Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: QL Trật tự an toàn GT và TT đô thị trên TP Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.29 KB, 19 trang )

TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

LỜI NÓI ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa sẽ tạo đà
thuận lợi, cho đô thị hoá nước ta phát triển với quy mô rộng và tốc độ
nhanh trong những thập kỷ tới. Vấn đề trật tự và an toàn giao thông đô
thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường,
cảnh quan đô thị, đời sống sinh hoạt của dân cư cho nên Nhà nước cần
phải tăng cường quản lý về lĩnh vực này vì các vi phạm đang có xu
hướng gia tăng và phát triển rất nhanh.
Quản lý nhà nước về đô thị là những hoạt động quản lý mang
tính tổng hợp trên cơ sở quản lý của các chuyên ngành kết hợp với
quản lý lãnh thổ, bao gồm hệ thống các quy định chính sách, tổ chức,
cơ chế biện pháp, phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử
dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô
thị theo các mục tiêu định hướng đặt ra với hiệu quả cao nhất.
Tiểu luận này tôi muốn đề cập đến vấn đề quản lý trật tự an toàn
giao thông đô thị và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ph¹m B×nh Long

1


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

I. THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HUỐNG
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
của cả nước, vì vậy nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thành phố tập trung đông dân cư với nhiều hoạt


động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đi lại giao tiếp, sinh hoạt, nghỉ
ngơi, giải trí… diễn ra sôi động và đan xen trong cuộc sống hàng ngày
ở đô thị.
Hệ thống đường giao thông của thành phố Hà Nội rất lạc hậu và
thấp kém so với các nước phát triển, diện tích đất giành cho giao
thông thấp chỉ chiếm khoảng 7 – 8%, mặt cắt đường nhỏ hẹp, giao cắt
nhau cùng cốt, chất lượng đường giao thông kém, biển báo giao thông
chưa đầy đủ. Mạng lưới đường Hà Nội được tạo thành bởi các trục
đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng hình
nan quạt và các trục đường đô thị gồm các đường vành đai, các
đường trục đô thị chính và các đường phố. Đặc điểm chung của hệ
thống đường vành đai, do chưa được xây dựng cải tạo, một số đoạn
chưa đảm nhận được chức năng của tuyến đường. Đường rộng từ 15m
trở lên chưa nhiều, đặc biệt khu phố có chiều rộng chỉ từ 6 đến 8m,
khoảng cách đường tới ngã 3, ngã 4 từ 50 – 100m, cùng với hỗn hợp
các phương tiện, dẫn tới tốc độ xe chạy trung bình từ 15 – 20km/h.
Thành phố Hà Nội có 558 nút giao cắt ở 7 quận nội thành, có 35
điểm giao cắt có hệ thống đường sắt quốc gia chạy qua, trong đó có
rất nhiều điểm chưa có đầy đủ các biển báo, đèn hiệu và các điều kiện
an toàn giao thông cho các phương tiện đi lại. Khi tàu hoả chạy qua
đoạn đường tắc thường gây ách tắc giao thông hàng tiếng, gây ồn ào,
ô nhiễm…

