Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ andersen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.63 KB, 44 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Giáo dục
Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em được
học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thi, người
mà trong thời gian qua đã giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em, cho em những
lời khuyên bổ ích để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Trương Thanh Huyền

Trương Thanh Huyền

1

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả


nghiên cứu và những số liệu trong đề tài chưa được ai công bố dưới bất kì
hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Trương Thanh Huyền

Trương Thanh Huyền

2

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.. .............................................................................................. ...5
1.Lí do chọn đề tài...................................................................................... 5
1.1. Lí do khoa học ..................................................................................... 5
1.2.Lý do sư phạm ...................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 6
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
6. Cấu trúc khóa luận.................................................................................. 9

NỘI DUNG ............................................................................................. 10
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................... 10
1.1.

Giới thiệu thuật ngữ........................................................................ 10

1.1.1. Khái niệm truyện cổ ....................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm cái kì ảo ......................................................................... 12
1.2.

Truyện cổ Andersen ....................................................................... 14

1.2.1.Andersen (1805- 1875) – Thiên tài sáng tác truyện thần tiên………14
1.2.2.Sơ lược về truyện cổ Andersen ........................................................ 16
1.2.3.Thống kê các truyện cổ của Andersen............................................. 17
Chương 2. YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN........... 18
2.1. Sự tác động của yếu tố kì ảo tới cốt truyện ........................................ 18
2.1.1. Khái niệm cốt truyện ...................................................................... 18
2.1.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện cổ Andersen ............................... 18
2.1.3. Sự tác động của yếu tố kì ảo tới cốt truyện trong truyện cổ
Andersen .................................................................................................. 20
2.2. Sự tác động của yếu tố kì ảo tới nhân vật........................................... 26

Trương Thanh Huyền

3

K34A - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.1. Khái niệm nhân vật ......................................................................... 26
2.2.2.Đặc điểm nhân vật trong truyện cổ Andersen .................................. 26
2.2.3.Sự tác động của yếu tố kì ảo tới nhân vật trong truyện cổ Andersen 28
2.3. Vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc giáo dục học sinh tiểu học ........ 32
2.3.1. Yếu tố kì ảo gợi lên ở trẻ ước mơ về cái đẹp................................... 33
2.3.2.Yếu tố kì ảo đưa trẻ đến với cái thiện cái nhân hậu, lên án cái ác, cái
xấu xa ....................................................................................................... 35
2.3.3 Yếu tố kì ảo hình thành và phát triển ở trẻ tình cảm đối với con
người. ...................................................................................................... 36
KẾT LUẬN.............................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................ 41

Trương Thanh Huyền

4

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1.Lý do khoa học
Andersen sinh ra ở Odense Đan Mạch vào tháng 4 năm 1805 một trong
những nhà văn xuất sắc của nền văn học thế giới thế kỉ XIX cùng với những
tác gia như V.Hugo, Balzac, Dickens… Hans Christian Andersen được mệnh
danh “Người kể chuyện thiên tài của nhân dân Đan Mạch và thế giới”. Mọi
người biết đến ông với những pho truyện cổ tích ông kể.
Với Andersen ông sáng tác và gọi thể loại truyện thiếu nhi của mình là:
“truyện thần tiên”. Tuy nhiên trong truyện của ông dù là thần tiên hay con
người cũng đều bắt nguồn từ cuộc sống và đều chứa đựng một ý nghĩa nhân
văn sâu sắc. Andersen đã góp nhặt từng mảnh vụn của cuộc sống, những tiểu
tiết của cuộc đời và không bỏ qua một chi tiết nào dù chỉ là một hạt sương
trên lông chim, một cái đèn rỉ ngoài đường phố, một cái cổ chai, hay một quả
bóng… và tập hợp chúng lại thành một câu chuyện tuyệt vời. Theo như lời
ông nói: “ Những câu chuyện thiếu nhi kì lạ nhất đều được sản sinh ra từ
cuộc sống chân thực… không có một câu chuyện thiếu nhi nào sáng tác có thể
đẹp hơn cuộc sống cả”.
Trong mỗi câu chuyện cổ tích, Andersen đã vận dụng một cách sáng
tạo các thủ pháp nghệ thuật và đã tạo thành những nẻo đường cho bạn đọc đi
vào khám phá. Một trong những thỉ pháp nghệ thuật đó là yếu tố kì ảo. Yếu tố
kì ảo đã được nhà văn sử dụng thành những phương pháp nghệ thuật để ông
đi vào khám phá cuộc sống xung quanh. Phương thức kì ảo từ lâu đời đã có

Trương Thanh Huyền

5

K34A - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mặt trong lịch sử nghệ thuật và cũng đã tạo ra không ít thành quả. Ở những
truyện cổ của mình, Andersen đã sử dụng nhiều hình thức kì ảo khác nhau
nhưng tựu chung lại nó trở thành một phương tiện nghệ thuật chủ yếu của nhà
văn để xây dựng và phát triển những câu chuyện của mình.
Yếu tố kì ảo trong truyện cổ Andersen đóng một vai trò rất lớn tạo vẻ
đẹp lung linh và ý nghĩa sâu xa của truyện kể Andersen.
1.2 Lí do sư phạm
Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện cổ Andersen cũng có ý nghĩa với
tôi trong việc giảng dạy sau này. Nó giúp tôi có thêm hiểu biết về truyện cổ
nước ngoài nói chung và truyện của Andersen nói riêng để có thể cảm thụ
được cái hay cái đẹp và giá trị tư tưởng trong mỗi tác phẩm của truyện cổ
Andersen. Từ đó có những kiến thức vững chắc phương pháp giảng dạy khoa
học và hiệu quả. Đặc biệt thông qua yếu tố kì ảo: “ Truyện cổ Andersen sẽ đi
vào lòng trẻ em như một mòn ăn tinh thần, đồng thời giáo dục, phát triển
nhân cách cho trẻ, bồi dưỡng thắp sáng mơ ước trong tâm hồn trẻ thơ Việt
Nam.”
2. Lịch sử vấn đề
Các nhà phê bình văn học, các nhà văn đều khẳng định Andersen là một
trong những tác giả chuyên viết về truyện cổ tích cho thiếu nhi nổi tiếng nhất
thế giới.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về Andersen đề cập chủ yếu đến
các vấn đề như là: con người, cuộc đời Andersen và các phương diện nghệ
thuật ( nội dung và nghệ thuật) của các câu chuyện.
Trong những bài viết của các nhà nghiên cứu về Andersen đều nhấn
mạnh cuộc đời của Andersen không phải là một câu chuyện thần tiên đẹp đẽ
mà nó là một quá trình chông gai với muôn ngàn cay đắng để có thể vươn lên

