Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục mẫu giáo trong gia đình khu vực sóc sơn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.38 KB, 24 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Phần Mở đầU
1. Lý do chọn đề tài
Uốn cây từ thuở còn non.
Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ.
Câu ngạn ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta đến nay vẫn còn nguyên giá
trị. Điều này chứng tỏ cha ông ta từ xưa đã có ý thức nuôi dạy con cái ngay từ khi trẻ
vừa lọt lòng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ở mỗi gia đình lại được nuôi dạy khác nhau phụ thuộc
vào trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế, truyền thống sinh hoạt của gia đình đó
A.C. Makarenko đã nói: Những gì mà bố mẹ làm cho con trước 5 tuổi đó là
90% kết quả của quá trình giáo dục. Điều này đã khẳng định được vai trò to lớn của
bố mẹ hay nói cách khác là của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ. Đối với
trẻ nhỏ, gia đình là môi trường lý tưởng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Gia đình là tổ
ấm được hình thành nên bởi những người thương yêu ruột thịt. Sống trong gia đình trẻ
được sống trong môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tâm lý. Chỉ có trong gia đình
đứa trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu thương, mới có được những phút vui đùa
thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người thân, được vỗ về âu yếm khi ăn, khi
ngủ. Người lớn trong gia đình tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với trẻ, điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục trẻ. Từ đó trẻ lớn lên, trẻ học ăn, học nói, học
làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
Những điều trẻ học được từ sự giáo dục của gia đình sẽ quyết định đến sự phát
triển toàn diện của trẻ và sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời. Nhận thức được tầm quan trọng
đó của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ nên nhiều gia đình đã quan tâm
đến việc giáo dục trẻ trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số gia đình lại cho rằng
trẻ còn nhỏ không biết gì không cần giáo dục, chỉ cần trẻ biết ăn biết ngủ là được.
Điều này thật vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi với tư cách
là một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi thấy mình cần tìm hiểu nhận thức của
các gia đình về nội dung giáo dục trẻ trong gia đình để biết được nhận thức của họ đã


đúng, đã phù hợp chưa để từ đó góp ý cho các gia đình giúp họ giáo dục trẻ tốt hơn để

Nguyễn Thị Lương

1

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

trẻ có thể phát triển toàn diện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Tìm hiểu nhận thức của
các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Sóc
Sơn - Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều các nhà giáo dục, tâm lí cũng như các văn bản pháp luật của
nhà nước nghiên cứu về nội dung giáo dục trẻ mầm non trong gia đình và các khía
cạnh của nó.
Theo Arixtot- Nhà giáo dục Hy Lạp cổ đại, ông đánh giá rất cao vai trò của gia
đình trong việc giáo dục trẻ em nhất là giáo dục ban đầu.
Theo PGS.TS Nguyễn ánh Tuyết [8, 25] : Gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối
trong quá trình phát triển của trẻ thơ, sống trong môi trường giáo dục của gia đình trẻ
được thoả mãn mọi nhu cầu về thể chất lẫn tinh thần để lớn lên khoẻ mạnh hình thành
những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
Tuy nhiên vấn đề tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo
dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Sóc Sơn Hà Nội thì chưa có ai nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo

trong gia đình để phát hiện ra thực trạng và nâng cao nhận thức của họ về các nội
dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình.
4. Mức độ và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ti khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
- Nghiên cứu trên phụ huynh trẻ từ 3-6 tuổi.
- Nghiên cứu nhận thức ca h v nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến giáo dục trẻ em, tâm lý học trẻ em.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra.
- Phát hiện ra thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo
dục trẻ mẫu giáo trong gia đình ở Sóc Sơn Hà Nội.

Nguyễn Thị Lương

2

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về
nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu
vực Sóc Sơn - Hà Nội.
b. Khách thể nghiên cứu

Các bậc phụ huynh có con từ 3 - 6 tuổi khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay có nhiều bậc phụ huynh có trẻ từ 3 6 tuổi đã ý thức được vị trí, vai
trò của giáo dục gia đình với sự phát triển của trẻ, Đặc biệt là vai trò của các nội dung
giáo dục trẻ trong gia đình. Song, do điều kiện kinh tế, do trình độ, cách sống và cách
sinh hoạt của từng gia đình là khác nhau nên nhiều bậc phụ huynh chưa nhận thức đầy
đủ về ý nghĩa và vai trò của các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình. Tuy nhiên, nếu
họ được tư vấn và cung cấp những kiến thức khoa học về lĩnh vực này, họ sẽ biết giáo
dục trẻ bằng những nội dung đúng đắn nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
8. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu
giáo trong gia đình là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở tìm hiểu ta sẽ phát hiện
ra những nhận thức tích cực và tiêu cực của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục
trẻ trong gia đình. Từ đó, tư vấn những nội dung giáo dục đúng đắn, phù hợp giúp gia
đình nuôi dạy con đúng khoa học tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện.
9. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích kết quả.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Nguyễn Thị Lương

3

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

10. Dự kiến công trình nghiên cứu
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn - Hà Nội về
nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình.
Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức về nội dung giáo
dục trẻ mẫu giáo trong gia đình của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn- Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo.
Phiếu trưng cầu ý kiến.

