Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể lí bạch qua một số sáng tác tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.91 KB, 91 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS.GVC Nguyễn Văn Mỳ thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em có thể hoàn thành
được khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phong cách nghệ thuật thuật thơ cổ
thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu”.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài
cũng như toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi
để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng tuy nhiên khóa luận tốt nghiệp này không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp,
chỉ bảo đóng góp của các thầy cô, các bạn sinh viên để khóa luận của em có
thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga

SVTH: Nguyễn Thị Nga

K33C – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phong cách nghệ


thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu” dưới sự hướng dẫn
của ThS.GVC Nguyễn Văn Mỳ là kết quả thực sự của cá nhân tôi, không
trùng lặp với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga

SVTH: Nguyễn Thị Nga

K33C – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Mở đầu..................................................................................................

5

I. Lí do chọn đề tài ..................................................................................

5

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 7
III. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 8
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................. ...........


11

V. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11
VI. Cấu trúc khóa luận ............................................................................

11

Nội dung................................................................................................... 12
Chương 1. Cơ sở hình thành tài năng thơ ca Lí Bạch…………………... 12
Chương 2. Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng
tác tiêu biểu ...........................................................................................

18

2.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................ ..........

18

2.2. Nội dung cảm xúc thơ cổ thể Lí Bạch...............................................

21

2.2.1. Một con người cá nhân, cá tính ngạo nghễ, phóng túng mà phức
tạp trong thơ cổ thể Lí Bạch.................................................................... 22
2.2.2. Một bức tranh đời sống xã hội đa dạng, phong phú trong thơ cổ
thể Lí Bạch……………………………………………………………… 40
2.2.3. Một bức tranh thiên nhiên chân thực và thơ mộng trong thơ cổ
thể Lí Bạch……………………………………………………………… 53
2.3. Bút pháp thể hiện thơ cổ thể Lí Bạch……………………………… 60
2.3.1. Không gian nghệ thuật trong thơ cổ thể Lí Bạch............................ 60

2.3.2. Thời gian nghệ thuật trong thơ cổ thể Lí Bạch…………………... 65
2.3.3. Hình thức thể loại – cấu trúc câu thơ……………………………

73

2.3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ cổ thể Lí Bạch.................................

78

Kết luận ................................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo ................................................................................. 91

SVTH: Nguyễn Thị Nga

K33C – Sp Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Lí Bạch (701 – 762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ là một trong
những nhà thơ lớn nhất đời Đường. Cùng với Vương Duy, Đỗ Phủ, Bạch Cư
Dị, ông đã góp phần đưa thơ Đường đạt tới đỉnh cao, trở thành tài sản tinh
thần vô giá không chỉ với nhân dân Trung Quốc mà còn là của cả thế giới.
Với phong cách thơ hào sảng, phóng túng, phiêu dật mà tự nhiên, giản dị, Lí
Bạch được đánh giá là nhà thơ lãng mạn vĩ đại nhất đời Đường. Chẳng vậy
mà ông từng được ví như cây cổ thụ của thơ Đường mà tán của nó rợp lên
mấy trăm năm thơ ca của thời đại này và bóng của nó còn đổ dài xuống cánh
đồng thơ lãng mạn hàng nghìn năm sau. Lí Bạch được đánh giá là “tập đại

thành” của phong cách thơ hào phóng thời Đường. Thi tiên Lí Bạch được coi
là nhà thơ tiêu biểu cho thời đại Thịnh Đường, thi phong của ông đã phản ánh
cái phong khí hừng hực của thời đại. Có thể nói, thơ Lí Bạch từ nội dung tư
tưởng đến bút pháp thể hiện vừa mang đậm đặc trưng của kiểu tư duy lãng
mạn vừa mang đậm bản sắc cá nhân, cá tính của ông.
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Lí Bạch để lại cho đời hơn
nghìn bài thơ, nhưng phần lớn là thơ cổ thể; còn luật thi lại chiếm số lượng rất
nhỏ. Đó là bởi nhà thơ vốn là người ưa thích sự tự do, phóng khoáng, không
thích sự gò bó của những khuôn phép, chuẩn mực. Mà cổ thể vốn là thể thơ
tương đối tự do, không có những quy định chặt chẽ về cách luật như thơ
Đường luật. Với tính cách của mình, thi tiên tìm đến với cổ thể là điều dễ
hiểu. Có lẽ do vậy nên các nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm cho rằng:
Tài năng thơ ca Lí Bạch thể hiện rõ nhất ở loại cổ thể. Ở cổ thể, dấu ấn phong
cách, cá tính của thi tiên được bộc lộ rõ rệt nhất. Mặc dù không thể phủ nhận
một điều, tứ tuyệt của Lí Bạch cũng được đánh giá là loại “tuyệt kì” của thơ

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

5

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Đường, song đó vẫn không phải là thể loại được nhà thơ ưa chuộng nhất,
không phải là mảnh đất đủ để cho thi tiên thỏa sức vẫy vùng. Chỉ với cổ thể
tài năng, sở trường của nhà thơ mới được phát huy một cách tối đa. Và có thể
khẳng định, khi nhắc tới những bài cổ thể hay nhất trong thơ Đường nói riêng
và thơ ca Trung Quốc nói chung, người ta không thể không nhắc đến những

bài thơ cổ thể nổi tiếng của Lí Bạch như: Cổ phong ngũ thập cửu thủ, Xuân
tứ, Trường tương tư, Hành lộ nan, Tương tiến tửu,.... Qua số lượng tác phẩm
lớn thuộc loại cổ thể đã phần nào nói lên được phong cách Lí Bạch – một
phong cách tự do, phóng túng, phiêu dật. Vì vậy, để hiểu phong cách nghệ
thuật Lí Bạch một cách đầy đủ và sâu sắc không thể không tìm hiểu phong
cách của ông được thể hiện qua những sáng tác thuộc loại cổ thể.
Cùng với đó, trong chương trình Văn học nước ngoài của các trường
ĐHSP, bộ môn Văn học Trung Quốc đã được đưa vào giảng dạy với thời
lượng tương đối nhiều so với nền văn học của các nước khác. Những chuyên
luận được dịch từ tiếng nước ngoài, những tài liệu nghiên cứu về văn học
Trung Quốc, về thơ Đường, thơ Lí Bạch đặc biệt là phần thơ cổ thể của ông
dùng cho sinh viên tham khảo vẫn còn khá hạn chế.
Hơn nữa, trong chương trình phổ thông, về tác giả Lí Bạch, các nhà
biên soạn sách đã lựa chọn và giới thiệu cho học sinh những sáng tác của ông
thuộc loại cổ thể, tiêu biểu nhất là tác phẩm: Tĩnh dạ tứ.
Đối với cá nhân người viết, thơ Lí Bạch, đặc biệt là những vần thơ cổ
thể của ông – những vần thơ hào hoa, phóng khoáng luôn có sức hấp dẫn, lôi
cuốn đến lạ kì. Để có thể hiểu hết và cảm nhận được cái hay trong những vần
thơ ấy cần có một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hết sức lâu dài. Bởi với
những sáng tác của bậc thi tiên ấy, còn rất nhiều điều mà ta chưa biết, dù có
nói nhiều đến bao nhiêu vẫn cảm thấy chưa đủ, vẫn còn thiếu sót. Bằng tất cả
sự đam mê yêu thích của mình, tác giả khóa luận hi vọng sẽ đóng góp thêm

