LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận này được sự
giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy Vũ Long Giang, em đã từng bước tiến
hành khóa luận này với đề tài: “ Vận dụng đồ chơi và trò chơi dân gian
vào giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non”.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Long Giang, các thầy
cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học cùng các thầy cô trong trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức của bản
thân nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
được sự chỉ bảo của các thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Ngô Thị Minh Phượng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các vấn đề
trình bày trong khoá luận không có ở bất kì công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, Tháng 5 năm 2012
Tác giả khoá luận
Ngô Thị Minh Phượng
MỤC LỤC
LỜI CẢM
ƠN………………………………………………………………..1
LỜI CAM
ĐOAN……………………………………………………………2
MỞ ĐẦU................................................................................................ 6
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài...............................................................
7
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 9
7. Cấu trúc khóa luận ............................................................................. 9
NỘI DUNG............................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................
10
1. GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẦM NON.............................................
10
1.1. Khái niệm thẩm mỹ .................................................................. 10
1.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non..........................................
10
1.3. Giáo dục thẩm mỹ với tư cách là môn khoa học để giáo dục trẻ
em
11
1.4. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non...............
12
2. ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI DÂN GIAN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CỦA
TRẺ MẦM NON
14
2.1. Đồ chơi mẫu giáo
2.1.1. Khái niệm đồ chơi..................................................................
14
2.1.2. Ý nghĩa của đồ chơi............................................................... 14
2.1.3. Lịch sử phát triển của đồ chơi và tính chất của
nó………………..14
2.1.4. Phân loại đồ chơi.................................................................. 15
2.2. Trò chơi mẫu giáo.........................................................................
17
2.2.1. Ý nghĩa của trò chơi...............................................................
17
2.2.2. Phân loại trò chơi...................................................................
17
2.3. Đồ chơi, trò chơi dân gian............................................................. 19
2.3.1. Khái niệm đồ chơi dân gian, trò chơi dân gian.......................
19
2.3.2. Đồ chơi, trò chơi dân gian (sự hình thành và đặc điểm)..........
21
2.3.3. Đồ chơi dân gian trẻ em..........................................................
23
2.3.3.1. Đặc điểm của đồ chơi dân gian trẻ em...........................
23
2.3.3.2. Đồ chơi, trò chơi dân gian với sự phát triển toàn diện
của trẻ mầm non
25
2.4. Đồ chơi, trò chơi dân gian với vai trò giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mầm non
29
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI
THÔNG QUA TRÒ CHƠI VÀ ĐỒ CHƠI DÂN GIAN VÀO GIÁO
DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẦM NON
31
1. ĐỒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON..........................
31
1.1. Phân loại đồ chơi dân gian.............................................................
31
1.2. Vai trò, ý nghĩa của trò chơi, đồ chơi dân gian đối với việc giáo
dục trẻ mầm non
33
2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ĐỒ CHƠI DÂN GIAN ĐỂ GIÁO
DỤC
THẨM
MỸ
CHO
TRẺ
MẦM
NON................................................................................................ 34
2.1. Tổ chức các ngày lễ, ngày hội ở trường mầm non..........................
34
2.2. Tổ chức các hoạt động vui chơi trò chơi dân gian ở trường mầm
non..39
2.3. Tổ chức cho trẻ các hoạt động tự làm các đồ chơi dân gian...........
45
2.4. Tổ chức các tiết học có sử dụng trò chơi, đồ chơi dân gian .........
50
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM
MỸ CHO TRẺ THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀ ĐỒ
CHƠI
DÂN
GIAN
Ở
TRƯỜNG
MẦM
NON........................................................................................................ 57
1. Hiện trạng của việc vận dụng đồ chơi, trò chơi dân gian ở trường mầm
non......................................................................................................... 57
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua việc vận
dụng
trò
chơi,
đồ
chơi
dân
gian
ở
trường
mầm
non
............................................................ 59
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM..............................
61
TÀILIỆU
THAM
KHẢO……………………………………………………63
PHỤ
LỤC
…………………………………………………………….
