Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Một số vấn đề về lỗi trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.46 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT TƯ PHÁP
KHOÁ 25 (1999-2003)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỖI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: NGUYỄN THUÝ HẰNG
MSSV:5992677

GVHD: TH.S PHẠM VĂN BEO
Giảng viên Bộ Môn Luật Tư Pháp

l
Cần Thơ-7/2003


LỜI CẢM ƠN
ÿ˜ÿ
Cảm ơn quý thấy cô Khoa Luật Trường đại học Cần Thơ đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức quý báu trên lý thuyết và những kinh nghiệm thực tiễn trong quá
trình học tập để hôm nay tôi sử dụng những kiến thức tích luỹ được vào việc hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn thầy Phạm văn Beo đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè luôn đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong quá trình
làm luận văn.


Trân trọng!
Tác giả
Nguyễn Thuý Hằng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lỗi trong Luật hình sự là một chế định trung tâm và có thể nói vô cùng phức
tạp vì đã từ lâu và thậm chí cho đến tận bây giờ xung quanh các vấn đề về chế
định này vẫn còn nhiều tranh luận của các nhà luật học và hiện nay vẫn còn có rất
nhiều ý kiến khác nhau trong khoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn lập
pháp và áp dụng pháp luật hình sự.
Với tính chất là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm và đồng thời là điều kiện chủ
quan của trách nhiệm hình sự, việc xác định lỗi của chủ thể trong việc xác định
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm sẽ giúp cho chúng ta phân biệt
hành vi có tính chất tội phạm với hành vi không có tính chất tội phạm và tương
ứng như vậy, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự hay không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Với tính chất là đối tượng phải chứng minh trong quá trình tố tụng hình sự,
lỗi của chủ thể trong viêc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình
sự cấm phải được cơ quan bảovệ pháp luật và toà án khẳng định dứt khoát bằng
môt trong hai khả năng – có hay không? Để xét đến vấn đề trách nhiệm hình sự.
Và ở đây, nếu như chúng ta thực sự mong muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền
thì kiên quyết không thể có cái gọi là “nghi ngờ lỗi” của bị cáo để rồi đình chỉ vụ
án vô thời hạn do không chứng minh được lỗi của bị cáo.

Trung tâm Học
ĐH

Thơ
Tài
tậpphạt
và chỉ
nghiên
cứu
Giá trịliệu
cơ bản
caoCần
nhất của
yếu @
tố lỗi
thể liệu
hiện ởhọc
chỗ hình
có thể đạt
đựơc các mục đích trong điều kiện chúng ta được áp dụng đối với người có lỗi
trong hành vi của mình. Hậu quả sẽ thật tai hại cho xã hội nếu Nhà nước áp dụng
chế tài đối với những người được xem là không có lỗi trong khi thực hiện hành vi
gây nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, lỗi còn là yếu tố thể hiện tính nhân bản của
pháp luật hình sự. Vì vậy, về mặt lý luận cần phải chính thức thừa nhận rằng: “Xác
định lỗi của người phạm tội là một trong những nguyên tắc trong việc quy định tội
phạm và áp dụng hình phạt của luật hình sự nước ta”.
Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự có ý
nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Trước hết, việc nghiên cứu cho phép khẳng
định Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc quy tội khách quan đây
là nguyên tắc tiến bộ trong Luật hình sự của nhà nước pháp quyền, nguyên tắc cơ
bản được thừa nhận chung của Luật hình sự quốc tế nhằm loại trừ việc buộc tội
khách quan.
Trong Luật hình sự chế định lỗi được xem là một chế định rất phức tạp và

khó nhất, hiện nay chế định lỗi trong Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản vẫn giữ
nguyên như trong Bộ luật hình sự 1985, đồng thời trong sách báo pháp lý hình sự
nước ta cũng có rất ít bài viết hay công trình nguyên cứu chuyên khảo một cách
đồng bộ và toàn diện đến việc hoàn thiện chế định lỗi trong pháp luật hình sự hiện
hành.


2. Mục tiêu nghiên cứu:
Việc chọn đề tài về “Một số vấn đề về lỗi trong luật hình sự Việt Nam” nhằm
nghiên cứu sâu sắc hơn về yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm hình sự, và là
cơ hội để nghiệm thu một mảng kiến thức được tích luỹ trong bốn năm học tập ở
bậc đại học. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu này giúp cho bản thân tôi nói
riêng cũng như người đọc nhận thấy những bất cập và hạn chế của chế định lỗi
trong Luật hình sự hiện hành, góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi bài viết, do sự phức tạp nhiều mặt của vấn đề lỗi trong Luật
hình sự nên không thể đề cập đến tất cả các khía cạnh của nó. Do đó, luận văn chỉ
nghiên cứu những vấn đề về lý luận cơ bản về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam, lỗi
với vấn đề tội phạm và lỗi trong vấn đề hình phạt, những vướng mắc và những
kiến nghị xung quanh các vấn đề có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp nghiên cứu theo quan điểm lý luận của chủ nghĩa MácLênin về Nhà nước và pháp quyền, đồng thời xác định được đây là một vấn đề
mang tính chất lý luận, tổng hợp nên người viết đi sâu vào phân tích, so sánh lịch
sử và tổng hợp các quy định của Bộ Luật hình sự, các tài liệu, văn bản hướng dẫn,
các bài viết… nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Để đạt được những mục tiêu trên, người viết xây dựng cơ cấu luận văn như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lời nói đầu.


Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Lỗi với vấn đề tội phạm.
Chương 3:Lỗi với vấn đề hình phạt.
Kết luận.
Danh mục đề tài tham khảo

.


˜Trong luận văn có sử dụng một số từ viết tắt sau:
LHS: Luật hình sự
BLHS: Bộ luật hình sự
CTTP: Cấu thành tội phạm
HĐXX: Hội đồng xét xử
NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TAND: Toà án nhân dân
TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỖI
1.1. Lỗi hình sự và những cơ sơ lý luận
Từ hàng trăm năm trước đây và cho đến tận hôm nay trong khoa học luật
hình sự cũng như trong triết học và tâm lý học, lý luận về lỗi được xây dựng trên

những cơ sơ lý luận khác nhau.
- Theo khái niệm lỗi về mặt thần học trong khoa học luật hình sự Đức ngay
từ những năm 70 của thế kỷ XVII, thì người đã thực hiện tội phạm có dự mưu phải
chịu trách nhiệm về tội ác của mình.
Dần với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các nhà khai sáng thế
kỷ XVIII mà tiêu biểu là nhà luật học nổi tiếng người Italia TR.Beccana đã nêu lên
quan điểm pháp lý hình sự có liên quan ở một mức độ nhất định đến cơ sở phương
pháp luận của lỗi là: a) Vấn đề trách nhiệm hình sự không thể gắn liền với sự khái
niệm lỗi về mặt đạo đức và thước đo duy nhất và đích thực của tội phạm và sự
thiệt hại; b) Hình phạt cần phải áp dụng chỉ khi nào có sự cần thiết tuyệt đối chứ
không phải là sự chịu trách nhiệm vì lỗi.
Theo quan điểm triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học người Đức nổi
tiếng
I.Kant
thì: liệu
a) Tự ĐH
do ý Cần
chí là ởThơ
chỗ trong
tất cả
các học
hành vi
củavà
chủnghiên
thể chínhcứu
Trung
tâm
Học
@ Tài
liệu

