Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

khảo sát thành phần và đánh giá hiệu quả pheromone giới tính tổng hợp lên nhóm sâu cuốn lá trên cây cam quýt tại thành phố cần thơ và tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

LÊ SƠN LAM

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP LÊN NHÓM
SÂU CUỐN LÁ TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NG ÀNH: NÔNG NGHIỆP SẠCH

Tên đề tài:

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP LÊN NHÓM
SÂU CUỐN LÁ TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
TỈNH HẬU GIANG



Cán bộ hướng dẫn:
Ths. PHẠM KIM SƠN
Ks. CHÂU NGUYỄN QUỐC KHÁNH

Cần Thơ - 2012

Sinh viên thực hiện:
LÊ SƠN LAM
MSSV: 3087622
LỚP: NNS K34


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:
“KHẢO SÁT THÀNH

PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP LÊN NHÓM
SÂU CUỐN LÁ TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
TỈNH HẬU GIANG”

là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên
cứu nào trước đây.
Tác giả Luận văn

Lê Sơn Lam


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“KHẢO SÁT THÀNH

PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP LÊN NHÓM
SÂU CUỐN LÁ TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
TỈNH HẬU GIANG”

Do sinh viên Lê Sơn Lam thực hiện và đề nạp.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Phạm Kim Sơn

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài :
“KHẢO SÁT THÀNH

PHẦN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP LÊN NHÓM
SÂU CUỐN LÁ TRÊN CÂY CAM QUÝT TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
TỈNH HẬU GIANG”

Do sinh viên Lê Sơn Lam thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Luận văn được đánh giá ở mức : ---------------------------------------------------------Ý kiến Hội đồng : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2012
Duyệt Khoa NN & SHƯD

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

BAN CHỦ NHIỆM KHOA

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
* PHẦN I: LÝ LỊCH
-

Họ và tên: LÊ SƠN LAM

-

Sinh ngày: 10 tháng 3 năm 1990, tại Vĩnh Long.


-

Nguyên quán: Ấp Đại Thọ - Xã Loan Mỹ - Huyện Tam Bình - Tỉnh Vĩnh
Long

-

Họ và tên Cha: LÊ SƠN TÙNG

-

Họ và tên Mẹ: LÊ THỊ CHI

* PHẦN II: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
-

Năm 1996 - 2001: học Tiểu học Trường Tiểu học Thị Trấn A Trà Ôn

-

Năm 2001 - 2005: học Trung học cơ sở Trường THCS Thị Trấn Trà Ôn

-

Năm 2005 - 2008: học Trung học phổ thông Trà Ôn

-

Năm 2008 - 2012: học Đại học Trường Đại học Cần Thơ

Ngành Nông nghiệp sạch - Khóa 34 (2008 - 2012), Khoa Nông nghiệp &

Sinh học Ứng dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sư Nông nghiệp sạch vào tháng 6/2012.
* PHẦN III: ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
-

Số nhà 115, Khu 10B – Thị Trấn Trà Ôn - Huyện Trà Ôn- Tỉnh Vĩnh Long

-

Điện thoại: 01289855166

-

Email:

v


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên Tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, Anh 2 và Anh 3 Tôi
đã không ngại khó khăn, gian khổ tiếp sức, lo lắng và động viên cho Tôi có ngày
hôm nay. Chúc cho Cha Mẹ sống lâu trăm tuổi, Anh 2 và Anh 3 được nhiều niềm
vui, hạnh phúc.
Tôi xin ghi ơn Thầy Phạm Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh
thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành bài luận văn này .
Chúc Thầy nhiều thành công và vui khỏe.
Đặc biệt biết ơn Anh Châu Nguyễn Quốc Khánh, anh đã hết lòng giúp đỡ,
động viên, hướng dẫn em vượt qua những khó khăn trong thời gian làm luận văn.
Chân thành biết ơn Cô Nguyễn Mỹ Hoa là cố vấn học tập của lớp Nông

nghiệp sạch - Khóa 34 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
khóa học. Chúc Cô nhiều niềm vui và nhiều sức khỏe.
Xin gởi lời biết ơn nhất đến qu Thầy Cô trong Bộ môn Khoa học đất, qu
Thầy Cô Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm qu báu trong suốt
thời gian tôi học tập tại Trường. Kính chúc quí Thầy Cô luôn được nhiều niềm vui
và công tác tốt.
Xin cảm ơn các cô bác nông dân ở xã Đông Thành, xã Đông Thạnh và Cái
Tranh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài. Chúc các cô bác những mùa bội thu.
Xin cảm ơn anh Huỳnh Đức Hưng, em Đinh Thị Hoài Phương, các bạn và
các em trong Văn phòng đoàn Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường
Đại học Cần Thơ) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài . Chúc
anh, các bạn và các em nhiều thành công và hạnh phúc.
Tôi thân gởi lời chúc nhiều niềm vui - thành đạt nhất đến tất cả các bạn lớp
Nông Nghiệp Sạch Khóa 34, những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào !!!
Lê Sơn Lam
vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mục lục ............................................................................................................................ vii
Danh sách hình................................................................................................................. ix
Danh sách bảng ................................................................................................................. x

Tóm lược........................................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
1. Tổng quan về nhóm sâu cuốn lá trên cam quýt .................................................. 2
1.1 Đặc điểm chung của họ ngài cuốn lá Tortricidae) ............................................ 2
1.2 Một số loài cuốn lá gây hại phổ biến trên cam qu t .......................................... 2
1.2.1 Sâu cuốn lá Archip sp ...................................................................................... 2
1.2.2 Sâu nhiếu đọt Adoxophyes sp.......................................................................... 3
1.2.3 Sâu Homona coffearia Nietner ....................................................................... 5
1.2.4 Sâu nhiếu lá Agonopterix sp ........................................................................... 5
2. Pheromone giới tính .................................................................................................. 7
2.1 Khái niệm................................................................................................................. 7
2.2 Ứng dụng của pheromone giới tính ..................................................................... 7
2.2.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể ................................. 7
2.2.2 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tổng hợp .................. 8
2.2.3 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt cặp ......... 8
2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone tại Việt Nam .......................... 9
2.3.1 Trên một số côn trùng phổ biến ..................................................................... 9
2.3.2 Trên sâu nhiếu đọt Adoxophyes sp............................................................... 11
2.3.3 Trên sâu Homona sp ...................................................................................... 12
2.3.4 Trên sâu Archip sp ......................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................... 13
1. Phương tiện................................................................................................................ 13
1.1 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 13
1.2 Hóa chất ................................................................................................................. 13
1.3 Bẫy pheromone ..................................................................................................... 13