ẢNH
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết cái đẹp trong cuộc sống mang một ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Hãy thử nghĩ xem nếu một buổi sáng khi bạn thức giấc
với một bầu không khí trong lành, thoáng đãng, cỏ cây, hoa lá tươi đẹp
chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất hứng khởi, nhìn một bông hoa đẹp hay đơn
giản chỉ là một cuốn truyện hay... Đó chính là sức mạnh kì diệu của cái
đẹp hay một xúc cảm thẩm mĩ đã có sẵn trong mỗi con người chúng ta.
Nhưng để có những xúc cảm dường như nhỏ bé ấy con người cần phải
được khơi dậy, được khám phá ý thích vẻ đẹp kì diệu. Và khi trẻ mới đến
trường mầm non sẽ có rất nhiều điều mới lạ xung quanh, trẻ tò mò muốn
tìm hiều khám phá hết vẻ đẹp của cuộc sống từ đó trẻ yêu cái đẹp, sáng
tạo ra cái đẹp. Đây chính là giai đoạn rất quan trọng trong việc giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ.
Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát
triển toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi
mẫu giáo. Do những đặc điểm phát triển tâm lí ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu
giáo là thời kì “hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ. Đối với trẻ ở trường
mầm non hoạt động chơi chính là phương tiện giáo dục và phát triển
thẩm mĩ. Thông qua việc trẻ được chơi các trò chơi, được thao tác trực
tiếp với các đồ vật đồ chơi đó sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn xã hội người lớn.
Chính vì vậy khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi phải vui nhộn; hấp dẫn, đồ
chơi cho trẻ phải đẹp mắt; gần gũi với trẻ và mang tính thẩm mĩ cao. Đặc
biệt khi tổ chức cho trẻ hoạt động chơi với các trò chơi dân gian, đồ chơi
dân gian. Những hoạt động đó không chỉ mang tính thẩm mĩ cao mà còn
giáo dục ở trẻ lòng tự hào, lòng yêu nước về những giá trị tốt đẹp của dân
tộc .
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay với sự phát
triển rất nhanh của nền kinh tế nó cũng kéo theo sự du nhập của rất nhiều
luồng văn hóa khác nhau. Các loại trò chơi, đồ chơi khác nhau cũng thế
mà du nhập tràn lan trong xã hội điều này làm cho các loại trò chơi, đồ
chơi dân gian không còn chỗ đứng và dần bị mai một. Bên cạnh đó việc
không được thường xuyên chơi trò chơi và tiếp xúc với đồ chơi dân gian
càng làm cho nó trở nên xa vời với xã hội. Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ
mầm non nếu như không được thường xuyên chơi và tiếp xúc với các loại
đồ chơi dân gian sẽ khiến cho việc giáo dục thẩm mĩ trở nên khiếm
khuyết, không được đầy đủ.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng đồ
chơi và trò chơi dân gian vào giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non”
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Đồ chơi, trò chơi dân gian Việt nam rất phong phú và đa dạng.
Trên khắp các vùng miền ở đâu ta cũng có thể bắt gặp những đồ chơi, trò
chơi đặc trưng cho vùng miền đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của trò
chơi, đồ chơi dân gian đối với trẻ mầm non, bộ môn đồ chơi trẻ em đã
được đưa vào hệ Sư phạm giáo dục mầm non từ bậc Trung cấp - Cao
đẳng-Đại học. Cũng có nhiều nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, sách nghiên
cứu của các tác giả nói về lĩnh vực đồ chơi, trò chơi dân gian trẻ em cũng
như lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ cho trẻ có thể kể đến:
Tác giả Đặng Nhật Hồng “ Tạo hình và phương pháp hướng dẫn
hoạt động tạo hình cho trẻ em – Làm đồ chơi – Quyển 1,2” NXB
ĐHQGHN 2006
Lê Thanh Thủy “ Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non” NXB ĐHSP – ĐH 2008
Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoài Đinh Văn Vang “
Giáo dục học mầm non ( Tập 3). NXB Đại học Sư phạm
Vũ Ngọc Khánh “ Trò chơi dân gian Việt Nam ( Dành cho trẻ em).