tập
nó là pháp luật; b) Sự buộc tội về hình sự là một dạng của trách nhiệm đạo đức,
mà cơ sở của nó là coi chủ thể là nguyên nhân tự do của một hành vi được thực
hiện, còn theo quan điểm của Heghen thì: a) Sự hiện diện của lý trí và ý chí chính
là điều kiện chung của sự buộc tội; b) Lỗi là trong sự khẳng định rằng, chủ thể là
người biết suy nghĩ đã nhận thức và đã mong muốn.
Theo quan điểm của những người đại diện cho trường phái cổ điển trong
khoa học luật hình sự thì lỗi là trách nhiệm hình sự hoàn toàn dựa trên ý chí tự do
tuyệt đối của con người; mà trong những điều kiện hoàn toàn như nhau có thể lựa
chọn bất kỳ quyết định nào không trái với mình. Đặc biệt, Nhà hình sự học người
Đức thuộc trường phái này A.Bernher coi cơ sở của việc buộc tội về hình sự là ý
chí hoặc tự do của con người, được thể hiện trong sự hành động tuỳ tiện của cá
nhân và phù hợp với động cơ. Quyết tâm và ý định bên trong của người đó. Còn
nhà hình sự học A.Phơbách thời kỳ đầu coi sự buộc tội không phụ thuộc vào tự do
ý chí, nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm và thừa nhận tự do ý chí là điều kiện
của sự buộc tội do lỗi.
Đưa ra nguyên tắc về sự hợp lý của việc áp dụng các biện pháp tự vệ xã hội
để mong thay thế cho nguyên tắc buộc tội chủ quan, những người đại diện cho
trường phái xã hội học cho rằng: a) Lỗi của chủ thể được coi là tình trạng nguy


hiểm của người đó; b) Ba phạm trù như lỗi, tình trạng năng lực và tình trạng
không có năng lực là các tiêu chí của tính nguy hiểm cho xã hội…
.
Tóm lại, cho đến nay trong khoa học luật hình sự về cơ bản tồn tại ba trường
phái lý luận chủ yếu về lỗi dưới đây:
a) Lý luận lỗi về tình trạng nguy hiểm – khi lỗi của người phạm tội được hiểu
là tính nguy hiểm của nhân thân người đó, còn hành vi thì lại được coi là sự biểu
hiện của chính tình trạng nguy hiểm ấy.
b) Lý luận về đánh giá lỗi – khi lỗi của chủ thể được xác định bằng sự phán xét có

tính chất đánh giá của riêng Toà án mà không cần tính đến thái độ tâm lý của người đó
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự cấm.
c) Lý luận lỗi về mặt tâm lý – khi lỗi của một người được hiểm là thái độ tâm
lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện và hậu quả do
hành vi đó gây ra.
Trong khoa học Luật hình sự Việt Nam vẫn còn các quan điểm khác nhau coi
lỗi là: a) Thái độ tâm lý của một người với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình gây ra được biểu hiện dưới hình
thức vô ý hoặc cố ý (đại đa số các nhà hình sự học); b) Dấu hiệu thuộc mặt chủ
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quan của tội phạm phản ánh chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi
khác không gây thiệt hại cho xã hội khi quyết định thực hiện hành vi gây thiệt hại
cho xã hội.
Tổng kết các quan điểm trên về lỗi và căn cứ vào các qui định về lỗi trong
PLHS Việt Nam hiện hành, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể đưa ra khái
niệm: “Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện
bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái độ tâm lý của người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được thể hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự cấm
mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên”
1.2 Khái niệm lỗi trong Luật hình sự Việt Nam
Với sự ra đời của Bộ Luật Hồng Đức, Pháp luật hình sự thời nhà Lê đã
đề cập đến hình thức lỗi cố ý và vô ý tại Điều 497 Bộ luật Hồng Đức qui định:
“Đánh chết người thì xử tội giảo, đánh chết không phải bằng mũi nhọn và không
phải cố ý giết người thì xử tội lưu đi châu xa”.
PLHS thời kỳ nhà Nguyễn đã đề cập các loại tội với lỗi cố ý và các loại tội
với lỗi vô ý, trong đó trách nhiệm hình sự đối với các tội với lỗi cố ý được qui
định nặng hơn đối với các loại tội với lỗi vô ý. Ví dụ, Điều 251 – âm mưu giết
người – Hoàng Việt Luật qui định: “Phàm có nhiều suy tính cùng nhiều người lập



mưu với sự cố ý giết người thì xử chém giam chờ” Điều 265 – xe ngựa làm người
bị thương chết người - Hoàng Việt Luật qui định: “Phàm vô cớ không được cho
xe, ngựa chạy nhanh tha hồ nơi tiệm buôn, phố chợ. Nhân đó làm người ta bị
thương thì giảm một bực theo thường nhân đánh lộn có thương tích. Nếu nhân đó
chết người thì phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm”.
Thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH, mặc dù định nghĩa pháp lý của khái
niệm lỗi chưa được chính thức ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật
hình sự nhưng các văn bản của Toà án đã có sự phân biệt giữa các hình thức lỗi:
cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Về lỗi cố ý,
trong Báo cáo tổng kết số 425 – HS2 ngày 10/08/1970 của TAND tối cao về thực
tiễn xét xử loại tội giết người đã đưa ra khái niệm lỗi cố ý trực tiếp và giáp tiếp
như sau: “Trong tội giết người, từ nhiều năm nay, thực tiễn xét xử của ta đã xác
nhận có hai hình thức cố ý: có sự cố ý trực tiếp khi can phạm thấy rõ hành động
của mình sẽ có hậu quả làm chết người khác, và chính vì mong muốn cho hậu quả
xảy ra nên đã có hành vi.
Bên canh đó, cũng có một số trường hợp gọi là cố ý gián tiếp: can phạm
không mong muốn nạn nhân chết nhưng biết rằng hành vi của mình có nhiều khả
năng làm nạn nhân chết mà vẫn cứ làm và không trông mong vào một điều kiện cụ
thể nào có thể ngăn chặn cho hậu quả đó đừng xảy ra. Ý thức chủ quan của can
phạm là ý thức mặc kệ không quan tâm đến nạn nhân sống hay chết: sống cũng
được
mà chết
mặc,
muốn
ra sao
thì ra”.
Trung
tâm

Họccũng
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Về lỗi vô ý, Bản tổng kết số 10 – NCPL ngày 08/01/1968 của TAND tối cao
về hướng dẫn đường lối xử lý tội phạm vì thiếu tinh thần trách nhiệm vi phạm quy
tắc lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đã đưa ra khái niệm
lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả như sau: “Bị cáo đã thấy trước khả
năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng vì chủ quan thiếu thận trọng, nhẹ dạ tin
vào những tình tiết, những biện pháp phòng ngừa không đầy đủ, cho nên hậu quả
tác hại đã xảy ra đây là hình thức lỗi do quá tự tin.
Bị cáo không thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng đáng
lẽ phải thấy và có thể thấy được khả năng đó… hậu quả xảy ra đó thiếu sự chú ý
cần thiết. Đây là hình thức vô ý vì cẩu thả”.
Đến BLHS 1985 – Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta thì định nghĩa pháp
lý của khái niệm cố ý đã được ghi nhận tại Điều 9: “Cố ý phạm tội là phạm tội
trong trường hợp nhận rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặt cho hậu
quả xảy ra”. Định nghĩa này đã bao hàm hai hình thức lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và
cố ý gián tiếp.
Định nghĩa pháp lý của khái niệm lỗi vô ý đã được ghi nhận tại Điều 10: Vô
ý phạm tội trong những trường hợp sau đây:


- Người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội mặt dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
- Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa

được”.
Định nghĩa này đã phân biệt hai hình thức lỗi vô ý: vô ý phạm tội vì cẩu thả
và vô ý phạm tội vì quá tự tin.
Sự ra đời của Bộ Luật hình sự 1999 một mặt thể hiện sự kế thừa chế định lỗi
của các thời kỳ trước đồng thời cũng là sự khẳng định vai trò quan trọng của chế
định lỗi trong Bộ Luật hình sự theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, được ghi
nhận tại Điều 9: “Cố ý phạm tội” và Điều 10: “Vô ý phạm tội”.
1.2.1 Khái niệm lỗi
Luật hình sự XHCN và Luật hình sự của nước ta đã nêu ra một số dấu hiệu
cơ bản của mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi là dấu hiệu cơ bản nhất của mặt chủ
quan của tội phạm. Động cơ, mục đích là những dấu hiệu của tội phạm.
Khái niệm về lỗi được thể hiện trong Bộ luật hình sự tại Điều 9, 10, việc xác
định hành vi nguy hiểm có lỗi hay không có lỗi là điều kiện bắt buộc, bởi vì một
người nào đó gây ra một hành vi dù là có nguy hiểm đến đâu nhưng không có lỗi
Trung
tâm Học
liệu ĐH
Thơphải
@chịu
Tàitrách
liệunhiệm
học hình
tập sự.
vàNguyên
nghiên
thì không
là tội phạm
và dóCần
đó không
tắccứu

này trước hết thể hiện trong định nghĩa tội phạm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách vô ý hay cố ý… (Điều 8, khoản 1, Bộ luật hình sự).
Đối với từng loại tội thì dấu hiệu này luôn luôn thể hiện dưới những hình thức
khác nhau, hoặc trực tiếp hoặc giáp tiếp, song vẫn là dấu hiệu chính và là dấu hiệu
bắt buộc của mặt chủ quan của tội phạm. Chỉ có khi nào xác định được hành vi đó
là có lỗi thì mới xuất hiện trách nhiệm hình sự. Về vấn đề này Các-Mác viết: “Sự
thừa nhận sự tồn tại của lỗi đồng thời cũng là sự thừa nhận, tôn trọng nhân phẩm
của con người”
Khái niệm lỗi trong Luật hình sự thể hiện rõ nét ý thức vô trách nhiệm của kẻ
phạm tội đối với các quan hệ xã hội. Nội dung cơ bản của lỗi không chỉ có mối
quan hệ giữa kẻ phạm tội và hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà là mối quan hệ kẻ
phạm tội đối với xã hội và các yêu cầu khác của xã hội. Những mối quan hệ này
luôn luôn tồn tại dưới dạng của một mối quan hệ tâm lý nhất định giữa kẻ phạm
tội và hành vi phạm pháp của họ. Khoa học luật hình sự đã chứng minh lỗi là mối
quan hệ qua lại giữa kẻ phạm tội với xã hội và trật tự pháp luật.
Theo quan niệm chính thống thì lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra
hoặc đe doạ gây ra cho xã hội.


Thái độ tâm lý của con người được hình thành và phát triển tương đối phức
tạp, xuất phát từ những nhu cầu và những yếu tố để đạt được nhu cầu như động cơ,
mục đích và sự lựa chọn hành vi để đạt được nhu cầu đó.
Một người chỉ có thể được xem là có lỗi khi trong lúc hành động họ được tự
do ý chí. Khi nói đến tự do ý chí Ph. Ăngghen viết: Heghen là người đầu tiên đã
trình bày đúng đắn mối quan hệ giữa tự do và tất yếu. Theo Heghen tự do là nhận
thức được tính tất yếu. Tính tất yếu chỉ là mù quáng, chừng nào người ta chưa hiểu
được nó. Tự do không phải là ở trong sự độc lập tưởng tượng ra đối với những qui
luật đó mà ở trong cái khả năng – do sự nhận thức trên mà có – vận dụng những

qui luật đó một cách có kế hoạch vào những mục đích nhất định… tự do của ý chí
không phải là cái gì khác hơn là cái năng lực quyết định một khi đã hiểu rõ sự
việc.
Khi nói đến tự do là nói đến sự tự do hành động, và như vậy, con người trước
khi hành động phải có sự lựa chọn, quyết định và điều khiển hành vi theo sự nhận
thức của mình cũng chính vì vậy họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tự do ý chí và trách nhiệm của con người chính là mối quan hệ biện chứng giữa
nhận thức và hành vi của một con người. Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách
nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi họ được tự do.
Một người chỉ bị coi là có lỗi khi họ được tự do ý chí, tức là họ nhận thức
được việc mình làm. Nếu khi hành động, con người không nhận thức được hành vi
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoặc không điều khiển được hành vi của mình thì họ không bị coi là có lỗi. Khoa
học luật hình sự gọi là năng lực trách nhiệm hình sự. Một người có năng lực trách
nhiệm hình sự được coi là có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong sách báo pháp lý hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
lỗi. Tuy nhiên, tựu lại có thể hiểu theo hai nghĩa sau:
˜Theo nghĩa rộng: Lỗi là cơ sở của trách nhiệm hình sự, gồm các yếu tố
khách quan, chủ quan. Quan điểm này có sự lẫn lộn giữa lỗi và tội phạm, dẫn tới
việc hiểu rằng lỗi là do con người đánh giá nó. Điều này trái với quan điểm của
pháp luật hiện nay: Lỗi là thái độ tâm lý của một người, tồn tại khách quan không
phục thuộc vào người đánh giá nó.
˜ Theo nghĩa hẹp: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi
và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức vô ý hay cố
ý, có nội dung là sự phủ định chủ quan những giá trị mà pháp luật tôn trọng và bảo
vệ.
Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn nước ta chấp nhận.
1.2.2 Bản chất của lỗi trong Luật hình sự và những dấu hiệu của nó



Như đã phân tích ở trên, lỗi trong Luật hình sự thể hiện mối quan hệ giữa kẻ
phạm tội và hành vi nguy hiểm cho xã hội do kẻ đó thực hiện. Hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị xem là tội phạm, khi kẻ phạm tội với ý thức của chính mình. Hay nói
cách khác là kẻ phạm tội đã quyết định với chính ý thức chủ quan của mình chứ
không do bất kỳ tác động bên ngoài nào. Sự quyết định thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội là dấu hiệu đầu tiên của lỗi. Điều đó có nghĩa là con người trong
một hoàn ảnh cụ thể đã có một quyết định thể hiện rõ cách cư xử đối với các quan
hệ xã hội. Người phạm tội đã thực hiện một loạt điều kiện trên cơ sở mục đích và
động cơ đã được đặt ra từ đó biến động cơ và mục đích thành hành động cụ thể.
Sự quyết định này là một hoạt động tâm lý đặc biệt sự quyết định này là có lỗi nếu
như nó thể hiện ý thức vô trách nhiệm của người đó đối với các quan hệ xã hội nói
chung và các quan hệ được LHS bảo vệ nói riêng. Tính chất này không những chỉ
có ý nghĩa trong việc xác định lỗi đối với trường hợp phạm tội mà có đúng với cả
những trường hợp khác như phòng vệ chính đáng tình thế cấp thiết nếu như cách
xử sự vượt quá điều kiện mà điều luật qui định.
Động cơ và mục đích cũng là những dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm.
Nó điều khiển sự hoạt động của con người, bởi vì hoạt động của con người là hoạt
động có ý thức luôn xuất phát từ động cơ nhất định. Hành vi phạm tội cũng là một
dạng hoạt động của con người. Động cơ và mục đích cũng là những dấu hiệu biểu
hiện trong trạng thái tâm lý của con người. Cho nên chúng nằm trong các dấu hiệu
cấu thành tội phạm. Theo Luật hình sự XHCN thì động cơ phạm tội là nhân tố bên
Trung
tâm
Học
liệu
ĐHđẩy
Cần
Thơtội@thực
Tài

liệu
học tập
trong,
nhân
tố tâm
lý thúc
kẻ phạm
hiện
tội phạm.
Theovà
tâmnghiên
lý học, cứu
động cơ là yếu tố dẫn đến quyết định sai trái đối với các quan hệ xã hội một cách
trực tiếp. Nhưng động cơ có thể là có ý thức và có thể là không có ý thức phạm
tội.
Khi xét đến động cơ phải xét đến mục đích, mục đích phạm tội bao giờ cũng
cụ thể. Các tội thực hiện do cố ý trực tiếp điều có mục đích rõ ràng. Các tội thực
hiện do coá ý giáp tiếp và vô ý điều không có mục đích phạm tội.
1.2.3. Các điều kiện để xác định tính có lỗi của tội phạm
Như đã trình bày ở trên, tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt
ra cho một người khi họ có tự do. Đối với trách nhiệm pháp lý nói chung, Nhà
nước ta đảm bảo bằng các cơ sở kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội và bằng cả cơ
sở pháp lý đối với cá nhân, bảo đảm cho họ có một năng lực pháp luật tương ứng
với địa vị xã hội của họ. Theo đó, Luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam qui định một người được coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội nếu họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi nhất định.
1.2.3.1. Năng lực trách nhiệm hình sự
NLTNHS là một điều kiện cần thiết để thừa nhận một người là có lỗi khi họ
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo Điều 15, khoản 1 của Bộ luật hình



sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người nào phạm tội “trong khi
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình” thì người đó không có năng lực trách nhiệm
hình sự. Như vậy, muốn kết luận một người không có NLTNHS phải xác định
người đó mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác đến mức không nhận thức được
hoặc không điều khiển được hành vi của mình. Điều 8 BLHS qui định: “Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ Luật hình sự, do người có
NLTNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”. Như vậy, trong định nghĩa tội
phạm, NLTNHS được xem là điều kiện, là cơ sở để xác định lỗi.
Hai tiêu chí để xác định NLTNHS là tiêu chí y học và tiêu chí tâm lý. Về tiêu
chí y học, một người được xem là có NLTNHS thì không mắc bệnh tâm thần hoặc
các bệnh khác làm rối loạn hoạt động thần kinh. Tiêu chuẩn tâm lý xác định một
người có NLTNHS khi không mắc bệnh nói trên ở mức độ rơi vào trường hợp gây
mất khả năng điều khiển hành vi. Trong hai tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn y học là
điều kiện cần, tiêu chuẩn tâm lý là điều kiện đủ.
Ngoài ra, trong quá trình xem xét NLTNHS của người phạm tội. NLTNHS
thừa nhận trường hợp hạn chế NLTNHS, trường hợp này người đó vẫn được xem
là có lỗi, nhưng là lỗi hạn chế và trở thành tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, những người trong tình trạng say rượu hoặc một chất kích thích
nào đó khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng bị xem là có lỗi. Vấn đề
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đặt ra là, nếu việc “say” đó do họ tự chuốt lấy thì việc “có lỗi” là điều chắc chắn
mà họ phải nhận, còn “say do bệnh lý thì sao?. Về lý luận, nước ta không thừa
nhận tình trạng say rượu bệnh lý, trong khi đó ở một số nước thuộc Cộng hoà Liên
Xô cũ, coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự. Theo
tôi, pháp luật của ta cũng nên ghi nhận đây là trường hợp loại trừ tính chất lỗi của
hành vi hay được xem xét như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự – có như
thế mới phù hợp với nguyên tắc nhân đạo XHCN mà pháp luật hình sự thừa nhận.

.
1.2.3.2. Độ tuổi
Con người bẩm sinh đã có NLTNHS, đó là năng lực của tự ý thức được hình
thành trong quá trình pháp triển của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội. Mỗi con
người bình thường điều có khả năng hình thành và phát triển ý thức và tự ý thức.
Nhưng phải trải qua quá trình hoạt động và giáo dục trong điều kiện xã hội cùng
với sự phát triển của trí tuệ về mặt sinh học của đó mới có thể có đựơc NLTNHS.
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham khảo
Luật hình sự của các nước khác, Bộ luật hình sự qui định: “Người đủ 14 tuổi trở
lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” (Điều 12, Bộ luật hình sự). Như


vậy, thực tiễn áp dụng Bộ Luật hình sự, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có
NLTNHS sẽ luôn được coi là không có lỗi vì chưa có đủ điều kiện để có lỗi (1).
1.3. Các hình thức và các dạng lỗi
1.3.1. Yêu cầu phân loại lỗi
Tính nguy hiểm cho xã hội vừa là cơ sở cho việc phân hoá trách nhiệm hình
sự trong Luật hình sự, vừa là cơ sở đề ra cá thể hoá hình phạt trong thực tiễn áp
dụng hình phạt.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể
có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Những hành vi phạm tội
khác nhau ngay ở tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trong đó
yếu tố chủ quan là một trong những thành tố không thể thiếu để tạo nên tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi, sẽ làm các tội phạm khác nhau về tính nguy hiểm, từ
đó tạo tiền đề hay cơ sở cho việc phân loại tội phạm và cá thể hoá hình phạt.
Chúng ta áp dụng một hình phạt không phải trừng trị một hành vi mà để
trừng trị người đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm để cải tạo, giáo dục họ. Mục
đích chỉ đạt được khi hành phạt được áp dụng cho người có lỗi. Đối với người

không có lỗi hình phạt không thể phát huy tác dụng cải tạo giáo dục. Đây chính là
cơ sở để PLHS Việt nam qui định nguyên tắc có lỗi. Tuy nhiên nguyên tắc có lỗi
trong
LuậtHọc
hình sự
áp dụng,
theo
đó,học
chỉ nhằm
hoá bướccứu
Trung
tâm
liệukhiĐH
Cầnhiểu
Thơ
@nghĩa
Tàinào
liệu
tập phân
và nghiên
đầu giữa tội phạm hay không phải tội phạm, nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn,
logic hơn còn là thuộc tính quan trọng của tính nguy hiểm của hành vi phạm tội,
xác định tội danh là cơ sở phân hoá hình phạt trong thực tiễn áp dụng luật. Sự khác
nhau về quá trình nhận thức và điều kiển hành vi đó là sự khác nhau về lý trí và ý
chí của người phạm tội làm thay đổi tính chất, mức độ lỗi.
Một người phạm tội với lỗi cố ý sẽ thể hiện ý thức chống đối xã hội cao hơn,
thể hiện tính nguy hiểm cao hơn và do vậy cần phải áp dụng hình phạt cao hơn,
tương xứng với hành vi mà họ đã gây ra. Ngược lại, người phạm tội do vô ý phải
chịu mức hình phạt nhẹ hơn. Không thể buộc hại người phạm cùng một tội nhưng
với hai loại lỗi khác nhau phải chịu chung một mức hình phạt, điều này sẽ là bất

công và không thể đạt được mục đích hình phạt. Cho nên vấn đề đặt ra là cần phải
có sự phân loại lỗi trong pháp luật hình sự
1.3.2. Các hình thức lỗi trong Luật hình sự Việt Nam

(1) Chẳng hạn về tuổi chịu TNHS đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia Nghị quyết số 04/
HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội dồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ghi nhận “…người đã đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 6 tuổi, phải chịu TNHS về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tức là hầu hết các
tội xâm phạm an ninh quốc gia; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”:
nghĩa là nếu người đó phạm tội lúc chưa đủ 14 tuổi thì không phải chịu TNHS ngay cả khi phạm tội do cố
ý.


1.3.2.1. Hình thức lỗi cố ý
Xét về mặt lý luận căn cứ vào các tiêu chí khác nhau của các nhà nghiên cứu
đã đưa ra các hình thức lỗi cố ý khác nhau. Chẳng hạn, căn cứ vào yếu tố lý trí và
ý chí của sự cố ý người ta chia ra: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp; căn cứ vào thời
điểm xuất hiện và hành thành sự cố ý có hình thức: cố ý dự mưu, cố ý đột xuất;
căn cứ vào mức độ cụ thể của sự nhận thức được hậu quả nguy hại do hành vi của
chủ thể sẽ xảy ra có cố ý xác định, có ý không xác định…
Tuy nhiên, hình thức lỗi cố ý được thừa nhận chung trong cả ba lĩnh vực thể
hiện trong Luật hình sự Việt Nam (pháp luật hình sự thực định, khoa học và thực
tiễn xét xử) gồm hai dạng: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
˜Về lỗi cố ý trực tiếp:
Kẻ phạm tội biết rõ được hành vi nguy hiểm của mình sẽ dẫn đến hậu quả
thiệt hại, nhưng vẫn cứ thực hiện. Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra (khoản 1, Điều 9, Bộ luật hình
sự): “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội” là
thể hiện về lý trí của người phạm tội. Nhận thức rõ là không còn một nghi ngờ nào
về tính nguy hiểm của hành vi, như: khi chĩa thẳng súng vào đầu người khác bóp