thành một nhà văn thiên tài, có sức sáng tạo mạnh mẽ. Chúng ta có thể hiểu

Trương Thanh Huyền

6

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thêm về Andersen qua những cuốn truyện danh nhân, các bài viết như: “ Con
mắt tiếp nhận văn chương”; “ Andersen nhà viết truyện trẻ em tài tình của
nhân dân Đan Mạch và thế giới” hay “ Một cơ hội hiểu hơn về Andersen”.
Viết về Andersen K.Pauxtôpki khẳng định: “ Tôi thực sự mong muốn
khi sắp bước vào thế kỷ XX vĩ đại và gian lao lại gặp được Andersen – con
người kì quặc, đáng yêu ông đã dạy cho tôi tin tưởng vào thắng lợi của ánh
sáng là của trái tim người trên cái ác” [ 9;8]
Về tác phẩm của Andersen cũng có nhiều nhận định:
Theo Đỗ Đức Dục: “ Truyện Andersen chẳng phải là những truyện đơn
thuần viết cho trẻ em, trẻ em thích truyện Andersen đó là điều không ai chối
cãi được. Nhưng ngay cả người lớn cúng rất thú vị khi đọc truyện Andersen
và chính những truyện ngắn của ông lại là những phần nổi tiếng nhất, xuất
sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác rất phong phú và nhiều loại của ông…”
[4;12]. Nhận định trên cho thấy truyện của Andersen không những chỉ dành
cho trẻ em mà ngay cả người lớn cũng yêu thích đọc và cùng suy ngẫm.
Theo Lê Nguyên Cẩn: “ Truyện của Andersen thể hiện những hiểu biết
đã dạng sâu sắc. Vốn hiểu biết đó bao gồm cả chiều sâu, chiều rộng của nền

văn hóa khác nhau (…) Tất cả được kết hợp lại nhờ kĩ năng tưởng tượng
phong phú từ đó chất thơ và sự hấp dẫn của các truyện được tạo ra”[15;23].
Có thể thấy nét đắc sắc trong truyện cổ của Andersen là khả năng tưởng
tượng kì diệu ở cả tình tiết,nội dung và hệ thống nhân vật trong câu chuyện.
Thế giới xung quanh bước vào chuyện của Andersen một cách tự nhiên và
sinh động biết nói năng, đi lại như con người. Chính Andersen đã từng nói :
“ Không có truyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo
ra.” Tất cả đều xuất phát từ cuộc sống và từ cuộc sống bước ra phong phú,
sinh động. Nhân vật trong các câu chuyện của Andersen đều mang vẻ đẹp
chân chất, vẻ đẹp của người lao động. Giá trị nhân đạo chứa đựng trong ngòi

Trương Thanh Huyền

7

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

bút của Andersen Hữu Ngọc nói: “ Văn phong, tính cách của Andersen vừa
giản dị, vừa sâu sắc, vừa lãng mạn, vừa hiện thực bi hài và toát lên tình
người, lạc quan, khoan dung, độ lượng.” [13;8].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và tìm hiểu về những tác phẩm
của Andersen trên cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật đều ở các mức
độ nông sâu khác nhau. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những thế hệ
đi trước và kết hợp một số nguồn tham khảo khác, tôi mạnh dạn đi vào việc
nghiên cứu tìm hiểu: “ Yếu tố kì ảo trong truyện cổ Andersen”.

Tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình để làm phong phú thêm
việc nghiên cứu, tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong những tác phẩm của Andersen.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về
truyện cổ Andersen, thấy được nét độc đáo trong việc sử dụng các yếu tố kì
ảo trong mỗi truyện cổ của ông, thấy được vai trò của các yếu tố kì ảo để từ
đó có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị nghệ thuật và nhân văn mà các yếu tố
kì ảo đó mang lại, nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: yếu tố kì ảo trong truyện cổ của
Andersen.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn bản khảo sát, tôi dựa vào cuốn “
Truyện cổ Andersen” do Nguyễn Văn Hải - Vũ Minh Toàn - Ngô Thanh Tâm
(dịch) NXB Văn học, 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp phân tích tổng hợp

-

Phương pháp so sánh đối chiếu

Trương Thanh Huyền


8

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học
-

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phương pháp phân loại.

6. Cấu trúc khóa luận
- Mở đầu.
- Nội dung
+ Chương 1: Những vấn đề chung
+ Chương 2: Yếu tố kì ảo trong truyện cổ Andersen
-Kết luận
-Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Trương Thanh Huyền

