Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực sóc sơn hà nội về phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong giá đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.97 KB, 76 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ
huynh khu vực Sóc Sơn – Hà Nội về phương pháp giáo dục trẻ mầm non
trong gia đình”. Em đã gặp phải một số khó khăn vì đây là lần đầu tiên nghiên
cứu

khoa

học.

Nhưng

nhờ

sự

giúp

đỡ,

chỉ

bảo

tận


tình

của

Th.s Hà Thị Kim Dung, cùng với sự giúp đỡ của các cơ giáo và tồn thể phụ
huynh trường mầm non Mai Đình A – Sóc Sơn – Hà Nội, các thầy cô trong tổ bộ
môn Tâm lý – Giáo dục đã giúp đỡ em hồn thành khố luận tố nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thẩy cô, các bạn
sinh viên và các bậc phụ huynh.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010.
Sinh viên

Vũ Thị Tố Quyên

Vũ Thị Tố Quyên

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức của
các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn – Hà Nội về phương pháp giáo dục trẻ
mầm non trong gia đình” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân mình.Đề tài
tơi nghiên cứu khơng trùng với bất kì đề tài của các tác giả khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Vũ Thị Tố Quyên

Vũ Thị Tố Quyên

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Mở đầu ..........................................................................................................

1

Chương 1. Cơ sở lý luận……………………………………………………. 6
1.1: Nhận thức………………………………………………………………..

6

1.2: Giáo dục và vai trò của giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non………… 7
1.3: Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mầm non…………………………………. 10
1.4: Phương pháp giáo dục mầm non trong giáo dục gia đình………………. 13
Chương 2 :Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về
phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong gia đình. ……………………. 18
2.1 Vài nét khái quát về khách thể nghiên cứu………………………………. 18

2.2 Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về
phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong gia đình…………………………... 22
Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao
nhận thức về các phương pháp giáo dục trẻ mầm non của
các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn – Hà Nội……………………………. 46
3.1 Mục tiêu thử nghiệm…………………………………………………….... 46
3.2 Nội dung thử nghiệm……………………………………………………... 46
3.3 Tiến hành tác động……………………………………………………….. 49
3.4 Kết quả của quá trình tác động…………………………………………… 51
Kết luận và kiến nghị……………………………………………………….. 63
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….. 66

Vũ Thị Tố Quyên

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nên Người là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử được
vật chất hóa trong nền văn hóa của lồi người. Q trình đó chỉ được thực hiện
trong điều kiện có sự hướng dẫn thường xuyên của người lớn, tức là giáo dục.
Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005,
UNESCO đó đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu
của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”, “Bằng chứng cho thấy rằng,

việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi đi học có liên quan đến việc
phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn”.
Nhà giáo dục Xô viết A.S.Makarenko khẳng định: Những cơ sở căn bản
của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5. Những điều dạy cho
trẻ trong thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Ở Việt Nam, kinh
nghiệm giáo dục truyền thống của nhân dân ta cũng đã khẳng định: “Uốn cây từ
thuở còn non, dạy con từ thuở con còn trẻ thơ”. Giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, bởi lẽ nơi đây, mọi nhu cầu cơ bản của con người được thỏa
mãn theo phương thức xã hội, phương thức con người đầu tiên. Các nhà khoa
học giáo dục, tâm lí đã chứng minh rằng “khung nhân cách”, “gốc nhân cách”
mỗi cá nhân được hình thành từ giáo dục gia đình.
Tuy nhiên, phương pháp giáo dục ở gia đình đối với trẻ em ở từng lứa tuổi
không giống nhau do đặc điểm phát triển tâm, sinh lí của trẻ khác nhau,

Vũ Thị Tố Quyên

1

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

do nếp sống, truyền thống mỗi gia đình khác nhau. Mà khơng tránh khỏi có
những phương pháp cịn sai lệch. Và tôi với tư cách là một giáo sinh ngành mầm
non sắp ra trường. Tơi thấy mình cần có trách nhiệm kết hợp với gia đình trẻ tìm
ra con đường tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện. Với những kiến thức mà tôi
đã được trao dồi ở trường, tôi thấy được tầm quan trọng của việc chọn các

phương pháp hữu hiệu để góp phần phát triển tồn diện cho trẻ. Vì vậy tơi chọn
đề tài “Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn – Hà Nội về
phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong gia đình”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn - Hà Nội về
phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong gia đình .
3. Mức độ và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các phương pháp giáo dục trẻ từ 3 - 6 tuổi và nhận thức của
họ về cách sử dụng các phương pháp đó.
4. Nhiệm vụ của đề tài.
- Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về từng phương pháp giáo
dục cụ thể.
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến giáo dục mầm non, tâm lý trẻ
em.
- Xây dựng tình huống, hệ thống câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra.
- Đề xuất một số tác động thử nghiệm để nâng cao nhận thức cho các bậc
phụ huynh về phương pháp giáo dục trẻ.