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

6

Líp: K33C - Ng÷ v¨n



Khóa luận tốt nghiệp

một tiếng nói của mình vào sự nghiệp nghiên cứu về thơ Lí Bạch nói chung và
thơ cổ thể của ông nói riêng.
Xuất phát từ tất cả những lí do trên nên tác giả khóa luận đã lựa chọn
tìm hiểu đề tài: “Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số
sáng tác tiêu biểu”.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Lí Bạch được đánh giá là thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại không chỉ ở
trong nước mà còn mang tầm cỡ nhân loại, nên giới nghiên cứu ở Trung Quốc
cũng như trên thế giới đã nghiên cứu, tìm hiểu về ông trên mọi phương diện
như: cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp, phong cách...
Trong phạm vi hiểu biết của mình, tác giả khóa luận chỉ đề cập tới một
số công trình nghiên cứu về Lí Bạch đã xuất hiện ở Việt Nam. Những công
trình nghiên cứu ấy có thể chia làm hai loại:
Thứ nhất: Là những tài liệu giới thiệu về tác giả và tác phẩm Lí Bạch
trong đó có tuyển chọn những thi phẩm xuất sắc nhất của ông đặc biệt là
những bài thuộc cổ thể như: Trường tương tư, Xuân tứ, Tương tiến tửu, Hành
lộ nan... trong cuốn: Đường thi tuyển dịch – Lê Nguyễn Lưu, NXB Thuận
Hóa, 1997; Thơ Đường – Nam Trân, NXB Văn Hóa Viện Văn học, 1962; Thơ
Lí Bạch – Ngô Văn Phú, NXB Lao Động, 2006.... Tuy nhiên, cho đến nay,
vẫn chưa có một cuốn sách nào tập hợp và in lại đầy đủ tất cả các trước tác
của thi tiên. Có thể nói đây là một thiếu sót lớn, bởi Lí Bạch đã để lại cho đời
một khối lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ (1044 bài thơ) vậy mà đến nay chúng
ta mới chỉ được tiếp xúc với vài chục bài quen thuộc. Như vậy, những tài liệu
về tác phẩm của nhà thơ Lí Bạch vẫn còn rất hạn chế.
Thứ hai: Là những công trình nghiên cứu về Lí Bạch. Loại tài liệu này
cũng không thật phong phú. Ngày nay chúng ta được tiếp xúc với một số sách
nước ngoài dịch ra tiếng Việt như: Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc –


SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

7

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

I.X.LIXEVICH, NXB Giáo dục, 1994 và chủ yếu là những tài liệu do các học
giả Việt Nam biên soạn như: Thi tiên Lí Bạch – Lê Đức Niệm, NXB Văn hóa
thông tin Hà Nội, 1995; Hợp tuyển văn học Châu Á – Lưu Đức Trung, NXB
ĐHQG, Hà Nội, 1999 – 2001; Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường – Lưu Đức Trung, NXB Giáo dục, 2001; Mối quan hệ giữa văn
học Việt Nam và văn học Trung Quốc – Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục,
2001; Thơ Đường – Lê Đức Niệm, NXB KHXH & NXB Mũi Cà Mau, 1993.
Ngoài ra, có một số luận án tiến sĩ về thơ Đường nói chung và thơ Lí Bạch nói
riêng, tiêu biểu nhất là cuốn Thi pháp thơ Đường – Nguyễn Thị Bích Hải,
NXB Thuận Hóa, 2006.
Tất cả những công trình nghiên cứu về thơ Đường nói chung và đi sâu
nghiên cứu về Lí Bạch nói riêng đều khẳng định đặc trưng phong cách thơ Lí
Bạch hay phong cách thơ cổ thể của ông là phong cách tự do, phóng khoáng,
hào sảng, phiêu dật,.... “Thơ ông chủ yếu là Nhạc phủ, ca hành, cổ phong,
nghĩa là những thể không gò bó trong khuôn khổ nào, câu dài, câu ngắn xen
nhau, dài hay ngắn tùy ý thơ, tùy cảm hứng, không lệ thuộc đối ngẫu, không
phụ thuộc vần điệu” [2, 11] hay “ông không chịu nổi sự gò bó của luật thi, nếu
có làm ông cũng bất chấp niêm, luật, đối. Trái lại, ông thích những thể trường
đoản cú, nhạc phủ ca hành, cổ phong vì những thể này phù hợp với tinh thần
tự do, phóng túng của ông” [7, 115]. Những nhận xét trên đều gắn phong cách
nhà thơ với đặc điểm thể loại và đặc biệt nhấn mạnh tới ý thích chủ quan của

ông trong việc lựa chọn thể loại mà vẫn chưa thực sự chú ý tới vai trò của loại
cổ thể trong việc thể hiện phong cách nghệ thuật của Lí Bạch và tại sao thơ cổ
thể của ông lại có sức hấp dẫn lạ kì đến như vậy ở ngay giữa thời đại thơ cận
thể đang phát triển mạnh mẽ.
III. Mục tiêu nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp thơ Đường có viết:

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

8

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

“Để phản ánh hiện thực người ta thường sử dụng thơ cổ thể, còn trữ phát tâm
tình người ta thường dùng thơ kim thể. Ấy là vì thơ cổ thể có dung lượng lớn
hơn, và thể cách không chặt chẽ, có thể đi sát với đời thường để phản ánh
những diễn biến phức tạp, đa dạng của cuộc sống” [3, 208] và “Đặc điểm của
thơ cổ thể phản ánh cuộc sống đời thường là miêu tả, tự sự, tái hiện bức tranh
hiện thực, những hình ảnh đang diễn ra trong đời thường bằng thứ ngôn ngữ
cụ thể, sinh động” [3, 231]. Điều này có thể đúng với hầu hết các nhà thơ hiện
thực như: Đỗ Phủ với Tam lại, Tam biệt, Thạch hào lại..., Bạch Cư Dị với Tì
bà hành, Tần trung ngâm, Ca vũ..... Nhưng ở cây bút lãng mạn Lí Bạch, hầu
hết những bài thơ cổ thể nổi tiếng như Tương tiến tửu, Hành lộ nan, Xuân
nhật túy khởi ngôn chí, Thục đạo nan.... không phải là tái hiện bức tranh hiện
thực mà là diễn tả bức tranh tâm trạng với những nỗi lòng riêng của ông. Điều
này đã phần nào nói lên phong cách của nhà thơ bởi nếu không có trí tưởng
tượng phong phú bay bổng, không có tình cảm mãnh liệt thì không thể viết ra

những vần thơ có âm điệu hùng tráng, xúc cảm mạnh mẽ đến như vậy.Với
mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu phong cách thơ cổ thể của Lí Bạch nên tác
giả khóa luận đã đặt tên khóa luận của mình là “Phong cách nghệ thuật thơ
cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu”. Bên cạnh đó, người viết cũng
muốn nhấn mạnh tới vai trò của loại cổ thể đối với phong cách của nhà thơ bởi
dù chỉ là yếu tố thuộc hình thức góp phần cấu tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh
song cổ thể lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên phong
cách nghệ thuật của Lí Bạch, góp phần thể hiện tốt hơn nội dung thơ ông:
“Nội dung thơ ông rất phong phú nhưng chủ đề chính là thể hiện khát khao
vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực
tầm thường”, “phong cách thơ ông hào phóng, phiêu dật mà lại rất tự nhiên,
tinh tế và giản dị” [11, 75].
Qua khóa luận, tác giả hi vọng người đọc, đặc biệt là những người trực

