Trường Đại học sư phạm hà Nội 2
Khoa Giáo dục tiểu học
---------------***---------------
Bùi Hương Giang
tìm hiểu tư tưởng và quan điểm
hồ chí minh về chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học
Th.s Nguyễn Thị Xuân Lan
Hà Nội - 2009
1
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên chính,
Ths.Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trường Mầm
non Bán công Hoa Sen - Thành phố Vĩnh Yên đã giúp đỡ và tạo những điều
kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khoá luận.
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế, nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Bùi Hương Giang
Lớp K31 GDMN - GDTH
2
LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân mình, chưa
được công bố ở bất cứ nơi nào khác. Nếu sai t«i xin hoàn toµn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Bïi H¬ng Giang
3
Mục lục
Trang
PHầN 1. Mở đầu
1
Phần 2. Nội dung
5
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của tư tưởng và quan điểm Hồ Chí 5
Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ
1.
Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về 5
chăm sóc - giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em mầm non nói
riêng
2.
Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo 9
dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng
2.1. Tư tưởng, quan điểm của Người về quyền trẻ em
10
2.2. Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của trẻ em
13
2.3. Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của nhà 15
trường, gia đình, xã hội, của nhân dân, của Đảng, Nhà
nước đối với trẻ
2.4. Sự quan tâm, tình yêu thương của Hồ Chí Minh với trẻ em
18
nói chung, với trẻ mầm non nói riêng
3. Giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và 23
giáo dục trẻ
3.1. Tính dân tộc
23
3.2. Tính quốc tế
25
3.3. Tính hiện đại
26
Chương 2: Sự chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non dưới ánh sáng tư tưởng 28
Hồ Chí Minh
1. Thời kì trước cách mạng thánh Tám 1945
2.
28
Thời kì chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu 29
4
nước
2.1. Kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954)
30
2.2. Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ 31
nghĩa xã hội ở miền Bắc
3. Từ năm 1975 đến nay
33
4. Giải pháp
43
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
46
1. Kết luận
46
2. Kiến nghị
46
49
Tài liệu tham khảo
5
Phần 1. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc đã để lại trong
lòng mỗi người dân Việt Nam niềm kính yêu vô vàn. Người không chỉ lo lắng,
đấu tranh cho độc lập của dân tộc, cho đời sống của đồng bào trong cảnh nước
mất nhà tan cũng như khi đất nước đã thống nhất, mà Người còn quan tâm đến
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em - đây luôn luôn là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Từ khi Người là thầy giáo Nguyễn Tất
Thành đến khi là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người đã dành cho trẻ em
cả nước muôn vàn tình yêu thương. Người còn là một nhà sư phạm, một nhà
giáo dục lớn của dân tộc. Giáo dục - chăm sóc thế hệ trẻ là điều mà Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm ngay từ những ngày đầu đi tìm con đường cứu nước,
đấu tranh cho độc lập của dân tộc và giải phóng con người.
Khi còn sống cũng như lúc sắp lâm chung, Bác vẫn luôn lo lắng cho trẻ
mầm non, các cháu nhi đồng, thanh thiếu niên, Bác lo các cháu ăn có đủ no
không? áo có đủ mặc không? Sức khoẻ và học hành như thế nào? Trong di
chúc thiêng liêng của mình, Bác cũng không quên căn dặn Đảng và nhân dân
ta cần phải chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo họ thành những người thừa kế
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên.
Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh rộng lớn, bao trùm trên nhiều
lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, , dưới nhiều góc độ của các bộ môn
khoa học: Giáo dục học, Tâm lí học, Văn học, Trong đề tài của mình, tôi
chỉ giới hạn ở việc Tìm hiểu tư tưởng và quan điểm Hồ Chí Minh về chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non.
Là một giáo viên mầm non tương lai, đã trải qua tuổi mầm non, tôi phần
nào hiểu được sự may mắn, niềm vui nếu các em được quan tâm, chăm sóc
đầy đủ và cũng cảm nhận được sự thiệt thòi khi các em không được sống trong
6
tình yêu thương, không được đến lớp, không được học hành, vui chơi. Vậy, tôi
và các giáo viên mầm non phải làm gì để các em được hưởng sự chăm sóc và
giáo dục tốt nhất, đầy đủ nhất. Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi mỗi
người giáo viên phải tìm tòi, học hỏi mọi lúc, mọi nơi, mà tư tưởng và quan
điểm của Hồ Chí Minh về chăm sóc giáo dục trẻ là một tài liệu quý giá.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tư tưởng của Hồ Chí Minh trên nhiều
lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, giáo dục,
- Phan Ngọc Liên (chủ biên), Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1/1996.
- Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, NXB Giáo dục, 8/2007.
- Hồ Chí Minh về vấn đề Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội 1990.
Đặc biệt, trong tác phẩm Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ
Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã đề cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về chăm
sóc - giáo dục trẻ thể hiện qua quá trình hình thành, phát triển. Tác giả cũng
đã trình bày nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc chăm sóc, giáo dục
trẻ và liên hệ với việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở Việt Nam dưới ánh sáng tư
tưởng của Người. Còn trong Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục là những bài
thơ, sự kiện, nói về Hồ Chí Minh với trẻ em cả nước. Kế thừa những công
trình nghiên cứu ở trên, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Bác với việc
chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu về tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh đối với việc chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
7
Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non.
b) Khách thể nghiên cứu
Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm
sóc - giáo dục trẻ em.
5. Mức độ nghiên cứu
Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non và bước đầu tìm hiểu về việc thực hiện tư tưởng
của Người trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm
sóc - giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng.
- Bước đầu tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng của Người trong thực tiễn
Giáo dục Mầm non.
- Những đề xuất (ý kiến) nhằm góp phần vận dụng tốt nhất những tư
tưởng, quan điểm của Người vào thực tiễn Giáo dục Mầm non trong thời kì
hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trò chuyện.
8. Cấu trúc đề tài
Phần 1: mở đầu
Phần 2: nội dung
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của tư tưởng và quan điểm Hồ Chí Minh về
chăm sóc và giáo dục trẻ
8
1. Quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo
dục trẻ em nói chung, trẻ em mầm non nói riêng
2. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói
chung, trẻ mầm non nói riêng
3. Giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ
Chương 2: Sự chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh
1. Thời kì trước cách mạng thánh Tám 1945
2. Thời kì chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước
3. Từ năm 1975 đến nay
4.Giải pháp
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
9
PHầN 2 . Nội dung
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của tư tưởng và quan điểm
Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ
1. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng
Tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói
chung, trẻ mầm non nói riêng được hình thành và phát triển gắn liền với quá
trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trong điều kiện bối cảnh của
lịch sử dân tộc và quốc tế vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học ở một vùng quê hiếu học,
giàu truyền thống yêu nước nhưng nghèo khổ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ
thủơ ấu thơ đã chứng kiến bao cảnh cơ cực, bất công, nỗi thống khổ của những
người xung quanh và cậu đã thể hiện tình cảm yêu thương với các bạn cùng
tuổi, với bà con làng xóm.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung rời quê theo cha mẹ vào Huế. Kinh đô
Huế hào nhoáng luôn ẩn chứa trong đó là sự khổ cực của người dân, sự phân
biệt giai cấp và cậu bé Cung đã cảm nhận được phần nào sự khác biệt của
cảnh tượng trái ngược ấy.
Năm 1901, mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha, anh chị và một
em nhỏ hơn một tháng tuổi. Một thời gian sau ngày mẹ mất, em Cung vì còn
quá nhỏ, thiếu bàn tay chăm sóc, ẵm bồng của mẹ, ăn uống lại thiếu thốn nên
đã qua đời. Sau đó, Nguyễn Sinh Cung trở về làng Kim Liên rồi theo cha đi
nhiều nơi ở vùng Nghệ Tĩnh, kể cả ở huyện Kiến Xương (Thái Bình). Trong
những năm 1901 - 1906, nhờ được tiếp xúc với đông đảo quần chúng nhân
dân thuộc mọi tầng lớp đã hình thành ở Nguyễn Tất Thành (tên mới của
10
Nguyễn Sinh Cung) ý thức yêu nước và sự cảm thông, thương xót đồng bào bị
áp bức, trong đó có các em bé, các bạn nhỏ cùng tuổi.
