Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy
cô trong khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sỹ Lê Bá Miên, người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, kiến thức còn chế nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của
các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
TRỊNH THỊ DUNG
Trịnh Thị Dung
1
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này được thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012 tại trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát hiện và
hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc ” là kết quả mà tôi
đã trực tiếp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một
số nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần
tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không
trùng lặp với kết quả của một tác giả nào.
Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
TRỊNH THỊ DUNG
Trịnh Thị Dung
2
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trịnh Thị Dung
Trường ĐHSP Hà Nội 2
3
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ………………………………………………. . .......................... 1
2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................................2
3. Mục đích –yêu cầu................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Dự kiến cấu trúc của bài viết ......................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6
Chương I.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .......................................................... 6
I.Cơ sở lý luận ............................................................................................... 6
1.Định nghĩa từ láy...................................................................................... .6
2. Láy đôi .................................................................................................... 7
2.1. Từ láy toàn bộ …………………………………………………….7
2.2. Từ láy bộ phận………………………………………………….....8
3.Ý nghĩa từ láy…………………………………………………………....9
II. Cơ sở thực tiễn……………………………………….……………….......11
1. Kiến thức về từ láy cung cấp trong sách giáo khoa TiếngViệt……...11
2. Kết quả thống kê từ láy trong sách giáo khoa lớp 4, lớp 5……….....13
Chương II. Miêu tả, phân tích thực trạng về từ láy của học sinh Tiểu học……...15
Trịnh Thị Dung
4
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
I. Khả năng nhận diện từ láy………………………………………………....15
1.1. Khả năng xác định từ láy trong đoạn văn (cho sẵn)…………………...15
1.2. Khả năng xác định từ láy trong đoạn thơ (cho sẵn)……………………18
1.3. Khả năng xác định từ láy trong đoạn truyện (cho sẵn)………………...21
1.4. Khả năng xác định từ láy theo kiểu từ láy (láy âm, láy vần, láy cả âm lẫn
vần, láy tiếng)………………………………………………………………..........24
II. Khả năng hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh Tiểu học………………………...27
2.1.1 Kết quả khảo sát………………………………………………………..28
2.1.2. Nguyên nhân…………………………………………………………..32
2.1.3. Biện pháp………………………………………………………………32
KẾT LUẬN……………………………………………………………………...34
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………35
Trịnh Thị Dung
5
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống ngôn từ, từ chính là đơn vị trung tâm và có vai trò đặc biệt
quan trọng. Nói như Nguyễn Kim Thành thì: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ,
có thể tách khỏi những đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là
một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa(từ vựng hoặc ngữ pháp)”(1).
Trở lại với lịch sử ngôn ngữ học ta thấy rằng: Sau khi có hệ thống thanh điệu
xuất (thế kỷ XII) Tiếng Việt gồm những từ đơn âm tiết. Nhưng để đáp lại yêu cầu
biểu đạt khái niệm và biểu cảm, của sự phát triển đời sống con người thì Tiếng
Việt phải tiến hành theo con đường đa âm tiết. Và nhờ hệ thống thanh điệu phong
phú nó được phát triển theo hướng láy từ. Vì vậy phép láy từ đóng vai trò tạo từ
chủ yếu trong giai đoạn này.
Đến thời kỳ toàn thịnh của văn học cổ điển Việt Nam viết bằng tiếng mẹ đẻ
(thế kỷ XVIII) thì hiện tượng láy từ càng nổi bật. Cuốn “Sơ lược lịch sử văn học
Việt Nam” tập 1 cũng nhận định rằng: “Tiếng đệm (từ láy) kể có hàng ngàn trong
một tác phẩm”.
