Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần gentraco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.55 KB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


Luận văn tốt nghiệp

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH
XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN GENTRACO
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU

HUỲNH KIM NGÂN
MSSV: 4066215
Lớp: Kinh tế học khóa 32

Cần Thơ - 2010


LỜI CẢM TẠ
______________________________________________________________
Sau 4 năm học ở trường Đại Học Cần Thơ, các thầy, các cô đã tận tâm giảng
dạy truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi. Tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành đến
tất cả thầy, cô đã dẫn dắt tôi trên con đường học vấn, nhất là thầy, cô trong Khoa Kinh
Tế - QTKD đã truyền đạt kiến thức chuyên môn, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng
Liễu, cô luôn tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tiếp đến, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến công ty cổ phần GENTRACO, đến
các cô, chú, anh, chị ở các phòng ban của công ty, đặc biệt là bác Nguyễn Văn Tông –


Phó Giám Đốc công ty đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài của mình.
Xin chúc sức khỏe và hạnh phúc đến cán bộ công nhân viên của công ty, kính chúc quý
công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Cuối cùng tôi xin gửi sự nhớ ơn đến ba, mẹ đã nuôi dưỡng tạo điều kiện cho tôi
học tập và thực hiện ước mơ của mình.
Xin nhận nơi tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc!

Ngày……tháng……năm 2010
Sinh viên thực hiện


LỜI CAM ĐOAN
______________________________________________________________
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực , đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.

Ngày……tháng……năm 2010
Sinh viên thực hiện


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
______________________________________________________________
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Ngày……tháng……năm 2010
Thủ trƣởng đơn vị


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
______________________________________________________________
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


Ngày……tháng……năm 2010
Giáo viên hƣớng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
______________________________________________________________
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Ngày……tháng……năm 2010
Giáo viên phản biện


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu. .................................................................................. 1
1.1.2.Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................... 1
1.1.2.Căn cứ thực tiễn .... .................................................................................. 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..... .................................................................................. 2
1.2.1.Mục tiêu chung ...... .................................................................................. 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ...... .................................................................................. 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ...... .................................................................................. 2
1.3.1.Không gian ............. .................................................................................. 2
1.3.2.Thời gian ................ .................................................................................. 2
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 2
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…
............................................ .................................................................................. 3
2.1. Phƣơng pháp luận ........ .................................................................................. 3
2.1.1 Khái quát về xuất khẩu .............................................................................. 3
2.1.2 Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa. .................................................................... 3
2.1.3.Kênh phân phối. ...... ................................................................................. 4
2.1.4.Các tỷ số tài chính .. .................................................................................. 5
2.1.5.Chất lƣợng sản phẩm................................................................................. 9
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 9
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 10
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. .10
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
TẠI CÔNG TY .................. ................................................................................ 11
3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ....................................11
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ............................ .11
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất ............................................................ 15
3.1.3. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty ....................................................20


3.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm

vừa qua (2007-2009) .......... .................................................................................21
3.1.4.1 Quy trình chế biến .............................................................................21
3.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .......................................23
3.1.4.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty ........................................25
3.2 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty .............................26
3.2.1. Phân tích sản lƣợng xuất khẩu gạo..........................................................26
3.2.2. Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo .........................................................28
3.2.2.1 Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu ...........28
3.2.2.2 Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo theo thị trƣờng xuất khẩu ...........31
3.2.2.3 Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
............................................ .................................................................................36
3.2.3. Phân tích chi phí xuất khẩu gạo ..............................................................39
3.2.4 Phân tích lợi nhuận xuất khẩu gạo ...........................................................41
3.2.5 Phân tích các tỷ số tài chính xuất khẩu gạo .............................................43
3.2.6 Đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần
Gentraco ............................ .................................................................................46
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY …………………………………………..48
4.1 Phân tích tình hình thu mua phục vụ chế biến xuất khẩu ..............................48
4.1.1 Thị trƣờng thu mua .................................................................................48
4.1.2 Sản lƣợng thu mua .................................................................................50
4.2.Phân tích sự ảnh hƣởng của nhân tố khối lƣợng và giá cả đến doanh thu xuất
khẩu ................................... .................................................................................54
4.2.1 Tình hình biến động về số lƣợng mặt hàng gạo xuất khẩu .....................55
4.2.2 Tình hình biến động về giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu ..........................56
4.2.3 Ảnh hƣởng của nhân tố khối lƣợng và giá cả đến doanh thu xuất khẩu
gạo ...................................... .................................................................................57
4.3 Phân tích tốc độ lƣu chuyển của mặt hàng gạo ..............................................60
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT
KHẨU GẠO....................... .................................................................................62