Vũ Thị Tố Quyên

2

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

a. Đối tượng nghiên cứu.
- Nhận thức của các bậc phụ huynh về phương pháp giáo dục trẻ mầm non
trong gia đình khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
b. Khách thể nghiên cứu.
- Các bậc phụ huynh có con từ 3 - 6 tuổi ở khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học.
Trong thời đại hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh có con từ 3 - 6 tuổi, đã
chú trọng được vấn đề giáo dục con trong gia đình. Nhưng với lối sống, quan
điểm, trình độ học vấn của mỗi người là khác nhau nên việc nhận thức và sử
dụng các phương pháp để giáo dục con ở các gia đình cịn nhiều điều chưa hợp
lý. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh được tìm hiểu sâu hơn về tâm lý của các
cháu, thì sẽ giúp họ sử dụng các phương giáo dục đúng thời điểm, tạo điều kiện
cho các cháu phát triển toàn diện .
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về giáo dục mầm non là rất quan trọng và cần
thiết. Trên cơ sở tìm hiểu về giáo dục mầm non và tâm lý trẻ em, chúng ta sẽ có
được những phương pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non và ở trong gia đình
một cách đúng đắn. Từ đó giúp cho các bậc phụ huynh có thể nhận thức và sử
dụng đúng các phương pháp giáo dục trẻ trong gia đình, để giúp trẻ phát triển
tồn diện. Xây dựng một xã hội mới với một thế hệ con người mới.

Vũ Thị Tố Quyên

3

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

8. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích kết quả.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu.
9. Cấu trúc khóa luận.
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1.1: Nhận thức
1.2: Giáo dục và vai trò của giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non.
1.3: Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mầm non.
1.4: Phương pháp giáo dục mầm non trong giáo dục gia đình.
1.5: Vai trị của các phương pháp.

Vũ Thị Tố Quyên

4

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về phương pháp

giáo dục trẻ mầm non trong gia đình.
2.1: Vài nét khái quát về khách thể nghiên cứu.
2.2: Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về phương pháp giáo
dục trẻ mầm non trong gia đình.
Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức về
phương pháp giáo dục trẻ mầm non của các bậc phụ huynh khu vực Sóc
Sơn – Hà Nội.
3.1: Mục tiêu thử nghiệm.
3.2: Nội dung thử nghiệm.
3.3: Tién hành tác động.
3.4: Kết quả của quá trình tác động.

Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.

Vũ Thị Tố Quyên

5

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Nhận thức là gì?
Để phản ánh hiện thực khách quan, con người khơng chỉ bày tỏ thái độ

của mình với nó mà trước hết là nhận thức về thế giới đó. Để có một hành vi văn
hố đẹp, biết tơn trọng, lễ phép với người lớn, thể hiện bằng cử chỉ hành động,
lời nói thì trước hết chúng ta phải nhận thứ được người lớn là những người bề
trên, là người lớn tuổi hơn mình. Những hiện tượng tâm lí của con người (cảm
giác, tri giác, tư duy…) nhằm phản ánh hiện thực khách quan, gọi là hoạt động
nhận thức của con ngưòi. Hoạt động này mang lại những sản phẩm khác nhau vè
hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm…). Nhận
thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người.
- Theo quan điểm triết học Mac – LêNin, nhận thức là quá trình phản ánh
bản chất hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, có tính tích cực, năng
động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
- Theo Từ điển Tiếng việt nhận thức là kết quả của quá trình phản ánhvà
tái hiện hện thực vào trong tư duy; kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới
khách quan. (10, t.917)

Vũ Thị Tố Quyên

6

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2 Giáo dục và vai trò của giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non.
1.2.1 Giáo dục là gì?
Theo quan điểm của học thuyết Mác- LêNin: “ Bản chất của con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, như vậy con người và xã hội không tách rời

nhau. Xã hội muốn phát triển cần dựa vào giáo dục. Giáo dục góp phần làm cho
xã hội phát triển thơng qua sản phẩm của nó - đó là những con người có nhân
cách. Trong từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng 2009,
trang 510) có ghi: “giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống
đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng
ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.
1.2.2 Gia đình là gì?
Gia đình- là một thiết chế cơ bản của xã hội, là tế bào của xã hội, là nhóm
xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân. Con người được sinh ra, lớn lên, hoạt động tích
cực đều bắt đầu từ gia đình. Hiện nay tồn tại khá nhiều định nghĩa gia đình, mỗi
chuyên khảo đều xây dựng cho mình những khái niệm cơng cụ, theo đó, gia
đình có thể định nghĩa theo các cách tiếp cận cấu trúc, chức năng hoặc nguồn
gốc hình thành…
- Theo GS. TS. Bruce J. Cohen và GS. TS. Jerri L.Orbuch Đại học
Michigan Hoa Kỳ trong “Xã hội học nhập mơn” thì: “Gia đình là một hệ thống
của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nhận
nuôi (con nuôi, cha mẹ nuôi)”.

