Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của khái hưng trong tiểu thuyết nửa chừng xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.89 KB, 71 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
************
TRẦN THỊ THƯƠNG

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ
NHÂN VẬT CỦA KHÁI HƯNG TRONG
TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG XUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành khoa học: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
THS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

Hà Nội – 2011

Trần Thị Thương

1

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình triển khai khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Th.S Thành Đức Bảo Thắng, các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cơ giáo trong tổ Văn học Việt
Nam.
Nhân khóa luận hồn thành, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, lời cảm ơn
chân thành đến các thầy cô giáo đã động viên, chỉ bảo chúng tơi trong suốt
q trình triển khai và nghiên cứu khóa luận.
Dù đã rất cố gắng, nhưng khóa luận chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót.
Chúng tơi mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
và các bạn sinh viên để khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thương

Trần Thị Thương

2

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tơi trình bày trong khóa luận
với đề tài : “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng
xuân” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác
giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011.
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thương

Trần Thị Thương

3

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu


3

1.Lí do chọn đề tài

3

2. Lịch sử vấn đề

4

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu

5

6. Đóng góp của khóa luận

6

7. Bố cục của khóa luận

6


Nội dung

7
7

Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Tình hình xã hội, văn học những năm đầu thế kỷ XX

7

1.1.1. Tình hình xã hội

7

1.1.2. Tình hình văn học

8

1.2. Vài nét về “Tự lực văn đồn”

9

1.2.1. Tổ chức

9

1.2.2. Tơn chỉ

13


1.2.3. Các chặng đường phát triển

15

1.2.4. Thành tựu

19

1.3. Khái Hưng, vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn

23

1.3.1. Khái Hưng

27

1.3.2. Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đồn

30

Trần Thị Thương

4

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

1.4. Vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết

34

1.5. Giới thiệu tiểu thuyết Nửa chừng xuân

38

Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình, hành
động và thiên nhiên
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống

45

2.1.1. Tình huống căng thẳng

45

2.1.2. Tình huống gợi cảm, nhẹ nhàng

50

2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và hành động
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngoại hình và những biểu hiện

53
54


bên ngoài
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua hành động

56

2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua thiên nhiên

58

Chương 3: Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ

63

3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ đối thoại

63

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ trần thuật và độc thoại nội

66

tâm
3.2.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ trần thuật

68

3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua độc thoại nội tâm

69


Kết luận

70

Tài liệu tham khảo

71

Trần Thị Thương

5

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
Tự lực văn đồn ra đời và phát triển trong khoảng 10 năm (1932 – 1942),
tuy thời gian hoạt động không dài nhưng văn phái này đã có những đóng góp
khơng nhỏ cho văn học dân tộc. Những tác gia văn học là thành viên của Tự
lực văn đoàn đã để lại một di sản tương đối lớn gồm nhiều tác phẩm với đủ
mọi thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận phê
bình…
Trải qua hơn nửa thế kỉ với bao thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu biến đổi
của lòng người, có nhiều tác phẩm trong đó khơng cịn giá trị như xưa, mà trở
thành lạc hậu so với thời cuộc và bị trả về với dĩ vãng. Có những tác giả bị

độc giả bỏ lại, và rồi dần rơi vào qn lãng. Nhưng có những tên tuổi hơm
nay khi nhắc lại vẫn có những nét hấp dẫn riêng khiến người ta cứ muốn
khám phá, tìm hiểu thêm mãi; có những cái tên vẫn được độc giả ngày nay
tìm đến với sự trân trọng, ngưỡng mộ… Và, một trong những cái tên đắt giá
ấy là Khái Hưng – cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn.
1.1. Khái Hưng là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả trong Tự lực văn đồn.
Tài năng của ơng thể hiện trên nhiều lĩnh vực: truyện dài, truyện vừa, truyện
ngắn, tiểu thuyết lịch sử, kịch, truyện khôi hài, truyện nhi đồng, thời sự… ở
lĩnh vực nào ơng cũng rất thành cơng và có phần trội hơn so với những tác giả
cùng thời. Nhưng văn nghiệp chính và lĩnh vực gặt hái được nhiều thành công
của ông là tiểu thuyết. “Khái Hưng trong văn xuôi cũng như Xuân Diệu trong
thơ được xem là những nhà văn, nhà thơ của cái mới, của tuổi trẻ và lòng yêu
đời.” [4; 93]. Đọc những cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng, người đọc bắt gặp
nơi đây một tài năng văn chương thực thụ: tiểu thuyết của Khái Hưng có “đề
tài gần gũi với cuộc sống, bố cục vững vàng, tình tiết hấp dẫn, nội dung bình
dị, quan sát tinh tường, tâm lý sinh động, bút pháp gọn gàng, trong sáng.”
Trần Thị Thương

6

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

[16; 44]. Đặc biệt, Khái Hưng còn là một nhà quan sát tâm lý rất sành sỏi.
Trải dọc theo từng trang tiểu thuyết của Khái Hưng, người đọc như cùng trải
theo hành trình đi khám phá “con người bên trong con người” với tác giả.