9

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.Giới thiệu thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm truyện cổ
Khi nói đến mấy tiếng “truyện cổ tích” hay “truyện đời xưa”, chúng ta
đều sẵn có quan niệm rằng, đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các
loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại.
Trong đó, có truyện đượm tính chất hoang đường, có truyện gần với sự thật,
có truyện ngụ một ý nghĩa sâu xa, có truyện mang tính nghệ thuật cao, có
truyện hãy còn mộc mạc chưa được gia công tô điểm, có truyện nghiêm trang,
có truyện buồn cười, có truyện dài, có truyện lại rất ngắn, có truyện từ ngàn
xưa để lại, có truyện mới đặt gần đây,..v.v…
Khái niệm “truyện cổ tích” như vậy thật rộng và phức tạp. Chẳng khác
gì nhìn vào một khu rừng trong đó có rất nhiều loại cây: cây to, cây nhỏ, gỗ
tốt, gỗ xấu, mọc chằng chịt lẫn lộn. Cũng vì thế, xác định đặc trưng từng loại
truyện cổ khác nhau để đi đến phân loại truyện cổ vẫn là một công việc hứng
thú và luôn luôn có ý nghĩa đối với nhiều nhà nghiên cứu và sưu tầm văn học
dân gian từ trước tới nay. Tuy nhiên cho đến lúc này, công việc đó vẫn chưa
hoàn thành và chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là thỏa đáng. Nghiêm
Toản và Thanh Lãng cũng như một số người đã không dựa trên một tiêu
chuẩn xác đáng nào trong khi chia truyện cổ thành những loại truyện như
truyện mê tín hoang đường, truyện ma quỷ, truyện thần tiên, truyện ái tình,
truyện luân lí, truyện tòa án, truyện nói về người, truyện nói về vật, ..v.v.Bởi

Trương Thanh Huyền


10

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vì trong những loại truyện luân lí ngụ ngôn, truyện phúng thế hài đàm đâu
phải không có những truyện có tính chất mê tín hoang đường. Và ngược lại,
trong những truyện ma quỷ, truyện thần tiên, cũng chẳng phải là hiếm những
đề tài có tính chất ái tình, luân lí? Cách chia của Nguyễn Văn Ngọc trong bài
“Mào đầu” quyển truyện cổ tích nước Nam cũng chưa đem lại cho ta một sự
phân biệt dứt khoát. Ông quan tâm nhiều đến tính thống nhất về mặt hình thức
của những loại truyện cổ khác nhau chẳng hạn những truyện có kết thúc bằng
những câu phương ngôn lý ngữ được ông liệt vào một loại, những truyện có
xen lẫn câu ca bài hát được chia thành một loại khác. Nhưng quá thiên về
hình thức, tác giả rốt cuộc đã không vượt khỏi chủ nghĩa hình thức đơn thuần.
Có người không phân loại nhưng có ý sưu tập riêng một số truyện, cho đây là
những truyện của trẻ em (đồng thoại) để mặc nhiên phân biệt với truyện của
người lớn. Nếu có thể cho đây là một tiêu chuẩn thì cái tiêu chuẩn phân loại
theo đối tượng thưởng thức kể ra cũng không có gì là phân minh, nhất là với
truyện cổ Việt Nam. Vì khác với các dân tộc phương Tây, người Việt Nam
trước đây sáng tác truyện cổ dường như không có ý định dành một loại nào
riêng cho trẻ em cả. Có lẽ do chỗ khó khăn trong việc phân loại nên đã có
người dựa vào tính chất ảo tưởng khá phổ biến trong các truyện cổ mà chia
đại khái làm hai loại lớn: một loại trong đó ảo tưởng chiếm ưu thế. Như các
truyện động vật, truyện ma quái, truyện thần tiên, .v.v…Và một loại truyện
tương đối ít nhân tố ảo tưởng hơn như các truyện về sinh hoạt, truyện cười,

truyện triết lí, ..v.v…
Trong sách Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu cũng theo lối
này. Ông chia toàn bộ truyện truyền miệng thành hai loại: thần kì và thế sự.
Mỗi loại được chia thành nhiều hạng. Ví dụ, loại thần kì có bốn hạng: truyện
thần tiên, truyện anh hùng, truyện ma quỷ và truyện nói về con người. Loại
thế sự thì có các hạng: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện ngụ ngôn,

Trương Thanh Huyền

11

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

truyện nói về nhân tình thế thái..v.v…Cách sắp xếp này có sự khái quát cao
hơn hẳn những người đi trước, sau khi đi vào các hạng mục nhỏ cũng vẫn còn
dấu vết hình thức. Một truyện triết lí, ngụ ngôn hay khôi hài không nhất định
phải ít nhân tố ảo tưởng hơn một truyện anh hùng, truyện động vật. Ngược lại
cũng không phải cứ truyện động vật, truyện anh hùng nào cũng đều phải có sự
can thiệp của yếu tố thần tiên. Để đạt tới một kết luận định sẵn, tác giả của
truyện không từ một biện pháp nào: có thần kì hay không thần kì đều dùng
được cả.
Như vậy cũng không thể lấy tính chất ảo tưởng làm tiêu chuẩn cơ bản
trong việc phân loại truyện cổ. Phân loại như thế, dễ dẫn chúng ta đến một
tình trạng khó xử: càng sắp xếp chi li thì những đặc điểm riêng về loại hình,
về kết cấu nghệ thuật và cả những mối liên hệ trong nội dung tư tưởng…từng

loại truyện càng dễ bị lẫn lộn. Thế thì phải chăng không thể phân loại truyện
cổ tích một cách rành mạch được. Nhưng để có một ý niệm xác đáng, trước
khi phân loại cần tìm hiểu thấu đáo những đặc trưng cơ bản nhất của từng loại
truyện truyền miệng. Đó là phương pháp cần thiết trong khi nghiên cứu văn
học dân gian.
1.1.2. Khái niệm cái kì ảo
Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên
cứu, phê bình văn học phương Tây, có nhiều công trình nghiên cứu về cái kì
ảo cũng đã ra đời. Việc chuyển dịch thuật ngữ về cái kì ảo, từ tiếng Pháp là
Le Fantastique sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau, điều này cho
thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề.
Lê Nguyên Cẩn dịch là “Cái kì ảo”, giáo sư Hoàng Trinh dịch là “quái
dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị” Tạp chí văn học nước ngoài dịch là “kinh
dị” đó chính là các cách dịch khác nhau của thuật ngữ “Le Fantastique” (cái

Trương Thanh Huyền

12

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

kì ảo). Trong đề tài này tôi dựa trên cách dịch của Lê Nguyên Cẩn là “Cái kì
ảo”.
Định nghĩa về “Cái kì ảo” là một vấn đề, có nhiều ý kiến đưa ra khác
nhau:

Adian Mario trong từ điển các ý kiến văn học thì cái kì ảo chỉ là
“những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực và được
tạo ra do tưởng tượng”. Tiếp theo đó thuật ngữ này tiếp nhận ý nghĩa là
“hình ảnh cảm giác (trong tâm lí học cổ điển) và hình ảnh trí tuệ (trong tâm lí
học hiện đại)”. Ông xác định: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư
cấu”, “trong thực tế cái kì ảo có thể ra đời từ bản thân cái tưởng tượng - cái
duy nhất sinh ra nó, hợp pháp hóa nó và xá định nó như một sản phẩm mỹ
học đặc thù”, “Cái kì ảo tạo ra khả năng thường trực về suy luận, một sự
thâm nhập của cái không có khả năng hoặc không thể nhìn thấy được trong
lĩnh vực của những điều giải thích được” [2;28]
Trong từ điển thuật ngữ văn học George Munteanu xác định: “Cái kì ảo
bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng
hàng loạt nguyên nhân có thực’’ [2;28]. Trong văn học kì ảo Pháp,
M.Schneider cũng đưa ra nhận xét: “ Cái kì ảo khai thác không gian nội tâm,
nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộc sống và hi vọng thay đổi” [2;18].
P.G.Castex cũng cho rằng: “ Cái kì ảo trong văn học là hình thức thuần
túy (…) nó được tạo ra từ giấc mơ, từ sự mê tín, sợ hãi, hối hận, từ sự kích
thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mội hiện
tượng mang tính chất bệnh lý. Nó nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng
khiếp điên cuồng’’ [2;20].
Trong cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, đã đưa ra định
nghĩa từng các thuật ngữ kì ảo, quái dị, kinh dị… Có thể mỗi từ có một ý

Trương Thanh Huyền

13

K34A - GDTH



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nghĩa riêng nhất định xong chúng đều nói lên một nội dung là: những điều
không thực, gây ấn tượng mạnh.
Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi đi vào
mảnh đất của những cái kì ảo. Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận
“Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac” cũng đưa ra nhận định dựa trên sự
tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đã đưa ra kết luận rất xác đáng về khái niệm
cái kì ảo :“Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ
trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi
thường, độc đáo… nó có mặt trong văn học dân gian văn học viết qua các
thời đại nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào
các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [ 2;16].
Với định nghĩa trên đã giúp tôi lấy đó là cơ sở lí luận để khảo sát, phân
tích yếu tố kì ảo được biểu hiện trong truyện cổ Andersen.
1.2.Truyện cổ Andersen
1.2.1. Andersen (1805-1875) – Thiên tài sáng tác truyện thần tiên
Andersen tên thật là Hans Christian Andersen sinh năm 1805 mất năm
1875 là nhà viết truyện nổi tiếng của Đan Mạch. Các truyện của ông được phổ
biến rộng rãi trong nền văn chương trên toàn thế giới bởi vì các tác phẩm này
đã làm cho giới độc giả trẻ tuổi tin tưởng và say mê qua nhiều thế hệ.
Andersen ra đời tại Odense, Đan Mạch là con trai của một thợ đóng giày
nghèo khó, ông qua đời lúc cậu mới 11 tuổi. Vào thuở thiếu thời cậu bé này
đã phải sống trong khu nhà tồi tàn, phải tranh đấu để vươn lên trong một xã
hội có nhiều giai cấp gò bó. Sau khi theo học tại một ngôi trường dành cho
các trẻ em nghèo, Andersen rời bỏ Odense vào tuổi 14 để theo nghề nghệ sĩ
tại thủ đô Copenhagen. Mặc dù cố gắng kiếm ăn bằng các công việc như kịch
sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, Andersen vẫn nằm trong cảnh túng thiếu. Tại

Copenhagen, Andersen được ông Jonas Collin, một trong các giám đốc của

Trương Thanh Huyền

14

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

rạp hát hoàng gia giúp đỡ và ông này trở thành người bạn thâm niên. Nhờ
Jonas Collin, Andersen nhận được một học bổng để theo đại học
Copenhaghen vào năm 1828. Năm sau, Andersen viết ra vở kịch đầu tiên, có
tên là “Tình Yêu trong Tháp của Nhà Thờ Thánh Nicolai”. Andersen cũng
viết các tiểu thuyết và các vở kịch nhưng các sáng tác này ít khi đươc đọc
ngoài miền đất Scanđinavia. Cuốn tiểu thuyết danh tiếng nhất của ông là
“Ứng Tác” (1835). Vào năm 1835, Hans Christian Andersen cho xuất bản tập
truyện thần tiên đầu tiên và ông tiếp tục viết tới tập thứ 156 trước khi qua đời.
Tập thứ nhất gồm các câu chuyện như “ Chiếc Hộp dễ cháy”, “ Claus nhỏ và
Claus lớn”, “ Nàng Công Chúa và Hạt Đậu”, “ Các Bông Hoa của Bé
Ida”… Các truyện của Andersen trở lên phổ biến vào đầu thập niên 1840.
Các tác phẩm của Hans Christian Andersen đã mở ra một hướng mới về
nội dung và thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong phương pháp
kể chuyện. Các câu chuyện của ông hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn do tác giả
đã đưa vào trong truyện các cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu biết tức thời
của trẻ em, trong khi những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm nhìn của lớp
thiếu niên. Andersen đã khéo léo phối hợp khả năng kể truyện tự nhiên và trí

tưởng tượng dồi dào, đã dùng các đặc tính phổ thông trong tuyền thuyết dân
gian để sáng tạo ra những câu chuyện liên quan tới nhiều nền văn hóa.
Do là một nhà văn danh tiếng, Hans Christian Andersen đã quen với
nhiều nhân vật trong hoàng gia Đan Mạch, thân với các nghệ sĩ lừng danh như
nhà soạn nhạc Franz Liszt (1811- 1886), nhà thơ Heinrich Heine (1797-1856),
các tiểu thuyết gia như Victor Hugo (1802-1885) và Charles Dickens (18121870). Andersen đã từng du lịch khắp châu Âu và viết ra nhiều cuốn sách có
liên quan đến các kinh nghiệm của ông, trong số này đáng kể nhất là cuốn
“Tạp Ghi của Nhà Thơ’’ và “Tại Thụy Điển’’. Một cuốn sách tự thuật khác
của ông là cuốn “Truyện Thần Tiên của Đời Tôi”. Loại truyện trẻ em của ông