vii



2. Phương pháp ............................................................................................................. 14
2.1 Thời gian và địa điểm........................................................................................... 14
2.2 Khảo sát thành phần nhóm sâu cuốn lá hại cam qu t tại khu vực
cảng Cái Cui – thành phố Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang .......... 14
2.3 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả hấp dẫn của pheromone ................................... 15
2.3.1 Đánh giá tổng quan trên nhóm sâu cuốn lá hại cam quýt tại khu vực
cảng Cái Cui – thành phố Cần Thơ .............................................................................. 16
2.3.2 Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính đối với sâu cuốn
lá Archip sp...................................................................................................................... 17
2.3.3 Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính đối với sâu cuốn
lá Homona sp................................................................................................................... 18
2.3.4 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính
đối với sâu cuốn lá Adoxophyes sp............................................................................... 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 20
1. Thành phần và tỷ lệ sâu thuộc nhóm sâu cuốn lá hiện diện trên các
vườn cam quýt tại cảng Cái Cui – thành phố Cần Thơ và huyện Châu
Thành , tỉnh Hậu Giang .............................................................................................. 20
1.1 Thành phần nhóm sâu cuốn lá gây hại trên cam qu t ...................................... 20
1.1.1 Sâu cuốn lá Archips sp................................................................................... 20
1.1.2 Sâu cuốn lá Homona sp ................................................................................. 21
1.1.3 Sâu nhiếu đọt Adoxophyes sp ...................................................................... 22
1.1.4 Sâu cuốn lá Agonopterix sp........................................................................... 23
1.2 Tỉ lệ sâu cuốn lá gây hại trên 3 vườn khảo sát .................................................. 24
2. Hiệu quả hấp dẫn nhóm sâu cuốn lá trên cam quýt của pheromone giới
tính tổng hợp.................................................................................................................. 27
2.1 Đối với nhóm sâu cuốn lá hại cam qu t trên khu vực cảng Cái Cui –
thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang ........................................................................ 27
2.2 Đối với bướm sâu cuốn lá Archip sp. tại ấp Phú Nhơn, xã Đông Thành,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang............................................................................. 30
2.3 Đối với bướm sâu cuốn lá Homona sp. tại khu vực Phú Tâm, Phường Tân

Phú, Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ .................................................................. 32
2.4 Đối với bướm sâu cuốn lá Adoxophyes sp. tại xã Đông Thành, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ........................................................................................ 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 36
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 37

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Thành trùng Archip podana đực trái) và cái phải) Scopoli,

3

1763)
1.2

Thành trùng Adoxophyes orana đực Fischer và ctv., 1834)

4

1.3a


Ngài Homona coffearia (cái) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003)

5

1.3b

Ấu trùng và thành trùng H. coffearia (Shepard và ctv., 1999)

5

1.4

Thành trùng của một số loài Agonopterix sp. 1–2.

6

A. caucasiella, 3–5. A. heracliana Linnaeus. 3, 5 ♂, 4 ♀, 6.
A. ciliella Stainton ♂ (Karsholt, Lvovsky and Nielsena, 2006)
2.1

Bẫy pheromone và bẫy được treo trên vườn bố trí thí nghiệm

14

2.2

Sơ đồ thu sâu trực tiếp tại vườn

16


3.1

Triệu chứng gây hại, nhộng và thành trùng đực ♂) và cái ♀)

22

của sâu cuốn lá Archips sp.
3.2

Thành trùng đực và cái của sâu cuốn lá Homona sp.

23

3.3

Triệu chứng gây hại và thành trùng của sâu nhiếu đọt

23

Adoxophyes sp.
3.4

Triệu chứng gây hại và thành trùng đực và cái của sâu cuốn lá
Agonopterix sp.

24

3.5


Tỷ lệ %) thành phần nhóm sâu cuốn lá trên cam qu t tại 3

27

vườn khảo sát
3.6

Bướm Archips sp. vào bẫy ở nghiệm thức B-4 tại vườn thí

32

nghiệm ở ấp Phú Nhơn, Xã Đông Thành, huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang.
3.7

Bướm Homona sp. vào bẫy ở vườn thí nghiệm tại khu vực Phú

33

Tâm, phường Tân Phú, Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
3.8

Bướm Adoxophyes sp. vào bẫy pheromone tại xã Đông Thành,

35

huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

ix



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên Bảng

Trang

2.1

Các địa điểm khảo sát thành phần nhóm sâu cuốn lá trên cam qu t từ
ngày 24/3/2012 đến ngày 12/5/2012

15

2.2

Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 1 tại vườn thuộc cảng Cái

17

Cui, phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
2.3

Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 2 tại Xã Đông Thạnh, huyện

18

Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
2.4


Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 3 tại khu vực Phú Tâm,

19

phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ từ ngày
25/2/2012 đến ngày 6/4/2012
2.5

Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 4 tại xã Đông Thành, huyện

20

Châu Thành, tỉnh Hậu Giang từ ngày 26/2/2012 đến ngày 7/4/2012
3.1

Kết quả mật số của các loài sâu cuốn lá trên cam qu t ở 3 vườn
khảo sát

25

3.2

Hiệu quả hấp dẫn pheromone giới tính đối với nhóm sâu cuốn lá
trên cam quýt tại khu vực Cái Răng – thành phố Cần Thơ và huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

