Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG HÌNH HỌC Ở CÁC LỚP CUỐI CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.05 KB, 21 trang )

THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA DẠY
HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG
HÌNH HỌC Ở CÁC LỚP CUỐI CẤP

Học viên thực hiện:
Người hướng dẫn khoa học:


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lí do chọn đề tài
Việc gia nhập WTO đang đặt ra cho ngành GD nước nhà những
yêu cầu và thách thức lớn:
GD cần giải quyết mâu thuẫn giữa tri thức ngày càng tăng
nhanh mà thời gian đào tạo có hạn
GD cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị
trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả
năng hoà nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là: năng động
sáng tạo, tự lực trách nhiệm, có năng lực cộng tác làm việc, giải
quyết các vấn đề và có khả năng học tập suốt đời.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian


tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển phong trào tự
học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân ”
( Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa
VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia 1997.
tr41).


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

“Giáo dục đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển của đất nước và hội nhập với khu vực cũng như thế
giới. Đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục tiểu học đang được xem là mục tiêu chủ yếu
của ngành Giáo dục hiện nay. Muốn đổi mới giáo dục tiểu
học thì trước hết phải đổi mới cách dạy của giáo viên và
cách học của học sinh” (Ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Đặng Huỳnh Mai)


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

“PPDH cần hướng cho người học học tập trong hoạt
động và bằng hoạt động tự giác tích cực chủ động sáng
tạo” hay nói cách khác là “ hoạt động hóa người học”.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Đại đa số học sinh ở lứa tuổi này vẫn rất sợ học môn toán Hình,
bởi lẻ rằng nó quá khó và trừu tượng. Đó một phần là vì đặc

trưng của môn Toán (theo chương trình) song cũng là do
thường ngày trong mỗi tiết học , các thầy cô chú trọng nhiều
đến dạy những kiến thức trong SGK và một số bài tập nhất
định, rất ít có những hình thức hoạt động phong phú xoay quanh
vấn đề toán học với ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống hay bàn
luận về phương pháp học tập Toán có hiệu quả để các em học
tập và rèn luyện theo hướng tích cực hơn.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
2.

Phần lớn giáo viên dạy Toán ở tiểu học vẫn còn nhiều e ngại trong
việc đổi mới cách giảng dạy truyền thống bởi vì thời gian dành cho
mỗi tiết học là hạn chế và nội dung kiến thức Toán học được qui
định trong chương trình vẫn còn tương đối nặng . Hơn nữa, việc tổ
chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh tham gia, trước hết
cần phải nắm bắt những cơ sở lí luận về lí thuyết học động và
thực hành vận dụng chúng vào dạy học Tiểu học để từ đó thiết
kế cách thức dạy học nhằm hướng học sinh vào các hoạt động
trí tuệ và các hoạt động Toán học khác. Điều này đòi hỏi ở
người dạy một sự chuyển bị chu đáo, chi tiết, tỉ mỉ, khéo léo, rất kì
công và phải làm điều này một cách thường xuyên, liên tục nhằm
tạo ra một nếp quen lành mạnh trong cách học tập của học sinh và
phương pháp sư phạm của người thầy.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:


“ Một số phương thức tổ chức cho học sinh
Tiểu học hoạt động thông qua dạy học các Yếu
tố hình học và Đại lượng hình học ở các lớp
cuối cấp”.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quinitilien(118-42 TCN - nhà GD người La Mã ):

“Thầy giáo phải làm thế nào cho trẻ vui mà hoc, cần phải phát triển tính
tích cực, chủ động sáng tạo của các em. Phải cố gắng tìm hiểu HS”.
Khổng Tử:

“không tức giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không
rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có 4 góc, bảo cho biết 1 góc mà không
suy ra 3 gốc thì không dạy nữa”.
A.Cômenki (1592- 1670, nhà sư phạm vĩ đại người Séc) kêu gọi:

“ ...Hãy tìm ra PP cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn…”.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Theo GS.TS Bernhard Muszynski( trường ĐH Potsdam):

“ chúng ta giữ lại trong trí nhớ khoảng 10% những gì chúng ta
nghe thấy, 20% những gì chúng ta đọc được, 80% và có thể nhiều
hơn nữa nếu chúng ta học được bằng cách tự làm”.


“Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh học
được nhiều hơn; thực hành nhiều hơn; thảo luận
nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn”
(GS.TS G.Kelchtermans)


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mục đích nghiên cứu
 Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học “các
Yếu tố hình học và Đại lượng hình học” trong chương trình
môn Toán ở Tiểu học nói chung và các lớp cuối cấp nói riêng.
 Dựa trên quan điểm của lí thuyết hoạt động, đưa ra một số
phương thức để tổ chức cho học sinh tiểu học hoạt động học tập,
từ đó khai thác để tăng cường sự đồng pha cộng hưởng trong
dạy- học nội dung hình học ở các lớp 4-5 nhằm tạo ra một môi
trường học tập tích cực và hiệu quả mà ở đó học sinh thực sự
làm chủ được quá trình học tập của mình, độc lập, tự giác và rèn
luyện cho mình một phương pháp học tập, một phương pháp tư
duy khoa học sáng tạo.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở và lí luận của việc dạy học các Yếu tố hình học
và Đại lượng hình học
 Nghiên cứu về lí thuyết hoạt động và vai trò của “ hoạt động” trong
quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh nhằm định hướng hành động
cho giáo viên trong quá trình dạy học.

