Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ LIÊN




QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VỚI
VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC




Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ LIÊN


QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VỚI


VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27

Luận văn Thạc sỹ Chính trị học


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Ngọc Anh

Hà Nội – 2012
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu 7
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 11
4. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu 11
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 12
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn 12
7. Kết cấu của luận văn 12
CHƢƠNG 1 13
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC 13
1.1. Các khái niệm cơ bản 13
1.1.1. Giáo dục 13
1.1.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục 14
1.1.3. Phương pháp Hồ Chí Minh 16
1.2. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo
dục 16

1.2.1. Phương pháp giáo dục trong truyền thống giáo dục Việt Nam 16
1.2.2. Tiếp thu những yếu tố hợp lý về phương pháp trong triết lý giáo
dục phương Đông 19
1.2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương pháp giáo dục
22
1.2.4. Thực tiễn chỉ đạo hoạt động giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh
24
1.3. Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo dục……25
1.3.1. Khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 25
1.3.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục 27
1.3.3. Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục đối
với nền giáo dục Việt Nam 45
CHƢƠNG 2: YÊU CẦU VÀ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG
PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1. Yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục đại học ở Việt
Nam 48
2.1.1. Vài nét về hiện trạng giáo dục đại học Việt Nam 48
2.1.2. Bối cảnh phát triển của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 52
2.1.3. Vai trò của việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học và những
yếu tố tác động 58
2.2. Thực trạng đổi mới phƣơng pháp giáo dục đại học ở Việt Nam 61
2.2.1. Quá trình đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam 61
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay 64
CHƢƠNG 3: ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH 69
3.1. Phƣơng hƣớng cơ bản 69
3.1.1. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 69
3.1.2. Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội 73
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể 75

3.2.1. Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy đại học 75
3.2.2. Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp học tập bậc đại học 83
3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp quản lý giáo dục đại học 90
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của những con người mà “cái chết
gieo mầm cho sự sống”. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản tư tưởng to lớn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã khẳng định: Cùng
với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là định hướng
hành động cho toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. “Những dấu chân của Người đã cung cấp cho tất cả chúng ta một cơ sở
và một hướng đi để bước vào hiện tại và tương lai trong các lĩnh vực các giá
trị luân lý, đạo đức, xã hội – văn hóa, giáo dục và chính trị” [73, tr. 92].
Theo nhiều nhà khoa học nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn bộ
hệ thống tư tưởng của Người chỉ xoay quanh một vấn đề: Vấn đề con người.
Người luôn căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Chính vì vậy,
giáo dục và đào tạo con người luôn được Hồ Chí Minh quan tâm và coi đó là
một trong những nhiệm vụ cấp bách của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền giáo dục Việt Nam mới.
Người đã xác định đúng vai trò quan trọng của giáo dục trong việc đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước. Nguời đã xây dựng chương
trình giáo dục thật sự khoa học, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa “đức” và
“tài”. Đáng chú ý là Người đã đưa nền giáo dục Việt Nam mới đi theo

phương pháp giáo dục mới: Lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với
hành, nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội, nhằm mục đích đào tạo nên
những công dân hữu ích cho đất nước. Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ
của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Người còn là nhà
chỉ đạo thực tiễn giáo dục của nước nhà, là nhà sư phạm tài năng với mẫu
mực trong sáng của một nhân cách vô cùng cao đẹp và những cử chỉ giáo dục
hết sức nhân đạo, hết lòng vì người học. Di sản tư tưởng và thực tiễn chỉ đạo
giáo dục của Người là kim chỉ nam cho việc thực hiện chiến lược giáo dục,
phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, đất nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hướng tới phát triển kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, giáo dục và
đào tạo là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đối với việc phát triển
nguồn nhân lực có trình độ cao của đất nước. Trong hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam, giáo dục đại học giữ vai trò trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội.
Trong những năm qua, giáo dục đại học Việt Nam đã có những khởi sắc
nhất định. Quy mô đào tạo được mở rộng, hình thức đào tạo phong phú, đa
dạng hơn. Chương trình đào tạo của các trường vừa đảm bảo khung chương
trình chung của Bộ giáo dục và đào tạo, vừa gắn với chuyên môn, nghiệp vụ
của từng ngành nghề. Đặc biệt, trong những năm gần đây, giáo dục đại học
Việt Nam có sự đổi mới cả về nội dung đào tạo và phương pháp giáo dục, nhờ
đó, chất lượng đào tạo đại học không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên, với những tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập, nền kinh tế
thị trường và nhiều yếu tố khác, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực. Sự ra đời của nhiều trường đại học, cao đẳng
trên toàn quốc, đặc biệt là các trường dân lập tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa
các trường khiến nhiều người không khỏi băn khoăn: Có hay không có “thị
trường giáo dục đại học”? Chuyên môn, ngành nghề đào tạo giữa các trường
có sự đan xen, có khi chồng chéo nhau, dẫn đến tình trạng cùng một ngành