Trương Thanh Huyền

15

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

bao gồm những truyện thần tiên, truyện dân gian thường hàm chứa các đức
tính tốt, các sự việc cao đẹp, mô tả các đời sống đơn giản hơn thông thường,
với các điều lành, điều dữ dễ dàng nhận dõ. Loại này cũng liên quan đến
những con vật biết nói, với phần kết có những người tốt,người thiện được tán
thưởng và các kẻ gian, kẻ xấu bị trừng phạt. Trong cốt truyện cũng kể tới các
cuộc đi xa, các biến động, nhiều vấn đề rắc rối…nhưng cuối cùng đời sống
tiếp tục tươi sáng và tương lai nhiều hứa hẹn.
Có nhiều truyện trẻ em danh tiếng được nhiều người biết tới, chẳng hạn
như truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô Bé Lọ Lem, Nàng Công Chúa Ngủ

Trong Rừng…Các nhà văn viết truyện trẻ em lừng danh như Charles Perrault
người Pháp, anh em Grimm người Đức, đã tạo nên những câu rất phổ thông,
gây ảnh hưởng tới nền văn chương của Phương Tây. Một bậc thầy hàng đầu
của nhân loại về nghệ thuật viết truyện thần tiên hay truyện trẻ em là nhà văn
Hans Christian Andersen. Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các
truyền thuyết nhân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố
tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời.Qua đây ta có thể thấy được
cuộc đời của ông cũng ảnh hưởng tới những sáng tác của ông sau này.
1.2.2. Sơ lược về truyện cổ Andersen
Andresen là biểu trưng của nhân dân Đan Mạch, ông được nhân dân
Đan Mạch yêu mến và tôn sùng. Đan Mạch tự gọi đất nước của mình là đất
nước của Andersen. Ông được biết đến với những tác phẩm ở mọi thể loại
như du kí, kịch, thơ, tiểu thuyết…nhưng nổi bật nhất là truyện. Truyện của
ông dựa vào truyện dân gian, truyền thuyết lịch sử, đời sống hàng ngày và
cuộc đời của chính ông: “Truyện Andersen là một mảng thời thơ ấu của bất
cứ người dân Đan Mạch nào. Thiên tài của ông khiến chúng cũng là người
lớn. Những truyện đó không những là truyện truyền thống của trẻ em, mà còn
chứa đựng nhiều yếu tố huyền thoại, truyền thuyết phản ánh qua một thế giới

Trương Thanh Huyền

16

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


không thực, những ước mơ và truyền thống của cả dân tộc. Biết bao biểu
trưng đến nay vẫn phù hợp như khi chúng được viết ra”. [14;3]
Truyện cổ tích của Andersen mang nhiều yếu tố kì ảo nhưng rất gần gũi
với cuộc sống đời thường. Chính bản thân ông đã từng nói: “Những câu
truyện thiếu nhi kì lạ nhất đều được sinh ra từ cuộc sống chân thực…không
có một câu truyện thiếu nhi nào sáng tác có thể đẹp hơn cuộc sống cả”.
Đọc truyện của Andersen bạn đọc càng thêm yêu cuộc sống, yêu thiên
nhiên, tin vào niềm tin nghị lực của con người vượt qua mọi hoàn cảnh và
hướng tới tương lai tốt đẹp.
1.2.3. Thống kê các truyện cổ của Andersen


Bảng thống kê - tên các câu truyện cổ của Andersen

(Xem phụ lục)


Trong cuốn: “Truyện cổ Andresen” do Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh

Toàn, Ngô Thanh Tâm (dịch), nhà xuất bản văn học, 2008 có 74 tác phẩm.
Tôi thống kê các truyện có yếu tố kì ảo xuất hiện, số thứ tự và tên các câu
truyện đó.
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy có 74 câu chuyện trong đó các truyện
có yếu tố kì ảo xuất hiện cũng chiếm một số lượng lớn: 23/74 truyện. Đây
cũng là một trong các yếu tố giúp truyện cổ Andersen trở nên hấp dẫn với độc
giả.

Trương Thanh Huyền

17


K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chương 2:
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN

2.1. Sự tác động của yếu tố kì ảo tới cốt truyện
2.1.1. Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động
trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các
tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề của tác
phẩm.
Với khái niệm trên tôi vận dụng khai thác đặc điểm cốt truyện trong
truyện cổ của Andersen.
2.1.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện cổ Andersen
Cũng giống như đặc điểm cốt truyện trong những câu chuyện cổ tích,
đặc điểm cốt truyện trong truyện cổ Andersen là một chuỗi những sự kiện,
biến cố và các hành động của nhân vật, những xung đột xã hội cần được giải
quyết.
Trong truyện “Bầy thiên nga” cô nàng Lidơ xinh đẹp và các anh của
mình đã bị mù dì ghẻ đuổi ra khỏi cung, còn các anh trai của nàng đã bị phù
phép biến thành chim để bay đi kiếm ăn. Nàng Lidơ phải chịu rất nhiều đau
đớn khi đan những chiếc áo gai cho các anh trai của mình. Không những thế
nàng còn bị người ta cho là phù thủy và đưa nàng lên dàn hỏa thiêu. Câu
chuyện kết thúc khi Lidơ đan xong những chiếc áo cho các anh và khi đó các

anh của cô đã trở lại thành người còn nàng thì lấy được nhà vua trẻ được
hưởng cuộc sống hạnh phúc. Mô tuýp người con riêng bị mù dì ghẻ ngược đãi