Như vậy, phép láy từ có chức năng quan trọng về mặt tạo từ cơ bản nữa. Tuy
nhiên trong các sáng tác văn học, từ láy vẫn giữ một vị trí quan trọng vì giá trị tu từ
của nó như: Tính chất hình tượng, miêu tả gợi cảm và tính cân đối nhip nhàng. Cái
du dương của âm điệu, tiếng nói của Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, cái thắm thiết
của tình cảm dân tộc trong thơ Tố Hữu được bộc lộ ở những từ láy sinh động là
một bằng chứng hùng hồn.
Đối với học sinh Tiểu học, những kiến thức sơ giản, ban đầu về từ láy được
cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu. Đây là một trong những kiến thức cơ
bản, quan trọng nhằm làm phong phú vốn từ của học sinh. Mà chúng ta đã biết,
vốn từ chính là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ: Cho nên muốn
dạy học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ (ở đây là Tiếng Việt) không thể không đặc biệt
coi trọng việc dạy vốn từ cho các em.
Trịnh Thị Dung
6
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mặt khác, trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói - viết) và người
nhận (nghe - đọc) đều cần phải nắm được từ, kiểu từ, sử dụng từ một cách chính
xác thì việc giao tiếp mới có hiệu quả. Nhất là đối với học sinh độ tuổi tiểu học, khi
mà vốn từ Tiếng Việt nói chung, vốn từ ngữ nói tiếng ở các em còn hạn chế thì
chúng càng cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp Vì
vậy, từ trước đến nay việc dạy từ cho học sinh luôn được coi là một nhiệm vụ
quan trọng.
Bên cạnh đó, việc cung cấp những kiến thức sơ giản về từ láy còn giúp
cho học sinh hiểu, cảm thụ tốt hơn nội dung một bài văn (trong giờ tập đọc), vận
dụng một cách thích hợp, có hiệu quả trong việc viết văn (trong giờ tập làm văn)
và học tốt các môn học khác.
Vậy hiện trạng khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh tiểu học
ra sao? Trước hiện trạng đó người giáo viên cần đưa ra những phương pháp học
như thế nào cho thích hợp?
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy học
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy
của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc”
2. Lịch sử vấn đề
Như đã trình bày ở phần trước thì kiến thức về từ láy là một trong những kiến
thức cơ bản của chương trình ngữ pháp (Luyện từ và câu) nói riêng và Tiếng Việt
nói chung. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
riêng về khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5. Chúng tôi
chỉ thấy xuất hiện một số bài viết in trên các tạp chí có đề cập đến các vấn đề từ láy
ở tiểu học như:
Lê Phương Nga với bài: “Về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được dạy ở
tiểu học” in trên tạp chí Giáo dụcTiểu học (T/C GDTH) số 2 – 1996
Nguyễn Thị Lương với: “Trở lại vấn đề phân biệt từ đơn, từ láy, cụm từ
trong Tiếng Việt” (T/C GDTH) số 5 – 1996
Hà Quang Năng với bài: “Khả năng nhận biết và sử dụng từ láy, từ ghép ở
Tiểu học” (T/C Ngôn ngữ và đời sống) số 10 – 2002
Trịnh Thị Dung
7
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát hiện và
hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc” là một đề tài
hết sức mới mẻ và có khả năng khơi nguồn cho nhiều cây bút.
3. Mục đích và yêu cầu
-
Mục đích:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau:
- Tìm hiểu thực tế khả năng xác định từ láy của học sinh tiểu học.
Trên cơ sở đó nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh thuộc khối lớp khác
nhau
- Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học
phù hợp giúp học sinh xác định đúng từ loại tiếng Việt.
-
Yêu cầu:
Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ Nắm vững cơ sở lí luận của đề tài (thế nào là từ láy, phân loại từ láy, nghĩa
của từ láy); cơ sở thực tiễn (kiến thức từ láy được dạy ở khối lớp nào, trong
phân môn chương trình nào?)
+ Tiến hành việc điều tra, thống kê, miêu tả, phân loại về khả năng nhận biết
và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh tiểu học
+ Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao sự phát hiện và hiểu ý nghĩa
từ láy của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Tìm hiểu khả năng phát hiện và
hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh”.