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

9

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

tiếp giảng dạy và học tập bộ môn Văn học Trung Quốc sẽ hiểu sâu hơn về các
khái niệm cổ thể, phong cách, hiểu rõ hơn về vai trò của phong cách thể loại
đối với phong cách tác giả.... từ đó chú ý hơn tới vấn đề lựa chọn và sử dụng
thể loại của mỗi tác giả có sự khác nhau nhờ vậy có thể hiểu thêm về phong
cách của tác giả ấy. Ngoài ra, Lí Bạch được bao thế hệ bạn đọc biết tới với
biệt tài “xuất khẩu thành thơ”. Ông đã từng tự nhận: “Nhật thi vạn ngôn, ỷ mã
khả đãi” (Một ngày có thể làm thơ vạn lời. Cứ đứng chờ bên lưng ngựa mà

xem). Quả thực, nếu như đọc thơ Đỗ Phủ ta có cảm nhận như ông nắn nót, cân
nhắc kĩ lưỡng từng câu, từng chữ, nhưng khi đọc thơ Lí Bạch lại cảm tưởng
lời thơ như buột miệng mà thành, cảm xúc ào ào tuôn chảy, lời thơ bình dị, tự
nhiên. Có người từng cho rằng thơ Đỗ Phủ có thể bắt chước được còn thơ Lí
Bạch thì không thể. Do đó, ta cũng có thể nói thơ cổ thể Lí Bạch không một ai
có thể bắt chước được. Hi vọng thông qua khóa luận, bạn đọc sẽ thêm hiểu và
yêu thơ cổ thể Lí Bạch hơn – những vần thơ “có một không hai”, những vần
thơ được đánh giá là “thiên mã hành không” (ngựa trời đi trên không), là “nộ
đào hồi lãng” (sóng dữ vỗ bờ), là “âm ngoại huyền” (âm thanh ngoài dây tơ),
là “vị ngoại vị” (mùi vị ngoài thức ăn ), là lời thơ của một vị “trích tiên”. Dựa
theo cách giáo sư Nguyễn Khắc Phi đặt tên cho cuốn sách của mình là Thơ
văn cổ Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ,có thể nói vấn đề phong cách nghệ
thuật thơ cổ thể Lí Bạch cũng là một “mảnh đất quen mà lạ” như vậy, dù cho
có nói nhiều bao nhiêu song cũng chưa bao giờ là đủ. Với một tác giả được
giới nghiên cứu mệnh danh là “thi tiên” cùng một khối lượng tác phẩm đồ sộ
và phong phú như Lí Bạch cần phải có những công trình nghiên cứu đầy đủ và
chi tiết hơn nữa. Chỉ có như vậy mới xứng đáng với tầm cỡ của nhà thơ và
mới đáp ứng được lòng mong đợi của những độc giả yêu thơ Lí Bạch nói
chung và thơ cổ thể của ông nói riêng.

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

10

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua
một số sáng tác tiêu biểu.
- Phạm vi khảo sát: những bài thơ cổ thể Lí Bạch in trong tập Thơ Lí
Bạch của Ngô Văn Phú, NXB Lao Động, 2005, trang 15 – 395; có sự tham
khảo những bài thơ cổ thể Lí Bạch in trong cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê
Nguyễn Lưu, NXB Thuận Hóa, 1997, trang 110 – 221.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích văn bản
- Phương pháp khái quát tổng hợp
VI. Cấu trúc khóa luận:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Địa vị Lí Bạch trong lịch sử văn học Trung Quốc
Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng
tác tiêu biểu.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

11

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÀI NĂNG THƠ CA
LÍ BẠCH
Lí Bạch xuất hiện trên thi đàn đã đưa thơ lãng mạn cổ điển Trung Quốc
đạt tới đỉnh cao của nó, nên không phải ngẫu nhiên mà thi tiên được các nhà
nghiên cứu đánh giá là nhà thơ lãng mạn nhất đời Đường. Khi nhận xét về thơ
ông, Trương Chính trong cuốn Thơ Đường (tập 2) từng viết: “Thơ Lí Bạch là
thơ lãng mạn, nói chung là lành mạnh và tích cực. Nội dung và phong cách
thơ ấy chính là phản ánh lối sống, tính cách và tư tưởng của ông,... Thơ Lí
Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng rất đặc biệt” [2, 5]. Bởi ông
có một tâm hồn thanh khiết, không hề xu phụ quyền quý, rất tự do, phóng
khoáng. Sống trong xã hội đương thời bị ràng buộc bởi rất nhiều quy tắc lễ
giáo, nhưng trong thực tế, chưa một lần Lí Bạch phải khom lưng uốn gối trước
cường quyền hay bạc tiền. Nên xung quanh tính cách ngang tàng của ông,
người đời đã thêu dệt lên biết bao giai thoại: rằng Lí Bạch là ngôi sao thái
bạch giáng thế, rằng ông có “ngạo cốt” (xương kiêu ngạo) trong người nên
chẳng bao giờ chịu quỳ gối trước những kẻ quyền quý. Con người Lí Bạch
lãng mạn, tâm hồn Lí Bạch thanh khiết, bay bổng, nên thơ, nên thơ ông cũng
phiêu dật, phóng khoáng không chịu bó buộc theo luật, lời thì luôn luôn theo
hứng, ý thì kì lạ, tình thì man mác và tự nhiên như hơi thở và rất đỗi bình dị,
không hề cầu kì đẽo gọt nhưng lại có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc đến lạ
kì. Để tạo thành thiên tài thi ca lãng mạn của mọi thời đại trước hết là do năng
khiếu bẩm sinh, do cá tính, tính cách yêu thích sự tự do, không muốn bị trói
buộc của nhà thơ. Song đó chỉ là những tiền đề cơ bản ngoài ra còn những
nguyên nhân khác như giáo sư Lê Đức Niệm nói: “tinh thần lãng mạn trong

