Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phương diện nội dung trong tập thơ hồng đức quốc âm thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.01 KB, 62 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



NGUYỄN THỊ NGA




PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TẬP THƠ
HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



NGUYỄN THỊ NGA





PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TẬP THƠ
HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP




Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Thị Phƣợng


Sơn La, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Quản lí Khoa
học Trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô trong Bộ môn Văn học Việt Nam –
Khoa Ngữ Văn, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt em xin cảm ơn sự
chỉ dẫn tận tình của Cô giáo – Tiến sĩ Ngô Thị Phượng đã giúp em hoàn thành
khóa luận.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn sinh viên trong lớp
K51 Đại học sư phạm Văn – GDCD đã giúp đỡ tôi trong quá thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, Ngày 15 Tháng 04 Năm 2014
Nguyễn Thị Nga



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VÀ TẬP THƠ
HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 6
1.1. Khái quát về thơ Nôm Đường luật 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 7
1.2. Khái quát về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập 10
1.2.1. Thời đại Hồng Đức 10
1.2.2. Tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập 11
1.2.3. Hoàn cảnh ra đời, vị trí tác phẩm 12
Tiểu kết chương 1 13
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TẬP THƠ HỒNG
ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 14
2.1. Ngợi ca công đức nhà Lê và vai trò của Lê Thánh Tông 14
2.2. Ca ngợi đất nước giàu đẹp 23
2.2.1. Địa danh kì thú 24
2.2.2. Bốn mùa tốt tươi, tuần hoàn bí ẩn 28
2.2.3. Dân chúng ấm no 33
2.3. Tôn vinh các nhân kiệt Trung Hoa và tự hào về quá khứ của cha ông 36
2.3.1. Tôn vinh các nhân kiệt Trung Hoa 36
2.3.2. Niềm tự hào về quá khứ của cha ông 39

Tiểu kết chương 2 43
CHƢƠNG 3: MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN TRONG HÌNH THỨC THỂ
HIỆN HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 44
3.1. Cách tân thể loại 44
3.2. Cách tân ngôn ngữ 48
Tiểu kết chương 3 53
PHẦN KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56



1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thời đại Hồng Đức không những đánh dấu một giai đoạn cực thịnh của chế
độ phong kiến Việt Nam mà còn ghi lại một cột mốc lớn trên con đường phát
triển của lịch sử văn học dân tộc với sự ra đời của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi
tập. Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập do những nhân sĩ của hội Tao đàn sáng
tác dưới sự chủ xướng của vua Lê Thánh Tông. Tuy sáng tác còn nặng lối cung
đình tuy nhiên tập thơ đã đem đến cho văn học những vần thơ hết sức thi vị. Có
thể thấy ở tập thơ này, về mặt nội dung rất phong phú, có sự kế thừa và tiếp thu
những tinh hoa nghệ thuật của thơ Nguyễn Trãi từ thế kỉ trước.
Từ trước đến nay đã có nhiều độc giả đón nhận và khai thác tập thơ Hồng
Đức quốc âm thi tập không phải chỉ để hiểu rõ cái hay về nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm mà còn tiếp cận tác phẩm như một nguồn tài liệu lịch sử quý giá
về một giai đoạn lịch sử dân tộc.
Hiện nay, tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập được đưa vào giảng dạy
trong các trường chuyên nghiệp, tuy nhiên để cảm nhận được cái hay, cái đẹp và
ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập do khoảng

cách thời gian lịch sử và hạn chế trong giới thiệu tài liệu học tập nên người học
và độc giả hạn chế về sự tiếp cận, hơn nữa các tài liệu nghiên cứu chỉ dừng lại ở
phương diện khái quát chung mà chưa đi vào những vấn đề cụ thể.
Tập thơ được coi là tiếng nói không nhỏ trong thơ Nôm dân tộc, khi tiếp
xúc với tác phẩm điều cuốn hút người viết trước hết là ở phương diện nội dung
phong phú và sâu sắc của tác phẩm.
Như vậy, việc nghiên cứu tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là điều cần
thiết đặc biệt là nghiên cứu phương diện nội dung. Tuy nhiên cho đến nay chưa có
nhiều công trình tập trung nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về phương diện nội
dung của tập thơ, đây là khó khăn cho việc tiếp cận và học tập những tác phẩm thơ
trong Hồng Đức quốc âm thi tập, do vậy để có cái nhìn cụ thể hơn về nội dung thơ
trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập người viết đi vào thực hiện khóa luận
“Phương diện nội dung trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập”.

2
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, chưa có nhiều những công trình nghiên cứu một cách sâu
sắc về tập thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập mà hầu như chỉ dừng lại ở mức
độ khái quát chung. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau:
Các tác giả cuốn Văn học trung đại Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Đăng Na
chủ biên đã đưa ra những đánh giá khái quát về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
như sau: “Thời đại Hồng Đức không những đánh dấu giai đoạn hoàng kim của
chế độ phong kiến Việt Nam mà còn ghi một cột mốc lớn trên con đường phát
triển của lịch sử văn học dân tộc với sự ra đời của tập thơ mang chính tên thời
đại đó.” [14, tr.158]. Về mặt nội dung các tác giả cũng đưa ra nhận xét: “đồng
thời mở rộng những nội dung Nho giáo, khẳng định, đề cao vương triều phong
kiến.” [14, tr.157].
Các soạn giả cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập do Phạm Trọng Điềm chủ
biên đã có những nhận xét khái quát về nội dung tập thơ: “ Đây là tập thơ nhiều
tác giả cho nên ý thơ và lời thơ cũng muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên hướng sáng

