Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết ơgiêni găngđê của nhà văn banzăc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.43 KB, 66 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hônơrê đơ Banzăc xuất hiện trên văn đàn như một ngôi sao sáng lấp
lánh giữa những vì sao sáng của thế kỉ, ông là nhà văn hiện thực lớn nhất
nước Pháp thế kỉ XIX và là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa hiện
thực phê phán trong văn học Pháp. Từ nhiều năm qua, tên tuổi Banzac đã trở
nên quen thuộc với độc giả Việt Nam, với học sinh, sinh viên qua các bài
giảng ở trường.
Tuy nhiên, để hiểu được cái “Tấn trò đời” , hiểu được ý tưởng tình cảm
của nhà văn với cuộc sống, với con người một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất
thì đối với mỗi sinh viên chúng tôi là cả sự dày công tìm tòi và học hỏi. Với hi
vọng sẽ tìm ra được một con đường bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
để tìm hiểu hiện thực xã hội Pháp thời Banzăc, chúng tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu là “Tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê
của nhà văn Banzăc”.
Thời gian là một khái niệm của triết học và khoa học, nó là cái gì đó vô
hình, tồn tại khách quan và có tác động đến mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới tự nhiên. Đối với nhà tiểu thuyết, thời gian là một yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên giá trị và diện mạo của tác phẩm. Cách tổ chức thời gian trong
tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào tài nghệ và phong cách của
mỗi tác giả. Sự bài trí ấy đã đem lại vẻ đẹp và sức sống riêng cho từng tác
phẩm. Với Banzăc, từng tác phẩm của ông đã toát lên được những vẻ đẹp và
sức sống riêng nhờ vào biệt tài xử lí thời gian nghệ thuật một cách bậc thầy,
trong đó tiêu biểu là tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê.

Nguyễn Thị Ngọc Mai


1

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2. Lịch sử vấn đề
Do không có điều kiện để tìm hiểu hết những tài liệu viết về Banzăc và
cũng do thời gian có hạn để tìm hiểu vấn đề “Tổ chức thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê” nên ở đây chúng tôi chỉ kể ra một số công
trình nghiên cứu vầ Banzac theo trật tự thời gian như sau:
Phần lớn chúng tôi có trong tay những cuốn sách mang tính chất giáo
trình trong đó có phần nghiên cứu về Banzăc. Đó là “Ơgiêni Grăngđê”_
Hônôre đơ Banzăc, tác phẩm chọn lọc dung trong nhà trường_Bản dịch của
Huỳnh Lí_NXB Văn hóa 1960_Đỗ Đức Dục giới thiệu, trích và tóm tắt. Phần
giới thiệu về toàn bộ tiểu sử, con người và sự nghiệp sáng tác của Banzăc khá
chi tiết trong vòng 9 trang. Tuy nhiên vấn đề thời gian trong tác phẩm Ơgiêni
Grăngđê lại không được nhà nghiên cứu đề cập đến.
Năm 1979 cuốn “Lịch sử văn học Phương Tây”_tập hai của tác giả
Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban và Đỗ Đức Hiểu được tái bản lần thứ ba.
Phần viết về Banzăc do Nguyễn Ngọc Ban viết gồm 39 trang, về tiểu sử và
bốn giai đoạn sáng tác trong sự nghiệp của nhà văn, nhưng cũng không có
phần liên quan đến đề tài của chúng tôi.
Mới đây_năm 1997, NXB Giáo Dục cho ra mắt bạn đọc cuốn “Văn học
Phương Tây” của nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy
Trung, Nguyễn Đức Nam…Giáo sư Đặng Anh Đào đã phác họa trong hơn 30
trang một quá trình xây dựng sự nghiệp văn chương vĩ đại của Banzăc gồm 6

phần lớn. Trong đó có phần III _ “Ơgiêni Grăngđê: ngoại lệ và điển hình độ
lệch thời gian và nhịp độ kể chuyện” là phần có liên quan đến đề tài của
chúng tôi đã chọn.
Phần lớn các công trình nghiên cứu cung cấp cho chúng tôi những hiểu
biết về tiểu sử, con người và sự nghiệp sáng tác của Banzăc, chỉ riêng có cuốn
“Văn học Phương Tây” là có phần liên quan đến đề tài của chúng tôi.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

2

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê” (1833) được coi như một trong những
kiệt tác của những năm đầu khi nhà văn thật sự “trở thành Banzăc”. Ơgiêni
Grăngđê là một lớp đặc sắc của Tấn Trò Đời , một vở bi hài kịch rộng lớn, có
ba bốn nghìn nhân vật - theo lời tác giả - thể hiện cuộc đời thiên binh vạn
trạng đang diễn ra trong xã hội nước Pháp thời bấy giờ, điển hình của xã hội
tư bản buổi đầu ở Tây Âu. Ơgiêni Grăngđê có một vị trí đặc biệt trong toàn bộ
sự nghiệp sáng tác của Banzăc. Nó là thiên kiệt tác đầu tiên, mở đầu cho một
lối tiểu thuyết mới của Banzăc và mở màn cho những kiệt tác sau này. Ơgiêni
Grăngđê, trước hết, là câu chuyện của một người con gái, là lịch sử của một
người đàn bà sống giữa cõi trần mà không phải là người cõi trần, có khả năng
tuyệt vời để làm vợ, làm mẹ, nhưng lại không chồng, không con, không thân
thích, câu chuyện nàng Ơgiêni tội nghiệp ở tỉnh nhỏ Xômuya. Ơgiêni

Grăngđê cũng là bản ký sự quá trình tích lũy đẫm máu của một tên tư sản mà
thói keo bẩn trở thành tập quán luôn tồn tại trong người như một bản năng lão Grăngđê. Ơgiêni Grăngđê còn là lịch sử phát triển, lịch sử sinh sôi nảy nở
của đồng tiền vàng - đồng tiền tư bản. Ơgiêni Grăngđê hơn thế, là lịch sử của
một thời đại, một xã hội - thời đại nước Pháp, xã hội nước Pháp ba mươi năm
đầu thế kỷ XIX, nhìn ở sự biến đổi của nó. Ơgiêni Grăngđê là một trong
những cuốn truyện hoàn hảo nhất, nổi tiếng nhất của Banzăc (Macxen
Casanh).
Vì những lí do trên mà chúng tôi bằng sự cố gằng tìm tòi, dày công
nghiên cứu đã đi triển khai đề tài “Tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Ơgiêni Grăngđê” để có được chiều sâu hiểu biết về cách thức tổ chức
thời gian nghệ thuật của nhà văn hiện thưc thiên tài nước Pháp thế kỉ XIX.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