nghề được đào tạo nhưng ở các trường khác nhau, khi ra trường, cũng được
đánh giá khác nhau tùy theo danh tiếng của trường đào tạo. Khung chương
trình đào tạo ở một số trường sắp xếp chưa thực sự khoa học, chưa phù hợp với
chuyên ngành được đào tạo. Việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học chưa
được thực hiện đồng bộ giữa các trường. Một số trường chưa hoặc ít quan tâm
đền vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng đào tạo đại học. Do vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở
Việt Nam hiện nay, đổi mới phương pháp phải được quan tâm đặc biệt.
Khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta chủ trương
xây dựng một nền giáo dục thấm nhuần tính nhân dân, tính dân tộc và tính
thời đại, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng con người Việt Nam. Một
trong những giá trị văn hóa của dân tộc mà chúng ta cần phải kế thừa và phát
huy về giáo dục, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và
phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh nói riêng.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quan điểm Hồ Chí Minh
về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Từ năm 1991, với việc Đảng ta khẳng định vị trí, vai trò nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, giới nghiên cứu trong và ngoài
nước đã đi sâu nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục nói chung và quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo
dục nói riêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.
GS Nguyễn Lân trong cuốn “Hồ Chủ tịch - nhà giáo dục vĩ đại” (Nxb.
Khoa học xã hội, HN, 1990) tập hợp những chỉ thị, những lá thư, bài phát
biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vấn đề như: đấu tranh chống chính
sách ngu dân của thực dân Pháp; tác dụng và nhiệm vụ của giáo dục; việc diệt
giặc dốt; giáo dục thiếu nhi; giáo dục thanh niên; giáo dục cán bộ…
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục” - Kỷ yếu Hội thảo khoa

học - thực tiễn nhân kỷ niệm 35 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho
ngành giáo dục Việt Nam (15/10/1968 - 15/10/2003) do Bảo tàng Hồ Chí Minh
và Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp tổ chức (Nxb. Thanh niên, HN, 2005).
Kỷ yếu đã tập hợp nhiều bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề giáo dục trong tư
tưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học như: GS viện sỹ Nguyễn Cảnh Toàn,
Vũ Đình Hòe, GS.TS Phạm Minh Hạc, GS Đinh Xuân Lâm, PGS Lê Mậu Hãn,
GS Phan Ngọc Liên…. Đặc biệt, bài viết của ThS Nguyễn Thanh Minh đề cập
tới tư tưởng và phương pháp giáo dục của thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở
trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận [tr. 144 - 154].
Hai tác giả TS. Vũ Văn Gầu, TS. Nguyễn Anh Quốc trong cuốn sách
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục” (Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005) đã đề cập đến những nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục, trong đó có một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về phương pháp giáo dục [tr. 107 - 126] và sự vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục trong sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay.
Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” do TS Lê Văn Yên chủ biên
(Nxb. Lao động, 2006) gồm 3 phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tài sản quý giá
của Đảng và dân tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo
dục Việt Nam; quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sách tập hợp khá đầy đủ các bài
viết quan trọng của các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà tư
tưởng, nhà giáo dục, chuyên gia - một tập tư liệu quý để giúp nghiên cứu, học
tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta
hiện nay. Trong đó, trực tiếp bàn về phương pháp giáo dục có bài “Hoàn cảnh,
điều kiện hình thành tư tưởng và phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh” của
GS Đinh Xuân Lâm [tr. 135 - 139]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp
giáo dục” của TS Vũ Văn Gầu - TS Nguyễn Anh Quốc [tr. 212 - 221].
Cuốn “Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo: hưởng ứng cuộc vận động
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do nhóm tác giả Lê
Văn Tích, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần biên soạn (Nxb. Lao động

xã hội, Hà Nội, 2007) đã tập hợp những công trình của các nhà khoa học
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Cuốn sách cũng đã
giới thiệu tới độc giả những bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và một số nhà khoa học nước ta nghiên cứu, học tập và vận dụng tư
tưởng của Người về giáo dục - đào tạo. Trong đó, quan điểm Hồ Chí Minh về
phương pháp giáo dục cũng được các tác giả đề cập tới như một nội dung
trong tư tưởng giáo dục của Người.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh về giáo dục” của tác giả Phan Ngọc Liên (Nxb.
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2007) gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Dẫn luận
trình bày về quá trình hình thành và phát triển, nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng của Người. Phần thứ
hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục gồm các bài nói, bài viết, đoạn trich
trong tác phẩm của Người liên quan đến giáo dục và được sắp xếp theo các
chủ đề: Giáo dục với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; giáo dục với công
cuộc xây dựng đất nước; những quan điểm chung về giáo dục; những vấn đề
nội dung và phương pháp giáo dục. Phần thứ ba: Học tập và vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục gồm những luận văn của các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học và cán bộ quản lý giáo dục , trình
bày việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ trong cuốn “Hồ Chí Minh về giáo dục - toàn
thư” (Nxb. Từ điển bách khoa, HN, 2008) đã tập hợp những bài nói, bài viết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến mọi lĩnh vực của công tác giáo dục,
bao gồm: Giáo dục trong nhà trường cho thế hệ trẻ - từ xác định mục tiêu giáo
dục, nội dung và phương pháp giáo dục đến những quan điểm lớn về xây
dựng một nền giáo dục cách mạng, tiên tiến; giáo dục mọi công dân trên các
lĩnh vực công tác, trong các tổ chức xã hội, đoàn thể khác nhau…
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” (Nxb. Giáo dục, 2009)
của tác giả Đặng Quốc Bảo đã đề cập tới những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí
Minh về giáo dục, xây dựng nền giáo dục làm phát triển những năng lực sẵn có
của học sinh Việt Nam, kế hoạch giáo dục gắn liền với kế hoạch kinh tế, giáo

