Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 4 của học sinh một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.64 KB, 69 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học
Sư phạm Hà nội 2, khoa Giáo dục Tiểu học, tổ bộ môn Tâm lí giáo dục đã tạo
điều kiện trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths.GVC
Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã hướng dẫn, động viên, tận tình giúp đỡ em
hoàn thành khoá luận này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học
sinh trường Tiểu học Xuân Hòa A, Tiểu học Trưng Nhị, Tiểu học
Lưu Quý An đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế.
Do thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế chắc chắn đề tài
của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ
bảo của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010.
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

1


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình. Những số liệu
và kết quả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố
trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010.
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

MỤC LỤC

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

2


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trang
Phần 1: Mở đầu

1

1. Lí do chọn đề tài

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

4

4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

4

5. Phạm vi nghiên cứu

4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

7. Giả thuyết khoa học

5

8. Các phương pháp nghiên cứu

5

9. Kế hoạch nghiên cứu


5

10. Cấu trúc khóa luận

6

Phần 2: Nội dung

7

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận

7

1.1. Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học

7

1.1.1. Kiểm tra

7

1.1.2. Đánh giá

10

1.1.3. Quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá

12


1.1.4. Vai trò của kiểm tra, đánh giá

13

1.2. Kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan

14

1.2.1. Khái niệm

14

1.2.2. Phân biệt trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

15

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

3


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan

18


1.2.4. Các loại trắc nghiệm khách quan

18

1.2.5. Quy trình kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan

22

1.2.6. Kỹ thuật xây dựng trắc nghiệm khách quan

22

1.2.7. Yêu cầu của đề trắc nghiệm khách quan

26

Chƣơng 2: Môn Toán lớp 4 và vấn đề sử dụng phƣơng pháp

28

trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh
2.1. Môn Toán ở Tiểu học

28

2.1.1. Vị trí, vai trò của môn Toán

28


2.1.2. Mục tiêu của môn Toán Tiểu học

28

2.1.3. Nội dung chương trình môn Toán Tiểu học

28

2.2. Môn Toán lớp 4 và vấn đề sử dụng phương pháp trắc nghiệm

29

khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
2.2.1. Đặc điểm của môn Toán 4

29

2.2.2. Mục tiêu dạy học Toán 4

32

2.2.3. Các hình thức kiểm tra môn Toán đối với học sinh lớp 4

33

2.2.4. Môn Toán và vấn đề sử dụng phương pháp trắc nghiệm kháh

34

quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4

Chƣơng 3: Thực trạng việc sử dung phƣơng pháp trắc nghiệm

35

khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
Toán lớp 4 của học sinh một số trƣờng tiểu học khu vực Thị xã
Phúc Yên
3.1. Thực trạng về việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

4

35


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

sinh lớp 4
3.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương pháp trắc

35

nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
Toán lớp 4
3.1.2. Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan


37

trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4
3.2. Nguyên nhân và biện pháp

50

3.2.1. Nguyên nhân

50

3.2.2. Biện pháp

52

Phần 3: Kết luận

56

Tài liệu tham khảo

59

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp
Phần 1: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng. Nó không chỉ là cơ sở để con người phát
triển toàn diện về mặt tư duy, nhận thức, mà còn là cơ sở để con người hình
thành các phẩm chất đạo đức, năng lực cần thiết của một người lao động mới.
Một trong những khâu quan trọng cần thiết trong giáo dục học sinh Tiểu
học, phát triển một con người toàn diện, đó là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập. Kiểm tra, đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy
học nói chung, trong dạy học ở Tiểu học nói riêng. Kiểm tra nhằm mục đích
giúp giáo viên nắm được trình độ kiến thức của học sinh. Từ đó giáo viên
điều chỉnh phương pháp dạy học, bổ sung những khiếm khuyết, lỗ hổng về
kiến thức cho học sinh. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá còn giúp học sinh tự
đánh giá, tự kiểm tra việc nắm vững kiến thức của mình để tự điều chỉnh hoạt
động học.
Những phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống như thi tự luận hoặc
vấn đáp ngoài những ưu điểm còn bộc lộ nhiều hạn chế như: các kì kiểm tra
kiến thức học sinh chưa thường xuyên, khối lượng kiến thức có thể kiểm tra
được ở mỗi lần là hạn chế, việc chấm bài còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn
chủ quan của người chấm… Để tạo điều kiện giúp học sinh tự đánh giá và
phát huy ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá thành quả học tập, ở nhiều nước trên
thế giới đã sử dụng phổ biến phương pháp trắc nghiệm khách quan. Đó là
phương pháp có rất nhiều ưu điểm như: đảm bảo tính khách quan khi chấm
điểm, cho phép trong thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, gây
được hứng thú và tính tích cực học tập ở học sinh…
Môn Toán ở trường Tiểu học là môn học quan trọng. Để đáp ứng mục
tiêu Giáo dục Tiểu học, chương trình môn Toán đã đưa ra những mục tiêu

