làm sáng tỏ bản chất pháp lý, từ đó giúp chúng ta xác định
chính xác cơ sở pháp lý của chế định này. Để miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.
*Về mặt thực tiễn: trên cơ sở phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những
bất cập của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định “tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội”. Từ đó, đưa ra những bất cập và đề xuất những giải pháp cụ
thể góp phần tiếp tục hoàn thiện chế định này trong thời gian tới. Đồng thời, nhằm tạo

sự nhận thức đúng đắn và nâng cao hiệu quả cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội
phạm ở nước ta hiện nay. Mặt khác, miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội có ý nghĩa đặc biệt là khuyến khích người thực hiện tội
phạm chấm dứt hành vi phạm tội trước khi có hậu quả xảy ra. Thể hiện nguyên tắc
khoan hồng nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và nhằm để hạn chế tình hình tội
phạm hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu chế định “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” theo
luật hình sự Việt Nam dưới góc độ luật hình sự. Đề tài tập trung nghiên cứu một số
vấn đề lý luận như: giới thiệu sơ lược về giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

2

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

đạt, khái niệm, đặc điểm, điều kiện, tính chất hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội. Từ đó, xác định trách nhiệm hình sự hoặc miễn giảm trách nhiệm hình sự
cho người phạm tội mà đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong giai đoạn
chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Đồng thời, đưa ra những giải pháp kiến nghị
bổ sung để hoàn thiện Điều 19 của Bộ luật hình sự 1999 Việt Nam trong thời gian tới.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Cở sở lý luận của luận văn là quan điểm chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng về nhà nước, pháp luật phòng chống tội phạm,
về con người, trách nhiệm hình sự, luật hình sự, triết học, lịch sử.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử, luận văn được sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh kết hợp với
thực tiễn và một số phương pháp khác mà mà người viết đã vân dụng để hoàn thành
bài luận này.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn thực hiện tội phạm và
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Chương 2: Miễn trách nhiệm hình sự đối với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội trong luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Những bất cập và một số giải pháp hoàn thiện chế định tự ý nửa
chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI VÀ
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT PHẠM TỘI
Việc thực hiện tội phạm là một quá trình thỏa mãn dần các dấu hiệu cơ
bản của cấu thành tội phạm được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật
hình sự. Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ nguy hiểm cho
xã hội cũng khác nhau.

Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội có thể phát sinh những nguyên
nhân khách quan làm cho tình huống thay đổi mà người phạm tội không thể thực
hiện tiếp hành vi phạm tội hoặc do nguyên nhân chủ quan làm họ tự nguyện
chấm dứt hành vi phạm tội trước khi chưa có hậu quả xảy ra. Trên thực tế, có
nhiều trường hợp người phạm tội đã không hoàn thành ý đồ thực hiện tội phạm
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn mà họ phải dừng lại ở những giai đoạn
phạm tội khác nhau thì trách nhiệm hình sự của họ cũng khác nhau. Để đánh giá
mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định đúng trách nhiệm của
người phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam đã chia ra các mức độ thực hiện tội
phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Bộ luật hình sự 1999 đặt ra yêu cầu phải xử lý đồng bộ tất cả hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Cả giai đoạn mới chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt chưa
hoàn thành và đồng thời cũng căn cứ trên hậu quả của việc thực hiện hành vi
phạm tội xảy ra trên thực tế để truy cứu hay miễn giảm trách nhiệm hình sự theo
nguyên tắc xét xử đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm. Sau đây, người
viết sẽ nêu sơ lược cơ sở lý luận của các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm
tội chưa đạt. Từ đó tạo cơ sở cho việc xác định hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội trong hai giai đoạn này.
1.1. Khái quát về giai đoạn chuẩn bị phạm tội
1.1.1 Khái niệm