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

12

Líp: K33C - Ng÷ v¨n



Khóa luận tốt nghiệp

thơ Lí Bạch được thời đại và truyền thống tiếp sức, nó là thứ lãng mạn tích
cực, bắt nguồn từ hiện thực”[11, 75]. Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của
một khóa luận tốt nghiệp nên tác giả khóa luận chỉ xin phép được đề cập tới
những nguyên nhân khách quan góp phần tạo nên thiên tài thi ca lãng mạn Lí
Bạch. Và trong số hàng loạt những nguyên nhân khách quan như: yếu tố thời
đại, sự tiếp nhận ảnh hưởng từ học thuyết Lão Trang, ảnh hưởng của thơ bác
học giai đoạn Nam Bắc triều,.... chúng ta có thể nhận thấy hai nguyên nhân hết
sức cơ bản đó là sự kế thừa tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên và học
tập từ dân ca Nam Bắc triều.
Kế thừa vốn là một quy luật cơ bản của sự tồn tại và phát triển của mọi
hiện tượng trong xã hội. Văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thế hệ
sau cần phải biết kế thừa một cách có sáng tạo những tinh hoa văn học truyền
thống mà cha ông đời trước để lại, chỉ có như vậy thì nền văn học nước nhà
cũng như nền văn học nhân loại mới có thể phát triển và ngày càng đạt được
những thành tựu to lớn.Trong văn học giai đoạn Tiên Tần, ở lĩnh vực sáng tác
thơ ca hình thành hai kiểu sáng tác cơ bản: kiểu sáng tác hiện thực tiêu biểu là
Kinh thi và kiểu sáng tác lãng mạn tiêu biểu là thơ Khuất Nguyên. Và khi
nhận xét về tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên có nhà nghiên cứu đã
ví như chiếc áo bao trùm lên các nhà làm từ.
Mặc dù Lí Bạch là nhà thơ có tài năng thiên phú, song ông cũng là
người không ngừng tự rèn luyện, tự tu dưỡng khi “đọc nát vạn quyển sách” và
có thái độ “không khinh người đời nay, rất yêu người đời xưa” nhờ vậy mà tài
năng của ông ngày càng phát triển, ngày càng nở rộ. Trong khi đó giữa Lí
Bạch và Khuất Nguyên lại có nhiều điểm tương đồng với nhau: cả hai là
những người có lí tưởng chính trị nhưng luôn gặp thất bại, họ chưa bao giờ
thực sự thành công trên con đường chính trị; hai nhà thơ đều có tinh thần phản

kháng đối với hiện thực đương thời; đồng thời họ đều là những con người có

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

13

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

phẩm chất, nhân cách cao quý và đều là những thiên tài nghệ thuật. Dựa vào
những điểm tương đồng như vậy, Lí Bạch đã kế thừa và tiếp thu một cách
sáng tạo tinh thần lãng mạn của Khuất Nguyên. Có thể nói, Khuất Nguyên là
người mở đầu còn Lí Bạch chính là người đã khơi nguồn dòng chảy và đưa
thơ lãng mạn cổ điển Trung Quốc đạt tới đỉnh cao của nó. Xét về tinh thần
lãng mạn tích cực, thơ Lí Bạch có nội dung phong phú, đa dạng hơn thơ Khuất
Nguyên rất nhiều. Về bút pháp, ông cũng kế thừa và phát triển những thủ pháp
biểu hiện tinh thần lãng mạn của Khuất Nguyên. Như Khuất Nguyên, thi tiên
Lí Bạch cũng sử dụng hàng loạt các thủ pháp khoa trương, nhân hóa, so sánh,
ẩn dụ.... để xây dựng nên một thế giới hình ảnh kì vĩ, thơ mộng. Nhưng những
thủ pháp trên, đặc biệt là khoa trương, phóng đại được Lí Bạch sử dụng một
cách bạo dạn và sáng tạo đến mức gần như phi lí nhưng ngẫm kĩ lại là điều có
lí. Chẳng hạn:
“Duy có gió bấc gào giận từ trên trời tới
Hoa tuyết Yên Sơn lớn như chiếc chiếu, từng tảng, từng tảng
rơi xuống đài Hiên Viên”
(Bài hành gió bấc)

;


Không chỉ khi viết tới những chủ đề nói về cái “tôi” hoặc khi nói về
rượu, du lãm, mộng tiên.... mà ngay cả khi phản ánh cuộc sống thường ngày
thậm chí nói tới chiến tranh nhà thơ cũng để cho trí tưởng tượng của mình
được thỏa sức bay bổng.
Có thể thấy, Lí Bạch đã tiếp thu có sáng tạo tinh thần lãng mạn trong
thơ Khuất Nguyên cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu
đã cho rằng: bắt đầu từ Khuất Nguyên, tác giả cá nhân đã trở thành chuẩn
mực, từ nay tác phẩm phải được đánh dấu bằng tên của người sáng tác ra nó.
Thi tiên Lí Bạch đã biết tiếp thu sáng tạo hình tượng cái tôi cá nhân trong thơ
Khuất Nguyên để từ đó in đậm dấu ấn con người cá nhân cá tính độc đáo của

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

14

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

mình vào mỗi tác phẩm, nhờ vậy mà ông đã trở thành thiên tài thơ ca lãng
mạn vĩ đại.
Tiếp xúc, nghiên cứu những tác phẩm của Lí Bạch, có thể thấy, thi tiên
có biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ sinh động, trong sáng, hoa mĩ mà lại vô
cùng giản dị, tự nhiên, đặc biệt là ngôn ngữ giản dị tự nhiên; mà giản dị chính là
con đường duy nhất để đạt tới chiều sâu của thi ca chân chính. Giản dị đồng
nghĩa với chín đầy bởi đường tới sự giản dị là cả một sự phức tạp lớn (Reetana
– Cuba). Trong Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Khâu Chấn
Thanh đã từng dẫn lời cổ nhân cho rằng giản dị là cảnh giới tận cùng của văn

chương: Văn chương quý ở sự giản dị. Phàm viết văn những tay bút già dặn thì
giản dị, ý chân thực thì giản dị, từ thiết thực thì giản dị, thanh đạm thì giản dị,
thần cao mà hàm chứa không cùng thì giản dị. Vì vậy giản dị chính là cảnh giới
tận cùng của văn chương [15, 405]. Để có thể đạt tới “cảnh giới tận cùng của
văng chương”, Lí Bạch đã tiếp thu tinh hoa văn hóa dân gian, học tập lời ăn
tiếng nói của những người thôn cùng ngõ hẻm, học tập loại “sáo trời” (thiên lại)
tự kêu, thẳng thắn bộc lộ cái chí của mình giống như gió lướt trên mặt nước, tạo
thành làn sóng, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng. “Sáo người dễ làm, sáo trời khó
học” (nhân lại dị vị, thiên lại nan học) [15, 406] bởi tiếng sáo trời tự nhiên ấy
“kỳ thực là do sự tích lũy hàng ngày mà có, tựa như nước kia có tích lũy thì khi
có gió thổi tới là tự nhiên xao động thành sóng ngay” [15, 410]. Dù cho khó học
nhưng nếu có ý thức thâm nhập sâu vào đời sống quần chúng nhân dân, học tập
quần chúng từ tư tưởng tình cảm đến lời ăn tiếng nói hàng ngày thì cuối cùng
vẫn có thể đạt tới, nên mới có câu “sáo người cuối cùng cũng thuộc về sáo trời
vậy” (nhân lại tất qui thiên lại hĩ) [15, 410].
Chính bởi học tập những kinh nghiệm quý báu từ thơ ca dân gian nên Lí
Bạch cho rằng ngôn ngữ cần tự nhiên, không nên đẽo gọt. Và điều này đã trở
thành tuyên ngôn nghệ thuật của ông khi chính nhà thơ đã nói:

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

15

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

“Thanh thủy xuất phù dung
Thiên nhiên khử điêu sức”

(Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời)
Đây vừa là yêu cầu vừa là đặc điểm của phong cách thơ Lí Bạch. Qua
thơ, Lí Bạch đã bày tỏ những tâm tư tình cảm suy nghĩ chất chứa trong lòng
không chút vẽ vời hay che đậy, giấu giếm, mà luôn yêu ghét phân minh.....
Nhắc tới thơ cổ thể Lí Bạch, bạn đọc không thể không nhớ tới 59 bài Cổ
Phong còn được gọi là ngũ thập cửu thủ, ngoài ra còn có những bài cổ phong
rất nổi tiếng khác như: Nghĩ cổ, Cổ ý, Cảm ngộ, Cảm hứng,.... Như chúng ta
đã biết, cổ phong vốn không bị niêm, luật, số câu, số chữ gò bó, có màu sắc tự
do, phóng khoáng, có khả năng miêu tả và biểu hiện khá phong phú. Cổ phong
cũng có truyền thống phát triển lâu đời. Trải qua thời gian từ thời Hán Ngụy,
Lục Triều tới nhà Đường nó đã có sự đổi mới đáng kể, không bị giới hạn ở tả
tình tả cảnh đơn giản mà đã có khí thế rộng lớn, bài dài, ngôn ngữ trong sáng,
dùng để kể lại các sự kiện, khắc họa nhân vật, phô bày cảnh, bàn luận, khiến
cho khả năng biểu đạt của thơ được phát huy cao độ. Kế thừa những thành tựu
đã đạt được và bằng khả năng của bản thân, Lí Bạch đã đưa cổ phong đời
Đường lên tới đỉnh cao. Điều này có thể minh chứng qua việc ông là người có
số lượng tác phẩm đứng hàng đầu trong thể loại cổ phong từ xưa đến nay.
Trong số hơn nghìn bài thơ của Lí Bạch có rất nhiều bài làm theo thể
Nhạc phủ như Tí dạ ca, Tây khúc ca, Ô dạ đề..... Với Nhạc phủ, nhà thơ có
những nghiên cứu thấu triệt, có hẳn tri thức về “nhạc phủ học”, những sáng
tác theo Nhạc phủ của ông bài nào cũng có cái mới, hơn nữa lại có sự cách
điệu trong sáng, khỏe khoắn của dân ca tạo thành những thi phẩm vô tiền
khoáng hậu. Thơ ông dường như buột miệng mà thành, không hề câu nệ về
mặt hình thức, nhiều câu tự nhiên lưu loát như khẩu ngữ, thủ pháp thì biến hóa

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

16


Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

linh hoạt vô cùng. Chẳng hạn như trong Thục đạo nan có câu ba chữ, câu bốn
chữ, có câu năm chữ, có câu bảy chữ, có câu mười một chữ dài ngắn xen kẽ
nhau tạo nên âm hưởng của bài thơ, góp phần tác động vào trí tưởng tượng
của độc giả:
“Y! Hu! Hi! Nguy hồ! Cao tai!
Thục đạo chi nan
Nan ư thướng thanh thiên! ”
(Ôi! Chao! Hỡi ôi! Nguy hiểm sao ! Cao thay!
Đường Thục khó đi, khó hơn lên trời xanh!)
Vì vậy khi nói thi tiên đã kế thừa các thể loại thơ ca truyền thống, sáng
tạo và đưa chúng mà đặc biệt là Nhạc phủ phát triển tới đỉnh cao khiến cho
người đời sau khó còn chỗ kế thừa cũng không phải là nói quá. Kết hợp với đó
là một tâm hồn phóng khoáng yêu tự do, ghét mọi sự ràng buộc nên thể loại
được Lí Bạch ưa chuộng, yêu thích là cổ thể tự do, phóng khoáng. Lưu Hiệp
từng cho rằng: sắc đẹp của một áng mây còn vượt cả sự tuyệt diệu của họa
công, cây cỏ xanh tươi không đợi thợ tô vẽ cho thêm kì lạ. Làm chi phải trang
sức bề ngoài, chỉ cốt sao được tự nhiên mà thôi. Thơ Lí Bạch sở dĩ có sức hấp
dẫn mạnh mẽ đến muôn đời là bởi ông có nhiều “bài thơ cuộc đời” chảy tràn
từ dân ca Nam Bắc triều, kết hợp với tâm hồn Lí Bạch phóng khoáng, giản dị
để trở nên tự nhiên như hơi thở của cuộc sống. Như vậy, có thể thấy để tạo
nên thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại Lí Bạch là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố
khác nhau, một trong số những yếu tố đó là sự tiếp thu, kế thừa, học tập một
cách sáng tạo những tinh hoa văn hóa quá khứ với một tinh thần “không
khinh người đời nay, rất yêu người đời xưa” của ông. Vậy thì thiên năng của
Lí Bạch được thể hiện ở trong thơ như thế nào, người viết xin trình bày cụ thể

trong phần nội dung chính: Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua
một số sáng tác tiêu biểu ở chương 2.

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

17

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ
CỔ THỂ LÍ BẠCH QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU
2.1.Một số khái niệm cơ bản
Để có thể đi tìm hiểu cụ thể phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch
công việc đầu tiên là phải làm rõ một số khái niệm cơ bản đó là phong cách
nghệ thuật, thơ cổ thể.
Trước hết là khái niệm phong cách nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn
học có viết: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất
tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ
thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm
riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [5, 255 – 256].
Từ điển văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là khái niệm chỉ
những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương
thức biểu hiện nghệ thuật tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một
tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó” [10,
1411]. Cụ thể hơn các nhà viết sách đã chỉ ra: khác với các phạm trù khác của
thi học, phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp, những đặc điểm phong cách
dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là sự thống nhất hiển thị và cảm

giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa
rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm
có tính chỉnh thể, có giọng điệu và có màu sắc thống nhất rõ rệt.
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu phong cách
nghệ thuật là những nét chung nhất, những nét ổn định được lặp đi lặp lại ở
một tác giả qua hàng loạt tác phẩm nhờ đó mà bạn đọc có thể dễ dàng phân
biệt tác giả này với tác giả khác. Từ xưa đến nay đã có nhiều người phân loại
phong cách theo nhiều hướng khác nhau, nhưng tất cả đều phản đối quan