Những diễn biến tình cảm tinh vi, những vi mạch tâm lý thầm kín nhỏ nhặt
nhất của nhân vật cũng được tác giả cảm nhận, thể hiện một cách tinh tế, xuất
sắc. Trong một con người, những gì cịn là bí ẩn, những gì cịn khuất lấp,
thuộc cái bề sau, bề sâu, bề xa, khó thấy, khó nắm bắt nhất thì trong tiểu
thuyết của mình, Khái Hưng đã làm tất cả trở nên tỏ tường, sáng rõ.
1.2. Sau tiếng vang lớn từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồn bướm mơ tiên,
Khái Hưng tiếp tục chinh phục trái tim độc giả bằng cuốn tiểu thuyết thứ hai
thành cơng hơn, độc đáo hơn, đó là tiểu thuyết Nửa chừng xuân. Ở Nửa
chừng xuân có sự xen kẽ giữa cái thực và hư, hiện thực và lãng mạn. Đọc
Nửa chừng xuân, cảm tưởng rõ rệt nhất là tác phẩm này đã khắc phục được
những hạn chế của lối viết truyện theo kiểu cổ còn ảnh hưởng nặng trong các
tiểu thuyết trước đó. Nó là tiểu thuyết của thời kì hiện đại, nằm trong quỹ đạo
văn chương hiện đại. Đây cũng là nơi thể hiện tài năng cây bút Khái Hưng,
nơi ơng phát huy được sở trường của mình: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật. Những rung động tâm hồn, những đau đớn, xót xa, những hỉ, nộ, ái, ố
diễn ra phức tạp ở đời sống bên trong nhân vật được Khái Hưng lột tả, phát
hiện một cách sống động, tinh tế, thể hiện sự quan sát tâm lý rất sành sỏi của
Khái Hưng. Nếu theo quan niệm về một cuốn tiểu thuyết hay như Nhất Linh:
“Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thật cả về bề trong lẫn
bề ngoài, diễn được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời,
đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của
tâm hồn bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động
những nhân vật cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của họ.” [13; 41]. Thì Nửa
chừng xuân đúng là một cuốn tiểu thuyết hay.
Trần Thị Thương

7

K33A –Ngữ văn



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Tiếp cận tiểu thuyết Nửa chừng xuân từ góc độ nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật sẽ hứa hẹn mở ra những khám phá mới mẻ, sâu sắc. Với đề tài
này, chúng tơi có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm, về tâm lý của thế hệ thanh
niên 1932 – 1945. Đồng thời thấy được tài năng của Khái Hưng ở thể loại tiểu
thuyết. Thực hiện đề tài này, chúng tơi mong muốn mang đến một đóng góp
nhỏ trong việc nghiên cứu, đánh giá với cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về
tác phẩm cũng như tác giả Khái Hưng. Ngồi ra nó cịn mang ý nghĩa lớn
trong việc học tập và bước đầu làm nghiên cứu văn chương của một sinh viên
Ngữ văn trước ngưỡng cửa của nghề nghiệp tương lai.
Với những lí do trên chúng tơi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật miêu tả tâm
lý nhân vật của Khái Hưng trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân.”
2. Lịch sử vấn đề.
Hơn 80 năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết về tiểu
thuyết của Khái Hưng trên nhiều phương diện cả về nội dung và hình thức.
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả giành nhiều sự quan
tâm đến tiểu thuyết Nửa chừng xuân. Nhất là những năm gần đây có nhiều
cơng trình lớn nghiên cứu về Khái Hưng, trong đó phải kể đến một số cơng
trình tiêu biểu:
Ngơ Văn Thư với Bàn về tiểu thuyết Khái Hưng, (1958), Nxb Thế giới.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Ngơ Văn Thư có cái nhìn tồn diện và
hệ thống về tiểu thuyết Khái Hưng, trong đó ơng có nhận xét về nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng trong Nửa chừng xuân: “ông miêu tả
tâm lý nhân vật qua việc thấu hiểu những việc xảy ra, những suy nghĩ, cử chỉ,
động tác, những đối thoại ở những thời điểm, hồn cảnh khác nhau.”
Nguyễn Văn Xung trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đồn (1958),

Nxb Tân Việt, Sài Gịn thì cho rằng: “Khái Hưng cịn là một nhà quan sát
tâm lý rất sành sỏi.”. Tiểu thuyết của ông là sự hiện diện “những trạng huống
Trần Thị Thương

8

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

bất ngờ của tâm hồn, những phản ứng kỳ lạ của tâm lý… đã được nêu ra và
phân tích một cách tinh vi.” Ngoài ra tác giả cũng đưa ra những đánh giá về
tiểu thuyết Nửa chừng xuân, nhưng việc đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm
lý nhân vật trong tiểu thuyết này còn mờ nhạt.
Trong một bài nghiên cứu của mình, GS Nguyễn Hồnh Khung cũng nhận
định: “Người đọc đương thời đã coi Khái Hưng là nhà văn gần gũi nhất của
phụ nữ, chẳng những ở nhân vật “gái mới” thông minh, duyên dáng, mà cả
những nhân vật phụ nữ phái cũ tiêu biểu cho tâm lý lối sống gia đình cũ, với
vai trị chi phối gia đình của họ. Những bà án (Nửa chừng xuân), Nga ( Gia
đình) và bà Ba (Thừa tự), bà Phán Trinh (Thốt ly) đều rất thật, rất sống, đó
là những hình tượng của chủ nghĩa hiện thực.” (Nguyễn Hồnh Khung – Văn
xi lãng mạn Việt Nam).
Nhà nghiên cứu Bàng Bá Lân trong cuốn Việt văn bình giảng cho rằng
Khái Hưng: “chú ý trình bày cuộc xung đột của hai phe mới và cũ về vấn đề
tự do kết hôn” và nhấn mạnh “tác giả muốn đề cao một lý tưởng về hạnh
phúc của con người, của những tâm hồn cao thượng thường thấy ở thế hệ đã
qua, ở thế hệ cịn tơn trọng tinh thần hơn vật chất.” [13; 332]

