Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tinh thần dân tộc trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.6 KB, 71 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Tinh thần dân tộc trong tập thơ
Hồng Đức quốc âm thi tập.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo, thạc sĩ
An Thị Thúy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Hà Nội, ngày...tháng...năm......
Sinh viên

Nguyễn Thị Thơi

Nguyễn Thị Thơi

1

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi;
nó không trùng với công trình nghiên cứu của bất cứ tác giả nào đã được
công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày...tháng...năm.......
Sinh viên

Nguyễn Thị Thơi

Nguyễn Thị Thơi

2

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….6
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………...8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………...8
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….8

6. Bố cục của khóa luận………………………………………………………9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Hoàn cảnh lịch sử thời Lê sơ.....................................................................10
1.1.1. Chính trị ……………………………………………………………...10
1.1.2. Khôi phục và phát triển kinh tế ………………………………………13
1.1.3. Tư tưởng ……………………………………………………………...16
1.1.4. Văn hoá ................................................................................................17
1.2. Về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ………………………………....20
1.2.1. Tác giả ………………………………………………………………..20
1.2.1.1. Lê Thánh Tông……………………………………………………...24
1.2.1.2. Hội Tao Đàn ......................................................................................24
1.2.2. Tác phẩm ……………………………………………………………..27
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời …………………………………………………...27
1.2.2.2. Nội dung chính …………………………………………………….29
CHƯƠNG 2: TINH THẦN DÂN TỘC TRONG HỒNG ĐỨC
QUỐC ÂM THI TẬP
2.1. Quan niệm về tinh thần dân tộc trong thơ ca trung đại Việt Nam ……...32

Nguyễn Thị Thơi

3

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.1. Quan niệm về tinh thần dân tộc ………………………………………32

2.1.2. Quan niệm về tinh thần dân tộc trong thơ ca trung đại Việt Nam ….33
2.2. Tinh thần dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập…………………...36
2.2.1. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước …………………………...36
2.2.2. Ngợi ca cuộc sống thanh bình của dân tộc ………………………….50
2.2.3. Khắc họa chân dung những anh hùng dân tộc ………………………54
2.3. Nghệ thuật thể hiện …………………………………………………….59
2.3.1. Thể thơ ………………………………………………………………..59
2.3.2. Ngôn ngữ ……………………………………………………………..62
KẾT LUẬN …………………………………………………………………69
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………..71

Nguyễn Thị Thơi

4

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu. Văn học không chỉ là nguồn tri thức mà còn là nguồn năng
lực tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc
sống. Văn học có thể giúp cho người đọc sống sâu sắc với hiện tại, dẫn dắt
người đọc trở về quá khứ lịch sử của dân tộc, của nhân loại hoặc băng mình

vượt lên trước thời gian để sống với tương lai.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thành công tốt đẹp,
mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc: thời kì đất nước được độc lập sau
hơn hai mươi năm bị giặc Minh đô hộ. Mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội có điều kiện phát triển hơn bao giờ hết.
Do tình hình lịch sử quyết định, văn học suốt thế kỉ XV đều nhằm ca
ngợi chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống
Minh, đồng thời cũng ca ngợi đất nước trong giai đoạn thịnh trị sau chiến
thắng đó. Đến thời Lê Thánh Tông, nhất là dưới niên hiệu Hồng Đức (1470 –
1497), văn học đã có sự phát triển vượt bậc. Thời kì này có nhiều tập thơ chữ
Hán ra đời như: Quỳnh uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú…Đặc biệt, Lê Thánh
Tông đã thành lập hội Tao Đàn với hai mươi tám nhân sĩ đương thời để cùng
bàn luận và sáng tác thơ ca. Sáng tác của hội, ngoài những tác phẩm viết bằng
chữ Hán như đã nói ở trên thì còn có rất nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm,
trong đó Hồng Đức quốc âm thi tập là tác phẩm tiêu biểu nhất.
Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời đã khẳng định sức sống và khả năng
phát triển to lớn của ngôn ngữ Việt, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, dân tộc
hóa và tinh thần độc lập của văn hóa Việt. Sự xuất hiện của Hồng Đức quốc
âm thi tập cũng như dòng thơ Nôm Đường luật là một minh chứng cho tinh

Nguyễn Thị Thơi

5

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


thần chủ động tiếp thu có chọn lọc của ông cha ta trong mối quan hệ giao lưu
với văn hóa, văn học nước ngoài.
Mặc dù có giá trị to lớn như vậy nhưng Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn
chưa có sự quan tâm đúng mức. Trong các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại
học… thì tên tuổi của Lê Thánh Tông, hội Tao Đàn và tập thơ Hồng Đức
quốc âm thi tập vẫn còn mờ nhạt, thậm chí có người không hề biết đến.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tinh thần dân tộc trong
tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập nhằm làm sáng tỏ một số phương diện nội
dung cũng như nghệ thuật của tập thơ. Đồng thời chúng tôi còn mong muốn
góp tiếng nói vào việc khắc họa sâu đậm tinh thần dân tộc được thể hiện trong
tập thơ này. Từ đó giúp bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về Lê Thánh Tông
và hội Tao Đàn cùng những đóng góp của Hồng Đức quốc âm thi tập vào nền
văn học dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ Nôm lớn của Lê Thánh Tông và
hội Tao Đàn ở thế kỉ XV. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tập thơ nổi
tiếng này. Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân
tích khái quát tập thơ, chứ không đi vào từng khía cạnh cụ thể. Riêng đề tài
Tinh thần dân tộc trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập thì rất ít người
đề cập đến, nếu có thì các tác giả cũng chỉ nói một cách chung chung mà chưa
nói đến những biểu hiện cụ thể của tinh thần dân tộc được thể hiện trong tập
thơ.
Qua khảo sát chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu đã đề cập
đến vấn đề tinh thần dân tộc trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập như sau:
1. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương trong cuốn Văn
học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII đã phân tích những nội dung
cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.