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

18

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

niệm: muôn người một khuôn mặt. Không thể xảy ra chuyện muôn người đều
có chung một khuôn mặt, tương ứng sang lĩnh vực văn chương không thể có
chuyện muôn tác phẩm đều có chung một giọng điệu. Điều này đòi hỏi mỗi
nhà thơ phải có một phong cách riêng độc đáo, mỗi nhà thơ phải phát huy
được tính sáng tạo của cá nhân mình bởi yêu cầu cơ bản nhất của việc sáng tạo
văn chương chính là sự mới lạ, sự khẳng định được cái tôi của mình. Việc
hình thành phong cách sáng tác ở mỗi cá nhân chính là thước đo về tiêu chí
thành thục của tác giả văn chương bởi làm thơ là dùng ngôn ngữ nói ra cái chí,
là bày tỏ tình cảm theo cách của riêng mình. Muốn sáng tạo được phong cách
cá nhân phải tốn nhiều công sức cho việc tu dưỡng tư tưởng nghệ thuật, tiếp
thu tài liệu cuộc sống từ đó phát huy đầy đủ tính sáng tạo độc đáo của mình.
Vì vậy, không phải nhà văn nào cũng có phong cách, mà chỉ những cây bút

thực sự có tài năng, có bản lĩnh mới tạo dựng được phong cách riêng của
mình. Căn cứ vào đó, ta có thể khẳng định Lí Bạch là nhà thơ tài năng, bản
lĩnh khi ông tạo dựng được cho mình một phong cách thơ hào sảng, phóng
túng, tự nhiên như cánh chim bay thẳng lên không trung với một khí thế kinh
người.
Về khái niệm thơ cổ thể, theo Từ điển thuật ngữ văn học thì : “Thơ cổ
phong còn gọi là thơ cổ thể, một thuật ngữ mang nội dung khá rộng, chỉ tất cả
những bài thơ cổ thể được sáng tác từ đời Đường trở về sau mà không theo
luật thơ Đường (không kể từ và khúc )” [5, 311].
Theo Từ điển văn học: “Cổ phong còn gọi là cổ thi hoặc cổ thể thi, là
thuật ngữ dùng để chỉ các thể thơ cổ điển ở Trung Quốc trong sự khu biệt với
thơ cận thể đời Đường (....). Cổ phong bao gồm toàn bộ thơ ca ra đời trước
thời Đường (trừ thơ Tao thể – Thể thơ từ làm theo lối Ly tao của Khuất
Nguyên) và toàn bộ thơ ca do các nhà thơ từ đời Đường về sau sáng tác trên
cơ sở mô phỏng theo các thể thơ trước thời Đường” [10, 319].

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

19

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài ra, còn có một số tác giả khác đưa ra cách định nghĩa của mình
nhưng tất cả đều thống nhất trên các đặc điểm: cổ thể là thể thơ tương đối tự
do,cách luật không chặt chẽ; bài dài ngắn khác nhau; vần cũng tương đối tự do
linh hoạt; không bị gò bó bởi đối ngẫu, thanh luật. Về mặt hình thức, cổ thể có
rất nhiều hình thức như tứ ngôn,ngũ ngôn, thất ngôn, tạp ngôn; tuy nhiên ở đời

Đường chủ yếu là ngũ ngôn, thất ngôn và tạp ngôn với vô số vần điệu. Về mặt
tên gọi, gọi là cổ thể nhằm phân biệt với cận thể thi; trước khi hình thành thơ
cận thể, trừ Sở từ, các thể thơ thường được gọi chung là thơ cổ thể, cũng gọi là
cổ thi hoặc cổ phong.
Theo Nguyễn Thị Bích Hải, do đặc điểm tự do phóng khoáng của cổ thể
nên nó thích hợp với việc phản ánh đời sống sinh động, phong phú, phức tạp.
“Thông thường thì những cảm xúc mạnh mẽ, phong phú được thể hiện trong
thơ cổ phong, còn những xúc cảm tâm tình lắng đọng trầm tư thường tìm đến
với thơ kim thể” [3, 208]. Chính vì vậy “để phản ánh hiện thực người ta
thường sử dụng thơ cổ thể; còn trữ phát tâm tình người ta thường sử dụng thơ
kim thể” [3, 208]. Trong khi đó, Lí Bạch được bạn đọc biết tới với tư cách là
một nhà thơ lãng mạn vĩ đại, thơ ông thiên về thể hiện những tình cảm, suy
nghĩ nhiều hơn là đi kể lể sự tình; ông tái hiện thế giới theo nguyên tắc chủ
quan, làm thơ là sự tự thể hiện, tự bộc lộ của chủ thể thẩm mĩ.
Vậy phải chăng ở đây có sự mâu thuẫn giữa một bên là phong cách thơ
lãng mạn phóng túng với một bên là đặc điểm thể loại thiên về hiện thực? Có
thể khẳng định hoàn toàn không có bất cứ sự mâu thuẫn nào bởi một nhà văn,
một nhà thơ thực sự tài năng là người có khả năng sử dụng tốt mọi loại chất
liệu để tạo ra những tác phẩm có giá trị. Cùng với đó, trong sự hạn chế của các
thể thơ đương thời – tiêu biểu là thơ Đường luật – thì cổ thể là thể thơ tự do
nhất phù hợp với tâm hồn tự do, tự tại, phóng khoáng và bay bổng của thi tiên
Lí Bạch. Sự kết hợp giữa con người cá nhân cá tính ấy với thể loại cổ thể tự

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

20

Líp: K33C - Ng÷ v¨n



Khóa luận tốt nghiệp

do, phóng túng đã giúp Lí Bạch xây dựng nên những tác phẩm thơ cổ thể có
cái thần đạt tới sự bay bổng kì lạ, bỗng tới, bỗng đi, chẳng cần sự đẽo gọt
chương cú, càng chẳng nhọc lòng, nhưng nó đã có cái thế bay bổng như ngựa
không cương.
Trên cơ sở đó người viết xin trình bày phần 2.2. Phong cách nghệ thuật
thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu.
2.2. Nội dung cảm xúc thơ cổ thể Lí Bạch
Như chúng ta đã biết, Lí Bạch vốn xuất thân trong một gia đình thương
nhân nên ông không bị tư tưởng phong kiến chính thống chi phối nặng nề như
nhiều nhà thơ đương thời. Ông là người có tính cách phóng khoáng, yêu tự do
ghét mọi sự ràng buộc, gò bó và đặc biệt rất thích đi du ngoạn khi dấu chân
nhà thơ đã đi qua hầu hết những thắng cảnh đẹp của non sông đất nước. Sống
trong vòng kiềm tỏa chặt chẽ của chế độ phong kiến với những quy tắc lễ
nghĩa ràng buộc khắt khe nhưng trong thực tế, với một nhân cách phẩm chất
cao quý nhà thơ đã bất chấp mọi lễ nghi sống tự do tự tại, không xu phụ, luồn
cúi trước những kẻ quyền cao chức trọng. Vì vậy dân gian mới xây dựng nên
giai thoại ông có “ngạo cốt” trong người. Con người Lí Bạch lãng mạn, tâm
hồn Lí Bạch bay bổng, tính cách Lí Bạch tự do phóng khoáng nên nhà thơ tìm
đến với cổ thể – một thể thơ khá tự do như phần trước tác giả khóa luận đã
chứng minh – để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình là điều dễ hiểu. Như vậy
ở đây đã có sự gặp gỡ, giao thoa tuyệt vời giữa con người cá nhân cá tính của
tác giả với thể loại thơ cổ thể. Không những thế, nhà thơ đã tạo ra một phong
cách thơ cổ thể rất độc đáo đặc sắc, rất phóng túng, tự nhiên như hơi thở cuộc
sống, bình dị như cỏ cây hoa lá không chút cầu kỳ đẽo gọt mà vẫn khiến bao
thế hệ sau phải ngưỡng mộ. Trước, sau và đương thời trên thi đàn đã có biết
bao nhà thơ lãng mạn song chỉ tới khi Lí Bạch xuất hiện bằng tài năng thiên