Còn Phan Cự Đệ khẳng định tài năng của Khái Hưng như sau: “những lúc
Khái Hưng phê phán lễ giáo và những tên trọc phú phong kiến thì ngịi bút
sắc sảo của ơng có khả năng dựng lên được những bức chân dung sinh động
gần với cuộc sống thực”, và ông cũng rất thành công trong việc diễn tả “tâm
lý của phụ nữ, của các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là của tầng lớp thanh
niên tiểu tư sản.” [1; 189]
Hà Minh Đức với cơng trình: Tự lực văn đồn, trào lưu – tác giả,
(2007),Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách có đăng nhiều những cơng trình
nghiên cứu về nhóm Tự lực văn đồn, trong đó tác giả cũng dành khá nhiều
trang viết về tác giả Khái Hưng cũng như những nhận xét, đánh giá về tác
Trần Thị Thương

9

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

phẩm Nửa chừng xuân: “Nửa chừng xuân có một cốt truyện hấp dẫn với
nhiều tình huống éo le, nhưng khơng xa lạ. Khái Hưng với nghệ thuật tiểu
thuyết khá vững vàng đã dẫn dắt mạch chuyện uyển chuyển linh hoạt, khi đi
vào chiều sâu tâm lý nhân vật, khi đối thoại sắc sảo, khi gợi những cảm xúc
tinh vi ở người đọc.”[4; 220] hay: “Nửa chừng xuân là cuốn tiểu thuyết có
nhiều yếu tố hiện thực tiến bộ và có giá trị nghệ thuật, góp phần vào sự đổi
mới của tiểu thuyết Việt Nam trong thời kỳ đầu phát triển.” [4; 225]. Tuy vậy,
vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân
lại chưa được tác giả quan tâm thỏa đáng.

Như vậy, từ khi tiểu thuyết Nửa chừng xuân ra đời cho tới nay đã có
nhiều nhà nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về tác phẩm. Nhưng phương diện
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết này chưa được khai thác
cụ thể, sâu sắc. Từ những nhận định trên, chúng tôi xây dựng, đi sâu nghiên
cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng trong tiểu
thuyết Nửa chừng xuân”. Từ đó thấy được cái hay của tác phẩm, tài năng của
tác giả và những đóng góp quan trọng đối với q trình hiện đại hóa văn học
dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng, đề tài “Nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng trong tiểu thuyết Nửa chừng
xn”, khóa luận hướng tới việc tìm ra những nét độc đáo, mới lạ trong nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng, qua đó cảm nhận được cái hay
của tác phẩm, thấy được tài năng của tác giả.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài chủ yếu đi sâu vào khai thác “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
của Khái Hưng trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân.”
Trần Thị Thương

10

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4.2. Phạm vi

Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi giới hạn phạm vi
nghiên cứu là tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng.
Trong quá trình phân tích tìm hiểu để có sự đánh giá thỏa đáng, chúng
tơi có sự so sánh, đối chiếu với các tác phẩm khác của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp này giúp chúng ta làm rõ các cách thức, thủ pháp miêu tả tâm
lý nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng.
5.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được những nét chung,
nhất là những điểm khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của
nhà văn đối với từng nhân vật. Trong những trường hợp cần thiết, cơng trình
cũng so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật với các tác phẩm khác cùng
thời với ơng.
5.3. Phương pháp hệ thống
Có thể xem tiểu thuyết Nửa chừng xuân là một hệ thống khá hồn chỉnh.
Chúng tơi quan niệm rằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu
thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng là một yếu tố nằm trong hệ thống
này. Vì vậy, mỗi đối tượng, mỗi vấn đề khảo sát ở đây đều được đặt trong
cùng một hệ thống duy nhất.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu
thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng. Đồng thời là một tư liệu tham khảo
thiết thực trong việc tìm hiểu tiểu thuyết Khái Hưng.

Trần Thị Thương

11

K33A –Ngữ văn



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngoại hình, hành động và thiên
nhiên
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ.

Trần Thị Thương

12

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tình hình xã hội, văn học những năm đầu thế kỷ XX
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là một thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân

tộc nói chung và trong lịch sử văn học nói riêng. Khơng đầy nửa thế kỷ, xã
hội Việt Nam đã có những nhiều thay đổi lớn lao chưa từng thấy, dẫn đến
những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Đến thời kì này nền
văn hóa và tâm hồn người Việt có điều kiện vượt được ra ngoài giới hạn của
khu vực ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Hòa
nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo
hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn.
1.1.1. Tình hình xã hội
Năm 1858 giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta. Sau khi
bình định tồn cõi Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành củng cố chính quyền,
chúng đi sâu vào công cuộc khai thác thuộc địa trên tất cả các mặt: Kinh tế,
chính trị, văn hóa… khai thác triệt để mọi tiềm lực, khiến đời sống nhân dân
vô cùng khổ cực. Những cuộc khởi nghĩa, biểu tình của nơng dân nổ ra liên
tiếp nhưng đều bị bọn thực dân khủng bố, đàn áp dã man. Năm 1930, Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo Cách mạng, lúc này các cuộc khởi nghĩa
mới thực sự đi đúng hướng và có kết quả. Sau hai cuộc khai thác, cơ cấu xã
hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Từ Nam chí Bắc có nhiều đơ thị, thị
trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính của xã hội
thực dân, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới như: Tư sản, tiểu tư sản (viên
chức, học sinh, dân nghèo thành thị…), công nhân,… Những tầng lớp này có
nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ mới, phù hợp với lối sống văn minh tư sản thị