tác vẫn tập trung dưới sự chỉ đạo của nhà vua, từ trật tự đến chủ đề chung: tình
yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu chính nghĩa, yêu những trí óc thông minh,
yêu những tâm hồn trong sáng, và từ đó toát lên lòng tự hào dân tộc, trong tổ
quốc độc lập và thanh bình.” [6, tr.17]. Về nghệ thuật tác giả đưa ra ý kiến như
sau: “ Hình thức và nghệ thuật thơ ở đây có một bước tiến so với tập thơ Quốc
âm thi tập của Nguyễn Trãi,… trừ những chỗ khuôn sáo, gò bó, hình thức và
nghệ thuật thơ Quốc âm thời Hồng Đức được mở rộng về nhiều mặt, phong phú
về đề tài, sinh động về hình tượng, uyển chuyển về lời văn.” [6, tr.28]. Cũng
trong cuốn sách này, Bùi Văn Nguyên có lời bình xác đáng: “Hồng Đức quốc
âm thi tập cũng nêu lên được nhiều nét truyền thống tốt đẹp trong tinh thần
dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta, cũng như về sự vững bền và sức vươn lên
của nền văn hiến Việt Nam.” [6, tr.17].
Trong cuốn Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm, tác giả đã tập hợp
nhiều bài viết với nhiều ý kiến đánh giá khách quan của nhiều nhà nghiên cứu,
Nguyễn Hồng Phong có lời nhận định như sau: “Hồng Đức quốc âm thi tập một

3
mặt phản ánh tư tưởng và tâm lí của giai cấp phong kiến triều Lê, kiêu hãnh vì
sự nghiệp dựng nước của dòng họ nhà Lê, cũng kiêu hãnh về lịch sử oanh liệt
của dân tộc.” [7, tr.534]. Có thể trích dẫn ý kiến của Bùi Duy Tân: “Hồng Đức
quốc âm thi tập là một tập thơ tiếng Việt cỡ lớn, lớn về số lượng thơ, về giá trị,
về vị trí, về ý nghĩa thời đại của nó.”, “Tác phẩm là bằng chứng về một thời kì
phát triển mạnh, một bước tiến mới của thơ tiếng Việt.” [7, tr.589]. Cũng ý kiến
của Bùi Duy Tân: “Hồng Đức Quốc Âm thi tập là kết tinh cố gắng của cả một
thế hệ thi sĩ trên lĩnh vực trau dồi và nâng cao sức biểu hiện của ngôn ngữ văn
học dân tộc.” [7, tr.590].
Hay ý kiến đánh giá của Vương Lộc: “Trong lịch sử văn học Việt Nam
thế kỉ XV được đánh dấu bằng hai tác phẩm viết bằng chữ Nôm nổi tiếng: nửa
đầu thế kỉ là Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và nửa sau thế kỉ là Hồng Đức
quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và một số triều thần.” [7, tr.650].

Phạm Hùng cũng có lời bình: “Tập thơ là kết quả của cuộc sinh hoạt nghệ
thuật cung đình mang tính công dân đầy trang trọng, nghiêm túc.” [7, tr.6540].
Với công trình nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn
nhận định: “Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn tiếp tục nội dung dân tộc đã có từ
Quốc âm thi tập, nhưng xu hướng xã hội hóa trong nội dung phản ánh đã thể
hiện khá rõ nét.” [19, tr 41]. “Đôi khi mộc mạc, chất phác, ngộ nghĩnh nhưng
đậm đà phong vị dân tộc.” [19, tr.42].
Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII, do Đinh
Gia Khánh chủ biên có lời nhận xét của Mai Cao Chương như sau: “Hồng Đức
quốc âm thi tập là tập thơ Nôm cỡ lớn của thế kỉ XV.” [12, tr.273].
Cũng về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập trong cuốn Văn học Việt Nam
từ thế kỉ X – thế kỉ XX, Nguyễn Phạm Hùng chủ biên có đưa ra ý kiến nhận xét
cụ thể: “Tập thơ thể hiện sự hào sảng của một vị vua thời thịnh mang niềm tự
hào to lớn trước lịch sử dân tộc, trước non sông gấm vóc, ca tụng vương quyền,
ca tụng cuộc sống thái bình, bày tỏ lòng quan tâm tới đời sống muôn dân…
nghệ thuật thơ rất trau chuốt, điêu luyện có tính dân tộc, giàu sắc thái dân dã.”
[9, tr.92,93].

4
Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học Việt Nam (thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ
XVIII) có lời bình khách quan: “Hồng Đức quốc âm thi tập đã đánh dấu một
bước tiến rõ rệt của văn học Nôm đặc biệt là về phương diện rèn giũa và nâng
cao khả năng biểu hiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.” [12, tr.284.285].
Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu của
một số nhà nghiên cứu về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập. Nhìn chung mỗi
công trình nghiên cứu đều có những đóng góp đáng kể với những phát hiện mới
mẻ. Tôi tiến hành thực hiện khóa luận trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những thành
tựu đã có từ những công trình nghiên cứu trên .
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Triển khai khóa luận “Phương diện nội dung trong tập thơ Hồng Đức

quốc âm thi tập”, người viết xác định phương diện nội dung của Hồng Đức
quốc âm thi tập là đối tượng nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
do hai nhà nghiên cứu Phạm Trọng Điềm - Bùi Văn Nguyên giới thiệu, biên
soạn, xuất bản năm 1982, Nhà xuất bản Văn học, gồm 328 bài thơ, chia thành 5
phần: Thiên địa môn, Nhân đạo môn, Phong cảnh môn, Phẩm vật môn, Nhàn
ngâm chư phẩm.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành phân tích tìm ra những phương diện nội dung cụ thể trong
Hồng Đức quốc âm thi tập gồm:
Ngợi ca công đức nhà Lê và vai trò của Lê Thánh Tông.
Ca ngợi đất nước giàu đẹp.
Tôn vinh các nhân kiệt Trung Hoa và tự hào về quá khứ của cha ông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đảm bảo cho công việc nghiên cứu khóa luận đồng thời để có nguồn
tư liệu phong phú và đủ tin cậy đáp ứng được mục đích đặt ra. Người viết tiến
hành những phương pháp nghiên cứu sau:

5
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Sử dụng phương pháp này người viết có thể tập hợp, thống kê những
nguồn tư liệu có liên quan đến khóa luận người viết đang nghiên cứu.
5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Từ những tư liệu đã tập hợp, thống kê được người viết sử dụng phương
pháp phân tích - tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp
này được sử dụng như một phương pháp chính trong quá trình thực hiện đề tài.
5.3. Phương pháp văn học sử
Văn học trung đại phát triển trong thời gian dài và kéo dài qua các thời

kì khác nhau nên việc sử dụng phương pháp văn học sử sẽ đảm bảo được tính
logic trong quá trình khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận. Hơn nữa
tư tưởng tác phẩm luôn chịu sự chi phối của thời đại.
6. cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thơ Nôm Đường luật và tập thơ Hồng Đức quốc âm
thi tập
Chương 2: Phương diện nội dung trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
Chương 3: Một vài phương diện trong hình thức thể hiện Hồng Đức quốc âm
thi tập




6
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VÀ
TẬP THƠ HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

1.1. Khái quát về thơ Nôm Đƣờng luật
1.1.1. Khái niệm
Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại để lại nhiều thành tựu to
lớn cho nền văn học dân tộc, đó được coi là thể thơ độc đáo vào bậc nhất của
văn học Việt Nam. Thời trung đại nhiều sáng tác vận dụng thể thơ này: Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của hội Tao đàn, Bạch Vân
quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện
Thanh Quan và sau này được Nguyễn Khuyến, Tú Xương tiếp tục phát triển đến
cuối thời kì trung đại.
Nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật có nhiều quan niệm khác nhau, tùy

từng tác giả với những góc nhìn khác nhau, mục đích khác nhau. Tuy nhiên
trong sự khác nhau đó có thể thấy nổi lên những quan niệm chung nhất về thể
thơ này.
Về thể thơ Đường luật theo "Từ điển thuật ngữ Văn học", do Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì "Thơ đường luật còn gọi là
thơ cận thể, là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời
Đường ở Trung Quốc". [8, tr.265].
Nói về khái niệm thơ Nôm Đường luật Tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn
"Bình giảng thơ Nôm Đường luật" đã khẳng định: "Khái niệm thơ Nôm Đường
luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh
và cả những bài viết theo thể luật Đường phá cách, những bài có xen câu ngũ
ngôn, lục ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn". [20, tr.9].
Như vậy, thơ Nôm Đường luật có thể hiểu là một thể thơ dân tộc được
viết bằng chữ Nôm theo luật của thơ Đường. Mặc dù đây là thể thơ có nguồn
gốc ngoại lai nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân
tộc nhờ sự sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ thi sĩ.

7
Qua các thời kì, thơ Nôm Đường luật đã dần tự giải phóng mình ra khỏi
sự ràng buộc của thơ Đường luật trở thành một thể thơ mang màu sắc dân tộc,
có được sự bứt phá ấy chính nhờ quá trình tìm tòi, sáng tạo, phá cách của các
nhà thơ dân tộc đem đến tiếng nói riêng của dân tộc Việt Nam.
Sự xuất hiện của thơ Nôm Đường luật chính là một minh chứng sắc nét
cho tinh thần tự tôn của dân tộc ta mặc dù chịu áp chế nặng nề của phong kiến
Phương Bắc với sự nô dịch nặng nề về văn hóa – tinh thần, đặc biệt ngôn ngữ
dân tộc bị coi rẻ, tuy nhiên trong hoàn cảnh như vậy tinh thần ấy lại càng trỗi
dậy mạnh mẽ. Đó còn là sự khẳng định cho sức sống tiềm tàng, bất diệt của
ngôn ngữ Việt trong lòng dân tộc Việt với bản sắc riêng của mình.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Thơ Nôm Đường luật chỉ có thể xuất hiện khi chữ Nôm đã tương đối hoàn

chỉnh và ổn định. Về thời gian ra đời, thơ Nôm Đường luật được xác định ra đời
vào khoảng thế kỉ XIII, tuy nhiên số lượng rất ít và mờ nhạt, cho đến nay không
lưu lại được bản thơ Nôm nào từ thế kỉ XIII. Sáng tác thơ Nôm Đường luật sớm
nhất theo tương truyền là của nàng Điểm Bích vào đầu thế kỉ XIV, theo giai
thoại còn có một số bài thơ phú tuy nhiên không được lưu lại cho đến ngày nay.
Đến cuối thế kỉ XIV, thơ Nôm đã để lại những dấu ấn khá rõ nét với nhiều tác
phẩm thơ Nôm tiêu biểu, có thể kể đến bài phú Nôm Cư trần lạc đạo của Trần
Nhân Tông, Hoa Yên tự phú của Lý Đạo Tái, và một số tác phẩm khác. Sáng tác
Nôm thời kì này không phải là việc làm lẻ tẻ của một vài cá nhân mà có những lúc
việc sáng tác thơ Nôm đã trở thành phong trào trong trí thức dân tộc.
Khi mới hình hành, mặc dù thơ Nôm chưa được quan tâm đúng mức và chưa để
lại thành tựu đáng kể song nó đã đặt những viên gạch đầu tiên làm nền tảng cho
việc sáng tác thơ bằng ngôn ngữ dân tộc. Có thể nói, thời kì này đã chuẩn bị những
điều kiện cơ sở để phát triển thơ Nôm ở những thế kỉ sau, điều này giải thích cho sự
ra đời của tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của
hội Tao đàn và nhiều tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở những giai đoạn tiếp theo.
Thế kỉ XV là sự phát triển nhảy vọt của thơ Nôm với nhiều thành tựu văn học
nổi bật. Đây có thể coi là thế kỉ của thơ Nôm Đường luật với sự xuất hiện của

