Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Tác động tích cực của mô hình động lên việc kiến tạo tri thức hình học giải tích của học sinh lớp 10 và 12.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.29 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đề tài:

Tác động tích cực của mô hình động lên việc kiến tạo tri thức
hình học giải tích của học sinh lớp 10 và 12.

Thực hiện:
Hướng dẫn khoa học:


ĐỀ
ĐỀ CƯƠNG
CƯƠNG LUẬN
LUẬN VĂN
VĂN THẠC
THẠC SĨ
SĨ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC HỌC
HỌC

Chương I: Mở đầu
1. Giới thiệu
1.1. Nhu cầu nghiên cứu
1.2. Đề tài nghiên cứu
2. Mục đích nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Định nghĩa các thuật ngữ
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn




MỞ ĐẦU – giới thiệu
Lý thuyết kiến tạo cho rằng HS sẽ học tốt nhất khi các em được đặt trong một môi trường học tập có tính xã hội tích cực, ở đó các em có điều kiện và
khả năng để kiến tạo sự hiểu biết của riêng mình [6, 26]. Do đó, người GV cần có những công cụ dạy học phù hợp, có tính minh họa tốt, hoặc cao
hơn nữa là giúp HS tự mình kiến tạo kiến thức toán. Một trong những công cụ giúp HS khảo sát và hình thành các khái niệm toán học là mô hình
động trên máy tính. Với các mô hình này, GV có thể giúp học sinh quan sát, đặt các giả thuyết toán học, chứng minh và tự mình kiến tạo tri thức
toán.
Trong luận văn này, trên nền tảng lý luận là lý thuyết kiến tạo, chúng tôi mong muốn nghiên cứu sâu hơn về các tác động tích cực của mô hình động
trong dạy và học toán. Cụ thể là nghiên cứu việc thiết kế các mô hình động như thế nào để giúp HS có hứng thú, tự mình kiến tạo kiến thức hình học
giải tích. Qua đó, góp phần khuyến khích GV sử dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn toán hiện nay.


MỞ ĐẦU – nhu cầu nghiên cứu
Trong nhiều trường THPT hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán đang dừng lại ở mức minh họa nội dung kiến thức cần
truyền đạt cho HS. Trong khi đó, nhu cầu của các em là được khuyến khích và tạo điều kiện để kiến tạo tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Một số ít giáo viên đã quan tâm đến việc xây dựng các mô hình toán học động trên máy tính hổ trợ tích cực cho bài giảng của mình. Tuy
nhiên, các mô hình động được tạo ra vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí giúp HS kiến tạo tri thức toán.
Do đó, cần có một nghiên cứu sâu sắc về các tác động tích cực của mô hình động, các tiêu chí khi thiết kế các mô hình động. Nhờ vậy, GV
có thể tạo ra các mô hình động một cách chuyên nghiệp, giúp HS hiểu sâu hơn về kiến thức mình được học.


MỞ ĐẦU – đề tài nghiên cứu

Việc xây dựng các mô hình toán học động cũng như áp dụng chúng vào giảng dạy đang ngày càng phổ biến trong xu thế đổi mới giáo dục
hiện nay. Tuy nhiên, để xây dựng một mô hình động có hiệu quả luôn cần đến công sức, thời gian và những am hiểu sâu sắc về giáo dục
toán. Để giúp GV nâng cao khả năng và nhìn nhận đúng về việc xây dựng mô hình toán học động, chúng tôi chọn đề tài: “Tác động tích
cực của mô hình động lên việc kiến tạo tri thức về hình học giải tích của học sinh lớp 10 và 12”.



MỞ ĐẦU – mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là trình bày các tác động tích cực của mô hình toán học động, xây dựng các tiêu chí đánh giá một mô hình động
dựa trên phần mềm toán học phổ biến là The Geometer’s Sketchpad 4.07 (GSP) , nhằm giúp cho GV thiết kế các mô hình động hiệu quả
hơn. Qua đó, giúp HS lớp 10 và 12 kiến tạo tri thức hình học giải tích.