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành vào Huế học ở trường Pháp - Việt Đông
Ba và năm 1907 học ở Quốc học Huế. Được tiếp cận với nền văn hoá Pháp và
Châu Âu, được sống và chứng kiến cuộc đời của các tầng lớp lúc bấy giờ,
Người hiểu phần nào sự giả dối ẩn sau các từ Tự do Bác ái Bình đẳng. Sự
đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với cuộc đấu tranh của nhân dân, của
học sinh, sinh viên, cùng với đó là việc Nguyễn Tất Thành bị đuổi học càng
giục giã Anh nhanh chóng tìm ra con đường cứu nước, trong đó có giải phóng
trẻ em khỏi cảnh đói rét, thất học,
Trên đường vào Nam, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở Phan Thiết
(Bình Thuận). Tại đây, Người đã dạy học ở trường Dục Thanh. Trong thời gian
từ nửa sau tháng 9/1910 đến tháng 2/1911, cùng với việc dạy chữ, tổ chức vui
chơi cho trẻ, Người còn tìm mọi cách làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh, lòng
yêu nước ở các em. Có thể xem đây là một hành động biểu hiện việc chăm sóc
và giáo dục trẻ em của Hồ Chí Minh.
Ngày 5/6/1911, tàu Đô Đốc Latouchotreville rời cảng Nhà Rồng mang
theo phụ bếp Văn Ba (tên khác của Nguyễn Tất Thành) ra đi tìm đường cứu
nước, Người sang Pháp với mong muốn Xem họ làm như thế nào rồi trở về
giúp đồng bào chúng ta [2; tr174]. Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc
sống nghèo khổ của nhân dân lao động các nước, các cuộc đấu tranh đòi
quyền sống, quyền bình đẳng, bị đàn áp dã man và Người cũng trực tiếp
tham gia vào cuộc đấu tranh, biểu tình của nhân dân một số nước, Người thấy
rằng: Nhân dân các nước, thuộc địa hay chính Quốc đều giống nhau và giống
người Việt Nam. Đó là đều mong muốn được sống trong một đất nước hoà
bình, độc lập, bình đẳng và họ đang đấu tranh cho ước muốn, nguyện vọng đó.
Từ tình yêu thương đồng bào, Nguyễn Tất Thành đã mở rộng tình yêu thương,
11
cảm thông với những người cùng cảnh ngộ ở các nước Tư bản Đế quốc, trong
đó có trẻ em.
Tiếp cận với Chủ Nghĩa Mác Lênin, Người đã tìm thấy trong đó chân
lý con đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nguyễn ái Quốc (tên
mới của Nguyễn Tất Thành) nhận thức rằng: Chỉ có giải phóng dân tộc hoàn
toàn khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc, trẻ em mới được giải
phóng, mới thực sự được chăm sóc và giáo dục, được hưởng mọi quyền sống,
vui chơi, học tập. Vì vậy, cùng với việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc, Người đã mở ra con đường thực sự để chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đem lại quyền lợi cơ bản cho trẻ em Việt Nam.
Trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi hội nghị Vecxay
(1919), Nguyễn ái Quốc nhấn mạnh đến quyền tự do giáo dục của người bản
xứ, trong đó có quyền học tập của trẻ em. Điểm 6 của Yêu sách nêu rõ: Tự
do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh
cho người bản xứ [2; tr175]. Hồ Chí Minh còn lên án tố cáo tội ác mọi mặt
của bọn thực dân ở các nước thuộc địa, buộc tội đanh thép chính sách ngu dân
của chúng: Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường
học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm vào kỳ khai giảng, những phụ
huynh phải đi gõ cửa,chạy chọt mọi nơi thân thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền
nội trú nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học và hàng ngàn trẻ em đành
chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường học.
Làm cho dân ngu để trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở
các nước thuộc địa của chúng ưa dùng [12; tr 175].
Năm 1923 - 1924, Nguyễn ái Quốc học tập và công tác trên đất nước
Xô Viết, Người đã có dịp tìm hiểu về nền giáo dục của Xô Viết thể hiện ở việc
chăm sóc và giáo dục trẻ em: Thành lập một hệ thống các trường mẫu giáo
và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vườn trẻ, nhà nuôi trẻ [12; tr 236]. Từ thực tế ấy,
Người rút ra kết luận: Nếu nước Nga chưa phải là thiên đường cho tất cả mọi
12
người thì nước Nga đã là thiên đường của trẻ con [9; tr13] và Thiên đường
của trẻ em này không làm cho ông Nguyễn quên tổ quốc Việt Nam. Trái lại
ông càng nghĩ nhiều hơn đến trẻ con nước nhà. Ông cũng muốn làm cho
chúng sung sướng mạnh khoẻ [9; tr13].