Ph¹m B×nh Long

2


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi


Thành phố Hà Nội có 112.000 xe cộng thêm với 1,5 triệu chiếc
xe máy. Với đông đủ các thành phần tham gia giao thông như công
nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên… luôn có 60 – 62% dân cư Hà Nội
tham gia giao thông mỗi ngày. Hà Nội sẽ lâm vào tình trạng ngày
càng ùn tắc khủng khiếp. Vỉa hè của Hà Nội có diện tích khoảng 1
triệu m2 và 300km đường nội thành, không đủ chỗ dù chỉ là để đỗ nếu
tất cả số xe nói trên cùng đỗ, số lượng và công suất bãi đỗ xe không
đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do vậy dành khoang đường, khoang
vỉa hè làm bãi đỗ xe tạm gây mất trật tự giao thông đô thị.
Sự tăng trưởng dân số của thành phố Hà Nội không hẳn dựa trên
nhu cầu phát triển lao động và việc làm mà một phần do thất nghiệp,
thiếu việc làm ở nông thôn gia tăng ở mức cao. Đồng thời mức sống ở
đô thị và nông thôn còn quá chênh lệch nên dòng dân nông thôn di
chuyển vào đô thị ngày càng nhiều. Ngoài ra, khách vãng lai, khách
du lịch đi dạo và thăm quan thành phố Hà Nội cũng rất lớn và càng
đông hơn vào các ngày nghỉ cuối tuần cũng như các ngày lễ, ngày Tết.
Hiện nay thành phố Hà Nội có khoảng vài chục ngàn người ngoại tỉnh
làm ăn sinh sống. Họ thuê trọ, sống tạm bợ trong khu lao động,
thường làm các nghề như xe ôm, đánh giầy, bán báo, bán hàng rong,
đồng nát. Hàng ngày những người này từ năm cửa ô dắt díu nhau gánh
gồng, xe đẩy, xe thồ vào các phố phường trung tâm. Đội quân lao
động nông thôn này gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự, an toàn giao
thông và trật tự đô thị, làm cho đô thị quá tải, xuống cấp…
Tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè hiện nay là khá phổ biến
với nhiều dạng như làm nơi kinh doanh buôn bán, biến thành nơi đỗ

Ph¹m B×nh Long

3



TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

xe tĩnh, xây bục bệ trái phép, làm nơi tập kết hàng trung chuyển hàng
hoá và là chỗ nghỉ ngơi của dân lao động ngoài tỉnh nằm chờ việc…
Hoạt động vỉa hè, lòng đường gắn liền với đời sống dân sinh,
khá nhạy cảm, phức tạp và nan giải. Không ít lỗi vi phạm, người ta lấy
lý do vì mưu sinh của một bộ phận dân cư để xem nhẹ, thậm chí bỏ
qua. Và cứ thế vi phạm ngày càng tràn lan, không ai xử lý ai.
Trước thực trạng giao thông và vận tải của nước ta nói chung và
các thành phố nói riêng. Chính phủ ban hành nghị định số
36/2001/NĐ – CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 về việc đảm bảo trật tự
an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị, ban hành
Nghị quyết 13/2002/NQ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 về các giải
pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông.
Để tạo thêm sức mạnh, điều kiện thực hiện các nghị định và
nghị quyết trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2003/NĐ – CP
và số 15/2003/NĐ – CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 quy định xử phạt
hành chính về giao thông đường bộ.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội căn cứ vào: luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, pháp lệnh thủ đô Hà Nội, các nghị
định, nghị quyết của Chính phủ về giao thông đường bộ, thực trạng
giao thông vận tải của Thành phố. Hội đồng nhân dân thành phố đã
ban hành nghị quyết số 34/2003/NQ – HĐ ngày 13 tháng 02 năm
2003 về một số giải pháp và cơ chế, chính sách để kiềm chế gia tăng
và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa
bàn thành phố Hà Nội.

Ph¹m B×nh Long


4


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành: Quyết định số
26/2003/QĐ – UB ngày 30 tháng 01 năm 2003 về việc quy định hoạt
động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định số 63/2003QĐ – UB ngày 14 tháng 05 năm 2003 ban hành
quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG
Trên tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
chiều rộng 12mét, chiều dài khoảng 1000mét, giao cắt với 3 tuyến
đường khác. Chiều rộng vỉa hè hai bên của tuyến phố không đều nhau,
chỗ rộng nhất 2,5m, hẹp nhất là 1,2m. Đây là tuyến đường các phương
tiện giao thông được đi lại hai chiều. Người và phương tiện tham gia
giao thông trên tuyến đường này bao gồm xe ô tô, xe mô tô, xe gắn
máy, xe đạp, xe thồ, xe đẩy và người đi bộ gánh hàng rong đi bán.
Trong giờ cao điểm giao thông, xe thồ, xe đẩy và người đi bộ
gánh hàng rong đi bán chiếm gần hết phần đường, vì vậy các phương
tiện còn lại phải tránh sang phía trái phần đường của mình gây cản trở
phương tiện đi ngược chiều. Kết quả là gây ùn tắc giao thông, khi xảy
ra ùn tắc giao thông các phương tiện phía sau cứ nhao lên phía trước
chiếm toàn bộ phần đường của chiều ngược lại, hai bên không chịu
nhường đường cho nhau mặc dù đã có vạch kẻ đường. Hậu quả là ùn
tắc giao thông. Thời gian ùn tắc kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ.
Lòng đường biến thành nơi họp chợ. Trong đó người bán hàng
xếp hàng hoá trên xe thồ, xe đẩy và những gánh hàng rong, người mua

là những người dân số ở khu vực gần đó và những người đi xe máy
qua đó dừng lại vào mua.