NXB Giáo dục Việt Nam
Tuy nhiên chưa có một đề tài cụ thể nào đi sâu nghiên cứu về vận
dụng đồ chơi, trò chơi dân gian mà cụ thể là đồ chơi và trò chơi dân gian
vào phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Như vậy với đề tài này tôi hy vọng sẽ đưa ra thêm một ý kiến mới
cho lĩnh vực đồ chơi, trò chơi dân gian
3. Mục đích đề tài
Vận dụng đồ chơi, trò chơi dân gian để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm
non. Để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật mang tính
tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu
Khóa luận này nghiên cứu, thiết kế một số trò chơi dân gian qua đó
sử dụng có hiệu quả một số loại đồ chơi dân gian phù hợp cho việc giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ ở các trường mầm non.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
+ Khách thể nghiên cứu: Đồ chơi, trò chơi dân gian với giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ mầm non
+ Đối tượng nghiên cứu: Một số đồ chơi, trò chơi dân gian nhằm
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận xây dựng lý luận, hệ thống hóa một số lý
luận trong việc “ Vận dụng một số đồ chơi dân gian để giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ mầm non”
5.2. Các hình thức tổ chức hoạt động chơi thông qua trò chơi, đồ
chơi dân gian vào giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua
việc vận dụng đồ chơi dân gian ở trường mầm non
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập, đọc, phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục.
Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng đồ chơi
dân gian để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Chương 2: Các hình thức tổ chức hoạt động chơi thông qua việc
vận dụng đồ chơi, trò chơi dân gian vào giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm
non
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
thông qua vận dụng đồ chơi dân gian ở trường mầm non
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Khái niệm thẩm mỹ
Dưới góc độ với con người nói chung trong mĩ học Mác xít, khái
niệm thẩm mỹ được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp là giáo dục có tính
trường quy về cái đẹp, giáo dục cho con người biết cảm thụ, đánh giá và
sáng tạo ra cái đẹp. Nghĩa rộng là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy
mọi năng lực bản chất con người theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, giáo
dục thẩm mỹ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ đồng
nghĩa với sự hình thành thẩm mĩ. Giáo dục thẩm mỹ là nâng cao năng lực
thẩm mỹ ở mỗi người, trong đó việc bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ và lí tưởng thẩm mỹ. Không có những cảm xúc này thì con
người không có điều kiện chủ quan sơ đẳng để thưởng thức, đánh giá và
sáng tạo. Vì thế lí luận giáo dục thẩm mỹ của chủ nghĩa Mác luôn luôn
quan tâm tới khả năng thụ cảm, xúc cảm của con người.
Giáo dục thẩm mỹ theo cả hai nghĩa đều hướng tới làm cho con
người phát triển phong phú và hài hòa. Nghĩa là giáo dục thẩm mỹ nhằm
hình thành chủ thể thẩm mỹ biết hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo trên mọi
mặt của cuộc sống theo quy luật của cái đẹp.