Vũ Thị Tố Quyên

7

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Theo Từ Thanh Hán: “Gia đình là một loại hình thức tổ chức xã hội lấy

quan hệ hơn nhân làm nền tảng, lấy quan hệ huyết thống và quan hệ thu lợi làm
cầu nối”
Vậy, gia đình có thể hiểu là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong
nhóm có quan hệ gắn bó với nhau qua hơn nhân, huyết thống, tâm- sinh lí, có
chung các giá trị vật chất, tinh thần tương đối ổn định trong các giai đoạn phát
triển lịch sử xã hội.
1.2.3 Giáo dục gia đình là gì?
Giáo dục gia đình được hiểu là tất cả những tác động của gia đình đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết là của lớp trẻ khơng
thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu
khơng có một mơi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi gia đình là thể chế đầu
tiên, quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi cịn non
dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Những mối liên hệ của trẻ em với
mơi trường vào lứa tuổi cịn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó.
Những mối liên hệ của trẻ em với mơi trường nguyên thủy này, đặc biệt với bố
và mẹ, quyết định phương thức ứng xử, nhất là về mặt tình cảm mà chúng sẽ trải
qua sau này trong những mối liên hệ với những cá nhân khác. Một mối liên hệ
tốt với bố mẹ, nhất là với mẹ được coi là “tốt”, sẽ đem lại cho trẻ sự phấn chấn,
tin cậy, lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này. Còn nếu như mối liên hệ ấy bị trẻ
coi là “xấu”, thì sẽ đem lại cho chúng nỗi lo sợ mất đi cái gì đang có, sự bất an,
sự ganh tức,sự nghi ngờ, thậm chí cả sự co mình lại kiểu tinh thần phân lập.

Vũ Thị Tố Quyên

8

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.4 Vai trị của giáo dục gia đình.
Tổ ấm gia đình là “cái nơi”, là một bến đỗ để từ đó con người bước ra
ngồi xã hội. Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của gia đình_ đó là
chức năng nuôi nấng và giáo dục con cái. Nếu con người sinh ra mà không được
nuôi nấng và dạy dỗ trong một gia đình thực sự thì khó có điều kiện trở thành
người bình thường. Nếu từ nhỏ con người khơng được giáo dục đầy đủ thì lớn
lên sẽ trở thành “hoang dã”, khơng có gia giáo, nề nếp:
“Bé khơng vin cả gãy cành”
Giáo dục gia đình có tác động mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ thơ
và có ý nghĩa to lớn đến cả cuộc đời của con người ngay cả lúc trưởng thành cho
đến khi về già. Trong giáo dục trẻ, người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến những
phẩm chất đạo đức, những nét tính cách và năng lực của con cái. Cho nên trong
cuốn “Tình huống gia đình” của Xecmiacer có viết “có một thực tế lạ lùng là
phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt vời và họ nhận được ở người
mẹ nhiều hơn là ở người cha” (3, tr78). Hơn nữa giáo dục gia đình có nét đặc thù
riêng mà giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội khơng có, đó là giáo dục gia
đình dựa vào tình thương yêu của những người ruột thịt, quan hệ trong gia đình
là quan hệ huyết thống. Con cái trong gia đình ln ln được ơng bà, cha mẹ
sẵn sàng hi sinh cả vật chất và tinh thần để tạo thuận lợi cho việc giáo dục con
cái nên người. Vì vậy, giáo dục gia đình là nền giáo dục tồn diện nhất. Gia đình
là mơi trường văn hóa đầu tiên của mỗi người. Đó là dịng văn hóa bắt nguồn từ
lòng nhân ái của người mẹ. Sống trong gia đình hằng ngày trẻ được: “học ăn,
học nói, học gói, học mở” … cũng tức là học làm người một cách tự nhiên và
nhẹ nhàng.

Vũ Thị Tố Quyên


9

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Giáo dục tuổi mầm non trong gia đình chỉ đạt hiệu quả tốt khi các thành
viên trong gia đình đều hiểu được tầm quan trọng của giáo dục gia đình và trách
nhiệm lớn lao đối với xã hội. Cần nhận thức rằng: dạy một đứa trẻ trở thành một
người tốt sẽ dễ hơn nhiều là phải cải tạo một đứa con hư thành một người bình
thường. Giáo dục trẻ trong gia đình là một khoa học và là một nghệ thuật. Nó
mang ý nghĩa thời sự, nó ln ln nảy sinh những điều mới mẻ nên địi hỏi các
gia đình phải ln ln khám phá, tìm hiểu.