dục lòng nhân ái, phẩm cách con người Việt Nam. Tác giả cũng đã bàn về con
đường, phương pháp và tấm gương lớn về tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỷ yếu Hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tầm nhìn chiến lược về giáo
dục và sư phạm” của trường Đại học Sư phạm Hà Nội (12/2010) tập hợp nhiều
bài viết của các tác giả như Phạm Minh Hạc, Nghiêm Đình Vỳ, Phan Trọng
Luận, Nguyễn Xuân Lạn,… Các bài viết đã bao quát những nội dung tư tưởng
cơ bản cũng như tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục.
Bên cạnh những cuốn sách chuyên khảo đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục cũng được các luận văn, luận án nghiên cứu. Chẳng hạn như Luận
văn Thạc sỹ triết học năm 2010: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia
́
o dục và vận
dụng va
̀
o xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, tác giả
Hoàng Thị Tuyết Thanh (2010) trình bày một cách hệ thống và khái quát
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục…
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - những nội dung cơ bản” của PGS. TS
Hoàng Trang đăng trên tạp chí Giáo dục số 114 (tr. 1 - 3, 2005); “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục lại” của tác giả Phan Xuân Sơn đăng trên Tạp chí Giáo
dục, số 114 (tr. 7 – 8, 2005); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của tác giả
Nguyễn Thị Thúy đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận (số 5, tr. 3 - 5, 2006)…
Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã đề cập khá toàn diện tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục: Từ vị trí, vai trò của giáo dục, đối tượng giáo dục,
nội dung giáo dục… đến phương pháp giáo dục nhưng chưa có một công trình
nào chuyên sâu nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục.
2.2. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học có tầm quan
trọng đặc biệt, vì nó trực tiếp đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ. Do đó,
để xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước thì giáo dục đại học là vấn đề cần được quan tâm nhiều nhất.
Giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và vấn đề đổi mới phương pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng được nhiều nhà
khoa học tiếp cận và nghiên cứu trên các phương diện khác nhau.
Cuốn “Giáo dục đại học: phương pháp dạy và học” (Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2005) cũng của tác giả Lê Đức Ngọc đã nghiên cứu cơ sở khoa học
của việc đổi mới giáo dục đại học; đề xuất phương pháp học ở đại học, 5 nguyên
tắc chính để học tốt đại học; giới thiệu tổng quan về phương pháp dạy đại học…
Công trình “Giáo dục đại học: một góc nhìn” (Nxb. Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, 2006) của tác giả Võ Xuân Đàn đã phác họa về sự phát
triển của giáo dục ở nước ta; đề cập tới những yêu cầu mà các trường đại học
phải thực hiện trong sự nghiệp đổi mới… Cuốn sách “Giáo dục đại học: một
số thành tố của chất lượng” (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007) do nhóm
tác giả Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh chủ biên đã nghiên cứu về
quá trình đào tạo từ những yếu tố đầu vào cho đến những yếu tố đảm bảo chất
lượng trong các trường đại học; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao thông qua giáo dục đại học… Cuốn sách “Đổi mới quản lý hệ
thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012” (Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2010) tập hợp các văn bản, nghị quyết liên quan tới giáo dục đại học như: Đổi
mới quản lý giáo dục, phát triển hệ thống quản lý giáo dục, các giải pháp đảm
bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, những quy chế giáo dục xếp theo thứ tự
bậc đào tạo, việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân. Cuốn “Đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học và cao
đẳng”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003 do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành đã
đề cập đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở đại học Việt Nam. Một số
Hội thảo như:: “Giáo dục đại học và những thách thức đầu thế kỷ XXI” - Bộ
Giáo dục và đào tạo (Hà Nội, 2000); “Đổi mới giáo dục đại học - Hội nhập và
thách thức” - Bộ Giáo dục và đào tạo (Hà Nội, 2004); “Đổi mới giáo dục đại
học: Thực trạng và giải pháp” - Bộ Giáo dục và đào tạo (Hà Nội, 2012) đã đề
cập đến các vấn đề trong việc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập, trong đó có đổi mới phương pháp giáo dục đại học.
Ngoài ra, nghiên cứu về giáo dục đai học còn có nhiều bài viết đăng trên
các tạp chí khoa học như: “Phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh kinh tế - xã
hội đổi mới” của tác giả Lê Phước Minh (tạp chí Giáo dục, số 104, 2004, tr. 3 -
5) ; “Phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị trường: cơ sở lý luận và thực
tiễn” của tác giả Đặng Ứng Vận (tạp chí Khoa học Giáo dục, số 9, 2006, tr. 7 -
11) ; “Đưa giáo dục đại học phát triển đúng với tầm vóc là quốc sách hàng đầu”
của tác giả Phạm Gia đăng trên tạp chí Giáo dục số 01 (2004, tr. 1); “Giải quyết
bài toán quan hệ giữa số lượng và chất lượng của giáo dục đại học” của tác giả
Lâm Quang Thiệp đăng trên tạp chí Giáo dục số 109 (2005, tr. 6 -7) ; “Năm đề
nghị về nâng cao chất lượng và đánh giá chất lượng giáo dục đại học” (tạp chí
Giáo dục số 95, 2004, tr. 40 - 41) của tác giả Phạm Phụ ; “Đổi mới mạnh mẽ, cơ
bản, toàn diện và sâu sắc giáo dục đại học nước ta thời kỳ 2006 - 2020” của tác
giả Bành Tiến Long đăng trên tạp chí Cộng sản số 21 (2005, tr. 24 - 28)…
Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước, trong một giới hạn nhất định, tác giả luận văn mong muốn
đi sâu phân tích một cách có hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về phương
pháp giáo dục và thuyết minh có cơ sở hơn cho những giải pháp đổi mới
phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn: Luận văn nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống
hơn phương pháp giáo dục theo quan điểm Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những
giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có những nhiệm vụ sau:
+ Xác định nguyên tắc xây dựng phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ
Chí Minh; làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về những phương pháp giáo dục cụ
thể; khẳng định giá trị của phương pháp giáo dục theo quan điểm Hồ Chí
Minh đối với giáo dục Việt Nam hiện nay.
+ Làm rõ sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay.