Ph¹m B×nh Long

5


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

Khi lực lượng chức năng như: cảnh sát giao thông, cảnh sát trật
tự, thanh tra giao thông công chính xuất hiện thì người bán và người
mua chạy toán loạn. Sau đó khi lực lượng chức năng đi qua thì tình
trạng lấn chiếm lòng đường lại xảy ra.
Tại điểm giao cắt với các tuyến phố khác có đèn xanh, đèn đỏ,
vạch dành cho người đi bộ, vạch kẻ phần đường dừng xe khi có tín
hiệu đèn đỏ. Khi đèn đỏ bật lên, nếu không có lực lượng chức năng
đứng ở đó thì sẽ có một số người sẵn sàng vượt đèn đỏ, còn đa phần là
để xe trèo lấn lên vạch dành cho người đi bộ, khiến họ phải đi lùi lên
phía trước, đã đẩy các khoản không của giao lộ hẹp lại khiến cho việc
lưu hành giao thông trở nên khó khăn và dẫn tới ùn tắc giao thông.
Trên vỉa hè hai bên của tuyến phố có các cửa hàng, doanh
nghiệp kinh doanh, dịch vụ chiếm dụng vỉa hè làm nơi bày bán hàng
hoá, dịch vụ. Để bán được hàng hoá - dịch vụ, người ta để và treo biển
quảng cáo các loại ở mọi vị trí có thể trên vỉa hè và khoảng không
gian phía trên, ngoài ra người ta còn lắp đặt mái che phía trước cửa
hàng để che nắng, che mưa bảo vệ hàng hoá, làm bục bệ, làm cầu dẫn
xe một cách tùy tiện.
Vỉa hè còn là nơi để xe của các nhân viên cửa hàng và khách
đến giao dịch mua bán. Những người dân sống trong ngõ của tuyến

phố này sử dụng vỉa hè để bán hàng ăn uống và giải khát. Việc sử
dụng vỉa hè diễn ra một cách tuỳ tiện, người dân có thói quen coi vỉa
hè phía trước nhà thuộc quyền sử dụng của mình.
Trong quá trình thực hiện việc giải toả các vi phạm trật tự đô thị,
lấn chiếm hè đường để kinh doanh buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng
làm lều lán, bục bệ… ở các tuyến phố. Ngày đầu “ra quân” các lực

Ph¹m B×nh Long

6


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

lượng chức năng của phường sở tại hăng hái đến mức rầm rộ, trống
phách, thanh la não bạt rộn ràng. Xe máy cắm cờ lá chuối xanh đỏ
chạy rầm rầm qua tuyến phố này, mấy chị hàng rong, vài anh xe thồ
nhìn thấy từ xa đã kịp chạy mất, những trường hợp lấn chiếm vỉa hè
vội vàng thu dọn đồ vào phía trong trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè.
Việc làm này chỉ duy trì được một, hai ngày đầu ra quân, sau lại
trầm xuống, không tổ chức duy trì kiểm tra, chống tái lấn chiếm vì
vậy tình trạng vi phạm, lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn với mức độ cao
hơn.
III. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
Quản lý phát triển đô thị là thoả mãn hài hoà những nhu cầu của
con người về lao động và việc làm, nhà ở, cung cấp dịch vụ, nghỉ
ngơi giải trí và giao tiếp trên cơ sở hài hoà, cân đối, thống nhất và bền
vững giữa các yêu cầu đòi hỏi của xã hội với các nhu cầu nguyện
vọng, sở thích của cá nhân, tập thể, tức là giữa lợi ích chung và lợi ích
riêng.