1.3 Đặc điểm tâm lí của lứa tuổi mầm non.
1.3.1 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ ấu nhi.
Thời kì trẻ ấu nhi là thời kì “phát cảm tri giác”, “phát cảm ngơn ngữ”,
đang hình thành và phát triển mạnh các đặc trưng xã hội của con người, các cấu
trúc tâm lí bậc cao của con người nhờ có kích thích ngơn ngữ; hoạt động nhận
thức cảm tính phát triển mạnh, nền tảng hoạt động nhận thức lí tính (tư duy,
tưởng tượng…). Tính chủ định hình thành và phát triển từ hành động với đồ vật
và giao tiếp với những người xung quanh.
1.3.2 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 3 - 4 tuổi.
Ở tuổi lên 3 xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là
tính độc lập đang phát triển mạnh, muốn tự mình làm tất cả mọi việc như người
lớn, và một bên là khả năng quá non yếu của trẻ, không thể làm nổi những việc
đó. Để giải quyết mâu thuẫn này, trị chơi đóng vai theo chủ đề đã xuất hiện.

Chính trị chơi này đã kéo theo sự nảy sinh những đặc điểm tâm lí mới ở trẻ, tức
là bắt đầu hình thành một nhân cách con người.

Vũ Thị Tố Quyên

10

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trị chơi đóng vai theo chủ đề khơng chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển trí tưởng tượng của trẻ mà cịn có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời
sống tình cảm của trẻ. Mối quan hệ người - người được phản ánh trong trò chơi,
những rung động, thái độ buồn rầu, vui vẻ được gợi lên ở trẻ. Qua trị chơi trẻ
được hình thành những phẩm chất, ý chí như tính mục đích, tính kỉ luật, tính
dũng cảm. Nếu trẻ đóng vai người lính gác thì phải thực hiện kỉ luật nghiêm
minh, vào vai lái xe thì phải bình tĩnh, nhanh nhẹn…
1.3.3 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4 - 5 tuổi.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức thiết
đối với trẻ. Từ đó “xã hội trẻ em” được hình thành (A.P.Uxơva). Nỗi đau khổ
đều làm cho trẻ buồn bã, ỉu xìu là thiếu bạn bè để cùng chơi. Nếu người lớn
không thấy được nhu cầu đó của trẻ để tạo điều kiện cho chúng chơi với nhau thì
đó là một sai lầm trong giáo dục. Tính a dua trở thành một tật xấu trong nhân
cách của trẻ nếu như người lớn không kịp thời hướng dẫn cho trẻ biết nhận xét
một cách độc lập về các sự kiện xảy ra quanh trẻ.
Đời sống tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ thèm khát sự trìu mến,

yêu thương của người lớn, đồng thời rất lo sợ trước thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của
những người xung quanh. Đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ của trẻ
với những người xung quanh. Trước hết là với ông bà, bố mẹ. Trẻ rất thích quan
tâm đến các bạn trong nhóm, các em nhỏ. Tình cảm của trẻ cịn được biểu lộ với
cả động, cỏ cây, đồ chơi… Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình
cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức đều ở vào thời điểm phát triển nhất, đặc biệt là
tình cảm thẩm mĩ. Trẻ dễ sung sướng, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tưởng chừng như
đơn giản trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật như khi nhìn

Vũ Thị Tố Quyên

11

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thấy một cánh hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ, nghe một câu thơ giàu vần
điệu… Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ, và chính việc giáo
dục thẩm mĩ lại có khả năng mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn
diện nhân cách của trẻ.
1.3.4 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5- 6 tuổi.
Đây là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non” - tức là lứa
tuổi trước khi đến trường phổ thông. Giai đoạn này những cấu tạo tâm lí trong độ
tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn,
những chức năng tâm lí đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt
động tâm lí để hồn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của

con người. Trẻ sử dụng thành thạo tiêng mẹ đẻ, nhưng vẫn còn nhiều trẻ phát âm
ngọng, dùng từ sai, nói năng chưa đúng. Chủ yếu là do trẻ học lỏm của người lớn
hay bắt chước. Do đó ở gia đình hay ở lớp mẫu giáo cần coi trọng việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục mầm
non.
Trẻ cũng bắt đầu ý thức về giới tính của mình. Những nhận xét đánh giá
bắt đầu mang sắc thái giới tính. Trẻ thường nói: “Con trai mà lại khóc à!” hay
“Con gái mà lại đánh nhau à!”. Trẻ bắt đầu nhận biết mình là người thế nào có
những đặc điểm gì. Trẻ bắt đầu đánh giá người khác nhưng bị xúc cảm, tình cảm
chi phối mạnh. Trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục đích đã định. Sự
tập trung, tính bền vững của chú ý tăng lên, nhu cầu nhận thức mạnh. Hoạt động
vui chơi khơng thỏa mãn nhu cầu này trẻ phải tìm đến một hoạt động mới- đó là
hoạt động học tập. Vì vậy việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho trẻ đến
trường phổ thông là một việc làm rất quan trọng.