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH


6


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

môn học nhằm khơi dậy tính tích cực hoạt động của học sinh. Vì vậy những
năm gần đây các nhà sư phạm đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán và đã đạt
được những kết quả bước đầu.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan không
phải là vấn đề hoàn toàn mới. Cho đến nay đã có nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Song chủ yếu mới chỉ là nghiên cứu về
mặt lí luận của phương pháp này còn thực trạng việc sử đụng phương pháp
trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Kế thừa những thành tựu
của các công trình nghiên cứu trước và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nên em
đã chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4 của học sinh
một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc” để nghiên
cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra, đánh giá đã được sử
dụng từ rất lâu trên thế giới:
- Từ thế kỉ XIX, Francis Galta (Anh) và sau đó là M.Cattell (Mỹ) đã sử
dụng trắc nghiệm về khả năng trí tuệ.
- Đến thế kỉ XX E.Toocđaica là người đầu tiên dùng trắc nghiệm để đo
trình độ kiến thức của học sinh đối với bộ môn Số học.

- Năm 1904 A.Binet – nhà Tâm lí học người Pháp đã nghiên cứu khả
năng dùng trắc nghiệm để xác định mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ em.
- Năm 1928 Mâyli đã dùng trắc nghiệm để nghiên cứu trí tuệ để phục vụ
tư vấn nghề nghiệp và giáo dục phổ thông.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Ở Mỹ, đầu thế kỉ XX bắt đầu sử dụng phương pháp trắc nghiệm vào
quá trình dạy học và đến năm1963 đã sử dụng máy tính điện tử thăm dò bằng
trắc nghiệm trên diện rộng. Ở Anh, thành lập hội đồng toàn quốc hàng năm
quyết định các mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn cho trường Trung học. Ở Trung
Quốc trắc nghiệm khách quan được áp dụng vào kì thi tuyển sinh Đại học trên
toàn quốc từ năm 1989. Ở Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan cũng sử dụng phương
pháp trắc nghiệm khách quan vào các kì thi trên qui mô toàn quốc.
Những năm gần đây hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương
pháp trắc nghiệm khách quan một cách rộng rãi và phổ biến trong quá trình
dạy học.
* Ở Việt Nam trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong các lĩnh
vực: tâm lí học, sinh học, vật lí… và các khoa học khác.
- Năm 1993, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Kĩ
thuật trắc nghiệm và ứng dụng ở đại học” của tác giả Lâm Quang Thiệp, Phan
Hữu Tiết, Nghiêm Xuân Hùng.

- Năm 1994, Vụ Đại học cho in cuốn “Những cơ sở của kĩ thuật trắc
nghiệm” do GS.TS Lâm Quang Tiệp chủ biên.
- Hiện nay phương pháp trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng khá
phổ biến trong các kì thi ở tất cả các bậc học, đặc biệt là kì thi tuyển sinh vào
các trường đại học, cao đẳng. Trong kì thi tuyển sinh vào Đại học năm 2006,
lần đầu tiên hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng với môn
Ngoại ngữ. PGS.TS Nguyễn Hữu Lân đánh giá đó là “ một khâu đột phá, một
cuộc cách mạng đầu tiên trong chiến lược cải cách giáo dục nói chung”.
*Ở Tiểu học: Có rất nhiều tác giả viết về việc sử dụng trắc nghiệm
khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học:

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

8


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tác giả Nguyễn Phụng Hoàng, Vũ Ngọc Lan (2006) có cuốn “
Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đo lường kết quả học tập”.
Tác giả Phó Đức Hoà có công trình “Xây dựng quy trình đánh giá
tri thức học sinh Tiểu học” và “Lý thuyết trắc nghiệm khách quan và thiết kế
bài tập trắc nghiệm ở Tiểu học”.
Đối với môn Toán ở trường Tiểu học cũng đã có rất nhiều tác giả viết về
phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
như: Trần Diên Hiển, Phạm Đình Thực, Nguyễn Danh Ninh, Đỗ Tiến Đạt…
Như vậy trắc nghiệm khách quan đã và đang được sử dụng khá phổ biến
trong quá trình dạy học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành tìm
hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong quá
trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4 ở Tiểu học. Trên cơ
sở đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao kết
quả học tập nói chung trong quá trình dạy học.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 4.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 4.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ
dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

