Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường tiểu học cổ loa huyện đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.13 KB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Một trong những nhân tố cấu thành lên nhân cách con người, đó là tình
cảm. Tình cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nhận thức của
học sinh tiểu học. Bước vào bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được làm quen
với các hoạt động học tập, đây là bước ngoặt trong đời sống của trẻ. Từ lứa
tuổi này, các em được gia nhập cuộc sống nhà trường, đưa đến cho các em
những gì chưa hề có. Dưới sự chỉ bảo của người thầy, các em tự làm ra các
sản phẩm giáo dục. Từ đó, các em cảm nhận được niềm vui trong học tập,
hứng thú với các môn học. Như vậy, biểu hiện tình cảm của học sinh ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức. Bên cạnh đó, những biểu hiện tình cảm
có liên quan mật thiết đến các hành vi đạo đức, khi con người thực hiện được
các hành vi đạo đức thì thường xuyên xuất hiện sự rung cảm của cá nhân. Sự
rung cảm ấy (tích cực hoặc tiêu cực) là tình cảm đạo đức. Do đó, giáo dục đạo
đức cho con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng không chỉ cung
cấp cho họ tri thức đạo đức mà còn mang đến cho họ những tình cảm thể hiện
sự yêu quý, sự yêu thương, sự thích thú…
Tình cảm có vai trò vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi học sinh tiểu
học. Tình cảm là khâu trọng yếu gắn liền giữa nhận thức với hành động của
trẻ. Hay nói cách khác, tình cảm, nhận thức và đạo đức có mối quan hệ mật
thiết với nhau, không tách rời. Do đó, trong quá trình giáo dục, nhà trường
phải có phương pháp phù hợp tác động trực tiếp vào các mặt: nhận thức, tình
cảm, hành động để tình cảm của học sinh tiểu học được phát triển đúng
hướng.
Chính vì những lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu biểu hiện
tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà


Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nội” để thấy được những biểu hiện tình cảm, những nguyên nhân dẫn đến
tình cảm đó. Từ đó, đưa ra một số biện pháp tác động nhằm hình thành và
phát triển tình cảm tốt cho học sinh.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thực tế đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề tình cảm và đề
cập đến các khía cạnh khác nhau của tình cảm.
Như trong cuốn: “Tâm lí học đại cương” của PGS. Nguyễn Quang Uẩn
(chủ biên) khi nghiên cứu về nhân cách con người cũng đã đề cập về tình cảm
nhưng tác giả chỉ nghiên cứu về tình cảm một cách chung chung. Tác giả Bùi
Văn Huệ cũng đã đề cập đến tình cảm của học sinh tiểu học trong cuốn: “Giáo
trình Tâm lí học tiểu học”. Ngoài ra, trong cuốn : “Tâm lí học lứa tuổi và Tâm
lí học Sư phạm” của các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn
Thành cũng đã đề cập khái quát về tình cảm của lứa tuổi học sinh tiểu học (610 tuổi). Nhưng đó chỉ mang tính chất khái quát cho tất cả các lứa tuổi của
học sinh tiểu học.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều anh, chị của Khoa Giáo dục
Tiểu học như: anh Phan Duy Hưng và anh Trần Mạnh Cường K27, chị Đinh
Thị Huyền K29 đã nghiên cứu về biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học.
Tuy nhiên, với đối tượng học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông
Anh Hà Nội thì chưa có ai nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa
huyện Đông Anh Hà Nội” để khai thác và tìm hiểu những biểu hiện tình cảm

của các em.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu quá trình biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

pháp nhằm cao tình cảm cho học sinh, đưa ra một số thử nghiệm tác động
nhằm tạo tình cảm tốt cho học sinh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu: 96 học sinh lớp 4A và lớp 4G trường Tiểu học
Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội.
5. Mức độ, giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Mức độ nghiên cứu: Tìm hiểu biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu
học.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Những biểu hiện tình cảm của học sinh
lớp 4A và lớp 4G trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội.
6. Giả thiết khoa học
Biểu hiện tình cảm của các khách thể nghiên cứu thể hiện ở mức độ
trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện tình cảm của các em,
trong đó nhận thức của học sinh là yếu tố đặc biệt quan trọng. Bằng một số

biện pháp tác động làm thay đổi nhận thức thì biểu hiện tình cảm của các em
có thể sẽ được nâng cao.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tình cảm nói chung- tình cảm của học sinh lớp 4 nói
riêng.
- Nghiên cứu thực trạng tình cảm của học sinh tiểu học; những nguyên
nhân, yếu tố dẫn đến thực trạng trên.
- Đưa ra một số thử nghiệm tác động nhằm hình thành, phát triển tình
cảm tốt cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đề tài góp phần tìm hiểu biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội và đề xuất một số thử nghiệm tác
động để hình thành và phát triển cho học sinh những tình cảm đối với các sự
vật trong tự nhiên, với những người thân trong gia đình, với các thầy cô giáo
và đối với bạn bè. Nhờ đó giúp học sinh học tập tốt, nâng cao chất lượng học
tập, góp phần hình thành và phát triển nhân cách.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
-


Tìm hiểu các vấn đề lí luận về tình cảm

-

Tìm hiểu các vấn đề lí luận về tình cảm của học sinh tiểu học.