cò. Nếu còn nghi ngờ, mơ hồ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình
Trung
liệuphải
ĐH
Cần
Thơ
thựctâm
hiện Học
thì không
là cố
ý trực
tiếp. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội là nhận thức một
cách đầy đủ tất cả các tình tiết khách quan có liên quan đến tính nguy hiểm của
hành vi: thủ đoạn phạm tội, phương tiện thực hiện, thời gian, địa điểm… Ví dụ:
Một người bỏ thuốc độc vào ly nước để đầu độc người khác, người phạm tội phải
nhận thức được tính năng tác hại của độc dược và việc để độc dược vào ly nước sẽ
gây nguy hại đến tính mạng của người bị hại.
Xét về mặt lý trí: người phạm tội khi thực hiện hành vi, không chỉ nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó,
người phạm tội phải mong muốn cho hậu quả xảy ra, nếu không thì không thuộc
trường hợp cố ý trực tiếp.
Thực tiễn cho thấy có nhiều trường hợp chỉ cần căn cứ vào hành vi mà người
phạm tội thực hiện, chúng ta có thể xác định được sự mong muốn cho hậu quả xảy
ra của người phạm tội. Tuy nhiên, có những trường hợp rất khó xác mục đính của
người phạm tội, nếu như người phạm tội không thừa nhận mục đích của mình. Ví
dụ: D dùng cuốc bổ vào đầu H nhưng không trúng, khi bị bắt D khai vì bực tức
nên hành động như vậy chớ không có ý định tước đoạt tính mạng H. Trường hợp
này, việc xác định mục đích của người phạm tội phải đánh giá tổng hợp tất cả các
tình tiết của vụ án để đưa ra kết luận chính xác mục đích của người phạm tội chớ

không chỉ căn cứ vào lời khai của người phạm tội hay người bị hại.


˜Lỗi cố ý giáp tiếp.
Cố ý giáp tiếp là trường hợp người phạm tội nhân thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của chính hành vi đó có thể gây ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Về lý trí: Cố ý gián tiếp cũng giống như cố ý trực tiếp ở chỗ người phạm tội
cũng nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng khác cố ý trực
tiếp là chỉ thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra chứ không chắc chắn xảy
ra. Đối với người có lỗi cố ý gián tiếp, việc xảy ra hậu quả không có ý nghĩa gì
hậu quả xảy ra hay không họ điều chấp nhận.
Như vậy, khi xét sâu hơn về lý trí người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thấy
rằng: không thể có trường hợp người phạm tội nhân thức được hậu quả tất yếu sẽ
xảy ra mà chỉ tồn tại trong trường hợp người đó nhận thức được hậu quả có thể
xảy ra. Bởi vì, thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc thấy trước khả năng hậu
quả có thể không xảy ra. Còn nếu họ thấy được hậu quả tất yếu phải xảy ra thì
không thể có ý thức để mặc được. Ví dụ: Một người mắc điện trên hàng rào để
phòng kẻ trộm và hậu quả là một em bé đã chết khi em leo vào nhà lượm quả banh
mà em đá vào sân nhà người này. Trong trường hợp này, người phạm tội không
mong muốn cho hậu quả xảy ra mà chỉ có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Chính sự không mong muốn và để mặc cho hậu quả xảy ra này là cơ sở để khẳng
định một người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp ít thể hiện ý thức
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chống đối xã hội hơn so với người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường này không phù hợp với mục đích
họ đặt ra. Người phạm tội nhằm tới mục đích khác, nhưng để đạt được mục đích
này họ chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra.
Về phần lỗi cố ý, theo tôi, Điều 9 cố ý phạm tội chưa làm rõ về mặt thuật ngữ

và cần phải bổ sung một số dấu hiệu (về lý trí và ý chí) của hai dạng cố ý trực tiếp
và gián tiếp. Cần phải ghi nhận một cách chính thức thuật ngữ “cố ý trực tiếp”,
“cố ý gián tiếp” và đưa ra định nghĩa pháp lý riêng cho từng dạng cố ý này. Bổ
sung dấu hiệu chung và đầy đủ hơn về mặt lý trí của hai dạng lỗi này bằng thấy
trước “khả năng” xảy ra hậu quả của hành vi, chứ không phải là thấy trước “hậu
quả” xảy ra như qui định của pháp luật hiện hành vì cho dù hành vi được thực hiện
do lỗi cố ý chứ không phải thấy trước được chính hậu quả đó. Về mặt ý chí, lỗi cố
ý gián tiếp nên bổ sung thêm dấu hiệu bắt buộc chung và đầy đủ hơn đó là “thái độ
dửng dưng” hay “tỏ ra bàng quang” đối với hậu quả xảy ra.
1.3.2.2. Hình thức lỗi vô ý
Vô ý phạm tội là lỗi của một người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm
cho xã hội nhưng nhận thức không đầy đủ hậu quả do hành vi của mình thực hiện,
mặc dù họ có đủ điều kiện nhận thức được.


So với cố ý phạm tội, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hậu quả do vô ý
phạm tội chủ yếu phụ thuộc vào những thiệt hại thực tế đó xảy ra. Bộ Luật hình sự
không qui định rõ các hình thức vô ý phạm tội, căn cứ tại Điều 10 Bộ luật hình sự,
chúng ta thấy rõ hai hình thức vô ý phạm tội mà khoa học hình sự gọi là vô ý vì
quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.
˜Lỗi vô ý vì quá tự tin
Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một người thấy trước được hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Về lý trí: người phạm tội thấy trước khả năng phát sinh hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của hành vi do mình thực hiện. Đây là dấu hiệu tương tự như hình thức
lỗi cố ý gián tiếp nhưng sự nhận thức không rõ ràng như trường trường cố ý gián
tiếp mà chỉ nhận thức một cách mơ hồ, rất chung chung, không rõ ràng, mức độ
nhận thức thấp hơn nhiều so với cố ý gián tiếp. Tuy thấy trước khả năng phát sinh
hậu quả nhưng tin rằng hậu quả lại không xảy ra. Tất nhiên, lòng tin của họ so với

thực tế lại không như họ tưởng. Cũng chính vì thế mới gọi là tự tin (tin mà không
có căn cứ vững chắc).
Về ý chí: người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra. Điều này
thể hiện ở ngay nhận thức của họ đối với hành vi, cho rằng hậu quả không xảy ra
Trung
tâm
Học
ĐHthức
Cần
Thơvi @
họcxảytập
và nghiên
thì sẽ
không
thể liệu
có nhận
về hành
nhưTài
vậy. liệu
Hậu quả
ra cũng
là ngoài ýcứu
muốn của họ. Tuy nhiên, người phạm tội cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được, nhưng niềm tin của họ thiếu căn cứ, sự tính toán của họ
qua thực tế chứng minh rằng họ đã sai lầm, tức là đánh giá sai chính bản thân
mình cả về mặt chủ quan lẫn khách quan.
˜Lỗi vô ý vì cẩu thả:
Vô ý vì cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây hậu quả
nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Khác với vô ý vì quá tự tin và các hình thức vô ý, người phạm tội do vô ý vì

cẩu thả hoàn toàn không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội lẽ ra họ không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhưng họ
lại bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi do họ thực hiện là vì xã hội
buộc họ phải thấy trước.
Tiêu chuẩn để xác định một người thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội là
căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra vụ việc vào độ tuổi, trình độ nhận thức,
trình độ văn hoá… nếu rơi vào hoàn cảnh đó thì người khác cũng thấy trước hành
vi và hậu quả do hành vi đó gây ra là nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, pháp luật chỉ qui định cho một số người có nghĩa vụ phải thấy trước
còn người khác thì không thể thấy trước.