Nguyễn Thị Thơi


6

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trong bài viết này, các tác giả đã đề cập đến tinh thần dân tộc trong Hồng
Đức quốc âm thi tập. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát
chứ chưa đi sâu phân tích cụ thể từng khía cạnh của tinh thần dân tộc được thể
hiện trong tập thơ.
2. Lã Nhâm Thìn trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật đã bàn
một cách khái quát về hình tượng thơ Nôm Đường luật thời kì trung đại, trong
đó có Hồng Đức quốc âm thi tập. Tác giả cũng đề cập đến việc khai thác đề
tài, hình tượng, thể loại, ngôn ngữ mang tinh thần dân tộc như: Việc sử dụng
nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn chen lục ngôn, việc sử dụng thành thạo các từ
láy, khẩu ngữ...Tuy nhiên, tất cả những điều đó chủ yếu ở phương diện nghệ
thuật và được bàn đến một cách chung nhất mà chưa đưa ra những biểu hiện
cụ thể.
3. Bùi Văn Nguyên trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (tập 2) có bài
“Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn”. Trong bài viết này, Bùi Văn Nguyên đã đề
cập đến các phương diện nội dung và nghệ thuật của một số tập thơ do Lê
Thánh Tông và hội Tao Đàn sáng tác, trong đó có Hồng Đức quốc âm thi tập.
Tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh, đặc biệt là lòng tự hào dân tộc, ông
khẳng định: “trước hết lòng tự hào dân tộc thể hiện ở những bài thơ miêu tả
phong cảnh thiên nhiên đất nước” [9, tr. 97] và “lòng tự hào dân tộc còn thể
hiện ở những bài thơ vịnh sử” [9, tr.97]. Song, nếu xét một cách tổng quát thì

tác giả Bùi Văn Nguyên mới chỉ nói một cách khái quát về tập thơ Hồng Đức
quốc âm thi tập chứ chưa đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh của tập thơ, nhất
là về tinh thần dân tộc.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu của các tác giả về tinh thần dân tộc
trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập mới chỉ là những khám phá bước đầu
chứ chưa đi vào cụ thể vấn đề.
Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh
dạn tìm hiểu đề tài Tinh thần dân tộc trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi

Nguyễn Thị Thơi

7

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tập. Hi vọng có thể tìm ra những nét độc đáo, hấp dẫn và khẳng định được giá
trị to lớn của tập thơ trên thi đàn văn học dân tộc.
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở thống kê, phân loại, so sánh, đề tài
hướng tới những mục đích sau:
+ Góp phần tìm hiểu về tác giả Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn.
+ Có được cái nhìn khái quát nhất về tinh thần dân tộc trong thơ ca
trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nêu được những nét khái quát nhất về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn

hóa thời Hậu Lê.
+ Thấy được tinh thần dân tộc trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp
và khả năng làm chủ tư liệu có hạn, chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp
là tập thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao
Đàn do Phan Trọng Điềm và Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu.
- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu một khía cạnh
của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, cụ thể là “tinh thần dân tộc” được thể
hiện trong tập thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Để khai thác đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương
pháp sau:
+ Phương pháp thống kê, phân loại
+ Phương pháp đối chiếu, so sánh
+ Phương pháp tổng hợp

Nguyễn Thị Thơi

8

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

6. Bố cục của khóa luận

Khóa luận gồm:
Mục lục
Mở đầu
Nội dung chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Tinh thần dân tộc trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Thơi

9

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Hoàn cảnh lịch sử thời Lê sơ
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước trở lại thanh bình. Ngày
15 tháng 4 năm Mậu Thân (29 tháng 4 năm 1428) Lê Lợi chính thức lên ngôi
Hoàng đế ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt, mở
đầu triều đại Lê (thường được gọi là nhà Lê sơ hay Hậu Lê để phân biệt với
thời Tiền Lê của Lê Đại Hành.)
Trải qua năm đời vua (Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông,
Hiến Tông) đất nước Đại Việt đã đạt đến trình độ phát triển cao về các mặt

chính trị, kinh tế, văn hoá.
1.1.1. Chính trị
 Xây dựng và củng cố chính quyền
Năm 1428, Thái Tổ chia nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc
(tương ứng với Bắc bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hoá vào đến Thuận
Hoá). Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Năm
1466, Thánh Tông chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, gồm: Thanh
Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang,
An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung
Đô. Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất ở phía nam Thuận Hoá cho đến đèo
Cù Mông, Thánh Tông lập thêm thừa tuyên thứ mười ba: Quảng Nam.
Về mặt chính quyền, Thái Tổ chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước theo mô
hình nhà nước thời Trần. Dưới vua có hai chức Tả, Hữu tướng quốc, ba chức
Tư, ba chức Thái, ba chức Thiếu…Tiếp đến là hai ban văn và võ. Ở địa
phương, đứng đầu các đạo là chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân dân,
sau đó là các an phủ sứ, tri phủ, tuyên phủ sứ.