1.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục nhân cách toàn diện bằng cái đẹp,
giúp học sinh nhận biết hiểu rõ thưởng thức, đánh giá cái đẹp, sống và
sáng tạo “theo quy luật cái đẹp” (Marx). Giáo dục thẩm mỹ rộng hơn
giáo dục nghệ thuật (giáo dục bằng cái đẹp trong nghệ thuật), rộng hơn
giáo dục mĩ học (dạy khoa học về cái đẹp). Giáo dục thẩm mỹ không biệt
lập với các mặt khác ngược lại, nó “có mặt” trong mọi hoạt động giáo
dục, là điều kiện đảm bảo hiệu quả của chúng. Giáo dục thẩm mỹ có liên
quan tới toàn bộ cuộc sống và hoạt động của con người. Nhiệm vụ của
giáo dục thẩm mỹ là hình thành ở chúng mối quan hệ thẩm mỹ đối với
hiện thực (thái độ thẩm mỹ), nhu cầu thẩm mỹ, thúc đẩy trẻ hoạt động
sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Giáo dục thẩm mỹ là một hệ thống
bao gồm nhiều hoạt động đa dạng nhằm hình thành văn hóa thẩm mỹ
(xúc cảm, tầm mắt, thị hiếu, lý tưởng, nhu cầu, quan điểm thẩm mỹ, nhu
cầu và năng lực làm chủ, sáng tạo cái đẹp và những giá trị nghệ thuật…)
1.3. Giáo dục thẩm mỹ với tư cách là môn khoa học để giáo dục trẻ
em:
Khi xem xét với tư cách giáo dục thẩm mỹ là đối tượng để giáo dục
trẻ em phát triển nhân cách toàn diện, thì giáo dục thẩm mỹ là một khái
niệm rộng, trong đó chủ yếu là giáo dục thái độ thẩm mỹ đối với thiên
nhiên, lao động đời sống xã hội, sinh hoạt và nghệ thuật. Bởi vì, thẩm mỹ
thuộc phạm trù quan hệ, đánh giá. Khi có quan hệ đến đối tượng thẩm
mỹ, cá nhân bộc lộ thái độ của mình qua sự đánh giá. Thái độ trong tâm lí
học được lí giải như là mối quan hệ giữa con người với hiện thực. Tất
nhiên thái độ phản ánh cả tập hợp động cơ, tình cảm ý thức. Thái độ thẩm
mỹ của trẻ với thế giới xung quanh là một hệ thống hoàn chỉnh của
những mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc của trẻ với những phẩm chất mỹ
học của xung quanh. Thái độ thẩm mỹ của trẻ bao gồm phản ừng xúc
cảm của trẻ với cái tuyệt vời, cái đẹp, những xúc cảm lành mạnh; hoạt
động sáng tạo của trẻ, nguyện vọng biến đổi xung quanh vừa sức mình,
cũng nhu đánh giá những sự kết hợp đẹp đẽ hài hòa về màu sắc âm
thanh…
Cùng với các công trình nghiên cứu khác, trong công trình nghiên
cứu của Savin N.V về bản chất của giáo dục thẩm mỹ và vai trò của nó
trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em. Theo ông, giáo dục thẩm
mỹ là giáo dục năng lực tri giác và hiểu đúng cái đẹp trong hiện thực
(thiên nhiên, lao động, các quan hệ xã hội, hành vi của con người….)
trong nghệ thuật; là phát triển các quan điểm thị hiếu tình cảm, nhu cầu
và năng lực tham gia xây dựng cái đẹp trong nghệ thuật và trong cuộc
sống.
Các nhà giáo dục học mẫu giáo ở Việt Nam cũng nhấn mạnh:
“Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống
vào nhân cách của trẻ nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái
đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục
lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo”.
1.4. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong trường mầm non.
Tuổi mẫu giáo là thời kì nhạy cảm với những “cái đẹp”xung
quanh, có thể nói đây là thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ,
những xúc cảm tích cực, dễ được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với
“cái đẹp”tạo nên trạnh thái tinh thần khoan khoái khiến trẻ cảm thấy gắn
bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, giáo dục lòng yêu cái
đẹp và năng lực đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo. Đối
với trẻ em tình cảm thẩm mỹ được hình thành từ rất sớm. Nó được nảy
sinh từ sự hấp dẫn của sự vật, hiện tượng xung quanh và từ nhu cầu hiểu
biết của trẻ. Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu riêng biệt trong hệ thống
nhu cầu xã họi của con người. Nó là trạng thái đòi hỏi thỏa mãn các thiếu
hụt về thẩm mỹ, về cái đẹp. Điều đó được thực hiện thông qua các hoạt
động ở trường mầm non trong đó việc cho trẻ được thao tác với các loại
đồ chơi dân gian là rất quan trọng.
Thiếu cái đẹp, đứa trẻ sẽ trở nên buồn rầu, khô héo. Già hơn trước
tuổi, thế giới tinh thần sẽ nghèo nàn, còm cõi, không những ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển nhiều mặt của trẻ mà còn làm thui chột biết bao
năng khiếu và phẩm chất tốt đẹp.