Trần Thị Thương

13

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

thành. Chính họ là những nhân tố chính mở ra một thời kì đổi mới theo hướng
hiện đại cho nền văn học nước nhà.
1.1.2. Tình hình văn học.
Cơng cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ làm thay
đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội Việt Nam, mà tình hình văn hóa, văn học cũng
có những biến đổi rõ rệt.
Nhân vật trung tâm trong đời sống văn hóa thời kì này là tầng lớp trí
thức Tây học. Chủ yếu thông qua tầng lớp này, ảnh hưởng của các trào lưu tư
tưởng, văn hóa, văn học của thế giới phương Tây hiện đại ngày càng thấm sâu
vào ý thức người làm văn, đọc sách.
Trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hóa tất dẫn đến những hoạt động
kinh doanh văn hóa. Vì thế, nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kỹ
thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm
sống tuy rất chật vật. Nhà văn và cơng chúng có quan hệ gắn bó hơn. Phê bình
văn học ra đời và phát triển trên báo chí. Các quan điểm, các thị hiếu có điều
kiện cọ xát với nhau. Đời sống văn học trở nên sôi nổi hơn.
Tất cả những điều kiện trên lí giải vì sao nền văn học Việt Nam phải
nhanh chóng hiện đại hóa. Đấy chính là một địi hỏi tất yếu, khách quan của
lịch sử văn học dân tộc ta trong thời đại mới.
Đặc biệt, từ những năm 30 trở đi, văn học đã phát triển hết sức nhanh
chóng. Chỉ trong vịng hơn một thập niên, các bộ phận, các xu hướng văn học
đều vận động, phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ. Điều đó
được thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm, sự hình thành
và đổi mới các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm
tiêu biểu. Trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã rất sắc sảo khi
đưa ra nhận xét: “Ở nước ta, một năm có thể kể như 30 năm của người.” Ở tất
cả các lĩnh vực thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự… đều có những

Trần Thị Thương

14

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cách tân táo bạo nhưng vẫn chứa chan chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân
đạo và tinh thần dân chủ. Một trong những biểu hiện của sự cách tân đó là sự
ra đời của trào lưu lãng mạn, tiêu biểu là Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ
mới.
Như vậy, có thể nói văn học thời kì này giữ một vị trí hết sức quan
trọng trong tồn bộ tiến trình văn học dân tộc. Nó vừa kế thừa tinh hoa truyền
thống văn học dân tộc, đồng thời mở ra một thời kì văn học mới - thời kì văn
học hiện đại, có khả năng hội nhập với nền văn học thế giới.
1.2. Vài nét về “Tự lực văn đoàn”
1.2.1. Tổ chức
Tự lực văn đoàn do Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam – chủ tờ báo
Phong hóa) cùng một số nhà văn khác thành lập vào 2 – 3 – 1933. Đây là cơ
quan văn đồn, cơ quan ngơn luận hồn tồn tự lực về mọi mặt: Có nhà in
riêng, có hội đồng công nhận và trao giải thưởng giống như Hội nhà văn Việt
Nam hiện nay. Trong khoảng 10 năm tồn tại, Tự lực văn đoàn với những sáng
tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng đã tạo nhiều ảnh hưởng đến
Văn học Việt Nam thời kì đó.
Tự lực văn đoàn gồm 8 thành viên:
- Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)

- Khái Hưng (Trần Khánh Dư )
- Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long )
- Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)
- Thế Lữ (Lê Ta) (Nguyễn Thứ Lễ)
- Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu)
- Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
- Trần Tiêu

Trần Thị Thương

15

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ngồi ra cịn một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự lực văn
đoàn như: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đồn Phú Tứ… Cơ quan ngơn
luận của Tự lực văn đồn là báo Phong hóa và tờ Ngày nay sau khi Phong
hóa bị đóng cửa năm 1936.
Đội ngũ những nhà văn của Tự lực văn đoàn viết khá đều tay và
sung sức: Nhất Linh được những nhà văn trong nhóm xem là linh hồn của Tự
lực văn đồn; Khái Hưng là trụ cột của nhóm; Hồng Đạo cũng là cây bút sắc
sảo, quan tâm đến thời cuộc và có phản ứng nhạy cảm; Thạch Lam là cây bút
văn xuôi thiên về khai thác nội tâm; Thế Lữ - người mở đầu có cơng với
phong trào thơ Mới có vị trí quan trọng trong Tự lực văn đồn; Tú Mỡ là nhà
thơ tiêu biểu, quan trọng của nhóm. Tám nhà văn, nhà thơ trong Tự lực văn

đoàn đã tạo thành một hợp lực đưa văn đoàn đi về phía trước và giành được
nhiều thành tựu trong suốt chặng đường từ 1932 - 1942.
1.2.2. Tơn chỉ
Tơn chỉ mục đích của Tự lực văn đoàn gồm 10 điểm (đăng trên báo
Phong hóa, số 37 ngày 2 – 3 – 1933), trong đó có 5 điểm quan trọng sau:
-“Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính
cách An Nam.”
- “Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân,
khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Khơng có
tính cách trưởng giả, q phái.”
- “Trọng tự do cá nhân”
- “Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng Tử khơng cịn hợp thời nữa.”
- “Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương An
Nam.”
Tơn chỉ của Tự lực văn đồn nhìn chung là tiến bộ khi nói đến tình cảm
dân tộc trong văn chương, ý thức về tự do cá nhân và sự quan tâm đến vấn đề
Trần Thị Thương