3

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3. Xác định đề tài
Để bắt đầu công việc nghiên cứu đề tài này, trước hết chúng tôi muốn
phân biệt để làm rõ một số khái niệm: thời gian, thời gian nghệ thuật và nghệ
thuật xử lí thời gian.
Không gian và thời gian là yếu tố gắn liền vời cuộc sống. Thời gian là
cái gì hết sức trừu tượng, không ai, không sự vật nào tồn tại ngoài thời gian,
vì vậy mà thời gian cái bình thường ấy lại là cái mà mọi người đều cần và đều

phải quan tâm. Khoa học và thực tiễn đã cho thấy có một thời gian vật lí tuyệt
đối, vận động không theo ý muốn chủ quan của con người, đó là thời gian
diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm được
đo bằng mặt trời, bằng đồng hồ…Nhưng rồi khoa học “buộc người ta phải
hủy bỏ ý tưởng về một thời gian tuyệt đối duy nhất” và “thời gian đã trở thành
một nhận thức cá nhân gắn liền với quan sát viên thực hiện phép đo”
(S.HawKinh – Lược sử thời gian – NXB khoa học kĩ thuật). Như vậy, thời
gian lại là đối tượng nhận thức của con người, nó được nhìn nhận qua lăng
kính chủ quan của mỗi người trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Thời gian trong tác phẩm văn chương lại càng thể hiện tính đa dạng,
phức tạp của nó. Lúc này, thời gian buộc phải uốn mình gò theo cái khuôn mà
nhà văn đã dập sẵn, nhưng không phải bất cứ dấu hiệu thời gian nào trong tác
phẩm cũng là thời gian nghệ thuật. Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ
trở thành thời gian nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật và môi
trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động của tâm tư,
tình cảm, nó cùng với các yếu tố khác gớp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
Ở đây chúng tôi đi tìm hiểu cách tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Ơgiêni Grăngđê xem: sự lựa chọn thời gian cốtt truyện và thời gian dẫn
truyện như thế nào; Cự li thời gian ra sao; câu chuyện được kể thiên về quá khứ
hay hiện tại; thời gian kể chuyện là thời gian nghịch chiều hay thuận chiều;

Nguyễn Thị Ngọc Mai

4

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

nhịp điệu thời gian nhanh hay chậm, đề đều hay dồn dập…xem cách tổ chức,
cách xử lí ấy đã tác động đến tác phẩm như thế nào và đạt hiệu quả ra sao.
Như vậy những công việc mà nhà văn làm để thời gian đạt tới thời
gian nghệ thuật chính là nghệ thuật xử lí thời gian. Tìm hiểu “Tổ chức thời
gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê” chính là tìm hiểu nghệ
thuật xử lí thời gian trong tác phẩm của ông.
Banzăc là nhà văn nổi tiếng, ông đã vượt qua biên giới nước Pháp để
đến với nhân dân toàn thế giới. Ông không phải con của một gia đình dòng
dõi, không có một cái tên, một lâu đài để mà nhớ tiếc. Chống lại ý muốn của
cha, ông đã bỏ nghệ luật và tự lo cho cuộc sống cúa mình để tự yên ổn sáng
tác. Banzăc đã để lại cho đời một tài sản quý báu về tiểu thuyết, kịch, chính
luận, phê bình,…Nhưng nổi tiếng nhất là pho tiểu thuyế vĩ đại “Tấn trò đời”
gồm 97 truyện dài, truyện vừa, và truyện ngắn.
Ở đây, với khuôn khổ và nội dung của một bài khóa luận chúng tôi sẽ
đi nghiên cứu đề tài này với góc nhìn của một trong những tiểu thuyết đặc sắc
nằm trong pho “Tấn trò đời” đó là tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê(1833).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài mà chúng tôi lựa chọn thuộc phạm trù thi pháp học, chính vì vậy
trước khi đi vào nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu phải làm sinh động rõ
những khái niệm trừu tượng và làm cơ sở lí luận để soi vào tác phẩm.
Quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác, tức là nhìn nhận mọi sự vận động
trong tính tổng thể, trọn vẹn, tính lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử
dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp khảo sát thống kê nhằm tìm kiếm tổng hợp những dấu
hiệu cơ bản có tính quy luật trong tiểu thuyết của Banzăc mà cụ thể là tiểu

Nguyễn Thị Ngọc Mai


5

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thuyết Ơgiêni Grăngđê. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, những nhận xét phù
hợp vời nội dung.
Phương pháp so sánh tổng hợp là cách nhìn đối chiếu, so sánh để thấy
rõ hơn những đóng góp sáng tạo của Banzăc trong cách xử lí thời gian trong
tiểu thuyết.
Quá trình nghiên cứu ngoài việc sử dụng những phương pháp trên
chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác. Nhưng điều đáng chú ý là
các phương pháp mà chúng tôi sử dụng có khi được dụng một cách độc lập
nhưng cũng có khi được sử dụng cộng gộp để đạt hiệu quả tốt cho khóa luận.
Chúng tôi thực hiện đề tài này theo phương pháp kết hợp giữa lí luận
và khảo sát thực tiễn trên tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê để phát hiện tài nghệ sử
dụng thời gian của Banzăc, để tìm ra cái hay, cái lí của công việc đó.
Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
1.1.

Không gian và thời gian tự nhiên

1.2.


Khái niệm về thời gian nghệ thuật

1.3.

Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Chương2: Thời gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Ơgiêni Grăngđê của nhà văn Banzăc
2.1. Các lớp những hình thức tổ chức thời gian của tác phẩm

2.1.1. Thời gian được xác định cụ thể
2.1.1.1. Thời gian được xác định tháng, năm
2.1.1.2. Thời gian được xác định ngày, giờ
2.1.2. Thời gian phái sinh
2.1.3. Thời gian cốt truyện
2.1.4. Thời gian dẫn truyện
2.1.5. Cấu trúc thời gian đơn tuyến

Nguyễn Thị Ngọc Mai

6

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Những điểm nhấn và những nốt lặng
2.3.1. Những điểm nhấn

2.3.2. Những nốt lặng

Nguyễn Thị Ngọc Mai

7

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Không gian và thời gian tự nhiên
Trong triết học, người ta xem thời gian và không gian là hình thức
(phương thức) tồn tại của vật chất. Không một vật chất nào có thể tồn tại
ngoài thời gian và không gian. Con người cũng vậy, luôn luôn phải tồn tại, thể
hiện tính xác định của mình trong thế giới khách thể bốn chiều (ba chiều
không gian và một chiều thời gian). Ở môi trường không gian nào con người
cũng phải thích nghi với nó và phải di động linh hoạt trước sự biến đổi của
thời gian. Đặc biệt thời gian và không gian có mối quan hệ biện chứng với
nhau, không thể có không gian mà không có thời gian và ngược lại.
Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động và
phát triển của mọi sự vật, sự việc trong thế giới tự nhiên. Một tính chất đặc
biệt của thời gian là quy luật vận động chỉ theo môt chiều tuyến tính và mang
tính khách quan. Nhà vật lý lí thuyết hiện đại S.W.Hawking đã nói một cách
hình tượng “mũi tên của thời gian” bao giờ cũng chỉ có một hướng: quá khứ hiện tại - tương lai.
Không gian cũng là hình thức tồn tại của thế giới vật chất. Trong đó,

các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, luôn đan xen hài hòa. Nếu tính chất
đặc biệt của thời gian là tính quá trình thì tính chất đặc biệt của không gian lại
là tính cấu trúc.
Thời gian và không gian trong tự nhiên, con người có thể đo đếm,
ngắm nhìn, thậm chí cảm nhận được một cách trực tiếp nhưng thời gian và
không gian nghệ thuật thì khác.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

8

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là phạm trù thi pháp ngày càng có tầm quan trọng,
bởi con người muốn cảm nhận được toàn bộ thế giới phải qua thời gian và
không gian. Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề thời gian nghệ thuật.
Nói như Nguyễn Thị Bích Hải “Thời gian là một đại lượng để xác định
quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mội vật, nọi sự trong thế giới
(Nguyễn Thị Bích Hải – Thi pháp thơ Đường – NXB Thuận Hóa, 1995.). Thời
gian là một phương diện và cũng là một phương tiện quan trọng của nghệ thuật
nói chung và văn học nói riêng. Nhà lí luận văn học Nga D.X Likhachop cho
rằng: “Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản
ánh của văn học, rằng văn học ngày nay càng thấm nhuần ý thức và cảm giác
về sự vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian (D.X

Likhachop - Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học – Tạp chí văn học số
3/1889, tr.61). Vậy thời gian nghệ thuật được hiểu như thế nào?
Thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên
cứu văn học. Phạm trù mĩ học này trên thế giới đã được phổ biến rộng rãi và
không xa lạ gì vì nó toát ra từ những nguyên lí cơ bản của mĩ học xem văn
học là một thế giới nghệ thuật đặc thù không đồng nhất với thế giới thực tai.
Theo các nhà nghiên cứu như Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình
Sử: Thời gian là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thế của nó” (Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử - Từ điển
thuật ngữ văn học – NXB GD, 2004). Là hình thức tồn tại của thế giới vật
chất, thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống
được phản ánh như một yếu tố của nó. Nếu như mọi sự vật hiện tượng của thế
giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng, tình cảm,
được nhào nặn và sáng tạo trở thành một hình tượng nghệ thuật phù hợp với
một thế giới khách quan, phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và

Nguyễn Thị Ngọc Mai

9

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thể loại nhất định thì thời gian trong tác phẩm cũng như thế. Nó được coi là
thời gian nghệ thuật như đã được quen gọi tính cách nghệ thuật, xung đột
nghệ thuật.

Cũng trong Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra: Trong thế giới nghệ
thuật, thời gian được xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền đề được
giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm cho thấy đặc điểm tư duy của tác
giả (nghĩa là tác giả quan tâm đến vấn đề thời gian để diễn tả cái gì?).
Thời gian xuất hiện trong tác phẩm như một hình thức hiện hữu, một
phương thức tồn tại của nhân vật, các biến cố, các quan hệ…Thời gian trong
tác phẩm văn chương cũng thể hiện tính đa dạng, phức tạp của nó. Văn
chương có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động,
tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian
trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống, nhưng
không phải bất cứ dấu hiệu thời gian nào trong tác phẩm cũng là thời gian
nghệ thuật. Nằm sâu trong tác phẩm văn học,thời gian chỉ hóa thành thời gian
nghệ thuật khi nó chìm lặng đi cùng các phương tiện nghệ thuật khác để làm
nổi rõ chủ đề của tác phẩm với những đổi thay của số phận và những biến
động của tâm tư.
Trong “Thi pháp thơ Tố Hữu” tác giả Trần Đình Sử đã tổng kết một số
cách chiếm lĩnh thời gian và những hình thức của thời gian nghệ thuật. Theo ý
kiến của tác giả của chủ nghĩa cổ điển thì đồng nhất thời gian văn học vào
thời gian khách quan của diễn xuất trong quy tắc “tam duy nhất” lấn át cái
lịch sử. các tác giả của chủ nghĩa lãng mạn lại phủ nhận trật tự thời gian
khách quan để xác định một thời gian lí tưởng, họ phát hiện ra một thời gian
lịch sử trừu tượng. Tác giả của chủ nghĩa hiện thực theo hướng khác đó là tìm
hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hằng ngày của con người với thời
gian lịch sử của các sự kiện lịch sử xã hội.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