Đô thị các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao
động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách lối sống
thị dân, lối sống công nghiệp.
Theo nghị định 72/2001/NĐ – CP của chính phủ, ban hành ngày
5/10/2001, các đô thị nước ta là khu dân cư tập trung có đủ hai điều
kiện sau đây:
+ Về thể chế: Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
+ Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn
sau:

Ph¹m B×nh Long

7


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh
thổ nhất định, nhỏ nhất là một tiểu vùng trong huyện.
- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số
lao động của nội thành, nội thị.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải
đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy
định cho từng loại đô thị.
- Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính
chất và đặc điểm của từng loại đô thị, tối thiểu phải đạt 2000
người/km2.

Để công tác quản lý Nhà nước đối với các đô thị có hiệu quả,
cần phải phân cấp quản lý đô thị. Mục đích của phân cấp quản lý đô
thị về mặt hành chính các đô thị được phân cấp quản lý để phân rõ
trách nhiệm quản lý về mặt hành chính cho các cấp từ trung ương đến
địa phương. Trên cơ sở đó phát huy quyền chủ động sáng tạo của từng
cấp trong việc lập quy hoạch kế hoạch xây dựng đô thị, chủ động đầu
tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng vốn tự có của ngân sách địa
phương, xây dựng các quy chế phù hợp với từng địa phương để quản
lý quá trình tổ chức xây dựng và khai thác các công trình công cộng
trong đô thị.
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ – CP ngày 05/10/2001 của
Chính phủ và Thông tư liên tịch số 02/2002 – TTLT – BXD –
TCCBCP, ngày 08 tháng 03 năm 2002, quản lý đô thị Việt Nam được
phân cấp như sau:

Ph¹m B×nh Long

8


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

- Cấp trung ương: quản lý các thành phố trực thuộc trung ương,
đô thị loại đặc biệt, loại 1, là thành phố trực thuộc trung ương.
- Cấp tỉnh: quản lý các thành phố thuộc tỉnh và các thị xã, là các
đô thị loại 2, loại 3 và loại 4.
- Cấp huyện: quản lý các thị trấn, là các đô thị loại 4 và loại 5.
Quản lý nhà nước về đô thị là tổ chức và điều hành đối với các
quá trình phát triển đô thị, thông qua các cấp chính quyền và các cơ
quan chuyên môn, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

giao cho trong xây dựng đô thị, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn, vệ
sinh đô thị phục vụ cho cuộc sống cộng đồng dân cư đô thị theo các
mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nhà nước ở đô thị theo nghĩa rộng bao gồm nhiều lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nội thành… Trong chuyên đề
này nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về đô thị gồm: phân loại
và phân cấp quản lý đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý nhà ở
và đất ở đô thị, quản lý về hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý về bảo vệ
cảnh quan môi trường đô thị, quản lý hạ tầng xã hội, quản lý hạ tầng
xã hội, quản lý trật tự an ninh, an toàn toàn đô thị.
Theo thông báo của Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội là đô thị
đặc biệt do trung ương quản lý. Trong những năm qua, công tác quản
lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được
những kết quả sau: Đã hình thành và xây dựng ở giai đoạn đầu hệ
thống thiết chế và bộ máy quản lý nhà nước về đô thị trong nền kinh
tế thị trường trong quản lý đô thị. Cải cách, hoàn thiện và đổi mới về
tổ chức bộ máy, cơ chế và thủ tục hành chính. Đã ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị tương đối hoàn chỉnh và

Ph¹m B×nh Long

9


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

bước đầu đi vào cuộc sống. Bước đầu có một đội ngũ cán bộ công
chức quản lý đô thị, thường xuyên đào tạo lại để chuẩn hoá trình độ
nghiệp vụ chuyên môn và quản lý.
Bên cạnh những kết quả đạt được quản lý về đô thị còn có

