ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG BỐ TÀI LIỆU
(THEORY AND METHODS OF PUBLICATION)
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ và tên: Nguyễn Văn Hàm
- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư
- Thời gian, địa điểm làm việc: 9h thứ Hai tại Văn phòng Khoa, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh
Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 5588315.
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Hành chính học
+ Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
+ Công bố học
1.2. Họ và tên: Nguyễn Minh Phương
- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư
- Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ Hai hàng tuần tại trụ sở Hội Văn thư Lưu trữ Việt Nam,
12 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 047664293
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Lý luận và phương pháp công bố tài liệu
- Mã môn học: ARO 6019
- Mã môn học tiên quyết: ARO 6012
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Tự chọn.
- Yêu cầu đối với môn học: Nắm vững lý luận về công bố học và vận dụng vào thực tế
- Địa chỉ Khoa phụ trách môn học: Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu kiến thức: Nắm vững và có hệ thống về lý luận và phương pháp công bố tài liệu
và vị trí của môn học trong lưu trữ học nói chung.
- Mục tiêu kỹ năng: Biết tổ chức và hướng dẫn được vấn đề công bố tài liệu lưu trữ theo các
loại hình công bố khác nhau.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học trang bị cho người học những vấn đề lý luận chung về công bố học
như khái niệm, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu cũng như các nguyên tắc, phương
pháp công bố tài liệu lưu trữ trên cơ sở tổng kết thực tiễn của tình hình công bố tài liệu
trong những năm qua. Trên nền tảng kiến thức đó học viên có đủ khả năng nghiên cứu,
chỉ đạo, hướng dẫn việc công bố tài liệu lưu trữ của cơ quan, đơn vị mình.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học:
Nội dung
Lên lớp
Lý
thuyết
Chương 1: Công bố tài liệu trong công
tác lưu trữ
1.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của công
bố tài liệu
1.1.1. Giới thiệu, quảng bá giá trị của tài
liệu lưu trữ
1.1.2. Phục vụ các nhu cầu khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ
1.1.3. Gắn hoạt động của các lưu trữ với
đời sống xã hội
1.2. Những nghiên cứu về công bố tài
liệu ở một số nước - Thành tựu và hạn
chế
1.2.1. Thành tựu đạt được
1.2.2. Tồn tại, hạn chế
Tổng
Hình thức tổ chức dạy và học
5
Bài
tập
Tự
Thực
hành học, tự
Thảo
NC
luận
2
3
10
1.3. Nhận xét, đánh giá
Chương 2. Hệ thống các vấn đề lý luận
5
2
4
11
5
1
3
9
và phương pháp chung về công bố tài
liệu
2.1. Xác định rõ thẩm quyền công bố tài
liệu
2.1.1. Quyền của chủ sở hữu tài liệu
2.1.2. Thời gian tiếp cận rộng rãi tài liệu
2.2. Các nguyên tắc chung trong công bố
tài liệu
2.2.1. Đảm bảo độ chính xác cao của tài
liệu công bố
2.2..2. Phục vụ lợi ích chung của dân tộc
2.2.3. Tuân thủ luật pháp
2.3. Xác định rõ các loại hình công bố
2.3.1. Công bố thường xuyên trong các ấn
phẩm định kỳ
2.3.2. Công bố dưới dạng xuất bản phẩm
2.4. Thực hiện các phương pháp công bố
cụ thể
2.4.1. Xác định đề tài, sưu tầm, lựa chọn
tài liệu để công bố
3.2.2. Truyền đạt bản văn của tài liệu
3.2.3. Biên tập tài liệu công bố
3.2.4. Lựa chọn và xây dựng công cụ tra
cứu
Chương 3: Công bố tài liệu ở Việt Nam
- Thành tựu và những vấn đề đặt ra
3.1. Kết quả nghiên cứu về công bố tài
liệu
3.1.1. Nghiên cứu lý luận và phương pháp
công bố
3.1.2. Nghiên cứu các thuật ngữ công bố
3.1.3. Nghiên cứu về luật pháp công bố
3.2. Đánh giá kết quả công bố tài liệu
lưu trữ
3.2.1. Số lượng
3.2.2. Chất lượng
3.3. Một số vấn đề đặt ra
3.3.1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dần
lý luận và phương pháp công bố tài liệu
3.3.2. Nghiên cứu giải mật tài liệu và thời
gian tiếp cận tài liệu
6. Học liệu:
6.1. Giáo trình môn học:
1. Nguyễn Văn Hàm: Môn học Công bố tài liệu văn kiện. Tập bài giảng ở Tư liệu Khoa Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng.
6.2 Tài liệu tham khảo
6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc
2. Các quy tắc công bố tài liệu lịch sử ở Liên Xô. Tổng cục lưu trữ Liên Xô xuất bản, M,
1969, tái bản 1989, bản dịch ở Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
3. M.X.Xê – lê – dơ - nhốp. Lý luận và phương pháp của Công bố học Xô Viết. M. 1974, bản
dịch ở Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm
4. Biên tập và công bố xuất bản tài liệu lưu trữ. NXB Đại học Nhân dân Bắc Kinh, 1997.
5. Các bài viết về công bố tài liệu đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam từ 1990 đến nay.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
7.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
+ Hình thức: Tham gia lớp học đầy đủ, tham gia thảo luận nhóm, làm bài tự học
+ Tỷ trọng: 20%
7.2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức : Tiểu luận
+ Điểm và tỷ trọng: 30%
-Thi hết môn học
+ Hình thức : Vấn đáp
+ Điểm và tỷ trọng: 50%
PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỜNG
CHỦ NHIỆM KHOA
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS Nguyễn Văn Hàm