10

Lớp K33A – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

J.P Sartec nhận xét: “Phần đông các nhà văn hiện tại Paoust, Royce,
Dospassos, Faulkner, Gide mỗi người đều phải hủy hoại thời gian theo cách
riêng. Có người đã cắt bỏ quá khứ và tương lại rút gọn thời gian vào khoảnh
khắc trực giác, có người như Dospassos lại biểu hiện thời gian thành nhiều kí ức
hạn chế và máy móc. Paoust, Faulkner thì chỉ giản đơn chặt đầu thời gian. Họ
tước bỏ tương lai của nó tức bỏ cái chiều lựa chọn và hoạt động tự do của con
người” (Dẫn theo Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu – NXB GD, 1995).
Như vậy, ta có hiểu thời gian nghệ thuật là thời gian được đưa vào tác
phẩm với ý đồ của tác giả trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động,
tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động của thời
gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Có
lúc trong một thời gian ngắn chất chứa biết bao sự kiện biến đổi nhanh chóng
của cuộc sống và đời người.
Sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với
quan niệm về thế giới và lịch sử, với ước mơ lí, tưởng và năng lực hoạt động
của con người. Vì miêu tả thời gian trong ý thức, trong sự cảm thụ của con
người mà nhà văn có thể “kéo căng” thời gian bằng cách miêu tả hàng loạt sự
kiện dồn dập trong khoảnh khắc nhất định và ngược lại tác giả có thể dồn nén
thời gian hang ngàn năm trong một dòng trần thuật ngắn. Nhà văn còn có khả
năng miêu tả mối liên hệ thời gian nhiều chiều, nhiều lớp. Nhà văn có thể
miêu tả thời gian thuận chiều, đồng dạng, đồng nhịp với thời gian tự nhiên
nhưng nhiều khi nhà văn lại miêu tả ngược chiều từ hiện tại trở về quá khứ đi
tới tương lai…
Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải

giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hiện tượng thời
gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm

Nguyễn Thị Ngọc Mai

11

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” (Dẫn theo
Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu – NXB GD, 1990,tr 190).
Về thời gian nghệ thuật có hai dạng cơ bản: Quan niệm thời gian của
nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm, quan niệm thời gian của nhà văn
có thể bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là được bộc lộ một cách gián tiếp qua
tổ chức thời gian – Một trong những mặt hình thức bên trong của tác phẩm có
quan hệ chặt chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Tổ chức thời gian chính
là cách xử lí thời gian trong tác phẩm văn học của nhà văn để tạo ra thời gian
nghệ thuật theo ý đồ của tác giả.
Xem xét thời gian trong tác phẩm văn học chính là đi xem xét cách xử
lí thời gian, xem xét các bình diện của tổ chức thời gian, các lớp thời gian,
trình tự thời gian và nhịp điệu thời gian.
1.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Cùng với thơ, kịch, tiểu thuyết là một thể loại văn chương “là hình thái
của chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”, nó có một vị trí then chốt trong đời
sống văn học của nhân loại. Là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh

hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian thời gian. Tiểu thuyết có thể
phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã
hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”
(Lê Bá Hán, Trần Đình Sử - Từ điển thuật ngữ văn học – Sđd).
Khi khảo sát nguồn gốc tiểu thuyết Bêlinxki khẳng định: “Tiểu thuyết
bắt đầu hình thành từ khi vận mệnh của con người mọi mối liên hệ của nó với
đời sống nhân dân được ý thức”. Ông còn nhấn mạnh thêm “Đời sống cá nhân
bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp nhưng lại
có thể là nội dung của tiểu thuyết” (Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn
Xuân Nam – Lí luận văn học – NXBGD, HN, 1987).

Nguyễn Thị Ngọc Mai

12

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Cũng là một thể loại văn chương nhưng tiểu thuyết nổi bật hơn các thể
loại văn học khác ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn, sinh động hiện
thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi. Nói như Vũ Trọng Phụng:
Các ông muốn tiểu thuyết vẫn cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những người cùng
thời với tôi thì tiểu thuyết sẽ phải là hiện thực cuộc đời. Tiểu thuyết đi đến sự
định hình về thể loại và tính chất gần gũi với đời sống ở khả năng nhận thức
và phản ánh hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự,
tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như

chiều dài của thời gian. Sự phá hủy giới hạn này là một ưu thế đặc biệt của
tiểu thuyết tạo điều kiện để các nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc hiện thực
trong tác phẩm của mình. Bức trang toàn cảnh về hiện thực mà tiểu thuyết
mang lại cũng bộn bề phức tạp, đa dạng, đa chiều, đa tầng cũng như chính bản
thân sự tồn tại của đời sống con người, tất cả đều hiện lên với dáng vẻ hiện
thực và sinh động của nó.
Tiểu thuyết là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt. Ưu thế của thể
loại này không chỉ bộc lộ ở khả năng dồn nhân vật sự kiện vào một khoảng
không gian, thời gian hẹp, hoặc khả năng đi sâu khai thác những cảnh ngộ
riêng mà còn ở khả năng mở rộng về không gian, thời gian nhân vật sự kiện.
Nhận xét về thời gian trong tiểu thuyết, nhà văn Pháp Pônxactơrơ nói:
Các nhà văn hiện đại đã “hủy hoại thời gian. Một số thì tước bỏ thời gian quá
khứ và tương lai, rút vào thời điểm trực giác thuần túy, một số khác như
Dospassos biến nó thành một kí ức hạn chế và cơ giới. Prust và Focno thì giản
đơn chặt đầu thời gian, họ tước bỏ tương lai của nó, tức thay đổi sự lựa chọn
và hành động tự do” (Dẫn theo Trần Đình Sử - Dẫn luận thi pháp học – NXB
GD,1998,tr.86).
Thời gian trong tiểu thuyết cận đại, hiện đại trước thế kỉ XX đánh dấu
sự phát triển của phương diện chủ quan của nó, sự đa dạng hóa các hình thức