những tồn tại và yếu kém. Cụ thể là: cơ sở pháp lý còn thiếu cụ thể và
không đồng bộ, rõ ràng trong phân cấp quản lý, đồng thời lại thiếu
tính thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các ban ngành,
có khi lại chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Bộ máy quản lý nhà nước
về đô thị còn cồng kềnh, chuyển đổi chậm so với sự phát triển và nhu
cầu quản lý của kinh tế thị trường. Một phần lớn cán bộ, công chức
quản lý chưa vững nghiệp vụ và chuyên môn. Một bộ phận không nhỏ
còn thoái hoá biến chất. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ
giữa các cơ quan ban ngành cùng tham gia quản lý đô thị. Thực thi
công tác quản lý chồng chéo, để trống, đối lập nhau còn xảy ra trong
điều hành, trong điều hành, trong thanh tra xử lý vi phạm. Còn nhiều
biểu hiện dây dưa, đùn đẩy trách nhiệm. Thủ tục hành chính còn phiền
hà, cửa quyền, độc quyền, độc đoán, tham nhũng đã hạn chế không
nhỏ hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong đô thị. Công tác
tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành luật còn
yếu, thiếu tính thường xuyên liên tục và rộng rãi trong cộng đồng dân
cư ở đô thị.
Vấn đề trật tự an toàn giao thông đô thị phụ thuộc vào các yếu
tố như quản lý nhà nước về đô thị, số lượng phương tiện tham gia giao
thông,ý thức trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao
thông của người tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
như quy hoạch, chỉ dẫn, biển báo trên đường phố.

Ph¹m B×nh Long

10


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi


Trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm thực hiện nghiêm nghị
quyết 13/2002/NQ – CP của Chính phủ và Nghị quyết 34/2003/NQ –
HĐ của Hội đồng nhân dân thành phố về giải pháp và cơ chế, chính
sách để kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số
63/2003/QĐ – UB quy định về quản lý vỉa hè lòng đường, đây là quy
định nhằm quản lý và sử dụng vỉa hè phố để đảm bảo trật tự an toàn
giao thông và trật tự đô thị, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường.
Trong đó, phải đưa hè phố về đúng chức năng là phục vụ cho người đi
bộ và phục vụ các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng của thành
phố. Do đó, mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng hè phố bắt
buộc phải tuân thủ. Cấm đào bới, đục phá vỉa hè, cấm xây bục bệ cầu
dẫn xe trên hè và từ dưới lòng đường lên hè.Mọi trường hợp khi đào
vỉa hè phải có giấy phép của cấp có thẩm quyền. Cán bộ kinh doanh,
cửa hàng cửa hiệu, dịch vụ chỉ được phép bày bán hàng hoá, vật dụng
trong phạm vi cửa hàng, không được treo, bày bán hàng hoá chiếm
không gian trước mặt của cửa hàng, cửa hiệu. Cấm các hàng rong,
hàng ăn uống bày bán trên vỉa hè. Các cửa hàng, cửa hiệu, dịch vụ
phải có trách nhiệm bố trí chỗ đỗ xe cho khách. Riêng với cơ quan
phải xin phép của cấp có thẩm quyền. Các cơ quan, đơn vị hộ gia đình
có nhà mặt tiền không được xây dựng bục bệ trước trụ sở, nhà mình.
Tuyệt đối không để ô tô, tập kết vật liệu xây dựng trên vỉa hè. Các
trường hợp xây dựng cần thiết sử dụng tạm thời vỉa hè phải xin phép
và đảm bảo không gây cản trở cho người đi bộ trên vỉa hè.
Theo quy định, Sở giao thông công chính chịu trách nhiệm quản
lý xây dựng, sử dụng, duy tu vỉa hè, lòng đường, hướng dẫn uỷ ban

