Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỹ năng tổ chức sự kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.74 KB, 13 trang )

Nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết cách xoay xở tình thế và ứng
phó trong mọi tình huống…, đó là những phẩm chất của những người làm công việc tổ
chức sự kiện (event)
Làm dâu trăm họ”
"Ý tưởng là ưu tiên số 1" - đó là khẳng định của những ai làm event. Dự một lễ hội hoặc
quảng cáo sản phẩm, bạn sẽ được tham gia nhiều trò chơi độc đáo, bất ngờ bởi cách tổ
chức ấn tượng
Muốn có được một chương trình event "độc nhất vô nhị" phải qua nhiều giai đoạn khá
công phu chứ không đơn giản như người ta nhìn thấy bề ngoài. Yêu cầu lớn nhất đối với
event là phải nắm rõ ý tưởng xuyên suốt chương trình là gì?Đó là sợi chỉ đỏ hướng đạo
Đối tượng là ai? Địa điểm tổ chức?
Sau đó, họ phải tự đặt cho bản thân hàng nghìn câu hỏi cũng như tình huống có thể xảy ra
để lên kế hoạch "tác chiến". Không phải ngẫu nhiên khi người ta ví làm event như làm
dâu trăm họ. "Trong một thời gian ngắn phải thiết kế ra một chương trình khá hoàn hảo.
Không chỉ đơn thuần là mình làm event cho mấy em vui , hạnh phúc,cho mấy em cảm
nhận được sự quan tâm của all mọi người dành cho mà còn là để mấy em sống lại với
những cảm xúc và những cảm xúc đó sẽ được mấy em nhớ một cách rất sâu sắc. Vì chính
bản thân các em cũng có những suy nghĩ rất sâu sắc đôi khi rất bất ngờ đối với các anh
chị TNV”
Áp lực công việc
Người tổ chức event không chỉ lên chi tiết chương trình, liên hệ với các công ty cần thiết:
ánh sáng, xe cộ, đặt món ăn, đón khách... mà còn liên hệ với các khách mời để biết thông
tin chính xác. Vất vả hơn, họ phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối. N.C - "Mọi thứ
tưởng chừng đâu đã vào đấy nhưng thực sự không phải thế, đó chỉ mới bắt đầu. Sau khi
tiền trạm, bọn mình nhanh chóng thay đổi phương án và bám trụ với nó. Thế nhưng, chỉ
một chút ảnh hưởng của thời tiết cũng có thể bắt đầu lại từ con số 0".
Ngoài ra thái độ của TNV đối với các em cũng là một điều rất nhạy cảm từ cách thức làm
việc chu đáo còn phải mang tính chất như phục vụ và cả sự lo lắng cho mấy em nữa.
Bên cạnh đó, event còn là "đi trước về sau". Bạn phải là người đến sân bãi đầu tiên để chỉ
đạo mọi thiết kế từ âm thanh, ánh sáng cho đến cái nhỏ nhặt nhất là nhà vệ sinh. Chương
trình kết thúc, bạn cũng là người ở lại "chiến trường" thu gom những cái "sáng tạo" của


mọi người. Làm event đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian
sao cho kịp với tiến độ chương trình. Đặc biệt, người làm event chỉ có thể nói "được",
tuyệt đối không có từ "không" khi nói chuyện với các em- đối tượng chính của buổi lễ
.
Sự chăm sóc của TNV dành cho các em là một điều rất nhạy cảm, thô bạo, quát tháo, dịu
dàng, nhỏ nhẹ tuy gấp mà vẫn từ từ từng chút một luôn được các em ghi nhận lại trong


lòng. Dấu ấn của TNV chính là trong lòng của trẻ các cư xử của bạn với trẻ, sự chu đáo
của bạn có chạm đến tận đáy lòng của trẻ hay không??