Nguyễn Thị Ngọc Mai

13

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


trần thuật, làm thời gian nghệ thuật thoát khỏi sự trói buộc của thời gian sự
kiện, nhà văn có khả năng chủ động bao quát và biệu hiện những phương diện
mới của con người. Trong Epghênhi Ônhêghin thời gian tính theo lịch, nhưng
Puskin đã đưa thời gian trần thuật của mình vào thành một yếu tố kết cấu, lấp
đầy các khoảng trống đã suy nghĩ về sự kiện.
Văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XIX đổi mới quan niệm về hiện tại.
Nếu “hiện tại” trong lịch sử cổ đại hay của chủ nghĩa cổ điển có nghĩa là “mãi
mãi” thì hiện tại trong Lão Gôriô của Banzăc vừa là cụ thể (ví dụ năm 1819)
vừa là tương lai, vừa là “bây giờ”, vừa là “lúc đó”. Thời gian hiện tại đã phân
hóa thành hiện tại Xã hội(trạng thái xã hội) và tương lai cá nhân – mỗi nhân vật
đều có thời gian riêng của mình. Raxtinhăc cảm thụ thời gian khác hẳn với
Vôtơranh và Gôriô. Thời gian cá nhân (tiểu sử) một mặt thời gian gắn liền với
số phận sự kiện lịch sử (cách mạng, đế chế, thời phục hồi) đương đại, mặt
khác, chiều dọc gắn liền với huyền thoại, truyền thuyết trong Gôriô có bóng
của Vua Lia trong bi kịch của Sêchpia và trong Vôtơranh có bóng của con quỷ,
trong Ratinhăc có bóng của Fauxtơ – kẻ đi tím sức mạnh chinh phục thế giới.
Tóm lại, trong văn học cận đại trước thế kỉ XX, trước hết là trong tiểu
thuyết đã phát hiện yếu tố chủ quan trong thời gian trần thuật và thời gian
nhân vật, giải phóng sức sáng tạo của nhà văn và mở đường đi vào thế giới
nội tâm nhân vật. Việc vận dụng thời gian lịch sử, thời gian xã hội và thời
gian sinh hoạt đời thường tạo khả năng lí giải cuộc sống được sâu sắc, giàu
nội dung triết lí.
Như vậy, thời gian là một yếu tố hiện thực gắn liền với cuộc sống và
khi nó đi vào trong tác phẩm văn chương qua thao tác của người nghệ sĩ nó
trở thành yếu tố nghệ thuật, thành thời gian nghệ thuật. Tiểu thuyết là một thể
loại văn chương thì tất nhiên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong tiểu
thuyết, thời gian luôn là vấn đề mà tác giả quan tâm và dụng công xử lí để tạo

Nguyễn Thị Ngọc Mai


14

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ra hiệu quả cho tác phẩm của mình. Banzăc là một nhà văn, nhà tiểu thuyết
hiện thực nổi tiếng có lẽ cũng bởi thành công trong việc sử dụng những thủ
pháp nghệ thuật điêu luyện bậc thầy. Trong số những thủ pháp nghệ thuật đó
phải kể đến thủ pháp xử lí, tổ chức thời gian khác với thời gian vật lí thông
thường tạo ra hiệu quả nghệ thuật.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

15

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2:

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT ƠGIÊNI GRĂNGĐÊ CỦA NHÀ VĂN BANZĂC

2.1. Những hình thức tổ chức thời gian của tác phẩm
Không gian và thời gian là yếu tố luôn gắn liền với hiện thực cuộc
sống. Trong tác phẩm văn chương qua thao tác của người nghệ sĩ nó trở thành
yếu tố nghệ thuật. Nhà lí luận văn học người Nga Likhaclôp đã viết: “Hơn
mọi loại hình nghệ thuật văn học thực sự trở thành nghệ thuật thời gian. Thời
gian vừa là chủ thể vừa là khách thể đồng thời là công cụ phản ánh văn học;
rằng văn học ngày nay càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động
của thế giới trong các hình thức hết sức đa dạng của thời gian” (P.X.
Likhaclôp).
Nghiên cứu vấn đề thời gian trong nghệ thuật ở đây là trong văn học, là
khám phá một yếu tố thi pháp giúp ta cảm nhận tác phẩm văn học trong cái cụ
thể sáng tạo của nó đồng thời định hình được quan điểm nghệ thuật và phong
cách nhà văn.
Cùng với thực hiện các bước đi của thời gian nhưng mỗi nhà văn có cách
xử lí khác nhau. Tùy theo cách xử lí của mỗi nhà văn, thời gian hiện lên trong
tác phẩm tự sự bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết với nhiều hình vẻ khác
nhau. Tác phẩm văn học bao giờ cũng phô diễn trước công chúng những cách
xử lí thời gian nghệ thuật vô cùng độc đáo. Nhà văn không chỉ sống với thời
gian của hiện tại mà còn sống với thời gian của quá khứ. Cuộc “đi tìm thời gian
đã mất” của Marcel Proust hay trong “tàn phá” của Read Barjaval là ước mơ
nghiệt ngã muốn quay về quá khứ rồi thấy mình không thể trở về thực tại được
nữa. thời gian được coi như là “yếu tố trung tâm”, thậm chí “hình tượng trung
tâm”, “một nhân vật” thực thụ để rồi ước mơ được “thèm khát vĩnh tồn” (Bùi