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Nhận thức là gì?
Theo quan điểm triết học Mac Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện
chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng
động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. ([1, tr 25]).
Còn theo Từ điển bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể. ([11, tr 224]).
1.2. Giáo dục là gì?
Trong Từ điển Tiếng Việt (của Viện ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học,
Nxb giáo dục, 1994, trang 379) có ghi Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho
đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
1.3. Giáo dục gia đình là gì?
Giáo dục gia đình được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình đối với sự

hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp trẻ. Không thể có sự

Nguyễn Thị Lương

4

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một
môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.
1.4. Vai trò của giáo dục gia đình với tuổi Mầm non
Tổ ấm gia đình là cái nôi, là một bến đỗ để từ đó con người bước ra ngoài xã
hội. Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của gia đình - đó là chức năng
nuôi nấng và giáo dục con cái. Nếu con người sinh ra mà không được nuôi nấng và
dạy dỗ trong một gia đình thật sự thì khó có điều kiện trở thành người bình thường.
Hơn nữa, giáo dục gia đình có nét đặc thù riêng mà giáo dục nhà trường và giáo dục
xã hội không có, đó là giáo dục gia đình dựa vào tình yêu thương của những người
ruột thịt, quan hệ trong gia đình là quan hệ huyết thống. Con cái trong gia đình luôn
được ông bà, cha mẹ sẵn sàng hy sinh cả vật chất và tinh thần để tạo thuận lợi cho
việc giáo dục con cái nên người. Vì vậy, giáo dục gia đình là nền giáo dục toàn diện
nhất.
1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi mầm non
1.5.1. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 3- 4 tuổi
Những phẩm chất tâm lí và những đặc điểm nhân cách của trẻ được phát triển
mạnh mẽ nhất là trong hoạt động vui chơi. Trò chơi đóng vai theo chủ đề không chỉ

có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ, mà còn tác động rất
mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ. Qua trò chơi, trẻ còn được hình
thành những phẩm chất, ý chí như tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm.
1.5.2. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4 5 tuổi
Việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức bách đối với trẻ. Tính a dua trở
thành một tật xấu trong nhân cách của trẻ nếu như người lớn không kịp thời hướng
dẫn cho trẻ biết nhận xét một cách độc lập về các sự việc xảy ra quanh trẻ.
Đời sống tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đáng lưu ý là sự bộc lộ tình cảm
mạnh mẽ của trẻ với những người xung quanh. Trước hết là với ông bà, bố mẹ, những
người thân. Trẻ rất thích quan tâm đến các bạn trong lớp, trong nhóm, các em nhỏ.
Tình cảm của trẻ còn được biểu lộ với động vật, cỏ cây, đồ chơi...Ngoài ra, đây cũng
là giai đoạn phát triển mạnh mẽ tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Trẻ rất dễ sung sướng ngỡ

Nguyễn Thị Lương

5

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

ngàng khi nhìn thấy một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡGiáo dục thẩm
mỹ cho trẻ lúc này sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho giáo dục các mặt khác, đặc biệt là
giáo dục đạo đức.
1.5.3. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5-6 tuổi
Giai đoạn này, những cấu tạo tâm lí trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn được tiếp
tục phát triển mạnh.Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Trẻ cũng đã bắt đầu ý thức

được về giới tính của mình. Trẻ bắt đầu đánh giá người khác, nhưng thoạt đầu sự đánh
giá này còn bị tình cảm, xúc cảm chi phối mạnh mẽ.
Trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục đích đã định. Sự tập trung, tính
bền vững của chú ý tăng lên. Nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển mạnh. Hoạt động
vui chơi không thoả mãn nhu cầu này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới - đó là hoạt
động học tập. Vì vậy việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho trẻ đến trường phổ
thông là một việc làm quan trọng.
1.6. Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình
1.6.1. Giáo dục thể chất
Trẻ mẫu giáo, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra nhanh,nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ rất lớn. Gia đình cần phải cung cấp đầy đủ, hợp lí các chất dinh dưỡng:
Prôtit, lipít, gluxit, nước, vitamin và muối khoáng cho trẻ. Đồng thời gia đình cần tạo
điều kiện cho trẻ được vận động, được vui chơi.
1.6.2. Giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ
Gia đình cần giáo dục trẻ biết kính trọng, thương yêu ông bà, cha mẹ. Giáo dục
trẻ biết đồng cảm, thông cảm với những người xung quanh, biết chia sẻ niềm vui nỗi
buồn với mọi người xung quanh bằng việc làm vừa sức.
Gia đình còn cần phải giáo dục trẻ có nhu cầu muốn giúp đỡ những người xung
quanh khi họ gặp khó khăn, bệnh tật,
1.6.3. Giáo dục tinh thần hợp tác, giúp đỡ những người xung quanh
Gia đình cần cung cấp cho trẻ những kiến thức về sự hợp tác và sự kết hợp nhiều
người trong hoạt động nhằm đạt được mục đích chung. Gia đình cần giáo dục cho trẻ
biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh của gia đình, dòng họ. Gia đình là

Nguyễn Thị Lương

6

Lớp K32 Mầm Non



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

môi trường giáo dục tình đoàn kết, thương yêu, sự hợp tác với mọi người cho trẻ thuận
lợi nhất.
1.6.4. Giáo dục các tính cách tốt cho trẻ
Gia đình cần giáo dục trẻ sự công bằng, sự chăm chỉ, sự tôn trọng và niềm tự
hào.
1.6.5. Giáo dục hành vi giới tính
Trẻ mẫu giáo đã biết hành động phù hợp với giới tính của mình. Gia đình nên
giao cho trẻ những công việc và đòi hỏi trẻ thực hiện các công việc theo giới. Gia đình
cần phải nhắc nhở, sửa chữa uốn nắn những hành vi không phù hợp với giới tính của
trẻ, nếu để thành thói quen sau này sẽ rất khó sửa. Cần thường xuyên khích lệ, khen
ngợi những hành vi phù hợp với các chuẩn mực hành vi giới tính ở trẻ, để trẻ sớm
nhận thức được hành vi tốt, xấu, nên và không nên để từ đó trẻ điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
1.6.6. Giáo dục thẩm mĩ trong gia đình
Gia đình cần phải giáo dục cho trẻ có cách cảm thụ cái đẹp và thích cái đẹp,
biết bảo vệ cái đẹp. Gia đình cần cho trẻ tiếp xúc với những lời nói đẹp, hành vi đẹp,
bài hát hay, bản nhạc hayGia đình nên động viên và giao cho trẻ tham gia vào
những việc trang trí nhà cửa trong những ngày lễ, tết hay khi nhà sắp có kháchhay
cho trẻ tham gia vào những việc nhỏ như: mặc quần áo, chọn giầy dép, chải đầu tóc,
soi gươngvà khen ngợi khi thấy trẻ mặc đẹp. Gia đình có thể sử dụng các chương
trình trên ti vi, phim ảnh, truyện cổ tích để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
1.6.7. Giáo dục đạo đức trong gia đình
Gia đình cần giáo dục cho trẻ biết phân biệt tốt - xấu, thiện - ác, ngoan - hư.
Gia đình cần hình thành cho trẻ tình thương yêu, sự khoan dung độ lượng đối với mọi
người.Gia đình nên dạy trẻ biết làm những việc thiện.Gia đình cần tiếp tục giáo dục

