Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề thi thử đại học môn Văn lần 2 năm 2014 trường THPT Đông Hà, Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.07 KB, 11 trang )

SỞ GD- ĐT QUẢNG TRỊ
Trường THPT Đông Hà

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D LẦN THỨ II
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH(5,0 điểm)
Câu I.( 2 điểm)
Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Anh / chị hãy:
a) Nêu vắn tắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b) Hãy cho biết những tên gọi khác của tác phẩm? Nhận xét về các tên gọi đó.
Câu II.(3,0 điểm)
Anh /chị viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến
sau:
“Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng
nhất là chính bạn”.
(Theo sách Sống tự tin, Nxb Lao động Xã hội, 2004, tr 64)
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a. (Theo chương trình chuẩn)
Cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Câu III.b. ( Theo chương trình nâng cao)
Bình giảng về đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
…“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc


Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương…”
(Ngữ văn 12, Nâng cao tập một, NXB Giáo dục,2008)
Từ đó anh/chị hãy làm rõ nét nổi bật về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.
….Hết…


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu I. ( 2 điểm)
Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Anh / chị hãy:
a) Nêu vắn tắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b) Hãy cho biết những tên gọi khác của tác phẩm? Nhận xét về các tên gọi đó.
Yêu cầu cần đạt
Điểm
0,5
a. Chí Phèo được Nam Cao viết năm
1941, dựa trên cơ sở những người thật,
việc thật ở làng quê tác giả. Đó là một
xã hội nông thôn trước cách mạng tăm
tối, ngột ngạt, với biết bao áp bức bất
công và bi kịch đau đớn, cùng quẫn của
người nông dân...
0,75
b. Ý 1: Nhan đề đầu tiên của truyện
ngắn này là “Cái lò gạch cũ”. Năm
1941, khi in sách lần đầu, NXB Đời
mới, Hà Nội, đã tự ý đổi tên thành “Đôi
lứa xứng đôi”. Năm 1946, khi in lại
trong tập Luống cày, ( Hội Văn hóa cứu
quốc xuất bản), Nam Cao đã đặt lại tên
cho tác phẩm là Chí Phèo.

Ý 2: Nhận xét về các tên gọi
0,25
- Ban đầu đặt tên cho tác phẩm là Cái lò
gạch cũ, dựa vào hình ảnh cái lò gạch
cũ xuất hiện ở đầu truyện gắn với sự ra
đời của Chi Phèo và trở lại cuối tác
phẩm qua hính ảnh Thị Nở “…đột nhiên
thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ…”.
Phải chăng tác giả muốn nói đến sự bế
tắc, luẩn quẩn trong cuộc đời, số phận
của người nông dân trước CM, chừng
nào còn có những cái lò gạch cũ ấy, còn
cái xã hội làng Vũ Đại ấy thì còn sinh ra
những kiếp Chí Phèo.
- Nhan đề Đôi lứa xứng đôi do nhà xuất
0,25
bản tự ý đặt nhấn mạnh vào tính bản
năng trong mối tình giữa Chí Phèo và
Thị Nở. Đây chính là cách thu hút độc


giả của nhà xuất bản, bởi nhan đề này
dễ gây sự tò mò. Tuy nhiên, cách đặt tên
Đôi lứa xứng đôi lại không gắn vơi tư
tưởng chủ đề tác phẩm.
- Giống như nhiều tác phẩm khác, Nam
Cao đã lấy tên nhân vật chính Chí Phèo
để đặt cho tác phẩm. Đây là nhan đề
khái quát, súc tích và cũng đầy đủ nhất
về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.