Để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện
Nếu bạn hằng mơ ước trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện, đây là những bước cơ
bản dẫn đến sự thành công cho công việc này:
Đánh giá kỹ năng hiện có của bạn
Trước khi bạn muốn rũ bỏ công việc hiện tại để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện,
việc cần làm trong lúc này là bạn phải đánh giá một cách trung thực những kỹ năng hiện
có của bạn để bảo đảm cho việc bạn có thể thành công khi trở thành một chuyên gia tổ
chức sự kiện hay không.
Một chuyên gia tổ chức sự kiện phải có óc tổ chức tốt, trí tưởng tượng phong phú và
những kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Công việc tổ chức sự kiện chủ yếu hướng về công
chúng. Vì vậy, muốn trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện thành công thì phải biết
lắng nghe những điều từ phía khách hàng muốn, phát triển mối quan hệ và đàm phán với
khách hàng.
Tự tạo kinh nghiệm trong tay
Bạn có thể học được nhiều điều bổ ích cho việc tổ chức sự kiện từ các lớp học, sách vở
hoặc internet. Ngoài ra bạn cũng có thể học thông qua kinh nghiệm cá nhân.
Làm việc và tổ chức vui chơi theo nhóm sẽ rất thuận lợi cho việc tìm kiếm những kinh
nghiệm về óc tổ chức. Đây cũng là một cách tốt để tạo ra mối quan hệ cộng đồng giúp

bạn vun đắp cho công việc mới khi bạn đã sẵn sàng.
Bạn cũng có thể tự nguyện tham gia những sự kiện tổ chức tại công ty bạn đang làm việc.
Nếu công ty của bạn có bộ phận PR, đây là một bộ phận ít nhân viên nhưng rất quan
trọng, bạn nên đề nghị giúp đỡ họ. Bạn sẽ được học hỏi một công việc mới trong lúc vẫn
đang làm công việc của mình.
Tập làm một chuyên gia tổ chức sự kiện thuê
Tập làm một chuyên gia tổ chức sự kiện thuê sẽ cho bạn những mối quan hệ vô giá chuẩn
bị cho thành công trong tương lai. Bạn có thể liên hệ các khách sạn và khu nghỉ mát, các


tổ chức từ thiện, trung tâm hội nghị, các câu lạc bộ thể thao ngoài trời và thậm chí cả
những khu vui chơi giải trí như công viên... là những nơi thuê các chuyên gia tổ chức sự
kiện.
Bắt đầu cho việc tổ chức sự kiện
Khi bạn bắt đầu cho công việc của mình, bạn nên cân nhắc kỹ về hình thức tổ chức sự
kiện nào mà bạn muốn lập kế hoạch. Nếu bạn có khả năng thu hút sự chú ý của công
chúng thì bạn có thể tham gia các tổ chức từ thiện hoặc các lễ hội. Nếu bạn thích tổ chức
chung theo một nhóm thì bạn có thể chọn tổ chức các cuộc họp, hội thảo hoặc tương tự
như vậy.
Phát triển mối quan hệ với khách hàng
Hầu hết các mối quan hệ đều quan trọng, và bạn sẽ tổ chức sự kiện với những khách hàng
của mình. Đó là những công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho sự kiện như những
người chủ khách sạn, những người buôn bán hoa, công ty cung cấp trang thiết bị, nhà
nhiếp ảnh…
Hãy nghiên cứu thông tin từ mỗi doanh nghiệp mà bạn tiếp xúc để đưa ra mức giá phù
hợp cho việc tổ chức. Lịch sự và nhã nhặn với nhân viên của họ. Luôn làm theo phần nào
những ý tưởng của họ và không tiếc lời cảm ơn đến họ. Tạo ra mối quan hệ tốt, bạn sẽ có
được nhiều khách hàng.
Bạn có thể tiếp tục học hỏi và phát triển sau khi đã thực sự trở thành một chuyên gia tổ
chức sự kiện. Một trong những cách tốt nhất để thành công là tham gia vào các hoạt động

xã hội.
Tổ chức sự kiện: Nghề cần kỹ năng "đa chiều"
"Tỉ mỉ, cẩn trọng đến từng tiểu tiết, sau đó mới đến ý tưởng...", ông Lê Quốc Vinh, Chủ
tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Cty Lê Bros, phác họa ngắn gọn kỹ năng
cần có của một chuyên viên tổ chức sự kiện (Event Specialist).
Tổ chức sự kiện vì cộng đồng vẫn chưa được các DN quan tâm thực sự
Chi 15 tỷ USD mỗi năm