 Nghiên cứu đề xuất một số phương án nhằm tổ chức cho học sinh
hoạt động
 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của những
phương án đã được đề xuất.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giả thuyết khoa học

Nếu biết tổ chức vận dụng linh hoạt các phương thức cho
học sinh hoạt động trí tụê, hoạt động hình học, hoạt động
tự đánh giá… thông qua việc dạy học các yếu tố hình học
và các đại lượng hình học thì sẽ phát huy được tính tích
cực nhận thức cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học nói chung
và ở các lớp cuối cấp nói riêng.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là:
 PP nghiên cứu lí luận: Dùng để tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và những vấn
đề liên quan, phân tích tổng hợp một số quan điểm...Định hướng cho việc lựa
chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu.
 PP quan sát , điều tra: Nhằm quan sát hành động , thái độ , tình cảm của GV
và HS khi tiến hành dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học
bằng các hình thức như: Dự giờ, ghi chép, phiếu thăm dò, trao đổi ý kiến với
chuyên gia, các thầy giáo, cô giáo có kinh nghiệm...Nhằm đánh giá một cách
chính xác, có hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh hoạt động trong quá trình

dạy học Toán Tiểu học.
Vận dụng PP lí luận vào thực tiễn. Từ những cơ sở lí luận đã được nghiên
cứu, vận dụng chúng vào việc xây dựng các biện pháp về các phương thức tổ
chức cho học sinh hoạt động tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của PPDH Toán
ở Tiểu học.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

 PP

TN sư phạm: PP này được dùng để tiến hành thử nghiệm
các phương thức được đề xuất với ý đồ kép:
o Một mặt là để thu nhận những thông tin phản hồi, từng
bước bổ sung và hoàn thiện hơn các phương thức tổ chức hoạt
động đã được dự kiến đề xuất.
o Mặt khác là để xác định hiệu quả và tính khả thi của việc
sử dụng các phương thức tổ chức hoạt động cho HS Tiểu học
hoạt động thông qua dạy học nội dung hình học ở lớp 4-5.
 PP Toán học thống kê: Xử lí số liệu trong quá trình khảo sát
thực trạng và trong quá trình tiến hành thực nghiệm.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẦN II
CHƯƠNG 1

NỘI DUNG CHÍNH
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Định hướng đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông
1.2. Tiếp cận quan điểm hoạt động vào quá trình dạy học toán
1.3. Xu hướng tổ chức cho học sinh Tiểu học hoạt động học tập Toán
theo hướng tích cực.
1.4. Cơ sở tâm lí học của việc tổ chức hoạt động cho HS tiểu học
trong quá trình DH Toán.
1.5. Một số VĐ về nội dung hình học Lớp 4-5.
1.6. Thực trạng của việc tổ chức cho học sinh Tiểu học hoạt động
trong dạy học Toán nói chung và dạy học“các Yếu tố hình học và
Đại lượng hình học” lớp 4-5.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NHẰM TỔ
CHỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG THÔNG
QUA DẠY HỌC “Yếu tố hình học và Đại lượng hình học”
Ở CÁC LỚP 4.5
1. Phương thức tổ chức cho HS hoạt động học tập một cách chủ động, độc lập,
linh hoạt và sáng tạo
1.1. Quan tâm các tình huống từ thực tiễn; kết hợp với nghiên cứu các tình huống
trong nội bộ Toán học nhằm hướng HS vào các hoạt động, hình thành các khái
niệm, quy tắc hình học thông qua GĐC.
1. 2. Hướng HS vào hoạt động trí tuệ chung: Phân tích, tổng hợp, khái quát, so
sánh, đặc biệt hoá, trừu tượng hoá...
1. 3. Hướng HS vào các hoạt động hình học thuần tuý: cắt hình, ghép hình, tô
hình, vẽ hình, gấp hình, ...nhằm bồi dưỡng các năng lực tư duy hình học.
1.4. Hướng HS vào các hoạt động liên tưởng, quy lạ về quen, chuyển lời giải các
bài toán hình học về mô hình số học và ngược lại.



THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
2. Phương thức tổ chức cho HS hoạt động tập thể với tinh thần
“cùng nhau hợp tác, cùng nhau chia sẽ”.
2.1. Tổ chức Khảo sát toán có sử dụng dụng cụ học tập trực quan
kết hợp với các mô hình được thiết kế bằng phần mềm GSP nhằm
hướng HS vào hoạt động kiến tạo tri thức toán.
2.2. Hướng HS vào các hoạt động củng cố, rèn luyện kiến thức
thông qua các hình thức học tập: Ghép nhóm chuyên gia
(JIGSAW), khảo sát nhóm, trò chơi theo đội ( Team Game
Tournament).
3. Hướng HS vào hoạt động tự kiểm tra, đánh giá.


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Thiết kế và triển khai thực nghiệm
3.1.1. Thiết kế thực nghiệm
3.1.2. Triển khai thực nghiệm
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.3 Phân tích, kết luận và lí giải
3.4 Kết luận chương và những đề xuất


THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Rất mong sự góp ý của quí thầy.
Xin chân thành cảm ơn.



THÔNG QUA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA DẠY
HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG
HÌNH HỌC Ở CÁC LỚP CUỐI CẤP

Học viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐÀO TAM



×