trẻ có tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tính kỉ luật, biết yêu thương, kính trọng
ông, bà, cha, mẹ, có lòng tốt với mọi người và luôn luôn có mong muốn được giúp đỡ
mọi người trên tinh thần công bằng, hợp tác và có tinh thần trách nhiệm.

Nguyễn Thị Lương

7

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2: Thực trạng nhận thức
của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn- Hà Nội
về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình

2.1. Một số nét khái quát về khách thể nghiên cứu
Trong thời gian thực tập tại trường Mầm Non Tiên Dược- Sóc Sơn- Hà Nội, tôi
đã có điều kiện được tiếp xúc, trò chuyện với các bậc phụ huynh, với trẻ tuổi mẫu
giáo ở khu vực này. Phần lớn phụ huynh ở đây là nông dân, công nhân, một số ít là bộ
đội, giáo viên và các nghề tự do khác. Vì vậy nên trình độ nhận thức của họ về các nội
dung giáo dục trẻ trong gia đình cũng khác nhau và còn nhiều hạn chế.
Trình độ nhận thức cũng là một nguyên nhân của việc nhiều phụ huynh để con
tự lớn mà không chú ý đến giáo dục nhiều. Không ít phụ huynh chưa nhận thức hết
được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình. Mặt khác, họ chưa
nhận thức được đầy đủ các nội dung cần giáo dục cho trẻ trong gia đình. Từ đó dẫn
đến việc giáo dục trẻ còn nhiều thiếu sót ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển

của trẻ.
Trong thời gian thực tập tôi cũng đã tìm hiểu, trò chuyện với trẻ từ 3-6 tuổi, tôi
thấy rằng trẻ ở khu vực này đặc điểm tâm sinh lí khác với trẻ ở nông thôn hay thành
phố. Trẻ ở khu vực này còn có khả năng tự phục vụ, ý thức tự giác rất cao. Hàng ngày
đến trường phần lớn trẻ không quấy khóc đòi về. ở lớp trẻ biết giúp đỡ cô những công
việc vừa sức như thu dọn đồ dùng, đồ chơi, trẻ biết tự cất dép gọn gàng, tự lấy ghế
ngồi, biết giúp cô kê bàn ăn. Giờ ăn cơm cũng tự xúc cơm ăn, tự giác đi vệ sinh trước
khi đi ngủ. Song có một vấn đề lưu ý, do đặc điểm của địa phương, ảnh hưởng của
tiếng mẹ đẻ nên trẻ ở khu vực này nói ngọng l-n rất nhiều.
Những thực trạng trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục trẻ trong gia
đình. Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ
mẫu giáo trong gia đình, tôi đã tiến hành điều tra, trưng cầu ý kiến của họ và đã thu
được những kết quả nhất định.

Nguyễn Thị Lương

8

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.2 Nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn - Hà Nội về nội dung giáo
dục trẻ mẫu giáo trong gia đình
2.2.1. Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình
Bảng 1: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục thể chất cho trẻ

mẫu giáo trong gia đình.
STT

1

2

3

Câu hỏi

Phương án

Số ý

Tỉ lệ

lựa chọn

kiến

(%)

Theo anh (chị) để Cho trẻ ăn uống đầy đủ, hợp lí

0

0

giáo dục thể chất Cho trẻ tập thể dục, vận động


0

0

cho trẻ gia đình cần Cho trẻ chơi các trò chơi

0

0

làm những gì?

80

100

anh Nhiều thịt cá, ít rau

17

21,25

(chị) cho trẻ ăn như Nhiều rau, ít thịt cá

62

77,5

thế nào?


Nhiều bánh kẹo

1

1,25

ít khi ăn rau và hoa quả

0

0

Khi trẻ chơi các trò Không cho trẻ chơi

6

7,5

chơi vận động, anh Để trẻ tự chơi

9

11,25

(chị) sẽ:

65

81,25


Hàng

ngày,

Tất cả các phương án trên

Hướngdẫnvà khuyến khích trẻ chơi

Các bậc phụ huynh đều nhận thức được rằng để giáo dục thể chất cho trẻ cần
cho trẻ ăn uống đầy đủ kết hợp với vận động và chơi các trò chơi. Tuy nhiên trong
quá trình giáo dục họ chưa thực hiện đúng đắn và khoa học.

Nguyễn Thị Lương

9

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.2.2. Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục xúc cảm, tình cảm;
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo trong gia đình
Bảng 2: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục xúc cảm, tình
cảm cho trẻ mẫu giáo trong gia đình.
STT


Câu hỏi

Phương án

Số ý Tỉ lệ

lựa chọn
1

kiến

(%)

Theo anh (chị) giáo dục xúc cảm, Cần thiết

80

100

tình cảm cho trẻ có cần thiết Không cần thiết

0

0

Anh (chị) làm thế nào để trẻ biết Dạy cho trẻ biết

80

100


lễ phép, kính trọng, yêu thương Để trẻ tự học

0

0

Khi có quà bánh, con anh (chị) Có

75

93,75

có biết phần ông bà, cha mẹ Không

0

0

không?