Theo bà Phạm Thanh Hương, Phó GĐ Công ty CP truyền thông Kalei, tổ chức sự kiện
(event) là việc "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm thông qua những sự kiện. Còn
bà Vũ Hoài Thu, Trưởng Nhóm phụ trách Khách hàng, Công ty Truyền thông T&A, cho
rằng đây là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các
cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng
cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp...
Tổ chức sự kiện là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam và những năm gần đây đang phát
triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.
Theo một nghiên cứu gần đây, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp trên thế giới chi hơn
20 tỷ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỷ USD vào hoạt động tổ chức các sự kiện
khác nhau như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động thổ, lễ khánh thành... Như
vậy cũng đủ thấy rõ tầm quan trọng của việc tổ chức sự kiện đối với sự phát triển của các
doanh nghiệp. Vậy, như thế nào được coi là một chuyên viên tổ chức sự kiện?
"Nghệ nhân ghép hình"
"Nhiều người cho rằng làm tổ chức sự kiện thì ý tưởng là cái quan trọng nhất, nhưng tôi
lại không nghĩ vậy", ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty Lê Bros,
một trong những công ty tổ chức sự kiện lâu năm và có uy tín tại Việt Nam khẳng định.
"Trải qua khoảng 10 năm lăn lộn với công việc này, tôi mới tự đúc rút lại rằng: Một
người giỏi về tổ chức sự kiện trước tiên phải là người tỉ mẩn, chu đáo, biết chăm chút tới
từng tiểu tiết. Đó chính là thể hiện của sự chuyên nghiệp. Còn sự sáng tạo đương nhiên
cũng là một yếu tố không thể thiếu trong nghề này, nhưng tôi chỉ xếp ở vị trí thứ 2".

Với ông Vinh, công việc tổ chức sự kiện như một bức tranh của trò chơi ghép hình và
người chơi chỉ thành công khi ghép hoàn chỉnh bức tranh đó bằng hàng trăm, hàng ngàn
mẩu nhỏ chi tiết. Đẳng cấp của mỗi công ty thể hiện ở chính sự hoàn hảo trong từng tiểu
tiết ở mỗi event họ tổ chức.
Ông Vinh ví dụ: bình thường với người lễ tân của mỗi sự kiện, yêu cầu chỉ cần cao ráo,
xinh đẹp và biết nói năng một chút. Nhưng nếu chuyên nghiệp hơn, người ta sẽ phải để ý
xem cô Y. nên mặc gì, cách nói ra sao, điệu chào, cách bắt tay như thế nào cho phù hợp
với từng sự kiện... Ngoài ra, một người làm tổ chức sự kiện giỏi cũng không thể thiếu
những tố chất: năng động, kiên nhẫn, quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có
sức khỏe và sự đam mê.


Bà Phạm Thanh Hương, Phó GĐ Công ty CP truyền thông Kalei cùng chung quan điểm
và bổ sung thêm: Một chuyên viên tổ chức sự kiện cần phải có đầu óc tổ chức và biết
cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống. Họ cần phải có "cái đầu, đôi tay, đôi vai
và trái tim". Cái đầu để có thể hoạch định, sắp đặt công việc hiệu quả. Có đôi tay sẽ làm
được nhiều công việc. Đôi vai để gánh vác áp lực công việc và đặc biệt, với trái tim nhiệt
tình, bạn mới tận tụy với công việc của mình.
Tự học từ thực tiễn
Theo nhận định bà Hoài Thu, hiện nay thị trường dịch vụ này đang nở rộ tuy nhiên có
khá nhiều công ty hoạt động manh mún và thiếu chuyên nghiệp. Những sự kiện lớn hoặc
có tính chất quan trọng, khách hàng chỉ tin tưởng giao phó cho những công ty chuyên
nghiệp có kinh nghiệm tổ chức, có khả năng phân tích hiệu quả của event để tiếp cận độc
đáo nhất đến khách hàng. Tuy nhiên, nhân sự tốt cho lĩnh vực này còn chưa nhiều. Cần
thêm thời gian để hoạt động tổ chức sự kiện của các công ty event Việt Nam đi vào chiều
sâu và chuyên nghiệp hơn.
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo ông Vinh, một phần do lĩnh vực tổ chức sự kiện tại
Việt Nam hiện nay chưa hề có những trường lớp đào tạo bài bản, chính quy mà "học từ
những thành bại của mỗi event và từ chính những đòi hỏi của khách hàng".