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930) với chủ trương Phổ
thông giáo dục theo công nông hoá [13; tr925] tức nhấn mạnh đến việc đảm
bảo quyền học tập của con em nhân dân lao động.
Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam,
Người mới có cơ hội thực hiện tư tưởng của Người về chăm sóc giáo dục trẻ
được Người ấp ủ từ bấy lâu, đem những gì được chứng kiến, trải nghiệm để
mang lại cho trẻ một nền giáo dục tốt nhất. Đã có nhiều câu chuyện về việc
Bác tắm rửa, chữa bệnh, dạy học, cho trẻ được đồng bào Pắc Bó ghi lại.
Trong 10 chính sách của Việt Minh được Nguyễn ái Quốc diễn nôm
có phần chính sách đối với thiếu nhi:
Trẻ em, bố mẹ khỏi lo
Dạy, nuôi chính phủ giúp cho đủ đầy. [10; tr29]
Chính sách này thể hiện quyền của trẻ em, trách nhiệm của nhà nước,
xã hội đối với trẻ em. Đây là bước phát triển mới của tư tưởng Hồ Chí Minh về
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời, Bác còn nhấn mạnh đến trách nhiệm
của các em đối với công cuộc cứu nước khi tổ quốc còn nằm dưới ách thống
trị của thực dân, đế quốc. Trong bài Kêu gọi thiếu nhi (21/9/1941) và trẻ
chăn trâu (21/11/1942), Hồ Chí Minh nhắc nhở:
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay.
Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây,
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng. [14; tr157]
Và Người kêu gọi các cháu tham gia đấu tranh:
Nhi đồng cứu nước hội ta
13
ấy là lực lượng ấy là cứu tinh
ấy là bộ phận Việt Minh [14; tr421]
...
Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lãnh tụ Hồ Chí Minh đều
kết hợp chặt chẽ những công việc cách mạng với Giáo dục. Với Người cách
mạng là Giáo dục, Giáo dục là để phục vụ cách mạng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng, Bác đã viết rất nhiều bài
thơ, thư chúc tết, trung thu cho trẻ em, nhi đồng. Bác còn đến thăm, trò
chuyện, chia kẹo, hỏi thăm tình hình ăn ở, học hành, sức khoẻ của trẻ; gửi tiền
nhuận bút của mình xây dựng trường, lớp. Những việc làm đó thể hiện tình
yêu thương, niềm tin yêu, tin tưởng vào thế hệ trẻ của Người.
Qua quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm
sóc và giáo dục trẻ em, chúng ta thấy rằng: Sự hình thành và phát triển của nó
gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc xã hội và con người của
Hồ Chí Minh. Đó chính là một trong những động lực thôi thúc Hồ Chí Minh
và cả dân tộc đấu tranh chống lại sự áp bức, thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Đồng thời, nó cũng thể hiện tình thương của Người với trẻ em Việt Nam và trẻ
em thế giới. Tư tưởng của Người là ngọn đuốc chân lý toả sáng con đường giải
phóng dân tộc.
2. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói
chung, trẻ mầm non nói riêng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu, Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ
nghĩa [10; tr5]. Con người mà Bác mong muốn không chỉ có lòng yêu nước,
tinh thần dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn phải có tri
thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất. Bác luôn dành cho trẻ mầm non sự
quan tâm đặc biệt bởi Đất nước có được sánh vai với các cường quốc năm
châu hay không là phụ thuộc vào những mầm non này. Do đó, tạo điều kiện
14
để trẻ phát triển toàn diện là trách nhiệm quan trọng của xã hội, nhân loại.
Đồng thời, nó cũng nói lên quyền và trách nhiệm của trẻ trong quá trình học
tập, lao động, sáng tạo,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ rộng lớn, nhưng nó
tập chung vào các nội dung chính
2.1. Tư tưởng, quan điểm của Người về quyền của trẻ em
Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài (1911 1941) là 30 năm bác đi tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tiếp cận với nền giáo dục ở các nước tư
bản, thuộc địa, Bác thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với con người,
đặc biệt là đối với trẻ em. Khi về nước Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng,
hướng tới mục đích giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bởi: Độc
lập làm gì khi người dân phải sống trong áp bức, không được học hành. Vì
vậy, Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành [15; tr100]. Đây chính là mục tiêu,
lí tưởng đấu tranh cách mạng của Bác đối với dân tộc, trong đó có trẻ em.