Nguyễn Thị Ngọc Mai

16

Lớp K33A – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Văn Tiếng – Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng –
NXB Văn Hóa, 1997).
Thời gian luôn tỏa ra trong tác phẩm, song hành cùng nhân vật chứa
đựng trong mọi hoạt động, mọi biến cố và luôn gắn chặt với không gian, thời
gian trong tác phẩm văn học được chuyển hóa thành thời gian nghệ thuật,
thành một kí – mã – nghệ - thuật(Bùi Văn Tiếng).
Ở chương này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể các lớp thời gian
trong tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê của nhà văn Banzăc để tìm hiểu xem cách
làm và hiệu quả đạt được của nhà văn trong việc xử lí “thời gian xác định”,
“thời gian cốt truyện”, “thời gian dẫn truyện”, “thời gian phái sinh”, “những
điểm nhấn và những nốt lặng” như thế nào.
2.1.1. Thời gian được xác định cụ thể
Trước hết chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề thời gian được xác định cụ thể
trong tiểu thuyết của Banzăc, tìm hiểu xem câu chuyện có được xác định cụ
thể bằng thời gian lịch sử hay không.
Tác phẩm văn chương là con đẻ của nhà văn, vì vậy mà tác phẩm được
định vị hay không được định vị là tuân theo ý tưởng của nhà văn. Có nhiều
tác phẩm được định vị bằng rõ ràng theo ngày, tháng, năm, thậm chí có cả
ngày, giờ như trong tiểu thuyết của V.Huygô. Nhưng lại có tác phẩm không
được định vị bằng thời gian cụ thể hoặc định vị lại hết sức mờ nhạt. Ví như
những câu chuyện cổ tích mãi mang một lối mở đầu quen thuộc “ngày xửa
ngày xưa” gợi lên những ý niệm về một thời gian quá đỗi xa xăm, mơ hồ.
Không biết cái “ngày xửa ngày xưa” ấy là khi nào, có tự bao giờ, là khoảng
thời gian cụ thể nào trong thời đại. Dường như đó là sự tiếp nối câu chuyện
xưa mà người ta gọi đó là thời gian sử thi. Những câu chuyện ấy thuộc loại

định vị thời gian mờ nhạt, không rõ ràng. Cùng đó lại có những câu chuyện
mà đọc xong ta không khẳng đinh được nó thuộc vào thời gian nào, năm nào,

Nguyễn Thị Ngọc Mai

17

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tháng nào… như câu chuyện của Chí Phèo trong truyện ngắn cúng tên của
nhà văn Nam Cao, chuyện của Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết “Số Đỏ” của
Vũ Trọng Phụng…Những câu chuyện như thế, người đọc chỉ có thể xác định
thời gian nó diễn ra qua sự liên hệ với lịch sử.
2.1.1.1. Thời gian được xác định tháng, năm
Banzăc mở đầu cuốn tiểu thuyết Lão Gôriô chưa đi ngay vào câu
chuyện chính, câu chuyện về ông lão Gôriô mà những trang đầu ông dành cho
sự xuất hiện của một nhân vật rất ấn tượng. Đó là Vô ke – một “mụ già từ bốn
mươi năm nay đứng chủ một quán trọ trung lưu ở Pari” (tr.35). Trong tiểu
thuyết “Ơgiêni Grăngđê” ông dành thời gian cho việc miêu tả quang cảnh
“gợi lên trong lòng ta một nỗi buồn man mác như khi nhìn những tu viện âm
u, những cánh đồng hoang ảm đạm những di tích hoang tàn hiu hắt nhất.”
(tr.25) của những ngôi nhà ở một vài tình nhỏ mà cụ thể ở đây là thị trấn
Xômuya “có một ngôi nhà mang cái dáng dấp ủ dột ấy” (tr.25).
Khảo sát những tiểu thuyết của Banzăc ta thấy, chúng thuộc loại có cốt
truyện được định vị rõ ràng trong thời gian.

Mở đầu cuốn tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê”, câu chuyện của cha con
Grăngđê cũng được xác định bằng những ngày, tháng, năm trong lịch sử.
Cuộc đời của bác Grăngđê “khoảng năm 1789 chỉ là một bác phó cả đóng
thùng làm ăn khá giả” (tr.30). “ trong năm đó” (tr.32). “năm 1793” (tr.32).
“Vụ được mùa năm 1811 là nhờ ông ta đã khôn khéo cất rượu của ông ta rồi
lại cứ bán từ từ, do đó thu đượchơn hai trăm bốn mươi nghìn phơrăng.”
(tr.33). “Năm 1816, những người tính toán giỏi nhất ở Xômuya ước lượng
ruộng đất của ông Grăngđê trị giá xấp xỉ bốn triệu” (tr.34). “từ 1793 đến
1817” (tr.34). “mùa đông tới” (tr.35). “xưa nay” (tr.38). “ năm 1791”
(tr.38). “ba mươi năm nay” (tr.41). “đầu năm 1811” (tr.41). “hai trăm năm”
(tr.42). Đã “mười lăm năm nay, hàng năm từ tháng tư đến tháng mười một”,

Nguyễn Thị Ngọc Mai

18

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

“bắt đầu từ mồng một tháng mười một” gia đình Grăngđê mới được trong
những ngày quanh lò sưởi chung, và đến “bao mươi mốt tháng ba thì ông ta
tắt lửa” (tr.45). “những năm” (tr.48). ba mươi lăm năm nay” (tr.48). “Năm
1819, mùa thu đã qua ấm áp dễ chịu. Một ngày giữa tháng mười một, vào tối,
mụ Nanông vừa đốt lò sưởi đầu mùa.” (tr.50), “hôm này là ngày sinh của con
Ơgiêni” (tr.54). “ngày hôm nay là ngày cô ra đời” (tr.55). “mỗi năm mười
hai tháng” (tr.56). “vài năm nữa”(tr.57). “từ trước tới nay” (tr.62). “mấy

hôm trước đây” (tr.67). “tháng sáu” (tr.68). “đã từ lâu” (tr.70). “đã ngót hai
mươi ba năm nay” (tr.77). “lúc ấy” (tr.77). “lúc bấy giờ” (tr.77). “một ngày
kia” (tr.78). “lúc ấy” (tr.81). “xưa nay” (tr.108). “quanh năm” (tr.112).
“cách đây hai năm” (tr.125). “ba tháng nữa” (tr.128). “năm nay” (tr.128).
“năm ngoái và năm nay” (tr.129). “trong hai năm” (tr.130). “ba năm về
sau” (tr.131). “qua mười tám thế kỉ” (tr.132). “ngày xưa” (tr.132). “suốt
cuộc đời” (tr.134). “ba năm” (tr.138). “hai mươi lăm hôm sau” (tr.142). “từ
thuở” (tr.143). “ngày nay” (tr.143). “ba năm nay” (tr.146). “cuối tháng”
(tr.155). “cho đến nay” (tr.162). “trước đây” (163). “từ trước tới nay”
(tr.163). “hai mươi bốn tiếng đồng hồ” (tr.163). “mười năm nữa” (tr.164).
“mãi mãi” (tr.168). “thời Phục Hưng” (tr.169). “năm 1729” (tr.170). “năm
1756” (tr.170). “rồi một ngày kia” (tr.173). “mỗi năm” (tr.176). “khoảng hai
tiếng đồng hồ” (tr.179). “một mùa xuân” (tr.180). “trước đây” (tr.182).
“trong những ngày” (tr.182). “đã mười năm nay” (tr.184). “từ mấy ngày
nay” (tr.186). “trong năm hôm nữa” (tr.187). “ngày cuối cùng” (tr.188).
“một tháng” (tr.190). “năm ngày” (tr.191). “cuối năm thứ tư” (tr.194).
“giữa năm thứ năm” (tr.194). “từ ngày ấy” (tr.198). “sớm sớm chiều chiều”
(tr.198). “mỗi buổi sáng” (tr.199). “hai tháng trôi qua” (tr.199). “ngày đầu
năm” (tr.200). “ba ngày nữa là hết năm 1819” (tr.200). “còn ba ngày nữa”
(tr.200). “hai tháng nay” (tr.200). “sáng hôm sau, ngày mồng một tháng