Vũ Thị Tố Quyên

12

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.4 Phương pháp giáo dục mầm non trong giáo dục gia đình.
1.4.1 Phương pháp giáo dục bằng các mẫu hành vi hành động của cha mẹ,
ông bà, những người thân gần gũi trong gia đình.
Các thao tác của người lớn về hành vi xảy ra liên tiếp nhau, nhưng cần sự

ổn định bền vững. Hành động mẫu nhiều lần, thậm chí cần thiết phải hướng dẫn
trực tiếp các hành vi phức tạp cho trẻ. Ví dụ như đánh răng, rửa mặt, đi giầy…
Tiếp tục củng cố, kiểm tra ngay nếu có thao tác sai mẫu, sự sáng tạo của trẻ
trong khi thực hiện mẫu cần được khích lệ ngay nếu tốt và sửa chữa ngay nếu có
sai so với chuẩn. Tuy nhiên để các mẫu hành vi nhanh chóng thành thói quen,
cần thiết phải có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình để trẻ tự tin
thực thiện.
1.4.2 Phương pháp giáo dục bằng truyện kể, thơ…
Trẻ đã cảm nhận được các xúc cảm qua giọng điệu, cách phát âm khi nghe
kể chuyện diễn cảm. Các truyện cổ tích, ngụ ngơn; thơ giàu hình ảnh, đã có tác
động giáo dục trẻ. Do vây, giáo dục thông qua truyện và thơ trong gia đình là rất
cần thiết cho trẻ. Chú ý lựa chọn những truyện phù hợp với tâm sinh lí trẻ (ngắn,
có tranh minh họa), có nội dung giáo dục: lịng nhân ái, sự đồng cảm, sự kính
trọng u thương ơng bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới, sự dũng cảm, sự công
bằng, kiên nhẫn, niềm tự hào… để khơi gợi những xúc cảm tự nhiên của trẻ qua
giọng kể, điệu bộ, cử chỉ của người kể. Từ đó, giáo dục các giá trị xã hội cho trẻ.

Vũ Thị Tố Quyên

13

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.4.3 Giáo dục bằng khuyến bảo, thuyết phục bằng lời.
Do ngơn ngữ đang phát triển, việc kích thích ngơn ngữ có tác dụng nhất

định đối với trẻ, nếu ngơn ngữ gắn liền với các hành động và tình huống cụ thể.
Ví dụ: “Con dậy đúng giờ, cả nhà cùng ăn uống, sau đó mẹ đưa con vào nhà trẻ;
mẹ lên lớp khỏi muộn giờ. Lên lớp muộn giờ là các cơ các bác phê bình. Các anh
chị đến học đúng giờ mà cô giáo chưa đến, là không được, cô phải gương mẫu
cho học trò noi theo. Nếu con dậy muộn, mẹ khó đến lớp được đúng giờ”…
Lời nói thuyết phục trẻ cần rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, cố gắng dùng
ngơn từ giàu hình ảnh, gần gũi đối với trẻ. Khi thuyết phục, khuyên bảo trẻ, cần
chọn thời điểm thích hợp để tạo ra sự thân mật gần gũi, giữa cha mẹ với con, nhờ
đó mà sự thuyết phục, khuyên bảo mới có hiệu quả.
1.4.4 Phương pháp giáo dục qua nhu cầu.
Trẻ đã có một số vốn kinh nghiệm cá nhân về quá trình thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản, nên đối tượng phương tiện và điều kiện thỏa mãn nhu cầu là con
đường giáo dục trẻ có tác dụng mạnh. Tuy nhiên, không được lạm dụng thái quá,
nếu khơng có hiệu lực sẽ giảm. Những đối tượng thỏa mãn nhu cầu sẽ điều khiển
được hành vi của trẻ theo định hướng của xã hội.
1.4.5 Phương pháp giáo dục bằng lao động.
Khi giao việc cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không gây nguy hiểm cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Vừa sức với trẻ, địi hỏi trẻ phải có một chút cố gắng.

Vũ Thị Tố Quyên

14

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


- Tạo hứng thú của trẻ, kích thích sự phát triển cho trẻ.
- Không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, môi trường tự
nhiên, xã hội.
- Nhất thiết phải có mục đích giáo dục.
Khi trẻ thực hiện các cơng việc, cha mẹ, những người thân gần gũi nên có
những nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ trẻ, ngay cả khi trẻ chưa hoàn toàn
làm tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng nên chỉ cho trẻ thấy được lỗi của trẻ, ví dụ:
“Nếu con làm như thế này thì sẽ tuyệt vời hơn!”, vừa nói bừa sửa chữa hành vi,
hành động cho trẻ.
Được tham gia lao động đem lại niềm vui cho trẻ; chứng tỏ trẻ được mọi
người tôn trọng trẻ; và khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ trẻ được đánh giá đúng và
cảm thấy tự hào… Những nhiệm vụ vừa sức, hoặc cần phải cố gắng một chút để
hoàn thành… bao giờ cũng đem lại cho trẻ những xúc cảm tích cực. Làm nảy
sinh ở trẻ tình u lao động; yêu quý các sản phẩm của lao động, biết giữ gìn,
bảo vệ các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình; biết kính trọng ơng bà, cha mẹ,
những người lao động tạo ra cái ăn, cái mặc… cho trẻ.
Mọi sáng tạo của con người bắt nguồn từ việc làm, từ tình yêu lao động.
Hãy gieo mầm sáng tạo cho trẻ từ chỗ giao việc cho trẻ.
1.4.6 Giáo dục trẻ bằng khích lệ biểu dương và trách phạt trẻ.
Phương pháp này giúp trẻ nhận biết đúng, sai; tốt, xấu; ngoan, hư; những
điều được lam và không được làm. Xây dựng niềm tin cho trẻ; tin việc mình làm