Phạm vi nghiên cứu:
Trịnh Thị Dung
8
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tìm hiểu khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4,5
trong các bài tập đọc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Đọc và tra cứu tài liệu.
2. Điều tra thống kê tư liệu thực.
3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
1. Đọc lý thuyết có liên quan tới đề tài.
2. Thống kê tư liệu điều tra được.
3. Xử lý tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và so sánh
6. Dự kiến cấu trúc của bài viết
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Trịnh Thị Dung
9
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu
6. Dự kiến cấu trúc bài viết
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Miêu tả, phân tích thực trạng về từ láy của học sinh Tiểu
học
I.Khả năng nhận diện từ láy
II. Khả năng hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh Tiểu học
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo
Trịnh Thị Dung
10
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Định nghĩa từ láy
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu : ‘‘Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc tức biến thanh, là quy tắc thanh
điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và
nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có
nghĩa”.
Căn cứ vào số lượng âm tiết có trong từ láy người ta chia từ láy thành 3 loại:
láy đôi, láy ba, láy tư.
Mô hình cấu tạo của từ láy:
Phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho ta các
từ láy đôi (từ láy hai âm tiết).
Thí dụ: Phương thức láy
Đẹp
Xinh
Đẹp đẽ
Xinh xắn
Tiếp đó phương thức láy có thể tác động lần thứ hai vào vào một từ láy đôi để
cho các từ láy tư (từ láy bốn âm tiết).
Thí dụ:
Phương thức láy lần thứ nhất
Phương thức láy lần thứ hai
Khểnh
Khấp khểnh
Khấp kha khấp khểnh
Nham
Nham nhở
Nham nham nhở nhở
Trịnh Thị Dung
11
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hoặc phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một lần vào một đơn vị
hai âm tiết cho các từ láy từ. Nhưng các từ láy tư này khác các từ láy chân chính. Ở
trên ở chỗ nó chỉ chịu tác động láy có một lần.
Thí dụ: Phương thức láy
Quần áo
Quần quần áo áo
Sách vở
Sách sách vở vở
Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị một âm tiết
cho ta từ láy ba (từ láy ba âm tiết).
Thí dụ: Phương thức láy
Sạch
Sạch sành sanh
Dưng
Dửng dừng dưng
Trong Tiếng Việt, các từ láy ba và láy tư chiếm số lượng rất ít vì vậy đề tài chỉ
đi tìm hiểu kỹ về các từ láy đôi.
2. Láy đôi
Từ láy đôi là những từ có hai âm tiết. Đây là loại từ điển hình của Tiếng Việt
Dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở, có thể chia từ láy đôi
thành hai loại: láy toàn bộ và láy bộ phận.
2.1. Từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ là từ láy mà toàn bộ âm tiết của hình vị cơ sở được giữ lại.
Thí dụ:
Đêm
Vàng
Trịnh Thị Dung
Đêm đêm
Vàng vàng
Xanh
Xanh xanh
Xinh
Xinh xinh
12
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong kiểu láy này có hai biến thể.
Nhóm biến thanh:
Nếu hình vị gốc là thanh trắc thì khi láy lại sẽ biến thành thanh bằng theo
nguyên tắc cùng nhóm âm vực.
Thí dụ:
Tối
Tối tăm
Nhỏ
Nho nhỏ
Nhóm biến đổi âm cuối
Phụ âm cuối sẽ biến đổi theo nguyên tắc
-P
-m
-t
n
- k (ch)
ng, (- nh)
Như:
Đẹp
Đèm Đẹp
Tốt
Tôn tốt
Ác
Ang ác
Ách
Anh ách
2.2. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy mà bộ phận âm tiết của hình vị cơ sở được giữ
lại. Trong đó có.
Trịnh Thị Dung
13
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Từ láy âm: là từ láy mà phụ âm đầu được giữ lại, còn vần thì khác. Có hai
kiểu từ láy âm lớn là từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước và từ láy âm có hình
vị cơ sở sau, trong đó phổ biến là từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước.