9


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4
khu vực Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1.Tìm hiểu cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm khách quan

trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học.
6.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4 của học sinh một số
trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.
6.3.Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và đề xuất biện pháp
khắc phục.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm hiểu đúng thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4 và
đề xuất một số biện pháp hợp lí sẽ nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá nói
riêng và chất lượng dạy - học Toán ở Tiểu học nói riêng.
8. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học
9. Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 10/2009: Nhận đề tài nghiên cứu.
- Từ tháng 10/2009 đến tháng 1/2010: Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu cơ
sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
- Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2010: Tiến hành tìm hiểu thực trạng việc
sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

10


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4 ở một số trường Tiểu học khu vục
thị xã Phúc Yên.
- Tháng 4/2010: Phân tích tài liệu, số liệu hoàn thành bản viết lần 1.
- Tháng 5/2010: Hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
10. Cấu trúc của khoá luận tốt nghiệp
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Môn Toán Tiểu học và vấn đề sử dụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Chương 3: Thực trạng việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 4 của học sinh
một số trường Tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên.
Phần 3: Kết luận

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
Phần 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học

1.1.1. Kiểm tra
1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra
* Kiểm tra: là thuật ngữ chỉ cách thức hoạt động của giáo viên sử dụng
để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh
trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên
thì “Kiểm tra là sự xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.[523;12]
Theo Trần Bá Hoành thì “việc kiểm tra cung cấp dữ kiện, những thông
tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.
* Kiểm tra định tính và định lượng
Kiểm tra theo hướng định tính là phương thức thu thập thông tin về kết
quả học tập và rèn luyện của học sinh bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa
theo các tiêu chí giáo dục.
Kiểm tra theo hướng định lượng là phương thức thu thập thông tin về
kết quả học tập của học sinh bằng số như là điểm số hoặc số lần thực hiện của
những hoạt động nào đó.
Cách thức và phương tiện ghi nhận kết quả học tập của học sinh bằng
điểm số hay số lần thực hiện theo quy tắc đã tính trong kiểm tra là mang tính
chất định lượng. Còn chính điểm số vẫn chỉ là những kí hiệu gián tiếp phản
ánh trình độ học lực của mỗi học sinh mang ý nghĩa định tính. Như vậy bản
thân điểm số không có nghĩa về mặt định lượng. Ví dụ trong thang điểm 10
không thể nói trình độ của học sinh đạt điểm 8 là cao gấp đôi học sinh đạt
điểm 4.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

12


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

* Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
Phương pháp thi kiểm tra mà chúng ta vẫn thường dùng lâu nay được
các chuyên gia gọi là “trắc nghiệm tự luận” .Phương pháp mới để đo lường
thành quả học tập của học sinh dựa trên thao tác tư duy lựa chọn được gọi là
trắc nghiệm khách quan. Từ “khách quan” ở đây chỉ sự khách quan trong bộc
lộ kiền thức và khách quan trong cách chấm điểm. Thuật ngữ “Trắc nghiệm tự
luận” và “Trắc nghiệm khách quan” để phân biệt mang tính hình thức. Điều
này không có nghĩa trắc nghiệm tự luận là không khách quan và ngược lại.
Tự luận là cho phép tự do tương đối nào đó để trả lời một vấn đề đặt ra
nhưng đồng thời đòi hỏi nhớ kiến thức hơn là nhận biết thông tin và phải biết
sắp xếp diễn đạt ý kiến một cách chính xác, sáng sủa. Bài tự luận trong một
chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan, với người chấm khác
nhau điểm số có thể khác nhau. Thông thường một bài tự luận gồm ít câu hỏi
hơn do đó cần phải có nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi.
Trắc nghiệm là một phương pháp khoa học cho phép dùng một loạt
những động tác xác định để nghiên cứu một hay nhiều đặc điểm nhân cách,
phân biệt được bằng thực nghiệm với mục tiêu đi tới những mệnh đề lượng
hoá tối đa có thể được về mức độ biểu hiện tương đối của đặc điểm cần
nghiên cứu.
1.1.1.2 Các phương pháp kiểm tra
* Quan sát, theo dõi học sinh thường xuyên
Quan sát, theo dõi học sinh thường xuyên là phương pháp kiểm tra có
hiệu quả nhất. Tuy nhiên nó chỉ được thực hiện tốt trong điều kiện dạy học
mà ở đó học sinh được hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo. Học sinh được
độc lập làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được phát biểu, được tranh
luận.
Có hai kiểu quan sát:


Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

13


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Quan sát quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe học sinh đang thực hiện
các hoạt động học tập.
- Quan sát sản phẩm: là xem xét sản phẩm học tập của học sinh sau một
hoạt động.
* Kiểm tra miệng
- Kiểm tra miệng là một thuật ngữ chỉ hoạt đông đánh giá thường xuyên
và trực tiếp mặt đối mặt giữa giáo viên và học sinh trong mỗi bài mới hoặc
sau một vài bài đã dạy nhằm đo lường một số hành vi thể hiện sự hiểu biết và
khả năng ứng dụng những điều đã học của học sinh.
- Mục đích kiểm tra miệng
+ Giáo viên có thể theo dõi sự lĩnh hội và phát triển kiến thức, kĩ năng,
thái độ của học sinh một cách liên tục, nhờ vậy có thể có những biện pháp
điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học.
+ Giáo viên có thể có được hình ảnh thực sự rõ nét về trình độ của người
học, nhờ vậy có thể động viên, khuyến khích hoặc giúp đỡ học sinh trong học
tập.
* Kiểm tra viết
- Mục đích: giúp kiểm tra cùng một lúc nhiều học sinh, giúp học sinh
phát triển tư duy, giúp đánh giá tương đối khách quan trình độ học sinh.
- Phương pháp đánh giá: đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu và khả

năng vận dụng kiến thức của học sinh.
- Hình thức tổ chức: kiểm tra 15 phút, kiểm tra viết từ 40 phút trở lên.
- Hình thức câu hỏi: tự luận, trắc nghiệm khách quan, kết hợp cả hai. Để
đảm bảo đánh giá được toàn diện kết quả nhận thức của học sinh sau khi học
xong một chủ đề, một chương, một học kì hoặc một năm học và đảm bảo độ
chính xác tin cậy của kết quả đánh giá thì nên kết hợp cả hai hình thức tự luận
và trắc nghiệm khách quan.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

14


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.1.3 Các hình thức kiểm tra
* Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì
- Kiểm tra thường xuyên: là tiến hành thu thập thông tin về việc học tập
của học sinh một cách liên tục trong lớp học. Các hình thức kiểm tra thường
xuyên dùng để đánh giá những phương diện cụ thể hay những phần của
chương trình học.
- Kiểm tra định kì là phương thức xem xét kết quả học tập của học tập
của học sinh theo thời điểm.
Mục đích là giúp giáo viên biết xem mỗi học sinh đã tiếp thu được gì sau
mỗi đơn vị bài học để có thể kịp thời bổ khuyết hay điều chỉnh nội dung và
phương pháp dạy học những phần kế tiếp.
* Kiểm tra đột xuất chẩn đoán và kiểm tra tổng kết
- Kiểm tra đột xuất chẩn đoán: là phương thức xem xét kết quả học tập

không theo những thời điểm ấn định trước. Kết quả thu được từ các bài kiểm
tra đột xuất phản ánh hành vi học tập điển hình của người học, nghĩa là những
điều người học làm được trong điều kiện bình thường hay nỗ lực tối đa như
trong hình thức kiểm tra tổng kết.
- Kiểm tra tổng kết: là phương thức xem xét kết quả học tập được thực
hiện vào cuối khoá học, môn học. Các kết quả thu được từ kiểm tra tổng kết
chỉ ra khả năng của người học có thể đạt là gì khi nỗ nực hết mình cũng như
khi có sự chuẩn bị tối đa. Kiểm tra tổng kết còn được gọi là hình thức đánh
giá thành tích học tập của học sinh và có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lí.
1.1.2. Đánh giá
1.1.2.1 Khái niệm đánh giá: Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ
quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc đánh giá về
trình độ, phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