Ví dụ: một Y tá lấy nhằm thuốc cho bệnh nhân uống dẫn đến bệnh nhân tử
vong, thì người Y tá phải có nghĩa vụ thấy trước, nhưng do bất cẩn nên mới lấy
nhằm thuốc. Nếu không phải là y tá, dược sĩ, y sĩ hay bác sĩ mà lại là người khác
không có trình độ chuyên môn thì nghĩa vụ “phải thấy trước” không đặt ra với họ
một cách bắt buộc.
Nghĩa vụ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả khi thực hiện hành vi
của một người được xác định bởi hai yêu tố khách quan và chủ quan.
Về khách quan, trong một hoàn cảnh cụ thể một người bình thường cũng có
khả năng thấy trước và có thể thấy trước hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội.
Về chủ quan, phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp… ảnh
hưởng đến khả năng nhận thức của người thực hiện hành vi.
Cả hai yếu tố trên xác định trách nhiệm phải thấy trước của một người khi
thực hiện một hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
Qua phân tích trên về lỗi vô ý, theo tôi cần bổ sung như sau:
Về lỗi vô ý quá tự tin: Pháp luật nên ghi nhận bằng một thuật ngữ pháp lý
chính xác. Và đặc biệt, cần phải ghi nhận dấu hiệu “không có đủ cơ sở mà quá tự
tin vào việc …” vào trước dấu hiệu “ngăn ngừa được hậu quả đó”. Và loại trừ

Trung
ĐHquả
Cần
@xảy
Tàira”.
liệu
vàmực
nghiên
kháitâm
niệmHọc
“cho liệu
rằng hậu
đó Thơ
sẽ không
Vì học
ở mộttập
chừng
nào đócứu
thời điểm lý trí của dạng lỗi vô ý này cũng giống như lỗi cố ý gián tiếp – người
phạm tội do vô ý vì quá tự tin cũng thấy trước khả năng xảy ra hậu quả (mà ở đây
là khả năng thực tế chứ không phải trừu tượng) nên việc cho rằng “hậu quả sẽ
không xảy ra" là vô lý. Chẳng hạn: khi một người lái xe đến ngã tư gặp đèn đỏ, dù
nhận thức được đó là hành vi vi phạm các qui định về an toàn giao thông, thấy
trước là hậu quả đụng nhau với xác phương tiện tham gia giao thông khác, nhưng
vì chủ quan tin vào thắng xe tốt, tay lái cứng, và nghĩa rằng các người khác khi
tham gia giao thông cũng sẽ thận trọng… nên sẽ ngăn ngừa đựơc hậu quả xảy ra
(nếu có) nhưng kết quả là tai nạn xảy ra, người đó đã đụng chết một người khác.
Như vậy, sự tính toán của người gây ra tai nạn là sai lầm – quá tự tin (chủ quan),
vì đối với việc ngăn ngừa hậu quả đó thực sự đã không đủ các cơ sở mà quá tự tin
là mình ngăn ngừa được.

Như vậy, khoản 1, Điều 10 theo tôi nên ghi nhận: “Vô ý vì quá tự tin là
người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có khả năng xảy ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội nhưng không có đủ các cơ sở mà quá tự tin vào việc ngăn
ngừa được hậu quả đó”.
1.3.2.3. Trường hợp hỗn hợp lỗi


Luật hình sự nước ta không thừa nhận hình thức lỗi thứ ba đối với người
phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tế các tình tiết khách quan của tội phạm phát triển
không đúng với dự kiến hoặc mong muốn của người phạm tội.
Vấn đề đặt ra là: có hay không có lỗi hỗn hợp? Điều này, cho đến nay về lý
luận cũng như thực tiễn còn nhiều ý kiến khác nhau. Ngay trong giáo trình giảng
dạy trong các Trường Đại học luật cũng đề cập đến vấn đề hỗn hợp lỗi tức là vừa
vô ý vừa cố ý.
Khi đặt vấn đề hỗn hợp lỗi, các Luật gia chỉ căn cứ vào mặt chủ quan (chủ
yếu là hậu quả xảy ra), không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội
nhưng lại cho rằng phải tuỳ thái độ tâm lý của người phạm tội đều xác định người
phạm tội cố ý hay vô ý chứ hỗn hợp lỗi không phải là hình thức lỗi thứ ba. Theo
cách đặt vấn đề như vậy, mặc dù không thừa nhận một hành vi pham tội xảy ra
vừa có lỗi vô ý vừa có lỗi cố ý.
Nếu đã thừa nhận hỗn hợp của lỗi không phải là hình thức lỗi thứ ba mà lại
cho rằng cố ý với hành vi, vô ý với hậu quả thì cũng không lý giải được thái độ
tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả. Thái độ tâm lý khác nhau
đối với hành vi và đối với hậu quả chính là yếu tố xác định người phạm tội cố hay
vô ý chứ không phải là dấu hiệu xác định hình thức lỗi thứ ba. Như vậy, trong
CTTP cơ bản chỉ có lỗi hoặc vô ý hoặc cố ý. Hỗn hợp lỗi chỉ xảy ra trong trường
hợp cấu thành tăng nặng của những tội cố ý, với tình tiết định khung tăng nặng là
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội và lỗi với hậu quả đó là lỗi vô ý.

Tóm lại, Luật hình sự Việt Nam không thừa nhận hình thức hỗn hợp lỗi, bởi
lẽ, nếu thừa nhận sẽ không thể xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội
khi có thái độ tâm lý khác nhau đối với hành vi và đối với hậu quả. Ví dụ: một
người cố ý gây thương tích nhưng dẫn đến hậu quả làm chết nạn nhân mà xác định
vừa cố ý vừa vô ý (cố ý với hành vi, vô ý với hậu quả) thì trách nhiệm hình sự của
người này sẽ là cố ý gây thương tích và vô ý làm chết người, điều này trái với
nguyên tắc xử lý.
1.4 . Các trường hợp loại trừ tính chất lỗi của hành vi
Một người sẽ không bị xem là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm nếu tồn
tại năng lực chủ quan của chủ thể để lựa chọn nhưng không tồn tại cách cư xử hợp
với lợi ích và yêu cầu của xã hội để lựa chọn hoặc ngựơc lại tồn tại cách cư xử để
lựa chọn nhưng không có năng lực lựa chọn và quyết định. Theo đó, các trường
hợp loại trừ tính chất lỗi của hành vi phân thành hai nhóm:
˜ Nhóm1: Gồm các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự:
Điều 13: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; Điều 12: Tuổi chịu
trách nhiệm hình sự; và Điều 15: Phòng vệ chính đáng. Đó là các trường hợp chủ
thể không có lỗi đối với hành vi gây thiệt hại khách quan do họ thực hiện, bởi vì


không đủ điều kiện để có lỗi hoặc hành vi gây thiệt hại không phải được thực hiện
dưới sự nhận thức và điều khiển của lý trí và ý chí.
Ngoài những trường hợp không thoả mãn các điều kiện để có lỗi đã nêu trên:
không có năng lực trách nhiệm hình sự, không đủ độ tuổi qui định… Luật hình sự
Việt nam còn qui định trường hợp cụ thể: một người sẽ không có lỗi do không thể
nhận thức trước và không buộc thấy trước hành vi đó. Điều 11 BLHS gọi đó là sự
kiện bất ngờ: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự
kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”
Đặc điểm quan trọng về chủ quan của trường hợp này là người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể lựa chọn hay nói cách khác là không có

điều kiện để lựa chọn hành vi khác. Việc không có điều kiện để lựa chọn hành vi
là do các nguyên nhân chủ quan hay khách quan làm chủ thể không thể nhận thức
tính chất gây thiệt hại của hành vi.
Khác với vô ý do cẩu thả, đối với trường hợp sự kiện bất ngờ, chủ thể không
có đủ điều kiện để nhận thức tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi hoặc sự kiện
đó xảy ra quá bất ngờ, họ xử lý không kịp hoặc do năng lực chủ quan không cho
phép họ thực hiện được một hành vi khác. Tóm lại, trong sự kiện bất ngờ chủ thể
không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc
tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không đủ điều kiện để thấy trước hậu quả.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
˜ Nhóm 2: Các trường hợp loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Gồm phòng vệ chính đáng (Điều 13) và tình thế cấp thiết Điều 14). Trong những
trường hợp này, chủ thể không có lỗi do đã chủ động lựa chọn và thực hành vi tuy
gây thiệt hại về khách quan nhưng vì không còn cách nào phù hợp hơn những xử
sự đó phù hợp với lợi ích của xã hội và được khuyến khích. Trong lý luận các
trường hợp này gọi là các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Điều 15 Bộ luật hình sự Việt Nam qui định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi
của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức… mà chống trả lại
một cách cần thiết”. Vì lợi ích chính đáng của mình, của người khác.. người thực
hiện hành vi gây thiệt hại không còn sự lựa chọn nào khác là phải chống trả lại
một cách cần thiết. Trong trường hợp phòng vệ chính đáng, năng lực chủ quan của
người thực hiện vẫn tồn tại, nhưng trước mặt họ không còn cách xử sự nào khác
để có thể khắc phục hoặc ngăn chặn được sự xâm phạm bất hợp pháp của người
khác. Luật hình sự xuất phát từ lợi ích xã hội và nhằm đảm bảo cho công dân có
điều kiện để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như lợi ích chung của Nhà nước và
xã hội đã qui định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Đối với tình thế cấp thiết được qui định tại Điều 16 Bộ Luật hình sự, Luật
hình sự Việt Nam xem người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong những trường
hợp tình thế cấp thiết cũng không phải là tội phạm, bởi vì họ không có lỗi trong