9.2 Phương pháp quan sát
Quan sát trong giờ học, trong giờ ra chơi, ở nhà nhằm tìm hiểu sự biểu
hiện tình cảm của học sinh đối với các sự vật trong tự nhiên, với các thầy cô
giáo, với người thân trong gia đình và đối với bạn bè.
9.3 Phương pháp thực nghiệm phát hiện
Soạn các bài tập để đo thực trạng biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu
học.
9.4 Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
Trò chuyện với một nhóm học sinh của lớp 4A và lớp 4G nhằm tìm
hiểu sự biểu hiện tình cảm của học sinh đối với các sự vật trong tự nhiên, với
các thầy cô giáo, với người thân trong gia đình và đối với bạn bè.
9.5 Phương pháp thử nghiệm tác động
Đưa ra một số thử nghiệm tác động đến biểu hiện tình cảm của học
sinh lớp 4 như: các bài tập, các tình huống… nhằm tìm hiểu mức độ biểu hiện
tình cảm của các em.

9.6 Phương pháp xử lí số liệu

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh, đối chiếu, rút ra kết luận.
10. Cấu trúc công trình nghiên cứu
Phần mở đầu
1.

Lí do chọn đề tài

2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

3.

Mục đích nghiên cứu đề tài

4.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.

Mức độ, giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.

Giả thiết khoa học


7.

Nhiệm vụ nghiên cứu

8.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9.

Phương pháp nghiên cứu

10.

Cấu trúc công trình nghiên cứu

Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm về tình cảm
1.2. Những đặc trưng của tình cảm
1.3. Các quy luật của đời sống tình cảm
1.4. Vai trò của tình cảm
1.5. Sự biểu hiện của tình cảm
Chương 2: Thực trạng biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội
2.1. Thực trạng biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học
Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội
2.2. Nguyên nhân biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu
học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội


Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.3. Vai trò của tình cảm đối với quá trình nhận thức của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội
Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm tạo tình cảm tốt cho học
sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội
3.1. Mục tiêu thử nghiệm
3.2. Nội dung thử nghiêm
3.3. Kết quả của quá trình thử nghiệm
Phần kết luận và kiến nghị
1.

Kết luận

2.

Kiến nghị

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái niệm về tình cảm
Nhân cách bao gồm nhiều phẩm chất tâm lí và thuộc tính tâm lí đặc
trưng của con người. Tình cảm là một phẩm chất tâm lí cơ bản của nhân cách.
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những
sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ.
1.2. Những đặc trưng của tình cảm
1.2.1. Tính nhận thức
Khi có tình cảm nào đó, con người phải nhận thức được đối tượng,
nguyên nhân gây nên tình cảm và những biểu hiện tình cảm của mình. Ba yếu
tố: nhận thức, rung động và thể hiện cảm xúc tạo nên tình cảm. Những
nguyên nhân gây nên tình cảm luôn được chủ thể nhận thức rõ ràng. Nó làm
cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định. Con người luôn có thể biểu
đạt tình cảm của mình dưới dạng ngôn ngữ, bằng các từ ngữ thích hợp. Tình
cảm gắn liền với bộ phận cao nhất của não và mọi tình cảm đều được nối với
hệ thống tín hiệu thứ hai, chúng được phát triển và khắc sâu trong nhận thức
của con người.
1.2.2. Tính xã hội
Tình cảm thực hiện chức năng tỏ thái độ của con người, tình cảm mang
tính xã hội chứ không phải là những phản ứng tâm lí xã hội đơn thuần. Chỉ có
con người mới có tình cảm, nó mang tính xã hội và thực hiện chức năng xã
hội. Tình cảm nghĩa vụ, tình cộng đồng, tình yêu nước, lòng yêu cái đẹp, yêu
sự thật… được nảy sinh trong quá trình con người cải tạo tự nhiên bằng lao
động xã hội và trong giao tiếp của con người với nhau như là thành viên của
một cộng đồng nhất định. Chỉ có trong tình cảm con người thì cảm xúc mới


Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

có được phẩm chất đặc biệt, làm cho chúng khác với xúc cảm tương tự ở con
vật.
1.2.3. Tính khái quát
Tình cảm có được là do tổng hoá, động hình hoá, khái quát hoá những
xúc cảm đồng loại. Đây là một trong những chỉ số khiến cho tình cảm được
xếp ở mức độ cao hơn so với xúc cảm trong sự phát triển của hình thức phản
ánh xúc cảm đối với hiện thực. Tính khái quát của tình cảm biểu hiện rõ ở
chỗ, tình cảm là thái độ của con người đối với cả một loại (hay một phạm trù)
các sự vật, hiện tượng chứ không phải từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ (xúc
cảm) hay với từng thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng.
1.2.4. Tính ổn định
Tình cảm là một thuộc tính tâm lí, là những kết cấu tâm lí ổn định, tiềm
tàng của nhân cách, khó hình thành, khó mất đi. Tình cảm có tính chất tình
huống và là thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng nhất của nhân cách
con người. Do tình cảm có tính ổn định nên nếu biết những đặc điểm về tình
cảm của một người nào đó, thì ta có thể phán đoán được cái chính yếu trong
nhân cách của họ.
1.2.5. Tính chân thực
Chính vì tình cảm mang tính ổn định nên nó cũng mang tính chân thực.
Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm và thái độ ngay cả khi con người cố che

giấu nó bằng những “động tác giả” nguỵ trang. K.Đ.Usinxki đã viết: “Trong ý
nghĩ của mình chúng ta có thể lừa dối chúng ta nhưng những tình cảm của
chúng ta lại nói với chúng ta rằng chúng ta là người như thế này, chứ không
phải là người chúng ta muốn, rằng sự thật chúng ta là như thế này”.
1.2.6. Tính hai mặt (đối cực)
Tính đối cực gắn liền với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu,
tình cảm mang tính đối cực: dương tính- âm tính (yêu- ghét, vui- buồn…)