Trong giáo dục, nếu coi cấu trúc nhân cách trẻ em bao gồm bốn
mặt: thể chất. trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ thì ở trẻ mẫu giáo mặt thẩm mỹ
phát triển nhanh nhất bởi đặc trưng tâm lý của giai đoạn này được biểu
hiện rõ ở tính hình tượng, tính dễ xúc cảm, và tính đồng cảm. Hơn thế
nữa, bản thân sự phát triển thẩm mỹ dễ kéo theo sự phát triển các mặt
khác nhu đạo đức, trí tuệ và cả thể chất nữa. Đứa trẻ ở tuổi này không thể
tiếp nhận những lý sự khô khan về lẽ phải và cũng dễ khước từ những rao
giảng buồ tẻ về điều kiện, trái lại các cháu nhỏ sẽ rất nhạy cảm với những
điều đó nếu chúng được biểu hiện dưới hình thức sinh động và giàu màu
sắc xúc cảm. Nói cách khác, thông qua giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo
đức và giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo sẽ dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao
hơn.
- Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức
và giáo dục trí tuệ. Cảm xúc thẩm mỹ không những được xây dựng trên
cơ sở cảm thụ cái đẹp mà cón trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung tư
tưởng của tác phẩm nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng
lớn đến bộ mặt đạo đức của con người và làm cho tính cách của con
người thêm cao thượng. Cảm xúc thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc
sống của trẻ, góp phần giáo dục tính lạc quan yêu đời của các em. Khêu
gợi ở các em tính tích cực sáng tạo và ảnh hưởng đến việc hình thành mối
quan hệ của các em với cuộc sống và những người xung quanh. Giáo dục
thẩm mỹ lam cho sự tự giác được sắc bén hơn, giúp cho việc hiểu cái đã
tự giác được sâu sắc hơn và góp phần phát triển năng lực nhận thức của
con người.
- Giáo dục thẩm mỹ có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể
dục.
Bản thân lao động được tổ chức tốt là một phương tiện giáo
dục thẩm mỹ. Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh và tổ chức quá trình lao
động có tác dụng năng suất lao động. Sức khỏe và phát triển thể lực tốt,
tư thế đẹp bao giờ cũng gây ra cảm giác đẹp mặt và các tác dụng thẩm
mỹ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần của con người. Vẻ đẹp của
các thao tác, các vận động, của nhịp điệu kích thích hứng thú của trẻ đối
với việc tập thể dục và thể thao.
Với tất cả những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận
của giáo dục xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào việc hình thành
nhân cách phát triển toàn diện. Giáo dục thẩm mỹ cần được tiến hành
ngay ở lứa tuổi mẫu giáo. Các hình tượng nghệ thuật tác động vô cùng
mạnh mẽ đến trẻ em. Bởi vì trẻ cảm thụ nhờ tư duy trực quan hình tượng
của trẻ mẫu giáo đối với hiện thực xung quanh.
2. Đồ chơi, trò chơi dân gian với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ mầm
non.
2.1. Đồ chơi mẫu giáo
2.1.1. Khái niệm đồ chơi
Đồ chơi là phương tiện dùng để chơi, nó là những vật cụ thể giúp
trẻ cầm nắm dễ dàng. Đồ chơi nhằm phát triển các chức năng tâm lí và
hình thành nhân cách cho trẻ, trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mĩ
rất quan trọng. Vì vậy, đồ chơi phải kích thích được hoạt động của trẻ
đồng thời phải mang tính giáo dục và khơi gợi những tình cảm thẩm mỹ
tốt.
2.1.2. Ý nghĩa của đồ chơi
Đồ chơi mẫu giáo đối với người lớn (cô giáo) là phương tiện để tổ
chức cuộc sống và giáo dục trẻ mẫu giáo.