việc thực hiện hành vi của mình. Luật hình sự không những không truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với những người này mà còn khuyến khích họ thực hiện tạo cơ
sở pháp lý cho công dân phát huy quyền làm chủ tập thể.
Tuy nhiên, khi một người thực hiện các hành vi gây thiệt hại nhằm bảo vệ lợi
ích chung hay lợi ích chính đáng của cá nhân phải biết dừng lại ở chừng mực cho
phép: gây thiệt hại cần thiết hoặc nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Nếu vượt quá
những điều kiện mà Luật hình sự cho phép thì người gây thiệt hại vẫn được xem là
có lỗi về việc vượt quá giới hạn trong hành vi của mình và phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Trong thực tế, theo tôi, còn có nhiều trường hợp qui định tội phạm không hợp
lý và không có khả năng thực thi. Chẳng hạn, Điều 18 tội che giấu tội phạm thuộc
phần chung và Điều 313 tội che giấu tội phạm. Bởi leõ, nếu xem xét các trường hợp
này trong mối quan hệ quy phạm đạo đức, phong tục tập quán và truyền thống dân
tộc sẽ thấy sự thiếu hợp lý của nó. Thực vậy, trong các mối quan hệ gia đình, xã
hội thì cha con anh em vợ chồng luôn có ý thức đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau, chăm
sóc giúp đỡ lẫn nhau. Bởi lẽ: “anh em như thể tay chân” hay “Hổ dữ không ăn thịt
con”. Đó là một truyền thống tốt đẹp mà bất kỳ xã hội nào cũng phải công nhận và
tuân theo.
Bởi những lẽ trên, theo tôi nên bổ sung thêm vào các điều luật này phần qui
địnhtâm
về đối
tượng
không
chịuThơ
trách @
nhiệm
sự học
khi thực

vi checứu
Trung
Học
liệu
ĐHphải
Cần
Tàihình
liệu
tậphiện
vàhành
nghiên
giấu tội phạm trong điều luật nói trên, trừ trường hợp che giấu tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Đó là trường hợp người che giấu tội phạm là cha, mẹ, ông bà,
anh,chị, con cháu, vơ chồng của người phạm tội. Việc che giấu được xem như
không có lỗi; do, mặc dù chủ thể có đầy đủ năng lực chủ quan để nhận thức và lựa
chọn, nhưng trước mắt họ không còn cách xử sự nào khác phù hợp với các quy
phạm đạo đức. Họ không phải chịu trách nhiệm là hợp lý và phù hợp với tính nhân
bản PLHS và phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.
1.5. Ý nghĩa của chế định lỗi trong LHSVN
Với ý nghĩa là yếu tố xác định tội phạm, LHS quy định nguyên tắc có lỗi:
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có lỗi mới là người phạm
tội. Bởi vì con người có năng lực chủ quan thể hiện tự do ý chí. Họ có sự cân
nhắc, suy nghĩ kỹ càng trước khi thực hiện hành vi, do vậy nếu thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hôi họ đã có lỗi, họ tự nhận thức và điều khiển hành vi của mình
chớ không ai, không thế lực nào có thể bắt họ thưc hiện hành vi nguy hiểm dó.
Hành vi được một người thực hiện, có tính nguy hiểm cho xã hội phải qua sự
nhận thức của lý trí và điều khiển của ý chí mới gọi là tội phạm. Do đó, lỗi là yếu
tố không thể thiếu được khi xác định tôi phạm có hay không.



Trong LHSViệt Nam, cấu thành tội phạm cơ bản phản ánh những nội dung,
biểu hiện cấu trúc có tính đặc trưng của một loại tội, để cho phân biệt tội này với
tội khác. Mỗi loại cấu thành sẽ xác định được một loại tội. Việc phân loại cấu
thành tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định tội
danh. Mặt khác, lỗi- một yếu tố quan trọng của mặt chủ quan trong cấu thành tội
phạm, là một trong những căn cứ để phân loại cấu thành tội phạm. Chính vì vậy có
thể nói lỗi có vai trò to lớn trong vấn đề định tội.
Lỗi - căn cứ quy định hình phạt đối với từng loại tội phạm. Là yếu tố xác
định tính nguy hiểm nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Ở từng loại tội phạm, tính
nguy hiểm của hành vi có thể là một cơ sở để các nhà làm luật quy định hình phạt.
Chính vì vậy, xét về mặt logic, lỗi chính là một trong những căn cứ để quy định
hình phạt đối với từng loại tội, nói cách khác, hình thức và mức độ lỗi không chỉ
có ý nghĩa định tội mà còn là căn cứ để lượng hình và quy định hình phạt.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.
,

.


Chương 2

LỖI VỚI VẤN ĐỀ TỘI PHẠM
2.1. Khái niệm tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam
Tội phạm là một hiện tượng xã hội, nó xuất hiện từ khi xã hôi phân chia giai
cấp và luôn gắn liền sự phát triển của xã hội, do đó khái niệm của tội phạm cũng
hình thành và phát triển theo từng giai đoạn của sự phát triển xã hội. Mỗi xã hội,
mỗi chế độ chính trị có quan niệm về tôi phạm khác nhau. Luật hình sự nước ta
cũng như Luật hình sự của các nước XHCN điều có định nghĩa thống nhất về mặt

nội dung thể hiện rõ bản chất giai cấp của tội phạm.
Theo qui định của khoản 1 Điều 8 của Bộ Luật hình sự thì: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến
độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, quyền
và lợi ích của công dân, xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa”.
KháiHọc
niệm trên
là khái
niệm
chung,
chấttập
đặc và
điểmnghiên
của hànhcứu
Trung tâm
liệuchỉĐH
Cần
Thơ
@ phản
Tài ánh
liệubản
học
vi được coi là tội phạm, còn trên thực tế và trong cuộc sống, tội phạm đươc hiểu
cụ thể hơn như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm, tội trộm
cắp…
Khi nói đến một tội phạm cụ thể nào đó, khoa học Luât hình sự lại có một
định nghĩa riêng. Ví dụ: Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người

khác môt cách trái pháp luật; hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực đe doạ dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để
giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ…
Như vậy, giữa khái niệm chung và khái niệm cụ thể về tội phạm tuy khác
nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là môt cặp phạm trù giữa
cái chung và cái riêng, nếu không nắm chắc các yếu tố cấu thành tội phạm chung
thì cũng không thể xác định tội danh một cách chính xác. Và khi nghiên cứu khái
niệm tội phạm chung cũng phải từ những tội danh cụ thể, mà khi định tội cụ thể
phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan,
mặt khách quan. Nắm chắc được các đặc điểm của tội phạm cũng như các yếu tố
cấu thành tội phạm thì việc xác định tội phạm cụ thể sẽ dễ dàng và chính xác hơn.
Bàn về vấn đề lỗi trong tội phạm thì tính có lỗi là một trong những đặc điểm
cơ bản trong tội phạm, nếu một hành vi gây hậu quả hoặc đe doạ gây hậu quả nguy
hiểm cho xã hội nhưng người thực hiện hành vi đó không có lỗi thì không bị coi là


tội phạm. Khi khẳng định lỗi là một thuộc tính của tội phạm cũng tức là không
chấp nhận qui tôi khách quan như một số nước TBCN. Nguyên tắc truy cứu trách
nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi là nguyên tắc của nhiều ngành luật (Luật hình sự,
Luật hành chính…). Một hành vi không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của hành vi sai trái, có thể trái pháp luật
nhưng cũng có thể trái đạo đức xã hội. Khi một người làm hoặc không làm một
điều gì đó trái với đạo đức xã hội hoặc trái pháp luật người đó thường xin lỗi, xin
tha thứ… tội phạm cũng là một hiện tượng xã hội phản ánh một viêc làm sai trái
nhưng tính chất và mức độ sai trái của người thực hiện hành vi phạm tội nguy
hiểm nhất so với các hành vi sai trái khác và cũng như các hành vi sai trái khác,
hành vi phạm tội cũng có lỗi. Như vậy, lỗi cũng là thuộc tính cơ bản của hành vi
phạm tội. Khi đặt vấn đề có lỗi của hành vi cũng tức là thừa nhận có hành vi
không có lỗi và hành vi đó không bị xem là hành vi phạm tội.