8
hai tập thơ lớn cả về số lượng và chất lượng: nửa đầu thế kỉ có Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ, nửa cuối thế kỉ có Hồng Đức quốc âm thi tập
gồm 328 bài thơ. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được coi là tác phẩm mở
đường cho sự phát triển của thơ Nôm Đường luật và khẳng định sự tồn tại trong
thực tế dòng văn học tiếng Việt. Với tác phẩm này, lịch sử văn học Việt Nam
trên thực tế đã có thêm một thể thơ mới: thơ Nôm Đường luật. Tập thơ Hồng
Đức quốc âm thi tập được coi là bước phát triển tiếp theo trên cơ sở kế thừa và
phát huy tinh thần đã có trong Quốc âm thi tập, góp phần đưa thơ Nôm Đường
luật phát triển mạnh mẽ hơn và khẳng định chắc chắn vị trí của mình trong lịch
sử văn học dân tộc. Sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, tập thơ Hồng Đức

quốc âm thi tập được coi là một cột mốc lớn trong tiến trình văn học tiếng Việt,
tác phẩm là một bằng chứng về thời kì phát triển mạnh, một bước tiến mới của
thơ tiếng Việt.
Từ thế kỉ XVI, thơ Nôm Đường luật tiếp tục phát triển, phong trào sáng tác
diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp khác nhau
đã để lại một khối lượng tác phẩm thơ Nôm khá lớn với những thành tựu đáng
kể cả về chất lượng và số lượng. Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh
Khiêm với khoảng trên dưới 170 bài thơ là một trong những tập thơ tiêu biểu
sau Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập, xét về quy mô, số lượng tác
phẩm này ít hơn so với hai tập thơ Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi
tập song với Bạch Vân quốc ngữ thi tập tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm
đường luật được nâng lên một bước, đề tài, chủ đề nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn
Bỉnh Khiêm là tính chất xã hội rộng lớn và mang tính chất triết lí về cuộc đời.
Đến thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XVIII thơ Nôm Đường luật không có
những tác giả, tác phẩm lớn mặc dù số lượng tương đối lớn nhưng chất lượng
không cao, đây có thể coi là thời kì chững lại của thơ Nôm Đường luật, thời
kì này Đường luật Nôm không có được địa vị như trước đó, đây cũng là hạn
chế chung của cả một thời kì văn học. Tuy nhiên, thơ Nôm Đường luật thời kì
này vẫn có những đóng góp nhất định cho lịch sử văn học dân tộc và sự phát
triển của thể loại với sự xuất hiện các truyện thơ Nôm.

9
Sau một thời gian dài chững lại đến cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ
XIX thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại với những sáng tác của bà chúa thơ
Nôm Hồ Xuân Hương. Chính Hồ Xuân Hương đã đem đến cho thơ Nôm Đường
luật một làn gió mới – táo bạo và độc đáo.
Thời kì này, cùng với Hồ Xuân Hương còn phải kể đến nhiều cây bút khác,
tiêu biểu có Bà Huyện Thanh Quan, với phong cách mẫu mực, trau chuốt nhưng
không sáo mòn thơ của bà góp phần làm cho thơ Nôm Đường luật thời kì này
trở nên phong phú và đa dạng.

Nếu như trước đây sáng tác thơ thường gắn với phong cách thời đại và
phong cách thể loại thì với hai nữ sĩ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan
trong thơ Nôm Đường luật đã xuất hiện phong cách tác giả, đây được coi là
bước tiến vượt bậc trong thơ Nôm Đường luật. Cũng trong thời kì này thơ Nôm
Đường luật phát triển theo hai xu hướng đó là phong cách thơ Hồ Xuân Hương
và phong cách Bà Huyện Thanh Quan. Tuy nhiên xu hướng Hồ Xuân Hương
phát triển mạnh mẽ hơn, điều đó chứng tỏ thơ Nôm Đường luật đã thoát ra khỏi
lối thơ trang nghiêm cổ điển để đi theo lối bình dân hóa.
Sau Hồ Xuân Hương, Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã tiếp tục xu hướng
của bà tiếp tục phát triển thơ Nôm Đường luật tạo gạch nối giữa văn học trung
đại và văn học cận – hiện đại. Ở Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã có sự kết hợp
nhuần nhuyễn tự sự và trữ tình, không đơn thuần phản ánh thế sự mà vươn lên
phản ánh hiện thực một cách chi tiết, sinh động và phong phú, họ cũng là những
tác giả để lại dấu ấn riêng mang phong cách tác giả trong thơ Nôm Đường luật.
Có thể khẳng định các sáng tác của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, tầm
khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật vừa được mở rộng vừa được
nâng cao. Đó là một đóng góp to lớn trong quá trình kế thừa và phát triển thơ
Nôm Đường luật.
Như vậy, mặc dù đã chấm dứt sứ mệnh của mình khi văn học dân tộc
chuyển sang thời kì hiện đại nhưng với bảy thế kỉ tồn tại và phát triển thơ Nôm
Đường luật đã khẳng định ý nghĩa to lớn của mình trong văn học dân tộc với
những đỉnh cao nghệ thuật rực rỡ.

10
1.2. Khái quát về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập
1.2.1. Thời đại Hồng Đức
Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời vào nửa cuối thế kỉ XV dưới thời
Hồng Đức. Về mặt lịch sử dân tộc, đây là thời kì nước Đại Việt vừa sạch bóng
quân thù, bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự chủ, xây dựng đất
nước. Về mặt lịch sử chế độ phong kiến, đây là thời kì hoàng kim của chế độ