Đối với trẻ mẫu giáo thì đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu
được trong các trò chơi của mình, bởi vì chính đồ chơi đã giúp trẻ tạo ra
hoàn cảnh chơi, giúp trẻ thực hiện dự định chơi của mình, đồ chơi tạo
điều kiện cho trẻ nhập vai và hành động giống như thực, đáp ứng nhu cầu
bắt chước, được hành động như người lớn và làm quen với thế giới đồ vật
xung quanh, chính đồ chơi đã giúp trẻ liên kết với nhau để cùng chơi, giải
thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển, duy trì phát triển hứng
thú với trò chơi…
2.1.3. Lịch sử phát triển của đồ chơi và tính chất của nó
Đồ chơi có lẽ đã có từ thời nguyên thủy, trẻ em đã biết biến đồ vật
xung quanh làm thành đồ chơi như lõi ngô làm giả búp bê, nặn cô dâu và
chú rể từ đất sét v.v và người lớn cũng làm đồ chơi cho trẻ từ đất sét ( đồ
chơi bát đĩa, búp bê) từ những mẩu gỗ, da thú…
Vào thời HyLạp – Lamã, đồ chơi làm từ xương, có một số đồ chơi
vừa là đối tượng thờ cúng, vừa là đồ chơi cho trẻ chơi. Đến thời kỳ trung
cổ ở Pháp, Đức đã sản xuất đồ chơi cho trẻ em ( như bàn ghế, khối gỗ ,
cái giỏ con v.v…). Vào thế kỷ 17 – 18, đồ chơi được sản xuất từ nhiều
nguyên liệu khác nhau cho trẻ em quý tộc, đồ chơi rất đắt tiền, đồ chơi
quý hiếm. Những loại đồ chơi này phù hợp cho trang trí chứ không dùng
để cho trẻ chơi. Từ thế kỷ 19 trở đi, ở các nước phương Tây đã sản xuất
ra nhiều loại đồ chơi hiện đại, bên cạnh những đồ chơi công nghiệp thì đồ
chơi dân gian vẫn được bảo tồn như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Xô cũ,
Việt Nam…Điều dáng lưu tâm ở đây là, đồ chơi mang tính lích sử và
tính giai cấp. Đồ chơi đa dạng về chủng loại và nó thực sự đáp ứng nhu
cầu vui chơi của trẻ mẫu giáo.
2.1.4. Phân loại đồ chơi
Có nhiều nhà giáo dục đã quan tâm đến vấn đề phân loại đồ chơi ,
sau đây là một số cách phân loại đồ chơi mẫu giáo.
- A. Sự phân loại đồ chơi của A.X.Macarencô
Ông chia đồ chơi làm ba nhóm:
Nhóm 1: Đồ chơi làm sẵn ( búp bê, tàu thủy , ô tô…): nhóm đồ
chơi này có tác dụng làm nảy sinh ý định chơi giúp trẻ chú ý đến những
thao tác kỹ thuật với đồ chơi.
Nhóm 2: Đồ chơi làm dở chừng (các bức tranh cắt nhỏ để xếp
hình, bộ mẫu ghép hình v.v…) nhóm đồ chơi này giúp trẻ làm việc có kế
hoạch, có trình tự, đòi hỏi tư duy lôgic nhưng làm nhiều lần gây ra nhàm
chán cho trẻ.
Nhóm 3: Đồ chơi là vật liệu chơi( đất sét, cát, bìa, mẩu gỗ, hột, hạt
que…) phát huy tính tự lập và phát triển óc sáng tạo cũng như trí tưởng
tượng của trẻ.
Thực tế đã khẳng định rằng, không nên tách rời 3 nhóm riêng rẽ
mà nên kết hợp chúng với nhau khi tổ chức cho trẻ chơi và cô giáo cần
vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng loại trò chơi
trong từng độ tuổi của trẻ mẫu giáo.
- Cách phân loại đồ chơi của E.A.Phlorina.
Bà chia đồ chơi làm bốn nhóm:
Nhóm 1: Đồ chơi hình tượng ( miêu tả con người, động vật và các
loại đồ vật) loại đồ chơi này có từ lâu đời và được phổ biến rộng rãi.