Nguyễn Thị Ngọc Mai

19

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Giêng năm 1820” (tr.201). “mùa đông năm 1819 bước qua năm 1820 là một
trong những mùa đông rét nhất thuở ấy” (tr.201). “cú mỗi sáu tháng”
(tr.204). “năm năm nữa” (tr.204). “sau này” (tr.205). “từ nay về sau”
(tr.206). “trong ba năm” (tr.208). “hôm lễ sinh nhật” (tr.210). “có ngày”
(tr.212). “hai mươi bốn năm nay” (tr.216). “suốt hai tháng” (tr.218). “từ
ngày mồng một đầu năm” (tr.218). “mấy tháng đầu năm” (tr.220). “một
ngày kia” (tr.221). “một buổi sáng tháng sáu” (tr.224). “hôm nay là ngày kỉ
niệm ngày cưới” (tr.227). “thuở ấy Grăngđê đã đến tuổi bảy mươi sáu”
(tr.228). “hai năm nay” (tr.228). “một ngày kia” (tr.234). “mỗi buổi sáng”
(tr.234). “cái hôm lễ thành phục” (tr.234). “mỗi tháng” (tr.236). “hết năm
thứ nhất” (tr.237). “một hôm” (tr.237). “sang năm” (tr.2370. “hai năm liền”
(tr.237). “năm năm qua” (tr.238). “rồi cuối năm ấy, là năm ông ta tám mươi
hai tuổi” (tr.238). “mỗi buổi tối” (tr.245). “mỗi buổi tối” (tr.246). “đầu mùa
xuân” (tr.248). “một buổi tối kia” (tr.248). “bảy năm trời” (tr.248). “một ngày
kia” (tr.249). “năm 1827” (tr.250). “năm 1789” (tr.251). “tháng sáu năm
1827” (tr.252). “hàng năm” (tr.253). “những năm trú ngụ ở Ấn Độ” (tr.254).
“mấy hôm nữa” (tr.255). “một ngày kia” (tr.255). “những ngày thơ ấu”
(tr.258). “buổi sáng hôm nay” (tr.260). “một tháng nay” (tr.263). “chín năm
nay” (tr.265). “trước đây bốn hôm” (tr.268). “ba hôm sau” (tr.270). “sáu
tháng sau” (tr.270). “một thời gian dài” (tr.270).”mấy hôm nay” (tr.274).

Nguyễn Thị Ngọc Mai

20

Lớp K33A – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Hình thức biểu đạt thời gian:
Năm

Hình thức diễn đạt

1789

Khoảng năm 1789

Sự kiện xảy ra
-

Số trang/ năm

Miểu tả cảnh ngôi nhà ở

4

thị trấn Xômuya
- Giới thiệu Grăngđê là
một bác phó cả đóng
thùng 40 tuổi.

1806

Năm 1806


- G răng đê bị huyền chức

2

lúc này ông 57 tuổi, vợ
36 tuổi và con gái 10
tuổi.
- Ông được hưởng ba gia
tài kếch xù.

1811

Năm 1811

- Ông Grăngđê được mùa.

2

1816

Năm 1816

- Ruộng đất của Grăngđê

2

lên đến bốn triệu

Nguyễn Thị Ngọc Mai


21

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2
1819

Một ngày giữa
tháng mười một

Khóa luận tốt nghiệp
- Ngày lễ của phái
Cruyxô
- Sinh nhật Ơgiêni 23
tuổi.
- Saclơ

đến

nhà

75

Grăngđê.
- Cái chết của bố Sáclơ
và chuyện Sáclơ đi
Ấn Độ.
Ngày mồng một

1820

- Những chuyện buồn

tháng Giêng năm

trong gia đình: Ơgiêni

1820

bị nhốt trong phòng vì

11

đưa hết vàng cho
Sáclơ; bà Grăngđê bị
bệnh nặng.

5
Tháng Tháng 6 năm 1820

- Cuộc nói chuyện giữa

6 năm

ông trưởng khế và

1820

Grăngđê,


lúc

này

Grăngđê 76 tuổi.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

22

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tháng Tháng
10

10

năm

Khóa luận tốt nghiệp

- Bà Grăngđê chết

1/2

1822


năm
1822

1827

Năm 1827

- Năm năm trong cuộc

4

đời đơn điệu của hai
cha con.
- Ông

Grăngđê

lâm

bệnh bại liệt nặng và
chết năm 82 tuổi.
- Nanông

lấy

ông

Coocnôiê.
- Saclơ về Pari.

Ơgiêni

lấy

CôĐôbirôn.

Trong tiểu thuyết Lão Gôriô, câu chuyện mà tác giả kể là câu chuyện
về những nhân vật ở quán trọ của mụ Vôke mà tiêu biểu là câu chuyện về lão
Gôriô – một khách trọ rất kì lạ thu hút sự chú ý của người đọc thậm chí thu
hút sự chú ý, bàn luận của nhân vật trong tác phẩm là những khách trọ cùng
ông. Tác giả sử dụng thời gian năm tháng để cho biết cuộc đời, số phận của
nhân vật. Qua thời gian lịch sử đó ta như thấy cuộc đời trước kia của họ được
xác định từ hiện tại khi xảy ra tấn bi kịch để quay trở lại quá khứ.