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có những hành vi
tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa bắt đầu
thực hiện tội phạm đó.
Từ khái niệm trên, có thể nói chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra những
điều kiện cần thiết giúp cho việc thực hiện tội phạm của mình được thuận lợi và
đạt được kết quả như mong muốn. Nó được thể hiện bằng những hành vi cụ thể
được liệt kê tại Điều 17 Bộ luật hình sự như:“tìm kiếm, sửa soạn công cụ,
phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”. Những
hành này có thể là: lập kế hoạch phạm tội, thăm dò, khảo sát địa điểm phạm tội
làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại. Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn
trong quá trình thực hiện tội phạm, nhưng ở giai đoạn này người phạm tội chưa
thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Tức là, chưa có
hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động, chưa xâm phạm đến khách thể được
luật hình sự bảo vệ.
Thời điểm sớm nhất của giai đoạn phạm tội này là thời điểm người phạm tội
bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần, giúp cho việc
thực hiện hành vi phạm tội có thể xảy ra và xảy ra được thuận lợi dễ dàng hơn.
Thời điểm muộn nhất là thời điểm trước lúc người phạm tội bắt đầu thực hiện
hành vi khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, đòi hỏi chúng ta phải xác định những

hành vi chuẩn bị phạm tội, nhưng muốn xác định hành vi chuẩn bị phạm tội thì
phải tìm hiểu hành vi nào là hành vi thực hiện tội pham.1
1.1.1 Đặc điểm
 Hành vi chuẩn bị phạm tội có các đặc điểm sau:
Người phạm tội có các hành vi chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần
cho việc thực hiện tội phạm;
Hành vi chuẩn bị dừng lại trước khi người phạm tội bắt đầu thực hiện các
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước các hành
vi đó;
Việc dừng lại ở giai đoạn này là do nguyên nhân khách quan.
 Và trong thực tế hành vi chuẩn bị phạm tội thường được thể hiện dưới các
dạng như sau:
+ Chuẩn bị kế hoach phạm tội như: bàn bạc, phân công trách nhiệm cho từng
người, kế hoạch tiêu thụ tài sản hay kế hoạch che giấu tội phạm…Dạng chuẩn bị
phạm tội này thường xảy ra đối với những tội phạm có đồng phạm hoặc có tổ
chức. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tội phạm chỉ do một người thực hiện vẫn
có sự chuẩn bị kế hoạch phạm tội.
+ Thăm dò hoặc tìm địa điểm phạm tội, dạng chuẩn bị này chủ yếu đối với tội
xâm phạm sở hữu hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của công
dân.
+ Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội như: chuẩn bị xe máy để đi cướp
giật, chuẩn bị dao để giết người, chuẩn bị xăng để đốt nhà, chuẩn bị thuốc mê để
làm cho người có tài sản uống nhằm chiếm đoạt tài sản của họ, chuẩn bị giấy tờ
giả mạo để lừa đảo…
+ Loại trừ trước những trở ngại khách quan để thực hiện tội phạm được thuận
lợi dễ dàng.
1

Đinh Văn Quế, Tội phạm và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, tr. 110-112.


GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Hành vi chuẩn phạm tội tuy chưa phải là hành vi trực tiếp, làm biến đổi tình
trạng của đối tượng tác động để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội, các khách
thể được luật hình sự bảo vệ. Nhưng đã tạo những điều kiện cần thiết và thuận
lợi cho việc thực hiện tội phạm.
Mục đích phạm tội có đạt được kết quả như mong muốn, của người thực
hiện hành vi phạm tội cũng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Nếu người phạm tội chuẩn bị thực hiện tội phạm một cách kỹ lưỡng, chu đáo thì
nguy cơ có hậu quả xảy ra là rất cao. Chính vì vậy, hành vi chuẩn bị phạm tội là
mối nguy hại đe dọa đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ và bị coi là một giai
đoạn của quá trình thực hiện tội phạm. 2 Ví dụ: Do tức giận, nên anh T tát vào
mặt D mấy bạt tay. H là anh ruột của D nhìn thấy rất tức giận nên quyết định trả
thù cho em mình. H ra chợ mua một con dao Thái Lan dấu trong người, chờ gặp
anh T để trả thù. N thấy H đã có rượu lại mua dao và N cũng biết H có tính côn
đồ nên đã báo cho D (em trai của H) biết, để kịp thời ngăn cản. D hay tin đã
ngăn cản và khuyên anh mình về nhà, bỏ ý định giết anh T, H đồng ý và bỏ về.
Tuy H chưa thực hiện ý định giết người, nhưng hành vi chuẩn bị mua dao của H
là có ý định cố ý chuẩn bị từ trước để giết T nếu không có sự ngăn cản kịp thời
của D. Theo quy định của luật hình sự, giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng nên H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nhưng chỉ ở mức độ, giai
đoạn chuẩn bị phạm tội.
Người có ý định thực hiện hành vi phạm tội mới chỉ chuẩn bị mà không thực

hiện tiếp hành vi, là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người
phạm tội. Có nghĩa trong trường hợp này, việc người phạm tội dừng lại không
thực hiện tội phạm nữa là do những trở ngại khách quan bên ngoài, còn bản thân
người phạm tội vẫn có xu hướng ý chí mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng.
Đây là điểm khác biệt với “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”. Ở đây, cần
chú ý nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành tội phạm độc lập khác thì
người có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó.
2

Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bô luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Chính Trị quốc gia Hà
Nội, 2008, tr. 54-56.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

7

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

1.1.3. Trách nhiệm hình sự của giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Người có tư tưởng phạm tội hoặc ý định phạm tội nhưng chưa biểu hiện ra
bên ngoài thành các hành vi cụ thể, nên chưa gây nguy hiểm cho xã hội và do đó
chưa phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ từ lúc có ý định phạm tội, được thể hiện
bằng những hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội (hành vi chuẩn bị phạm tội)
nhằm thực sự xâm hại có dự định trước. Thì người chuẩn bị phạm tội mới phải
chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều
phải chịu trách nhiệm hình sự. “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội

định thực hiện” 3.
Mặc dầu, Bộ luật hình sự không quy định cụ thể người chuẩn bị phạm một
tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý mới phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Nhưng cần hiểu là, chỉ đối với những
tội phạm do cố ý mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, bởi vì chỉ trong trường
hợp cố ý phạm tội, thì người định thực hiện tội phạm mới tìm kiếm, sửa soạn
công cụ phương tiện hoặc tạo ra điều kiện khác để thực hành vi phạm tội. Đồng
thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 7 năm tù
đến 15 năm tù. Và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất
của khung hình phạt từ trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Do đó chỉ người nào chuẩn bị phạm một tội do cố ý mà có mức cao nhất của
khung phạt đối với tội ấy là 7 năm tù đến chung thân hoặc tử hình thì người
chuẩn bị phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 4 Ví dụ: Tội phản bội tổ
quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự 1999) đây là tội phạm được luật hình sự quy định
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm chung thân hoặc tử hình). Đây là loại

3

4

Điều 17, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2008.
Xem: Nghị Quyết số 01/2000/NQ ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Phần chung của Bộ luật hình sự 1999.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

8


SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nên người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình
sự ngay cả ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Nếu hành vi phạm tội cấu thành một tội phạm tội độc lập khác thì ngoài tội
chuẩn bị thực hiện người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
độc lập đó. Ví dụ: Một người mua súng quân dụng về để giết người, sau khi có
súng nhưng chưa kịp giết thì bị bắt. Người phạm tội không chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị mà còn phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội mua bán và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Trên tinh thần của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với tội rất nghiêm trọng và
tội đặc biệt nghiêm trọng, thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu
trách hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội mặc dầu chưa có hậu quả xảy ra.
Trách nhiệm hình sự được dặt ra trong giai đoạn này, là nhằm trừng trị người có
ý định thực hiện tội phạm có mức độ nguy hiểm. Mà một khi tội phạm đã hoàn
thành, thì hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng khó có thể khắc phục được mang
tính nguy hiểm cao.
1.2. Giai đoạn phạm tội chưa đạt
1.2.1. Khái niệm
Theo Điều 18 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý
thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Quan điểm về tội phạm chưa đạt trong khoa học luật hình sự Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới còn có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới góc độ khoa học
luật hình sự Việt Nam “phạm tội chưa đạt là một giai đoạn trong quá trình thực
hiện tội phạm do cố ý trực tiếp. Đồng thời, là trường hợp một người đã bắt đầu
thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự

bảo vệ. Nhưng không thực hiện hành vi đó đến cùng vì những nguyên nhân
khách quan ngoài ý muốn của người đó”.5
5

Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề về giai đoạn phạm tội chưa đạt, Tạp chí khoa học (chuyên san –
Luật), số 4/2002.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Có ba dấu hiệu xác định trường hợp tội phạm chưa đạt là:
+ Một là, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm.
+ Hai là, người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng (về mặt pháp
lý). Nghĩa là, hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách
quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Những trường hợp này có thể xảy ra
ở một trong những dạng sau đây:
Chủ thể chưa thực hiện hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được
hành vi đi liền trước.
Chủ thể đã được thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết
các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của
tội phạm (ở những tội phạm có cấu thành vật chất).
Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan, có hậu quả xảy ra nhưng không
có quan hệ nhân quả với hành vi khách vi khách quan mà chủ thể thực hiện (ở

tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất).
+ Ba là, người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng do những
nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm
hoàn thành, nhưng tội phạm không hoàn thành được có thể là do: nạn nhân hoặc
người bị hại đã chống lại hoặc đã tránh được, người khác đã ngăn chặn được. Có
những trở ngại khác như: bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc dùng để đầu độc
không đủ liều lượng hoặc thuốc giả.
1.2.2. Đặc điểm
 Mặt khách quan:
Chủ thể đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu
thành tội phạm của Bộ luật hình sự. Hành vi phạm tội chưa đạt đã xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ.
Chủ thể chưa hoặc không thực hiện tội phạm đến cùng là do nguyên nhân
khách quan khác nhau nào đó ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

