Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÌNH HÌNH NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.46 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
LỚP 51 CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU KÍ TÚC TRƯỜNG ĐẠI HOC NHA TRANG
Giảng Viên Hướng Dẫn:GS.TS.Đồng Thị Kim Loan
Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 8:

PHẦN I.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
PHẦN II.NỘI DUNG
I.NƯỚC THẢI…………………………………………………………………………
I.1. Định Nghĩa………………………………………………………………………..
I.2. Phân Loại nước thải……………………………………………………………..
I.3. Thành Phần Và Tính chất của nước thải………………………………………..
II.Bảng Kết Quả Thí Nghiệm Phân Tích Nước Thải Khu Kí Túc Xá…………………
II.1.Nhận Xét……………………………………………………………………………
III.Các Phương Pháp Xử Lý……………………………………………………..
III.1.Phương Pháp Xử Lý Hóa Và Hóa Lý……………………………………………..
III.1.1.Phương Pháp Trung Hòa………………………………………………………..
III.1.2.Phương Pháp Keo Tụ…………………………………………………………….
III.1.3.Phương Pháp Oxy-Hóa…………………………………………………………..
III.2. Phương Pháp Sinh Học……………………………………………………………
III.2.1.Bùn Hoạt Tính…………………………………………………………………...
III.2.2.Bể Phản Ứng UASB……………………………………………………………..
III.2.3.Phương Pháp Lắng……………………………………………………………….
III.2.4.Phương Pháp Lọc………………………………………………………………...
III.2.5.Phương Pháp Pha Loãng…………………………………………………………
III.2.6.Bể Phản Ứng Hiếu Khí Aeroten…………………………………………………
III.2.7.Lọc Sinh Học…………………………………………………………………….
III.2.8.Bể Phản Ứng Sinh Học Kỵ Khí …………………………………………………
III.2.8.1. Bể Phản Ứng Sinh Học Kỵ Khí Tiếp Xúc…………………………………….


III.2.8.2.Hồ Kỵ Khí……………………………………………………………………...
III.2.8.3.Ao-Hồ Kỵ Khí…………………………………………………………………
IV.KẾT LUẬN..........................................................................................................
PHẦN 1):TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM VÀ
THẾ GIỚI
I.1.HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TRÊN THẾ GIỚI:
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ
nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự
trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng
không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18.
Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng
làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính.
Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là
nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm
1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác.
Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
I.2.HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC Ở VIỆT NAM:
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và
các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi
với các mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ
yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và
phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu

thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công
nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa
chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng
kể. Khu công nghiệûp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công
nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả
vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và
các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở
nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường,
chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng
nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Cửu Long, ven biển miền Trung... (Cao Liêm và Trần Ðức Viên,1990).lehue_bn
Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và
đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc
gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn
trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân
số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn,
Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và xử lý nước
thải nầy hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới
cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không
qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ cũng
không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày
càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt
và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng được nữa trong một
tương lai không xa. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới

(WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do
điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của
Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn
nước.Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc
bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
PHẦN II.NỘI DUNG
I.1.ĐỊNH NGHĨA:
Nước thải là loại nước đã trải qua sử dụng ,làm biến đổi tính chất mà nước
thải có những tính chất hóa học ,lý học,sinh học rất khác nhau .nhìn chung
,nước thải là những loại nước thường chứa các hợp chất hóa học cao hơn nước
tự nhiên ,có sự biến đổi màu sắc về bản chất vật lý và khu hệ sinh vật trong đó.
I.2.PHÂN LOẠI:
Hầu hết các nước trên thế giới phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng.nước thải được chia thành những loại sau:
+ Nước thải sinh hoạt;
+ Nước thải công nghiệp;
+ Nước ngầm thấm qua hệ thống ống dẫn trong mạng lưới cấp thoát
nước;
+ Nước mưa tràn qua những vùng bị ô nhiễm;
I.3.THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT:
Nước thải sinh hoạt là loại nước thải được hình thành trong quá trình hoạt
động sống của con người nó bao gồm nước tắm , nước giặt,nước nhà bếp, nước
cầu tiêu,nước tiểu và những hoạt động khác không phải là hoạt động sản suất. .
Bảng1. Tải Trọng Chất Thải Trung Bình Trong Nước Thải Trong 1 Ngày Tính
Theo Đầu Người

Các chất Tổng lượng
thải
(g/người/ngày)
Chất thải hữu cơ

(g/người/ngày)
Chất thải vô cơ
(g/người/ngày)
Tổng lượng chất thải
Chất tan
Các chất không tan
Chất lắng
Chất không lắng
190
100
90
60
30
110
50
60
40
20
80
50
30
20
10
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều nguồn
nước thải .ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều cũng phụ thuộc ở loại hình sinh
hoạt.
Hiện nay, người ta có hai cách để tính mức tạo ra nước thải sinh hoạt . cách
thứ nhất được quy ra lượng chất thải tổng số, chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ
cho một người trong một ngày . cách thứ hai được tính chi tiết hơn thông qua
tính thông số cơ bản trong đánh giá chất lượng nước.

Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% lượng nước được cấp cho sinh hoạt.
nước thải sinh hoạt thường chứa những tạp chất khác nhau.Các thành phần này
bao gồm:52% chất hữu cơ,48% chất vô cơ. Ngoài ra ,trong nước thải sinh hoạt
thường chứa nhiều loài sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng. Phần lớn các
VSV có trong nước thải là các vi rút ,vi khuẩn gây bệnh tả,vi khuẩn gây bệnh
lị,vi khuẩn gây bệnh thương hàn và vi rút.
Nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhiều
trường hợp, lượng các chất dinh dưỡng này vượt quá nhu cầu phát triển của
VSV dùng trong xử lý bằng phương pháp sinh học. trong các công trình xử lý
nước theo phương pháp sinh học, người ta cần lượng dinh dưỡng trung bình
tính theo tỷ lệ BOD5:N:P là 100:5:1. các chất hữu cơ có trong nước thải không
phải được chuyển hóa hết bởi các loài VSV mà có khoảng 20-40% BOD không

×