phong kiến Việt Nam.
Thời đại Hồng Đức là niên hiệu dưới triều Lê Thánh Tông. Năm 1460 Lê
Thánh Tông lên ngôi và ngồi ngai vàng 38 năm, được đánh giá là vị vua anh
minh lỗi lạc và cũng chính là vị vua đã đưa triều đại phong kiến phát triển lên tới
đỉnh cao cực thịnh. Trong thời gian nắm quyền, Lê Thánh Tông đã cải nguyên
hai lần, mười năm đầu tức từ năm 1460 đến năm 1469, đặt niên hiệu là Quang
Thuận, hai mươi tám năm sau tức từ năm 1470 đến năm 1497, đặt niên hiệu là
Hồng Đức. Dưới thời đại Hồng Đức đất nước được củng cố và phát triển về mọi
mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Chế độ phong kiến trung ương
tập quyền được xây dựng từ thời Lê Thái Tổ tiếp tục được củng cố dưới triều
Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, mở rộng và phát triển dưới thời Lê Thánh Tông.
Nhà nước phong kiến thi hành chính sách trọng nông, đồng thời chú trọng phát
triển thủ công nghiệp, thương nghiệp…, nghề khắc bản in phát triển hơn với kĩ
thuật mới, có tác dụng tích cực trong việc xuất bản, lưu hành những tác phẩm
văn học, nhiều trung tâm kinh tế phát triển, đặc biệt là thủ đô Thăng Long với ba
mươi sáu phố phường. Đó không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà đó còn là trung
tâm giao lưu văn hóa. Cũng dưới thời Hồng Đức, Bộ Luật Hồng Đức được ban
hành và được coi là bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì chế độ phong kiến Việt Nam,
không những xác lập trật tự mới mà còn góp phần quan trọng làm hưng thịnh đất
nước. Nền giáo dục phong kiến trong thời kì này cũng phát triển mạnh với những
chính sách khuyến học như xây nhà Thái học, mở rộng Quốc Tử Giám, tiếp tục lệ
khắc bia Tiến sĩ ở văn miếu, yết bảng vàng, ban yến, vinh quy bái tổ đối với những
người đỗ đạt cao…, dưới triều Lê Thánh Tông có tới 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên,
điều này chứng tỏ dưới triều Lê Thánh Tông văn học rất phát triển.

11
Dưới thời Hồng Đức nho giáo phát triển mạnh và được đưa lên vị trí quốc
giáo, giữ địa vị độc tôn. Nho giáo ở địa vị quốc giáo thì Nho học sẽ trở thành
quốc học với đội ngũ nho sĩ, quan lại là chỗ dựa của triều đình phong kiến. có
thể nói triều đình Lê Thánh Tông đã tạo môi trường thuận lợi để các nho sĩ thực

hiện lí tưởng tu thân, tề gia, trị, quốc, bình thiên hạ.
Đặc biệt, trong không khí thái bình thịnh trị của thời đại Hồng Đức văn hóa
nghệ thuật được nhà vua khuyến khích phát triển nhất là sáng tác thơ Nôm Đường
luật, bằng chứng cụ thể là sự ra đời của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
1.2.2. Tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập
Tác giả của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là những nhân sĩ thời
Hồng Đức mà chủ yếu là những nhân sĩ tập hợp trong Hội Tao đàn.
Hội Tao đàn được thành lập vào năm 1495, là tổ chức sáng tác thơ và
bình thơ do vua Lê Thánh Tông đứng đầu tự xưng là Tao đàn đô nguyên súy. Sự
ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu một bước tiến của thơ ca cung đình. Thường
được gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú” tức 28 ngôi sao trên đàn văn chương, gồm
hai mươi tám hội viên do nhà vua chọn trong số các quan văn đậu tiến sĩ ở triều
đình như Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô Luân, Ngô Hoán, Lưu Hưng Hiếu,
Nguyễn Xung Xác, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô
Thầm, Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Mậu, Nguyễn Tốn Miệt,
Nguyễn Nhân Bị, Ngô Quyền, Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dương Trực
Nguyên, Chu Hoãn, Phạm Cấn Trực, Nguyễn Ích Tốn, Đỗ Thuần Thứ, Phạm
Nhu Huệ, Lưu Dịch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú, Chu Huân.
Vua Lê Thánh Tông là vị vua không chỉ có tài trị quốc mà còn là vị vua
có tâm hồn thi sĩ, học sĩ Đào Cử đã nói về Lê Thánh Tông một cách hết sức tôn
kính như sau: “Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, mưa nắng thuận
hòa, dân yên, vật thịnh. Trong khi nhàn rỗi nhà vua thường bỏ hết thú vui như
đàn hát, săn bắt, khiến cho sạch lòng, dục ít. Như cây ngay từ gốc, nước trong
từ nguồn…, biểu hiện ở lời ngâm vịnh. Ngài chỉ phóng bút một lúc chín bài xong
ngay. Trước thì vịnh thời tiết thuận năm được mùa… Nghĩa lí thật cao xa, lời lẽ
thật mạnh mẽ, thiện ý khuyên răn, chan chứa ở lời, thực là văn dạy người ở bậc
đế vương…”. [6, tr.13.14] Người đã cổ súy việc bình thơ và sáng tác thơ, tạo

12
điều kiện cho thơ ca phát triển, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, Lê

Thánh Tông là một tác giả lớn với nhiều bài thơ được xác định là do nhà vua
sáng tác, đó là những bài xướng về những chủ đề như vịnh năm canh, vịnh tứ thời,
vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc, vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam. Được sự
khuyến khích của nhà vua với tư cách là Tao đàn nguyên súy, các nhân sĩ thời Hồng
Đức đều hăng say sáng tác thơ, những bài mang tính chất vịnh được xác định là của
các văn thân song rất khó xác định một cách chính xác ai đã viết bài nào.
Như vậy, có thể xác định tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là tập hợp
những sáng tác của nhiều tác giả, chủ yếu là thành viên của Hội Tao đàn trong
đó không thể thiếu vua Lê Thánh Tông, cũng có người không phải là thành viên
của Hội Tao đàn, bình thơ và sáng tác thơ dưới sự chủ súy của nhà vua.
1.2.3. Hoàn cảnh ra đời, vị trí tác phẩm
Về hoàn cảnh ra đời, tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời vào cuối
thế kỉ XV, chủ yếu được sáng tác trong khoảng 28 năm dưới niên hiệu Hồng
Đức (1470 – 1497) của triều đại Lê Thánh Tông trong bối cảnh đất nước hòa
bình, phát triển thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cái
không khí xướng họa lạc quan, yêu đời của tập thơ chỉ có thể có ở thời Hồng
Đức. Tác phẩm là tập hợp những sáng tác của nhân sĩ và tên tác phẩm do người
đời sau đặt song cách đặt tên như vậy phù hợp với thời đại xuất hiện của tập thơ.
Toàn bộ tập thơ gồm 328 bài thơ, chia thành 5 phần:
Thiên địa môn gồm 59 bài vịnh về thời tiết, trời đất.
Nhân đạo môn gồm 46 bài vịnh các nhân vật lịch sử, nói về đạo trung hiếu,
Phong cảnh môn gồm 66 bài vịnh cảnh trí thiên nhiên, di tích lịch sử.
Phẩm vật môn gồm 69 bài vịnh cảnh vật nói chung như loài cây, loài vật,
vật dụng…
Nhàn ngâm chư phẩm gồm 88 bài với đề tài phong phú, từ vịnh thiên
nhiên đến vịnh nhân vật lịch sử.
Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ tiếng Việt cỡ lớn cả về mặt số
lượng, giá trị, ý nghĩa thời đại, mặc dù còn nặng về khuynh hướng cung đình,
ngâm hoa, vịnh nguyệt nhưng không thể phủ định được giá trị của một tác phẩm
có tình yêu thiên nhiên và lòng tự hào dân tộc sâu sắc.