Ph¹m B×nh Long

11



TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

nhân dân quận, huyện, phường, thị trấn tổ chức quản lý xây dựng, duy
tu đường làng ngõ xóm theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố
và tổ chức kiểm tra xử lý các vi phạm. Cá nhân có nhu cầu sử dụng
tạm thời vỉa hè cho việc cưới, việc tang phải xin phép Uỷ ban nhân
dân phường, thị trấn nơi cư trú, Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn chịu
trách nhiệm kiểm tra, xác nhận cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè đối
với cá nhân có đơn xin phép. Thời gian sử dụng tạm thời không quá
48 giờ kể từ khi được UBND phường, thị trấn cho phép và phải dành
lối đi ít nhất 1m cho người đi bộ. Đối với tổ chức, cá nhân có đăng ký
kinh doanh, có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè lòng đường vào việc
bán hàng ăn uống phải xin phép UBND phường sở tại. Uỷ ban nhân
dân phường sẽ sắp xếp, bố trí việc bán hàng ăn, uống vào nơi thích
hợp và cho phép bán hàng ăn, uống theo những điều kiện cụ thể. Các
cửa hàng ăn uống chỉ được phép sử dụng vỉa hè bán hàng từ 5giờ đến
8 giờ sáng và từ 19 giờ đến 23 giờ tối. Các tổ chức cá nhân có nhu cầu
sử dụng tạm thời vỉa hè rộng hơn 3m làm nơi trông giữ xe đạp, xe
máy phải làm hồ sơ theo hướng dẫn của Sở giao thông công chính Hà
Nội. Uỷ ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra Uỷ ban nhân dân phường bố trí chỗ để tạm thời xe đạp, xe máy cho
các cơ quan, nhà riêng thuộc địa bàn quản lý. Cấm các tổ chức, cá
nhân trông giữ xe đạp, xe máy không có giấy phép. Vỉa hè rộng dưới
3m phải dành 1m cho người đi bộ.
Nhìn chung, các quy định nêu trên không có gì mới, chỉ có phần
cụ thể hơn, “tăng quyền” hơn cho các UBND phường, thị trấn trong
việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè - việc trước đây thuộc Sở giao
thông công chính. Thực tế quản lý trật tự đô thị nói chung và vỉa hè


Ph¹m B×nh Long

12


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

nói riêng cho thấy hiệu quả các quy định nêu trên phụ thuộc vào cách
làm, các tổ chức thực hiện. Qui định của thành phố là xử lý nghiêm
những vi phạm về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường. Cán bộ, cơ
quan quản lý cấp phép, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, kỷ luật theo pháp
lệnh công chức từ mức cảnh cáo đến buộc thôi việc. Các tổ chức, cá
nhân không tự giác chấp hành qui định sẽ bị xử lý theo pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính.
Quyết định 63/2003/QĐ – UB ban hành quy định quản lý và sử
dụng vỉa hè lòng đường là một bước cụ thể hoá luật, các nghị định của
chính phủ. Để triển khai thực hiện tốt, thành phố cần phải có văn bản
hướng dẫn cụ thể kèm theo. Vì có những quy định mâu thuẫn nhau
trong Quyết định này. Cụ thể điều 3 mục 3 có ghi “Vỉa hè chỉ được sử
dụng cho việc đi lại, không được bán hàng, bày hàng, đặt biển quảng
cáo và chiếm không gian trên vỉa hè treo hàng hoá, cấm hạ thấp vỉa hè
làm cầu dẫn đưa xe lên xuống” còn Điều 12 thì quy định “Tổ chức cá
nhân có đăng ký kinh doanh, có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè vào
việc bán hàng ăn uống, phải làm đơn xin phép UBND phường, thị trấn
nhận đơn, bố trí sắp xếp bán hàng ăn, uống vào nơi thích hợp, cho
phép bán hàng ăn, uống theo những điều kiện cụ thể do Sở thương mại
quy định”.
Mặt khác nếu đem áp dụng quyết định này với các điểm phố cổ,
phố cũ trên địa bàn thành phố thì không đảm bảo đúng quy định. Vì

các tuyến phố trên có diện tích vỉa hè nhỏ, nếu cho phép các hộ kinh
doanh được quyền bán hàng ăn, uống sẽ không có chỗ cho người đi
bộ.