5

6,25

Khi anh (chị) hay ông bà bị ốm, Buồn rầu, lo lắng

32

40


con bạn sẽ:

Thờ ơ, không quan tâm

0

0

ít làm phiền hơn

40

50

Vẫn bình thường như mọi

8

10

Với người tàn tật, người gặp hoàn Biết yêu thương, đồng cảm

80

100

cảnh khó khăn, anh (chị) dạy trẻ Coi thường không quan
phải có thái độ như thế nào?
tâm


0

0

không?
2

những người thân?
3

4

Đôi khi

ngày
5

Các bậc phụ huynh đều nhận thức được rằng cần giáo dục trẻ có xúc cảm, tình
cảm với người thân, mọi người xung quanh, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn,
những người tàn tật.

Nguyễn Thị Lương

10

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 3. Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình.
STT

Câu hỏi

1

Theo anh (chị) giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ có
cần thiết không?
Trước khi đến trường
con bạn thường chọn
quần áo như thế nào?

2

3

4

5

Phương án
lựa chọn

Số ý Tỉ lệ

kiến (%)
79 98,75

Cần thiết

Không cần thiết
Chọn quần áo gọn gàng, phù hợp
thời tiết
Theo ý thích của trẻ
Theo ý bố mẹ
Anh (chị) có thường Có
xuyên cho trẻ tham gia
vào việc trang trí nhà Không
cửa không?
Thường xuyên có tranh ảnh
Trong nhà có nhiều hoa chậu cảnh
Trong gia đình anh Thường trang điểm cho trẻ (chọn
(chị) có diễn ra hoạt quần áo, thắt nơ, soi gương)
động nào sau đây:
Khi xem ti vi thường có nhận xét
về trang phục, lời nói để hướng
dẫn trẻ
Không có hoạt động nào
Anh (chị) đã tổ chức Dẫn trẻ đi xem triển lãm mĩ thuật
cho trẻ tham gia những Cho trẻ tham gia cuộc thi vẽ tranh,
hoạt động nào dưới múa hát
đây:
Đưa trẻ đi xem biểu diễn nghệ
thuật.
Không có hoạt động nào.


1
44

1,25
55

21
15
54

26,25
18,75
67,5

26

32,5

14
21
17

17,5
26,25
21,25

28

35


0
0
43

0
0
53,75

26

32,5

11

13,75

Các bậc phụ huynh đều nhận thức được rằng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ là cần
thiết nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.

Nguyễn Thị Lương

11

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


2.2.3. Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục tinh thần hợp tác,
giúp đỡ những người xung quanh; giáo dục các tính cách tốt và giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo trong gia đình
Bảng 4: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục tinh thần hợp tác,
giúp đỡ những người xung quanh.
STT
1

2

3

4

5

Câu hỏi

Phương án
Số ý Tỉ lệ
lựa chọn
kiến (%)
Theo anh (chị) việc dạy trẻ biết Cần thiết
80
100
hợp tác, giúp đỡ những người
0
0
xung quanh có cần thiết Không cần thiết

không?
Khi con bạn đang chơi đồ chơi, Động viên khích lệ 63 78,75
có trẻ khác đến muốn chơi cháu nhường đồ chơi
cùng nhưng con bạn nhất định cho bạn
không cho, bạn sẽ xử lí như thế Bắt buộc cháu nhường 5
6,25
nào?
đồ chơi cho bạn
Lấy đồ chơi khác cho 12
15
bạn cháu chơi
Khi anh (chị) làm một số việc Có
68
85
như nấu cơm, tưới cây, sửa
chữa đồ đạc,anh (chị) có Không
4
5
khuyến khích trẻ cùng tham gia
Đôi khi
8
10
không?
74 92,5
Khi giao tiếp, trò chuyện với Thân thiện, cởi mở
mọi người con bạn thường tỏ ra
Lạnh nhạt, thờ ơ
6
7,5
như thế nào?

Khó chịu, cáu bẳn
0
0
Khi con anh (chị) nhìn thấy trẻ Thờ ơ, không quan tâm
khác bị vấp ngã thì ?
Chê cười, thích thú

4

5

0

0

Chạy đến đỡ bạn dậy

67

83,75

Tỏ ra lo lắng, chia sẻ

9

11,25

Phần lớn các bậc phụ huynh đều chú ý giáo dục trẻ nội dung này. Tuy nhiên,
còn một số phụ huynh do trình độ nhận thức còn hạn chế nên chưa biết cách giáo dục
trẻ dẫn đến một số trẻ chưa biết hợp tác, giúp đỡ mọi người.


Nguyễn Thị Lương

12

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 5. Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục các tính cách tốt
cho trẻ mẫu giáo trong gia đình.
STT

1

2

3

4

Câu hỏi

Phương án

Số ý


Tỉ lệ

lựa chọn

kiến

(%)

Theo anh (chị) các tính cách Sự công bằng

0

0

tốt mà gia đình cần giáo dục Lòng can đảm

0

0

cho trẻ là gì?

Sự chăm chỉ

0

0

Sự tôn trọng và niềm tự hào


0

0

Tất cả các ý trên

80

100

Anh (chị) có giao cho trẻ làm Có

61

76,25

một số việc tự phục vụ và Không

8

10

giúp đỡ người khác không?

11

13,75

Anh (chị) thường mặc quần Bố mẹ làm giúp


22

27,5

áo, rửa chân tay, mặt mũi Để trẻ tự làm

38

47,5

cho trẻ hay để trẻ tự làm?