Trẻ em trong xã hội phải có quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc và
quyền tự do, quyền ăn ở, học hành, vui chơi, đó là những quyền thiêng liêng
mà trẻ em phải được hưởng, bất cứ sự áp bức, bóc lột nào, bất cứ tội ác nào
gây ra cho trẻ đều phải bị lên án. Điều này thể hiện ở việc Nguyễn ái Quốc tố
cáo tội ác của bọn thực dân đối với trẻ em Việt Nam và trẻ các nước khác.
Trong Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Người kịch liệt lên án
chính sách ngu dân của thực dân Pháp - thể hiện rõ nhất ở việc hạn chế mở
trường học cho trẻ em. Đồng thời với việc hạn chế mở trường học, gây khó
khăn để người An Nam, trong đó có trẻ em không được đi học là việc chúng
mở các đại lý bán rượu, bắt dân ta phải mua, phải dùng: lúc ấy cứ 1000 làng
thì có 1500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện, nhưng cũng trong số 1000 làng
đó lại chỉ có vẻn vẹn 10 trường học Hàng năm người ta đã tọng từ 23 đến 24
15
triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ kể cả đàn bà và trẻ con [12; tr236].
Những người bản xứ, phải uống một lượng rượu quá lớn. Trong khi nhân dân
Đông Dương đòi mở trường học thì chính phủ thuộc địa lại tìm mọi cách để
hạn chế mở trường học, tìm mọi lý do để thanh niên Việt Nam không được
sang nước ngoài học tập. Chính người Pháp đã nhận rằng: Tiệm thuốc phiện
nhiều hơn trường học. Cả nước cộng lại chỉ có chừng 540000 học sinh, hơn
80% nhân dân ta mù chữ [18; tr15]. Thanh niên chúng không cho học hành,
người lớn thì chúng áp bức, ngay cả những em bé còn nhỏ, những em chưa
chào đời chúng cũng không tha: Một tên mật thám Pháp đã đá vào bụng một
người phụ nữ đang mang thai khiến chị bị truỵ thai mà chết. Bọn chúng quá dã
man không còn nhân tính.
Thật sự đau lòng khi các em đã không được học hành, vui chơi lại phải
sống dưới chế độ thực dân bạo tàn. Bọn tay sai, quan lại độc ác, còn cha xứ,
giám mục những người con của chúa thì sao? Họ sẽ bảo vệ, yêu thương trẻ
em? Liệu có sai lầm, ngây thơ không khi tin vào điều đó? Cha xứ cũng làm
việc thiện, xứng đáng với đạo từ thiện của đạo thiên chúa. Nhưng đó là
việc gì? Một cha xứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào
cột, khi người chủ của em, một người Âu, đến xin em về thì cha xô đẩy, đánh
đấm, rút súng lục doạ bắn ông [13; tr102]. Và nhiều vị cha xứ khác cũng
cướp của, đánh đập người vô cớ. Hay đó là cảnh các em bé Angie đói. Nhiều
em mới lên sáu, lên bảy tuổi đã phải đi đánh giầy hay xách giỏ thuê ở chợ để
kiếm ăn. Chính phủ thuộc địa và khai hoá cho rằng các em cùng khổ kia kiếm
được quá nhiều tiền nên bắt mỗi em phải có một sổ đăng kí và phải trả môn
bài mỗi tháng từ một phrăng rưỡi tới 2 phrăng [13; tr107]. Cảnh từ Bogari
đến Gienpha vô số ông già, trẻ em và phụ nữ, bé con bao vây đoàn xe lửa để
xin bố thí [13; tr109]. Chúng bắt vô cớ người dân vì những tội vô lí mà họ
không làm: Một viên công sứ kết án và bỏ tù hàng loạt già trẻ, đàn ông, đàn
bà, ngay cả trẻ con bị lôi theo vì ngắn chân bước không kịp [13; tr111].
16
Làm sao một nước Pháp tiếng là đi khai hoá nền văn minh lại có
những việc làm, hành vi vi phạm mọi quyền làm người trắng trợn đến vậy.