15


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong
quá trình kiểm tra.
Như vậy: Đánh giá không còn là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề
xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, đánh giá được xem là
khâu rất quan trọng, đan xen với khâu lập kế hoạch và triển khai công việc.
Hiện nay ở tiểu học sử dụng hai hình thức đánh giá:
- Đánh giá bằng nhận xét: Là giáo viên đưa ra những phân tích hoặc

những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử
dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học
tập của học sinh theo những tiêu chí cho trước. Các môn đánh giá bằng nhận
xét đánh giá theo hai mức:
+ Loại hoàn thành (A): Đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng
của môn học được nêu trong sổ theo dõi kết quả kiểm tra và đánh giá học sinh
ở từng lớp. Học sinh đạt được mức hoàn thành khi có từ 50% số nhận xét trở
lên trong từng kì học hay cả năm học. Những học sinh đạt loại hoàn thành
nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét
trong từng kì học hay cả năm học được đánh giá là hoàn thành tốt (A+).
+ Loại chưa hoàn thành (B): học sinh chưa hoàn thành khi chưa thực
hiện được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học.
- Đánh giá bằng điểm số: là sử dụng những mức điểm khác nhau trên
một thang điểm để chỉ ra những mức độ về kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã
thể hiện được một hoạt động hoặc sản phẩm học tập.
1.1.2.2. Các kĩ thuật đánh giá
- Quan sát: Là kĩ thuật đánh giá thông dụng nhất, giáo viên quan sát việc
học tập và hành vi của học sinh trong và ngoài lớp học. Trên cơ sở đó đưa ra
những đánh giá của mình.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

16


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Ghi chép hàng ngày của giáo viên qua bình luận mô tả do giáo viên

theo dõi, nhận thấy về những hành vi đáng chú ý của học sinh.
- Cho điểm: Điểm số phản ánh kết quả học tập của học sinh, đồng thời
cũng phản ánh cả kết quả giảng dạy của giáo viên. Muốn có sự phản ánh
chính xác, người giáo viên cần có thái độ khách quan và tinh thần trách nhiệm
cao trong việc cho điểm học sinh. Không nên quá dễ dãi khi cho điểm cũng
như thiên vị giữa các học sinh. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập
của học sinh.
Mục đích rất quan trọng của kiểm tra, đánh giá là giúp giáo viên thấy
được kết quả giảng dạy của mình, phát hiện kịp thời các sai lầm đồng thời đề
ra các biện pháp cải tiến dạy học. Vì vậy, sau mỗi lần kiểm tra giáo viên cần
tiến hành song song hai công việc: phân tích kết quả và đề ra giải pháp.
1.1.3. Quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng hiệu quả của giáo dục và hai khâu này có quan hệ biện chứng
với nhau, luôn song hành cùng nhau. Kiểm tra cung cấp những dữ kiện những
thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Hiệu quả của kiểm tra càng bộc lộ rõ nếu có kèm theo sự đánh giá đúng
mức và công bằng của thầy giáo và tập thể học sinh. Có đánh giá phân tích
kết quả của kiểm tra, giáo viên mới biết được sự phù hợp hay không phù hợp
giữa tình trạng kiến thức, kĩ năng của học sinh với tiêu chuẩn đã xác định một
cách khách quan, qua đó nhằm xác định thực trạng tính cách, năng lực cũng
như sự tiến bộ của học sinh. Đồng thời qua đó, giáo viên cũng nắm được kết
quả của việc kiểm tra, thấy được bài kiểm tra có vừa sức với học sinh không.
Từ đó giáo viên có thể điều chỉnh, tìm những phương pháp hữu hiệu hơn.
Như vậy cơ sở quan trọng để đánh giá là bài kiểm tra nhưng ngoài ra
giáo viên còn phải căn cứ vào quá trình theo dõi học sinh thì mới đánh giá

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

17



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

đúng thực chất năng lực của học sinh đó. Vì vậy mà hai học sinh cùng đạt
điểm số như nhau nhưng có thể được giáo viên đánh giá khác nhau.
Tóm lại, kiểm tra cung cấp tài liệu cho đánh giá, còn đánh giá là thể hiện
hiệu quả của kiểm tra. Vì vậy trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, nó đảm bảo cho hoạt
động đào tạo luôn đi theo quỹ đạo đã định, đảm bảo kết quả đào tạo tối ưu.
1.1.4. Vai trò của kiểm tra, đánh giá
1.1.4.1. Đối với học sinh
Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời
những thông tin “liên hệ ngược trong” giúp người học tự điều chỉnh hoạt
động học.
Về mặt giáo dưỡng: Kiểm tra, đánh giá chỉ cho mỗi học sinh thấy mình
đã tiếp thu được những điều vừa học đến mức độ nào, còn những lỗ hổng nào
cần phải bổ khuyết trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập, có
cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình
học tập đó.
Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Thông qua kiểm tra, đánh giá học
sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, chính
xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. Nếu việc kiểm tra, đánh giá
chú trọng phát huy trí thông minh, học sinh có thuận lợi để phát triển năng
lực, thông minh sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
những tình huống thực tế.
Về mặt giáo dục: Kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ
giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý chí vươn lên đạt