29

3.3


Số lượng bướm Archips sp. vào bẫy pheromone giới tính tại ấp Phú

32

Nhơn, xã Đông Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
3.4

Số lượng bướm Homona sp. và Archip sp. tại khu vực Phú Tâm,

34

Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ
3.5

Số lượng bướm Adoxophyes sp. tại xã Đông Thành, huyện Châu

35

Thành, tỉnh Hậu Giang từ ngày 26/2/2012 đến ngày 7/4/2012

x


Lê Sơn Lam (2012), đề tài “Khảo sát thành phần loài và đánh giá hiệu quả
pheromone giới tính tổng hợp lên nhóm sâu cuốn lá trên cây cam quýt tại
thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang”, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Nghiệp
Sạch, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ths. Phạm Kim Sơn, Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát thành phần loài và đánh giá hiệu quả pheromone giới tính
tổng hợp lên nhóm sâu cuốn lá trên cây cam quýt tại thành phố Cần Thơ và
tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012 tại thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nhằm: 1/ Khảo sát t hành phần nhóm sâu cuốn lá trên
cam quýt; 2/ Đánh giá hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính đối với nhóm sâu
cuốn lá trên cam qu t. Kết quả khảo sát cho thấy tại các nơi khảo sát đã xác định
được 4 loài gây hại trên cây cam qu t bao gồm: Archips sp.; Homona sp.;
Adoxophyes sp.; Agonopterix sp. được xác định thuộc 2 họ là: Tortricidae và họ
Elachistidae thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera). Trong đó loài Archips sp. chiếm tỷ lệ
cao nhất 36,6 ± 30%) ở ba vườn khảo sát. Hiệu quả pheromone giới tính trên nhóm
sâu cuốn lá trên cam qu t đã được xác định với 4 loài nêu trên và thêm 1 loài nữa là
Psoroticha sp. Hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp xác định ở loài
Archips sp. là 3 hợp chất là Z11-14:OAc, E11-14:OAc và 14:OAc với tỷ lệ
0,64:0,64:0,32 (mg/tuýp/bẫy) cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất; ở loài Homona sp. xác
định thành phần mồi là Z11-14:OAc và Z9-12:OAc với tỷ lệ 0,9:0,1 mg/tu p/ bẫy)
cho hiệu quả hấp dẫn cao. Ở loài Adoxophyes sp. thành phần mồi Z11-14:OAc và
Z9-14:OAc với tỷ lệ 0,9:0,1 mg/tu p/bẫy) được xác định là có hiệu quả hấp dẫn
cao.

xi


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL) với tổng diện tích trồng cây ăn trái là
175.670 ha, chiếm 50,7% diện tích cây ăn trái của cả nước Nguyễn Đình Hải,
2009). Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả tại một số nơi ở ĐBSCL khá cao, cụ thể là
cây cam sành cho hiệu quả kinh tế trên 500 triệu đồng/ha tại Cái Bè, Tiền Giang.
Ngoài ra, một số mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với các loại cây trồng kh ác trong
thời gian gần đây cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao như mô hình trồng ổi xá lỵ xen

cây chanh ở Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ cũng mang lại thu nhập trên 400
triệu đồng/ha Nguyễn Minh Châu, 2007).
Hiện nay, trong quá trình canh tác của người nông dân còn gặp nhiều khó
khăn do các loài côn trùng và dịch hại gây ra. Đáng kể nhất là bệnh vàng lá gân
xanh và một số loại sâu bệnh khác và một vấn đề quan trọng nữa là người nông dân
sử dụng thuốc trừ sâu quá mức trên các vườn cam qu t dẫn đến phát sinh c ác loài
kháng thuốc và tạo ra loài mới. Nhóm sâu cuốn lá trên cam qu t đã được biết đến từ
rất lâu nhưng gần đây nhóm sâu này đang phát triển và gây hại đã ảnh hưởng đến
năng suất trên những vườn cây có múi xung quanh khu vực thành phố Cần Thơ và
tỉnh Hậu Giang.
Trong những nổ lực tìm ra hướng giải quyết, thì phemone giới tính tổng hợp
được xem là một công cụ hiệu quả trong việc khảo sát mật số và quản l côn trùng
theo hướng IPM El Sayed, 2009). Pheromone giới tính là những chất hóa học được
cá thể tiết ra môi trường để hấp dẫn sự bắt cặp của những cá thể khác giới trong
cùng một loài. Do hoạt động như những chất sinh học với tính chọn lọc cao và nồng
độ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
(David, 2007).
Vì vậy, đề tài “Khảo sát thành phần loài và đánh giá hiệu quả
pheromone giới tính tổng hợp lên nhóm sâu cuốn lá trên cây cam quýt tại
thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm khảo sát thành
phần nhóm sâu cuốn lá trên cam qu t và đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính
lên ba loài sâu gây hại chính là Archip sp., Adoxophyes sp. và Homona sp. khu vực
xung quanh thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang để có hiệu quả phòng trị kịp thời
đối với nhóm sâu này trên các vườn cam qu t ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. Tổng quan về nhóm sâu cuốn lá trên cam quýt
1.1 Đặc điểm chung của họ ngài cuốn lá (Tortricidae)
Đây là một trong những họ lớn nhất của bộ Cánh vảy, gồm nhiều loài gây hại
quan trọng cho cây trồng. Cơ thể nhỏ, màu xám hoặc nâu tối và thường có những
băng màu tối hiện diện trên cánh. Cánh trước thường có hình chữ nhật. Ở trạng thái
nghỉ, hai cánh xếp thành hình mái trên lưng. Mạch 1A của cánh trước chỉ còn là 1
đoạn ngắn ở phía ngoài mép cánh. Mạch Cu2 của cánh trước phát xuất từ 1/3 đến
3/4 mép dưới của buồng giữa cánh. Mạch Sc+R1 của cánh sau tách riêng, không
liền với mạch khác Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Ấu trùng của bộ Lepidoptera thuộc dạng nhiều chân, đầu rất phát triển, cơ thể
hình ống dài 13 đốt 3 đốt ngực và 10 đốt bụng). Đầu thường mang 6 mắt đơn ở hai
bên đầu và một đôi râu rất ngắn, mỗi đốt ngực mang một cặp chân. Chân bụng khác
với chân ngực là chúng nhiều thịt hơn có sự phân đốt, đốt một gồm đốt chậu, một
đốt bàn và những mố gai bàn chân có tác dụng như móng sắp xếp thành kiểu khác
nhau. Một số loài có ít hơn 5 đôi chân bụng như các loài sâu đo. Ngực trước và 8
đốt bụng trước có lổ thở, ấu trùng còn có những tuyến tơ phát triển mạnh và những
tuyến nước bọt mở ra ở trên môi dưới Borror, 1996 và Hồ Khắc Tính, 1980).
1.2 Một số loài sâu cuốn lá gây hại phổ biến trên cam quýt
1.2.1 Sâu cuốn lá Archips sp.
Theo Oleg Nicetic 2007), ấu trùng Archip sp. nhả tơ kết lá lại với nhau, sâu
nằm trong lá xếp ăn phá. Hóa nhộng ngay trong lá xếp. Thành trùng đực có màu rực
rỡ hơn thành trùng cái. Trứng thường được đẻ thành từng ổ, trứng có hình dạng dẹp,
màu xanh vàng xếp lên nhau như vảy cá. Ấu trùng có đầu đen nâu, cơ thể màu xanh.
Đầu với mảnh môi sờ có vẩy khá ngắn. Phần bụng nổi bật cơ quan sinh dục có chùm
lông nhưng chùm lông nhỏ hơn so với chi tiếp theo.
Cơ quan sinh dục của con đực: cuốn nhỏ ngắn, phát triển như một lá mỏng
postvaginalis, khoang được xác định rõ, tách biệt vỏ ngoài kết cứng thon có hình
búp măng hướng về phía ống bursae, về sau kéo dài ra cung cấp cho cestum, đầu
signum dài (Yasuda, 1972).