5.1. Phân tích mô hình SWOT .............................................................................62
5.2. Một số chiến lƣợc góp phần nâng cao tình hình xuất khẩu gạo ....................64
5.2.1. Chiến lƣợc thị trƣờng ..............................................................................64
5.2.2. Chiến lƣợc sản phẩm… ...........................................................................65
5.2.3. Chiến lƣợc giá ........ ................................................................................67
5.2.4. Chiến lƣợc phân phối ..............................................................................68
5.2.5. Tiếp thị quốc tế......… .............................................................................69
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................
6.1. KẾT LUẬN ................... ...............................................................................71
6.2. KIẾN NGHỊ ................. ................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... ................................................................................73


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bảng 2: KẾT QUẢ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
Bảng 3: SẢN LƢỢNG XUẤT KHẨU GẠO QUA 3 NĂM
Bảng 4 : DOANH THU XUẤT KHẨU GẠO QUA 3 NĂM
Bảng 5: SO SÁNH CHÊNH LỆCH DOANH THU XUẤT KHẨU GẠO
Bảng 6 : THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Bảng 7: 7 QUỐC GIA NHẬP KHẨU GẠO NHIỀU NHẤT CỦA CÔNG TY
Bảng 8: CƠ CẤU XUẤT KHẨU TỪNG LOẠI GẠO QUA 3 NĂM
Bảng 9: CHI PHÍ XUẤT KHẨU GẠO
Bảng 10: LỢI NHUẬN XUẤT KHẨU GẠO
GẠO GIỮA CÁC NĂM
Bảng 11: SO SÁNH VỀ DOANH THU, CHI PHÍ LỢI NHUẬN XUẤT KHẨU
Bảng 12: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH.

Bảng 13: THỊ TRƢỜNG THU MUA CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Bảng 14: SẢN LƢỢNG THU MUA NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN
XUẤT KHẨU.
Bảng 15 : SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ CẢ XUẤT KHẨU GẠO TRONG 12 THÁNG NĂM
2009

Bảng 16: ẢNH HƢỞNG CỦA KHỐI LƢỢNG VÀ GIÁ CẢ ĐẾN KIM
NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO
Bảng 17 : TỐC ĐỘ LƢU CHUYỂN CỦA MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU.


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Gentraco
Hình 2: Quy trình chế biến gạo.
Hình 3: Sản lƣợng xuất khẩu gạo qua 3 năm
Hình 4: Doanh thu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu gạo qua 3 năm
Hình 5: Doanh thu xuất khẩu gạo theo thị trƣờng xuất khẩu qua 3 năm(%)
Hình 6: Doanh thu xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua 3 năm(%)
Hình 7: Biến động về số lƣợng gạo xuất khẩu năm 2009
Hình 8: Biên động về số lƣợng gạo xuất khẩu năm 2009


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Khi đánh giá các thành tựu mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong những năm
vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vƣợt