những kết quả cao hơn, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, nâng cao
tính tự giác khắc phục chủ quan tự mãn.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

18


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.4.2. Đối với giáo viên
Việc kiểm tra, đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin
“liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh hoạt đông dạy.
Kiểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên, tạo điều kiện cho
giáo viên nắm vững một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ
của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đỡ riêng
thích hợp đối với học sinh giỏi và học sinh kém qua đó nâng cao chất lượng
học tập chung của cả lớp.
Kiểm tra, đánh giá được tiến hành một cách công phu không chỉ cung
cấp cho giáo viên những thông tin về trình độ chung của cả lớp mà còn giúp
giáo viên nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để
động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. Người giáo viên có trách nhiệm và kinh
nghiệm thường xem kiểm tra, đánh giá như một biện pháp cá nhân hoá dạy
học, giúp cho học sinh tự đánh giá để tự quyết định cách học cho phù hợp với
mình.
Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những
cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình đang theo
đuổi, nhất là đối với những giáo viên tâm huyết muốn hoàn thiện việc dạy học

của mình bằng con đường thực nghiệm nghiên cứu khoa học giáo dục.
1.1.4.3. Đối với cán bộ quản lí giáo dục
Kiểm tra, đánh giá học sinh cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục các
cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong mỗi đơn vị giáo
dục, từ đó đề xuất giải pháp thích hợp về điều chỉnh chương trình và tài liệu
học tập, về phương pháp dạy học, về các phương tiện và thiết bị dạy học để
cải thiện chất lượng học tập của học sinh.
1.2. Kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan
1.2.1. Khái niệm

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

19


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trắc nghiệm là một công cụ hay qui trình có hệ thống nhằm đo lường
mức độ cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể nào đó (Gronlund, 1981)
[17; 8].
Có nhiều loại trắc nghiệm khác nhau tuỳ thuộc vào các tiêu chí lựa chọn
để phân loại như: nội dung, cách làm, cơ chế và cơ cấu làm cơ sở cho phương
pháp trắc nghiệm. Có thể phân thành hai loại chính: trắc nghiệm tâm lí và trắc
nghiệm giáo dục.
- Trắc nghiệm tâm lí: chủ yếu để kiểm tra tư duy, tiềm năng của con
người.
- Trắc nghiệm giáo dục: mang tính chất ứng dụng, nhằm đánh giá năng
lực thực tế của người học.

Trắc nghiệm giáo dục được phân thành trắc nghiệm tự luận và trắc
nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay
mô hình (tranh, ảnh, sơ đồ) và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản, hay
một từ, cụm từ, đôi khi là các con số…
Trắc nghiệm khách quan mang tính qui ước vì hệ thống đánh giá bằng
điểm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người đánh giá.
1.2.2. Phân biệt trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
1.2.2.1. Trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm tự luận là bài kiểm tra (theo cách hiểu truyền thống). Trong
đó nhà sư phạm đưa ra một hoặc nhiều yêu cầu, đôi khi là bài toán nhận thức
và đòi hỏi người học phải phân tích các yêu cầu hoặc giải quyết bài toán.
Trắc nghiệm tự luận kiểm tra, đánh giá được quá trình tư duy đi đến kết
quả của người học, giúp hình thành và rèn luyện kĩ năng trình bày văn bản
đồng thời phát huy tối đa khả năng phân tích và vốn sống của người học. Với