16

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

bình dân. Như vậy, những tơn chỉ của Tự lực văn đồn có những quan niệm
cần được ghi nhận trong nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa và văn học nước
nhà, những nguyên tắc văn đoàn đề ra đã mang được những ý nghĩa xã hội

đáng trân trọng.
1.2.3. Các chặng đường phát triển
Chặng khởi đầu của nhóm Tự lực văn đồn từ năm 1932 - 1935: Đây là
thời kì Tự lực văn đồn có gương mặt mới mẻ, được đón nhận nhiệt tình trong
cả nước, nổi lên với các tác phẩm: Hồn bướm mơ tiên, Đoan tuyệt, Nửa
chừng xuân, Gánh hàng hoa… Đến thời kì thứ hai (1936 - 1939), Tự lực
văn đồn có những bước phát triển mới. Từ xu hướng buổi đầu chống lễ giáo
phong kiến, đề cao tự do cá nhân, Tự lực văn đoàn đã bắt đầu hướng vào
khơng khí của thời cuộc trong thời kì Mặt trận dân chủ: Hướng vào bình dân
theo chủ nghĩa bình dân, với các tác phẩm tiêu biểu: Trống mái, Con đường
sáng, Tối tăm, Thừa tự, Thoát ly… Đến thời kì chiến tranh thế giới thứ hai
(1940 – 1945), tình hình chính trị có nhiều rối ren, đế quốc và phát xít xiết
chặt chế độ kiểm duyệt, hoạt động văn hóa, văn học trở nên khó khăn, nhiều
nhà văn bị bắt giam. Trong khi đó, các đề tài, nhân vật trong sáng tác của Tự
lực văn đoàn trở nên sáo mòn, quá quen thuộc, đi vào bế tắc, Tự lực văn đoàn
yếu dần và dẫn đến tan rã.
Tự lực văn đồn ra đời với mong ước được góp phần vào sự phát triển xã
hội trong lĩnh vực hoạt động về tư tưởng và văn hóa, văn nghệ. Tự lực văn
đồn có hồi bão về một nền văn hóa dân tộc và thực sự đã có đóng góp to
lớn cho nền văn học dân tộc. Nhóm đã góp phần rất quan trọng vào việc cách
tân văn học, xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại. Hoàng Xuân Hãn
đã từng khẳng định “Nhóm Tự lực khơng phải là nhóm duy nhất nhưng là
nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện
đại.” [7; 74]. Chỉ vẻn vẹn 10 năm hoạt động, nhưng đó là tất cả tinh lực, tâm
Trần Thị Thương

17

K33A –Ngữ văn



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

huyết của các thành viên, những con người có tâm và có tầm đối với văn
chương. Tuy đến chặng cuối, một số thành viên sa vào chủ nghĩa cải lương tư
sản, các tác phẩm rơi vào chủ nghĩa suy đồi, khơng cịn phù hợp và trở nên xa
lạ với thời cuộc, nhưng những đóng góp lớn lao vào nghệ thuật tiểu thuyết,
vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân
tộc, với lối văn trong sáng và rất Việt Nam là điều chúng ta khơng thể phủ
nhận.
Trong thời kì văn học 1930 – 1945 cũng có nhiều văn đồn, nhiều nhóm
phái văn chương như Xuân thu nhã tập, nhóm Tao đàn, nhóm thơ Bình
Định, trường thơ Bạch Nga, nhóm thơ Dạ Đài. Trong những nhóm phái
trên, Xuân thu nhã tập nổi lên đặc biệt là về lý thuyết nhưng lại chưa có
được những tác phẩm văn chương phù hợp với tôn chỉ. Tự lực văn đồn xuất
hiện và ngay từ đầu đã có tác động, thu hút được lòng tin cậy ở độc giả, dần
chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn cơng khai. Có được những thành tựu ấy
hẳn khơng phải là điều ngẫu nhiên mà có căn nguyên sâu xa từ hoàn cảnh xã
hội, nhu cầu đổi mới sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của xã hội, và sự hiện diện
của lớp công chúng mới ở các đô thị.
Tự lực văn đoàn ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỉ. Vì vậy, khi đánh giá
hiên tượng văn học này, chúng ta cần phải có quan điểm lịch sử. Từ đó nhìn
lại Tự lực văn đồn cũng cần có sự đánh giá đúng đắn, cần ghi nhận những
đóng góp của trào lưu văn học này. Thời gian đủ lắng, những cơn sóng lớn
của thời cuộc chính trị chính trị đã dịu xuống bình n. Lịch sử sẽ cơng bằng
trong việc đánh giá phần được và mất, ghi nhận những đóng góp của họ với
văn chương thời hiên đại.
1.2.4. Thành tựu

Làm việc trong bảy, tám năm liền với những tôn chỉ mới mẻ, tiến bộ
cùng tâm huyết và lòng nhiệt thành của những con người tài năng, Tự lực văn
Trần Thị Thương