2


Riêng loài Archip xylosteana được ghi nhận gây hại trên nhiều loài cây khác
như cây bụi, cây lấy gỗ, một số cây ăn trái như táo, lê, sơ ri, mận. Nhật Bản được
ghi nhận là gây hại trên cây cam qu t... Ulenberg, 2000).

Hình 1.1 Thành trùng Archip podana đực (trái) và cái (phải) (Vasil.ev, 1984)

Thành trùng có sải cánh của con đực 15 – 21 mm, con cái 16 – 24 mm, cánh
sau hơi xám, cánh trước có màu hoàng hổ hơi trắng với màu hoàng hổ nâu hoặc màu
đỏ nâu, rìa cánh có vảy, có một điểm nhỏ màu đen nâu tại đĩa, gần cuối có hình
dạng súng lục ở con đực. Đẻ trứng thành từng khối được xếp chặt vào nhau. Trứng
có dạng hình trụ có màu đỏ nâu tím.
Ấu trùng có chiều dài cơ thể khoảng 16 – 22 mm có màu trắng xám đôi khi
có màu xám hoặc đen hơi xanh xám, đầu đen bóng. Tấm đốt ngực trước có màu đen
hoặc màu nâu tối.
Nhộng dài khoảng 10 – 15 mm có màu nâu đỏ đến nâu sẫm hoặc đen. Đốt
bụng thứ 2 và 3 với những nếp gấp ngang trên lưng nổi bật là những đốt bụng có
một vài sợi lông Meijerman, 2000).
1.2.2 Sâu nhiếu đọt Adoxophyes sp.
a. Phân bố và ký chủ
Adoxophyes privatana phân bố phổ biến tại Châu Á, đã được ghi nhận tại Ấn
Độ, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam. Tại ĐBSCL, loài này cũng đã được
ghi nhận trên chôm chôm, sầu riêng. Trên nhóm cây có múi, Adoxophyes privatana
gây hại bằng cách nhiếu lá đọt, ăn phá chồi non Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

3



b. Một số đặc điểm hình thái và gây hại
Trứng có dạng hình phẳng hay hình bầu dục có màu vàng sáng, được đẻ
thành từng cụm từ 30 đến 50 trứng ở mặt trên của lá Dickler, 1991). Trứng nở
trong 7 – 40 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ Cross, 1994).

Hình1.2 Thành trùng Adoxophyes orana đực (Davis, 2005)

Loài sâu này khi thành trùng có hiện tượng đa hình thái giữa thành trùng đực
và cái, thành trùng đực có màu sắc rực rở, cơ thể thân, cánh) có màu vàng, trên
cánh trước có những băng cong màu nâu. Khi đậu, hai cánh xếp lại, tạo thành một
đốm đen ngay phía trước đầu và ngực. Con cái có màu tối hơn con đực, các băng
cong trên cánh trước cũng có màu nhợt hơn. Thành trùng có kích thước nhỏ, con cái
hơi lớn hơn con đực, chiều dài sải cánh: 16,5 mm ♂) và 18 mm ♀) Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2000). Giai đoạn phát triển khoảng 14 – 50 ngày trung bình khoảng 21,6
ngày thời gian nở của ấu trùng phụ thuộc vào thành phần thức ăn và nhiệt độ, ấu
trùng phát triển gồm 3 – 5 lần lột xác thông thường thì 4 lần. Khi phát triển đầy đủ
dài khoảng 14 mm, đầu màu vàng mặt lưng cơ thể có màu xanh đen, mặt bụng có
màu xanh nhạt hơn. Sâu trưởng thành nhả tơ kết lá và hóa nhộng ngay trên lá. Giai
đoạn nhộng 4 – 27 ngày trung bình khoảng 7,7 ngày, thời gian nhộng phụ thuộc vào
thế hệ Meijerman, 2000). Nhộng màu nâu nhạt, dài khoảng 10 – 11 mm Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2000). Nhộng có màu nâu sẫm, dài từ 8 đến 11 mm Meijerman,
2000).