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

20


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trắc nghiệm tự luận, nhà sư phạm dễ ra câu hỏi kiểm tra và hạn chế khả năng
đoán mò của người học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó trắc nghiệm tự luận cũng có những hạn chế nhất
định. Câu hỏi trong trắc nghiệm tự luận thường mang tính áp đặt, nội dung

không đa dạng phong phú. Trong cùng một thời gian lượng kiến thức kiểm tra
được ít, mất nhiều thời gian làm bài kiểm tra và đặc biệt là hạn chế tính khách
quan trong đánh giá.
1.2.2.1. Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan được đề cập đến ở nước ta vào những năm 70
của thế kỉ XX, song phải tới những năm 90 mới bắt đầu được quan tâm, tìm
hiểu.
Trắc nghiệm khách quan là đề kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra các
mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án
phù hợp.
Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu
hỏi hay mô hình (tranh ảnh, sơ đồ…) và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn
giản, hay một từ, một cụm từ, đôi khi là các số… Trắc nghiệm khách quan
mang tính quy ước vì hệ thống đánh giá bằng điểm mang tính khách quan,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.
1.2.2.2. So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan hay tự luận đều nhằm một mục đích duy nhất
là đánh giá kết quả giáo dục của người học. Giữa chúng có sự khác biệt song
cũng có những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa hai khái niệm này chỉ
mang tính tương đối.
Giống nhau
- Đo lường và đánh giá được các kết quả giáo dục của người học.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

21


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

- Nhằm mục đích kiểm tra trình độ nhận thức hiện có của người học,
tạo cho người học sự hứng thú trong học tập.
- Kết quả đánh giá của trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận,
nếu khách quan luôn đủ độ tin cậy.
Khác nhau
Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm tự luận

- Người học phải lựa chọn câu

- Người học phải tự thiết kế

trả lời phù hợp nhất trong số các câu câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn
trả lời cho sẵn.

ngữ của bản thân.

- Câu hỏi mang tính hành động,
áp dụng.

- Câu hỏi mang tính áp đặt,
chủ yếu là học thuộc.

- Trắc nghiệm khách quan đòi
hỏi những câu trả lời ngắn gọn.

- Trắc nghiệm tự luận đòi hỏi

người học phải suy nghĩ, phân tích
và trình bày đủ ý.

- Chất lượng của bài trắc nghiệm

- Chất lượng của bài tự luận

phụ thuộc chủ yếu vào người xây phụ thuộc vào người đánh giá.
dựng bài trắc nghiệm.
- Điểm số đánh giá của bài trắc

- Điểm số đánh giá của bài tự

nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào người luận được kiểm soát chủ yếu bởi
xây dựng bài trắc nghiệm.

người đánh giá.

- Đánh giá được nhiều học sinh
trong thời gian ngắn.

- Đánh giá được ít thời gian
trong thời gian ngắn.

- Nội dung đánh giá đa dạng và
rộng.

- Nội dung đánh giá mang
tính khu biệt, theo từng lĩnh vực.


- Chỉ đánh giá được kết quả mà

- Đánh giá được kết quả và

không kiểm soát được quá trình tư kiểm soát được quá trình tư duy để
duy để đi đến kết quả của người học.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

đi đến kết quả của người học.

22


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3. Ƣu - nhƣợc điếm của trắc nghiệm khách quan
1.2.3.1. Ưu điểm
- Trong một thời gian nhất định, có thể kiểm tra một lượng thông tin lớn
đối với người học.
- Người học hứng thú trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra kiến thức một cách toàn diện đối với người học.
- Khách quan hoá quá trình kiểm tra, đánh giá.
- Kích thích tính sáng tạo, linh hoạt của người học.
1.2.3.2. Nhược điểm
- Mất nhiều thời gian khi soạn bài trắc nghiệm khách quan.
- Do kĩ thuật xây dựng trắc nghiệm có sẵn các phương án trả lời nên
nhiệm vụ của người học chỉ là lựa chọn ra câu trả lời phù hợp. Việc đánh giá

kết quả học tập của các phương án mà người học lựa chọn, trong khi quá trình
tư duy để đi đến kết quả lại ẩn sau câu trả lời hoặc lựa chọn đó. Chính vì vậy,
trắc nghiệm khách quan chỉ đánh giá kết quả chứ không đánh giá được quá
trình tư duy để đi đến kết quả.
- Trong quá trình làm bài, một phần tính ngẫu nhiên, đoán mò vẫn xen
vào trong tư duy của người học.
1.2.4. Các loại trắc nghiệm khách quan
1.2.4.1. Trắc nghiệm Đúng – Sai
- Trắc nghiệm Đúng – Sai là trắc nghiệm đưa ra từ một đến hai mệnh đề
(câu hỏi) và yêu cầu người học lựa chọn mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai.
+ Trắc nghiệm có một mệnh đề, yêu cầu người học điền đúng hoặc sai.
+ Trắc nghiệm có hai mệnh đề, nếu một mệnh đề đúng (Đ) thì mệnh đề
còn lại là sai (S).