Tác dụng của nhóm đồ chơi này nhằm mở rộng và chính xác lại một số
biểu tượng về xung quanh, phát triển trí óc tượng sáng tạo của trẻ, giúp
trẻ tạo ra hoàn cảnh tượng, gợi mở chủ đề và phát triển rộng mở chủ đề
chơi đã có từ trước.
Nhóm 2: Đồ chơi học tập.
Nhóm 3: Đồ chơi vận động
Nhóm 4: Đồ chơi vật liệu xếp hình
- Cách phân loại đồ chơi của E.A.Phlorina được ứng dụng rộng rãi
trên lí thuyết và trong thực tiễn. Tạo điều kiện thuân lợi cho việc lựa chọn
đồ chơi để tổ chức chơi cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau, cách chia này
phù hợp với từng loại trò chơi của trẻ. Tuy nhiên sự phân chia này vẫn
mang tính chất ước lệ
Cách phân chia đồ chơi hiện nay:
Ngày nay người ta phân loại đồ chơi dựa trên cơ sở sử dụng chúng
trong các loại trò chơi khác nhau:
Nhóm 1: Đồ chơi có chủ đề( búp bê, các con , đồ dùng sinh
hoạt…) cho các trò chơi đóng vai theo chủ đề
Nhóm 2: Đồ chơi- vật liệu chơi lắp ghép xây dựng
Nhóm 3: Đồ chơi học tập
Nhóm 4: Đồ chơi cho các trò chơi vận động, trò chơi thể thao.
Nhóm 5: Đồ chơi kỹ thuật
Nhóm 6: Đồ chơi hài hước, giải trí múa rối.
Nhóm 7: Đồ chơi phát ra âm thanh
Nhóm 8: Vật liệu chơi và đồ chơi tự tạo
Cách phân loại này giúp cho việc lựa chọn đồ chơi để tiến hành
từng loại đồ chơi thuận lợi, chọn có hệ thống đối với trẻ mẫu giáo. Mặc
dù vậy nó vẫn ít nhiều mang tính ước lệ.
2.2. Trò chơi mẫu giáo
2.2.1. Ý nghĩa của trò chơi
Đối với trẻ mầm non trò chơi là hoạt động không thể thiếu chính vì
vậy trò chơi cho trẻ phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn phù hợp với tâm lí
của trẻ. Khi chơi trẻ sẽ phát huy hết khả năng vốn có của trẻ qua đó củng
cố vốn kiến thức sẵn có, mở rộng kinh nghiệm cho trẻ. Trò chơi có ý
nghĩa vô cùng đối với trẻ là phương tiện để giáo dục và phát triển toàn
diện cho trẻ mầm non. Vì khi chơi trẻ sẽ phát huy hết khả năng vốn có
của trẻ để chơi, để cảm nhận từ đó sẽ giúp trẻ củng cố và mở rộng kinh
nghiệm.
2.2.2. Phân loại trò chơi
Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú về nội
dung, tính chất cũng như cách thức tổ chức chơi, do đó việc phân loại
trò chơi một cách chính xác gặp rất nhiều khó khăn.
a. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển
Đại diện cho kiểu phân loại này là hai nhà giáo dục học Ph.Phrebe
và Môntexôri (Ý). Các tác giả chia trò chơi thành ba nhóm:
- Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm phát triển và rèn luyện các giác
quan cho trẻ
- Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và tập luyện
vận động cho trẻ
- Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ
b. Phân loại trò chơi theo chức năng bản năng
Tác giả của cách phân loại này là K.Grooss, ông chia các trò
chơi thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Gồm các trò chơi thực hành ( trò chơi nhận cảm, trò
chơi trí tuệ, trò chơi vận động).
- Nhóm 2: Gồm các trò chơi theo bản năng (trò chơi săn bắn, trò
chơi chiến tranh, trò chơi bắt chước).
c. Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc của chơi
Tác giả của loại phân loại này là Giăng Piagiê, ông tách trò chơi