+ Chỉ ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể để đổi mới
phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục được thể hiện
qua các bài nói, bài viết của Người đã được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập.
+ Quá trình đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam
- Giới hạn nghiên cứu:
+ Trong luận văn này, tác giả không nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống,
đầy đủ và sâu sắc hơn quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục.
- Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt Nam, tác
giả không đi sâu làm rõ cả quá trình mà tập trung chủ yếu vào thực tiễn đổi mới
phương pháp giáo dục đại học trong khoảng 10 năm trở lại đây (2001 - 2011)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nền tảng lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của
Đảng ta về giáo dục và đào tạo.
- Tư liệu dùng trong nghiên cứu luận văn chủ yếu là những trước tác của
Hồ Chí Minh bàn về giáo dục.
- Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói
chung, chú trọng các phương pháp: lịch sử và logic, phân tích - tổng hợp,
thống kê, so sánh, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn…
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Nghiên cứu sâu sắc hơn và có hệ thống hơn quan điểm Hồ Chí Minh về
phương pháp giáo dục so với các công trình khoa học trước đó.
- Từ việc nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục,
luận văn đề xuất những giải pháp để đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay.
Với những đóng góp mới đó, luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm Hồ Chí Minh
về phương pháp giáo dục đã và đang được giới nghiên cứu tìm hiểu, tranh luận.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng. Luận văn
cũng có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương pháp giáo
dục của các trường đại học và giúp sinh viên xác định được phương pháp học
tập đúng đắn. Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và học tập các môn khoa học khác như: Lịch sử giáo dục Việt Nam,
giáo dục học, tư tưởng Hồ Chí Minh…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương 7 tiết.
CHƢƠNG 1
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Giáo dục
Giáo dục là một trong những lĩnh vực không thể thiếu của đời sống xã hội.
Sự phát triển của nền giáo dục phản ánh trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nó
tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Nhiều quốc gia trên
thế giới coi phát triển giáo dục là chiến lược ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng
đội ngũ lao động có trình độ tri thức phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu là hoạt động nhằm tác
động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối
tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và
năng lực như yêu cầu đề ra [70, tr. 492].
Các nhà giáo dục học quan niệm: Giáo dục là “quá trình tác động có mục
đích, có hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học
sinh để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách” [78, tr. 123].
Từ đó có thể thấy: Giáo dục là quá trình hai mặt: Mặt tác động của nhà
sư phạm và mặt tiếp nhận của người được giáo dục. Giáo dục được thực hiện

trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và phương
pháp phong phú. Giáo dục là quá trình có mục đích và xuất phát từ những yêu
cầu của xã hội, từ mong muốn của các nhà giáo dục dẫn dắt thế hệ trẻ vươn
tới chuẩn mực văn hóa đạo đức xã hội phù hợp với truyền thống dân tộc và
thời đại, tức là giáo dục có vai trò định hướng giá trị xã hội. Giáo dục là quá
trình lâu dài, cần được thực hiện suốt đời và ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo dục
luôn gắn với những đối tượng cụ thể do mỗi đối tượng có đặc điểm, thói quen
và trình độ nhận thức khác nhau. Giáo dục chịu ảnh hưởng của môi trường
chính trị, xã hội, trình độ kinh tế, văn hóa, tập quán, thói quen của dân tộc, địa
phương, gia đình, nhà trường, đoàn thể xã hội. Giáo dục gắn liền với tự giáo
dục. Giáo dục chỉ có hiệu quả khi mỗi người tự ý thức được mục đích cuộc
sống và tích cực hoạt động vì cuộc sống của mình. Giáo dục có thể được thực
hiện bằng nhiều biện pháp, chủ yếu thông qua hoạt động dạy học. Giáo dục
gắn liền với cuộc sống lao động sáng tạo, thông qua hoạt động, giao lưu xã
hội của con người nên giáo dục cũng được thực hiện bằng con đường lao
động, thông qua lao động để hình thành kỹ năng hoạt động sáng tạo.
1.1.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục
Trong đời sống, các hoạt động của con người đều mang tính mục đích. Để
đạt được mục đích, con người cần có sự định hướng và điều chỉnh hoạt động của
mình. Cách thức giúp con người định hướng và điều chỉnh hoạt động để đạt
được một mục đích nhất định, đó là phương pháp. Phương pháp là cách thức
nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội, hay đó là
hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó [70, tr. 983].
Phương pháp do con người tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng, do đó, nó mang
tính chủ quan. Song, sự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng phương pháp của con
người phải xuất phát từ cơ sở khách quan, tức là phương pháp không có mục
đích tự thân mà bao giờ cũng nhằm tác động vào những đối tượng, khách thể
nhất định nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác, phương pháp còn
mang tính khách quan, vì nó gắn với đối tượng, khách thể mà con người
muốn tác động bằng hoạt động của mình (cả hoạt động nhận thức và hoạt