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga


21

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

bẩm của mình, ông đã đưa trào lưu thơ ca lãng mạn mới đạt tới đỉnh cao của
nó.
Vậy thì phong cách thơ cổ thể Lí Bạch độc đáo ra sao chúng ta sẽ được
tìm hiểu kĩ ở phần sau nhưng trước hết cần phải khẳng định: Phong cách thơ
cổ thể Lí Bạch có sự thống nhất với phong cách thơ của ông nói chung nên nó
cũng mang những đặc điểm chung như phóng túng, mạnh mẽ, phóng khoáng,
hào hùng và phiêu dật. Mặt khác, do cá tính sáng tạo của thi sĩ kết hợp với sự
chi phối của đặc điểm thơ cổ thể nên cổ thể Lí Bạch có rất nhiều điểm khác
biệt so với thơ cổ thể của nhiều nhà thơ khác đó là tình cảm mãnh liệt, trí
tưởng tượng phong phú, ít thiên về kể lể sự việc mà chú trọng đi sâu vào thể
hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của bản thân. Những đặc điểm phong cách trên
được thể hiện đầy đủ qua nội dung cảm xúc và bút pháp biểu đạt thơ cổ thể
của thi tiên.
2.2.1. Một con người cá nhân, cá tính ngạo nghễ, phóng túng mà phức tạp
trong thơ cổ thể Lí Bạch
Trong suốt cuộc đời sáng tác nghệ thuật của mình, Lí Bạch đã để lại
cho kho tàng văn học nhân loại một khối lượng tác phẩm hết sức to lớn, đồ sộ
với hơn một nghìn bài thơ (1044 bài). Ông viết về rất nhiều đề tài như: chiến
tranh, biên tái; khuê oán, cung từ; tống biệt; thiên nhiên..... Ở bất cứ đề tài
nào, nhà thơ cũng đạt được những thành tựu đáng kể và có đóng góp nhất
định cho thi đàn. Với mọi đề tài, Lí Bạch đều có những bài thơ xuất sắc, tạo
thành một thế giới nghệ thuật hết sức phong phú, sinh động và vô cùng hấp

dẫn, lôi cuốn. Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên tác giả khóa luận
chỉ khảo sát sơ bộ những bài thơ cổ thể của Lí Bạch in trong cuốn Thơ Lí
Bạch của Ngô Văn Phú, 2005, NXB Lao Động và có tham khảo bổ sung
những bài thơ cổ thể của ông in trong cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê
Nguyễn Lưu, 1997, NXB Thuận Hóa. Mặc dù 142 bài cổ thể trong cuốn Thơ

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

22

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Lí Bạch và 57 bài cổ thể trong Đường thi tuyển dịch – là một con số vô cùng
nhỏ bé so với toàn bộ trước tác đồ sộ của thi tiên Lí Bạch – độc giả vẫn có
thể tìm thấy một số đề tài chủ yếu trong thơ cổ thể của ông như: cái “tôi” cá
nhân, thiên nhiên, rượu, tống biệt, chiến tranh, người phụ nữ....
Đề tài chiếm vị trí chủ yếu là viết về con người cá nhân cá tính của Lí
Bạch qua tỉ lệ 56/142 (trong Thơ Lí Bạch) và 22/57 (trong Đường thi tuyển
dịch) với những tác phẩm nổi tiếng như: Hành lộ nan, Thục đạo nan, Xuân
nhật độc chước, Xuân nhật túy khởi ngôn chí, Tương tiến tửu, Sơn trung vấn
đáp.... Qua hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như vậy, độc giả nhận thấy bức chân
dung tinh thần tự họa của Lí Bạch – một con người mong có sự nghiệp như
Lỗ Trọng Liên, Tạ An, Gia Cát Lượng... “nguyện đem trí tuệ tài năng của
mình ra giúp vua”, “cứu vớt người đời”, “làm cho nước nhà yên ổn, thái bình”
song không thể thực hiện được chí lớn đành chỉ biết nuốt hận than dài.... Con
người ấy khi thì sầu tủi đến bạc trắng tóc, khi thì vào non xanh ở ẩn, lúc lại
tìm cách lãng quên trong men rượu say, có khi lại muốn lên cõi tiên để trốn

đời... Song tất cả vẫn không đủ giúp con người ấy khuây khỏa nỗi lòng nên
đành chỉ biết làm thơ tặng vợ để tự khiển trách mình, tự nhận mình là kẻ vô
dụng, vô tích sự. Cùng với đó là đề tài viết về thiên nhiên (22/142 trong Thơ
Lí Bạch và 19/57 trong Đường thi tuyển dịch) và người phụ nữ (20/142 trong
Thơ Lí Bạch và 19/57 trong Đường thi tuyển dịch). Ở đề tài thiên nhiên, độc
giả biết tới những thi phẩm nổi tiếng như: Nam sơn, Anh Vũ châu, Nga Mi
sơn nguyệt ca,.... Tới đề tài người phụ nữ, ông cũng có những bài thơ hay
như: Thái liên khúc, Tử dạ Ngô ca, Trường can hành, Thiếp bạc mệnh,....
Ngoài những đề tài tiêu biểu trên, đọc thơ cổ thể Lí Bạch ta còn nhận thấy
một số đề tài khá quen thuộc như: đề tài tình bạn, tống biệt với Hí tặng Đỗ
Phủ, Sa Khâu thành hạ kí Đỗ Phủ, Tặng Mạnh Hạo Nhiên....; đề tài chiến
tranh với Chiến thành nam, Tái hạ khúc,....; đề tài hiệp khách với Hiệp khách
hành, Kết miệt từ, Thiếu niên hành....

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

23

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy, qua sự khảo sát trên có thể thấy thơ cổ thể Lí Bạch rất phong
phú, đa dạng về đề tài, mọi mặt của cuộc sống đều xuất hiện trong thơ ông;
tuy nhiên ông tập trung khai thác ở một số đề tài chủ yếu như: cái “tôi” cá
nhân cá tính, thiên nhiên và bức tranh đời sống xã hội – đặc biệt là cuộc đời,
số phận của người phụ nữ. Từ việc đi tìm hiểu một số đề tài cơ bản trong thơ
cổ thể Lí Bạch giúp ta hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật thơ cổ thể của ông.
Có thể thấy trong toàn bộ các trước tác của Lí Bạch, ông viết rất nhiều,