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3. Các quy luật của đời sống tình cảm
Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú và đa dạng. Tâm
lý học đã phát hiện một loạt quy luật vận hành của đời sống tình cảm của con
người. Những quy luật này được vận dụng vào việc giải thích những sự kiện
phức tạp trong đời sống con người. Đồng thời, các quy luật này cũng được sử
dụng vào việc điều khiển và tự điều khiển đời sống tình cảm của con người.
Quy luật “lây lan”
Xúc cảm tình cảm có thể truyền lây từ người này sang người khác. "Con
người sống trong xã hội, trong các mối quan hệ người - người. Vì vậy, cảm
xúc, tình cảm của người này có thể "lây" sang người khác. Trong đời sống
hằng ngày ta thường thấy hiện tượng "vui lây" "buồn lây", "thông cảm",
"đồng cảm"... Nền tảng của quy luật là tính xã hội trong tình cảm của con
người. Tuy nhiên, việc "lây lan" tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác

không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm".
Người ta thường nói "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" nhưng mấy ai nhìn thấy
được gỗ, cái nước sơn hào nhoáng, bóng bẩy bên ngoài bao giờ cũng đập vào
mắt con người đầu tiên và ai ai cũng đều ưa nhìn. Còn gỗ ư! Có mấy ai biết
được gỗ thế nào, dù có tốt thì cũng xếp hàng thứ ...yếu của sự lựa chọn thôi.
Quy luật “thích ứng” (chai dạn)
Tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên sự thích ứng. Đây là quy luật
thích ứng của cảm giác: Là khái niệm thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho
phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích.
Cảm giác hoàn toàn mất đi khi có sự kích thích kéo dài với cường độ
không đổi.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

VD: người sống ở gần sân bay chẳng hạn, thời gian đầu họ rất khó chịu bởi
tiếng ồn nhưng sau đó qua một khoảng thời gian nếu như cường độ tiếng ồn
vẫn vậy thì họ sẽ thích nghi với tiếng ồn đó.
Quy luật “tương phản” (hay cảm ứng)
Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc suy
yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác
xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó, là biểu hiện của quy luật “cảm ứng”
trong tình cảm.
VD: “ôn cố tri tân”, “ôn nghèo kể khổ”

Quy luật “di chuyển” tình cảm
Tình cảm thể hiện quá “linh động” có khi ta không kịp làm chủ tình cảm
dẫn đến hiện tượng “di chuyển” tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng
khác có liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó.
VD: giận cá chém thớt, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng
Quy luật “pha trộn” tình cảm
Trong đời sống tình cảm của con người cụ thể, nhiều khi 2 tình cảm đối
cực nhau có thể xảy ra cùng một lúc, nhưng không loại trừ nhau chúng “pha
trộn” vào nhau.
VD: “Giận mà thương, thương mà giận”, sự ghen tuông trong tình cảm
Quy luật về sự hình thành tình cảm
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình
tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa những xúc cảm cùng loại. Xúc
cảm có trước, tình cảm có sau, tình cảm khi đã được hình thành thì biểu hiện
ở những xúc cảm, lúc này xúc cảm có nội dung và mức độ như thế nào phụ
thuộc vào tình cảm.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

* Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ... Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện

cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy
so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất
nhiều.
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện
các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học... Khi đó cần phát hiện
và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không
làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà
giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi
từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng
cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập
vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu
dân cư...
1.4. Vai trò của tình cảm
Trong tâm lí học, người ta xem tình cảm là mặt tập trung nhất, đậm nét
nhất của nhân cách con người. Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích
thích con người tìm tòi chân lí, ngược lại nhận thức là cơ sở, là cái “lí” của
tình cảm. Tình cảm nảy sinh và biểu tượng trong hoạt động, đồng thời là động
lực thúc đẩy con người hoạt động.
Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của nhân
cách. Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách, tình

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

cảm là mặt nhân lõi, là điều kiện và động lực để hình thành năng lực, là yếu tố
có quan hệ qua lại với khí chất con người.
1.5. Sự biểu hiện của tình cảm
Sự biểu hiện ra ngoài xúc cảm, tình cảm là một vấn đề cần phải làm
sáng tỏ cả về mặt sinh lí học lẫn tâm lí học. Tính chất phức tạp của vấn đề là ở
chỗ: Tình cảm sâu sắc và quan trọng hơn trong đời sống của cá nhân lại
thường ít biểu hiện rõ ràng hơn so với những tình cảm tương đối đơn giản và
ít quan trọng. Khi những thể nghiệm xúc cảm có liên quan chặt chẽ với hệ
thống tín hiệu thứ hai thì những hình thức biểu hiện cổ sơ của xúc cảm bị ức
chế ở một mức độ khá lớn; lại có khi xúc cảm chỉ được biểu hiện bằng những
phản ứng không chủ định, có tính chất thói quen sơ đẳng thì những tác động
biểu hiện ấy mang tính chất trực tiếp và đơn nghĩa nhiều hơn. Ấy là chưa kể
trường hợp con người dùng “động tác giả” một cách ý thức để che giấu tình
cảm thực của mình.
* Sự biểu hiện của xúc cảm, tình cảm bao gồm các hình thức sau:
- Những động tác biểu hiện ra bên ngoài: nét mặt, điệu bộ, ngôn ngữ…
- Những thể hiện đa dạng của thân thể, nghĩa là những biến đổi đa
dạng trong hoạt động và trong trạng thái của các nội quan (trong đa số trường
hợp, những biến đổi này đều kéo theo những biến đổi thấy được rõ ràng trong
diện mạo của người đang có xúc cảm)
- Những biến đổi sâu hơn, mang tính chất thể dịch nghĩa là những biến
đổi trong thành phần hoá học của máu và các dịch khác trong cơ thể cũng như
những biến đổi của trao đổi chất.
Tất cả những biểu hiện trên tạo thành biểu hiện của tình cảm. Nhờ đó
mà con người có thể truyền đạt, trao đổi cho nhau những tâm tư, tình cảm của
mình, có khi cả một tập thể.


Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

* Sự biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học
Bước vào bậc tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với các hoạt
động học- một hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học. Các em được tiếp xúc
với môi trường hoàn toàn mới, bắt đầu đến với những phương pháp của nền
văn minh để tiếp thu những cái mới chưa hề có trước đây. Đây được coi như
là một bước ngoặt đánh dấu một sự chuyển biến rất quan trọng trong đời sống
tình cảm của các em. Dưới sự giáo dục của nhà trường, các em đươc trang bị
những kiến thức mới. Hơn nữa, nhận thức của các em về các sự vật, hiện
tượng cũng có sự thay đổi. Những mối quan hệ bạn bè, thầy cô và những
người thân trong gia đình đã tạo cho các em có sự biểu hiện tình cảm cũng có
nhiều thay đổi so với trước đây. Những tình cảm đó đươc hình thành và phát
triển qua quá trình học tập và giao tiếp ở các lớp của bậc Tiểu học.
- Sự biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học đối với các sự vật
trong tự nhiên
Những sự vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm những
vật nuôi trong gia đình, cây cối, động vật, phong cảnh thiên nhiên... Đây đều
là những sự vật cụ thể và rất gần gũi với cuộc sống của các em. Đối với học
sinh tiểu học, sự biểu hiện tình cảm đối với những sự vật trong tự nhiên được
bộc lộ một cách chân thực và hầu hết các em đều yêu quý chúng.
Các em yêu quý những con vật nuôi trong gia đình vì chúng là những
con vật rất đáng yêu và dễ thương, gần gũi đối với các em, các em coi chúng

như những người bạn thân thiết và các em dành cho chúng một tình yêu
thương đặc biệt. Sự biểu hiện đó được bộc lộ qua những cử chỉ, qua cách đối
xử, qua những lời dỗ dành hay qua cách xưng hô (chị, em, bạn...) đối với con
vật. Hơn nữa qua các bài học hay trên vô tuyến hay những bài học mà các em
đã được học giúp các em mở rộng được tầm hiểu biết của mình về thế giới
loài vật, về những loài mà các em yêu quý.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đối với cây cối và phong cảnh thiên nhiên, các em cũng rất yêu quý
chúng. Qua các bài học mà cô giáo đã dạy, những sự vật được nhân hóa, giúp
các em hiểu về những tâm tư, tình cảm của thế giới động thực vật. Đặc biệt,
qua những câu chuyện kể, qua những bài tập đọc mà các em đã được học thì
các em cảm nhận được rằng những sự vật đó vô cùng đáng yêu. Vì vậy, mà
các em đã dành tình cảm đặc biệt cho chúng, nâng niu, trò chuyện và dỗ dành
chúng một cách ngây thơ và hồn nhiên. Ở lứa tuổi này, các em thường được
bố mẹ mua nhiều đồ chơi hình các con vật rất dễ thương và đáng yêu hoặc các
em thường được bố mẹ cho đi tham quan các khu vườn bách thú. Ở đây các
em được tận mắt trông thấy những con vật rất ngộ nghĩnh và đáng yêu...
Ngoài ra, các em thường được chơi với những đồ chơi có hình các con vật
một cách say sưa mà không hề biết chán, điều này giúp các em gắn bó với các
loài vật hơn.
Dưới con mắt của các em, những sự vật đó cũng có những biểu hiện

tình cảm như con người. Vì vậy, các em luôn yêu quý, gần gũi chúng như
những người bạn thân thiết nhất.
- Sự biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học đối với người thân
trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh (chị) em)
+ Đối với ông bà: Ông bà luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và lo
lắng tận tình cho các em. Các em đặc biệt yêu quý ông bà vì ông bà hay kể
cho các em nghe những câu chuyện cổ tích vô cùng li kì và hấp dẫn hay
những câu hát ru êm đềm và da diết để ru các em ngủ. Chính vì sự yêu thương
mà ông bà dành cho các em nên các em thường quấn quýt bên ông bà nhiều
hơn là bố mẹ, anh chị. Cũng có đôi khi các em bị bố mẹ mắng thì chính ông
bà luôn là người bênh vực và dỗ dành các em. Chính vì vậy, mà các em rất
yêu quý và tôn trọng ông bà của mình.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Đối với cha mẹ thì các em cũng có những tình cảm đặc biệt bởi bố
mẹ là người đã sinh thành ra các em, bố mẹ là người có công nuôi dưỡng
chăm sóc và dạy dỗ các em nên người. Trong gia đình quan hệ cha mẹ- con
cái là quan hệ tác động qua lại mang tính chất xã hội đầu tiên trong cuộc đời
của trẻ. Đặc biệt, sự chăm sóc tận tình của người mẹ đã tác động rất lớn đến
đời sống tình cảm của các em. Chính vì vậy, tình cảm mà các em dành cho bố
mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý. Mẹ là người sinh các em, nuôi dưỡng
các em nên người nên với các em, người mẹ là tất cả, không có gì thay đổi