Kỹ năng tổ chức giao lưu
Giao lưu là sự tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi qua lại giữa hai hay nhiều đơn vị với nhau nhằm
học tập, giải trí, hiểu biết lẫn nhau…, tăng cường hơn nữa mối đoàn kết hữu nghị giữa
các đơn vị.
Giao lưu có rất nhiều hình thức thể hiện như: thông qua một kỳ trại, một buổi đấu bóng
đá, bóng chuyền… một buổi hội thảo, trao đổi.
Riêng bài này chỉ nhằm giới thiệu giao lưu là một hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ,
loại hình mà hiện nay ở các cơ sở Đoàn – Hội thường hay tổ chức.
A. Công tác chuẩn bị:
Để chương trình giao lưu diễn ra suôn sẻ và thành công như ý định, trong chuẩn bị cần
nắm chắc các ý sau:
1. Mục đích yêu cầu của cuộc giao lưu:
Do xuất phát từ khái niệm giao lưu nên người tổ chức cần xem đây là dịp thực hiện các
chức năng cụ thể của tổ chức mình.
¨ Chức năng giáo dục và rèn luyện:
Ví dụ: Thông qua giao lưu, bằng hình thức thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ, tái hiện lịch
sử… ta có thể lồng vào các nội dung tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Bác Hồ, về kiến thức
chung, về phong tục tập quán của một địa phương, hay đơn vị cụ thể nào đó…
¨ Chức năng giải trí, vui chơi:
Ví dụ: Thông qua giao lưu, ta có thể lồng vào các hình thức: hát, kể chuyện, trò chơi sinh
hoạt… tự tìm hiểu các mô hình hoạt động hay để học tập, tạo cho các thành viên trong
đơn vị tính dạn dĩ, lòng tự tin, tự chủ khi có dịp xuất hiện trước đám đông…
2. Đối tượng cuộc giao lưu
Về đối tượng ta nên nắm cụ thể: số lượng bao nhiêu? Thành phần nào? Chia bao nhiêu tổ,
toán? Chia theo từng đơn vị hay pha trộn nhiều đơn vị thành 1 tổ? Số lượng nam nữ có
tương đồng không? Nam nhiều hay nữ nhiều? Tuổi? Đặc biệt là trình độ kỹ năng tổ chức
hoạt động của các lực lượng có tương đồng hay không? Đây là điều quan trọng vì rất
nhiều chương trình giao lưu không thành công bởi xuất phát từ đối tượng không tương
đồng về ngành nghề, tuổi tác, số lượng…