18

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

đoàn đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực: Báo chí, thơ,
tiểu thuyết…
Trước hết, ngay ở địa hạt báo chí với hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay,
họ đã làm cho tờ báo nước nhà tiến bộ nhiều từ bài vở đến kỹ thuật. Các tờ
báo ở mức độ khác nhau đều có ý thức đề cao tinh thần dân tộc. Nơi đây tụ
hội những văn nghệ sĩ đa tài ở nhiều lĩnh vực: trong hội họa có Tơ Ngọc Vân,
Nguyễn Gia Trí, Lương Xn Nhị, rồi Hoàng Xuân Tiếp, Nguyễn Cao Luyện
trong kiến trúc, Nguyễn Xn Khốt trong âm nhạc và đơng đảo những cây
bút thơ văn tài năng khác. Đã có khơng ít những bức hí họa độc đáo mang
hàm ý châm biếm, đả phá trực tiếp vào chế độ thực dân phong kiến lúc bấy
giờ, đã khơng ít những bài báo và những tiếng cười trào phúng chĩa mũi nhọn
tấn công vào thế lực quan lại đương thời nhiễu nhương, thối nát rất sắc sảo và
không kém phần đanh thép được đăng trên các báo.
Về thơ, sự đóng góp của họ rất lớn lao. Tự lực văn đồn chống lại sự gị bó
của luật thơ Đường, họ đã lãnh đạo và đưa đến sự toàn thắng của phong trào
Thơ mới. Thế Lữ, danh tiếng dẫn đầu trong làng thơ Mới đã xuất phát từ
nhóm Tự lực. Về sau cũng trên chính Phong hóa, Ngày nay mà ta thấy xuất

hiện những nhà thơ mới có giá trị khác như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh
Tịnh, Tế Hanh… Như vậy, Tự lực văn đồn góp một phần không nhỏ vào
việc thúc đẩy phong trào Thơ mới đi nhanh hơn, phát triển mạnh hơn. Những
gương mặt tiêu biểu trong lĩnh vực thơ ca của Tự lực văn đoàn là Tú Mỡ,
Xuân Diệu, Thế Lữ. Tú Mỡ với Dòng nước ngược gây được tiếng vang trong
bạn đọc, chĩa mũi nhọn châm biếm, đả kích tiến cơng khá mạnh vào thế lực
vua quan phong kiến rồi nghị trường, quan lại, các chính sách thuế khóa, kiểm
duyệt Nhà nước… Thơ châm biếm của Tú Mỡ thốt khỏi hình thức cũ và hòa
hợp được với giọng điệu và tiếng cười của Phong hóa, Ngày nay. Cịn Xn
Diệu in những bài thơ đầu tiên trên trên Phong hóa, được Tự lực văn đoàn ưu
Trần Thị Thương

19

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ái như một thành viên đặc biệt, chính danh tiếng và tài năng của Xuân Diệu
đã thu hút đông đảo bạn đọc đến với Tự lực văn đoàn, nổi bật với các bài thơ
trong tập thơ đầu tay Thơ thơ. Đến với phong trào thơ Mới, Thế Lữ là người
mở đầu, không trực tiếp tham gia tranh luận sôi nổi giữa thơ mới và thơ cũ
nhưng ở người thi sĩ trẻ này như đã chín cảm hứng sáng tạo mới. Các bài Nhớ
rừng, Cây đàn muôn điệu, Tiếng trúc tuyệt vời… đã thu phục được lịng
u thích hướng sáng tạo mới trong thơ.
Song nhất là ở tiểu thuyết, Tự lực văn đoàn đã gây được thành tựu vẻ vang
hơn cả. Chỉ đến Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết Việt Nam mới thực sự phát triển

và khẳng định được vị thế của mình. Tiểu thuyết Tự lực văn đồn đã li khai
hẳn với với những sáo mịn, khn mẫu theo lối tiểu thuyết chương hồi trước
đây, mà có những cách tân tiến bộ về kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, câu văn,…
trở nên gần gũi, phù hợp với thị hiếu của người dân Việt. Tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn mang đậm tính dân tộc, thể hiện được sự đấu tranh địi giải phóng cá
nhân và chống lễ giáo phong kiến. Tiêu biểu với các tác phẩm như: Nửa
chừng xuân, Thừa tự, Gia đình… của Khái Hưng; Lạnh lùng, Bướm
trắng, Đơi bạn… của Nhất Linh; Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Đoạn
tuyệt… của Nhất Linh viết chung với Khái Hưng…
Một đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn nữa là ở tiếng nói và câu
văn dân tộc. Tự lực văn đồn có nhiều cách tân trong câu văn, loại bỏ được
những gì sáo mịn, khơ khan xưa cũ. Họ góp phần làm trong sáng tiếng Việt,
họ làm cho chúng ta yêu, trọng tiếng Việt hơn. Những nét mới mẻ này được
thể hiện rõ nét qua từng trang viết của từng tác giả trong văn đoàn.
Những thành tựu mà Tự lực văn đồn đạt được trong q trình hoạt động
của mình cũng chính là những đóng góp lớn lao của Tự lực văn đoàn đối với
nền văn học nước nhà trong buổi đầu tiến hành cơng cuộc hiện đại hóa.