Nguyễn Thị Ngọc Mai

23

Lớp K33A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Khi khảo sát chúng tôi nhận thấy thời gian cụ thể xảy ra sự việc hay
biến cố cuộc đời thì ít nhưng thời gian được xác định qua hiện tại thì rất
nhiều. Thực tế qua khảo sát tiểu thuyết “Ơgiêni Grăngđê” cho thấy các câu
chuyện được nhà văn xác định rõ ràng. Điều đó xuất phát từ đặc điểm Banzăc
là một nhà văn hiện thực lừng danh chủ trương “nghiên cứu bước đi của thời

đại”, nhà văn đã tự nguyện “làm người thư kí trung thành của thời đại”. Ông
chủ trương ghi lại lịch sử nước Pháp thì những con số, những ngày tháng gắn
liền với những sự kiện ấy phải được phán ảnh đó là điều thường tình. Dường
như xã hội Pháp với những ung nhọt được “bê nguyên” vào trong tác phẩm.
Ăng ghen đã không quá lời khi ca ngợi về Banzăc “Banzăc trong Tấn trò đời
đã bày ra cho chúng ta lịch sử hiện thực kì diệu nhất của xã hội Pháp, bằng
cách mô tả dưới hình thức một kí sự phong tục, hầu như từng năm một, từ năm
1816 đến năm 1848, sức ép ngày càng mạnh của giai cấp tư sản đi lên với giai
cấp quý tộc được phục hồi sau năm 1815…(Chủ nghĩa hiện thực phê phán
trong văn học Phương Tây sđd, tr.63 – 64).
Nếu có thể hình dung ở Tấn trò đời là một bức tranh hiện thực rộng lớn
thì như chúng ta vẫn thấy, trong khi góp phần biểu hiện chủ đề chung của bức
trang mảng “Ơgiêni Grăngđê” mang mầu sắc và đường nét riêng. Trước mắt
là Xômuya u buồn cô tịch, Pari ẩn hiện phía sau, một Đức Mẹ vừa hoài thai
trong đau khổ nhẫn nại ngồi nhìn thế giới sôi bùng, một lũ quỷ nhảy nhót
quanh mồi, một quỷ vương tàn bạo vừa chút hơi thở cuối cùng sau khi đánh
bao nhiêu phù phép lặng lẽ, hiểm ác vào đầu những người và quỷ gần xa. Tất
cả: mầu đen tấm áo Đức Mẹ, mầu xám lũ quỷ,màu đỏ quỷ vương – tất cả đều
rõ nét trong một ánh sáng vàng.
Ơgiêni Grăngđê, trước hết, là câu chuyện của một người con gái, là
“lịch sử của một người đàn bà sống giữa cõi trần mà không phải là người cõi
trần, có khả năng tuyệt vời để làm vợ, làm mẹ, nhưng lại không chồng không

Nguyễn Thị Ngọc Mai

24

Lớp K33A – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

con. Không thân thích”, câu chuyện nàng Ơgiêni tội nghiệp ở tỉnh nhỏ
Xômuya. Bi kịch ở Ơgiêni Grăngđê liên quan đến chuyện miếng ăn, chuyện
tiền. Khi “Grăngđê chồm lên như con ngựa nghe tiếng súng đại bác”, khi
Grăngđê nguyền rủa con suốt đời, là khi túi vàng nho nhỏ của Ơgiêni đã bị
trao cho Saclơ. Lớp xung đột đỉnh điểm là do cái ảnh hưởng trong hộp đồ
trang sức – nhưng lại có gắn vàng… Ơgiêni Grăngđê cũng là bản ký sự quá
trình tích lũy đẫm máu của một tên tư sản mả phát, mà thói keo bẩn trở thành
tập quán luôn “tồn tại trong người như một bản năng” – lão Grăngđê. Ơgiêni
Grăngđê còn là lịch sử phát triển, lịch sử sinh sôi nảy nở của một đồng tiền
vàng – đồng tiền tư bản. Ơgiêni Grăngđê hơn thế, là lịch sử của một thời đại,
một xã hội – thời đại nước Pháp, xã hội nước Pháp ba mươi năm đầu thế kỉ
XIX, nhìn ở sự biến đổi của nó.
Xây dựng Ơgiêni Grăngđê, trên mặt vải tối chung của nước Pháp,
Banzăc phết lên một mầu vàng làm nền cho các hình tượng. Dưới bàn tay
thiên tài của ông, nhân vật Ơgiêni Grăngđê hiện lên rừng rực trong ánh sáng
mặt nền, biểu hiện nội tâm phong phú của thời đại. Bức tranh xã hội nước
Pháp mà Ơgiêni Grăngđê vẽ nên mang đầy đủ ý nghĩa khái quát của nó.
Trong thực tế, vấn đề tiền bạc quyết định mọi ý nghĩ và hành động của
nhân vật tư sản, khơi ra, buộc nút, cởi nút mọi câu chuyện trong xã hội tư sản.
Ở đây tiền là dục vọng cao nhất. Banzăc đã đặt trong lòng mỗi nhân vật
Ơgiêni Grăngđê cái dục vọng ấy. Nóng hổi như một bếp lửa, tiền nung nấu
họ, đẩy họ đi tới, luồn hơi nóng vào tay chân, trí óc họ, soi ra một con đường
sáng cho họ đi, rọi cả những ngóc ngách họ cần luồn lỏi.
Ánh sáng kim tiền trong “Ơgiêni Grăngđê” phơi bày một cuộc vận lộn
ráo riết của xã hội thượng lưu tư sản, trong đó tồn tại một hạng người lấy lợi
và danh làm lẽ sống. Sừng sững trên mặt nền tranh “Ơgiêni Grăngđê” là hình

tượng Grăngđê. Để phán ánh hiện thực xã hội ấy, để tác phẩm mang tình thời

Nguyễn Thị Ngọc Mai

25

Lớp K33A – SP Ngữ văn


×