Vũ Thị Tố Quyên

15

K32 - GDMN



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

là đúng; không hành động xấu, sai. Xây dựng định hướng phát triển toàn diện
cho trẻ hướng thiện, hướng thượng.
Lời khen phải đúng lúc, hợp lí, đúng việc: Khi khen phải chú ý khen vào
cơng việc mà trẻ có nhiều cố gắng mới đạt được, khơng khen vào tính cách hay
bản thân đứa trẻ. Không khen thưởng quá dễ dãi, khơng nên khen q lời dễ sinh
ra tính kiêu ngạo, tự mãn ở trẻ và có lúc trẻ sẽ coi khen thưởng là một sự mua
chuộc dẫn đến trẻ mặc cả cho những gì mình làm.
Cần lưu ý khơng nên dùng roi vọt, sức mạnh trong những cơn giận dữ, bưc
tức. Gia đình cần bàn bạc thống nhất một số hình thức kỉ luật, phạt trẻ sao cho có
tác dụng. Bởi mục đích cuối cùng của phê bình, trách phạt là giúp trẻ sửa khuyết
điểm.
1.4.7 Giáo dục bằng phương pháp tạo tình huống.
Phương pháp này giúp trẻ tự điều chỉnh các nét tính cách hoặc đặc điểm
tâm lí cá nhân theo định hướng xã hội tích cực.
Ví dụ: Đứa trẻ A, 5 tuổi tham lam, ích kỉ; có đồ chơi không cho trẻ khác cùng
chơi; khi ăn bao giờ cũng địi phần nhiều hơn.
Đây là đức tính khơng tốt ở trẻ em, người lớn cần phải điều chỉnh và sửa chữa
cho trẻ.
Sau mỗi lần tạo tình huống, nên khen hành vi của trẻ kịp thời để củng cố
nét tính cách tốt xuất hiện ở trẻ.

Vũ Thị Tố Quyên

16

K32 - GDMN



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ví dụ: Bố đem chia bánh, kẹo… cho trẻ nhưng ra điều kiện sau: Ai biết
nhường nhịn em bé hơn thì bố sẽ thưởng cho đi chơi cơng viên. Như vậy đứa trẻ
A hằng ngày tham lam, ích kỉ phải tự điều chỉnh nhường cho bé bánh, kẹo.
Khơi dậy lòng tự trọng ở trẻ bởi nó giúp trẻ sửa đổi khuyết điểm của mình,
giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực hành vi của xã hội.
1.4.8 Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ.
Đây là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách con người,
qua đó thể hiện được mối quan hệ của mình với thé giới xung quanh. Với trẻ
mầm non thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Gia đình cần tổ chức
những trò chơi lành mạnh hợp lứa tuổi, hợp vệ sinh, hợp sở thích, an tồn cho
trẻ. Khi tham gia vào hoạt động trẻ sẽ hiểu biết thêm về thế giới đồ vật, về quan
hệ con người- con người, con người với thế giới đồ vật. Qua đó trẻ thấy được cái
hay để học tập, cái dở, cái xấu để tránh.
Cha mẹ cần hướng dẫn, giao trách nhiệm cho trẻ, hướng dẫn cụ thể các
tình huống, thao tác. Đồng thời người lớn cũng cần đánh giá việc thực hành quá
trình hoạt động của trẻ để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót. Cần động
viên, khích lệ trẻ có sự sáng tạo.
Ngồi ra, cịn nhiều phương pháp khác, còn sử dụng các phương pháp sao
cho hài hòa. V. A. Xukhomlinxiki đã từng nói: “Nếu chỉ giáo dục bằng một cách
thức nào đó thơi thì cũng như cố chơi một bản nhạc giao hưởng trên một phím
đàn”.