3. Thời gian giao lưu:
Nên nắm tổng thể thời gian có được là bao lâu: 2 giờ, 4 giờ, 1 ngày, 2 ngày…? Theo
nguyên tắc hoạt động thì thời gian càng nhiều cường độ hoạt động càng ít. Thời gian có
được của cuộc giao lưu là ngày hay đêm? Nếu là ngày thì nên xen vào các loại hình thể
dục, thể thao, tham quan ngắm cảnh… nếu là đêm thì nên có các loại hình văn hóa, văn
nghệ… phân bổ thời gian cần lưu ý các sinh hoạt khác như ăn uống, ngủ nghỉ, các sinh
hoạt cá nhân.
4. Địa điểm giao lưu:
Có bao nhiêu địa điểm cần sử dụng, địa điểm trong phòng hay ngoài trời? Chỗ ngồi cho
người tham gia thế nào? Âm thanh, ánh sáng? Trang trí? Thời tiết lúc giao lưu diễn ra?
Có gì thuận lợi cần phát huy, có gì khó khăn cần khắc phục?
5. Hình thức qui mô cuộc giao lưu:
Hình thức, qui mô cuộc giao lưu thể hiện ở nhiều góc độ: từ đầu đến cuối cuộc giao lưu;
từ nội dung, hình thức thể hiện, đến số lượng người tham gia lẫn đại biểu đến dự.
Thí dụ: Đêm giao lưu sẽ có diễn văn nghệ, vậy trong văn nghệ đó người diễn có tập dợt
nhiều không hay chỉ là xử lý tình huống? Dàn âm thanh ánh sáng được chuẩn bị như thế
nào? Có chụp ảnh, quay phim? Có đại biểu dự nhiều không? Khán giả là ai? Số lượng…?
6. Nội dung cuộc giao lưu:
Nội dung nào để giáo dục? Rèn luyện? Giải trí? Làm quen? Để chúc mừng? Để tự thể
hiện mình? Hình thức nào thể hiện các nội dung đó? Hình thức có phù hợp với đối
tượng?
7. Phương tiện phục vụ cho cuộc giao lưu:
- Phục vụ cho ăn, ngủ nghỉ, đi lại (nếu có).
- Phục vụ cho các hoạt động: âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, hội trường, nước uống, trang
trí, đàn, máy ảnh.
- Phục vụ cho các nội dung: vật dụng trò chơi, câu hỏi, đáp án, bảng điểm,…



- Quà thưởng, quà lưu niệm…
8. Ban tổ chức cuộc giao lưu:
Dự kiến ban tổ chức bao nhiêu người? Thành phần gồm có ai? Chia bao nhiêu bộ phận?
Phân công nhiệm vụ gì cho mỗi bộ phận và cá nhân?...
Cần phối hợp chặt với đơn vị giao lưu để cùng thỏa thuận, để chuẩn bị tốt các nội dung
trên. Tránh tự ý đề ra nội dung sau đó buộc các đơn vị bạn phải theo ý định của riêng đơn
vị mình.
B.Lên chương trình chi tiết cuộc giao lưu:
Từ các ý đã chuẩn bị của phần (A) ta cần cụ thể hóa thành chương trình chi tiết sau:
Chương trình chi tiết:
I. Mục đích yêu cầu cuộc giao lưu: (nêu cụ thể ra thành 2 nội dung: mục đích, yêu cầu).
II. Nội dung và hình thức cuộc giao lưu: (nêu cụ thể cách nội dung có được, các hình
thức thể hiện cụ thể qui mô dự định diễn ra…).
III. Thời gian, địa điểm, nhân sự: (nêu rõ thời gian tổng thể, địa điểm ở đâu? Bao nhiêu
địa điểm? Tổng số nhân sự tham gia? Chia bao nhiêu tổ?).
IV. Chương trình chi tiết:
Khai mạc
1. Tập hợp lực lượng: (cần nhanh gọn để tạo ra khí thế phấn khởi ban đầu cho cuộc giao
lưu).
Một số hình thức tập hợp lực lượng được sử dụng nhiều như:
- Nếu giao lưu trong hội trường: trước khi diễn ra, đơn vị chủ nhà nên có mặt trước, khi
đơn vị bạn tiến vào hội trường sẽ đón bằng cách hô băng reo, sau đó là các bài hát tập thể
chào mừng (Mừng anh, Nụ cười hồng, Bốn phương trời…).
- Nếu giao lưu ở ngoài sân: đơn vị chủ nhà nên tổ chức chơi một số trò chơi để tạo không
khí vui tươi, sau đó có thể dùng các bài hát chào mừng, hát sinh hoạt tạo thành liên khúc
để mọi người trong vòng tròn tạo nên đội hình rồng rắn mời gọi các thành viên của đơn vị
bạn gia nhập vòng tròn.
- Nếu muốn “pha trộn” lực lượng các đơn vị giao lưu, trước khi vào vị trí ta nên tổ chức
trò chơi “ghép tim”.
- Nếu muốn tạo sự tự nhiên trước khi giao lưu có thể chơi một số trò chơi khác như: nhảy

sạp vào hội trường (ai nhảy không đúng mời ra nhảy lại), đường lên thiên đàng (đi vào lối