động thực tiễn). Con người muốn tìm ra được phương pháp đúng đắn, thích
hợp để tác động vào đối tượng một cách có hiệu quả thì cần phải hiểu rõ đối
tượng, khách thể cần tác động với những quy luật khách quan quy định sự tồn
tại và vận động của nó. Điều đó có nghĩa là để có một phương pháp đúng đắn,
khoa học thì cần có sự phù hợp giữa hai mặt chủ quan và khách quan khi tìm
kiếm, lựa chọn và sử dụng phương pháp. Phương pháp không đúng đắn,
không khoa học khi nó được xác định không căn cứ trên những cơ sở thực tế
khách quan, lựa chọn một cách duy ý chí và sử dụng một cách tùy tiện.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Phương pháp là toàn bộ những cách thức
với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và
vận động của đối tượng, khách thể đã được nhận thức, để định hướng và điều
chỉnh hoạt động (hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn) của con người,
tác động vào đối tượng, khách thể để đạt được mục đích nhất định [30, tr. 21].
Mỗi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đều cần sử dụng những
phương pháp phù hợp. Giáo dục cũng cần phải có phương pháp. Phương pháp
giáo dục là “cách thức tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo
dục, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ giáo dục đã đề ra” [59, tr. 92]. “Phương pháp giáo dục bao gồm một tổ hợp
những cách thức phối hợp các tác động sư phạm của nhà giáo dục và tác động
tự giáo dục của chủ thể được giáo dục nhằm tạo sự chuyển hóa tích cực
những yếu tố của nội dung giáo dục thành những phẩm chất, năng lực cần
thiết và phát triển toàn diện nhân cách phù hợp những yêu cầu của mục tiêu
giáo dục và các nhiệm vụ giáo dục” [71, tr. 223].
Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, các phương pháp giáo dục
được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm phương pháp thuyết phục: Gồm các phương pháp cụ thể:
phương pháp khuyên giải; phương pháp tranh luận, đối thoại; nêu gương.
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động: Bao gồm phương pháp
luyện tập trong học tập, lao động, vui chơi và giao tiếp xã hội nhằm hình
thành thói quen hành vi và hoạt động sáng tạo của người học; phương pháp

đưa con người vào cuộc sống xã hội để hình thành các kỹ năng cần thiết.
- Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Bao gồm phương pháp khen
thưởng, phương pháp trách phạt, phương pháp thi đua.
Như vậy, phương pháp giáo dục là những cách thức để định hướng và
điều chỉnh hoạt động giáo dục (bao gồm cả hoạt động dạy và học) của con
người nhằm đạt được những mục đích đã đặt ra.
1.1.3. Phương pháp Hồ Chí Minh
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rất chú
trọng đến phương pháp. GS. TS Hoàng Chí Bảo đánh giá: Phương pháp Hồ
Chí Minh là phương pháp ở tầm tư tưởng, ở trong triết lý nhân sinh và hành
động của Người; ở sự gắn liền tính khoa học, tính cách mạng và nhân văn
trong con người và hoạt động của Người [5, tr. 29]. Phương pháp Hồ Chí
Minh là hệ thống chỉnh thể, thống nhất hữu cơ giữa phương pháp nhận thức,
phương pháp tư duy, phương pháp hành động [5, tr. 34].
Thông thường, khi bàn về phương pháp Hồ Chí Minh, các tác giả thường
đề cập nhiều đến phương pháp cách mạng. Song, trên thực tế, chúng ta thấy,
Hồ Chí Minh quan tâm, chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề của đời sống
xã hội: Từ giải phóng dân tộc đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục.
Trong mỗi lĩnh vực đó, Người đều có những ý kiến, những quan điểm nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định. Do đó, ta có thể khẳng định sự tồn tại
của quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục. Quan điểm Hồ Chí
Minh về phương pháp giáo dục chính là những ý kiến, những lời chỉ bảo,
hướng dẫn của Người về những cách thức nhằm định hướng cho nền giáo dục
Việt Nam đạt tới mục tiêu đề ra.
1.2. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo dục
1.2.1. Phương pháp giáo dục trong truyền thống giáo dục Việt Nam
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành những nét nhân
cách đầu tiên. Gia đình là một chủ thể tiêu biểu trong nền giáo dục phong
kiến. Tất cả những lễ nghĩa, quy tắc, đức hạnh đều được các bậc cha mẹ chú ý
dạy cho con cái ngay từ trong gia đình. Giáo dục gia đình đã trở thành nền