Nguyễn Thị Thơi

10

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Đất nước hồi phục và dần dần phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu
mới của chính trị, trong những năm 1460 – 1471, Lê Thánh Tông tiến hành

một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành
khiển, tư đồ…bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và
chịu trách nhiệm trước vua. Ở các đạo thừa tuyên, Thánh Tông đặt ba ti: Đô
tổng binh sứ ti phụ trách quân đội, Thừa tuyên sứ ti phụ trách các việc dân sự,
Hiến sát sứ ti phụ trách việc thanh tra quan lại trong đạo của mình.
Các phủ có tri phủ đứng đầu, các huyện, châu có tri huyện, tri châu; ở
các xã, chức xã quan được đổi gọi là xã trưởng. Chủ trương của Lê Thánh
Tông là bảo đảm sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung
ương đến địa phương, “các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ
cùng giữ gìn nhau, lẽ phải của nước không bị chuyên riêng, việc lớn của nước
không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng phép” (Hiệu định
quan chế).
Quan lại thời Lê chủ yếu được tuyển chọn qua thi cử. Những người đỗ
đạt xuất thân từ các thành phần khác nhau, dần dần trở thành tầng lớp thống
trị. Nhà Lê, từ thời Thái Tổ, không phân phong con cháu đi trấn trị các nơi,
không giao cho họ các chức vụ quan trọng trong triều nếu họ không có tài,
học hành kém, không cho họ được phép lập điền trang. Chính quyền Lê sơ
như vậy vừa mang tính quan liêu, vừa mang tính chuyên chế cao độ.
 Quân đội và quốc phòng
Theo đúng lời hứa, năm 1428, sau khi lên ngôi vua, Thái Tổ cho 25 vạn
quân về quê làm ruộng, chỉ giữ lại 10 vạn. Năm sau đó, sau một cuộc tổng
duyệt quân thuỷ bộ, Thái Tổ cho chia các vệ quân thành 5 phiên, thay nhau ở
lại canh giữ và về làm ruộng ở quê nhà. Quân đội được chia thành 5 đạo:
Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Chế độ tuyển chọn quân sĩ được đặt thành
quy chế.

Nguyễn Thị Thơi

11


K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Thời Lê Thánh Tông, cùng với cuộc cải cách hành chính, nhà vua tổ
chức lại quân đội, chia thành hai bộ phận: Quân trong bảo vệ triều đình nhà
vua và kinh thành và quân ngoài địa phương. Về sau, Thánh Tông cho đặt
thêm các vệ quân ở các đô ti xa như Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá..
Về chủng loại có bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Ngoài ra có
các đơn vị chuyên sử dụng một loại súng gọi là hoả đồng. Vũ khí đơn giản có
đao kiếm, giáo mác, cung tên…
Chế độ tuyển quân được quy định chặt chẽ, thông thường một hộ có ba
đinh thì phải lấy một người làm lính và một người dự bị. Vì vậy, tuy số lượng
quân thường trực không nhiều, nhưng khi đánh Champa hay Bồn Man, nhà
Lê đã huy động đến 26 hay 30 vạn quân.
Vấn đề bảo vệ biên giới, nhất là biên giới phía bắc, luôn luôn được nhà
nước quan tâm. Các trấn biên giới đều có quân hùng tướng giỏi. Thánh Tông
từng răn đe “kẻ nào dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ để lại làm
mồi cho giặc thì sẽ bị trừng trị nặng.”
 Luật pháp
Sau khi lên ngôi vua, Thái Tổ lo ngay đến việc đặt luật pháp. Thái
Tông và Nhân Tông ban hành thêm một số điều luật và xét xử kiện tụng, sở
hữu tài sản. Năm 1483, Thánh Tông quyết định triệu tập các đại thần biên
soạn một bộ luật chính thức của triều đại mình, thường được gọi là “Luật
Hồng Đức”. Bộ luật gồm 722 điều, chia thành 16 chương.
Chương đầu của bộ luật quy định rõ các hình phạt được sử dụng và
những trường hợp được miễn giảm…

Chương hai nói về những tội vi phạm cung điện nhà vua, vua và thân
thích của vua, các công trình nhà nước.
Các chương tiếp theo nói về việc giữ kỉ luật trong quân đội, những tội
vi phạm phép nước, quan hệ trên dưới, quan hệ trong gia tộc, trong gia đình,

Nguyễn Thị Thơi

12

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chế độ ruộng đất, chế độ kế thừ tài sản…và cuối cùng là các hình thức xét xử,
kiện tụng, trị tội.
Luật Hồng Đức thể hiện rõ nét ý thức giai cấp của nhà Lê trong các mối
quan hệ nhưng cũng phản ánh khá rõ nét tính dân tộc. Ở đây nổi lên ý thức
bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo
vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Bộ luật Hồng Đức đã đánh dấu một
trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp lí của dân tộc Đại Việt, do đó được
sử dụng suốt trong bốn thế kỉ thời Lê (thế kỉ XV- XVIII).
 Tình hình đối nội và đối ngoại
Đất nước dần dần ổn định, nền thống nhất được củng cố. Để bảo vệ
những vùng đất xa, nhà Lê chủ trương đoàn kết các dân tộc. Lên ngôi vua,
Thái Tổ phong chức cho các tù trưởng có công đối với đất nước. Những tù
trưởng dân tộc ít người có mưu đồ li khai hoặc theo triều Minh, chống lại nhà
Lê, các vua Lê rất kiên quyết dùng biện pháp bạo lực để đàn áp, giữ vững sự