Thí dụ:
Vội
Múa
Vội vã
Múa máy
- Từ láy vần: là từ láy mà phần vần của hình vị cơ sở được giữ lại còn phụ
âm đầu thì khác.
Trong các từ láy vần, những từ có hình vị cơ sở ở sau có số lượng lớn.
Thí dụ:
Bồng
Bồng bềnh
Rối
Bối rối
Ngoài tiêu trí này, còn có thể sử dụng các tiêu chí khác để phân loại từ láy đôi
song chương trình Tiểu học không đề cập đến nên người viết không nêu ra ở đây.
3. Ý nghĩa của từ láy
Từ láy hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị cơ sở cho
nên ý nghĩa của của từ láy cũng hình thành từ ý nghĩa của hình vị cơ sở. Do đó khi
xét ý nghĩa của từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với ý nghĩa của hình vị cơ
sở.
Thí dụ để biết ý nghĩa của các từ láy: “bối rối” cần phải đối chiếu nó với ý nghĩa
của “rối”.
Không kể trường hợp chưa xác định được hình vị cơ sở, phương thức láy tạo
ra những từ láy là ý nghĩa hoặc đột biến hoặc sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ
sở.
Thí dụ ý nghĩa mà các từ láy: rạch ròi, lỗ chỗ … khác hẳn, đột biến so với nghĩa
của rạch, chỗ …
Trịnh Thị Dung
14
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong các từ này, chúng ta không nhận ra được mối liên hệ giữa ý nghĩa của
hình vị cơ sở với ý nghĩa của cả từ nữa. Nói cách khác ý nghĩa của hình vị cơ sở đã
bị lãng quên.
Còn ý nghĩa của các từ láy: nhẹ nhàng, bối rối ……..sắc thái hóa ý nghĩa của
hình vị cơ sở: nhẹ, rối ……Có thể nói, sắc thái hóa là tác dụng điển hình của
phương thức láy. Sắc thái hóa thường theo hai hướng:
Khái quát tức là làm cho ý nghĩa của từ láy rộng hơn khái quát hơn so với ý
nghĩa của hình vị gốc.
Thí dụ:
“Chim” với “Chim chóc”
“Máy” với “Máy móc”
Cụ thể là ý nghĩa của từ láy hẹp hơn, cụ thể hơn so với ý nghĩa của hình vị
gốc.
Thí dụ: “Nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen” so với “nhỏ”
Trong đó, sắc thái hóa theo hướng cụ thể là hiện tượng phổ biến.
Tuy nhiên, cùng có một số nhóm từ láy mang ý nghĩa riêng.
Thí dụ:
- Các từ láy âm mà hình vị láy ở sau có vần: “iếc” có ý nghĩa phi cá thể hóa
kèm theo thái độ phủ định giá trị thực của sự vật, hiện tượng: sách siếc, bàn biệc,
học hiệc ….
- Các từ láy âm mà hình vị láy ở sau có vần “ắn” thường diễn đạt một tính chất
đó là một người trung thực, tin cậy được: đầy đặn, ngay ngắn, vuông vắn …….
Trên đây, chúng ta đã điểm qua những tác dụng ngữ nghĩa chủ yếu của từ
láy. Những tuyến ngữ nghĩa, những tác dụng ngữ nghĩa chủ yếu đã nêu là căn cứ
để lý giải ý nghĩa của từng kiểu láy một. Nhưng khi lý giải nghĩa của từng từ.
Ngoài tác dụng ngữ nghĩa nói trên, còn phải chú ý đến ý nghĩa của hình vị cơ sở.