bật trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nƣớc thiếu lƣơng thực, nhiều thập kỉ qua
phải nhập siêu về lƣơng thực, chủ yếu là mặt hàng gạo, nay, Việt Nam không
những có thể đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia mà còn đứng thứ hai trên thế
giới về xuất khẩu gạo. Điều này đã góp một phần quan trọng vào việc ổn định
kinh tế - chính trị - xã hội cho cả nƣớc bởi hoạt động xuất khẩu là nguồn thu
ngoại tệ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống
ngƣời dân.
Công ty cổ phần Gentraco là một trong những doanh nghiệp có thế mạnh
về nông sản, thực phẩm với nhiều hoạt động kinh doanh phong phú nhƣng chủ
yếu là xuất khẩu gạo và chế biến lƣơng thực xuất khẩu. Chính hoạt động này đã
đem lại cho doanh nghiệp nguồn ngoại tệ lớn, tăng doanh thu, giúp doanh nghiệp
ngày càng đứng vững trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Vì vậy, em chọn
đề tài “ Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần
Gentraco”. Đề tài này giúp em hiểu thêm về tình hình kinh doanh xuất khẩu của
công ty và nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.2. Căn cứ thực tiễn
Dựa vào chỉ tiêu phân tích doanh thu, sản lƣợng xuất khẩu, ta thấy doanh
nghiệp hoạt động khá thành công và tạo đƣợc uy tín trên thƣơng trƣờng. Tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động công ty cũng có một số hạn chế. Em hy vọng
qua đề tài có thể giúp ít nhiều cho doanh nghiệp thông qua chiến lƣợc đã đề ra.
Đồng thời, giúp doanh nghiệp thấy đƣợc điểm yếu của mình mà khắc phục, phát
huy tối đa thế mạnh của công ty để công ty ngày càng đứng vững trên thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc.
1.2. Muc tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần
GENTRACO để thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp về
thực trạng xuất khẩu hiện nay. Từ đó, đề xuất những biện pháp thích hợp giúp

doanh thu, sản lƣợng xuất khẩu gạo tăng cao hơn trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, còn có thể giúp doanh nghiệp đƣa ra những chiến lƣợc phù hợp với tình
hình của nƣớc ta ngày nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty trong những
những năm vừa qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng nhƣ giải pháp cho
những kế hoạch kinh doanh tiếp theo.
Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của công ty để làm cơ sở cho việc hoạch
định chiến lƣợc kinh doanh mới và những kế hoạch cho các năm tiếp theo.
Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Công ty cổ phần Gentraco
1.3.2 Thời gian
Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên số liệu phân tích chỉ gói gọn
trong vòng 3 năm (từ năm 2007 – 2009).
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần GENTRACO


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp luận
2.1.1 Khái quát về xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hay
dịch vụ ra nƣớc ngoài, thị trƣờng khác với thị trƣờng trong nƣớc.
2.1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu.
a) Nhiệm vụ của xuất khẩu.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là xuất khẩu để thu về

ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra, xuất khẩu còn góp phần tăng
tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế. Từ những ngoại tệ
thu đƣợc đó, đời sống ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện do đó công ăn việc
làm và tăng nguồn thu nhập.
Thông qua xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nói riêng và cả nƣớc nói
chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nƣớc trên thế giới, khai thác có
hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tƣơng đối của đất nƣớc, từ đó kích thích các ngành
kinh tế phát triển.
b) Vai trò của xuất khẩu.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn chủ yếu cho
nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nƣớc, góp phần vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi
thu hút hàng triệu lao động vào việc có thu nhập tƣơng đối. Ngoài ra, xuất khẩu
còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy để tăng cƣờng sự hợp tác quốc tế giữa các
nƣớc.
c) Ý nghĩa của xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp, là chìa khóa
mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả
nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tƣơng đối của đất nƣớc, thu về nguồn ngoại tệ


lớn phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của
ngƣời dân.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ tham
gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới về giá cả, chất lƣợng, cuộc cạnh
tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu
sản xuất luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trƣờng quốc tế. Từ đó, một số
doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để tăng lợi nhuận, phát
triển nền kinh tế quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng đƣợc mở rộng.

2.1.1.3 Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhà xuất khẩu có trách nhiệm
nặng hơn nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng,
thời gian,… theo hợp đồng đã kí kết. Khi đó, nhà nhập khẩu chỉ nhận hàng, xem
có đúng yêu cầu không rồi trả tiền. Nhà xuất khẩu phải giao hàng, giao chứng từ
liên quan đến hàng và các chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng hợp
đồng đã kí kết.
Giao hàng tức là ngƣời bán giao cho ngƣời mua quyền sở hữu hàng hóa
vào một thời điểm cụ thể đã quy định trong hợp đồng.
Ngƣời bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho ngƣời mua đúng số lƣợng hoặc
trọng lƣợng và đúng phẩm chất nhƣ cam kết trong hợp đồng.
Ngƣời bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho ngƣời mua đúng số lƣợng hoặc
trọng lƣợng và đúng phẩm chất nhƣ cam kết trong hợp đồng.
2.1.2 Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa
2.1.2.1 Khái niệm.
Tốc độ lƣu chuyển hàng hóa là biểu hiện thời gian lƣu thông hàng hóa trên
thị trƣờng tiêu thụ, nó đƣợc tính bằng hai chỉ tiêu:
Thời gian của vòng lƣu chuyển vốn, ký hiệu Nl/c
Số vòng lƣu chuyển hàng hóa trong kỳ, ký hiệu Vl/c
Công thức tính:

VI / C

360
NI /C

;

NI /C


D * 360
M


Trong đó: D là lƣợng dự trữ bình quân.
M là giá trị hàng hóa lƣu chuyển trong kỳ.
2.1.2.2 Ý nghĩa:
Phân tích tốc độ lƣu chuyển hàng hóa để tìm ra những nguyên nhân ảnh
hƣởng đến số ngày lƣu chuyển và số vòng lƣu chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩy
quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn doanh nghiệp
2.1.3 Kênh phân phối.
2.1.3.1 Khái niệm
Các kênh phân phối có thể đƣợc xem nhƣ những tập hợp các tổ chức phụ
thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử
dụng hay tiêu dùng.
Ngƣời
bán

Đại bản doanh
Marketing quốc
tế của ngƣơi bán

Các
kênh
giữa các
quốc gia

Các
kênh ở

nƣớc
ngoài

Ngƣời
mua
cuối
cùng

2.1.3.2 Sự cần thiết phải sử dụng kênh phân phối.
Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm
bảo phân phối hàng hóa rộng khắp và đƣa hàng đến các thị trƣờng tiêu dùng cũng
nhƣ thị trƣờng mục tiêu.
Tiết kiệm đƣợc khối lƣợng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn.
2.1.4 Các tỷ số tài chính.
Trong quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tài chính là không thể thiếu, chúng có vai trò
quan trọng giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách
chính xác và khách quan hơn.
2.1.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán.
Các tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn


Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành là thƣớc đo
khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn bằng các tài sản ngắn
hạn.

Hệ số khả năng

Tài sản lƣu động


thanh toán

=

ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty
càng lớn và ngƣợc lại
b) Hệ số thanh toán nhanh.
Đo lƣờng mức độ đáp ứng nhanh của vốn lƣu động trƣớc các khoản nợ
ngắn hạn.
Hệ số khả năng

Tiền + Đầu tƣ ngắn hạn

thanh toán

=

nhanh

Nợ ngắn hạn

Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao và ngƣợc
lại. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối nguồn vốn lƣu
động, tập trung quá nhiều vào tiền, đầu tƣ ngắn hạn không thể hiệu quả.
2.1.4.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính.

Các tỷ số này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời
hoặc phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
a) Tỷ số nợ.
Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Các chủ nợ thƣờng quan tâm
đến tỷ số nợ, nếu tỷ số nợ càng thấp hoặc vừa phải thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn.
Tổng nợ
Tỷ số nợ

=
Tổng tài sản

b) Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn.


Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn và
nợ dài hạn của công ty.

Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn
Tỷ số đảm bảo dài hạn

=
Nợ dài hạn

Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty
càng lớn, chủ nợ càng an tâm tin tƣởng và ngƣợc lại.
2.1.4.3 Các tỷ số hoạt động.
Các tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hoặc công tác tổ chức
điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân: là thƣớc đo khả năng thu hồi vốn trong thanh toán
tiền hàng.

Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị ứ đọng
trong khâu thanh toán và ngƣợc lại.
Các khoản phải thu * 360
Kỳ thu tiền bình quân

=
Doanh thu thuần

2.1.4.4 Các tỷ số doanh lợi
Các tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp
hoặc hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.
a) Tỷ lệ lãi gộp.
Tỷ lệ này cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của
doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến
lợi nhuận.


Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp

=
Doanh thu thuần

Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngƣợc lại, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc
điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ
có một tỷ lệ lãi gộp thích hợp.
b) Doanh lợi tiêu thụ.
Chỉ tiêu này đánh giá chính xác hơn hiêu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu.
Doanh lợi tiêu thụ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp có lời và

ngƣợc lại.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ =
Doanh thu thuần

Ngoài ra trong quá trình phân tích các doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu
tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA).
ROA là tích của doanh lợi tiêu thụ với hệ số vòng quay tài sản.
Lợi nhuận sau thuế
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
=

Tổng tài sản

Doanh thu thuần
x

Doanh thu thuần

Tổng tài sản

ROA phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ
phƣơng thức hành động của doanh nghiệp.
ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng
hợp lý, hiệu quả và ngƣợc lại.
2.1.5 Chất lƣợng sản phẩm.
Chất lƣợng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.