rất hay, rất thành công về đề tài con người cá nhân, cá tính ngạo nghễ,
phóng túng mà phức tạp. Trong quan niệm cổ xưa của người Trung Quốc,
con người luôn tương thông với trời đất, tương hợp với thiên nhiên theo một
mô hình chung là Thiên – Địa – Nhân, vạn vật có đủ ở nơi ta, thiên nhân hợp
nhất, thiên nhân tương dữ. Vì vậy mở ra khuynh hướng lí tưởng cho việc nhìn
nhận con người trong mô thức vũ trụ: sự tồn tại của con người là một bộ phận
không thể tách rời và chịu sự chi phối của trời (tự nhiên, vũ trụ). Quan niệm
này đã thủ tiêu đi sự tồn tại độc lập của con người với tư cách là một cá nhân,
cá thể riêng lẻ.
Do bị chi phối bởi quan niệm con người truyền thống nên văn học cổ
Trung Quốc (văn học phương Đông nói chung) thường thiên về xây dựng
những hình mẫu con người vô ngã, phi ngã – những con người lí tưởng xuất
hiện trong tư thế đầu đội trời, chân đạp đất giữa vũ trụ bao la hoặc là những
người quên thân thực hiện bổn phận của kẻ làm bề tôi, làm con, làm chồng.
Con người cá nhân đã bị hòa tan, bị thui chột. Tuy nhiên, cũng từ xưa các văn
nhân thi sĩ đã có quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, tức dùng văn để
chở “đạo”, dùng thơ để nói lên cái “chí” của mình. Nói dùng thơ để nói lên
cái chí của mình thực chất cũng là một cách khẳng định cái “tôi” của các nhà
thơ, nhằm giải phóng cái “tôi” ra khỏi giới hạn của không gian, thời gian, của
các cá nhân cụ thể, đem lại cho nó một sức sống trường tồn, vĩnh cửu. Trước
thời Lí Bạch, trong sáng tác của Khuất Nguyên đã xuất hiện hình ảnh con

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

24

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp


người tự ý thức, tự biểu hiện với tư cách là một cá nhân độc lập. Đọc thơ ông,
ta thấy xuất hiện hình ảnh một Khuất Nguyên vừa theo đuổi lí tưởng giúp
vua, báo quốc, vừa trọng cá nhân, trọng tự trọng, quyết giữ vững phẩm hạnh
không hùa theo thói đời, một Khuất Nguyên thích lấy những cái phi thường,
những cái ngoài chuẩn mực để tự ngầm ví với mình: phượng hoàng, đại bàng,
cá kình.... nhằm dựng lên một cái “tôi” cô đơn, một cái “tôi” vĩ đại tồn tại
giữa đất trời. Đó cũng là một kiểu biểu hiện ý thức cá nhân theo khuynh
hướng lí tưởng. Như vậy có thể thấy, việc thể hiện con người cá nhân phức
tạp trong thơ cổ thể Lí Bạch không phải là hiện tượng đột xuất, không phải là
nội dung hoàn toàn mới lạ mà thi tiên chỉ là người kế thừa và phát triển ý thức
cá nhân lên tới đỉnh cao trong sáng tác của mình để xây dựng hình ảnh một
cái “tôi” cá nhân, cá tính, một cái “tôi” đơn nhất – chính là bản thân tác giả.
Với sự thể hiện thành công cái “tôi” cá nhân cá tính, Lí Bạch được đánh giá là
nhà thơ tài năng nhất, là nhà thơ sáng tạo nhất “Đơn độc đi suốt nghìn năm,
duy chỉ có ông ” (Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân). Đến với những vần
thơ cổ thể của ông, người đọc bắt gặp hình ảnh một cái “tôi” mang đậm dấu
ấn con người ông: lãng mạn, phóng túng, phiêu dật, kiêu ngạo trước cường
quyền mà gần gũi thân tình với nhân dân.
Có thể nói, để hình thành kiểu con người cá nhân có những biểu hiện
tương đối đa dạng, phức tạp trơng thơ cổ thể Lí Bạch là do sự hội tụ của nhiều
yếu tố như: môi trường văn hóa, thời đại và hoàn cảnh, tính cách cá nhân. Xét
về yếu tố môi trường văn hóa, nhà Đường với chính sách tư tưởng khai
phóng, mềm dẻo, tự do cho phép các trào lưu tư tưởng, các học thuyết triết
học tồn tại bình đẳng và công khai trên đất Trung Quốc. Vì vậy, giai đoạn này
xuất hiện sự tồn tại song song của các trường phái triết học như Nho, Đạo,
Phật.... điều này đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho văn nghệ sĩ. Thi tiên Lí
Bạch đã sống và trưởng thành trong môi trường văn hóa ấy, nên cũng chịu
ảnh hưởng của cùng một lúc nhiều học thuyết, trường phái, nổi bật nhất là của


SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

25

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Nho giáo và Đạo giáo. Do vậy, đối với Nho giáo có lúc ông có đả kích thói
“độc thiện”, thậm chí cười cợt cả những bậc thánh nhân, nhưng không hề
chống đối Nho giáo nói chung mà chỉ chống lại bọn hủ nho, không chấp nhận
sự ràng buộc về những quy phạm đạo đức lễ nghĩa của Nho giáo.... Bởi vậy ta
bắt gặp một Lí Bạch ôm ấp lí tưởng lập công, nhiệt tâm cháy bỏng với thời
cuộc trong cuộc đời thực và ở cả thi ca. Cùng với đó, ngay từ nhỏ, nhà thơ đã
tiếp xúc với Đạo giáo, ông giao du với nhiều đạo sĩ, cũng đi học đạo bốn
phương..... Dù yêu thích Đạo giáo nhưng tác giả không phải là một tín đồ Đạo
giáo đích thực mà chỉ tiếp thu vũ trụ quan “vô vi” của Lão Trang, thực tiễn
luyện đan cầu trường sinh của phái Đạo giáo thần tiên....điều này đã góp phần
hình thành con người yêu thích tự do, theo đuổi sự giải phóng cá nhân, tuyên
dương sự hoan lạc trong đời sống thực.... Đây là những nội dung quan trọng
trong thơ cổ thể Lí Bạch.
Yếu tố tiếp theo tạo nên con người đa dạng, phức tạp trong thơ cổ thể
Lí Bạch chính là do thời đại mà nhà thơ sống. Thi tiên sống vào thời kì cực
thịnh của nhà Đường, chính trị tương đối ổn định, kinh tế phát triển, dẫn tới
sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân và thị dân đông đảo trong xã hội. Họ là
những con người ít bị ràng buộc, ít bị chi phối nặng nề của những quy phạm
đạo đức truyền thống. Ở nhà Đường, chế độ thi cử tuyển chọn nhân tài đã đi
vào quy củ. Tất cả đã tạo nên một tinh thần thời đại, một phong khí Thịnh
Đường, là cơ sở để mọi cá nhân khẳng định mình bằng nhiều con đường khác

nhau.Thời đại ấy đã kích thích ý thức cá nhân của con người phát triển lên tới
đỉnh cao: vừa theo đuổi công danh sự nghiệp để khẳng định cái “danh” với
đời sau, vừa yêu thích tự do, giải phóng cá tính, tận hưởng cuộc sống trần thế,
vừa lí tưởng vừa trần tục đời thường đan xen vào nhau không chỉ tồn tại ở
một con người mà ở cả một thời đại.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định dẫn tới sự
hình thành con người với những biểu hiện đa dạng phức tạp trong thơ cổ thể

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga

26

Líp: K33C - Ng÷ v¨n


×