nếp, truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ, góp phần hình thành truyền
thống hiếu học của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học yêu nước, lại
mang ảnh hưởng duy tân, coi trọng đạo lý, học vấn và coi trọng việc giáo dục
con cái. Tuổi nhỏ, Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục
có nền nếp của gia đình. Trước khi được học trong nhà trường, Người đã được
cha dạy cho những nét chữ đầu tiên. Nguyễn Sinh Sắc theo truyền thống gia
đình, trong khi dạy chữ cho con đã chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu
thương con người, yêu nhân dân lao động. Mẹ Người là bà Hoàng Thị Loan là
một người đôn hậu, đảm đang. Đối với các con, bà thường dạy những điều “đói
cho sạch, rách cho thơm”, “có công mài sắt, có ngày nên kim” và những bài ca
dao, bài vè mang nặng nghĩa tình nước non, thấm đượm đạo lý làm người.
Tiếp nhận sự giáo dục tốt đẹp từ gia đình, Hồ Chí Minh đã noi gương
hiếu học của người cha, thương yêu đồng bào, sớm hình thành chí hướng cách
mạng, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Gia đình không những đã hình
thành những nét nhân cách tốt đẹp ở Hồ Chí Minh mà còn để lại những dấu
ấn trong tư tưởng giáo dục của Người sau này: Coi trọng việc giáo dục đạo
đức, tấm gương cần cù, hiếu học, giáo dục lòng yêu nước, thương dân,…
Cùng với những ảnh hưởng tốt đẹp được tiếp nhận từ gia đình, Hồ Chí
Minh còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các sĩ phu, nhà nho yêu nước thuộc thế
hệ cha ông tại quê nhà. Quê hương Hồ Chí Minh - xứ Nghệ - là mảnh đất có
truyền thống hiếu học từ lâu. Truyền thống ấy đã đi vào sử sách, là nơi “núi
cao sông rộng, phong tục thuần hậu, cảnh tượng tươi sáng gọi là đất danh
tiếng hơn cả Nam Châu. Người thì thuần hậu mà chăm học… Được khí tốt
của núi sông nên sinh ra nhiều bậc danh hiền” [16, tr. 65].
Ảnh hưởng khá sâu sắc đến Hồ Chí Minh thời còn trẻ là thầy Vương
Thúc Độ có họ hàng bên ngoại với Người. Thầy Độ có người anh trai là
Vương Hoàng Bỉnh bị giặc bắt và giết hại, nên trong lúc dạy học thường ngụ
ý nhắc nhở học trò noi theo những tấm gương nghĩa liệt, tỏ rõ lòng trọng nhân
cách học trò, không bao giờ đánh học trò. Đặc biệt là ảnh hưởng tốt đẹp của

thầy Vương Thúc Quý, con trai của tú tài Vương Thúc Mậu, người thủ lĩnh đội
Chung nghĩa binh dựng cờ Cần Vương chống giặc Pháp năm 1885, đã hy sinh
ngay trên mảnh đất Kim Liên để bảo toàn khí tiết. Học với thầy Quý, ngoài
phần chịu ảnh hưởng về mặt tư tưởng yêu nước, tình cảm thương dân, Nguyễn
Sinh Cung còn rất tâm đắc với tính thức thời của thầy, không nệ cổ, không bắt
học trò nhồi sọ cổ văn theo lối “tầm chương trích cú” [xem 3, tr. 18].
Truyền thống hiếu học của quê hương và tấm gương những người thầy
dạy tại quê nhà đã ảnh hưởng đến Người cả về mặt tư tưởng, tình cảm và góp
phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sau này: Giáo dục lòng
yêu nước, giáo dục truyền thống dân tộc, phương pháp giáo dục không lệ
thuộc vào sách vở,…
Ở nước ta, sự học xuất hiện từ việc tiếp nhận chữ Hán và tư tưởng giáo
dục của Khổng giáo. Hán học vào Việt Nam đánh dấu sự phát triển của nền
giáo dục Việt Nam: Giáo dục có trường lớp, chủ thể. Hán học du nhập vào Việt
Nam được hiểu theo hai phương diện: Học về nghĩa lý, tức là học chữ thánh
hiền; học từ chương khoa cử, tức là học để ra làm quan. Theo quan niệm của
dân tộc Việt, người đi học có ba mục đích: Một là để hiểu biết cương thường
đạo lí; hai là học để thi ra làm quan, mang tài ra kinh bang tế thế, làm tròn sứ
mạng của kẻ sĩ đối với vua, với nước và cũng là để hưởng công danh lâu dài;
ba là đối với dân quê, dù chân lấm tay bùn cũng cố gắng cho con đi học năm ba
năm lấy cái chữ để biết đọc gia phả của dòng họ, biết viết văn tự mua bán nhà
cửa, trâu bò để khỏi bị người khác lừa gạt [xem 62, tr. 59 – 60]. Giáo dục Việt
Nam chú trọng đạo làm người, những phương cách cư xử trong đời sống, trong
quan hệ xã hội, gia đình, bè bạn, truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Truyền thống giáo dục của dân tộc còn được thể hiện qua tư tưởng của
một số nhà giáo dục tiêu biểu như: Nguyễn Trãi (1380 – 1442): đề ra nội dung
giáo dục: Đạo lí làm người, phép ứng xử, trong đó ông rất chú trọng đến đạo
đức nhân dân [xem 28, tr. 36]. Lê Quý Đôn (1726 - 1784): Đưa ra phương
châm giáo dục là: Học nhiều nhưng phải nắm lấy cái chính, học phải có óc
suy luận, không câu nệ vào sách vở; học phải hành, phải giúp con người có