2.1.5.1 Khái niệm chất lƣợng.
Chất lƣợng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng đƣợc những
nhu cầu đã định và những nhu cầu phát sinh.
(Theo ISO 8420: 1994)
Trong đó, nhu cầu đã định là những nhu cầu đã đƣợc nêu trong hợp đồng
và đƣợc thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng. Nhu
cầu phát sinh đƣợc công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trƣờng...
Hay chất lƣợng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng
các yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã đƣợc công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc.).
( Theo ISO 9000:2000)
 Chất lƣợng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trƣng của sản
phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác
định.
2.1.5.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm
Việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp nhƣ:
-

Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn.

-

Gia tăng thị phần của doanh nghiệp.

-

Khách hàng đƣợc thỏa mãn.


-

Có khả năng cạnh tranh.

-

Giảm chi phí.....

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.
Tham khảo số liệu sơ cấp tứ sổ sách, các báo cáo tổng kết do Phòng xuất
nhập khẩu cung cấp để có thể phân tích tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
một cách chính xác hơn.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu.
2.2.2.1 Phƣơng pháp phân tích tài chính.


Sử dụng các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận
xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
2.2.2.2 Phƣơng pháp thay thế liên hoàn
Hay còn gọi là phƣơng pháp loại trừ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến
động các chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lƣợt các nhân tố kỳ thực tế vào
kỳ kế hoạch để từ đó xác định chính xác mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố phân
tích.
2.2.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Marketing
Sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn,
làm nổi bật lên chiến lƣợc phát triển kinh doanh của công ty.


CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY
3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần GENTRACO là cửa hàng Thƣơng
Nghiệp Huyện Thốt Nốt, đƣợc thành lập từ năm 1976, hoạt động kinh doanh theo
chế độ bao cấp: nhận hàng theo kế hoạch và phân phối cho các hợp tác xã trong
địa bàn huyện. Đến năm 1980, cửa hàng đƣợc thành lập công ty với tên gọi:
Công ty Thƣơng Nghiệp Tổng hợp Thốt Nốt, vẫn chịu sự quản lý của 2 cấp:
+ Cấp huyện gồm Ủy Ban Nhân Dân huyện và Phòng Thƣơng Nghiệp
huyện Thốt Nốt.
+ Cấp quản lý là Công Ty Thƣơng Nghiệp Tỉnh Hậu Giang, nay là Sở
Thƣơng Mại thành phố Cần Thơ
Tầm hoạt động của công ty lúc này có phần rộng hơn, nhiệm vụ chủ yếu là
thu mua hàng nông sản thực phẩm giao về các công ty cấp II (công ty cấp tỉnh)
và nhận hàng công nghệ từ công ty cấp II về bán lẻ, phân phối theo kế hoạch cho
các công ty cấp IV (các hợp tác xã trong địa bàn huyện), ngoài ra công ty còn mở
rộng kinh doanh về vật tƣ, xăng dầu, vật liệu xây dựng… Mãi đến năm 1988, khi
có nghị định 98 của Hội đồng Bộ trƣởng, ban hành ngày 02/6/1988 quy định về
quyền làm chủ tập thể lao động, quản lý xí nghiệp quốc doanh, công ty mới thực
sự chủ động trong sản xuất kinh doanh “Giám đốc vừa đại diện cho nhà nƣớc,
vừa đại diện cho tập thể lao động, quản lí xí nghiệp theo chế độ 1 thủ trƣởng” và
“ Việc thực hiện quyền làm chủ tập thể lao động phải hƣớng vào mục tiêu hoàn
thành vƣợt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, giải quyết đúng đắn
mối quan hệ toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích ngƣời lao động…”. Nghị định
này đã giúp cho công ty thoát khỏi tình trạng áp đặt các chỉ tiêu kế hoạch. Công
ty tiến hành xây dựng kế hoạch dựa vào tiềm năng nguồn hàng địa phƣơng, đồng


vốn và nhân lực của công ty, tránh tình trạng hàng hóa ứ động trong kho không
tiêu thụ, hay thiếu thốn cũng chịu, tất cả chỉ trông chờ vào chỉ tiêu kế hoạch.