thống nhất đất nước.
Đối với nhà Minh, sau khi giải phóng Tổ quốc, Lê Thái Tổ lập tức cử
sứ bộ sang cầu phong và đặt quan hệ hoà hảo. Từ đó, cứ ba năm, nhà Lê theo
lệ sang cống cho nhà Minh và tiếp đón các sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Mặt
khác nhà Lê kiên quyết bảo toàn lãnh thổ Đại Việt và chủ quyền của một
nước độc lập.
Trong những năm 40 của thế kỉ XV, một số nước láng giềng như Lào,
Bồn Man, một tiểu quốc ở nam Mianma, Xiêm cũng lần lượt sai sứ sang cống
và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
1.1.2. Khôi phục và phát triển kinh tế
Chế độ đô hộ của nhà Minh và cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc đã
tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế nước ta vốn đã suy yếu trong những thập kỉ
cuối Trần. Khi đất nước trở lại độc lập, nhà nước và nhân dân với ý thức tự

Nguyễn Thị Thơi

13

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hào dân tộc sâu sắc đang vươn cao, đã hợp sức cùng nhau nhanh chóng khôi
phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh và sau đó đưa nền kinh tế phát
triển lên một giai đoạn mới ở nửa sau thế kỉ XV.
 Tình hình ruộng đất
Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, Thái Tổ hạ lệnh cho các làng làm sổ

ruộng đất và trên cơ sở đó, nhà nước chủ động phân phối. Ruộng đất được
phân làm 3 bộ phận chính:
- Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước: Tất cả ruộng đất tịch thu được của
chính quyền đô hộ và bọn nguỵ quan, ruộng đất không chủ đều thuộc sở hữu
của nhà nước.
- Ruộng đất công làng xã: Loại ruộng đất này có nguồn gốc từ xa xưa,
được duy trì cho đến hết thế kỉ XV ở các làng xã nhưng với tỉ lệ khác nhau.
Để thống nhất việc phân chia ruộng công trong cả nước, Thánh Tông ban
hành phép quân điền. Theo phép quân điền, cứ 6 năm ruộng công làng xã chia
lại một lần cho các thành viên trong xã bao gồm các quan chức cấp thấp ( từ
ngũ phẩm trở xuống), chức dịch của làng, quân lính, dân đinh, vợ các quan,
phụ nữ goá chồng…
- Ruộng đất tư hữu: phát triển từ những thế kỉ trước, đến thế kỉ XV, có
điều kiện ngày càng mở rộng. Trong bộ phận này có 3 loại: ruộng của nông
dân tư hữu, ruộng của địa chủ và một số ít điền trang.
 Sự phục hồi và phát triển nông nghiệp
Từ sau ngày giải phóng, nhân dân lần lượt trở về quê hương xây dựng
lại làng xóm và phục hồi sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cũng rất quan tâm
đến việc bảo vệ và khuyến khích nông nghiệp. Các quan phủ huyện có nhiệm
vụ đốc thúc và khuyến khích nhân dân khai phá hết ruộng đất bỏ hoá, giúp đỡ
nhân dân diệt sâu cắn lúa nếu có. Một chủ trương quan trọng của nhà nước
được nhân dân hưởng ứng là khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Để giúp

Nguyễn Thị Thơi

14

K33B – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cho công cuộc khai hoang này, Thánh Tông đã cho đắp một hệ thống đê biển
mang tên đê Hồng Đức.
Năm 1481, theo đề nghị của các quan, Thánh Tông quyết định cho
thành lập 43 sở đồn điền với mục đích “khai thác hết sức nông nghiệp, mở
rộng nguồn súc tích cho đất nước”.
Nhà Lê rất chăm lo đến thuỷ lợi, đê điều. Việc đào kênh, khơi ngòi
được tổ chức ở nhiều nơi vừa có lợi cho chuyển vận, vừa tạo nguồn nước tưới
ruộng cho nhân dân. Nhà nước còn luôn luôn khuyến khích nhân dân đắp bờ
giữ nước, khơi thông những chỗ úng thuỷ, phòng hạn hán…
Ngoài ra, nhà nước còn quy định mọi công trình xây dựng cần điều
động dân phu đều phải tiến hành ngoài thời vụ cày cấy, gặt mùa. Pháp luật
nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp. Tội ăn trộm trâu bò bị
trừng phạt nặng.
Trong những năm khó khăn, hạn hán, lụt lội, nhà vua thường lập đàn
cầu đảo, tự trách mình hoặc ra chiếu khuyến nông, động viên nhân dân khắc
phục khó khăn đảm bảo sản xuất.
Chính sách trọng nông của nhà Lê thực sự đạt kết quả tốt. Vì thế mà
nhân dân từng ca ngợi:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.
 Tình hình công thương nghiệp
Hoà bình lập lại, nhu cầu phục hồi và phát triển nông nghiệp, xóm làng,
xây dựng lại kinh thành, trấn lị đã thúc đẩy sự phục hồi và phát triển nhanh
chóng của các nghề thủ công.
Các ngành nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn sắt, dệt
chiếu, làm nón, đúc đồng ngày càng phát triển ở các làng. Những làng nghề