4


1.2.3 Sâu cuốn lá Homona coffearia Nietner

Hình 1.3a Ngài Homona coffearia (cái) Hình 1.3b Ấu trùng và thành trùng H. coffearia
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2004)


(Shepard và ctv., 1999)

Thành trùng Homona coffearia Nietner có màu vàng nâu nhạt hay nâu đỏ.
Chiều dài cơ thể từ 9 – 12 mm, sải cánh rộng từ 20 – 25 mm. Khoảng 2/3 cánh tính
từ chân có 1 đường màu nâu chạy ngang qua và cánh có những đốm lớn màu nâu
đậm; cuối cánh có một vệt màu nâu to, rìa cánh màu nâu đậm. Khi đậu cánh xếp
giống như hình cái chuông. Sau khi vũ hóa 2 ngày bướm bắt đầu đẻ trứng. Một
bướm cái có thể đẻ khoảng 200 trứng. Thời gian sống của bướm từ 7 đến 10 ngày
Nguyễn Văn Huỳnh, 2004). Thành trùng hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác
trên bề mặt của lá gần gân giữa của lá Ulenberg, 2000).
Trứng được đẻ thành từng ổ không có hình dáng nhất định, xếp chồng lên
nhau như vảy cá, mổi ổ có từ 3 – 5 và đôi khi đến hàng chục trứng. Ổ trứng được
bao phủ bên ngoài bằng 1 màng mỏng. Trứng rất nhỏ, dẹp, màu vàng, khi sắp nở
màu sậm. Thời gian ủ trứng từ 5 đến 7 ngày Nguyễn Văn Huỳnh, 2004).
Cơ thể ấu trùng có màu xanh lá cây, đầu màu đen. Ấu trùng mới nở được bao
bọc bởi một lớp tơ mỏng trên bề mặt của lá và ăn lớp biểu bì của lá. Khi ấu trùng
phát triển nó bắt đầu xếp lá hoặc cuộn lá lại theo chiều dọc ấu trùng nằm bên trong
ăn lá. Theo thời gian chúng di chuyển sang giai đoạn nhộng thì làm kén trong lá
cuộn lại Nguyễn Văn Huỳnh, 2004).
1.2.4 Sâu nhiếu lá Agonopterix sp.
Agonopterix sp. là loài thuộc họ Elachistidae, bộ Lepidoptera. Nó được tìm
thấy chủ yếu ở châu Âu.
Ấu trùng của Agonopterix alstrolmeriana Clorck có thân màu xanh nhạt với
3 viền dài màu xanh đậm, đầu màu đen. Ấu trùng tuổi lớn có chiều dài 10 mm. Khi
còn nhỏ, trên cơ thể ấu trùng không có viền màu xanh, cả phần đầu và cổ có màu

5



nâu hơi đen. Nhộng có màu nâu đỏ, có chiều dài từ 6 – 7 mm và có nhiều lông tơ
mịn bao xung quanh Berenbaum and Passoa, 1983).
Đặc điểm hình thái của cá thể đực và cái Agonopterix caucasiella đều giống
nhau ngoại trừ đặc điểm của cơ quan sinh dục. Cánh trước có chiều dài 9 – 11 mm,
sải cánh dài 20 – 24 mm. Đầu có màu trắng vàng lốm đốm với màu xám. Râu đầu
màu đen xám với nhiều sọc ngang; phía trên cơ thể màu đen, bụng màu trắng. Ngực
được phủ màu đen, vảy màu nâu và trắng. Cánh trước khá tối, màu nâu đỏ trộn lẫn
với vảy đen. Phần cánh gần ngực có một số vảy trắng; dọc rìa cánh xen kẽ một số
vảy đen với vảy màu hồng; rìa cánh màu nâu xám. Cánh sau xám với rìa màu xám
và gân cánh tối hơn. Phần dưới cánh trước màu xám đen với một hàng màu nhạt
điểm dọc theo rìa (Karsholt, Lvovsky and Nielsena, 2006).

Hình 1.4 Thành trùng của một số loài Agonopterix. 1–2. A. caucasiella, 3–5. A.
heracliana Linnaeus. 3, 5 ♂, 4 ♀, 6. A. ciliella Stainton ♂ (Kars holt, Lvovsky and
Nielsena, 2006)

Chiều dài của ấu trùng dao động trong khoảng từ 4 – 18 mm. Ấu trùng ăn
trên nụ, hoa và trái cây đang phát triển mọc trong chùm hoa. Trong một số trường
hợp, một lớp màng được tạo ra xung quanh một phần của chùm hoa và ấu trùng sinh
sống ở bên trong. Khi còn nhỏ, ấu trùng có màu xanh nhạt hơi vàng với đầu màu
cam hơi nâu. Sau đó, khi ấu trùng lớn hơn, dài khoảng 10 mm, màu sắc của cơ thể
trở nên xanh, với lưng và sống lưng màu xanh đậm. Khi gần hóa nhộng, cơ thể
chuyển màu đỏ nâu. Một vài nhộng nằm trong chùm hoa hoặc trong các bao vỏ
lá. Giai đoạn hóa nhộng kéo dài khoảng 2 – 4 tuần theo điều kiện phòng thí nghiệm
(Karsholt, Lvovsky and Nielsena, 2006).
6


2. Pheromone giới tính
2.1 Khái niệm

Pheromone giới tính là một chất hóa học hay hỗn hợp của những chất hóa
học được cá thể tiết ra môi trường để hấp dẫn sự bắt cặp của những cá thể khác giới
trong cùng một loài Lê Văn Vàng, 2006).
Do hoạt động như những hóa chất sinh học với tính chọn lọc cao và ở nồng
độ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Bên cạnh việc làm đối tượng nghiên cứu cho các lĩnh vực như hóa học hữu cơ, hóa
chất sinh thái học và côn trùng học ứng dụng Ando và ctv., 2004). Pheromone giới
tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong công tác quản l sâu hại
(Gibb và ctv., 2005).
Pheromone giới tính thường gặp ở những loài côn trùng thuộc Bộ:
Lepidoptera, Coleoptera và Diptera (Ando và ctv., 2004)
2.2 Ứng dụng pheromone giới tính
Pheromone giới tính đầu tiên là chất bombykol, [10E,12Z]-10,12hexadecadien-1-ol), của bướm tằm Bombyx mori L.) được xác định bởi Butennadt
và ctv., 1959), việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính đã được phát triển
mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới Ando và ctv., 2004).
Cho đến nay, chỉ tính riêng trên côn trùng thuộc Bộ cánh vảy, pheromone
giới tính của hơn 570 loài và chất hấp dẫn giới tính của hơn 1.250 loài đã được xác
định và ghi nhận Ando, 2006). Trong đó, pheromone giới tính của hơn 20 loài
bướm đã được thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối sự bắt cặp Ando và
ctv., 2004).
2.2.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể
Pheromone của cá thể cái có tác dụng hấp dẫn mạnh mẽ đối với cá thể đực
trong cùng một loài. Do đó, việc sử dụng chúng như là một công cụ theo dõi sự biến
động mật số quần thể đã được phát triển trong chiến lược phòng trừ dịch hại tổng
hợp IPM). Pheromone giới tính là một công cụ hữu hiệu để thay thế cho bẫy đèn và
bẫy màu vàng trong khảo sát sự biến động mật số quần thể của côn trùng gây hại
Wakamura và ctv., 2004). Thông thường, 0,1 – 1 mg pheromone tổng hợp được
nhồi vào một tu p cao su 8 mm OD) cho hiệu quả hấp dẫn bướm đực vào bẫy ít
nhất là một tháng Ando và ctv., 2004).
Trong khảo sát sự biến động quần thể, bẫy pheromone được sử dụng để tìm