13
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Thơ Nôm Đường luật là thể thơ có nguồn gốc từ thơ luật Đường của
Trung Quốc song với sự cố gắng phát huy tinh thần dân tộc của các thế hệ thi
sĩ thơ Nôm Đường luật đã trở thành một thể thơ mang màu sắc riêng của dân
tộc, trải qua quá trình phát triển lâu dài, có lúc sôi nổi, có lúc chững lại nhưng
thơ Nôm Đường luật đã từng bước khẳng định vị trí của mình, đây được coi
là thành tựu của thơ ca Việt Nam, thể hiện ý thức tự tôn dân tộc sâu sắc của
nhân dân ta đồng thời nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần
mở đường cho sự phát triển của thơ ca dân tộc. Cũng cần phải khẳng định
rằng tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là một tác phẩm có vị trí vô cùng
quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc, đó không chỉ là tiếng nói của một
thời đại quốc thái dân an, lòng tự hào, tự tôn dân tộc lớn lao mà đó còn là một
cột mốc quan trọng trên tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật nói
riêng, văn học dân tộc và ngôn ngữ dân tộc nói chung.


14
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TẬP THƠ
HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP

Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là sáng tác của nhiều tác giả nên nội
dung rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong sự đa dạng đó tập thơ vẫn có sự
nhất quán trong biểu hiện nội dung cảm xúc.
2.1. Ngợi ca công đức nhà Lê và vai trò của Lê Thánh Tông
Nhà Lê được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Chấm dứt âm mưu xâm

lược của phong kiến phương bắc trong một thời gian dài (thế kỉ XV - thế kỉ
XVIII). Nhà Lê sơ kéo dài trong khoảng 10 thập kỉ, đây là thời kì vĩ đại, hoàng
kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ nhanh chóng
bắt tay vào khôi phục, xây dựng đất nước bị tàn phá sau nhiều năm chiến tranh.
Các vua đầu thời Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông đều là
những vị vua có tài, nếu như vua Lê Thái Tổ đánh tan giặc Minh dựng nên cơ đồ
nhà Lê, tạo tiền đề cho sự phát triển của triều Lê thì Lê Thánh Tông là người có
công đưa triều Lê phát triển đến cực thịnh. Bằng những chính sách tiến bộ, đất
nước ta dần được khôi phục và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Bộ máy chính
quyền phong kiến được hoàn thiện dần, quyền hành chủ yếu tập trung trong tay
vua, bộ may quan lại từ trung ương đến địa phương được củng cố; đất nước ta
chủ yếu phát triển nông nghiệp nên triều Lê hết sức chú trọng phát triển nông
nghiệp bằng những chính sách như khuyến khích khai khẩn đất hoang, lập đồn
điền, cấm giết mổ gia súc, nông nghiệp dần được khôi phục và phát triển, đảm
bảo đời sống của người dân; thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển ở
thời kì này; thương nghiệp chưa thực sự phát triển mạnh nhưng đã có những
thành tựu đáng kể góp phần thay đổi đời sống của người dân, kinh thành Thăng
Long trở thanh trung tâm mua bán lớn của nước ta; triều đình nhà Lê hết sức chú
trọng đến giáo dục và thi cử, Lê Thái Tổ đã cho xây dựng lại Quốc Tử Giám, tổ
chức các khoa thi tuyển, tìm kiếm nhân tài cho đất nước; đất nước hòa bình ổn
định chính là điều kiện cho văn học nghệ thuật phát triển, đáng chú ý nhất ở thời
đại này là sự phát triển của thể thơ Nôm Đường luật một thể thơ dân tộc, nếu

15
như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm đặt nền móng cho thể thơ này
thì tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập của hội Tao đàn là sự kế tục và góp phần
khẳng định vị trí vững chắc của thể thơ này trong nền văn học dân tộc. Có thể
nhận thấy văn học thời kì này có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự
hào dân tộc, khí phách anh hùng tinh thần bất khuất của dân tộc
Đặc biệt sang thời vua Lê Thánh Tông, nhà vua đã tiến hành một loạt cải

cách đưa nước Đại Việt bước vào thời kì phát triển thịnh trị, được coi là thời đại
hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Dưới triều Lê nhân dân ta có câu
thơ ca ngợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đất nước:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Lúa tốt đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Như vậy nhà Lê là triều đại có công lớn với dân tộc, được đánh giá là
triều đại được lòng dân nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam do đó âm
hưởng bao trùm trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là sự ngợi ca thành tựu
mà triều Lê đã đem lại cho đất nước .
Dưới triều Lê Thánh Tông đất nước thái bình, thịnh trị, nhà vua anh minh, tài
giỏi hết mực yêu nước, thương dân do đó nhân dân hưởng an vui, hạnh phúc. Tập
thơ Hồng Đức quốc âm thi tập đã dành một phần lớn những trang thơ để khẳng
định điều này.
Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập khẳng định triều đại Lê Thánh Tông
qua những bài thơ ca ngợi minh quân.
Mở đầu phần Nhân đạo môn là bức tự họa về một vị vua lí tưởng:
Lòng vì thiên hạ những sơ âu,
Thay việc trời giám trễ đâu.
Trống dời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu.
Nhân khi cơ biến xem trời biết,
Chửa thuở kinh quyền xét lẽ mầu,
Mựa biểu áo vàng chăng có việc,
Đã muôn sự nhiệm trước vào tâu.
(Tự thuật)