thủ công chuyên nghiệp lại nổi lên như Bát Tràng, Nghĩa Đô, Huê Cầu…

Nguyễn Thị Thơi

15

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Góp phần vào sự phát triển của thủ công nghiệp có các công xưởng của
nhà nước với tên gọi chung là cục Bách tác. Cục này chuyên đúc tiền, chế tạo
vũ khí, đóng thuyền, làm các đồ dùng cho vua quan như mũ, áo, giày…Nhà
vua cũng có một khu dệt vải, lụa do các cung nữ phụ trách. Thợ thủ công nhà
nước ban đầu là những người có tay nghề giỏi được tuyển chọn, về sau là thợ
“am hiểu” được tuyển theo chế độ lao dịch.
Việc lưu thông buôn bán cũng hồi phục và ngày càng mở rộng. Các chợ
địa phương mọc lên ở các làng, liên làng, vừa có tính chất riêng, vừa có tính
chất chung cho nhân dân toàn vùng. Chợ họp theo phiên và lần lượt từ chợ
này sang chợ khác, rải đều trong tuần. Hàng hoá chủ yếu là nông phẩm, hoặc
các sản phẩm thủ công địa phương. Để tiện cho việc buôn bán, nhà Lê bỏ tiền
giấy thời Hồ, đúc tiền đồng mới.
Về ngoại thương, thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua
lại trao đổi, Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh), Càn Hải (Nghệ
An)…vẫn là những khu chợ trao đổi hàng
Nhìn chung nền kinh tế công thương nghiệp nước ta thời Lê sơ phát
triển thêm một bước đáng kể so với trước. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ cũng

như đồng tiền đã tác động vào xã hội, vào hệ thống quan lại, từng bước gây
nên sự đổi thay trong chế độ chính trị và sự ổn định của đất nước.
1.1.3. Tư tưởng
Từ cuối đời Trần, Nho giáo đã lấn át Phật giáo. Đến thời Lê sơ, Nho
giáo chiếm địa vị độc tôn.
Tuy nhiên nhân dân không dễ dàng chấp nhận các giáo điều phong kiến
Nho giáo. Năm 1485, Thánh Tông vẫn dụ các quan: “Trẫm từ khi lên ngôi
đến giờ, phàm những phép dạy dân nên phong tục tốt…không cái gì là không
nói ra trong lời huấn dụ…thế mà …tục dân vẫn chưa được tốt.”(Đại Việt sử
kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên).

Nguyễn Thị Thơi

16

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trước đây, bọn phong kiến nhà Minh trong thời gian đô hộ nước ta dã
lợi dụng Phật giáo và Đạo giáo để mê hoặc nhân dân. Chúng truyền bá các
hình thức mê tín, tà thuật, phù phép, đào tạo hàng loạt thuật sĩ, đạo sĩ, tăng
nhân chuyên sống bằng nghề ma chay, bói toán. Các chùa chiền mất dần ý
nghĩa trang nghiêm, ruộng đất của nhà chùa cũng tản mát, hoang hoá. Lên
ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đặt lệ thi tăng nhân, buộc các nhà sư phải trên năm
mươi tuổi, thông hiểu kinh phật và qua một kì khảo hạch mới được nhà nước
công nhận, ngoài ra đều phải hoàn tục.

Lê Thánh Tông hạn chế Phật giáo và Đạo giáo chặt chẽ hơn. Năm
1461, nhà nước cấm quan lại, nhân dân không được xây dựng chùa quán mới,
tự tiện đúc chuông, tô tượng. Hoạt động của bọn thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ bị
ngăn cấm. Năm 1471, Thánh Tông đặt ti Tăng lục và Đạo lục chuyên trách
Phật giáo và Đạo giáo.
Năm 1449, nhà Lê bắt đầu lập đền thờ Đô đại thành hoàng ở kinh sư
cùng đền thờ thần gió, mây, mưa, sấm để hàng năm cúng tế. Điện Lam Sơn
được xây dựng và hàng năm, các vua Lê ngự về cúng tế tổ tiên. Lam Kinh
cũng là nơi dựng lăng của các vua thời Lê sơ. Trong nhân dân, tục thờ cúng
các anh hùng có công với nước được phổ cập. Tục thờ cúng tổ tiên phổ biến
khắp nơi.
1.1.4. Văn hoá
 Giáo dục, khoa cử
Ngay từ năm 1428, lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã hạ lệnh dựng lại
Quốc tử giám ở kinh đô, mở trường ở các lộ, ban chiếu “cầu hiền”. Giáo dục
được mở rộng cho con em mọi tầng lớp nhân dân. Các quan được chọn lựa
cẩn thận.
Tiếp thêm một bước, năm 1467, Thánh Tông đặt chức bác sĩ dạy năm
kinh, mỗi người nghiên cứu một kinh để giảng dạy. Thánh Tông cũng cho xây