được tình cảm của các em đối với người mẹ. Có những vui, buồn trong cuộc
sống, trong học tập các em đều muốn chia sẻ với mẹ bởi vì mẹ là người hiểu
các em, yêu thương và gần gũi các em nhiều nhất. Bên cạnh đó, các em cũng
rất yêu quý bố của mình. Người bố cũng quan tâm, chăm sóc và yêu thương
các em hết mực.
+ Anh (chị) em là những người không thể thiếu đối với các em vì anh
(chị) là người giúp đỡ các em học tập và chơi cùng các em hằng ngày. Tình
cảm mà các em dành cho anh (chị) của mình cũng rất sâu nặng. Ở nhà, anh
(chị) là những người bạn thực sự thân thiết mà các em luôn muốn chơi cùng.
Như vậy, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tình cảm mà các em dành cho
những người thân trong gia đình là vô cùng cao quý và sâu nặng. Các em đã
biết và hiểu được đó là người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc và
bảo ban các em nên người.
- Sự biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học với thầy cô giáo
Khi bắt đầu đi học, các em được thiết lập các mối quan hệ như quan hệ
với các bạn trong lớp, quan hệ với các thầy cô giáo. Các thầy cô giáo ở Tiểu
học là những có uy tín rất lớn đối với trẻ. Tiến sĩ Nguyễn Kế Hào đã khẳng
định: "Thầy giáo Tiểu học là một ông thầy tổng thể, người đại diện toàn
quyền của văn minh nhà trường đem đến cho trẻ". Học sinh coi những thầy cô

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

giáo tiểu học là thần tượng của mình. Thầy cô giáo không chỉ là những người

dạy dỗ các em, giúp các em có được những bước đi đầu đời vững chắc mà
còn dành cho các em những tình cảm yêu thương đặc biệt, vì vậy các em luôn
kính trọng và yêu quý các thầy cô giáo của mình. Từ đó, toàn bộ niềm tin,
hành động, cử chỉ của các thầy cô giáo luôn được coi là những mẫu mực cho
những hành vi của hoc sinh. Hơn nữa, qua các bài học đạo đức, các em có
những thái độ ứng xử phù hợp trong mối quan hệ với thầy cô giáo của mình.
Các em tin tưởng tuyệt đối vào những cử chỉ, tác phong của người thầy. Đối
với cha mẹ của mình nhiều khi các em còn chưa nghe nhưng đối với thầy cô
giáo các em lại tin tưởng tuyệt đối, ngoan ngoãn nghe theo lời thầy cô vì các
em nghĩ lời thầy cô nói là đúng.
Như vậy, tình cảm của các em đối với thầy cô giáo cũng rất đặc biệt.
Điều đó tạo cho các em một sự yêu quý, kính trọng và khâm phục đối với các
thầy cô giáo của mình.
- Sự biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học với bạn bè
Khi được cắp sách đến trường, các em là thành viên của một tập thể
lớp, vì vậy, mối quan hệ ban bè của các em cũng trở nên phong phú. Tất cả
các vấn đề liên quan đến tình bạn bắt đầu nảy nở, ở các em xuất hiện nhu cầu
chia sẻ, vui chơi cùng nhau. Ở lứa tuổi các em nhu cầu giao lưu với bạn bè
giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của các em, các em rất thích
được chơi cùng với các bạn cùng tuổi, đặc biệt là những bạn cùng lớp hoặc
cùng xóm. Trong một lớp, các em thường chơi theo một nhóm bạn vì tính
cách hợp nhau hay các bạn có sự quan tâm đến mình. Ở nhà thì các em
thường chơi với các ban gần nhà vì các em được gắn bó với nhau qua những
trò chơi quen thuộc hoặc cùng nhau học bài, cùng nhau đến trường...nhưng
khi có chuyện buồn vì các bạn không chơi với mình hay các bạn trêu mình thì
các em thường hay khóc lóc hoặc mách với thầy cô hoặc bố mẹ.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, do nhận thức còn hạn chế và sự nhìn nhận
các mối quan hệ còn hẹp nên các em chưa có những tiêu chuẩn khái quát về
tình bạn. Tuy nhiên, những lời khen, chê của các bạn có tác động rất lớn đến
tâm lí của các em. Nhờ những tình cảm mà các em dành cho bạn bè giúp các
em hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Như vậy, đối với học sinh tiểu học, sự biểu hiện tình cảm rất phong phú
nhưng cũng rất chân thực. Nếu tình cảm được phát triển đúng hướng sẽ tạo
điều kiện cho việc hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện toàn diện
của học sinh tiểu học.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN TÌNH CẢM
CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ LOA
HUYỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI

2.1. Thực trạng biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học

Cổ Loa huyện Đông Anh Hà Nội
2.1.1. Biểu hiện tình cảm đối với các sự vật trong tự nhiên
Để tìm hiểu biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ
Loa huyện Đông Anh Hà Nội đối với các sự vật trong tự nhiên, tôi đã điều tra
bằng cách trò chuyện với học sinh, nghiên cứu sản phẩm của học sinh và đưa
ra một số tình huống để các em lựa chọn câu trả lời.
- Trò chuyện với một nhóm học sinh lớp 4A và lớp 4G, tôi thấy rằng
các em rất yêu quý các sự vật trong tự nhiên, các em thường ngồi kể cho nhau
nghe những con vật mà nhà mình nuôi và những việc làm mà các em đã chăm
sóc chúng. Như em Nguyễn Xuân Hiếu kể rằng: “Nhà em có nuôi một con
mèo rất đẹp, nó có bộ lông màu đen tuyền và óng mượt trông rất thích mắt.
Em đặt tên cho nó là Miu Xinh. Hằng ngày, em thường cho Miu Xinh ăn, nó
ăn rất khoẻ và cũng rất nhanh lớn. Em rất yêu Miu Xinh”. Các con vật gắn bó
với các em trong đời sống hàng ngày như những người bạn thân thiết, không
chỉ dành tình cảm cho những con vật mà các em còn thể hiện tình cảm của
mình với các loài cây và phong cảnh thiên nhiên. Các em rất thích đươc bố
mẹ cho đi chơi vào cuối tuần để đươc ngắm cảnh, tham quan những địa danh
kì thú. Tình cảm của các em đươc bộc lộ rất tự nhiên, thậm chí các em còn reo
hò rất to khi được tổ chức đi tham quan, học tập ngoại khoá. Tình cảm của
các em với các sự vật đươc thể hiện rất rõ qua các bài văn miêu tả con vật,
miêu tả cây cối bằng những từ ngữ hàm xúc, sinh động và rất trong sáng. Sự
yêu mến đối với cây cối của em Nguyễn Thị Hạnh được thể hiện rõ trong bài

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

văn miêu tả về cây bàng ở sân trường hay bài văn miêu tả về con gà trống của
em Hoàng Gia Hiếu. Như vậy, ta thấy sự vật trong tự nhiên đều rất cụ thể nên
đã tác động nhiều đến xúc cảm, tình cảm của các em.
- Đưa ra một số tình huống để các em lựa chọn câu trả lời (điều tra tại
lớp 4A: 48 học sinh, lớp 4G: 48 học sinh, tổng số 96 học sinh).
Bảng 1: Biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học đối với sự vật
trong tự nhiên

Tình huống

Phương án

Kết quả
SL

%

10

10,4%

1

1,04%

70

73%


15

15,6%

10

10,4%

80

83,3%

6

6,25%

a. Em mặc kệ các bạn, không quan
1. Khi đi trên đường, tâm đến chuyện đó.
Nam thấy một số bạn b. Em cũng làm như các bạn.
nhỏ ăn quà xong rồi vứt
rác bừa bãi ra đường.
Lúc đó, nếu là Nam, em
sẽ làm gì?

c. Em sẽ khuyên các bạn không
được làm như vậy.
d. Em mách với người lớn để xử lí
hành vi của các bạn.
a. Mặc kệ bạn, mình không liên


2. Cả lớp đang học thể quan.
dục ngoài sân trường, b. Em khuyên bạn không đươc làm
bạn Bình đột nhiên nhổ vậy và trồng lại cây bàng.
cây bàng ở góc sân.Lúc
đó, em sẽ làm gì?

Nguyễn Thị Liên

c. Báo ngay với thầy (cô) giáo hoặc
với người lớn tuổi.

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Qua bảng kết quả điều tra ta thấy:
Tình huống 1:
Có 10 học sinh chiếm 10,4% có hành động mặc kệ các bạn, không quan
tâm đến chuyện đó vì các em cho rằng việc đó không ảnh hưởng đến mình.
Các em nghĩ rằng, việc các bạn vứt rác bừa bãi là việc của các bạn, mình
không vứt thì mình không có trách nhiệm gì cả, hơn nữa các em nghĩ rằng
mình còn bé nên những việc này các em không giải quyết được, phải để người
lớn giải quyết. Vì vậy, khi không đồng tình với hành động của các bạn một số
em đã chọn phương án mách với người lớn để xử lí hành vi của các bạn với số
lượng là 15 em chiếm 15,6%. Có 70 em chọn phương án khuyên các bạn
không được làm như vậy chiếm 73%. Có nhiều em chọn phương án này nhất,

chứng tỏ các em đã có ý thức bảo vệ môi trường, phê phán những hành vi làm
ô nhiễm môi trường. Khi được hỏi vì sao các em lại chọn cách xử lí như vậy
thì các em trả lời rằng: "Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, bảo vệ môi
trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta". Câu trả lời này không chỉ bộc
lộ rõ tình cảm mà còn bộc lộ được ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của
các em. Chỉ có 1 em chiếm 1,04% có hành động làm như các bạn. Hành động
này xuất phát từ thói quen của các em.
Tình huống 2:
Có 10 học sinh chiếm 10,4% sẽ không làm gì trước việc làm của bạn
Bình. Các em chọn phương án này vì các em cho rằng việc bạn Bình nhổ cây
bàng chẳng có liên quan đến mình khi các em đang học thể dục. Hơn nữa, các
em nghĩ mình còn bé nên không thể giải quyết được việc này, chỉ có người
lớn mới giải quyết được.
Có 80 học sinh chiếm 83,3% sẽ hỏi khuyên bạn không nên làm vậy và
khuyên bạn trồng lại cây. Rất nhiều em đã chọn phương án này vì các em cho
rằng cây bàng đem lại bóng mát và làm đẹp sân trường. Như vậy, các em đã