Trịnh Thị Dung
15
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Các tác dụng ngữ nghĩa này thì tác động vào các hình vị cơ sở có ý nghĩa khác
nhau thì sẽ sản sinh ra các từ láy có ý nghĩa khác nhau.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Kiến thức về từ láy cung cấp trong sách giáo khoa Tiếng Việt
Trước khi tìm hiểu từ láy trong các bài đọc, chúng tôi xem xét một chút vấn đề
tri thức về từ láy mà sách giáo khoa Tiếng Việt cung cấp cho học sinh ra sao?
Trong chương trình CCGD, những kiến thức về từ láy được cung cấp thông
qua phân môn Ngữ pháp và phân môn Từ ngữ cụ thể:
Học sinh bước đầu làm quen với khái niệm từ láy trong giờ lý thuyết về cấu
tạo từ (tiết 8 – Ngữ pháp 4). Trước đó ở tiết, học sinh đã được học và lấy ví dụ về
từ đơn, từ ghép đặt trong thế đối lập về số lượng tiếng trong từ và nghĩa của mỗi
tiếng có trong từ. Sang tiết 8 học sinh làm quen với từ láy đặt trong thế đối lập với
từ ghép để chỉ sự giống nhau về số lượng tiếng giữa từ láy và từ ghép (cùng có
nhiều tiếng ) và khác nhau về mối quan hệ giữa các tiếng có trong từ. Sách giáo
khoa đưa ra định nghĩa về từ láy:
“Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành. Các tiếng có trong từ láy có
thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại”.
Sang lớp 5, học sinh tiếp tục được cung cấp những kiến thức về từ láy trong
phân môn Từ ngữ.
Tiết 1: Bài “Từ đơn –Từ ghép – Từ láy”
Tiết 5: Bài “Các kiểu từ láy”
Tiết 7: Bài “Các dạng từ láy”
Tiết 10: Bài “Nghĩa của từ láy”
Cụ thể ở tiết: Học sinh tiếp tục được củng cố những kiến thức về từ láy trong mối
quan hệ với từ đơn và từ ghép. Sang tiết 5, sách giáo khoa đưa ra 4 kiểu từ láy cơ
bản để học sinh làm quen:
Láy tiếng: xanh xanh, xinh xinh.
Trịnh Thị Dung
16
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Láy vần: hấp tấp, tủn mủn.
Láy âm: gọn gàng, nhẹ nhõm.
Láy cả âm lẫn vần: ngoan ngoãn, nho nhỏ.
Trong tiết 7 với bài “Các dạng từ láy” học sinh được giới thiệu 3 dạng từ láy cơ
bản:
- Láy đôi: lủng củng, là tà.
- Láy ba: sạch sành sanh, dửng dừng dưng.
- Láy tư: hớt hơ hớt hải.
Trong chương trình 2000, những kiến thức về từ láy được dạy trong kiểu bài
Luyện từ và câu thuộc phân môn Tiếng Việt. Cụ thể ở lớp 4 và lớp 5.
Lớp 4:
Tiết 1: Bài: “Từ láy và từ ghép”
Tiết 2: Bài: “Luyện tập về từ láy và từ ghép”
Trong tuần IV chủ điểm “Măng mọc thẳng” sách Tiếng Việt 4 tập 1.
Lớp 5:
Bài: “Nghĩa của từ”
(Tiếng Việt 5 tập 2)
Ở chương trình này, từ láy được xem xét với tư cách là bộ phận của từ phức
(gồm 2 tiếng trở lên). Cụ thể khi tạo từ phức bằng cách phối hợp những tiếng co
âm hay vần lặp lại nhau sẽ tạo ra từ láy (săn sóc, le te, …)
Sách đưa ra bảng phân loại từ láy gồm.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở hai âm đầu: nhút nhút…
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lao xao….
Trịnh Thị Dung
17
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm và vần: rào rào….
Đối với bài “Nghĩa của từ láy” học sinh chỉ vì cần nắm được hai dạng:
Từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của từ gốc.
Thí dụ:
Xanh xanh < Xanh
Nhè nhẹ
< Nhẹ
Đèm đẹp < Đẹp
-Từ láy có nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của từ gốc.
