Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương bài giảng môn học lịch sử và các khunh hướng phát triển tài liệu nghe nhìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.43 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LỊCH SỬ VÀ CÁC KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU NGHE NHÌN
(HISTORY AND TENDENCIES OF ARCHIVES MANAGEMENT
OF AUDIO - VISUAL DOCUMENTS)
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ và tên: Đào Xuân Chúc
- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc: 9h thứ Hai tại Văn phòng Khoa, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà Nội.
- Điện thoại: 5588315.
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Quản trị văn phòng
+ Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
1.2. Họ và tên: Trần Luân Kim
- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư
- Thời gian, địa điểm làm việc: Hội Điện ảnh Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Lưu trữ tài liệu nghe nhìn
- Trợ giảng: Ths Đào Đức Thuận
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Lịch sử và các khuynh hướng phát triển tài liệu nghe nhìn
- Mã môn học: ARO 6009
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Bắt buộc
-

Các yêu cầu đối với môn học:
* Yêu cầu đối với học viên:


+ Học viên cần nắm vững các vấn đề lý luận và vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề

về lưu trữ tài liệu nghe nhìn;
+ Môn học tiên quyết: Lý luận về xác định giá trị tài liệu lưu trữ.


2
* Yêu cầu về trang thiết bị : Máy tính xách tay, máy chiếu
- Địa chỉ Khoa / Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Tầng
4, nhà B, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu kiến thức: Cung cấp cho người học những kiến thức về lịch sử hình thành và
phát triển của các loại tài liệu nghe – nhìn về các tổ chức lưu trữ loại tài liệu đặc thù này của
quốc tế, các khuynh hướng phát triển nghiệp vụ đối với loại hình tài liệu này trên thế giới.
- Mục tiêu kỹ năng: Biết tổ chức thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe nhìn tại cơ quan
4. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho học viên ba nội dung cơ bản sau đây: Sự
hình thành và phát triển của tài liệu nghe nhìn; sự hình thành và phát triển của các tổ chức lưu trữ tài
liệu nghe nhìn; các khuynh hướng phát triển về nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe nhìn. Đây sẽ là những
kiến thức bổ ích cho học viên trong việc tiếp cận nghiên cứu loại hình tài liệu mang tính đặc thù này
ở Việt Nam.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học:
Nội dung

Lên lớp

thuyết
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý

Tổng


Hình thức tổ chức dạy và học

Bài
tập

Thảo
luận

Thực
hành

Tự học,
tự NC

5

2

3

10

5

1

3

9


luận cơ bản về lưu trữ tài liệu nghe nhìn
1.1. Loại hình, đặc điểm và giá trị của tài liệu
nghe - nhìn
1.2. Tổ chức khoa học tài liệu nghe - nhìn
1.3. Tổ chức bảo quản tài liệu nghe - nhìn
1.4. Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu nghe nhìn
Chương 2: Sự hình thành và phát triển
của các tổ chức lưu trữ tài liệu nghe nhìn
2.1. Sự ra đời của các kho, viện lưu trữ tài


3
liệu nghe nhìn của các nước trên thế giới
2.2. Hiệp hội lưu trữ phim điện ảnh quốc tế
(FIAF)
2.3 Hiệp hội lưu trữ quốc tế về truyền hình
2.4. Hiệp hội lưu trữ quốc tế về ghi âm
(IASA)
2.5. Hiệp hội lưu trữ ảnh quốc tế
2.6. Các hội nghị quốc tế về lưu trữ nghe
nhìn do UNESCO của Liên Hiệp Quốc tổ
chức
Chương 3: Khuynh hướng phát triển của

5

lưu trữ tài liệu nghe nhìn
3.1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ
và những ảnh hưởng, tác động đến công
tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn

3.1.1. Các loại hình tài liệu mới
3.1.2. Vẫn đề xác định độ tin cậy của tài
liệu lưu trữ nghe - nhìn
3.1.3. Vấn đề tổ chức khoa học và bảo quản
tài liệu lưu trữ nghe - nhìn
3.1.4. Vấn đề tổ chức khai thác, sử dụng tài
liệu lưu trữ nghe - nhìn
3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
về lưu trữ tài liệu nghe nhìn
3.2.1. Những vấn đề lý luận
3.2.2. Những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam
6. Học liệu:
6.1. Giáo trình môn học:
1. PGS.TS Đào Xuân Chúc, Lưu trữ tài liệu nghe nhìn, H.2006
6.2 Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc

2

4

11


4
2. Đào Xuân Chúc: Lưu trữ tài liệu nghe nhìn của các nước trên thế giới - Lịch sử và tổ chức, Tạp
chí Văn thư Lưu trữ Việt nam số 1/2003.
3. Đào Xuân Chúc: Lưu trữ tài liệu nghe nhìn – Vấn đề lịch sử và tổ chức, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Lưu trữ học và Quản trị văn phong lần thứ 2, Hà Nội tháng 11/2001.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm

4. PGS.TS Đào Xuân Chúc, Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954), NXB Chính trị Quốc gia, H.2002
5. PGS.TS Đào Xuân Chúc; 50 năm - Một chặng đường bảo tồn và lưu trữ di sản điện ảnh Việt Nam,
Sách “Nửa thế kỷ điện ảnh Việt Nam”, NXB Văn hoá Thông tin, H.2003
6. PGS.TS Đào Xuân Chúc; Chiến thắng Điện Biên Phủ - Qua nguồn tư liệu ảnh, phim điện ảnh,
Sách “Điện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp”, NXB Văn hoá Thông tin,
H.2003
7. Báo cáo của các Tiểu ban thuộc FIAF Bulletin số 39 tháng 10 năm 1989.
8. Viện Nghiên cứu khoa học toàn liên bang về văn kiện học và lưu trữ học; Những nguyên tắc cơ
bản trong công tác của các viện lưu trữ nhà nước với tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm (bản
dịch), M.1980.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học

7.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
+ Hình thức: Tham gia lớp học đầy đủ, tham gia thảo luận nhóm, làm bài tự học
+ Tỷ trọng: 20%
7.2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức : Tiểu luận
+ Điểm và tỷ trọng: 30%
-Thi hết môn học
+ Hình thức : Vấn đáp
+ Điểm và tỷ trọng: 50%
PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỜNG

CHỦ NHIỆM KHOA

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PGS.TS Đào Xuân Chúc



5



×