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

23


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Hạn chế của trắc nghiệm Đúng – Sai là ở chỗ tính ngẫu nhiên, may rủi
xen lẫn trong tư duy của người học. Có thể đặt nhiều mệnh đề (câu hỏi) trong
một bài trắc nghiệm để giảm hạn chế của bài kiểm tra.
- Yêu cầu khi viết trắc nghiệm Đúng – Sai: Câu viết phải ngắn gọn, rõ
ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng hay sai:
1.2.4.2. Trắc nghiệm Lựa chọn
- Trắc nghiệm Lựa chọn là loại trắc nghiệm mà nhà sư phạm đưa ra một

mệnh đề có nhiều lựa chọn khác nhau và người học phải lựa chọn câu trả lời
phù hợp với yêu cầu đề ra. Trắc nghiệm này gồm hai phần: câu dẫn và câu lựa
chọn
+ Câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng tạo cơ sở để lựa chọn.
+ Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời. Người học sẽ chọn một
phương án trả lời duy nhất đúng (hay đúng nhất), những phương án còn lại là
phương án nhiễu (phương án sai).
- Ưu điểm: Trắc nghiệm Lựa chọn có nhiều ưu điểm như: độ tin cậy cao,
yếu tố ngẫu nhiên thấp, đảm bảo độ giá trị, có thể đo được khả năng của
người học như : nhớ, thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp… Với trắc
nghiệm Lựa chọn, tính tương đối khi lựa chọn của người học thay thế cho tính
tuyệt đối trong trắc nghiệm Đúng – Sai, do đó đảm bảo tính phân hoá cao
trong kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, trắc nghiệm Lựa chọn là loại trắc
nghiệm được sử dụng nhiều nhất ở Tiểu học hiện nay.
- Yêu cầu khi thiết kế trắc nghiệm Lựa chọn: Khi soạn trắc nghiệm Lựa
chọn cần phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Phần câu dẫn đôi khi là
câu hỏi hoặc câu nhận định chưa hoàn chỉnh. Các phương án trả lời phải cùng
một cách viết và gần giống nhau để tăng độ “nhiễu”, đồng thời phương án
“nhiễu” cần được diễn đạt sao cho hợp lí và cảm giác có độ tin cậy cao. Các

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

24


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

phương án lựa chọn được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo một trình tự logic

nào cả.
1.2.4.3. Trắc nghiệm Nối cột
- Trắc nghiệm Nối cột (hay còn gọi là trắc nghiệm ghép đôi, đối chiếu
cặp đôi) là loại trắc nghiệm mà nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề ở các cột
khác nhau (thường là hai cột A và B) trong đó số các mệnh đề có thể tương
đương hoặc không tương đương, từ đó yêu cầu người học nối hai mệnh đề ở
hai cột tương ứng ở hai cột theo yêu cầu đề ra.
- Trắc nghiệm dạng này bao gồm hai dãy thông tin gọi là câu dẫn và câu
đáp (cột A và cột B). Ở Tiểu học thường hai dãy thông tin này có số mệnh đề
bằng nhau (cân bằng) hoặc không bằng nhau chứa đựng một nội dung theo
yêu cầu đề bài. Nhiệm vụ của người học là nối (hay ghép) các nội dung của
hai cột lại cho thích hợp.
- Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm Nối cột
+ Ưu điểm của loại này là dễ thiết kế va sử dụng trắc nghiệm; yếu tố
may rủi, ngẫu nhiên giảm hẳn.
+ Nhược điểm là mất nhiều thời gian cho việc thiết kế và xây dựng câu
trắc nghiệm.
- Yêu cầu khi thiết kế trắc nghiệm Nối cột: Khi soạn trắc nghiệm Nối cột
cần phải sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng, mang tính đồng nhất,
các mệnh đề nên được sắp xếp một cách ngẫu nhiên.
1.2.4.3. Trắc nghiệm Điền khuyết
- Các dạng trắc nghiệm Điền khuyết:
+ Câu trả lời ngắn: Trả lời theo yêu cầu của bài bằng một từ hay cụm từ
(đôi khi là các con số) cho một câu hỏi (mệnh đề yêu cầu) trực tiếp hay một
câu nhận định chưa đầy đủ.

Nguyễn Thị Lan – K32A GDTH

25



×