năng lực để làm những việc có ích cho xã hội; chú trọng việc tự học [xem 28,
tr. 37]. Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871): Ông được coi là một trong những
nhà cải cách lớn của Việt Nam. Về giáo dục, ông phê phán lối tầm chương
trích cú, thuộc làu tứ thư ngũ kinh để thi ra làm quan. Về nội dung và mục
đích giáo dục, ông nêu rõ: “Giáo dục cho nhân dân biết làm ăn, biết yêu quý
lao động, trừ bỏ óc danh lợi địa vị, biết yêu nước, không nên lén lút làm tay
sai cho giặc. Đối với những kẻ gian tà bất chính, nền giáo dục mới phảo có
tác dụng giúp họ quay về con đường chính nghĩa: việc sửa kẻ tà đem họ về
con đường chính, đó là một việc đại sự, còn cái học nào hơn, sao ta không
học” [75, tr. 105]. Ông cũng đưa ra phương châm học gắn liền với hành, học
thực dụng, học khoa học, học để phục vụ thực tế. Về nội dung giáo dục, ông
chủ trương giáo dục thiên văn, toán học, kỹ xảo, chính trị, lịch sử, địa lý, địa
chất, pháp lý, ngoại ngữ. Ông còn đề nghị dùng chữ viết riêng của nước mình
(quốc âm) trong việc dạy học, làm sách và các giấy tờ [xem 28, tr. 40 – 41].
Truyền thống giáo dục của dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc
hình thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Người đã kế thừa những tinh hoa
trong truyền thống giáo dục dân tộc cả về mục đích, nội dung, phương pháp
giáo dục để hình thành hệ thống tư tưởng riêng của mình về giáo dục.
1.2.2. Tiếp thu những yếu tố hợp lý về phương pháp trong triết lý giáo
dục phương Đông
Trong các học thuyết tư tưởng phương Đông ảnh hưởng tới sự hình
thành quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục, đặc biệt phải kể đến
tư tưởng giáo dục của Nho giáo. Ngay từ nhỏ, Người đã được hấp thụ vốn tri
thức Nho học phong phú từ các bậc cha chú – những nhà Nho yêu nước
thương dân. Người nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam.
Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên
trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo” [39, tr. 461]. Cái học của
Nho giáo thiên về đào tạo những hiền nhân, hiền giả thông thuộc kinh sử,
thuộc và am hiểu các điển tích lịch sử. Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo -
là một nhà giáo dục tiêu biểu. Ông cho rằng, môi trường xã hội có tác động to

lớn đối với việc hình thành và thay đổi tính người. Bản tính con người, thoạt
tiên khi được sinh ra thì cũng gần giống nhau, nhưng do tập nhiễm xã hội mà
thành ra khác nhau: “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” [14 - Dương hóa,
tr. 2] (tính người không phải là bẩm sinh mà là khả biến, bản tính con người
được hình thành dưới ảnh hưởng của môi trường và giáo dục).
Kế thừa tư tưởng của Khổng Tử, Hồ Chí Minh quan niệm: “Thiện, ác
nguyên lai vô định tính/ Đa do giáo dục đích nguyên nhân” [41, tr. 413]
(Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên)
Khổng Tử là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại nêu lên chủ trương
giáo dục không phân biệt chủng loại, giàu nghèo, sang hèn, thiện ác. Tư tưởng
“hữu giáo vô loại” [14 – Vệ linh công, tr. 38] của Khổng Tử thể hiện tính chất
tiến bộ trong điều kiện xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt khi đó.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động “Bình dân học vụ” để xóa mù chữ, mở mang tri thức cho tất cả mọi
người. Điểm đặc biệt là nếu như trong Nho giáo, phụ nữ là đối tượng không
được hưởng giáo dục thì Hồ Chí Minh quan niệm phụ nữ là phân nửa xã hội cho
nên phụ nữ cũng cần được học tập như nam giới để tỏ rõ vai trò trong xã hội.
Khổng Tử chú trọng giáo dục học trò hành vi đạo đức, ý thức trách
nhiệm đối với quốc gia, đối với vua, với cha mẹ, với anh em, bạn bè. Điều
này cũng phù hợp với nội dung giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về nguyên tắc và phương pháp giáo dục, theo Khổng Tử, đối với việc
học, trước tiên phải lập chí; ông còn chỉ ra thái độ thực hiện chí hướng của
người học phải có tinh thần chủ động, tích cực, khiêm tốn, cầu thị tiến bộ,
không lo người không biết mình mà chỉ lo mình không có tài đức, học vấn để
người ta biết [xem 14 - Hiến vấn, tr. 32]. Chính vì lập chí là rất quan trọng
nên Khổng Tử đã lựa chọn con đường tự học và thực hành đạo lý, gợi mở
giáo dục học trò, cùng các môn đệ bàn về chí hướng để dẫn dắt họ tạo dựng
nên một lý tưởng cao đẹp, nỗ lực phấn đấu vì một xã hội bình trị.
Khổng Tử giảng dạy và giáo dục học trò không áp đặt bừa bãi, cứng
nhắc, không rập khuôn, sáo rỗng. Ông khuyến khích học trò phát huy sở

