Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương môn học tổ chức khai thác các nguồn tư liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.99 KB, 5 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TỔ CHỨC KHAI THÁC CÁC NGUỒN TƯ LIỆU
(Document Sources Organization and Utilization)
1. Thông tin về giảng viên.
1.1. Họ và tên: Nguyễn Văn Hàm
- Học hàm, học vị: Phó Giáo sư
- Thời gian, địa điểm làm việc: 9h thứ Hai tại Văn phòng Khoa, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh
Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 5588315.
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Hành chính học
+ Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
+ Công bố học
1.2. Họ và tên: Đào Thị Diến
- Chức danh, học hàm, học vị: Lưu trữ viên chính, Tiến sĩ.
- Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ Hai hàng tuần, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
- Địa chỉ liên hệ: 31b Tràng Thi – Hà Nội.
- Điện thoại: 0915 056 794.
- Email:
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lịch sử lưu trữ Việt Nam giai đoạn 1858-1954.
+ Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ 1873-1954.
2. Thông tin chung về môn học.
- Tên môn học: Tổ chức và khai thác các nguồn tư liệu.
- Mã môn học: ARO 6021
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Tự chọn.




- Yêu cầu đối với môn học: Nắm vững lý luận về tư liệu học và có khả năng vận dụng kiến thức
tư liệu học vào thực tế công tác lưu trữ.
- Địa chỉ khoa phụ trách môn học: Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, 336 Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học.
- Mục tiêu kiến thức: Học viên cần nắm vững kiến thức về:
* Đặc điểm và tầm quan trọng của các loại tư liệu;
* Tổ chức và khai thác các nguồn tư liệu.
- Mục tiêu kỹ năng: Luyện cho học viên:
* Có khả năng sưu tầm, khai thác và xử lý các nguồn tư liệu.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học gợi mở những vấn đề cơ bản về tư liệu, các nguồn tư liệu, đặc điểm và tầm quan
trọng của chúng trong công tác nghiên cứu khoa học, công tác quản lý và các hoạt động khác của đời
sống xã hội. Ngoài ra môn học cũng cung cấp những phương pháp tổ chức và khai thác các nguồn tư
liệu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học.
Nội dung

Lên lớp

Chương 1: Những vấn đề chung về tư liệu
và các nguồn tư liệu
1.1. Khái niệm tư liệu và các nguồn tư liệu
1.1.1 Khái niệm về tư liệu
1.1.2 Các nguồn tư liệu chủ yếu
1.1.3 Phân biệt khái niệm tư liệu, tài liệu
1.2. Tầm quan trọng của các nguồn tư liệu
1.2.1. Tư liệu với công tác nghiên cứu khoa

học
1.2.2. Tư liệu với công tác quản lý, điều hành

Tổng

Hình thức tổ chức dạy và học


thuyết
5

Bài
tập

Thảo
luận
2

Thực
hành

Tự học,
tự NC
3

10


của các cơ quan và đơn vị
1.2.3. Tư liệu với các hoạt động khác của đời

sống xã hội
Chương 2: Các nguồn tư liệu chủ yếu

5

2

3

10

5

1

4

10

2.1 Phân loại các nguồn tư liệu
2.1.1. Theo nguồn gốc hình thành tư liệu
2.1.2. Theo vật liệu mang tin
2.1.3. Theo yêu cầu sử dụng khác nhau
2.1.4. Theo một số đặc trưng khác
2.2. Giới thiệu một số loại tư liệu chính
2.2.1. Tài liệu lưu trữ
2.2.2. Các loại sách xuất bản công khai hoặc
lưu hành nội bộ
2.2.3. Các loại tạp chí, tập san, đặc san...
2.2.4. Các loại báo chí (nhật báo, tuần báo)

2.2.5. Các ghi chép cá nhân.
Chương 3: Tổ chức và khai thác các nguồn
tư liệu
3.1. Tổ chức các tư liệu
3.1.1. Xác định mục đích, yêu cầu sử dụng tư
liệu
3.1.2. Xây dựng các nguồn tư liệu (mua, trao
đổi, truy cập, sưu tầm, tìm kiếm, bổ sung tư
liệu)
3.1.3. Phân loại, hệ thống hoá các tư liệu
3.1.4. Xây dựng các công cụ tra tìm tư liệu
3.2. Khai thác các nguồn tư liệu
3.2.1. Mục đích khai thác tư liệu


3.2.2. Các hình thức khai thác tư liệu
3.2.3. Thống kê, báo cáo tổng hợp tình
hình khai thác tư liệu
6. Học liệu.
6.1. Giáo trình môn học:
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1. Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc:
1. Hà Văn Tấn: Theo dấu các văn bản cổ. NXB Khoa học Xã hội, H, 1998.
2. Nguyễn Văn Hàm: Tài liệu lưu trữ - Một nguồn sử liệu quý giá, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, số
4/1979.
3. Đào Xuân Chúc: Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954),
NXB Chính trị Quốc gia, H, 2001.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm.
4. Đào Xuân Chúc- Nguyễn Văn Hàm-Vương Đình Quyền- Nguyễn Văn Thâm: Lý luận và thực
tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H, 1990.

5. Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa, NXB Văn hoá Thông tin, H, 2001.
6. Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Cục Lưu trữ Nhà nước xuất bản, NXB Lao động, H, 2001.
7. Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 - Sưu tập tài liệu lưu trữ, NXB Lao động, H, 2001.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn học.
7.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
+ Hình thức: Tham gia lớp học đầy đủ, tham gia thảo luận nhóm, làm bài tự học
+ Tỷ trọng: 20%
7.2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
- Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức : Thi viết
+ Điểm và tỷ trọng: 30%
-Thi hết môn học
+ Hình thức : Vấn đáp
+ Điểm và tỷ trọng: 50%


Phê duyệt của Trường

Chủ nhiệm khoa

Người biên soạn

TS Đào Thị Diến



×