Trần Thị Thương

20

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Khái Hưng, vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn

1.3.1. Khái Hưng
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Dư (1897- 1947), xuất thân trong một
gia đình quan lại (cha là Tuần phủ Trần Mỹ) ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,
Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng).
Thân phụ và nhạc phụ của Khái Hưng đều là quan lại, đều làm cơng chức
cho Pháp nhưng có gốc gác văn hóa cũ, khơng phải là bọn tay sai bán nước
cầu vinh cho nên tuy làm việc cho Pháp mà họ khơng thật được tin dùng và
phần nào có tư tưởng ghét Tây. Khái Hưng đã sống trong môi trường trưởng
giả nhưng ơng cũng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tư tưởng, ý thức và nếp
sống văn hóa phương Tây. Khái Hưng cũng trải nghiệm cuộc sống đại gia
đình với biết bao hủ tục, luật lệ phiền toái, lạc hậu, nhưng mặt khác, trong hai
cái đại gia đình Trần – Lê của ơng cũng cịn phảng phất dấu ấn đẹp của văn
hóa cổ truyền khiến ơng khơng thể dễ dàng phủ nhận sạch trơn.
Khi còn nhỏ, Khái Hưng theo học Nho học tới năm 12 tuổi, rồi chuyển
sang học trường Albert Sarraut, ông là người đa tài, đã từng được nhận giải
thưởng về hội họa, văn học, dịch văn tiếng Pháp…
Sau khi đậu tú tài Pháp phần thứ nhất năm 1927 (Ban Triết học), Khái
Hưng không tiếp tục học để ra làm quan như đa số những người cùng thời mà
ông lại bỏ đi buôn, làm đại lý dầu hỏa tại Ninh Giang. Vì tính tình phóng
khống, bán thiếu nhiều dầu mà không thu được nợ, ông bị thất bại sau 3 năm
kinh doanh tài tử. Ông bỏ Ninh Giang lên Hà Nội làm thầy giáo tại trường tư
thục Thăng Long (một trường tư thục lớn, nổi tiếng tại Hà Nội lúc bấy giờ).
Tại đây, năm 1931, ông gặp Nguyễn Tường Tam (tức Nhất Linh), một người
bạn đồng nghiệp cùng dạy chung một trường Thăng Long. Vì cùng chung một
quan điểm về văn chương, xã hội nên hai người mau chóng trở thành đơi bạn
tâm giao. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng tham gia ban biên tập báo Phong
Trần Thị Thương

21


K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hóa, đóng góp nhiều sức lực cho tờ tuần báo này. Nhờ lối hành văn duyên
dáng và lời lẽ chính xác, với những cốt truyên mới lạ, Khái Hưng rất được
độc giả các nơi hoan nghênh nhiệt liệt. Ông mau chóng trở thành cây bút chủ
chốt của Tự lực văn đoàn.
Năm 1939, cũng như hầu hết các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đồn,
Khái Hưng ngưng việc hoạt động văn nghệ để quay sang hoạt động chính trị
thân Nhật.
Cuộc chiến tranh Việt - Pháp nổ ra, Khái Hưng bỏ Hà Nội về quê vợ ở
Nam Định và mất năm 1947 tại Xuân Trường – Nam Định.
Khái Hưng là bút danh chính, ngồi ra ơng cịn có các bút danh: Bán than,
Nhát dao cạo, Chàng lẩn thẩn, Tò mò và Nhị Linh.
1.3.2. Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, sau những thất bại của phong trào Xô
Viết- Nghệ Tĩnh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học, con
đường đấu tranh của dân tộc gặp nhiều khó khăn, tâm lí xã hội có nhiều nỗi
buồn chán. Trường Chinh trong “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” đã
giải thích: “Sau cơn khủng bố trắng 1930 – 1931, một sự buồn rầu, u uất tràn
ngập tâm hồn nhân dân Việt Nam. Văn chương lãng mạn của Tự lực văn
đoàn ra đời. Giai cấp tư sản dân tộc không dám đấu tranh bằng chính trị và
quân sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển sang đấu tranh bằng văn hóa chống
phong kiến quan liêu.” [4; 11]. Tự lực văn đoàn đã ra đời và hoạt động trong
bối cảnh như thế. Ngay từ ngày đầu bước vào hoạt động văn chương, Tự lực
văn đồn đã sớm tạo được uy tín và dần chiếm lĩnh văn đàn. Bạn đọc mong

chờ và đón chào những tác phẩm mới của Tự lực từng ngày. Có thể nói rằng
Tự lực văn đồn và Thơ mới như hai bó hoa đẹp của văn chương khi bước
vào thời hiện đại. Có được những thành tựu đó là do những cây bút sắc sảo,

Trần Thị Thương

22

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tài năng và đầy tâm huyết của nhóm. Một trong những tên tuổi đã từng “làm
mưa làm gió” trên văn đàn mà ta không thể không kể đến là Khái Hưng.
Là thành viên có mặt sớm nhất trong Tự lực văn đồn, ơng cùng Nhất
Linh, Hồng Đạo là ba ngơi sao sáng nhất trong văn đoàn và trở thành trung
tâm hoạt động của nhóm. Nguyễn Hồnh Khung đã nhận xét Khái Hưng
“Xứng đáng được gọi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả nhóm Tự lực văn
đồn.” [15; 299]. Sự dồi dào ấy được thể hiện qua các công trình sáng tác đồ
sộ và phong phú như:
- Tiểu thuyết: Hồn bướm mơ tiên(1933); Trống mái(1936); Gia
đình(1940); Hạnh(1940); Tiêu sơn tráng sĩ (1940); …
- Truyện ngắn: Dọc đường gió bụi(1936); Tiếng suối reo(1937); Đồng xu
(1939); Đợi chờ( 1939); Đội mũ lệch( 1941)…
- Kịch: Quần tiên hội tụ, Tục lụy, Đồng bệnh, Người chồng…
- Một số tác phẩm viết chung với Trần Tiêu, Nhất Linh… : Đời mưa gió,
Gánh hàng hoa, Đoạn tuyệt, Anh phải sống, Dưới ánh trăng…