20

25

Khi anh (chị) giao cho trẻ Bắt trẻ làm lại

0

0

làm một số việc mà trẻ làm Mắng trẻ

4

5

chưa đúng thì thái độ của Giải thích và hướng dẫn trẻ


76

95

anh (chị) như thế nào?

Đôi khi

Hướng dẫn trẻ làm

làm lại

Phần lớn các bậc phụ huynh đã giao cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ và
giúp đỡ người khác để giáo dục các tính cách tốt cho trẻ đặc biệt là tính chăm chỉ. Bên
cạnh đó còn một số phụ huynh chưa nhận thức được điều đó nên không giao cho trẻ.

Nguyễn Thị Lương

13

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 6: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình.
STT


1

2

3

Câu hỏi

Phương án
Số ý Tỉ lệ
lựa chọn
kiến (%)
Dạy trẻ phân biệt tốt- xấu, thiện0
0
Theo anh (chị) để giáo dục ác, ngoan- hư
đạo đức cho trẻ cần dạy trẻ Dạy trẻ biết yêu thương, khoan
0
0
những gì?
dung với mọi người
Dạy trẻ biết làm việc thiện
0
0
Dạy trẻ biết tất cả những điều trên
80
100
Khi ở địa phương có tổ Có
78
97,5

chức quyên góp sách vở,
quần áo cho người nghèo Không
2
2,5
anh (chị) có cho trẻ tham
gia không?
Không quan tâm
0
0
Khi trẻ nói tục chửi bậy
Quát nạt, đánh mắng
5
6,25
anh chị sẽ:
Uốn nắn đẻ trẻ hiểu nói tục chửi 75 93,75
bậy là không tốt

4

Khi anh (chị) cho con đến
nhà bạn chơi, cháu thích
một món đồ chơi và lén
cầm về. Về nhà anh (chị)
mới phát hiện ra, anh (chị)
sẽ xử lí như thế nào?

Đánh mắng trẻ

5


6,25

Bỏ qua

6

7,5

Đưa trẻ đến nhà bạn trả lại đồ

69

86,25

chơi và xin lỗi bạn

Các bậc phụ huynh đều đã nhận thức được các nội dung của giáo dục đạo đức
cho trẻ. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách giáo dục trẻ.

Nguyễn Thị Lương

14

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


2.2.4. Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình
Bảng 7: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình.
STT

Câu hỏi

Phương án

Số ý Tỉ lệ

lựa chọn
1

kiến

(%)

46

57,5

34

42,5

Anh (chị) thường giáo Trao đổi, giảng giải

14


17,5

dục hành vi giới tính Nêu gương

12

15

cho trẻ bằng cách nào?

54

67,5

Khi con gái (trai) của Chiều theo ý muốn của con

13

16,25

anh chị đòi mặc quần Mắng trẻ

9

11,25

áo, để kiểu tócnhư Dạy trẻ biết cách ăn mặc và để

58


72,5

Khi trẻ có những thắc Lờ đi coi như không biết

15

18,75

mắc về giới tính của Lảng tránh sang chuyện khác

4

5

mình anh (chị) sẽ :

Cấm trẻ lần sau không được hỏi

11

13,75

Dùng lời nói dễ hiểu giải thích

50

62,5

Theo anh (chị) giáo dục Có

hành vi giới tính cho trẻ

Không

có cần thiết không?
2

3

Thôngqua tranh ảnh và truyện kể

con trai (gái) anh (chị) đầu tóc phù hợp với giới tính
sẽ xử lí như thế nào?
4

cho trẻ
Một số phụ huynh đã nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho
trẻ. Họ đã biết có thể giáo dục giới tính cho trẻ qua việc cho trẻ ăn mặc, để đầu tóc
phù hợp, dạy trẻ có những hành vi phù hợp giới tính. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ
huynh xem nhẹ nội dung này.

Nguyễn Thị Lương

15

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp
Chương 3

Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức
về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình
của các bậc phụ huynh khu vực Sóc Sơn- Hà Nội

3.1 Mục tiêu thử nghiệm
Mục tiêu thử nghiêm là áp dụng một số biện pháp cụ thể: thông qua quá trình
tư vấn, giới thiệu tài liệu về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong gia
đình nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mầm
non trong gia đình khu vực Sóc Sơn- Hà Nội.
3.2 Nội dung thử nghiệm
Bước đầu tôi mạnh dạn tiến hành tác động tới 50 phụ huynh có con ở các độ
tuổi mẫu giáo.
- 25 phụ huynh là bên đối chứng.
- 25 phụ huynh là bên thử nghiệm.
Vì qua phần điều tra thực trạng tôi thấy nhận thức của các bậc phụ huynh này về nội
dung giáo dục trẻ trong gia đình là tương đương nhau.
Tiến hành tác động theo 2 bước.
* Bước 1: Chưa tác động áp dụng cho bên đối chứng.
Yêu cầu các bậc phụ huynh trả lời các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến.
* Bước 2: áp dụng một số biện pháp cụ thể đối với bên thử nghiệm
Cung cấp các tài liệu có liên quan đến giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình để họ
tham khảo, tiến hành trao đổi, thảo luận các câu hỏi về các nội dung giáo dục trẻ. Cho
họ trả lời các câu hỏi, tình huống như bên đối chứng.

Nguyễn Thị Lương

16


Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

3.3. Kết quả của quá trình thử nghiệm
Bảng 8: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình.
Câu hỏi

Phương án
lựa chọn

1.Theo anh (chị) để Cho trẻ ăn uống đầy đủ, hợp lí

Bên đối
chứng
Số ý
Tỉ
kiến lệ(%)
0
0

Bên thử
nghiệm
Số ý
Tỉ

kiến lệ(%)
0
0

giáo dục thể chất Cho trẻ tập thể dục, vận động

0

0

0

0

cho trẻ gia đình cần Cho trẻ chơi các trò chơi

0

0

0

0

làm những gì?