ra những loài côn trùng gây hại cây trồng. Thông tin về số lượng côn trùng gây hại
7


trên một đơn vị thời gian sẽ cho phép dự báo sớm sự gây hại để từ đó áp dụng các
biện pháp quản l thích hợp Wakamura và ctv., 2004).
2.2.2 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp
Đặt một số lượng lớn bẫy pheromone để thu hút và giết hết bướm đực trên
một vùng không gian cụ thể để ngăn chặn sự bắt cặp giữa bướm đực và bướm cái,
dẫn đến mức độ thiệt hại do sâu gây ra trên vùng không gian đó. Bẩy tập hợp côn
trùng là một trong những phương pháp kiểm soát những loài gây hại, biện pháp này
đặc biệt hiệu quả đối với việc quản l côn trùng trong kho vựa. Tuy nhiên, bẩy tập
hợp lại không thành công trong việc làm giảm mật số của các loài bướm thuộc bộ
cánh vảy hiện diện bên ngoài bởi vì khả năng bắt cặp phức tạp của những cá thể đực
còn sống sót Wakamura và ctv., 2004).
Biện pháp bẫy tập hợp đã thành công trong việc quản l 98 loài côn trùng
gây hại, trong đó có 45 loài thuộc bộ cánh vảy, 39 loài thuộc bộ cánh cứng và rất ít
các loài thuộc các bộ khác El sayed, 2009).
Theo Natalia Koltun và Svetlana Yachakovskaya 2006) khi tiến hành treo
25 bẫy/ha trên diện tích 6 ha trong khoảng thời gian 3 tháng đã làm giảm thiệt hại
trên chồi non gây ra bởi loài Synaathedon tipuliforms trên cây nho Hy Lạp từ 50 54% và làm giảm gây hại trên trái mận gây ra bởi loài Grapholitha funebrana từ
100% xuống còn 16% trong 4 năm.
2.2.3 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt cặp
Sự tiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái chủ yếu dựa vào tín hiệu hóa học
của pheromone. Quấy rối sự bắt cặp là làm tràn ngập vùng không gian với mùi
pheromone của một lài bướm nào đó để làm rối loạn tín hiệu pheromone) sẽ ngăn
chặn được sự tiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái dẫn đến ngăn chặn được sự bắt
cặp. Cho đến nay, đã có khoảng 140 loài côn trùng gây hại được quản l nhờ áp
dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp trong đó bộ cánh vẩy chiếm đa số với 121 loài,
bộ cánh cứng 9 loài,... El Sayed, 2008).

Thử nghiệm ngoài đồng với pheromone của bướm sâu đục trái Stathmopoda
masinissa) trên cây hồng với 900 tu p/ha đã có ảnh hưởng quấy rối thông tin bắt
cặp và đã làm giảm số lượng trái bị hại trong khi quản l sâu vẽ bùa Phyllocnisis
citrella) đã không mang lại thành công với 1300 tu p/ha Ando, 2006).
Quấy rối sự bắt cặp là một phương thức tác động lên hành vi, vì thế côn trùng
gây hại hiếm khi phát triển được sự kháng cự. Một minh chứng là trường hợp của
Petinophora gosypiella đã được kiểm soát bởi một phương pháp quấy rối trong hơn
20 năm mà không hề có bất cứ sự kháng cự nào. Tuy nhiên, đã có một báo cáo của
8


Mochizuki và ctv., 2002) về việc kháng lại sự quấy rối bắt cặp của quần thể
Adoxophyes honmai hiện diện tại các cánh đồng trà ở Shimada thuộc quận
Shizuoka, Nhật Bản. Adoxophyes honmai đã được quản l bằng phương pháp quấy
rối sự bắt cặp với chất quấy rối là Z)-11- tetradecenyl acetate kể từ năm 1983. Vào
4 năm sau đó, tỉ lệ con đực bị bắt dính bằng bẫy pheromone là 96%. Tuy nhiên, từ
1996 – 1998, tức 14 đến 16 năm sau khi áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp, thì tỉ
lệ này giảm xuống chỉ còn 50% trong khi áp dụng sự quấy rối ở các c ánh đồng trà
chưa từng được áp dụng thì tỉ lệ đạt được là 99%. Kết quả này ám chỉ việc tiếp tục
áp dụng chất quấy rối ở Shimada đã tạo nên một áp lực chọn lọc lớn tại đây và hiện
tượng lạ này được gọi là “sự kháng” của Adoxophyes honmai đối với Z)-11tetradeceenyl acetate. Khi phối hợp 4 thành phần pheromone Z)-9-tetradecenyl
acetate, (Z)-11-tetradeceenyl acetate,
(E)-11-tetradeceenyl acetate và 10-methyldodecyl acetate với tỷ lệ 63:31:4:2 thì tỉ lệ
bướm bị bắt dính tăng lên 99% và sự đông đúc của ấu trùng Adoxophyes honmai ở
các thế hệ sau đã giảm lại. Kết quả này chứng tỏ 4 thành phần pheromone phối hợp
này là một công cụ quản l hiệu quả đối với “quần thể kháng” Adoxophyes honmai.
Hầu hết, pheromone tổng hợp được nhồi vào một tu p nhựa tổng hợp dài 20
mm (50 – 100 mg pheromone tổng hợp/tu p) và sẽ tiếp tục phóng thích pheromone
hơn 2 – 3 tháng (Ando và ctv., 2004; Ando, 2006).
Theo Ando và ctv., 2004), pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm đã

được thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối bắt cặp Mating disruptant) với
diện tích áp dụng lên đến 415.300 ha cây trồng, bao gồm bông vải, cây ăn trái, trà và
cây rừng ở Mỹ, Nhật và Châu Âu, vào năm 2002.
Cho đến nay, pheromone giới tính đã được nghiên cứu và ứng dụng dưới
hình thức quấy rối bắt cặp trên 140 loài côn trùng gây hại gồm 121 loài thuộc bộ
cánh vảy 9 loài thuộc bộ cánh cứng và 10 loài thuộc các bộ côn trùng khác (Elsayed, 2009).
2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone tại Việt Nam
2.3.1 Trên một số côn trùng phổ biến
Ở Việt Nam, pheromone giới tính là một lĩnh vực tương đối mới với số lượng
nghiên cứu còn rất hạn chế. Tại ĐBSCL, thử nghiệm ngẫu nhiên ngoài đồng đã xác
định được chất hấp dẫn giới tính của 19 loài bướm. Trong đó, có 4 loài thuộc họ
Noctuidae, họ phụ Plusiinae, là những loài bướm sâu hại rau màu. Diễn biến mật số
quần thể của 3 trong 4 loài bướm này đã được ghi nhận Hai và ctv., 20 02).

9


Sử dụng bẩy pheromone để theo dỏi sự phát sinh của sâu đục cuống quả vải
thiều đã tạo điều kiện sử dụng thuốc đúng lúc, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật
khoảng 400.000 đồng/ha và giảm được 3 lần phun thuốc trừ sâu. Để phòng trừ sâu
tơ đã giảm được 3 lần phun thuốc, thay 2 lần thuốc hóa học bằng thuốc sinh học và
tiết kiệm được 118.000 đồng/ha/vụ Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).
Lê Văn Vàng và ctv., 2008) qua quá trình nghiên cứu tổng hợp và đánh giá ngoài
đồng ở Việt Nam và Nhật Bản đối với 7,11,13-Hexadecatrienal – thành phần
pheromone giới tính mới được xác định từ bướm sâu vẽ bùa cái Phyllocnistis
citrella Stainton) đã chỉ ra rằng bướm của sâu vẽ bùa đực tại thành phố Cần Thơ,
Việt Nam chỉ bị hấp dẫn mạnh khi phối hợp 7,11-Hexadecadienal và 7,11,13Hexadecatrienal với tỷ lệ 1:3 mà không hề bị thu hút khi chỉ một thành phần 7,11 Hexadecadienal, trong khi ở Nhật Bản thì hiệu quả thu hút bướm đực vào bẩy sẽ
giảm khi pha thêm thành phần 7,11,13-Hexadecitrienal vào mồi pheromone. Từ
đây, Lê Văn Vàng và ctv., 2008) đã khẳng định rằng thông tin bắt cặp của bướm
sâu vẽ bùa P. citrella) ở Việt Nam thì tương tự như ở Brazil và California và khác

với ở Nhật Bản.
Wang và ctv., 2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng bẫy và các loại
mồi pheromone giới tính đến sự bắt dính Plutella xylostella (Lepidopeta:
Plutellidae) tại các ruộng cải bắp ở Hà Nội, Việt Nam từ tháng 2/2002 đến tháng
5/2002. Thí nghiệm chỉ thực hiện trên 3 dạng bẫy: bẫy A – dạng chậu làm bằng
nhựa đường kính 20cm, cao 8 cm) có chứa 5% nước để làm sạch, bẫy B – dạng
hình trụ làm bằng nhựa đường kính 10 cm, cao 15 cm được khoét 4 lỗ với đường
kính mỗi lổ là 1,5 ở cách đáy bẫy 10cm) có chứa 5% nước để làm sạch, bẫy C –
được thiết kế giống bẫy B nhưng không có chứa nước. Kết quả ghi nhận được là bẫy
A cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất. Bên cạnh đó, thí nghiệm còn kết hợp so sánh hiệu
quả hấp dẫn của 2 loại mồi pheromone giới tính: mồi Trung Quốc Z11 -16: Ald,
Z11-16: Ac và Z11-16:OH 50 : 50 : 1,50 mg/mỗi tu p cao su màu xanh, viện Động
Vật học, Học Viện Khoa học Tự Nhiên Trung Quốc); mồi Nhật Bản Z11-16 : Ald,
Z11-16: Ac, Z11-16: OH và butylated hydroxyl toluene như là chất chống oxy hóa
50:50:1L5, 106 mg/mỗi tu p cao su màu đỏ, Shin-etsu Chemical Co. Ltd, Japan).
Kết quả được ghi nhận là hiệu quả hấp dẫn giữa 2 loại mồi pheromone giới tính này
khác biệt không có nghĩa về mặt thống kê. Wang và ctv., 2004) cũng khẳng định
việc áp dụng phương pháp bẫy tập hợp với mồi Trung Quốc và phối hợp sử dụng
BT (2-3 lần/vụ) trên các ruộng cải bắp và su hào ở miền bắc Việt Nam là có hiệu
quả làm giảm mật số sâu tơ Plutella xylostella) cao hơn có với việc sử dụng thuốc
trừ sâu hóa học 7 lần/vụ).
Từ năm 2001 đến 2004, các thí nghiệm về khả năng hấp dẫn của pheromone
đối với một số đối tượng sâu hại trên rau màu thập tự, cà chua, nho, hành tây, hành
10


ta, dưa hấu, lạc và vải thiều được tiến hành tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Hải Phòng và nhiều địa phương khác diện tích mỗi điểm triển
khai 5 – 10 ha/vụ). Kết quả ghi nhận số lượng sâu tơ Plutella xylostella), sâu ăn tạp
(Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera) và sâu xanh da láng