Ph¹m B×nh Long

13


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

Một thực tế là những người sử dụng vỉa hè để bán hàng ăn, uống
từ trước đến nay họ thường bán hàng vào buổi sáng và buổi trưa.
Nhưng theo quy định chỉ được kinh doanh trong thời gian sáng từ 5
giờ đến 8 giờ, tối từ 19 giờ đến 23 giờ. Như chúng ta đã biết kinh
doanh nhằm mục đích lợi nhuận do vậy những người bán hàng sẵn
sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng kể cả sai giờ quy định. Trong
trường hợp các lực lượng chức năng xuất hiện một là những người bán
hàng thu dọn hàng hoá sau đó khi lực lượng này đi khỏi họ lại tiếp tục
bày bán. Hai là nếu họ bị xử lý vi phạm hành chính thì sẵn sàng nộp
phạt và tiếp tục vi phạm.
Nếu căn cứ theo nghị định 14, 15/CP của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, chế tài xử lý của lực
lượng công an với những vi phạm giao thông đường bộ nói chung và
đối với những vi phạ vỉa hè nói riêng là quá nhẹ hơn so với thực tiễn.
Cụ thể: ở điểm 2 điều 10, lực lượng công an (cảnh sát trật tự, cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội) chỉ có thẩm quyền xử phạt ở mức
20.000đồng đến 60.000đồng đối với hành vi để xe (xe mô tô, xe gắn
máy) ở lòng đường, vỉa hè phố trái quy định. Mức xử phạt quá nhẹ sẽ
không đủ sức răn đe, giáo dục.

Quyết định 63/2003/QĐ – UB, tạo điều kiện để thanh tra giao
thông hoạt động hiệu quả hơn. Khi thẩm quyền xử phạt hành chính
được giao cho lực lượng giao thông công chính, đây là lực lượng hiện
còn quá mỏng so với yêu cầu thực tế, chưa có lực lượng triển khai
xuống cấp phường và nhân dân nên sẽ xảy ra tình trạng tái diễn vi
phạm khi lực lượng kiểm tra đi qua.

Ph¹m B×nh Long

14


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

Trong lĩnh vực an toàn giao thông đô thị, tình trạng gia tăng tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ
yếu là do quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm và ý thức
quá kém trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của
người tham gia giao thông.
Để thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ – CP, Uỷ ban nhân dân
thành phố đã ban hành quyết định 26/2003/QĐ – UB về việc quy định
hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
Theo quyết định này Giám đốc Sở giao thông công chính có
trách nhiệm tổ chức kiểm tra cắm biển giao thông theo quy định, phối
hợp với Giám đốc Sở văn hoá thông tin và các cơ quan thông tin đại
chúng tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện. Giám đốc Công
an thành phố có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý các quy định của
pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Khi lực lượng chức năng (cảnh sát Giao thông, cảnh sát trật tự,

Thanh tra giao thông…) thi hành Nghị quyết 13 của Chính phủ tiếp
theo đó là các Quyết định 26/2003/QĐ – UB của Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội, mệnh lệnh 04 và thông báo 15 của Công an Hà
Nội. Trên địa bàn thủ đô đường đã thông hè đã thoáng. Trừ một số ít
người cố tình vi phạm, còn hầu hết trên các đường phố, giao lộ, dòng
xe cộ đi lại khá trật tự.
Điều này cho thấy, nguyên nhân của việc tắc nghẽn giao thông
triền miên trong nhiều năm qua chính là do sự thiếu tôn trọng Luật
giao thông đường bộ, mạnh ai nấy đi của người điều khiển phương
tiện tham gia giao thông.

Ph¹m B×nh Long

15


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

Những quyết định cứng rắn của chính quyền thành phố và thực
hiện kiên quyết có bài bản của các cơ quan chức năng trên mặt trận
giữ gìn trật tự và an toàn giao thông ở Hà Nội đã được nhân dân đồng
tình ủng hộ và khuyến khích làm mạnh hơn.
Người điều khiển phương tiện không còn giám “đùa” với kỷ
cương phép nước. Bởi lẽ, lỗi phạt nhẹ cũng cả trăm nghìn đồng, lỗi
nặng còn chịu mức phạt cao hơn, thậm chí còn bị tạm giữ phương
tiện còn mất thời gian đi nộp tiền phạt tại điểm quy định. Nạn ùn tắc
giao thông cơ bản được giải toả, không còn làm khổ cả người điều
khiển phương tiện giao thông, lẫn người đi bộ. Đi theo là nạn ô nhiễm
môi trường do khói xăng dầu xả ra từ xe máy, ô tô do ách tắc giao
thông cũng giảm đáng kể. Việc xử lý phạt nghiêm khắc, đúng luật là