Nguyễn Thị Thơi

17

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


dựng lại Văn miếu, mở rộng Thái học viện, mở thêm Tú Lâm cục và Sùng
văn quán để bồi dưỡng con em quý tộc, quan lại cao cấp…Nội dung học tập
được quy định đầy đủ, rõ ràng, các học quan được tuyển chọn cẩn thận.
Từ năm 1428, nhà nước cứ 3 năm lại mở một khoa thi, ai đỗ thi Hội
đều được phong là tiến sĩ. Năm 1462, Thánh Tông đặt lệ “bảo kết thi hương”,
quy định rõ thủ tục giấy tờ của những người ứng thí.
Nhà Lê khuyến khích việc học tập thi cử bằng cách đặt lệ xướng danh,
treo bảng, ban mũ áo, phẩm tước, dựng bia tiến sĩ và lệ vinh quy bái tổ.
Những biện pháp nói trên đã góp phần quan trọng phát triển giáo dục trong
nước. Tính riêng trong 38 năm dưới triều vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã
mở 12 khoa thi Hội, lấy đỗ 501 tiến sĩ, trong đó có 9 trạng nguyên.
Nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo qua các sách Tứ thư, Ngũ kinh,
Bác sử, Thơ phú…nhưng qua các kì thi Văn sách hay thi Đình, người học
trình bày được năng lực chính trị và sự hiểu biết thực tiễn của mình. Từ giáo
dục, khoa cử đã xuất hiện nhiều nhà nho, nhà chính trị, ngoại giao, nhà sử học
nổi tiếng làm rạng danh đất nước một thời.
 Văn học, sử học
Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, xuất hiện hàng loạt tập văn thơ
nổi tiếng: Tập Quân trung từ mệnh gồm trên năm mươi bức thư do Nguyễn
Trãi thay lời Lê Lợi viết gửi bọn tướng nhà Minh với nội dung đấu tranh
ngoại giao quan trọng; bản Đại cáo bình Ngô là một áng anh hùng ca tổng kết
một cách tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đồng thời toát lên niềm
tự hào dân tộc cao quý…
Bên cạnh đó, thơ văn chữ Nôm cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng
trong nền văn học dân tộc. Hàng loạt các tác phẩm viết bằng chữ Nôm ra đời
như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Hồng Đức quốc âm thi tập, của hội
Tao Đàn; cùng rất nhiều sáng tác của Lê Thánh Tông…

Nguyễn Thị Thơi


18

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Về sử học, từ sớm nhà sử học Phan Phu Tiên đã soạn Đại Việt sử kí tục
biên gồm 10 quyển, nối tiếp Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, mở đầu với sự
thành lập nhà Trần và kết thúc với việc quân Minh rút về nước. Hiện nay bộ
sử này đã mất.
Trên cơ sở các bộ sử cũ, tham khảo thêm bắc sử, dã sử, các bản truyện,
chí cùng những điều đã được nghe truyền, tra xét, so sánh; năm 1479, sử quan
Ngô Sĩ Liên soạn Đại Việt sử kí toàn thư gồm 15 tập, chia thành hai phần:
Ngoại kỉ chép từ họ Hồng Bàng đến 12 sứ quân (5 tập), Bản kỉ chép từ nhà
Đinh đền Lê lợi lên ngôi Hoàng đế (10 quyển)…
Ngoài các công trình sử học, văn học, còn có nhiều công trình khoa học
khác rất có giá trị như: Thiên nam dư hạ tập, Hoàng triều quan chế, Dư địa
chí…
Về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh và Lập thành
toán pháp của Vũ Hựu…
 Nghệ thuật
Thời Lê sơ, âm nhạc tương đối phát triển. Năm 1437, triều đình cử
Nguyễn Trãi và Lương Đăng chế định nhã nhạc. Âm nhạc dân gian bị đưa ra
ngoài triều, gọi là tục nhạc, do ti Giáo phường trông coi.
Trong nhân dân, các điệu múa thời xưa vẫn được tiếp tục phát triển.
Bên cạnh đó, nghệ thuật tuồng, chèo ngày càng phổ biến, thường được tổ

chức vào các ngày hội, lễ…
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ không phát triển. Các
công trình Phật giáo như chùa chiền, chuông tuợng bị tàn phá nhiều ở những
năm cuối Trần và những năm bị nhà Minh đô hộ, không có điều kiện phục hồi
do sự hạn chế của nhà nước. Các vua Lê không chủ truơng xây dựng thêm
nhiều công trình mới. Cung điện nhà vua và dinh thự các cơ quan được sửa
chữa, xây dựng thêm nhưng dấu vết hiện nay không còn. Điêu khắc thời Lê sơ
chuyển dần sang phong cách mới, hình khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Nguyễn Thị Thơi

19

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy, có thể thấy rằng, sau khi giành được độc lập, nhà Lê đã từng
bước phục hồi và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu
mà nhân dân Đại Việt giành được đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của văn học thời kì này.
1.2. Về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
1.2.1. Tác giả
Văn học Nôm nửa sau thế kỉ XV phát triển trên cơ sở kế thừa những
thành tựu của văn học nửa đầu thế kỉ mà tiêu biểu là Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi. Thời này, Lê Thánh Tông cũng sáng tác văn thơ Nôm và
khuyến khích các triều thần tham gia. Do đó, việc sáng tác văn học Nôm đã

thành một phong trào sôi nổi. Phong trào này đã thể hiện một bước tiến mới
của dòng văn học Nôm. Những tác phẩm Nôm thời kì này hiện nay còn giữ
được là Thập giới cô hồn quốc ngữ văn và tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
Hồng Đức quốc âm thi tập là tập thơ Nôm cỡ lớn của thế kỉ XV. Tập
thơ không có tên tác giả, nhưng chúng ta thấy rằng đó không phải là tác phẩm
của riêng một tác giả mà là một tuyển tập của nhiều tác giả. Điều đó có thể
thấy rõ ở nhiều chùm thơ có tính chất xướng hoạ hoặc nhiều bài thơ cùng lấy
chung đề tài. Chẳng hạn như trong phần Thiên địa môn có đến bốn bài Tết
nguyên đán cùng một vần (Tết nguyên đán, Lại thơ tết nguyên đán, Hoạ vần
bài vịnh tết nguyên đán…), sau các bài thơ về tết nguyên đán lại có đến mười
hai bài vịnh cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông (mỗi mùa có ba bài)…
Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng tác giả của Hồng Đức
quốc âm thi tập là Lê Thánh Tông cùng hai mươi tám thành viên hội Tao Đàn
(Tao Đàn nhị thập bát tú) do ông sáng lập.
1.2.1.1. Lê Thánh Tông
“Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề
tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc

Nguyễn Thị Thơi

20

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước

Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam…bấy giờ được văn
minh ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường
thịnh như vậy.”(Việt Nam sử lược,Trần Trọng Kim)
Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu nhất trong lịch
sử (38 năm), đã đưa đất nước lên một thờ kì thịnh trị nhất trong cả ngàn năm
lịch sử Việt Nam. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ
bản. Nhìn toàn cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi
nổi trên nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc.
Lê Thánh Tông tên tự là Tư Thành, lại có tên nữa là Hạo, là con trai thứ
tư và cũng là con út của vua Thái Tông. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm
Tuất (1442). Mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Dao, con gái của Thái Bảo Ngô Từ, một
trong những công thần khai quốc của nhà Lê, người làng Động Bàng, huyện
Yên Định (Thanh Hoá).
Có nhiều chuyện kể lại rằng Lê Tư Thành được sinh ra bên ngoài cung
cấm, tại chùa Huy Văn (phía trong ngõ Văn Chương, đường Hàng Bột, Hà
Nội). Sống giữa chốn nhân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi, mẹ Nhân Tông
buông rèm nghe chính sự, mới cho đón Tư Thành về phong làm Bình Nguyên
vương, cho ở nhà Phiên để hàng ngày cùng vua Nhân Tông và các phiên
vương khác học tập tại toà Kinh Diên.
Tư Thành sớm có chất đế vương: Chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan
chính, thông tuệ hơn người. Vì thế mẹ Nhân Tông càng yêu quý và coi Tư
Thành như con đẻ của bà, còn vua Nhân Tông thì cho là người em hiếm có.
Khi Nghi Dân, con cả của Thái Tông trước đó bị biếm truất rồi âm mưu
thoán đạt đã giết mẹ con Bang Cơ (vua Nhân Tông) lên ngôi vua, lại phong
Tư Thành làm Gia Vương và vẫn cho ở nhà Tây để trong nội điện. Khi Nghi
Dân bị lật đổ, trong triều có người bàn lập Tư Thành làm vua, nhưng một viên

Nguyễn Thị Thơi

21


K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

quan là Lê Lăng can rằng: Tư Thành còn có người anh nữa là Cung vương
Khắc Xương, không nên bỏ anh lập em, dẫm lại vết xe đổ Nghi Dân – Bang
Cơ. Triều thần đến đón Cung vương song ông này từ chối. Khi đó họ mới
rước Tư Thành lên ngôi, bấy giờ ông vùa tròn 18 tuổi.
Trị vì đất nước được 38 năm, đến cuối năm Hồng Đức thứ 27 năm Bính
Thìn (1496) vua bị mệt nhưng vẫn tự giải quyết những việc quan trọng. Tháng
Giêng năm sau vua càng mệt nặng rồi mất. Cho đến trước khi qua đời, vua
vẫn tỉnh táo, trước đó một hôm còn ngồi ghế ngọc truyền ngôi cho con và làm
một bài thơ tuyệt mệnh:
Tấm thân bảy thước nay tuổi đã năm mươi,
Gan dạ như sắt giờ hoá ra mềm,
Gío thổi ngoài song, hoa vàng tàn tạ,
Sương sa trước sân, liễu xanh gầy đi
Trong suốt bầu trời biến mây bay phơi phới
Tỉnh giấc mộng kê vàng, đêm dài dằng dặc
Tiếng người, dáng người trên chốn bồng lai đã cách xa hẳn
U hồn như vàng như ngọc có vào giấc mộng được không.
Lê Thánh Tông thọ 56 tuổi và là một trong những ông vua có khá nhiều
vợ và con: 14 người con trai và 20 người con gái. Sử thần Vũ Quỳnh đời Lê
đã từng nhận xét: “Tiếc rằng vua nhiều phi tần quá nên mắc bệnh nặng.
Trường lạc Hoàng hậu thì bị giam lâu ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới
được đến hầu bệnh, bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ lở, bệnh

vua vì thế mà nặng hơn vậy.”
Có thể thấy rằng, cuộc đời Lê Thánh Tông là một cuộc đời hoạt động
sôi nổi trên rất nhiều lĩnh vực và mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc. Người
đương thời từng nhận xét: Vua tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng

Nguyễn Thị Thơi

22

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tài đại lược, võ giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời
quyển sách…
Chính bản thân Lê Thánh Tông cũng rất tự ý thức về sự cần mẫn chăm
lo trau dồi tri thức, bỏ công sức mình vào công việc cai trị đất nước. Ông từng
viết:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu,
Thay việc trời dám trễ đâu.
Trống dời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.
(Tự thuật, Hồng Đức quốc âm thi tập)
Nhờ đó mà dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, nước Đại Việt đã đạt
được sự phát triển rực rỡ về mọi mặt.
Lê Thánh Tông là người tha thiết với chủ quyền quốc gia. Ông đã từng
nói câu nổi tiếng: “Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ

đi được. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để
lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng”.
Lê Thánh Tông là một nhà chính trị tài ba, đồng thời ông cũng là một
nhà thơ lớn. Vừa là một vị hoàng đế, ông vừa có một phong cách của một
nghệ sĩ giang hồ thưởng ngoạn thú non sông. Lê Thánh Tông là tác giả của
chín tập thơ chữ Hán và hàng trăm bài thơ Nôm. Một vài lần, khi đàm đạo với
các nhà học giả trong triều đình, ông cũng tự nhận mình là nhà thơ, và có
phần nào đó vượt cả tài năng một số nhà thơ bên Trung Quốc. Tất nhiên cũng
do một phần vì tự phụ của tuổi trẻ nên ông đã quá lời, song phải công nhận là
ông đã vượt xa một số học giả và nhà thơ của triều đình lúc đó. Sau khi làm
thơ, ông đưa cho các triều thần hoạ lại để phát triển ý mình. Ông chính là
người khơi dậy một không khí sáng tác rất sôi nổi lúc bấy giờ. Không chỉ có
vậy, ông còn thành lập hội Tao Đàn và tự xưng là Tao Đàn nguyên suý.