(Spodoptera exigua) vào bẫy khá lớn 125,8 – 139,2 con/bẫy/ngày), riêng sâu đục
cuốn quả vải Camellia sinensis) thì rất ít 7,6 con/bẫy/ngày). Trong năm 2001 và
2002, đã triển khai sử dụng pheromone để phòng trừ 5 loài sâu hại này với tổng diện
tích 96 ha trên 4 loại cây trồng là rau hoa thập tự, hành tây, cà chua và lạc tại Hà
Nội, Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Phúc. Trong năm 2003 đã triển khai áp dụng
với tổng diện tích 656,8 ha tại 9 tỉnh trong cả nước, phòng trừ 6 loại sâu hại trên 7
loại cây trồng là rau hoa thập tự, hành tây, cà chua, lạc, dưa hấu, nho và vải thiều.
Trong đó, cây trồng áp dụng lớn nhất là rau hoa thập tự với tổng diện tích 245 ha
Lê Văn Trịnh và ctv., 2005).
2.3.2 Trên sâu nhiếu đọt Adoxophyes sp.
Chang Yeol Yang và ctv., 2009) đã thử nghiệm sự khác biệt trong sản xuất
pheromone giới tính của thành trùng cái và thành trùng đực của ba loài Adoxophyes
ở Hàn Quốc. Con cái của ba loài đều sản xuất ra hổn hợp Z)-9-tetradecenyl acetate
(Z9-14:Oac) và (Z)-11-tetradecenyl acetate (Z11-14:Oac) là thành phần chính
nhưng tỷ lệ lại khác nhau. Tỷ lệ Z9–14:OAc và Z11–14:Oac được chiết suất với tỷ
lệ là 100:200 đối với Adoxophyes honmai, 100:25 đối với Adoxophyes orana và
100:4,000 Adoxophyes sp. Khi thêm vào đồng phân (Z)-9-tetradecen-1-ol (Z9–
14:OH) hoặc (Z)-11-tetradecen-1-ol (Z11–14:OH) thì làm tăng khả năng hấp dẫn
của thành trùng đực A. orana nhưng không có tác dụng đối với A. honmai và
Adoxophyes sp.
Ở loài Adoxophyes sp. bắt đầu sản xuất pheromone giới tính ở độ tuổi 1, 2
hoặc 3 ngày sau khi thành trùng, được phân tích riêng biệt (Z)-11-tetradecenyl
acetate (Z11-14:OAc) và (Z)-9-tetradecenyl acetate (Z9–14:OAc) trong tuyến
pheromone qua sắc k khí. Trong các nhóm độ tuổi khác nhau, đã được tìm thấy
pheromone tương ứng X=58,6 ± 52,9 ng/con cái; 1,3–219,8 ng/con cái). Tỷ lệ của
hai thành phần pheromone trung bình 6534 nhưng dao động từ 4060 đến 8416 R.
Kou và Y. S. Chow 1991).

11



2.3.3 Trên sâu Homona sp.
J. P. Kochansky và ctv., 1978) đã phân lập được ba hợp chất từ thành trùng
cái Homona coffearia Neitner là: 1-dodecanol, 1-dodecyl acetate, và (E)-9-dodecen1-yl acetate bằng thí nghiệm hóa chất và khối phổ. Tổng hợp (E)-9-dodecenyl
acetate được biểu hiện là hấp dẫn được bướm đực và chất này tăng hoạt động lên rất
nhiều lần bằng cách thêm dodecul acetate và dodecaol. Hổn hợp 1 mg (E)-9dodecenyl acetate, 3 mg dodecanol và 1 mg dodecyl acetate trong tuýp polyethylene
được xem là hấp dẫn tốt nhất đối với bướm đực của loài sâu này. Khả năng tiết
pheromone giới tính của loài Homona magnanima giảm khi việc giao phối của
bướm cái và bướm đực bị chậm trể Kiritani và Kanoh 1984).
2.3.4 Trên sâu Archip sp.
Ở thung lũng Okannagan, British Columbia sự pha trộn hổn hợp (11Z)tetradecen-1-ol acetate (Z11-14:OAc), (11E)-tetradecen-1-ol acetate (E 11-14:OAc),
(9Z)-tetradecen-1-ol acetate (Z9-14:OAc) và dodecan-1-ol acetate (12: OAc) thu hút
con đực của loài Archips argyropilus Walker trên cây ăn quả một cách đáng kể hơn,
so với sự pha trộn trước đó sau khi sửa đổi và bổ sung thêm chất (11Z)-tetradecen1-ol (Z11-14:OH) với tỷ lệ là 4% Z11-14: OAc thì làm tăng khả năng hấp dẫn lên
nhiều lần Deland và ctv., 1993).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong khoảng hai năm từ tháng 12/1998 đã có những
thí nghiệm sàn lọc về pheromone giới tính của các loại bướm tại các vườn cây ăn
trái. Các chất monoenyl acetates với một chuỗi C10-C14 đã thu hút sáu loài phân bố
chủ yếu ở Đông Nam Á: Adoxophyes privantana, Archips atrolucens và
Meridemmisfurtiva (Tortricidae) và Argyrogramma signata. Spodoptera
pectinicornis và Zonoplusia ochreata (Noctuidae) (Hai và ctv., 2002).

12


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phương tiện
1.1 Vật liệu thí nghiệm
- Micro syringe (dung tích 100 µl, 25 µl), paster pipett.

- Tuýp cao su non (8 mm OD. Aldrich Chemical Co. Ltd)
- Hộp nhựa đường kính 2,5x3 cm).
- Hộp nhựa tròn đường kính 15x18 cm, cao 10 cm.
- Máy chụp ảnh, kính lúp, bông gòn, giấy thấm,…
1.2 Hóa chất
- Dung môi n-hexane tinh khiết
- Pheromone tổng hợp: Z11-11:OAc, E11-14:OAc, Z9-14:OAc, 14:OAc
được cung cấp từ phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
1.3 Bẫy pheromone
Bẫy bao gồm bẫy dính, mái che Takeda Chemical Ind., Ltd., Osaka, Nhật
Bản) và mồi pheromone.
Thành phần mồi pheromone tổng hợp được hòa tan trong dung môi là nhexane 10 mg/ml. Dùng micro syringe dung tích 100 µl) rút thành phần pheromone
tổng hợp để nhồi vào tu p cao su với hàm lượng 10 µl/tu p cao su. Sau khi bay hơi
dung môi, không cần thêm vào bất kỳ chất ổn định hay chất chống oxy hóa nào, mồi
pheromone sẽ được gói lại bằng giấy nhôm, dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh cho
đến khi đưa ra ngoài đồng.

Hình 2.1 Bẫy pheromone và bẫy được treo trên vườn bố trí thí nghiệ m

13


×