10

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Hành vi của người phạm tội chưa đạt chưa thõa mãn đầy đủ các dấu hiệu
thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm mà người
phạm tội mong muốn đạt được đã không xảy ra hoặc nếu có thể xảy ra thì chỉ chịu
trách nhiệm hình sự ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành (hậu quả xảy ra
chưa thõa mãn với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm).

 Mặt chủ quan:

+ Lỗi của người phạm tội trong giai đoạn này là lỗi cố ý trực tiếp.
+ Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội và mong muốn cho hậu
quả xảy ra nhưng hậu quả không xảy ra như dự định của người phạm tội.
So với các hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, thì hành vi phạm tội chưa
đạt nguy hiểm hơn. Nếu ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chủ thể của tội phạm chỉ
thực hiện các hành vi như: tìm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện hoặc tạo ra
những điều kiện khác thực hiện tội phạm. Thì các hành vi ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt, là các hành vi đã được mô tả trong cấu thành tội phạm như: đâm, chém,
bắn…với mục đích tướt đoạt sinh mạng của nạn nhân trong cấu thành tội giết
người. Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, nhằm chiếm đoạt
tài sản của nạn nhân trong cấu thành tội cướp tài sản…
1.2.3. Dựa vào mặt khách quan và chủ quan phạm tội chưa đạt phân thành hai
trường hợp
1.2.3.1. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
Là trường hợp, người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi thuộc mặt
khách quan của cấu thành tội phạm. Nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả
không xảy ra (chưa đạt về hậu quả đã hoàn thành về hành vi).
Ví dụ: Vì có mâu thuẫn với nhau, nên anh Nguyễn Văn H cầm sẵn con dao
Thái Lan có mũi sắt nhọn đâm liên tiếp ba nhát vào ngực anh Nguyễn Văn D,
Làm anh D ngã quỵ tại chỗ. Anh H nghĩ D đã chết nên bỏ đi, ngay sau đó có
người phát hiện anh D nằm trên vũng máu vẫn còn thở thoi thóp nên đã kịp thời

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

11

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội


đưa anh D đi cấp cứu. Nhát dao tuy có sâu, nhưng rất may là không trúng ngay
tim nên anh D được cứu chữa và sống sót. Trong trường hợp này, hậu quả xảy là
ngoài dự định của H, H tưởng D đã chết nên mới bỏ đi mà không đâm tiếp nữa.
Còn về bản thân H, vẫn mong muốn hậu quả xảy ra là cái chết của D sau những
nhát dao đâm của mình. Trường hợp này, H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
“giết người” Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 nhưng phạm tội ở giai đoạn chưa đạt
đã hoàn thành.
Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi là dấu hiệu khách quan
của cấu thành tội phạm. Tức là, cấu thành tội phạm đó quy định bao nhiêu hành
vi khách quan, người phạm tội phải thực hiện bấy nhiêu hành vi khách quan thì
người phạm tội phải thực hiện hết. Ví dụ: Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng
nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự
1999 có hai hành vi là dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm đó là: sửa
chữa, làm sai lệch nội dung ...và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp
luật. Nếu một người mới có hành vi sửa chữa, làm sai lệch nhưng chưa sử dụng
giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật đã bị phát hiện. Và có căn cứ, để xác
định người này sẽ dùng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng. Thì phải xác định người này phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành,
chứ không phải phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Trong thực tiễn, có nhiều
trường hợp người phạm tội do không hiểu tội phạm mà mình thực hiện có bao
nhiêu hành vi là dấu hiệu khách quan của cấu thành. Cứ tưởng mình đã thực hiện
hết các hành vi nhưng thực tế chưa hết và không hiểu vì sao tội phạm mà mình
thực hiện vẫn không hoàn thành, thì người phạm tội vẫn phạm chưa đạt đã hoàn
thành. Trường hợp này là trường hợp sai lầm về sự việc6 .
1.2.3.2. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
Là trường hợp vì nguyên nhân khách quan, mà người phạm tội chưa thực
hiện hết các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm để gây ra hậu
quả, nên hậu quả đã không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành
vi).