Vũ Thị Tố Quyên


17

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2 : Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh
về phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong gia đình.
2.1 Vài nét khái quát về khách thể nghiên cứu.
Trong thời gian 08 tuần thực tập tại truờng Mầm non Mai Đình A – Sóc
Sơn – Hà Nội. Tơi đã có điều kiện được tiếp xúc, trị chuyện với các bậc phụ
hynh, với trẻ mầm non ở khu vực này. Phần lớn phụ huynh ở đây là công nhân
khu cơng nghiệp, số khác là làm ruộng, một số ít hơn là viên chức nhà nước hoặc
bn bán. Vì vậy trình độ nhận thức của họ về phương pháp giáo dục cũng khác
nhau và cịn hạn chế. Có những phụ huynh dành thời gian để chăm lo cho con
nhưng bên cạnh đó có nhiều phụ huynh do thời gian làm việc bận rộn, đi làm ca
nên thời gian dành cho con chưa nhiều. Nhiều người cịn nhờ hàng xóm, người
quen đi đón hộ. Điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ không kịp thời phát hiện ra những thay đổi tâm sinh lí của trẻ để điều
chỉnh, sửâ chữa cho phù hợp. Cô giáo cũng ít có điều kiện gặp gỡ trao đổi với
phụ huynh về tình hình của cháu ở trên lớp.
Ở lớp mẫu giáo nhỡ mà tơi chủ nhiệm có trường hợp bố mất sớm, mẹ bỏ
đi cháu ở với ông bà và bác. Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc chăm sóc
giáo dục trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân làm trẻ cam thấy tự ti, buồn
khổ, cảm thấy mình khơng bằng bạn bè. Cũng do trình độ nhận thức mà vẫn có
những phụ huynh để con “tự lớn” chưa chú ý đến giáo dục. Nhiều gia đình có
phương pháp giáo dục khơng đúng đắn, q chiều chuộng hay quá khắt khe với

con. Điều này ảnh hưởng khơng tốt đến q trình phát triển của trẻ. Tơi đã tìm
hiểu và trị chuyện với trẻ từ độ tuổi nhà trẻ đến trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn. Sóc
Sơn là khu vực ngoại thành điều kiện kinh tế ở đây cũng khá giả. Phần lớn trẻ

Vũ Thị Tố Quyên

18

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

được cha mẹ quan tâm chu đáo về đời sống vật chất. Sau tìm hiểu tơi thấy ý thức
tự giác, tự phục vụ của trẻ khá cao. Trẻ hăng hái giúp đỡ cô giáo trong những
công việc vừa sức, trẻ tự lấy ghế, cất giầy dép gọn gàng, tự giác xúc ăn, đi vệ
sinh trước khi đi ngủ. Do đặc điểm của địa phương, ảnh hưởng từ cha mẹ nên trẻ
ở khu vực này nói lẫn lộn “l – n” rất nhiều, trẻ phát âm chưa chuẩn.
Những thực trạng trên ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục trẻ trong gia đình.
Để tìm hiểu rõ hơn về nhận thức của các bậc phụ huynh về phương pháp giáo
dục trẻ trong gia đình tơi đã tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của họ và thu
được kết quả nhất định sau khi đưa ra hệ thống câu hỏi kèm theo đáp án, một vài
tình huống trong phiếu trưng cầu ý kiến của phụ huynh để họ lựa chọn, bày tỏ ý
kiến quan điểm, giúp họ có những phương pháp giáo dục con đúng đắn.
Tôi đã tiến hành điều tra ý kiến 80 phụ huynh có con ở các độ tuổi mầm
non:
- 13 phụ huynh có con ở độ tuổi nhà trẻ.
- 30 phụ huynh có con ở lớp mẫu giáo bé.

- 22 phụ huynh có con ở lớp mẫu giáo nhỡ.
- 15 phụ huynh có con ở lớp mẫu giáo lớn.

Vũ Thị Tố Quyên

19

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2.2

Khóa luận tốt nghiệp

Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về phương pháp
giáo dục trẻ mầm non trong gia đình.

Bảng 1: Nhận thức của các bậc phụ huynh về phưong pháp giáo dục bằng
mẫu hành vi hành động của người lớn.
Số ý
Câu hỏi
1. Nhà có trẻ nhỏ, anh (chị)
có chú ý hành vi, hành động
của mình khơng?
2. Những việc nhỏ trong
nhà anh (chị) có hướng dẫn
cháu thực hiện khơng?
3. Anh (chị) kể chuyện, đọc

thơ cho trẻ nghe nhằm mục
đích gì?
4. Để tập cho cháu việc
đánh răng, rửa tay, rửa
mặt… Anh (chị) thường
làm thế nào?
5. Khi trẻ có hành vi sai với
chuẩn, anh (chị) xử lí ra
sao?

6. Giúp các cháu có hành vi
tốt, anh (chị) đã là gì?

Phương án lựa chọn

kiến

A: Có

75

93,75

B: Khơng
A: Có
B: Khơng
C: Thỉnh thoảng
A: Để trẻ học tập tấm
gương tốt.
B: Vì trẻ muốn nghe và tơi

chiều theo ý cháu.
A: Để cháu tự làm.
B: Người lớn hướng dẫn cho
cháu.
C: Không quan tâm đến việc
tập cho cháu.
A: Đánh đòn.
B: Người lớn làm mẫu hành
vi đúng để trẻ làm theo.
C: Trẻ con mà, lớn lên nó sẽ
hiểu.
A: Lấy tấm gương tốt
và nhắc cháu học theo.
B: Khuyên bảo cháu.
A: Có