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

hiểu được tác dụng của cây và đã có ý thức cho cây, việc làm của bạn Bình
không những phá hoại cảnh quan môi trường mà còn có hành động không
đúng. Một đặc trưng của học sinh tiểu học là hay mách cô giáo hay người lớn
dù là những chuyện rất nhỏ vì các em tin tưởng một cách tuyệt đối vào cách

xử lí của thầy cô hoặc người lớn. Vì vậy, khi không đồng ý với việc làm nhổ
cây của bạn Bình đã có 6 bạn chiếm 6,25% sẽ báo với thầy cô hoặc người lớn
để có biện pháp xử lí bạn.
Qua những việc làm trên cho thấy: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ
Loa huyện Đông Anh Hà Nội đã thể hiện rõ tình cảm của mình với các sự vật
trong tự nhiên bằng các hành động cụ thể, chân thực. Hầu hết, các em đều biết
yêu quý và biết bảo vệ những sự vật trong tự nhiên, đó là những tình cảm tốt
tạo điều kiện để giáo dục và hướng cho các em những tình cảm đẹp.
2.1.2. Biểu hiện tình cảm đối với người thân trong gia đình
Để tìm hiểu biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ
Loa huyện Đông Anh Hà Nội, tôi đã đưa ra câu hỏi để thu được các câu trả lời
của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã
làm để thể hiện tình cảm của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh (chị) em trong
gia đình?
Tổng kết tất cả các ý kiến của các em, tôi đã thu được kết quả như sau:
Đối với ông bà:
- Có 15 em chiếm 15,6% lấy thuốc cho ông bà uống khi ông bà bị ốm.
- Có 32 em chiếm 33,3% đấm lưng cho ông khi ông bị đau lưng.
- Có 7 em chiếm 7,3% nấu cháo cho ông ăn khi ông bị ốm.
- Có 42 em chiếm 44% về quê chơi cùng ông bà để ông bà đỡ buồn.
Qua các câu trả lời trên của học sinh, tôi thấy rằng các em đã dành cho
ông bà những tình cảm yêu thương đặc biệt. Những tình cảm đó được thể hiện

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

ở nhiều việc làm khác nhau như: đấm lưng cho ông bà khi ông bà bị đau lưng,
nấu cháo, lấy thuốc cho ông bà, về quê chơi với ông bà để ông bà đỡ buồn…
Những việc làm tuy khác nhau nhưng nó đều thể hiện tình yêu thương dành
cho ông bà, thể hiện được sự kính trọng, hiếu thảo của các em đối với ông bà.
Các em đã nhận thức được rằng, ông bà là người đã trải qua nhiều vất vả
trong cuộc sống để chăm lo cho con, cháu của mình. Vì vậy, chúng ta phải
thường xuyên chăm sóc, hỏi thăm, phụng dưỡng ông bà. Làm như vậy không
chỉ làm ông bà vui lòng còn bộc lộ được tình cảm của các em đối với ông bà.
Đối với cha mẹ:
- Có 20 em chiếm 21% giúp bố mẹ làm những công việc nhà khi bố
mẹ vắng nhà.
- Có 46 em chiếm 48% nghe theo lời bố mẹ.
- Có 30 em chiếm 31,3% chăm chỉ học tập để bố mẹ vui lòng.
Bên cạnh những tình cảm mà các em dành cho ông bà thì các em cũng
dành cho bố mẹ của mình những tình cảm hết sức đặc biệt, đó là thứ tình cảm
vô cùng thiêng liêng. Đó chính là những hành động như: giúp đỡ bố mẹ
những công việc phù hợp, vừa sức với lứa tuổi, chăm chỉ học tập để làm bố
mẹ vui lòng, đa số các em thể hiện tình cảm của mình bằng việc làm nghe
theo lời bố mẹ… Tất cả những việc làm trên đều thể hiện được sự biết ơn với
công lao chăm sóc, dạy dỗ của đấng sinh thành và nó cũng là những cử chỉ,
hành động rất đáng quý biểu hiện cho một nhân cách đẹp. Với sự tận tình của
bố mẹ, những vất vả mà bố mẹ phải trải qua để nuôi dưỡng chúng ta nên
người thì những tình cảm thiêng liêng, cao quý mà các em dành cho bố mẹ
của mình là một điều tất yếu. Những việc làm của các em hầu hết đều mang
tính tự giác, xuất phát từ ý thức của bản thân. Như vậy, ý thức của các em
đang được hình thành và phát triển, các em biết tự giác học tập, biết tự giác
giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà phù hợp. Lứa tuổi của các em tuy còn


Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhỏ nhưng sự tự giác đó khiến chúng ta phải khâm phục. Điều đó cho thấy,
những biểu hiện tình cảm của các em đối với cha mẹ đã thể hiện được sự hiếu
thảo của một người con ngoan.
Đối với anh (chị) em:
- Có 25 em chiếm 26% chơi cùng với em nhỏ, nhường nhịn em.
- Có 11 em chiếm 11,5% có việc làm chăm sóc anh(chị) em những lúc
ốm đau, có hành động an ủi anh(chị) em những lúc buồn.
- Có 36 em chiếm 38% biết dỗ dành khi em khóc và cho các em chơi
cùng.
- Có 24 em chiếm 25% chơi cùng em và chăm sóc em chu đáo khi bố
mẹ đi vắng.
Qua kết quả trên ta thấy:
Những tình cảm mà các em dành cho anh (chị) em là không thể thiếu
được. Trong gia đình, các em là người gần gũi với anh (chị) của mình, các em
chính là người bạn, người đồng hành đáng tin cậy của họ trong cuộc sống. Đó
là thứ tình cảm máu mủ, ruột thịt khó có thể mất đi được. Các em đã có những
hành động quan tâm đến anh (chị) em của mình như: chơi cùng các em nhỏ,
dỗ dành khi em khóc, chăm sóc và an ủi anh (chị) khi anh chị buồn… Khi trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm và qua việc trò chuyện với các em thì tôi được
biết hầu hết các em là con thứ nhất trong gia đình, một số ít là con thứ và là

con út trong gia đình, các em đều được quan tâm và chăm sóc rất chu đáo.
Trước tình cảm của bố mẹ dành cho mình thì các em đã hiểu được phần nào ý
nghĩa những việc làm quan tâm đến mọi người, từ đó mà các em định hướng
được tình cảm của mình đối với anh (chị) em trong gia đình.
Qua việc điều tra trên, tôi thấy được tình cảm yêu thương, kính trọng
của các em đối với người thân trong gia đình. Từ tình cảm đó, các em đã có
những việc làm thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và những hành

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

động quan tâm, gần gũi với anh (chị) em của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về
biểu hiện tình cảm của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông
Anh Hà Nội đối với những người thân trong gia đình, tôi đã đưa ra một số
tình huống cụ thể để học sinh (Điều tra tại lớp 4A: 48 học sinh, lớp 4G: 48
học sinh, tổng số 96 học sinh).
Bảng 2: Biểu hiện tình cảm của học sinh tiểu học đối với người
thân trong gia đình
Câu hỏi

Số ý kiến
Tình huống
1. Mẹ Lan bị mệt, bố Lan đi làm 0


Đồng ý
0%

Không đồng
ý
96

100%

mãi chưa về, chẳng có ai đưa
Hãy bày tỏ Lan đi chơi công viên, Lan bực
ý kiến của tức bỏ ra ngoài sân chơi.
mình (đồng 2. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng 96
ý

100% 0

0%

2%

98%

hay thấy Loan dọn dẹp nhà cửa sạch

không đồng sẽ, chuẩn bị sẵn khăn mặt để mẹ
ý)

trước rửa mặt cho mát.


những tình 3. Bố Hoàng vừa đi làm về rất 2
huống sau

94

mệt, vừa nhìn thấy bố, Hoàng đã
đòi bố quà.
4. Nhâm và Hằng đang chơi 96

100% 0

0%

trong nhà, chợt thấy em trai của
Hằng bị ngã ngoài sân, Nhâm
nhanh nhẹn chạy ra sân đỡ em
lên.

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Qua bảng trên ta rút ra nhận xét:
Bằng những tình cảm mà các em dành cho bố mẹ, những người đã sinh
thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người thì các em đã biết đồng ý với những

hành động đúng và không đồng ý với những hành động sai, 100% các em
không đồng ý với hành động của bạn Lan trong tình huống 1 bởi vì các em
cho rằng, bạn Lan không biết cách chăm sóc mẹ của mình khi mẹ bị mệt, bố
Lan bận đi làm mà Lan còn vòi vĩnh và có thái độ không tốt. Với tình huống 2
thì 100% các em đồng ý với hành động của bạn Loan, Loan đã biết cách chăm
sóc mẹ khi mẹ đi làm về như dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ, chuẩn bị sẵn khăn mặt
để mẹ rửa mặt cho mát. Ở tình huống 3, có 94 em chiếm 98% không đồng ý
với hành động của bạn Hoàng vì các em nghĩ rằng hành động này của bạn
Hoàng chưa thể hiện sự quan tâm đến bố của mình nhưng cũng có 2 em
chiếm 2% đồng ý với hành động đó của bạn Hoàng, điều này thể hiện rằng em
học sinh này chưa có biểu hiện tình cảm tốt với bố của mình, không biết quan
tâm đến bố mà chỉ quan tâm đến những lợi ích của mình là đòi quà bố. 100%
các em đồng ý với hành động của Nhâm vì Nhâm đã biết quan tâm đến em
nhỏ, điều đó cho thấy rằng các em rất yêu quý anh (chị) em trong gia đình của
mình.
Từ những nhận xét trên ta thấy rất rõ những biểu hiện tình cảm của các
em đối với người thân trong gia đình. Hầu hết các em đều có tình cảm yêu
quý, kính trọng ông bà của mình. Biểu hiện đó thể hiện ở những hành động:
Quan tâm , chăm sóc ông bà những lúc ốm đau, quan tâm đến những sở thích
của ông bà(đọc báo, thích trồng cây cảnh… ); tình cảm yêu thương dành cho
bố mẹ của mình thể hiện bằng việc các em đã biết làm một số việc vừa sức để
giúp đỡ bố mẹ, biết vâng lời bố mẹ và biết quan tâm đến bố mẹ khi bố mẹ bị
mệt hay các em còn có những việc làm thể hiện là người anh, người chị tốt
với em của mình. Chính vì vậy, mà các em đã biết đánh giá những hành vi

Nguyễn Thị Liên

K35B - GDTH



×