16
Đây là một bài tự thuật của vua Lê Thánh Tông nói lên trách nhiệm nặng
nề của một người thân là vua một nước. Dưới chế độ quân chủ phong kiến, vua
là nỗi sợ hãi của nhân dân bởi quyền lực, nhất là vua thời loạn lại là nỗi kinh hãi,

oán hờn, căm ghét của muôn dân bởi thói sa hoa, trụy lạc và sự tàn bạo, ta đã
từng bắt gặp lời nguyền rủa của một cung nữ: “Khoảnh làm chi bấy, Chúa
xuân?, Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi.” Nhưng ông vua trong bài Tự thuật
này lại không như vậy, người canh cánh trong lòng nỗi lo cho nước, cho dân:
“Lòng vì thiên hạ những sơ âu, thay việc trời giám trễ đâu.” Đó đâu phải là nỗi
lo riêng tư mà đó là nỗi lo cho thiên hạ nên nỗi lo ấy lại càng thêm nặng nề,
không lúc nào có thể yên giấc, bởi chúa ý thức được trách nhiệm to lớn mình gánh
trên vai cho nên: “Trống dời canh còn đọc sách, Chiêng xế bóng chửa tan chầu.”
Phải là một vị vua vì đất nước đến nhường nào thì mới có thể hi sinh cuộc sống của
bản thân vì giang sơn đất nước như vậy. Bao nhiêu công việc chờ đợi một tay người
giải quyết làm sao người giám ngơi tay, người biết rằng công việc của người chính là
cuộc sống của muôn dân, vậy nên việc này chưa xong việc khác đã lại đến, bao
nhiêu tấu sớ cần người phê duyệt, người không thể vì mình mà lơ là việc nước. Hơn
nữa nhà vua lại là một minh quân, người ý thức rõ rằng nước Nam ta là một đất nước
nhỏ bé, luôn bị nhòm ngó, cho nên cho dù đang trong cảnh thái bình người cũng
không cho phép mình an nhàn, hưởng lạc, người còn hướng đến xây dựng một giang
sơn giàu mạnh. Trong bài Lại vịnh cảnh mùa xuân có câu; “Từ thuở Đông hoàng
chịu lấy quyền, Thiều quang làm cảnh rạng xuân thiên.” Đúng với lời ngợi ca
của học sĩ Đào Cử: “Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, mưa nắng
thuận hòa, dân yên vật thịnh.” [6, tr.13.14].
Hồng Đức quốc âm thi tập là sáng tác của nho sĩ mà chủ yếu là của Hội
Tao đàn, đều là quân thần của vua, họa thơ của vua và làm thơ dưới sự chủ
súy của nhà vua nên lời thơ có phần khuôn sáo, gò bó, thiên về ca tụng, tuy
nhiên bên cạnh sự hạn chế đó, trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ta vẫn
thấy những bài thơ ca ngợi minh quân một cách chân thành, cảm phục, xuất
phát từ đáy lòng, điều này thể hiện rõ trong chùm thơ Vịnh tết Nguyên đán:
Ba dương đã gặp thuở thì vần,
Bốn bể đều mừng một chúa xuân.
Nức ngai vàng, hương mấy hộc,


17
Trang cửa phượng, ngọc mười phân.
Trời lộng lộng hay lòng thánh,
Gió hây hây khắp muôn dân.
Nhờ ấm nhân khi hênh bóng nắng,
Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân.
(Họa vần bài vịnh tết Nguyên đán)
Đó là những lời chúc tụng dâng lên vua nhân dịp tết Nguyên đán: “Bốn bể
đều mừng một chúa xuân”, “Nức ngai vàng, hương mấy hộc, Trang cửa
phượng, ngọc mười phân”, “Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân”, đồng thời đó
còn là sự ghi nhận công đức của đấng minh quân: “Trời lồng lộng hay lòng
thánh, Gió hây hây khắp muôn dân.” Ta cũng bắt gặp tiếng thơ ca ngợi trong bài
Tết nguyên đán 2:
Âm dương hai khí mặc xoay vần,
Nẻo quá thì đông đến tiết xuân.
Chân ngựa rong khi tuyết tĩnh,
Hàng loan sắp thuở canh phân.
Chín trùng chăm chắm ngôi hoàng cực,
Năm phúc hây hây dưới thứ dân.
Mây họp đền nam chầu chực sớm,
Bên tai dường mảng tiếng thiều quân.
(Tết nguyên đán 2)
Trước không khí ngày xuân, thần dân đều được hưởng niềm vui, hạnh
phúc, bên cạnh những lời chúc tụng dâng lên vua còn là sự ca ngợi công lao to
lớn của nhà vua, nhờ có một vị vua tài giỏi, sáng suốt nên nhân dân, đất nước ta
mới có được mùa xuân yên vui, hạnh phúc như vậy: “Chín trùng chăm chắm
ngôi hoàng cực, Năm phúc hây hây dưới thứ dân.” Đó là lòng biết ơn xuất phát
từ tận đáy lòng chứ không phải là những những lời ca tụng sáo rỗng, giả tạo.
Công đức ấy đã được mọi người ghi nhận, mọi người ngợi ca.
Để có được một giang sơn phát triển thịnh vượng tất nhiên không thể chỉ