Đầu năm 1992, thực hiện quyết định số 315/HĐBT ngày 01/9/1990 của
Hội đồng Bộ trƣởng về việc chấn chỉnh và tổ chức các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong khu vực ngoài quốc doanh. Là một trong mƣời công ty dẫn đầu của
tỉnh về hiệu quả kinh doanh nhiều năm liền, công ty tiến hành đăng ký thành lập
doanh nghiệp Nhà nƣớc dựa vào quy chế thành lập, giải thể doanh nghiệp Nhà
nƣớc, kèm theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ
trƣởng đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quyết định số
1375/QĐ.UBT.92 ngày 28/11/1992 do Phó chủ tịch Nguyễn Phong Quang ký.
 Tên doanh nghiệp: Công Ty Thƣơng Nghiệp Tổng Hợp Thốt Nốt – Cần
Thơ
 Trụ sở chính: 121, Nguyễn Thái Học, Thị Trấn Thốt Nốt, Huyện Thốt
Nốt, Tp.Cần Thơ.
 Cơ quan sáng lập: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cần Thơ.
 Vốn kinh doanh: 851.200.000 đồng. Trong đó:
+ Vốn cố định: 168.900.000 đồng.
+ Vốn lƣu động: 682.300.000 đồng.
Đến năm 1998, công ty tiến hành cổ phần hóa và đã chính thức chuyển từ
doanh nghiệp Nhà nƣớc sang công ty Cổ phần theo quyết định số
3463/1998/QĐ/QĐ.CT.TCCB ngày 23/12/1998 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân
Tỉnh Cần Thơ, với:
 Tên gọi: Công Ty Cổ Phần Thƣơng Nghiệp Tổng Hợp Và Chế Biến
Lƣơng Thực Thốt Nốt.
 Tên giao dịch : Gentraco
 Vốn điều lệ: 18.498.900.000 đồng.
Tƣơng ứng bằng 184.989 cổ phiếu – mệnh giá 100.000 đ/CP
Trong đó:


+ Vốn nhà nƣớc chiếm (49%): 9.064.500.000 đồng.
+ Vốn cổ đông công ty: (21%): 3.884.800.000 đồng.

+ Vốn cổ đông khác (30%): 5.549.600.000 đồng.
Vào ngày 08/01/2006, Công Ty Cổ Phần Thƣơng Nghiệp Tổng Hợp và Chế
Biến Lƣơng Thực Thốt Nốt đƣợc đổi tên thành Công Ty Cổ Phần GENTRACO
nhƣ sau:
 Tên công ty : Công Ty Cổ Phần GENTRACO
 Tên tiếng Anh: Gentraco Corporation
 Tên viết tắt: GENTRACO
 Biểu tƣợng của công ty:

 Địa chỉ: 121 Nguyễn Thái Học, Quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, Việt
Nam
 Điện thoại: 008471-851246/851879; Fax: 008471-852118.
 Email: ;
 Website: www.gentraco.com.vn
 Vốn điều lệ: 80.700.000.000 đồng
Với nguồn vốn eo hẹp ban đầu từ NSNN, qua hơn 30 năm hoạt
động phát triển không ngừng, vốn điều lệ đã tăng lên là: 80.700.000.000
đồng và toàn bộ số vốn được góp bởi các cổ đông là Cán bộ - Công
nhân viên trong công ty và cổ đông bên ngoài.
Hiện nay, công ty cổ phần Gentraco là thành viên chính thức của
Hiệp hội lương thực Việt Nam và Hiệp hội Nông sản thế giới. Trong


những năm qua, Gentraco đã cùng với các thành viên khác của Hiệp hội
tham gia rất tích cực vào hoạt động xuất khẩu liên tục từ năm 2003-2006,
sản lượng và doanh thu đều cao hơn năm trước với lượng gạo xuất khẩu
hàng năm từ 250.000-300.000 tấn. Gentraco cũng là doanh nghiệp đứng
dầu trong top 10 giải Sao vàng đất việt năm 2009, đứng top 5 trong 10
doanh nghiêp xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất.

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức.


×