Tính có lỗi và nội dung của lỗi là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nội dung
của lỗi là những yếu tố cấu thành lỗi (lý trí và ý chí) các hành thức lỗi được nghiên
cứu như là một yếu tố cấu thành tội phạm.
Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ
sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình là hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhận việc buộc tội khách quan bởi tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ
quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể
thống nhất. Có thể nói, lỗi là một nguyên tắc cơ bản trong Luật hình sự Việt Nam,
là thuộc tính cơ bản của tôi phạm.
2.2. Vai trò của lỗi trong việc xác định tội phạm
2.2.1. Lỗi một trong những yếu tố xác định tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi
Lỗi trong Luật hình sự là thể hiện mối quan hệ giữa kẻ pham tội và hành vi
nguy hiểm cho xã hội do kẻ đó thực hiện. Một người bị xem là tội phạm khi chính
họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó bị PLHS xem là có lỗi.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đe doạ hoặc đe doạ gây thiệt hại cho
các quan hệ xã hội đựơc pháp luật hình sự bảo vệ. Tính chất và mức độ lỗi phản
ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Một hành vi được thực hiện với lỗi
cố ý chắc chắn mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi được thực
hiện với vô ý và thể hiện ý thức chống đối xã hội cao hơn. Chính vì vậy, việc xác
định chính xác hình thức lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi.


Lỗi một mặt mang tính giai cấp rõ rệt, mặt khác lỗi là sự đánh giá chung của
xã hội đối với hành vi của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có ý
thức chính vì vậy họ phải có trách nhiệm với hành vi của mình. Trong cuộc sống,

hành vi của họ phản ánh thái độ của họ đối với xã hội. Lỗi trong luật hình sự thể
hiện rõ nét ý thức vô trách nhiệm của kể phạm tội đối với các quan hệ xã hội. Nội
dung cơ bản của lỗi không phải chỉ có mối quan hệ tâm lý giữa kẻ phạm tội và
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Việc xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
xem là có lỗi chính là phản ứng của xã hội đối với hoạt động có ý thức của con
người.
2.2.2. Lỗi – dấu hiệu cơ bản của mặt chủ quan của tội phạm
Như đã nói hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, đây là sự khác
biệt cơ bản nhất giữa hoạt động của con người và hoạt động vô thức của các sinh
vật khác. Cho nên, khi tiến hành một hoạt động cụ thể nào đó, con người thấy
được hoặc có thể thấy được hậu quả có thể xảy ra. Như vậy, một người chỉ có thể
chịu trách nhiệm hình sự khi người đó gây ra một hành nguy hiểm cho xã hội do
cố ý hay vô ý.
Mối quan hệ bên trong giữa hành vi nguy hiểm và hậu qủa thiệt hại được
Luật hình sự khái quát thành khái niệm lỗi. Mặt chủ quan của tội phạm là trạng
thái tâm lý của kẻ phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do
hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện trạng thái tâm lý của con người, mặc dù trong
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhiều trường hợp con người phạm tội với nhiều động cơ khác nhau, song nội dung
cơ bản vẫn là lỗi của người đó.
Những dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm là lỗi, động cơ, mục đích
nhưng lỗi mới là dấu hiệu chính và là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan của tội
phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là coi lỗi thì người đó không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay nói cách khác không có lỗi thì không có tội
phạm.
2.2.3. Hiểu thế nào là người có lỗi trong tội phạm
Bộ luật hình sự hiện hành ra đời thay thế cho Bộ luật hình sự 1985 là kết quả
của một quá trình lập pháp và hành pháp, xét thấy BLHS 1985 không còn phù hợp
để điều chỉnh các quan hệ xã hội, không đáp ứng các yêu cầu mà xã hội mới đặt ra

nên việc đòi hỏi phải có một bộ luật mới hợp thời hơn là một vấn đề tất yếu. Dù
vậy, BLHS 1999 vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chế
định lỗi; đó là, chưa ghi nhận định nghĩa pháp lý của hai khái niệm rất cơ bản: “
lỗi” là gì ? và như thế nào là “người có lỗi trong tội phạm” ?.
Khi đề cập đến vấn đề tội phạm thì yếu tố không thể thiếu đó là loãi. Trong
các giáo trình, bài giảng, các công trình nghiên cứu … luôn đề cập đến vấn đề lỗi
như là một khái niệm không thể thiếu khi xét đến vấn đề tội phạm, thế nhưng


BLHS hiện hành lại chưa ghi nhận khái niệm này một cách chính thức. Mặt khác,
đoạn 1 Điều 72 Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Không ai bị coi là có tội và phải
chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật”.
Cho nên việc làm sáng tỏ hai khái niệm “lỗi” và “người có lỗi trong tội phạm”
không chỉ có ý nghĩa khoa học thực tiễn mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rất
quan trọng trong việc tăng cường pháp chế bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền tự
do của con người bằng pháp luật hình sự vì, người không có lỗi trong tội phạm –
không cố ý hoặc vố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm
nhất thiết không thể bị toà án coi là người có tội.
Từ những nhận xét trên đây, theo tôi cần phải có một sự ghi nhận chính thức
hai khái niệm “lỗi” và “người có lỗi trong tội phạm”. Xin đưa ra ý kiến về hai
khái niệm trên như sau:
Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội được thực hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm chi xã hội do mình thực hiện và đối với hậu
quả của hành vi đó”.
Và “Người có lỗi trong tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội một cách cố ý hay vô ý và hành vi nguy hiểm cho xã hội đó bị pháp luật
hình sự cấm”.
Bằng việc bổ sung hai khái niệm pháp lý sẽ tạo ra căn cứ vững vàng cho việc

Trung

Học
liệu
Cầnkhoa
Thơhọc@thực
Tài
họckhái
tậpniệm
và“Lỗi
nghiên
xác tâm
định tội
phạm,
nó ĐH
có ý nghĩa
tiễnliệu
vì bằng
là tháicứu
độ tâm lý của người phạm tội được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi
đó”, với việc chỉ ra hai hình thức của nó khẳng định chế định lỗi trong luật hình sự
Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lý luận lỗi về mặt tâm lý, trường phái được
coi là tiến bộ và khoa học hơn cả so với hai trường phái lý luận còn lại về lỗi (lý
luận lỗi về tình trạng nguy hiểm và lý luận về đánh giá lỗi). Riêng khái niệm
“nguời có lỗi trong tội phạm” đã bổ sung cho nguyên tắc hiến định và nguyên tắc
của luật tố tụng hình sự nước ta, khẳng định một cách thống nhất trong thực tiễn tư
pháp hình sự rằng người có thể bị coi là có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự
theo bản án kết tội đã có hiệu lực của toà án phải là người có lỗi trong việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộ được pháp luật quy định. Bằng cách đó góp
phần thể hiện một trong những nguyên tắc rất nhân đạo và tiến bộ của luật trách
nhiện hình sự trong nhà nước pháp quyền là: tất cả mọi sự nghi ngờ về lỗi của bị

cáo trong việc thực hiện tội phạm nếu như không khẳng định được bằng toàn bộ
chứng cứ của vụ án rằng bị cáo là người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì
không được dùng để làm căn cứ suy đoán tội phạm mà phải được giải thích theo
hướng có lợi cho người đó.
2.2.4. Lỗi với vấn đề quy định tội phạm


×