6

Đinh Văm Quế, Tội phạm và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, tr. 118-120.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

12

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Ví dụ: Lan là một cô gái rất xinh đẹp, cô và Hiệp yêu nhau lúc còn học Đại
Học. Khi ra trường đi làm, Lan không còn tình cảm với Hiệp vì Lan đã yêu
Hoàng làm chung cơ quan với Lan. Hiệp ôm hận trong lòng vì bị bỏ rơi nên tìm
cơ hội trả thù. Hiệp nghĩ, nếu như anh không được thì không muốn ai được nên
tìm cơ hội để giết người yêu cũ của mình. Biết Lan đi làm về muộn nên Hiệp đã
chờ sẵn ở đoạn vắng, dấu sẵn dao gâm trong người giả vờ nói chuyện rồi thừa
lúc Lan không để ý để đâm. Nhưng trong lúc xuống tay, thì Hoàng đã xuất hiện
giữ tay của Hiệp lại. Nên Lan tránh được mũi dao nhưng cũng bị mũi dao nhọn
làm sướt cả tay. Trường hợp này, Hiệp phạm tội cố ý giết người nhưng ở giai
đoạn chưa hoàn thành. Vì hậu quả chưa xảy ra theo như dự định của Hiệp vì sự
xuất hiện kịp thời của Hoàng.
Tương tự như trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, phạm tội chưa
đạt chưa hoàn thành cũng có quan điểm cho rằng: ”người phạm tội chưa thực
hiện được hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả”. Và quan
điểm này chỉ đúng với những trường hợp tội phạm chỉ có một hành vi thuộc mặt
khách quan của cấu thành nhưng lại không đúng với những trường hợp có tự hai
hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành. Như trường hợp đối với tội sửa

chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại
Điều 266 Bộ luật hình sự 1999 nêu ở phần trên.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, xét về mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội thì không bằng trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì một
người đã thực hiện hết hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, mà
hậu quả vẫn không xảy ra hoặc có hậu quả xảy ra nhưng hậu quả đó không phải là
ý muốn của người phạm tội. Bao giờ cũng gây nguy hại cho xã hội, hơn trường
hợp người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi mà mình cố ý thực hiện 7. Nếu so
sánh hậu quả và mức độ thiệt hại, của hai tình huống trên thì rõ ràng hậu quả do H
gây ra nghiêm trọng hơn rất nhiều so với Hiệp. Trong trường hợp, cùng thực hiện
một tội phạm và đối với những điều kiện như nhau, thì rõ ràng, mức độ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, nguy hiểm hơn so với
7

Đinh Văn Quế, Tìm hiểu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

13

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Mặt khác, cách phân loại này cũng có ý nghĩa
trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người “tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội” trong một vụ án hình sự.
1.2.4. Trách nhiệm hình sự của giai đoạn phạm tội chưa đạt
Theo pháp luật hình sự Việt Nam thì” người phạm tội chưa đạt phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”8. Nghĩa là, mọi trường hợp người thực
hiện hành vi phạm tội và bị phát hiện ở giai đoạn chưa đạt đều phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm đó. Không loại trừ tội phạm đó là tội ít nghiêm trọng,
tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi lẽ, so
với giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì giai đoạn phạm tội chưa đạt nguy hiểm hơn
nhiều. Ở giai đoạn này, người phạm tội đã có hành vi xâm hại khách thể được bảo
vệ, đã trực tiếp đe dọa gây ra những hậu quả cho xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế xét xử Tòa án nhân tối cao hướng dẫn “chỉ có khi
đầy đủ chứng cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc
khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng
điều khoản điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội
phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều
luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều
luật tương ứng đó”9 . Ví dụ: Một người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đang
phá khóa để trộm cắp chiếc Dream II thì bị bắt (giá trị tài sản được xác định
dưới 50 triệu đồng) hoặc một người chưa có tiền án tiền sự đang trộm cắp tài sản
có giá trị một trăm triệu đồng thì bị phát hiện thì những người này sẽ bị xét xử
theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự (điểm c tái phạm nguy hiểm hoặc điểm e
chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai mươi triệu
đồng).
8

Điều 17, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội, 2008.