có đèn để “được” Ban tổ chức thị thực bằng các hành động hài hước vẽ mặt, bôi lọ…).
- Nếu muốn tạo khí thế vui khỏe thì tổ chức diễu hành, có lời giới thiệu khi từng đơn vị
tiến vào hội trường.
2. Tuyên bố lý do:
Tùy theo tính chất từng cuộc giao lưu có thể nói nghiêm túc hoặc nhẹ nhàng, vui tươi dí
dỏm. Tuyên bố nên ngắn gọn, súc tích xoay quanh các ý sau:
- Lập lại mục đích ý nghĩa được giao lưu.
- Tinh thần đoàn kết và hữu nghị các đơn vị.
- Tin tưởng cuộc giao lưu sẽ thành công.
3. Giới thiệu đại biểu:
Giới thiệu đại biểu trong giao lưu có nhiều hình thức; nếu để tạo tính nghiêm túc thì đơn
vị chủ nhà có thể đảm nhiệm cả các thủ tục khai mạc, nội dung, bế mạc, trong đó có giới
thiệu đại biểu. Nếu để tạo sự gần gũi thân mật giữa các đơn vị thì có thể bố trí tại đơn vị
nào giới thiệu người tham gia lãnh đạo đoàn, đại biểu của đơn vị mình… Trong giới thiệu
đại biểu nên:
- Giới thiệu đại biểu cấp cao trước.
- Giới thiệu đại biểu là khách trước, chủ nhà sau.
Lưu ý:
- Đừng quên giới thiệu lực lượng tham gia.
- Được giới thiệu đại biểu bổ sung (khi đại biểu đến trễ hoặc do ta sai sót).
4. Thông qua chương trình:
- Thông qua tổng thể các nội dung của chương trình để mọi người theo dõi.
- Nên sơ nét cách chơi, luật chơi… của các nội dung dự kiến
5. Giới thiệu ban giám khảo, thư ký, người dẫn chương trình:- Thành phần Ban giám
khảo gồm: chánh chủ khảo, các thành viên.
- Thư ký: từ 1 – 2 người.
- Người dẫn chương trình: từ 1 – 2 người.



Lưu ý:
· Ở Ban giám khảo nên cơ cấu có đại diện các đơn vị tham gia giao lưu, chọn người am
hiểu các nội dung, có thời gian dự xuyên suốt và không vướng bận các nội dung khác để
chấm điểm chính xác (có tham khảo trước khi công bố).
· Ở người dẫn chương trình: nên chọn người am hiểu công việc này.
Vào chương trình
Cần lưu ý các việc sau đây:
· Thứ tự các nội dung, tiết mục, sau khi hội ý xong cần ghi cụ thể để tránh nhầm lẫn, bỏ
sót.
· Về bố trí tiết mục: nên xen kẽ nhau để các đơn vị được lần lượt xuất hiện trước mọi
người.
· Cần tạo cao trào cho phần mở màn và kết thúc. Ví dụ: tốp ca, đồng ca, hợp ca thường
đóng vai trò mở màn, đơn ca, thơ, kể chuyện, ca cổ, hái hoa… giữa chương trình. Kịch,
múa, thời trang, tái hiện lịch sử truyền thống, khiêu vũ, nhảy sạp, múa tập thể… ở phần
kết thúc.
· Tùy tình hình cuộc giao lưu co thể thêm vào một số nội dung khác như trò chơi nhỏ, hát
phục vụ đại biểu, phóng vấn…
Bế mạc Đây là phần cuối của toàn bộ chương trình giao lưu nên cần tạo cao trào để kết
thúc. Bế mạc thường gồm có các phần sau:
· Tạo không khí vui nhộn bằng các loại trò chơi trong phòng (đây cũng là thời điểm Ban
giám khảo và thư ký hội ý để cho ra kết quả thi đua trong lúc giao lưu…).
· Công bố kết quả đạt được. Lúc công bố có thể nêu kết quả thấp trước cao sau để tạo
thêm phần hồi hộp cho khán giả.
· Phát thưởng: phần này có tính đến từng đợt phát, mỗi đợt dự kiến mời đại biểu nào trao,
ai làm công tác hậu cần.
· Phát biểu của đại diện đơn vị bạn, đơn vị chủ nhà nên phát biểu sau kèm luôn lời kết
thúc.
· Phát biểu kết thúc của Ban tổ chức hoặc người dẫn chương trình (nếu cần).