Trong bài viết với nhan đề Giáo dục quốc dân của Nguyễn ái Quốc đăng
trên báo LeParia, số 29, Người đã so sánh cái dã man Bonsơvích với nền
văn minh Pháp.
C. Cái dã man Bonsơvích:
Thiết lập một hệ thống các trường mẫu giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ,
vườn trẻ, nhà nuôi trẻ, nhằm mục đích cải thiện việc giáo dục của xã hội,
giải phóng người phụ nữ.
Nền văn minh Pháp:
Nước Pháp đã đưa lại cho 40000000 người Pháp hải ngoại 8007
trường học. Trong xứ Goadơlup 10000 trẻ em không có trường học. Tại
Angeri thuộc Pháp từ suốt 94 năm nay, trong số 5000000 chỉ có 35000 học
sinh là được hưởng một nền giáo dục nhỏ giọt, còn 695000 trẻ em bản xứ thì
phải chịu dốt nát [12; tr313].
Từ sự so sánh này, Người nêu rõ: Giáo dục Xô Viết là nền giáo dục
chân chính, phục vụ nhân dân; còn giáo dục Pháp là công cụ thống trị của bọn
Tư bản Đế quốc.
Đau lòng thay khi các em không được hưởng những quyền cơ bản của
con người: Không được ăn no, mặc ấm, không được học hành, vui chơi, mà
các em phải đi ở đợ, làm trò mua vui cho bọn thực dân. Người muốn làm cái
gì đó cho các em. Trong yêu sách 8 điểm, chương trình Việt Minh Người
đã thể hiện sự quan tâm của mình đến quyền học tập của trẻ em về nhiều mặt:
Xây dựng một nền giáo dục dân chủ, đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học, với các nguyên tắc: Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã
hội, nêu cao ý thức học không ngừng: Học, học nữa, học mãi; tránh lối học
nhồi sọ, học vẹt, tất cả đều đảm bảo quyền học tập của trẻ, giúp trẻ phát
17
triển toàn diện, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những gì đã học vào thực tiễn
cuộc sống.
2.2. Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của trẻ em
Nếu chỉ nói đến quyền mà không đề cập đến trách nhiệm của trẻ thì dễ
gây ở trẻ sự ỷ lại, thờ ơ trước vận mệnh đất nước, trước những nhiệm vụ phải
hoàn thành, từ đó trẻ không có ý thức cố gắng phát huy mọi năng lực của
mình đóng góp vào sự phát triển phồn vinh của đất nước, dễ hình thành nên
những con người vô trách nhiệm.
Trẻ em là một phần quan trọng của xã hội, sự phát triển của đất nước,
của xã hội không thể thiếu vai trò của trẻ. Đặc biệt, các em cũng phải góp một
phần nhỏ bé sức lực của mình vào đấu tranh chống ngoại xâm, sao cho:
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình.
Ngày 1/2/1942 trong bài Nên học sử ta đăng báo Việt Nam độc lập
số 117, Hồ Chí Minh khuyên:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Bác muốn các cháu hiểu hơn lịch sử nước nhà, biết ơn và học tập theo
gương các anh hùng dân tộc
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, trong Thư gửi cho học sinh vào
năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí
Minh ân cần khuyên bảo các cháu nhớ đến trách nhiệm của mình đối với Tổ
Quốc. Khi chỉ rõ học sinh được may mắn tiếp nhận một nền giáo dục dân chủ,
Người đặt trách nhiệm cho các em phải làm thế nào để đền bù công lao của
người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước
nhà, Người khuyên các em phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn,
nghe thầy, yêu bạn và Người cũng nói Non sông Việt Nam có trở nên tươi
đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
18
với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em [15; tr33]. Trong Thư gửi thiếu nhi nhân dịp tết trung
thu (18/9/1956) Bác viết:
Nhân dịp tết trung thu
Thân ái chúc các cháu
Vui vẻ mạnh khoẻ
Đoàn kết chặt chẽ
Thi đua học hành
Tiến bộ mau lẹ. [18; tr11]
Bác mong các cháu siêng năng học hành để góp phần xây dựng, kiến
thiết nước nhà. Và:
Bác mong các cháu cho ngoan,
Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng.
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam [15; tr214]
để sau này là những tiểu chủ ông của nước nhà.