Thí dụ:
Bực bội > Bực
Sách sành sanh > Sạch
Như vậy, kiến thức về từ láy cung cấp cho học sinh Tiểu học trong chương trình
mới so với chương trình trước đây đã bị cắt giảm. Lí do của việc cắt giảm chương
trình là giảm tải cho học sinh Tiểu học và các em được học tiếp ở bậc trunh học cơ
sở (Ngữ văn 7 tập 1).
Chính điều này đòi hỏi việc giảng dạy các kến thức có liên quan đến từ láy sẽ tăng
lên ở các phân môn khác trong bộ môn Tiếng Việt nhất là phân môn tập đọc.
2.Kết quả thống kê từ láy trong sách giáo khoa lớp 4, lớp 5.
Qua thống kê, phân tích các từ láy trong những bài đọc ở sách giáo khoa lớp 4
và lớp 5, chúng tôi bước đầu có những số liệu sau:
Trịnh Thị Dung
18
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Tổng số bài Số bài có từ
láy
120
111
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tổng số từ
láy
Loại từ láy
468
Láy đôi
Láy ba
Láy tư
468
0
0
Trong tổng số 120 bài (lớp 4:60 bài, lớp 5:60 bài) có 111 bài có sử dụng từ
láy. Một số bài đọc có sử dụng từ láy với số lượng lớn (10 bài đọc có số từ láy sử
dụng là 10 từ trở lên).
Có tổng số 486 từ láy (lớp 4: 230 từ, lớp 5: 238 từ) đều là láy đôi không có
láy ba và láy tư.
Trịnh Thị Dung
19
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
CHƯƠNG II: MIÊU TẢ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ
TỪ LÁY CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Để đưa ra được những nhận định mang tính thực tiễn cao chúng tôi đã tiến
hành điều tra thực trạng về từ láy của học sinh Tiểu học (lớp 4, 5). Đối tượng khảo
sát bao gồm cả học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu. Địa bàn khảo sát bao gồm nơi
phát triển và nơi không phát triển. Có như vậy, chúng tôi mới có những nhận xét
tương đối chính xác về thực trạng học từ láy của học sinh từ đó đưa ra những biện
pháp phù hợp, hiệu quả và có tính thực thi cao.
1. Khả năng nhận diện từ láy
1.1. Khả năng xác định từ láy trong đoạn văn (cho sẵn)
Mục đích của dạng bài tập này là đánh giá khả năng nhận biết từ láy trong
một đoạn văn cụ thể.
Câu hỏi đưa ra:
Chúng tôi đưa ra một vài đoạn văn, trong đó có các từ láy:
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ấm
và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà
trống vỗ phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp
thung lũng tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.
Hoàng Hữu Bội”
“Chị nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng
chẳng được ra.
Dế mèn bênh vực kẻ yếu_ Tô Hoài”
Trịnh Thị Dung
20
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
“Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm
ngổm đầy trời.Mây tan ra từng đám nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Mưa rào _Tiếng Việt 5”
“ Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá lạt xạt
lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé
mắt nhìn: không có gì lạ cả .Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt và quả
nhiên không có gì lạ thật.
Cây nhút nhát _Trần Hoài Dương”
“Cà Mau đất xốp. Mùa nắng đốt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên
cái đất phập phù và lắm gió, dòng như thế, cây đứng, lẻ loi khó mà chống nổi với
cơn thịnh nộ của trời.
Đất Cà Mau _Mai Văn Tạo”
“Mùi hương ngọt ngào nhức đầu của những loại hoa rừng không tên tuổi dấn vào
ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới
một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình
vào giấc ngủ chẳng đợi chờ .
Rừng trưa _Tiếng Việt 5”
Yêu cầu học sinh xác định từ láy trong đoạn văn.