Trương Thanh Huyền

18

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

rất giống nhau trong các truyện cổ tích thế giới: Tấm Cám, Lọ Lem, Nàng
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn. Và bao giờ câu truyện cũng kết thúc có hậu, cuối
cùng nhân vật chính được hưởng hạnh phúc.
Andersen đã xây dựng thành công những câu chuyện cũng li kì hấp dẫn
với nhiều tình huống phức tạp. Trong truyện không chỉ có mâu thuẫn giữa
nhân vật này với nhân vật khác mà còn có những mâu thuẫn nội tâm nhân vật
gắn với những tình huống, sự kiện nó có tác dụng rất lớn để nhân vật bộc lộ
bản chất sâu kín của mình.
Trong truyện “Nàng Tiên Cá”, Nàng đã dành trọn tình yêu cho Hoàng
tử, nàng đã bất chấp nguy hiểm để cứu hoàng tử trong cơn bão biển. Người
đọc có thể không ngời tới cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử và công chúa thủy cung
lại bất ngờ và bất ngờ và lãng mạn đến vậy. Nhưng mà cũng không được ở
bên hoàng tử lâu bởi nàng phải quay về thủy cung Nàng đã đưa chàng hoàng
tử vào bờ và hi vọng rằng sẽ có ai đó cứu giúp hoàng tử cuộc gặp gỡ đó đã
khiến tình cảm của Nàng tiên cá dành cho hoàng tử càng sâu đậm hơn và
Nàng đã quyết định đánh đổi giọng nói và tiếng hát của mình để được ở bên

hoàng tử. Tưởng chừng như hạnh phúc sẽ đến với Nàng nhưng thực sự đau
khổ khi hoàng tử đã không lấy Nàng mà chàng đã lấy công chúa xinh đẹp
nước láng giềng. Sự kiện này cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Nàng
tiên cá. Nàng sẽ bị tan thành bọt biển trong ngày cưới của hoàng tử một lần
nữa Nàng Tiên Cá lại lâm vào sự lựa chọn. Một bên là cuộc sống thủy cung,
một bên là sự sống của hoàng tử. Nếu như Nàng giết chết hoàng tử Nàng sẽ
quay về thủy cung và sẽ sống với cuộc sống như trước. Trong giây phút phải
lựa chọn giữa sự sống và cái chết Nàng phải đấu tranh nội tâm thì tình yêu đã
chiến thắng. Nàng đã lựa chọn cái chết cho mình để người mình yêu được
hạnh phúc, hoàng tử sẽ được sống bên công chúa xinh đẹp. Mỗi câu chuyện là
một chuỗi tình huống éo le, phức tạp buộc nhân vật phải đấu tranh, phải lựa

Trương Thanh Huyền

19

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chọn, cũng chính nhờ yếu tố này làm cho câu truyện đầy kịch tính, đầy hấp
dẫn.
Cốt truyện trong truyện cổ Andersen được tác giả khai thác từ mọi mặt
của cuộc sống, không những thế thông qua mỗi câu truyện Andersen đã trực
tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình mang đến cho những tác phẩm của
ông một đặc trưng riêng. Truyện của Andersen không chỉ dành riêng cho
thiếu nhi mà ngay cả người lớn cũng yêu thích, tìm đọc. Ẩn chứa đằng sau

mỗi câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em của Andersen là một câu chuyện ngụ
ngôn viết cho người lớn, làm thức tỉnh lòng người, truyền cho họ niềm tin và
sức mạnh tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.
2.1.3. Sự tác động của yếu tố kì ảo tới cốt truyện trong truyện cổ Andersen
Trong mỗi câu chuyện của Andersen, yếu tố kì ảo không phải lúc nào
cũng xuất hiện mà nó tùy thuộc vào mỗi truyện. Chính vì vậy mà việc cho yếu
tố kì ảo xuất hiện đã mang lại nhiều lợi ích.
 Yếu tố kì ảo làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện
Andersen viết truyện thần tiên, trước hết bởi những kỉ niệm tuổi thơ
luôn tươi rói trong kí ức, bởi tình tình yêu dành cho con trẻ và ước muốn đem
đến cho chúng một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và đôn hậu, để chúng lớn
lên thành những người có ích cho xã hội. Bằng nhòi bút của mình Andersen
đã mang đến cho người đọc một thế giới thần tiên mà ở đó những sinh thể
hoang đường thể hiện phẩm chất tính cách như con người. Và chính nhờ yếu
tố kì ảo, hoang đường đó mà câu chuyện trở nên hấp dẫn với bạn đọc.
Trong truyện “Con quỷ sứ của Ông hàng tạp hóa” nhân vật con quỷ
được miêu tả tính cách tâm lí như một con người. Nó rất thân với ông hàng
tạp hóa vì đêm giáng sinh nào ông cũng cho nó một bát kem trộn với bơ tú
hụ…Nhờ có yếu tố hoang đường này mà câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
Bạn đọc hồi hộp theo dõi cuộc đấu tranh tâm lí của con quỷ giữa một bên là