Qua những bức thư, lời chúc nhân dịp tết trung thu, ngày 1/6, Bác
muốn khơi dậy ở trẻ lòng căm thù giặc, niềm tự hào dân tộc, tình yêu đối với
quê hương đất nước, con người Việt Nam anh hùng.
Trong bài Con cáo và tổ ong Bác viết:
Ong kia yêu giống, yêu nòi
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài Cáo đi.
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người!
Nhật, Tây áp bức giống nòi,
Ta nên đoàn kết để đòi tự do. [14; tr236]
Hay trong bài Trẻ con Bác viết:
Chẳng may vận nước gian nan,
19
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.
Học hành, giáo dục đã không,
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa.
Vậy nên con trẻ nước ta,
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành
Trẻ em cũng phải ra dành một vai. [14; tr203]
Qua hình ảnh con ong, con cáo, qua cảnh trẻ con bị đoạ đầy, Bác muốn
nói đến con người Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm dám chống
lại Pháp, Nhật bạo tàn. Có đoàn kết, đồng lòng ắt sẽ chiến thắng.
Trong Thư trung thu gửi các cháu nhi đồng (13/09/1951) báo Cứu
quốc số 1904 Bác căn dặn:
Các cháu phải ghét, ghét cay ghét đắng bọn thực dân Pháp, bọn can
thiệp Mỹ, bọn Việt gian, bọn bù nhìn. Vì chúng nó mà ta khổ.
Các cháu phải yêu, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, yêu lao động
Từ đó, Bác muốn khơi dậy và phát huy sức mạnh của trẻ, kêu gọi các
em đấu tranh chống giặc. Bác mong các cháu siêng năng học tập, đoàn kết để
góp sức mình vào cuộc kháng chiến.
Riêng với trẻ mầm non Bác còn đặt ra những trách nhiệm phù hợp với
lứa tuổi của các em. Đó là: Biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, người
trên, thân ái với bạn bè, biết giúp đỡ mọi người, biết gìn giữ nét văn hoá,
phong tục của các dân tộc trên đất nước Việt Nam Như vậy tuy tuổi còn nhỏ
nhưng trách nhiệm đặt lên vai các em không nhỏ.
Nhận thức rõ trách nhiệm của mình các em sẽ nâng cao ý thức tự lực,
phát huy khả năng sáng tạo, vận dụng tốt tri thức vào thực tiễn cuộc sống.
2.3. Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của nhà trường, gia
đình, xã hội, của nhân dân, của Đảng, Nhà nước đối với trẻ
20
Từ khi mới xuất hiện, trải qua quá trình tiến hoá từ vượn đến người
nguyên thuỷ, rồi đến người hiện đại con người đã ý thức được trách nhiệm
của mình đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì xã hội muốn tồn tại và phát
triển phải có thế hệ kế tiếp. Theo dòng chảy của lịch sử, các thế hệ trẻ nối tiếp
nhau, sáng tạo và kế thừa những di sản quý báu mà tiến lên. Nếu như loài vật
tồn tại dựa vào bản năng thì con người phát triển và tồn tại dựa trên cơ sở kế
thừa, sáng tạo. Một đứa trẻ không thể trở thành một người lao động giỏi nếu
nó không được giáo dục, không biết học hỏi, tiếp nhận những thành tựu truyền
thống của cha ông. Nói về ý nghĩa to lớn của việc giáo dục, kế thừa của các
thế hệ, nhà Tâm lý học người Pháp A.Pêrông giả định Nếu có một tai hoạ
giáng xuống hành tinh chúng ta, mà kết cục chỉ còn sống những đứa trẻ bé
bỏng, còn thế hệ trưởng thành bị tiêu diệt hết, thì mặc dù giống người không
bị tận diệt song lịch sử nhân loại sẽ bị gián đoạn. Kho tàng văn hoá vẫn tiếp
tục tồn tại nhưng chẳng có ai khai phá nó cho những thế hệ mới, các máy móc
sẽ không còn hoạt động. Sách vở chẳng còn được đọc đến. Các tác phẩm mất
đi ý nghĩa thẩm mĩ cần thiết của mình. Lịch sử văn hoá nhân loại phải làm lại
từ đầu [9; tr27].