dựa vào một mình “chúa xuân” mà đó còn là công sức của cả triều thần dưới

18
quyền vua, tuy nhiên chỉ có một vị vua xứng đáng mới có thể thu phục được
lòng dân, thu phục được nhân tài quy tụ dưới trướng của mình, tránh tình trạng
một đất nước có nhân tài nhưng lại tự xưng hùng, xưng bá khắp nơi, gây nên bè
phái, làm rối loạn đất nước. Cho nên vua anh minh cũng phải là người biết dùng
người tài, có được sự quy thuận của lòng người, đó là niềm tự hào của vua, tôi
hiền chọn được vua sáng, đó cũng là niềm tự hào to lớn của quân thần:
Năm đấng lẽ hằng vẹn trước sau,
Vua tôi đạo cả ở trên đầu.
Thể trời, đất ngôi cao thấp,
Vì nước, dân, thuở dấu âu.
Thuấn nảy cao, Qùy vui đức hợp,
Thang dùng y, Hủy lấy nhân thâu.
Rầy mừng chúa thánh tôi hiền rập,
Cùng hưởng tôn vinh tộ dõi sau.
(Quân thần)
Bài thơ nhắc đến vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Thành Thang, vua Y Doãn
đều là những vị vua nổi tiếng tài giỏi, công đức, yêu dân, yêu nước. So sánh với
những vị vua nổi tiếng như trên tác giả muốn đề cao vua Lê Thánh Tông, một vị
vua anh minh không kém gì những bậc đế vương kia.
Tuy hình thức thể hiện, và hình ảnh sử dụng có phần khuôn sáo song các
nhân sĩ thời Hồng Đức đều rất chân thành trong nội dung biểu hiện, đó là sự
ngợi ca đương kim hoàng thượng trên cơ sở thực tế, vị vua ấy xứng đáng là
niềm tự hào của dân tộc.
Không chỉ ngợi ca minh quân, để khẳng định sự thịnh trị của triều đại Lê
Thánh Tông tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập dành nhiều trang thơ ca ngợi
cuộc sống thái bình thịnh trị của đất nước dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông.
Hồng Đức quốc âm thi tập là thiên hùng ca để ca ngợi hòa bình, hạnh phúc

và thể hiện ý chí muốn bảo vệ nền hòa bình đó, có thể thấy rõ nội dung này qua
những bài thơ Vịnh Nguyên đán, vịnh mùa xuân, vịnh ngũ canh.

19
Còn cảnh nào tươi vui, hạnh phúc hơn cảnh được miêu tả trong bài thơ Lại
vịnh cảnh mùa xuân:
Từ thuở Đông hoàng chịu lấy quyền,
Thiều quang làm cảnh rạng xuân thiên.
Đường hoa chấp chới tin ong đạo,
Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền.
Ả Ngụy, nàng Diêu khoe đẹp đẽ,
Người thơ, khách rượu rộn mời khuyên.
Nam nhi kịp thuở trong khi ấy,
Diễu ngựa trường yên mới phỉ nguyền.
(Lại vịnh cảnh mùa xuân)
Hay trong bài Vịnh cảnh mùa xuân tác giả viết:
“Một khí trời đắp đổi vần,
Ba tháng đông lại ba tháng xuân.
Sinh thành mọi việc đều tươi tốt,
Đầm ấm nào ngày chẳng đượm nhuần.
Tượng mở thái hòa Nghiêu vỗ trị,…”
(Vịnh cảnh mùa xuân)
Đó không chỉ là mùa xuân của tự nhiên mà đó là mùa xuân của đất nước,
mùa xuân của lòng người. Trước mùa xuân đất trời muôn loài sinh sôi nảy nở
còn mùa xuân đất nước mang đến niềm vui, niềm hân hoan rạng rỡ cho mọi
người, mọi nhà. Đó là mùa xuân của sự no đủ, yên ấm. Có được mùa xuân ấy
chính nhờ chính sách chăm lo của triều đình nhà Lê.
Tác giả thông qua những bài vịnh năm canh để ca ngợi xã hội, ca ngợi triều
đại Lê Thánh Tông. Trong năm canh, âm thanh có lúc động, lúc tĩnh nhưng cái
nền âm thanh bao giờ cũng là yếu tố động, có thể nói động là yếu tố xuyên suốt,

màu sắc cũng vậy, có lúc đậm, có lúc nhạt nhưng cái nền chung luôn luôn chan
hòa ánh sáng, phù hợp với không khí chung của thời đại. Điều này làm cho bức
tranh vịnh ngũ canh thêm sinh động, mặc dù miêu tả cảnh vật vào buổi đêm
nhưng hết sức sống động, đó là cảnh vật có sự sống. Từ canh một đến canh năm
không bao giờ người dân phải giật mình hay hoang mang. Trong bài Vịnh canh
một, tác giả viết:

20
Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh,
Ban khi trống một mới thu canh.
Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc,
Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.
Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,
Dâng hương nọ kẻ nện chày kinh.
Nhà nam, nhà bắc đều no mặt,
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
(Nhất canh)
Bài Vịnh canh một đã miêu tả một buổi tối yên bình, dù là cảnh buổi đêm
nhưng cảnh vật được miêu tả không hề tiêu sơ, ảm đạm mà đó là một buổi đêm
thanh sáng, cảnh vật là vậy, cuộc sống của con người cũng được tả rất thanh bình,
không một nỗi lo âu, cảnh này hoàn toàn khác với tình cảnh loạn lạc dưới thời phong
kiến mà người dân phải hứng chịu khiến đêm ngủ cũng không ngon giấc
Tác giả đã cho thấy hiện thực đất nước yên bình hơn bao giờ hết. Ở hai câu
thơ kết tác giả đã trực tiếp ca ngợi cuộc sống, ca ngợi cảnh sung túc, yên vui
trong xã hội để thông qua đó ca ngợi triều đại: “Nhà nam, nhà bắc đều no
mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.” Hai câu thơ nói lên một điều rất thực
về xã hội và tâm trạng tác giả: khúc ca thái bình ở trong lòng tất cả mọi
người. Bài thơ như một khúc ca ca ngợi cảnh thái bình thịnh tri, đặc biệt, hai
câu cuối chính là đỉnh điểm, là cao trào vút lên với những âm thanh tưng
bừng và rộn rã nhất. Đó dường như là sự vỡ òa của một niềm vui quá lớn.

Sang canh hai cũng vẫn tiếp tục âm hưởng về một cuộc sống thanh bình:
Vẳng gần xa, khách vãng lai,
Khúc rồng canh đã chuyển sang hai.
Lầu treo cung nguyệt người yên giấc,
Đường quạnh nhà thôn cửa chặt cài.
Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm,
Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trang.
Có người đắc thú trong khi ấy,
Đoản địch còn xong thốt mái ngoài.
(Nhị canh)

×