Với 131 phiếu phát ra, chúng tôi thu được kết quả sau:
Trịnh Thị Dung
21
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đúng
Kết quả
Trường
Tổng
số bài
SL
Sai
Xác định thiếu
từ
TL(%) SL
TL(%)
SL
TL(%)
Tiểu học Xuân Đài
64
21
32,81
41
64,06
2
3,13
Tiểu học Cổ Loa
67
30
44,78
32
47,76
5
7,46
Ghi chú: SL (số lượng), TL (tỉ lệ)
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy rằng:
Số học sinh làm đúng ở trường Tiểu học Cổ Loa cao hơn trường Tiểu học
Xuân Đài.Cụ thể:
Trường Tiểu học Cổ Loa là: 30/67 bài = 44, 78 %
Trường Tiểu học Xuân Đài là: 21/64 bài = 32, 81 %
Tuy nhiên, số học sinh xác định thiếu từ còn nhiều.
Trường Tiểu học Xuân Đài: 2/64 bài = 3, 13%
Trường Tiểu học Cổ Loa: 5/67 bài = 7, 46 %
Số học sinh xác định sai cũng nhiều:
Trường Tiểu học Xuân Đài: 41/ 64 bài = 64, 06%
Trường Tiểu học Cổ Loa: 32/67 bài = 47, 76 %
Trong đó tiêu biểu là lớp 5A có 22 bài làm sai /35 bài = 62, 8 %, lớp 4A con
số này là: 18/30 bài = 60%
Trịnh Thị Dung
22
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của học sinh đó là: Các em nhằm lẫn giữa từ đơn và
từ láy
1.2 Khả năng xác định từ láy trong đoạn thơ (cho sẵn)
Mục đích của dạng bài tập này là đánh giá khả năng nhận biết từ láy
trong một đoạn thơ cụ thể.
Câu hỏi đưa ra:
Xác định từ láy trong các đoạn thơ sau.
“Em yêu màu vàng:
Lúa đồng chín rộ
Hoa cúc mùa thu,
Nắng trời rực rỡ
Sắc màu em yêu _Phạm Đình Ân”
“Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ im lặng
Lá rừng với tiếng gió ngàn se sẽ
Hoà tiếng lòng ta với tiếng chim
Hoàng Trung Thông”
“Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Trịnh Thị Dung
23
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Mưa rào_Võ Quảng”
“Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Hành trình của bầy ong _Tiếng Việt 5”
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
Tre Việt Nam _Nguyễn Duy”
“Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Trịnh Thị Dung
24
K34A – Giáo dục Tiểu học
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lộp bộp
Rơi
Mưa _ Trần Đăng Khoa”
Với 131 phiếu phát ra ở 4 lớp chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Đúng
Kết quả
Trường
Tổng
số bài
Sai
Xác định thiếu
từ
SL
TL(%) SL
TL(%) SL
TL (%)
Tiểu học Xuân Đài
64
57
89,06
3
4,69
4
6,25
Tiểu học Cổ Loa
67
60
89,55
4
5,97
3
4,48
Như vậy kết quả đạt được khá cao.
Trường Tiểu học Xuân Đài là: 57/64 bài = 89, 06% trong đó tiêu biểu là lớp 5A,
số bài đúng đạt 30/32 bài = 93, 74 %.
Trường Tiểu học Cổ Loa là 60/67 bài = 89, 55 % trong đó phải kể đến lớp 4H với
30/30 đạt 100 %.
Số học sinh xác định thiếu còn nhiều:
Trường Tiểu học Xuân Đài là: 4/64 bài = 6, 25 %.Trong đó có 2/64 bài = 3,
13 % em còn xác định thiếu hai từ “mong manh” và “thăm thẳm”.
Trường Tiểu học Cổ Loa là: 3/67 bài = 4, 48 %, cụ thể:
Có 1/67 bài = 1, 45 %, các em xác định thiếu hai từ là: lộp bộp, ù ù
Trịnh Thị Dung
25
K34A – Giáo dục Tiểu học