5
60
0
20
45

6,25
75
0
25
56,25

35


43,75

37
40

46,25
50

3

3,75

20
55

25
68,75

5
50

6,25
62,5

30
60

37,5
75


20

25

7. Các mẫu hành vi, hành
động của người lớn trong
gia đình anh (chị) có thống B: Không
nhất với nhau không?

Vũ Thị Tố Quyên

Tỉ lệ %

20

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Với trẻ nhỏ, mọi thứ đều cần người lớn hướng dẫn chỉ bảo và luôn luôn
kịp thời uốn nắn tránh những sai lệch. Cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình
sẽ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học và noi theo. Để dạy bảo con mình tốt thì đã
có 75 phụ huynh (chiếm 93,75%) đã ln chú ý các hành vi, hành động của mình
trước con cái trong nhà. Họ ý thức được rất lớn trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình. Những bậc phụ huynh này có sự hiểu biết nhất định trong việc chăm sóc,
ni dưỡng con cái. Với họ thì khi cha mẹ làm việc hay bất cứ hành động nào
cũng sẽ là cái cho con học tập.

Có 05 phụ huynh (chiếm 6,25%) thì chưa quan tâm đến hành vi hay hành
động của mình trước trẻ. Phải chăng đây là các phụ huynh chưa tìm hiểu kiến
thức gia đình đầy đủ. Đơi khi do trình độ nhận thức chưa cao nên việc “xuề xoà”
là điều dễ nhận thấy. Họ nghĩ trẻ con thì chưa biết gì nên họ cũng không lưu tâm
cho việc làm gương trước con.
Ngoài vấn đề cần lưu ý đến hành vi, hành động thì việc hướng dẫn con
mình thực hiện những việc nhỏ cũng được phụ huynh quan tâm.
Có 60 phụ huynh trong 80 phụ huynh được hỏi (chiếm 75%) thì đều quan tâm
hướng dẫn con mình những việc trong gia đình. Với họ con cái cũng nên biết
một vài công việc vì trẻ nhỏ làm việc nhỏ, nhất là trẻ nên biết cơng việc tự phục
vụ.
25% phụ huynh cịn lại có thể do thời gian hạn hẹp nên chỉ thỉnh thoảng
họ mới hướng dẫn trẻ. Phần lớn các phụ huynh này suy nghĩ rằng cháu cịn nhỏ
nên có người lớn làm giúp cháu, nếu để tự bản thân cháu thì cháu khó có thể
hồn thành được. Nhưng việc ít hướng dẫn này đôi khi sẽ dẫn tới những hành
động sai lệch. Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời chỉnh sửa cho con.

Vũ Thị Tố Quyên

21

K32 - GDMN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Để tập cho cháu việc đánh răng, rửa mặt, rửa tay… anh (chị) thường làm
thế nào? Tôi nhận được câu trả lời là 40% phụ huynh sẽ hướng dẫn cho con.

Những phụ huynh này có trình độ nhận thức khá cao, họ quan tâm chăm sóc con
cái từng li, từng tí. Bởi vì họ mong muốn con cái có một nề nếp, thói quen tót
trong cuộc sống.
Bên cạnh đó có những bố mẹ không hướng dẫn trẻ mà để trẻ tự làm với
mong muốn sự tự giác, tự học hỏi ở trẻ khi đã quan sát các thành viên khác trong
gia đình. 37 phụ huynh (chiếm 46,25%) đồng ý với ý kiến trên.
Vẫn cịn số ít phụ huynh chưa quan tâm đến con mình thể hiện qua 3 phụ huynh
(chiếm 3,75%) - họ không tập cho con những công việc tự phục vụ. Khi được
hỏi về việc này thì mẹ bé Thăng cho biết: “Chúng tơi cịn bận nhiều việc q,
cháu ở nhà với ơng bà thì ơng bà chỉ trơng cho cháu khỏi đi linh tinh thơi chứ
khong có thời gian nhiều. Mặc dù chúng tôi cũng muốn chăm sóc các cháu lắm
chứ”. Qua tìm hiểu tơi được biết gia đình cháu là gia đình khó khăn, bố mẹ vất
vả kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình. Trong thâm tâm thì bố mẹ nào
cũng muốn con cái bằng bạn, bằng bè nhưng đơi lúc cái khó bó cái khơn.
Khi được hỏi: “Anh (chị) kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe nhằm mục đích
gì?”. Đã có 45 phụ huynh (chiếm 56,25%) chọn phương án để trẻ học tập gương
tốt trong câu chuyện bài thơ. Đây là những phụ huynh thường xuyên phân tích
những điều tốt xấu trong đó để trẻ nhận ra và nên học tập theo tấm gương nào.
Đó là những gia đình ln quan tâm dạy điều hay lẽ phải cho trẻ. Họ chú ý giảng
giải cho con về điều mình vừa nói, đồng thời kết hợp với việc giáo dục con.
Có 35 phụ huynh (chiếm 43,75%) thì kể chuyện, đọc thơ cho con vì theo
đề nghị của cháu. Ở trên lớp trẻ thường xuyên được cô giáo kể chuyện, đọc thơ
và cô dưa ra bài học giáo dục, dạy trẻ nên làm gì và khơng nên làm gì. Vì vậy về

Vũ Thị Tố Qun

22

K32 - GDMN



×