Trương Thanh Huyền

20

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

kem và bơ của ông hàng tạp hóa với một bên là ánh sáng tri thức của anh sinh
viên. Kết thúc câu chuyện là lời tuyên bố của con quỷ sứ: “Ta sẽ sống san sẻ
với cả hai người. Không thể vứt bỏ ông chủ hàng tạp hóa được vì món bột
nhào sữa quả thật là ngon quá!”. Người đọc cảm thấy hài lòng trước sự lựa
chọn của con quỷ sứ.
Trong truyện “Thiên Tinh” nhân vật Thiên Tinh đã phát hiện ra tội ác
của người anh tội lỗi đưa sự thật ra ánh sáng, phơi bày tội ác của kẻ sát nhân,
trả thù cho chàng trai oan ức. Truyện thể hiện sự công bằng ước mơ của nhân
dân và quan niệm “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Đây cũng là yếu tố
tạo nên tính hấp dẫn của mỗi câu chuyện.
Andersen đã dẫn dắt người đọc từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác,
trong truyện “Cái Bóng” kể về một cái bóng đã tách ra khỏi ông chú của
mình trở thành người bình thường sau đó nó lại quay về khiến cho ông chủ
phải làm chiếc bóng cho nó. Một chiếc bóng mà có bao nhiêu mưu mô quỷ
quyệt. Qua đây ta thấy Andersen đã thổi hồn cho vật vô tri khiến nó trở nên
sinh động và cuốn hút đối với độc giả ở mọi lứa tuổi.
Việc vận dụng yếu tố kì ảo vào trong các câu chuyện của mình đã làm
cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì. Người đọc bắt buộc phải đi hết câu
chuyện để tìm ra câu trả lời. Vì vậy người đọc sẽ bị lôi cuốn vào những câu
chuyện. Đặc biệt đối với bạn đọc nhỏ tuổi thì yếu tố kì ảo giúp các em thêm
yêu thích và hứng thú hơn với những câu chuyện kể đây cũng là đặc điểm phù
hợp với tâm lí của trẻ đó là thích tò mò và thích khám phá những điều mới lạ
của các em.
 Yếu tố kì ảo với sự phát triển cốt truyện
Một câu chuyện được coi là thành công khi nó bộc lộ được chủ đề tác
phẩm, Andersen đã sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện để bộc lộ chủ
đề truyện, không những thế mà yếu tố kì ảo còn giúp câu chuyện phát triển


Trương Thanh Huyền

21

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

một cách tự nhiên theo một lôgic nhất định. Người đọc không cảm thấy hụt
hẫng hay thất vọng mà từ từ theo dõi diễn biến câu chuyện. Trong các câu
chuyện của mình, Andersen đã sử dụng các yếu tố kì ảo để tạo nên một hệ
thống hoàn chỉnh về các sự kiện và hành động của nhân vật.
Trong truyện “Em bé bán diêm” nhân vật chính ở đây là một em bé
nghèo khổ, em xuất hiện trong khung cảnh “Rét dữ dội, tuyết rơi, trời đã tối
hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa”. Người ta nhìn thấy một em bé gái nhỏ đầu
trần, chân đi đất đang dò dẫm trong đêm tối. Em bé băng qua đường lúc hai
chiếc xe ngựa đang phi nước đại. Thật là đáng thương, hình ảnh em bé đối
nghịch với những hình ảnh của những người qua đường, ai cũng trong những
bộ quần áo mới còn em “Chiếc tạp dề cũ kĩ của em đựng đầy diêm và trên tay
em còn cầm thêm một bao”. Khác với những đứa trẻ khác chúng được sống
trong giàu sang được bố mẹ che chở yêu thương còn em “Em sẽ không thể
nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một
đồng xu nào đem về, nhất định cha em sẽ đánh em’’. Vật chất đã không có
tình cảm thì thiếu thốn. Em thực sự tuyệt vọng và trong cái giá lạnh ấy em có
một ước mơ đơn sơ mà cháy bỏng: “Lúc quẹt một que diêm lên mà sưởi cho
đỡ rét một chút nhỉ?” và em đã thực hiện ước mơ nhỏ bé ấy - điều mà em
chưa bao giờ dám nghĩ tới. Mỗi que diêm cháy lên là một ước mơ được lóe

sáng thế nhưng ước mơ vừa được lóe lên thì lại biến mất ngay khi que diêm
vụt tắt. Hình ảnh cuối cùng mà em thấy: “Người bà già cả đang đứng giữa
quầng sáng đó, trông rực rỡ dịu dàng và âu yếu”. Chính nhờ que diêm đã đưa
em về để gặp lại người bà - người duy nhất yêu thương em, dành cho em sự
chăm sóc. Em ao ước được đến với bà, được sống trong sự yêu thương chăm
sóc của bà, nhưng em hiểu rằng tất cả mọi điều em đang được nhìn thấy sẽ
biến mất trong khoảnh khắc ngắn ngủi chính là khi que diêm tắt và em đã
quyết định quẹt hết số que diêm còn lại để có thể níu giữ bà ở lại bên mình.

Trương Thanh Huyền

22

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ước mơ đó của em đã được chấp nhận. Em đã được bay cao, bay cao mãi
cùng với bà bay tới nơi chan hòa ánh sáng, tráng lệ, không còn giá lạnh,
không còn đói khát “Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa”. Câu chuyện
có thể kết thúc ở đây nhưng nhờ có các yếu tố kì ảo mà người đọc đã bớt
thương tâm về cái chết của em, phải chăng cái chết với em như là một ơn huệ,
em đã đạt được ước mơ của mình em sẽ không phải chịu cảnh đói khổ, không
bị đánh, không bị bỏ đói nữa. Em sẽ được ở bên người bà yêu quý của mình
được đón giao thừa bên lò sưởi, được thưởng thức hương vị của ngỗng quay
với cây thông Noel và ánh sáng chan hòa. Cái chết đối với em như là sự giải
thoát, em ra đi mà đôi má vẫn còn ửng hồng và nụ cười vẫn nở trên môi. Bạn