25

100


25

100

2. Hàng ngày anh Nhiều thịt cá, ít rau

5

20

22

88

(chị) cho trẻ ăn như Nhiều rau, ít thịt cá

18

72

3

12

thế nào?

Nhiều bánh kẹo

1


4

0

0

ít khi ăn rau và hoa quả

1

4

0

0

3. Khi trẻ chơi các Không cho trẻ chơi

2

8

0

0

trò chơi vận động Để trẻ tự chơi

7


28

0

0

anh (chị) sẽ:

14

56

25

100

Tất cả các phương án trên

Hướng dẫn và khuyến khích
trẻ chơi

Các bậc phụ huynh bên thử nghiệm đã nhận thức đúng đắn nội dung giáo dục
thể chất cho trẻ. Họ đã biết cách cho trẻ ăn uống như thế nào để đảm bảo cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Họ cũng đã biết rằng bố mẹ cần phải cho trẻ chơi các
trò chơi vận động và bố mẹ cần hướng dẫn, khuyến khích trẻ chơi, hoặc có thể chơi
cùng trẻ.

Nguyễn Thị Lương

17


Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 9: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục xúc cảm, tình
cảm cho trẻ mẫu giáo trong gia đình.
Câu hỏi

1.Theo anh(chị)giáo dục
xúc cảm,tình cảm cho trẻ
có cần thiết không?
2. Anh (chị) làm thế nào
để trẻ biết lễ phép, kính
trọng, yêu thương những
người thân yêu?
3. Khi có quà bánh con
anh(chị) có biết phần ông
bà, cha mẹ không?
4. Khi anh (chị) hay ông
bà bị ốm thì con anh
(chị):

Phương án
lựa chọn
Cần thiết


Bên đối
Bên thử
chứng
nghiệm
Số ý
Tỉ
Số ý
Tỉ
kiến lệ(%) kiến lệ(%)
25
100
25
100

Không cần thiết
Dạy cho trẻ biết

0
23

0
92

0
25

0
100

Để trẻ tự học


2

8

0

0

18
2
5
3
1
16
5

72
8
20
12
4
64
20

25
0
0
11
0

14
0

100
0
0
44
0
56
0

23

92

25

100

2

8

0

0


Không
Đôi khi

Buồn rầu, lo lắng
Thờ ơ, không quan tâm
ít làm phiền hơn
Vẫn bình thường như mọi
ngày
5.Với người tàn tật, người Biết yêu thương, đồng
có hoàn cảnh khó khăn, cảm
anh (chị) dạy trẻ phải có Coi thường, không quan
thái độ như thế nào?
tâm

Tất cả các bậc phụ huynh bên thử nghiệm đã nhận thức đúng sự cần thiết phải
giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ, sự cần thiết phải dạy trẻ biết lễ phép, kính trọng,
yêu thương những người thân chứ không phải là để trẻ tự học. Nhờ có nhận thức đúng
đắn ấy họ đã dạy con biết để phần quà bánh cho ông bà, biết quan tâm, lo lắng khi
thấy ông bà, cha mẹ ốm, không làm phiền, làm nũng như mọi ngày. Ngoài ra, các bậc
phụ huynh này cũng đã nhận thức được rằng cần phải dạy trẻ biết yêu thương, đồng
cảm với những người tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nguyễn Thị Lương

18

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


Bảng 10: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục tinh thần hợp
tác, giúp đỡ những người xung quanh cho trẻ mẫu giáo trong gia đình.
Bên đối
Bên thử
Câu hỏi
Phương án
chứng
nghiệm
Lựa chọn
Số ý
Tỉ
Số ý
Tỉ
kiến lệ(%) kiến lệ(%)
1.Theo anh (chị) việc dạy Cần thiết
25
100
25
100
trẻ biết hợp tác, giúp đỡ
những người xung quanh
Không cần thiết
0
0
0
0
có cần thiết không?
Động viên, khích lệ 14
56
25

100
2. Khi con bạn đang chơi cháu nhường đồ chơi
đồ chơi có trẻ khác đến
5
20
0
0
muốn chơi cùng nhưng Bắt buộc cháu nhường
con bạn nhất định không đồ chơi cho bạn
6
24
0
0
cho, bạn sẽ xử lí như thế Lấy đồ chơi khác cho
bạn
cháu
chơi
nào?
3.Khi anh(chị) làm một Có
12
48
25
100
số việc như nấu cơm,tưới
cây,anh
(chị)
có Không
6
24
0

0
khuyến khích trẻ cùng
tham gia không?
Đôi khi
7
28
0
0
4.Khi giao tiếp,trò chuyện
với mọi người con bạn
thường tỏ ra như thế nào?
5. Khi con anh (chị) nhìn
thấy bạn bị vấp ngã thì:

Thân thiện, cởi mở
Lạnh nhạt, thờ ơ
Khó chịu, cáu bẳn
Thờ ơ, không quan tâm
Chê cười, thích thú
Chạy đến đỡ bạn dậy
Tỏ ra lo lắng,chia sẻ