0,25

Câu II.(3,0 điểm)
Anh /chị viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
“Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng
nhất là chính bạn”. (Theo sách Sống tự tin, Nxb Lao động Xã hội, 2004, tr 64)
Yêu cầu cần đạt
Điểm
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài
nghị luận xã hội. Kết cấu bài chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần nêu được những ý chính sau
đây:
0,25
Giới thiệu vấn đề nghị luận
Giải thích: Mỗi người lớn lên và trưởng
0,5
thành được là nhờ rất nhiều yếu tố như:
gia đình, bạn bè, nhà trường, xã
hội…nhưng điều quyết định nhất đến sự
trưởng thành và tương lai của mỗi
người lại là chính bản thân cá nhân
người đó. Cá nhân mỗi người mới là
“tác giả” của chính tương lai mình. Nội
dung cơ bản của câu nói nhấn mạnh và
khẳng định vai trò của mỗi cá nhân

trong vịêc tự hình thành nhân cách và
quyết định tương lai của mình.
Bàn luận một số khía cạnh:


- Hoàn cảnh sống xung quanh mỗi người
(gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội) có
vai trò rất quan trọng đối với mỗi người
nhưng tiếp nhận, vận dụng hoàn cảnh đó
như thế nào, tranh thủ được hay bỏ qua
những điều kiện thuận lợi…lại do mỗi
người quyết định.
+ Vì thế đòi hỏi mỗi người cần tự tin vào
chính mình; cần chủ động, dấn thân,
không ngừng học tập, sáng tạo, hành
động…Tức là phải phát huy mọi nỗ lực
cá nhân trong mọi hoàn cảnh…thì mới
có được những thành công trong cuộc
sống và tạo cho mình tương lai tốt đẹp.
- Từ đó, suy nghĩ phê phán những người
sống lệ thuộc, ỷ lại vào người khác, vào
gia đình, xã hội…thiếu nỗ lực vươn lên
iBài học nhận thức và hành động.
-- Tranh thủ những điều kiện thuận lợi
xung quanh nhưng chủ yếu vẫn là
những cố gắng vươn lên của bản thân
trong đời sống.
-- Câu nói có ý nghĩa động viên và nhắc
nhở mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ
cố gắng vươn lên trong cuộc sống để

tạo dựng tương lai cho mình…

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu III.a. (Theo chương trình chuẩn)
Cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm“Chiếc
thuyền ngoài xa”của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Yêu cầu cần đạt
Điểm
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách cảm
nhận về nhân vật, kết cấu chặt chẽ, bố
cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi
chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.


- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau,
nhưng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tác
phẩm Chiếc thuyền ngoài xa hs cần ần
làm rõ được những ý chính sau:
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả,
tác phẩm, nhân vật
+ Là cây bút tài năng có niềm đam mê
sáng tạo, một nhà văn có tình yêu sâu

nặng với quê hương đất nước. Là một
trong những nhà văn tiên phong trong
công cuộc đổi mới của VHVN sau năm
1975.
+ Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác tháng
8/1983 in trong tập truyện Bến quê”
(1985), mang đậm phong cách tự
sự-triết lí, tiêu biểu cho tư duy nghệ
thuật của nhà văn trong thời kì đổi mới.
+ Nhân vật người đàn bà hàng chài để
lại cho người đọc nhiều tình cảm và suy
ngẫm.
2.Thân bài: Các ý chính về nội dung:
Về nội dung:
-Xuất hiện trong tình huống độc đáo: trên
cái nền của thiên nhiên đẹp, cảnh biển
vào buổi sáng-bức tranh danh họa thời
cổ. Bên cạnh đó là bức tranh cuộc sống
dữ dằn: bị chồng đánh đập tàn bạo nhưng
không hề chống cự
- Những chi tiết về ngoại hình: không
tên, với cách gọi phiếm định: người đàn
bà; tuổi ngoài 40, rỗ mặt, dáng người cao
lớn, thô kệch…
- Đặc điểm về tính cách: Hs phân tích
các chi tiết:
+ Nhẫn nhục chịu đựng khi bị chồng

0,5


0,5

0,5

1,0


đánh đập không hề van xin, không chống
trả…
+ Một người đàn bà sắc sảo( phân tích
các chi tiết: thái độ khi mới đến tòa án
huyện, cách xưng hô khi nói chuyện với
Phùng và Đẩu…)
+ Một người đàn bà thấu hiểu lẽ đời(chú
ý phân tích qua cách nói về mình, cách
nhìn về chồng, về con và về cuộc sống
của gia đình khi lênh đênh trên một chiếc
thuyền…)
+ Một người mẹ giàu lòng thương yêu
con, hi sinh tất cả vì con…
- Những triết lí về cuộc đời, về con người
được Phùng và Đẩu nhận thức sau cuộc
trò chuyện với người đàn bà
+ Không nên nhìn đời đơn giản, một
chiều cần có cái nhìn đa chiều để
thấy được các mặt phức tạp của cuộc
sống.
+ Vẻ đẹp của con người cũng như
mọi vật đôi khi tiềm ẩn trong cái vẻ
bên ngoài xấu xí.

- Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng
nhân vật( đặt nhân vật trong tình huống
dộc đáo,miêu tả ngoại hình, khắc họa
tính cách nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ
nhân vật sinh động …). Lời văn giản dị,
sâu sắc.
i3.Kết bài: Khẳng định về nhân vật, Đánh
giá về vị trí của nhân vật trong việc thể
hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm

1,0

0,5

0,5

Câu III.b. ( Theo chương trình nâng cao)
Bình giảng về đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:


…“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
…Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương…”
Từ đó anh/chị hãy làm rõ nét nổi bật về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.
Yêu cầu cần đạt

- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách bình
giảng một đoạn thơ trữ tình, kết cấu
chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt,
không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và
lỗi ngữ pháp.

- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể
bình giảng theo nhiều cách khác nhau,
nhưng trên cơ sở hiểu biết chắc chắn về
bài thơ Tiếng hát con tàu. Hs biết phát
hiện và cần làm nổi bật nội dung cảm
xúc trữ tình, những nét đặc sắc về nghệ
thuật từ đó làm rõ phong cách thơ CLV
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả
tác phẩm, đoạn thơ cần bình giảng
- Chế Lan Viên - Nhà thơ lớn của thơ ca
hiện đại VN. Từ nhà thơ lãng mạn
chuyển biến thành nhà thơ cách mạng.
Thơ ông giàu chất suy tưởng, vẻ đẹp trí
tuệ, đậm chất sử thi, hình ảnh tráng lệ
và ngôn từ sức sảo, sáng tạo.
- Tiếng hát con tàu là bài thơ xuất sắc
tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình,
lãng mạn đậm chất triết lí, giàu chất trí
tuệ của CLV. Bài thơ ra đời gắn với sự
kiện ở miền Bắc hưởng ứng phong trào
đi xây dựng kinh tế mới ở miền núi
trong đó có Tây bắc.In trong tập Ánh
sáng và phù sa (1960) . Bài thơ là khúc
ca say mê rạo rực, lãng mạn của một
hồn thơ từ thung lũng đau thương đang
tìm đến cánh đồng vui

Điểm

0,5



- Giới thiệu đoạn trích.
Nội dung bao trùm: hai khổ thơ khái
quát triết lí về cuộc sống được kết tinh
từ những chiêm nghiệm; sự rung cảm và
suy tưởng về tình yêu qua đó thấy sự
gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với
những miền đất đã từng qua, từng sống.
Đoạn thơ hay để lại ấn tượng sâu sắc.
2. Thân bài: Bình giảng đoạn thơ. Hs
bình giảng nhiều cách. Có thể bình
giảng theo từng khổ, cũng có thể bổ dọc
theo ý thơ nhưng cách nào cũng cần làm
nổi bật các ý sau:
Khổ 1: Khát quát, triết lí về cuộc sống
được kết tinh từ những chiêm nghiệm.
- Từ nỗi nhớ con người ( anh du kích,
em liên lạc, người mẹ…đến nhớ về
thiên nhiên TB đẹp, hùng vĩ ( bản sương
giăng, đèo mây phủ…) thấp thoáng ẩn
hiện trong mây ngàn. Nỗi nhớ lưu
luyến, vấn vương trong lòng nhà thơ về
miền đất thủy chung ân tình, từ cảm xúc
và hình ảnh cụ thể đến triết lí khái quát
Tình cảm nhà thơ giản dị nhưng sâu
nặng được rút ra từ sự trải nghiệm thấm
thía của nhà thơ. (Khi ta ở, chỉ là nơi đất
ở. Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn.)
Hai câu thơ như một phát hiện thành

châm ngôn, một triết lí về qui luật tình
cảm không giáo huấn khô khan vì nó
được rút ra từ sự rung động của trái tim,
kết tinh từ sự sống, từ chính tâm hồn tác
giả.
- Hình tượng thơ trong đoạn thơ đã vận
động từ cảm xúc đến suy tưởng. Cảm
xúc kết hợp với suy tư có chiều sâu. Từ
tình cảm nhớ thương mảnh đất con