· Thủ tục chia tay (có thể hát một loạt các bài hát chia tay, cũng có thể cử đại diện lần
lượt bắt tay tiễn khách…).
C.Một số công việc khác:
1. Lập và phân công Ban tổ chức:
Lập cho được ban tổ chức với thành phần gồm:


J Trưởng ban: phụ trách chung, có thể kèm thêm một số việc.
J Phó ban: phụ trách hoạt động hoặc nội dung. Chuyên tổ chức các nội dung hoạt động
chính trong giao lưu.
J Phó ban: phụ trách hậu cần, chuyên lo trang trí, nuớc uống, âm thanh…
J Một số ủy viên khác chuyên lo từng nội dung nhỏ như văn nghệ, trò chơi, âm thanh,
ánh sáng, tiếp tân…
Lực lượng tham gia Ban tổ chức nên chọn:
· Từ trong nội bộ các đơn vị giao lưu.
· Chọn những người am hiểu công việc, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm tổ chức.
Sau khi có Ban tổ chức nên có họp phân công công việc cụ thể theo khả năng từng người.
2. Có chế độ kiểm tra công việc:
Từng công việc chuẩn bị có ảnh hưởng lớn đến thành bại của cuộc giao lưu nên cần kiểm
tra kỹ từng nội dung: từ hậu cần, kịch bản chi tiết đến văn nghệ phục vụ…
3. Dự trù kinh phí:
Lên kinh phí chi tiết cho từng công việc.
Các vật dụng mượn phải bảo quản tốt để trả lại, các vật dụng mua phải có chứng từ rõ
ràng để quyết toán.
Nên dự trù từ bộ phận, sau đó tổng hợp chung lại.
Kinh phí có thể đơn vị đăng cai lo hoặc những đơn vị tham dự hỗ trợ trên tinh thần cùng
thỏa thuận.
Các điều cần lưu ý khi tổ chức giao lưu:
1. Toàn bộ chương trình (kể cả kịch bản chi tiết) phải được thông qua cấp có thẩm quyền
phê duyệt.

2. Trong lúc giao lưu, tác phong, ngôn phong, thái độ… của từng thành viên có ảnh
hưởng rất lớn đến khía cạnh ngoại giao nên cần nhắc nhở các thành viên phải hết sức
thận trọng.
3. Các giờ giấc đề ra trong giao lưu cần thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ ảnh hưởng


rất lớn đến không khí, tinh thần của cuộc giao lưu. Nhiều chương trình thất bại do thực
hiện giờ giấc không đúng.
4. Thật linh động và chủ động điều chỉnh các nội dung khi thấy tình hình diễn biến không
phù hợp như: mưa gió bất thường, các tiết mục không hay mà lại quá nhiều, mọi người
bỏ ra ngoài hoặc sinh hoạt việc riêng nhiều, không khí trầm quá cần có nội dung khác
sinh động hơn…
5. Trước khi kết thúc cần tạo cao trào, tạo ấn tuợng tốt khi chia tay để có lần giao lưu
khác.
6. Đừng quên trang trí cho hình thức của buổi giao lưu như phông màn, bình hoa, hoa rời
để tặng, chổ ngồi đại biểu… vì nó góp phần không nhỏ vào thành công của buổi lễ.
7. Người dẫn chương trình có vai trò rất quan trọng, cần chọn người có khả năng sinh
hoạt tập thể, hát, tổ chức trò chơi, có tính hài hước, có uy tín để lôi cuốn mọi người tham
gia.
Giao lưu là một hoạt động rất cần cần thiết và bổ ích cho công tác thanh niên. Tổ chức
thành công mỗi cuộc giao lưu vừa là tạo sân chơi tốt cho thanh niên, đồng thời, góp phần
giáo dục nhân cách và mở rộng vòng tay bè bạn.



×