MỞ ĐẦU – câu hỏi nghiên cứu

Với mục đích của nghiên cứu đã được đề cập ở trên, đề tài này sẽ gắn liền với các câu hỏi nghiên cứu sau:


MỞ ĐẦU – ý nghĩa nghiên cứu

Các kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho GV thấy được các tác động tích cực của mô hình động trong dạy và học môn toán. Từ đó, GV thiết
kế các mô hình động một cách hiệu quả hơn. Giúp HS tự kiến tạo tri thức hình học giải tích; biết cách áp dụng vào công việc giải toán, giải
quyết vấn đề và ra quyết định.


ĐỀ
ĐỀ CƯƠNG
CƯƠNG LUẬN
LUẬN VĂN
VĂN THẠC
THẠC SĨ
SĨ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC HỌC
HỌC


Chương II: Những kết quả nghiên cứu liên quan
1. Nền tảng lịch sử
2. Khung lý thuyết (lý thuyết kiến tạo).
3. Các kết quả nghiên cứu có liên quan (lịch sử hình thành khái niệm hình học giải tích).
4. Tóm tắt


KQNCLQ – nền tảng lịch sử
Trong các nghiên cứu của mình, De Villiers (1996), và Hanna (2000) đã chỉ ra rằng: trong khi nghiên cứu toán học, người làm toán trước hết phải
có niềm tin ở bản thân rằng mệnh đề toán học đó là đúng rồi sau đó mới đi đến việc chứng minh rõ ràng nó. Người ta tin rằng cái gì đó là đúng sẽ
thôi thúc họ đi tìm một phép chứng minh cho cái đó. Với các phần mềm toán học động, HS dễ dàng có được niềm tin vào các dự đoán có căn cứ
vững chắc khi các em nhìn thấy các đối tượng hình học biến đổi một cách liên tục trên màn hình.
Tuy nhiên, việc xây dựng một mô hình động đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu các tính năng của phần mềm, có ý tưởng tốt, và quan trọng là
phải biết mô hình của mình có giúp HS tự kiến tạo tri thức hay không.
Ở trong nước, có nhiều đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng phần mềm động trong dạy và học toán nhưng chúng tôi nhận thấy chưa có một nghiên
cứu nào xây dựng các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của mô hình động trong dạy và học toán.


ĐỀ
ĐỀ CƯƠNG
CƯƠNG LUẬN
LUẬN VĂN
VĂN THẠC
THẠC SĨ
SĨ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC HỌC
HỌC


Chương III: Phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế quá trình nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Công cụ nghiên cứu
4. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu
5. Các hạn chế
6. Tóm tắt


PPNC – thiết kế quá trình nghiên cứu

• Nghiên cứu các tác động tích cực của mô hình toán học động trong việc hỗ trợ HS kiến tạo tri thức, đặc biệt là hình học giải tích. Quá trình
nghiên cứu sẽ được hỗ trợ bởi các thống kê dựa trên các phiếu hỏi, các cuộc khảo sát với HS và GV. Nghiên cứu sẽ có sử dụng phương
pháp nghiên cứu quan sát và nghiên cứu nghiên cứu lịch sử để đưa ra một lý thuyết mới ứng dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy và học.

• Thông qua các nghiên cứu, bài báo, kết quả nghiên cứu đã có từ trước để nghiên cứu cách thức áp dụng lý thuyết kiến tạo một cách có hiệu
quả vào việc kiến tạo tri thức hình học giải tích cho HS.


PPNC – đối tượng nghiên cứu
• HS ở hai lớp 10 được chọn ở một trường THPT thuộc thành phố Huế.
• GV giảng dạy môn toán hai khối 10 và 12 của trường trên.