1,0

0,5


người, tác giả đã nâng cảm xúc lên
thành một suy nghĩ. Đoạn thơ vừa rung
động về cảm xúc nhưng cũng lắng sâu
về suy tư.
Nghệ thuật: lựa chọn từ ngữ đắt, hình
ảnh cụ thể giàu tính tượng trưng, lối liên
tưởng, …
Nét nổi bật về phong cách: triết lí, với
trí tuệ sắc sảo, tự nhiên bình dị mà sâu
sắc
Khổ 2: Sự rung cảm, suy ngẫm về tình
yêu .
- Bốn câu thơ lấp lánh sắc màu rực rỡ
xôn xao của sự sống.Tâm trạng nhà thơ
rung động mơ hồ trong thế giới đầy ắp

tình yêu và căng tràn nhựa sống. Chất
lãng mạn trong thơ ông bao giờ cũng
mang màu sắc triết lí sâu sắc. Bình các
chi tiết : so sánh tình yêu với qui luật
đất-trời: đông về nhớ rét, như cánh kiến
hoa vàng, chim rừng lông trở
biếc…hình ảnh đặc sắc (câu thơ: Tình
yêu làm đất lạ hóa quê hương nâng lên
thành triết lí: ở đâu sống gắn bó ở đó là
quê hương, từ “đã”...)
- Đoạn thơ viết về tình yêu nhưng thực
chất là sự gắn bó với đất nước, nhân
dân. Sự gắn bó bền chặt sâu xa như tình
quê hương bởi chất dính kết tâm hồn và
đất lạ là tình yêu.
- Về nghệ thuật: Bốn câu thơ có vẻ như
bất ngờ chuyển mạch đột ngột. Hình
ảnh cụ thể nhưng giàu tính tượng
trưng(cánh kiến hoa vàng, chim rừng

1,0

0,5


lông trở biếc….) mới lạ, giàu sức gợi,
so sánh kép, hình ảnh cảm động…
Nét phong cách nổi bật là kết hợp hài
hòa nhuần nhị giữa chất trữ tình bay
bổng với triết lí sâu sắc thâm thúy, giàu

chất trí tuệ suy tưởng (HS có thể mở
rộng nâng cao so sánh với các nhà thơ
khác)
Khái quát chung:
- Mạch thơ đi từ xúc động thiêng liêng
chân thành đến khái quát triết luận.
Điểm lắng đọng nhất của bài thơ là ở
hai khổ thơ tiêu biểu nói về nỗi nhớ, về
tình yêu qua đó thấy được sự gắn bó
máu thịt của nhà thơ đối với những
miền đất đã từng qua, từng sống; từ đó
phát biểu những khái quát triết lí về mối
quan hệ ân nghĩa giữa chúng ta với mọi
vùng đất nước.
- Vẻ đẹp của đoạn thơ cùng với cả bài
thơ là vẻ đẹp của chất trữ tình-triết luận
mang đậm phong cách thơ trí tuệ Chế
Lan Viên.
III – Kết luận
- Đoạn thơ hay tiêu biểu cho bài thơ.
Với sự thànhcông về nghệ thuật tác giả
dã làm nổi bật nội dung tư tưởng. Đoạn
thơ mang vẻ đẹp vừa trí tuệ, vừa tình
cảm, có khả năng đi sâu vào tâm hồn
người đọc góp nên sự thành công cho
bài thơ.
- Tiếng hát con tàu là thành công nổi
trội nhất của CLV. Bài thơ mang vẻ đẹp
riêng, mang đậm phong cách CLV: kết
hợp hài hòa giữa cảm xúc và suy tư,


1,0

0,5


giữa tình cảm và trí tuệ. Tiếng hát con
tàu ghi dấu mốc quan trọng trong đời
thơ CLV - một hồn thơ thanh khiết sáng
ngời trong cuộc trở về với nhân dân, đất
nước.



×