Khi cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nhà nước mới có điều
kịên để vực dậy nền giáo dục bị gián đoạn sau hàng chục năm bị thực dân
Pháp đô hộ. Chính vì thế, tuy có cố gắng nhưng phương pháp dạy học của ta
vẫn còn nhiều bất cập, còn chậm tiến hơn cả việc nâng cao nội dung dạy học;
còn nhiều yếu tố bảo thủ, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu mới của giáo
dục. Phương pháp có đúng thì mới có thể đào tạo nên những con người phát
triển về mọi mặt. Nói về việc cải tiến phương pháp giáo dục, trong Thư gửi
cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc (25/8/1950), Bác viết: cách dạy trẻ
phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của
chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những người già sớm. Nhiều thư do các
cháu gửi cho Bác Hồ viết như người lớn viết, đó là một triệu chứng già sớm
21
nên tránh và trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng
cần làm cho chúng học. ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội chúng đều vui,
đều học [4; tr247].
Những điều mà Người nêu ra phù hợp với nguyên tắc, phương pháp giáo
dục trẻ mẫu giáo là học mà chơi, chơi mà học. Người nêu lên phương pháp
giáo dục cụ thể để gợi ý cho cô giáo, thầy giáo và học sinh. Đó là phương
pháp nêu gương thuyết phục đề cao ưu điểm, nhằm làm cho người được giáo
dục thấy rõ mặt mạnh, mặt tốt của bản thân, nhờ đó cố gắng làm cho phần tốt
ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi [10;
tr548] và ngày 24/10/1955 trong bài Gửi các em học sinh kí tên CB, đăng
báo Nhân dân số 600, Người nhấn mạnh Giáo dục các em là việc CHUNG
của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng
nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc
[2; tr52]. Nhưng trong Bài nói với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhắc nhở: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm thế thì
trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi
dạy được các cháu. Dạy trẻ em như trồng cây non trồng cây non được tốt thì
sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt
[2;tr140].
Ngày 8/9/1955, trong bài viết Kỉ niệm 10 năm bình dân học vụ kí tên
CB, đăng báo Nhân dân số 554, Người khẳng định Dốt thì dại, dại thì hèn.
Vì không chịu dại, không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là việc cấp
bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới Bình dân học vụ
không những dạy đọc, dạy viết mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân
[2; tr93].
Nhưng tại sao Bác lại muốn giáo dục đạo đức cho trẻ trước?
Trong các mặt: Đức, trí, thể, mĩ; mặt đức được Bác đề cập đến đầu tiên.
Người từng nói Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không
22
có tài thì làm việc gì cũng khó. Cái đức là bản chất của con người, người
không có tâm hồn trong sáng, dễ bị mọi người xa lánh. Theo Khổng Tử một nhà giáo dục lớn của Trung Hoa thời cổ: Bản tính con người là thiện, lúc
mới sinh ra mọi người đều như nhau, song qua giáo dục và tự rèn luyện sẽ dẫn
tới những thân phận khác nhau. Bài thơ Dạ bán (Nửa đêm) trích trong tập
thơ Nhật kí trong tù của Nguyễn ái Quốc là một Tuyên ngôn về giáo dục
con người:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên. [14; tr383]
Hồ Chí Minh đã khẳng định một quan niệm khoa học về bản chất con
người và tác dụng của giáo dục đối với con người: Con người sinh ra chưa có
nhân cách (hiền dữ phải đâu là tính sẵn), nhân cách được hình thành dưới tác
động của nhiều yếu tố, trong đó vai trò của giáo dục là đặc biệt quan trọng
(phần nhiều). Do đó cần phải giáo dục nhưng không phải để cho Giáo dục tự
nhiên mà cần có sự hướng dẫn với nội dung, phương pháp đúng. Mà trẻ mầm
non như một tờ giấy trắng càng cần đến môi trường giáo dục tốt nhất. Muốn
vậy, gia đình, nhà trường, xã hội, phải có sự liên hệ chặt chẽ, thống nhất về
quan điểm giáo dục trên các mặt: Nội dung, phương pháp,
Có thể nói rằng: Gia đình, nhà trường, xã hội, có vai trò quan trọng
trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ trở thành một con người phát triển toàn
diện, một công dân tốt. Quan điểm này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2.4. Sự quan tâm, tình yêu thương của Hồ Chí Minh với trẻ em nói chung,
trẻ mầm non nói riêng
23
24
25