9

Xem: Nghị Quyết số 01/2002/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Phần chung của Bộ luật hình sự 1999.


GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

14

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tuy nhiên sẽ có những trường hợp phạm tội chưa đạt mà chúng ta không thể
xác định được người phạm tội sẽ lấy trộm được những tài sản gì, trị giá bao nhiêu.
Ví dụ: Một người đã bị xử phạt 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” chưa được
xóa án tích mà lại có hành vi phá khóa cửa vào nhà của người khác với ý thức có
tài sản gì lấy trộm tài sản gì lấy trộm tài sản đó, nhưng chưa lấy được tài sản gì thì
bị phát hiện và bị bắt giữ. Trường hợp này, chỉ có căn cứ xét xử bị cáo theo khoản
1 Điều 138 Bộ luật hình sự “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá
trị từ năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Trong trường hợp xác định được hành vi vi phạm mà người đó thực hiện
không đạt, vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ không đầy đủ
các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc trong tường hợp không xác định được
hành vi vi phạm mà họ thực hiện không đạt đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành
tội phạm hay chưa, thì áp dụng khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều
18 tuyên bố bị cáo không phạm tội mà họ đã truy tố. Ví dụ: Trần Văn C (chưa bị
xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản hoặc đã bị kết án (nhưng đã được xóa án tích) phá khóa cửa vào nhà
của người khác với ý thức có tài sản gì thì lấy trộm tài sản đó, nhưng chưa lấy

được tài sản gì thì bị phát hiện và bắt giữ. Trong trường hợp này, không thể xác
định được giá trị tài sản bị chiếm đoạt, do đó áp dụng “khoản 2 Điều 107 Bộ
luật tố tụng hình sự, Điều 18 Phạm tội chưa đạt Bộ luật hình sự” tuyên bố Trần
Văn C không phạm tội “trộm cắp tài sản” mà họ đã truy tố.
1.3. Phân biệt khái niệm phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội được hiểu là trường hợp một người tìm kiếm, sửa soạn
công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác cho
việc thực hiện tội phạm. Đây là giai đoạn đầu của hành động phạm tội, là bước
tiếp theo để cụ thể hóa ý định phạm tội.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

15

SVTH: Trần Thị Kiều Trang


Lý luận và thực tiễn về TNHS chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Cả hai giai đoạn này đều là những dạng của trường hợp tội phạm chưa hoàn
thành hay theo cách gọi khác của Giáo sư Lê Cảm là “trường hợp hoạt động
phạm tội sơ bộ” 10 .
Hai giai đoạn này là các trường hợp phạm tội đều bị dừng lại là do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể thực hiện hành vi. Đồng thời,
do nguyên nhân ngoài ý muốn chính là căn cứ pháp lý chung cho cả hai trường
hợp đã nêu. Cũng như phân biệt với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.
Ngoài ra, ở trường hợp thứ nhất (chuẩn bị phạm tội), người phạm tội chưa
bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan
của cấu thành tội phạm. Tương ứng thuộc phần các tội phạm Bộ luật hình sự (có

nghĩa là hành vi chưa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự xác
lập và bảo vệ). Mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận
lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhanh chóng và thuận lợi về sau. Do
đó, về hậu quả pháp lý người thực hiện hành vi trong trường hợp chuẩn bị phạm
tội lại không phải chịu trách nhiệm hình sự (trừ hai trường hợp đặc biệt: khi một
người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng và một tội đặc biệt nghiêm trọng
theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự).
Trong khi đó, ở trường hợp thứ hai (phạm tội chưa đạt), chủ thể đã thực sự
bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Các quan hệ xã hội được luật hình sự xác
lập và bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, đã gây ra cho hậu quả xã hội nên mức độ
nguy hiểm cho xã hội của trường hợp này rõ ràng cao hơn so với trường hợp thứ
nhất. Đồng thời, sẽ đặc biệt nguy hiểm hơn nếu không có căn cứ “do nguyên
nhân khách quan ngoài ý muốn” ngăn chặn lại việc tiếp tục để hành vi phạm tội
đó tiếp diễn. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, thì ngay cả trường hợp phạm
tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi đó đều phải chịu
trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung tương ứng và điều này cũng được cụ

10

Lê Cảm, Sách chuyên khảo sau Đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung),
Nxb Đại Học quốc gia Hà Nội, 2005.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

16

SVTH: Trần Thị Kiều Trang



×