20
5
0
1
1
13
10


80
20
0
4
4
52
40

25
0
0
0
0
25
0

100
0
0
0
0
100
0

*Tình huống 1:
Phương án lựa chọn

Không cho con chơi nữa
Mắng bé Mai vì không biết nhường em
Giải thích cho con hiểu hai chị em phải hợp

tác với nhau thì mới chơi được trò chơi

Nguyễn Thị Lương

19

Bên đối
chứng
Số ý
Tỉ
kiến lệ(%)
6
24
8
32
11
44

Bên thử
nghiệm
Số ý
Tỉ
kiến lệ(%)
0
0
0
0
25
100


Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Các bậc phụ huynh bên thử nghiệm đã đánh giá cao vai trò của giáo dục gia
đình trong việc giáo dục tinh thần hợp tác, giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ. Họ
đã rất quan tâm đến việc giáo dục trẻ nội dung này. Bởi vậy mà những đứa con của họ
đều biết tỏ ra thân thiện, cởi mở khi giao tiếp, biết giúp đỡ mọi người, cụ thể là biết đỡ
bạn dậy khi bạn bị vấp ngã. Họ cũng đã biết rằng để giáo dục tinh thần hợp tác, giúp
đỡ mọi người xung quanh cho con thì bố mẹ phải nhẹ nhàng khuyên bảo, giải thích
cho con hiểu chứ không thể ép buộc trẻ nếu không sẽ không đạt được hiệu quả giáo
dục.
Bảng 11: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục các tính cách tốt
cho trẻ mẫu giáo trong gia đình.
Bên đối
Bên thử
Câu hỏi
Phương án
chứng
nghiệm
lựa chọn
Số ý
Tỉ
Số ý
Tỉ
kiến lệ(%) kiến lệ(%)
1. Theo anh (chị) các tính Sự công bằng

0
0
0
0
cách tốt mà gia đình cần Lòng can đảm
0
0
0
0
giáo dục cho trẻ là gì?
Sự chăm chỉ
0
0
0
0
Sự tôn trọng, niềm tự hào
0
0
0
0
Tất cả các ý trên
25
100
25
100
2. Anh (chị) có giao cho Có
13
52
25
100

trẻ làm một số công việc
Không
6
24
0
0
tự phục vụ và giúp đỡ
Đôi khi
6
24
0
0
người khác không?
3.Anh (chị) thường mặc Bố mẹ làm giúp
18
72
0
0
quần áo, rửa chân tay,
Để trẻ tự làm
4
16
25
100
mặt mũi cho trẻ hay để
Hướng dẫn trẻ làm
3
12
0
0

trẻ tự làm?
4. Khi anh (chị) giao cho Bắt trẻ làm lại
5
20
0
0
trẻ làm một số việc mà Mắng trẻ
7
28
0
0
trẻ làm chưa đúng thì thái Giải thích và hướng dẫn 13
52
25
100
độ của anh (chị) như thế trẻ làm lại
nào?
* Tình huống 2: Khánh Linh đang chơi đồ chơi, mẹ bảo cháu đi quét nhà. Khánh
Linh đứng dậy đi quét nhà nhưng chưa quét xong lại chạy vào chơi tiếp. Là phụ
huynh của cháu anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
Các bậc phụ huynh bên đối chứng đều đã nhận thức rất đúng đắn về nội dung

Nguyễn Thị Lương

20

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

giáo dục các tính cách tốt cho trẻ và họ đã đưa ra được những cách xử lí tình huống
rất khoa học.
Bảng 12: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo trong gia đình.
Phương án
lựa chọn

Câu hỏi
1.Theo anh (chị) giáo
dục hành vi giới tính cho
trẻ có cần thiết không?
2. Anh (chị) thường giáo
dục hành vi giới tính cho
trẻ bằng cách nào?


Không

Bên đối
chứng
Số ý Tỉ lệ
kiến (%)
15
60
10

40


Bên thử
nghiệm
Số ý Tỉ lệ
kiến (%)
25
100
0

0

Trao đổi, giảng giải
8
32
7
28
Nêu gương
3
12
2
4
Thông qua tranh ảnh và 14
56
16
64
truyện kể
3. Khi con gái (trai) của Chiều theo ý muốn của trẻ
8
32
0

0
anh chị đòi mặc quần áo, Mắng trẻ
5
20
0
0
để kiểu tócnhư con trai Dạy trẻ biết cách ăn mặc và 12
48
25
100
(gái) anh (chị) sẽ xử lí để đầu tóc phù hợp với giới
như thế nào?
tính
4. Khi trẻ có những thắc Lờ đi coi như không biết
3
12
0
0
mắc về giới tính của Lảng tránh sang chuyện
4
16
0
0
mình anh (chị) sẽ :
khác
Cấm trẻ lần sau không
6
24
0
0

được hỏi
Dùng lời lẽ dễ hiểu giải 12
48
25
100
thích cho trẻ
* Tình huống 3: Bé Thu Hương 4 tuổi hỏi mẹ: Mẹ ơi tại sao bạn Quân đái đứng
còn con lại đái ngồi. Là phụ huynh của bé anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
Khác với bên đối chứng, tất cả các bậc phụ huynh nên thử nghiệm đều nhận
thức được sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho trẻ. Nhờ có nhận thức đúng đắn về
nội dung này nên họ đã có cách xử lí rất hay, rất khoa học ở câu hỏi tình huống.
Như vậy, sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm đối với 25 phụ huynh về nhận thức
của họ đối với các nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình đã thu được những
kết quả rõ rệt.Nhờ có các tác động thử nghiệm mà các bậc phụ huynh đã có nhận thức
đúng đắn về các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình.