phương thức hữu hiệu khiến người tham gia giao thông chấp hành
nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
Như vậy, muốn xây dựng một thói quen chấp hành luật pháp
cho người tham gia giao thông không thể áp dụng các chế tài mạnh,
kiên quyết và lâu dài. Các cơ quan chức năng ở Hà Nội cần phải làm
mạnh hơn, kiên trì, đồng bộ hơn, để mọi người biết “sợ” khi bị xử lý
vi phạm, mà điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia giao thông. Và
chỉ như vậy, công cuộc lập lại trật tự và an toàn giao thông đô thị mới
được bền vững lâu dài.

Ph¹m B×nh Long

16


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

KIẾN NGHỊ
Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp
quy của ngành giao thông vận tải như luật đường bộ, đường thủy…
Phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông tới tận cơ sở nhằm
tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền quản lý giao thông ở
đô thị.
Hoàn thiện hệ thống biển báo chỉ dẫn giao thông trên các đường
phố, đường vận tải thủy.
Để thực hiện việc giải toả các vi phạm trật tự, lấn chiếm hè
đường để kinh doanh buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng, làm lều lán,
bục bệ… cần phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của cấp cơ sở
trong việc tham gia giữ gìn trật tự đô thị. Các tổ chức đoàn thể thanh
niên, phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, hội người cao tuổi ở các cụm dân cư,

ngoài việc chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động, các hộ gia
đình, hộ kinh doanh, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cam
kết chấp hành nghiêm túc quyết định 63/2003/QĐ – UB, cần phải tích
cực phối hợp với lực lượng công an phường, dân phòng tăng cường
công tác kiểm tra thiết lập lại trật tự kỷ cương, văn minh đô thị ở các
cụm dân cư.
Trong việc thực hiện quyết định 63/2003/QĐ – UB của các cơ
quan chức năng và các cấp chính quyền cơ sở không được theo hình
thức có tính phong trào, chỉ rầm rộ trong ngày “ra quân” sau đó buông
lỏng quản lý. Cần phải thiết lập cơ chế duy trì thường xuyên, ràng
buộc trách nhiệm chặt chẽ nhằm tránh xảy ra tình trạng “đầu voi đuôi
chuột”.

Ph¹m B×nh Long

17


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

Việc lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ, trật tự vỉa hè,
lòng đường, cần phải làm mạnh, có bước đi hợp lý cụ thể, trên tinh
thần cơ bản xoá bỏ toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên vỉa hè càng
nhanh càng tốt, cùng với dẹp nạn lang thang, ăn xin trên đường phố.
Về lĩnh vực an toàn giao thông đô thị, người quản lý giao thông
cần phải xác định: đối phó với những bất cập về giao thông, nên xuất
phát từ thực địa, chứ không xuất phát từ bàn giấy.
Các cơ quan chức năng nghiên cứu thiết kế hình học phù hợp
cho các giao lộ, tách luồng xe thô sơ và người đi bộ khỏi luồng xe cơ
giới, phải có hướng dẫn người đi bộ, xe thô sơ, cũng như xe cơ giới,

nên làm rào cản để “ép” người đi bộ đi đúng phần đường quy định,
phải có đường dẫn về rẽ phải, rẽ trái, nên lắp đặt các đèn tín hiệu chỉ
hướng tránh tình trạng các xe chạy cố. Xuất phát điểm của những tính
toán trên, bắt đầu từ người đi bộ và phương tiện thô sơ để có được sự
hợp lý.
Thành phố Hà Nội đang kiên quyết lập lại trật tự giao thông, trật
tự đô thị. Vì vậy không thể không xử lý nghiêm các vi phạm vỉa hè,
lòng đường. Cũng như lập lại trật tự giao thông, nếu chúng ta quyết
tâm, phạt thật nặng mọi vi phạm thì nhất định cũng lập lại được trật tự
vỉa hè, lòng đường ở thủ đô.

Ph¹m B×nh Long

18


TiÓu luËn chuyªn viªn - Líp chuyªn viªn Côc thuÕ TP. Hµ Néi

MỤC LỤC

Ph¹m B×nh Long

19



×