trường, sở đoản, ý thích và khả năng của từng người bằng cách luôn căn cứ
vào tình hình thực tế, hoàn cảnh cụ thể và vấn đề người học quan tâm mà đưa
ra những nội dung giáo dục phù hợp. Đây là một nguyên tắc giáo dục điển
hình thể hiện một số khía cạnh cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
trong giáo dục. Khổng Tử đã nêu lên một câu có tính chất khái quát về
nguyên tắc giáo dục này như sau: “Từ người có trí lực bậc trung trở lên thì có
thể bảo cho những đạo lý cao siêu. Từ người có trí lực bậc trung trở xuống thì
không thể giảng những đạo lý cao siêu” [14 - Ung dã, tr. 19]. Luận điểm này
đã nêu lên tầm quan trọng trong việc nắm bắt trình độ của đối tượng giáo dục
để người dạy chủ động sáng tạo và có những phương pháp truyền thụ thích
hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục.
Khổng Tử đã tiến hành giáo dục học trò theo phương pháp học gắn liền
với tập, học đi đôi với hành và ông đã sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi
mở, nêu gương trong dạy học. Ông đã nêu lên tư tưởng về quan hệ giữa học
và tập: “Học mà thường xuyên thực tập, chẳng cũng vui sao?” [14 - Học nhi,
tr. 1]. Ông nói: “Nếu đọc thuộc ba trăm thiên Kinh Thi, mà trao quyền chính
cho, không làm được thông suốt; đi sứ bốn phương không ứng đối nổi, thì dẫu
học nhiều mà làm gì?” [14 - Tử lộ, tr. 5]. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh:
“Học để hành: học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích.
Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [44, tr. 361].
Khổng Tử coi trọng phương pháp nêu gương trong giáo dục. Khổng Tử
thường lấy những nhân cách lớn làm gương giáo dục học trò và từ trong cử
chỉ, hành động, việc làm của mình để ảnh hưởng tới học trò. Hồ Chí Minh
sớm nhận ra rằng đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống
còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [39, tr. 284], cho nên
trong phương pháp giáo dục, Người lưu ý: “Dạy các cháu thì nói với các cháu
chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm
gương thực tế là rất quan trọng” [49, tr. 77 – 78].
Về tinh thần hiếu học, Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “Học hỏi là một
việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi,

biết hết rồi” [47, tr. 377]. Người nói: “Khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy
không biết mỏi” treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử. Tuy Khổng Tử
là phong kiến và trong học thuyết của Khổng Tử có những điểm không đúng,
song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [44, tr. 356].
Như vậy, có thể thấy tưởng giáo dục Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn
trong việc hình thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh cả về mục đích, nội
dung và phương pháp giáo dục.
1.2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương pháp giáo dục
Các nhà kinh điển mácxít thống nhất với nhau khi đề ra những nguyên
lý, phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục. Theo đó, các ông đều khẳng
định dạy học phải lấy người học làm trung tâm; dạy học phải phát huy tối đa
tính độc lập, sáng tạo và tích cực của người học; giáo dục phải kết hợp với tự
giáo dục; đa dạng hoá các hình thức trong giáo dục; học tập thường xuyên và
học tập suốt đời. Các nhà mácxít chỉ rõ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa phải
đảm bảo học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục gắn liền
với lao động, sản xuất, đảm bảo sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Trong đó, phương pháp giáo dục phải tổng hợp các phương pháp dạy và học.
Dạy phải đảm bảo đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; kết hợp giữa học
tập với vui chơi. Phương pháp dạy học trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa phải
linh động cho từng đối tượng của người học dựa theo lứa tuổi, cấp học, bậc học
của từng học sinh. Phương pháp dạy học này hoàn toàn khác với phương pháp
“nhồi sọ” của nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa.
Để đạt được những yêu cầu của nền giáo dục mới này, hình thức giáo
dục phải được thay đổi tương xứng. Việc dạy và học phải kết hợp nhuần
nhuyễn cả hình thức truyền thống lẫn hình thức hiện đại, theo đó, dạy và học
không chỉ diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi: Học ở trường, học ở sách vở, học tập
lẫn nhau, học tập ở nhân dân, trong lao động,… Trên tinh thần đó, các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra nội dung của nền giáo dục toàn diện là phải
bao gồm: Đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục. Các ông đặc biệt quan tâm đến

giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục lý luận chính trị
cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Với
tinh thần đó, Người chủ trương xây dựng những con người phát triển toàn
diện. Muốn đạt được mục tiêu này, nội dung giáo dục phải đảm bảo tính dân
tộc, tính quần chúng và tính hiện đại. Trong đó, Người đặc biệt chú trọng đến
giáo dục - đào tạo trên cả hai mặt “đức” và “tài”, lấy “đức” làm cơ sở vững
chắc cho tài năng phát triển. Dưới ánh sáng tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục, trong đó có quan điểm Hồ Chí Minh về phương
pháp giáo dục được phát triển lên một tầm cao mới với bản chất khoa học,
cách mạng của nền giáo dục mới - giáo dục xã hội chủ nghĩa.

×