Nguyễn Thị Thơi

23

K33B – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Nội dung thơ ca của Lê Thánh Tông vô cùng phong phú. Đó là một tình
cảm gắn bó thiết tha với sơn hà, xã tắc; là nỗi lo cho dân cho nước khôn
nguôi; là một tâm hồn dễ xúc động trước cảnh vật, trước con người:
Nắng ấm nghìn trượng toả trên ngọn cờ,
Khí thế ba quân át cày cáo.

Phương đông mặt trời mọc, áng mây nhẹ trôi,
Phóng mắt ngắm núi sông muôn dặm.
(Buổi sớm từ sông Cấm đi tuần biển Đông)
Trong sự ham thích thơ văn, Lê Thánh Tông còn có một ưu điểm khiến
cho văn học sử sau này phải trân trọng. Đó là việc ông có sở trường thơ Nôm.
Văn Nôm trước đây thường không được coi trọng, vì thế một ông vua chuyên
làm thơ Nôm và lại làm rất nhiều là một điều hết sức đặc biệt.
Lịch sử đã thừa nhận Lê Thánh Tông là một vị anh quân, một ông vua
giỏi, có đường lối chính trị rõ ràng, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo.
Ông đề ra luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức đúng tài. Đặc biệt là suốt
mấy chục năm cầm quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, luôn coi
sóc mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia hoạt động nhịp nhàng. Có
văn trị, ông lại có vũ công. Song chúng ta còn phải trân trọng ông ở những
khía cạnh khác nữa, nhất là ở phần phát huy tác dụng của tuổi thanh niên. Lúc
nào ta cũng thấy ông trẻ trung, yêu đời. Ông rất yêu non sông đất nước, có
tâm hồn thi sĩ và thực sự gắn bó với thiên nhiên Việt Nam…
1.2.1.2. Hội Tao Đàn
Thời Lê Thánh Tông, được các nhà sử học coi là đỉnh phát triển cao
nhất của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam trong thời kì thịnh trị của nó.
Dưới triều Lê Thánh Tông, trật tự xã hội phong kiến đã ổn định, chính quyền
phong kiến đã vững mạnh và mọi thứ phép tắc, kỉ cương đã được xây dựng có
quy củ. Hoàn cảnh lịch sử ấy tất nhiên tạo ra một tâm lí tự mãn của một giai

Nguyễn Thị Thơi

24

K33B – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cấp đã xây dựng xong địa vị thống trị: Đó là một tinh thần hưởng thụ, và
muốn duy trì mãi cảnh thịnh vượng của chế độ phong kiến của một giai cấp
có ý thức rõ ràng về vai trò và sứ mệnh của mình. Đây chính là nguyên nhân
hình thành nên hội Tao Đàn và cũng là nội dung căn bản trong những tác
phẩm của Lê Thánh Tông và các thành viên trong hội.
Theo các sách Đại Việt sử kí toàn thư đời Lê, Việt sử thông giám cương
mục đời Nguyễn, tháng 11 năm Ất Mão (1495) nhân gặp thời tiết thuận hoà,
mùa màng tươi tốt, mọi việc nhàn rỗi, Lê Thánh Tông sáng tác chín khúc ca
làm thành Quỳnh uyển cửu ca, tự soạn bài tựa, tự xưng là Tao Đàn nguyên
suý, chọn hai mươi tám văn thần ứng với hai mươi tám ngôi sao trên trời,
phong làm Tao Đàn nhị thập bát tú, và truyền họa lại đúng vần chín khúc
Quỳnh uyển cửu ca nói trên. Hai mươi tám người đó là:
Đại nguyên soái: Lê Thánh Tông
1. Thân Nhân Trung, (Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang), Đông các đại
học sĩ, Phó nguyên suý.
2. Đỗ Nhuận, (Kim Anh, Phúc Yên), Đông các đại học sĩ, Phó nguyên suý.
3. Ngô Luân, (Tam Sơn,Từ Sơn, Bắc Ninh), Đông các hiệu thư
4. Ngô Hoán, (Tượng Đáp, Nam Sách, Hải Dương), Đông các hiệu thư.
5. Lưu Hưng Hiếu (Hà Lương, Quảng Hoá, Hưng Hoá), Hàn lâm viện
thị độc tham chưởng viện sự.
6. Nguyễn Xung Xác (Kim Đôi, Võ Giàng, Bắc Ninh), Hàn lâm viện
thị độc tham chưởng viện sự.
7. Nguyễn Quang Bật (Bình Ngô, Gia Bình,Bắc Ninh), Hàn lâm viện
thị thư.
8. Nguyễn Đức Huấn (Yên Định, Chí Linh,Hải Dương), Hàn lâm viện
thị thư.


Nguyễn Thị Thơi

25

K33B – Ngữ văn


×