Nguyễn Thị Lương

21

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy đa số các bậc phụ huynh khu vực Sóc

Sơn- Hà Nội đã nhận thức được các nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình.
Tuy nhiên, do trình độ nhận thức các bậc phụ huynh không giống nhau và còn nhiều
hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.
Các bậc phụ huynh đã nhận thức được rằng để giáo dục thể chất cho trẻ ngoài
việc cho trẻ ăn uống đầy đủ còn cần phải cho trẻ hoạt động, cho trẻ vui chơi Nhận
thức được điều này nhưng không phải phụ huynh nào cũng thực hiện một cách đầy đủ.
Vẫn còn một số phụ huynh vì điều kiện kinh tế hay vì nuông chiều con nên cho trẻ ăn
uống không đầy đủ, hợp lí, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Hoặc vẫn còn
một số phụ huynh vì không có thời gian nên chưa chú ý đến việc tổ chức các hoạt
động, các trò chơi cho trẻ và chưa hướng dẫn trẻ chơi. Tất cả những hạn chế đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Họ đã nhận thức được rằng giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ là điều cần
thiết. Họ hiểu rằng ngay từ nhỏ cần phải giáo dục trẻ có xúc cảm, tình cảm với những
người thân, những người xung quanh, với thiên nhiên. Cần phải dạy cho trẻ biết quan
tâm, yêu thương, kính trọng, lễ phép với mọi người, biết thông cảm, đồng cảm với
những người gặp khó khăn..Tuy nhiên, do nhận thức về nội dung này còn hạn chế nên
một số phụ huynh giáo dục trẻ chưa đầy đủ.
Họ cũng biết rằng ngay từ nhỏ cần phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Cần phải
dạy trẻ biết thế nào là cái đẹp, là những lời nói hay, nói đẹp Họ đã biết có thể giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua một số hoạt động như trang trí nhà cửa, cho đi tham
quan, xem biểu diễn nghệ thuật, hay đơn giản là từ việc ăn mặc quần áo, để đầu tóc
gọn gàng để làm đẹp bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm
đến vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
Các bậc cha mẹ cũng đã hiểu rằng trẻ con còn nhỏ nhưng cần phải biết giúp
đỡ mọi người một số công việc vừa sức, phải biết hợp tác với người khác để hoàn
thành công việc. Họ cũng đã biết thông qua một số công việc như cho trẻ cùng làm

Nguyễn Thị Lương

22


Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

việc nhà, cùng chơi với bạn để giáo dục tinh thần hợp tác giúp đỡ mọi người xung
quanh cho trẻ. Các gia đình cũng biết gia đình là môi trường tốt nhất để giáo dục cho
trẻ các tính cách tốt, giáo dục đạo đức. Bởi vậy, họ đã biết tổ chức một số hoạt động
để giáo dục trẻ.Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh do trình độ nhận thức về các nội
dung này còn hạn chế nên trong quá trình giáo dục còn nhiều thiếu sót.
Các bậc phụ huynh đã nhận thức được rằng giáo dục giới tính cho trẻ là cần
thiết. Họ cũng đã biết thực hiện một số việc để hợp giới tính, cho con gái giúp đỡ mẹ
làm việc nhà, con trai làm cùng bố, dạy cho trẻ biết con gái phải dịu dàng, con trai
phải mạnh mẽ Họ cũng đã biết tìm những lời lẽ dễ hiểu để giải đáp thắc mắc về
giới tính của trẻ. Bên cạnh đó còn một số phụ huynh lại cho rằng giáo dục giới tính
cho trẻ là chưa cần thiết vì trẻ còn quá nhỏ. Từ đó họ chưa biết giáo dục giới tính cho
trẻ dẫn đến trẻ có một số hành vi giới tính không phù hợp.
Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm đối với 25 phụ huynh về một số nội dung
giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình đã thu được kết quả rõ rệt. Tất cả các bậc phụ
huynh này đều đã nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về các nội dung cần giáo dục trẻ mẫu
giáo trong gia đình. Từ những nhận thức đầy đủ và đúng đắn ấy các bậc phụ huynh đã
biết gia đình cần làm gì để giáo dục trẻ tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Kiến nghị
Giáo dục trẻ trong gia đình là vấn đề quan trọng trong việc hình thành nhân
cách trẻ, trong đó các nội dung giáo dục trẻ là yếu tố cốt lõi. Giáo dục trẻ không đầy
đủ các nội dung sẽ dẫn tới trẻ phát triển không toàn diện. Chính vì vậy, sự phát triển
hoàn thiện của trẻ trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào

cách chăm sóc, giáo dục của gia đình.
Trước hết, các thành viên trong gia đình cần phải nhận thức được ý nghĩa của
việc giáo dục trẻ trong gia đình, nhận thức đúng các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để có
cách chăm sóc giáo dục hợp lí. Đồng thời gia đình cần quan tâm, chăm sóc, giáo dục
trẻ bằng tất cả khả năng của mình để trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất. Gia đình cần tạo
điều kiện cho trẻ được ăn uống đầy đủ, được vui chơi, được lao động tự phục vụ và
giúp đỡ mọi người. Gia đình cũng cần chú ý dạy trẻ biết lễ phép, kính trọng, yêu

Nguyễn Thị Lương

23

Lớp K32 Mầm Non


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

thương những người thân, biết đồng cảm với những người khó khăn , những người tàn
tật, biết giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh. Đặc biệt, các gia đình cần quan
tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ.
Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, thì nhà trường cũng góp phần to lớn trong
việc giáo dục trẻ. Nhà trường, đặc biệt là các cô giáo mầm non phải nắm được đặc
điểm phát triển của trẻ. Thường xuyên tổ chức các buổi trò chuyện, trao đổi cung cấp
cho các bậc phụ huynh những tài liệu về giáo dục trẻ em đặc biệt là giáo dục trẻ em
trong gia đình để nâng cao nhận thức của họ giúp họ lựa chọn những nội dung,
phương pháp giáo dục hợp lí, khoa học và đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của
các bậc phụ huynh. Vì vậy, các xã, phường, khu dân cư nên tổ chức các buổi sinh

hoạt, trao đổi, toạ đàm về vấn đề giáo dục trẻ Mầm non trong gia đình. Cần có nhiều
đầu sách đề cập đến nội dung giáo dục trẻ mầm non hơn nữa. Nên chăng có những tổ
chức, những tập thể giới thiệu hay cung cấp sách và tài liệu giáo dục trẻ mầm non tới
các gia đình
Tóm lại, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nguyễn Thị Lương

24

Lớp K32 Mầm Non



×