PPNC – công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu của luận văn bao gồm các phiếu trắc nghiệm, các bảng hỏi, câu hỏi vấn đáp, bảng đánh dấu, các mô hình toán học động
được xây dựng trên phần mềm GSP. Phiếu trắc nghiệm sẽ được sử dụng trước và sau khi thực hiện các cuộc thử nghiệm dạy - học. Bảng hỏi sẽ
được dùng chủ yếu trong nghiên cứu tiền thực nghiệm. Bảng đánh dấu sẽ dùng cho quá trình quan sát, thu thập dữ liệu. Tất cả các phiếu trắc
nghiệm, bảng hỏi, bảng đánh dấu sẽ được trình bày trong phần phụ lục của luận văn. Các mô hình sẽ được sử dụng trong quá trình dạy học và

được lưu ra một đĩa CD.


PPNC – quy trình thu thập và phân tích dữ liệu



Tổ chức một buổi thảo luận về việc sử dụng phần mềm GSP để thiết kế mô hình động trong dạy và học toán ở một trường THPT thuộc thành
phố Huế. Chuẩn bị các mô hình, kế hoạch bài dạy, các bảng hỏi, phiếu trắc nghiệm. Trao đổi, thảo luận về kế hoạch bài dạy, các mô hình với
các GV và giao cho một GV có kinh nghiệm giảng dạy ứng dụng CNTT dạy trên lớp. Trong quá trình GV được chỉ định thực hiện kế hoạch
bài dạy, học sinh sẽ tiến hành trả lời các phiếu trắc nghiệm, thực hành khảo sát, khám phá, kiến tạo tri thức trên mô hình. Nhà nghiên cứu thu
thập dữ liệu thông qua quan sát, vấn đáp và các phiếu trắc nghiệm, phiếu hỏi.


PPNC – hạn chế

Việc tiến hành dạy thực nghiệm hiện tại có thể gặp nhiều khó khăn, các thông tin thu thập từ các phiếu hỏi, phiếu trắc nghiệm có thể độ chính xác
chưa cao do tính địa phương của cuộc khảo sát. Khi thiết kế các phiếu hỏi, phiếu trắc nghiệm, chúng tôi giả định rằng đối tượng nghiên cứu hiểu
nội dung các câu hỏi và trả lời theo đúng chứng kiến của mình. Tuy nhiên điều đó trong thực tế không hoàn toàn đúng.


IV – Kết quả nghiên cứu

Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày những thông tin đã thu được từ việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Chúng tôi sẽ trình
bày các kết quả này thành hai phần. Phần thứ nhất trình bày các kết quả thu được từ nghiên cứu lịch sử. Phần thứ hai trình bày các kết quả thu
được từ việc thực nghiệm.


ĐỀ
ĐỀ CƯƠNG

CƯƠNG LUẬN
LUẬN VĂN
VĂN THẠC
THẠC SĨ
SĨ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC HỌC
HỌC

Chương IV: Kết quả nghiên cứu

1. Con đường hình thành, khám phá, kiến tạo tri thức

3. Những khó khăn khi xây dựng mô hình động

1.1. Quan sát

4. Phân tích một số mô hình động về hình học giải

1.2. Đặt giả thuyết

tích

1.3. Chứng minh
2. Những tiêu chí đánh giá mô hình động

4.1. Mô hình hình học giải tích phẳng
4.2. Mô hình giải tích không gian

2.1. Trực quan


5. Thực nghiệm

2.2. Bất biến hình học

6. Tóm tắt

2.3. Tương tác giữa giáo viên – học sinh – mô hình
2.4. Khắc sâu tri thức
2.5. Vận dụng trong giải toán


V – Kết luận, lý giải và áp dụng

Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các kết quả được trình bày ở chương 4. Trước hết, chúng tôi sẽ trình bày các kết luận về
những kết quả đó, rút ra những nhận xét và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Tiếp theo chúng tôi sẽ lý giải cho các kết quả đạt
được và cuối cùng là đưa ra các đề nghị về việc áp dụng các kết quả thu được vào việc dạy học toán hiện nay và đề xuất hướng mở rộng của
nghiên cứu này.


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đề tài:

Tác động tích cực của mô hình động lên việc kiến tạo tri thức hình
học giải tích của học sinh lớp 10 và 12.

Thực hiện: Nguyễn Đình Hoàng Nhân
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Vui




×