Ngoài những thể loại kể trên, Khái Hưng còn một số truyện ngắn dành cho
thiếu nhi, và ơng cịn là một dịch giả có tài. Lật lại những trang báo Phong
hóa, Ngày nay, người ta thấy tuần nào ơng cũng có một truyện khơng kể tiểu
thuyết ngắn kì. Điều đó chứng tỏ Khái Hưng là một cây bút dồi dào, xứng
đáng ở vị trí “trụ đồng của nhóm Tự lực văn đồn” (Vu Gia- “ Khái Hưng –
Nhà tiểu thuyết.”). Trong “Văn học Sử Giản Ước Tân Biên”, dẫn chứng một
số tác phẩm tiêu biểu của Khái Hưng qua tiểu thuyết về ái tình, gia đình và
đoản thiên đoản kịch, Phạm Thế Ngũ kết luận: “Khái Hưng là một cây bút đi
nhặt nhạnh truyện người, một thứ gương pha lê hướng ra cuộc đời lắm vẻ và
dung nạp một cách trung thực và khoan hịa những tâm tư và hình thái của
một xã hội chung quanh ông.” [18; 89]

Trần Thị Thương

23

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Là một trí thức Tây học, Khái Hưng có những tư tưởng mới tiến bộ, nhiều
tác phẩm của ông thể hiện cuộc đấu tranh địi giải phóng cá nhân, chống lại
quyền uy của lễ giáo phong kiến, ca ngợi tình u tự do của lứa đơi, chủ
trương giải phóng hồn tồn phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến… Tác
phẩm của ơng đã thổi một luồng gió mới vào bạn đọc, phơi bày và công phá
mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến trì trệ, xấu xa đang kìm hãm con người.
Tuy là một cây bút lãng mạn thực thụ nhưng có những tác phẩm của ơng lại

mang khá đậm tính hiện thực như Nửa chừng xn, Gia đình… Có thể nói
Khái Hưng đã nhìn nhận được vị trí của mình trong văn đồn nói riêng và
trong nghề văn nói chung.
Khái Hưng thể hiện tài năng của mình ở nhiều thể loại, nhưng sự nghiệp
của ông chủ yếu gặt hái ở thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Khái Hưng có
“đề tài gần gũi với cuộc sống, bố cục vững vàng, tình tiết hấp dẫn,nội dung
bình dị, quan sát tinh tường, tâm lí sinh động, bút pháp gọn gàng, trong
sáng” [24; 44]. Chính những yếu tố ấy đã tạo nên những cuốn tiểu thuyết có
tiếng vang trên văn đàn một thời như: Cái ve (1936), Hạnh (1940), Đẹp
(1941), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940)… Khơng dừng lại ở những gì đã có, đã trở
nên quen thuộc, Khái Hưng ln ln tìm tịi, tự làm mới mình. Quan sát tồn
thể văn nghiệp của Khái Hưng, ta thấy ơng khơng có một xu hướng nào rõ rệt,
tác phẩm của ông ngày càng có tính cách nghiên cứu. Lúc đầu là những thiên
tiểu thuyết lý tưởng, sau ông viết các tiểu thuyết phong tục rồi sau cùng là tiểu
thuyết tâm lý. Có thể nói trong các tác giả của nhóm Tự lực văn đồn, có lẽ
Khái Hưng là người chiếm được cảm tình của độc giả nhiều hơn cả. Độc giả
của ông không phải chỉ nhất định là một hạng người nào, mà ở đủ các tầng
lớp dân chúng trong xã hội. Nhà văn Vũ Ngọc Phan cũng đã nói lên sự hâm
mộ của giới trẻ lúc đó đối với tài năng Khái Hưng: “Nhà văn mà được nam
nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả,
Trần Thị Thương

24

K33A –Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


có lẽ chỉ có Khái Hưng... Khái Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam cũng
như Alfred de Musset là thi sĩ của thanh niên Pháp thuở xưa... Khái Hưng,
như người ta đã thấy, là một nhà tiểu thuyết có biệt tài... ơng lại để tâm đến
những việc cải cách hủ tục trong gia đình Việt Nam, nên những tiểu thuyết
phong tục của ông đều là những tiểu thuyết có giá trị.” [4; 280]
Khái Hưng đã dấn thân vào văn giới với tấm lịng của nhà giáo, với hồi
bão của nhà cầm bút chân chính nhằm đem vẻ đẹp của Chân – Thiện – Mỹ để
trang trải, tô điểm cho cuộc sống với ý nghĩa đích thực của nó. Khái Hưng
chọn nghề văn, nghề báo như là cội nguồn sống cao quý để dâng hiến cho tha
nhân với tâm tư, tình cảm, nhận thức của văn nhân để cùng nhau trang trải nỗi
niềm. Nhà giáo, nhà báo, nhà văn, có tài có tâm, ln ln mang tâm hồn
nhân bản để xây dựng cái hay, cái đẹp, nhân cách con người, giáo dục đạo
đức trong từng cá nhân, gia đình và xã hội… Cuộc hành trình của ơng cịn
dang dở nhưng tên tuổi của Khái Hưng đã có chỗ đứng vững vàng trong Tự
lực văn đồn nói riêng và trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung.
1.4. Vai trị của việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh
số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu
tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.”
[20; 328]. Ngay từ thế kỉ XX, tiểu thuyết đã được coi là hình thái chủ yếu của
nghệ thuật ngơn từ. Từ đó đến nay trải qua hơn một thế kỉ văn học, thể loại
này vẫn đứng ở vị trí then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại. Là một
hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện
với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng
nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử,
của đạo đức, của phong tục… Nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện
Trần Thị Thương


25

K33A –Ngữ văn


×