đọc sẽ nghĩ tới một câu chuyện mới, trong câu chuyện đó em bé bán diêm sẽ
được sống hạnh phúc trong tình yêu thương, che chở của người bà.
Trong truyện “Đứa trẻ mồ côi’’, bà mẹ đã mất đi đứa con út của mình người con trai duy nhất của bà, bà đau buồn và tưởng chừng dường như tuyệt
vọng. Bà chìm đắm trong buồn phiền và không để ý tới hai đứa con gái và
người chồng cho đến khi bà gặp được nhân vật thần chết, thần chết đã đưa bà
đến với thế giới khác ở đó bà gặp lại người con trai của mình. Bà nhìn thấy
cậu bé đang sống rất vui vẻ trên thiên đàng cùng với những người bạn bà rất
vui mừng và khi trở về với thực tại bà hiểu ra rằng thượng đế vừa mới soi
sáng tâm trí bà, tiếp thêm sức sống cho bà. Nhờ sự xuất hiện của thần chết đã
giúp người mẹ vơi đi nỗi đau và hiểu được rằng cần phải vượt lên sự đau khổ,
phải biết chấp nhận sự thật và đối diện với hiện tại. Giờ đây bà hiểu rằng
mình cần phải dũng cảm trước sự đau khổ và làm chỗ dựa tinh thần để an ủi
và khuyến khích chồng con. Phải tin tưởng lạc quan vào cuộc sống. Andersen
đã xây dựng thế giới kì ảo trong giấc mộng của các nhân vật trong truyện.
Đây cũng chính là phương thức phản ánh và chiếm lĩnh hiện thực “trong
tưởng tượng và bằng tưởng tượng”. Điều này giúp cho câu chuyện được phát

Trương Thanh Huyền

23

K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

triển thêm, giúp cho người đọc như nhìn thấy một thế giới khác - thế giới
trong mộng. Cô bé Lidơ trong “Bầy chim thiên nga” nhờ gặp được bà tiên

MoocGan trong giấc mộng và được bà chỉ cho cách hóa giải bùa phép để cứu
được các anh của mình. Trong những giấc mơ ấy nhân vật được giao tiếp với
thần linh, với người đã mất để biết được họ vẫn còn sống và sống rất vui vẻ
(đứa trẻ mồ côi). Phải chăng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện không bị rơi
vào bế tắc và giúp nhân vật tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn. Phải chăng có
một thế lực siêu nhiên đang tồn tại.
Yếu tố kì ảo giúp nhân vật giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong xã hội
hay trong chính nội tâm nhân vật. Từ đó giúp cho người đọc phát huy hết trí
tưởng tượng của mình. Mỗi một cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột truyện
đều mang lại những bài học, ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
 Yếu tố kì ảo mang lại cho câu chuyện một kết thúc có hậu
Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang một giá trị nhân văn sâu sắc, nó thể
hiện được ước mơ, lý tưởng của con người chính vì vậy nên khi kết thúc mỗi
câu chuyện cổ tích đều là một kết thúc có hậu, một kết thúc viên mãn. Cũng
dựa trên quan điểm đó Andersen cũng xây dựng cho những câu chuyện của
mình mang một kết thúc có hậu.
Trong các câu chuyện của Andersen yếu tố kì ảo góp một phần không
nhỏ để đi tới một kết thúc có hậu. Yếu tố kì ảo xuất hiện khi câu chuyện đi
vào bế tắc, không giải quyết được lúc đó lực lượng kì ảo xuất hiện sẽ lái câu
chuyện sang một hướng khác, nó phù trợ cho các nhân vật thiện, giúp đỡ họ
vượt qua khó khăn để có thể chiến thắng bản thân và chiến thắng cái ác. Điều
này cũng phù hợp với quan niệm “Ở hiền gặp lành” mang tính chất lí tưởng
và thể hiện ước mơ của con người về sự hoàn thiện hoàn mĩ.
Trong “Bầy chim thiên nga” bà tiên MoocGan đã giúp nàng Lidơ giải
cứu được các anh của mình, phá được âm mưu của mụ phù thủy độc ác từ đó

Trương Thanh Huyền

24


K34A - GDTH


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nàng lại được trở về bên các anh và nàng đã lấy được nhà vua trẻ. Nhân vật
anh lính trong truyện “Chiếc bật lửa” nhờ gặp được mụ phù thủy đã lấy được
chiếc bật lửa thần và từ đây cuộc đời anh lính đã bước sang một trang mới
anh được sống cuộc sống của những người giàu sang mà anh chưa bao giờ
dám nghĩ tới cùng với sự giúp đỡ của ba con chó thần anh đã lấy được công
chúa và được làm vua hưởng cuộc sống hạnh phúc. Có thể thấy rằng yếu tố kì
ảo đã giúp nhân vật thay đổi theo hướng tích cực và cốt truyện cũng phát triển
theo hướng tích cực.
Trong truyện “Nàng tiên cá’’ nhờ có sự giúp đỡ của yếu tố kì ảo mà
Nàng tiên cá đã không chết, không tan thành bọt biển không những thế nàng
lại trở thành người con gái của không chung, có thân hình trong suốt, giọng
nói nhẹ nhàng. Câu chuyện khép lại là cái chết của nàng tiên cá nhưng bạn
đọc sẽ không cảm thấy đau xót mà ngược lại người đọc lại nhìn thấy hình ảnh
đẹp hơn về nàng tiên cá, cảm phục trước sự hi sinh cao cả cho tình yêu của
nàng. Không những thế nàng tiên cá còn có được linh hồn bất diệt như mơ
ước, bay đi khắp thế gian để giúp đỡ mọi người đó cũng chính là một mơ ước
cả. Câu chuyện tuy có vẻ hoang đường nhưng nó lại phù hợp với quy luật của
tự nhiên. Nàng tiên cá sẽ vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc. Có thể thấy
rằng yếu tố kì ảo không chỉ kéo cốt truyện sang hướng tích cực mà còn mang
đến cho câu chuyện một kết thúc tốt đẹp. Điều đó chứng tỏ tuy thần tiên
không thể sống chung với con người nhưng sẽ luôn ở bên con người và mang
lại hạnh phúc cho con người. Qua đây cũng có thể khẳng định sẽ không bao
giờ cái ác thắng được cái thiện và cuối cùng cái ác cũng sẽ bị tiêu diệt tận

gốc, điều này phù hợp với lôgic nhân quả ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Andersen đã vận dụng một cách sáng tạo yếu tố kì ảo để tác động vào
từng đặc điểm của cốt truyện mang lại cho câu chuyện không những là sự hấp
dẫn mà còn giúp cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên, không gò bó.

Trương Thanh Huyền

25

K34A - GDTH


×