Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu so sánh nội dung và phương pháp dạy học hóa học 11 trường THPT phần anđehit xeton axit cacboxylic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 158 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC


ĐINH THỊ TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU SO SÁNH NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC 11
TRƢỜNG THPT PHẦN ANĐEHIT – XETON –
AXIT CACBOXYLIC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học hóa học

Hà Nội – 2011
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

1


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN

Xuất phát từ định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học của Bộ GD –
ĐT, em đã triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu so sánh nội dung và


phương pháp dạy học Hóa học 11 trường THPT phần Anđehit – Xeton –
Axit cacboxylic”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Cao Thị Thặng đã tận tâm
giúp đỡ em trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong khoa Hóa học –
Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ em trong
quá trình học tập và làm khóa luận.
Cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh trƣờng THPT
Yên Phong số 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khuyến khích em trong
q trình hồn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Đinh Thị Tuyết Mai

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

2


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu so sánh nội dung và
phương pháp dạy học Hóa học 11 trường THPT phần Anđehit – Xeton –
Axit cacboxylic” đã giúp em tìm hiểu sâu hơn về bộ mơn Phƣơng pháp dạy
học Hóa học. Đặc biệt, đó là một trong những bƣớc khởi đầu quan trọng trong
sự nghiệp giảng dạy. Qua đó cũng giúp em bƣớc đầu làm quen với phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học.

Em xin cam đoan khóa luận đƣợc hoàn thành do sự cố gắng, nỗ lực tìm
hiểu, nghiên cứu của bản thân cùng với sự hƣớng dẫn của cô Cao Thị Thặng
cũng nhƣ các thầy, cô trong khoa Hóa học – Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội
2.
Đây là đề tài độc lập, không trùng với đề tài của các tác giả khác.

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

3


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GD – ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK


: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

THPT

: Trung học phổ thơng

PTHH

: Phƣơng trình hóa học

PPDH

: Phƣơng pháp dạy học

KT – KN

: Kiến thức – kĩ năng

KT – ĐG

: Kiểm tra – đánh giá

NC

: Nâng cao


Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

4


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ

1

ĐẦU………………………………………………………
1. Lí do chọn đề

1

tài………………………………………………………..
2. Mục đích nghiên

2

cứu…………………………………………………...
3. Nhiệm vụ nghiên

2


cứu…………………………………………………..
4. Đối tƣợng nghiên

4

cứu………………………………………………….
5. Phƣơng pháp nghiên

4

cứu……………………………………………….
6. Giả thuyết khoa

4

học…………………………………………………….
7. Cái mới của đề

4

tài………………………………………………………
PHẦN 2: NỘI

6

DUNG……………………………………………………
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ

6


TÀI……….
1.1. Cơ sở lí

6

luận………………………………………………………….
1.1.1. Chƣơng trình hóa học phổ

6

thơng…………………………………..

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

5


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

1.1.2. SGK Hóa

13

học……………………………………………………….
1.1.3. Định hƣớng đổi mới PPDH hóa học

16


THPT………………………..
1.2. Cơ sở thực

24

tiễn………………………………………………………..
1.2.1. Thực tiễn dạy học và KT – ĐG mơn hóa học theo chuẩn KT –
KN ở các trƣờng THPT hiện

24

nay……………………………………………...
1.2.2. Thực tiễn chỉ đạo của Bộ GD – ĐT trong việc tập huấn chỉ đạo
dạy học và KT – ĐG theo chuẩn KT –

26

KN……………………………………
1.3. Kết luận chƣơng

30

1……………………………………………………
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHƢƠNG TRÌNH, SGK,
SGV HĨA HỌC 11 PHẦN ANĐEHIT – XETON – AXIT

30

CACBOXYLIC….
2.1. So sánh nội dung phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa

chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình NC Hóa học

30

11…………………….
2.1.1. So sánh nội dung phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa
SGK Hóa học 11 và SGK Hóa học 11

30

NC………………………………..
2.1.2. So sánh chuẩn KT – KN phần Anđehit – Xeton – Axit
cacboxylic ở chƣơng trình chuẩn với chuẩn KT – KN ở chƣơng trình

40

NC Hóa học…
2.2. So sánh nội dung phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

6


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

chuẩn KT – KN với nội dung SGK, SGV ở từng nội dung cụ thể của
chƣơng trình chuẩn và theo chƣơng trình


49

NC……………………………
2.3. So sánh về PPDH phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa
chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình NC Hóa học

53

11……………………
2.4. Kết luận chƣơng

63

2…………………………………………………...
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN PHẦN ANĐEHIT – XETON –
AXIT CACBOXYLIC THEO CHUẨN KT – KN VÀ THEO ĐỊNH
HƢỚNG ĐỔI MỚI PPDH HÓA HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ

65

THƠNG……
3.1. Giáo án theo chƣơng trình chuẩn và SGK Hóa học

65

11……………..
3.1.1. Bài 44: Anđehit – Xeton (tiết

65


1)………………………………….
3.1.2. Bài 46: Luyện tập axit

75

cacboxylic…………………………………
3.1.3. Bài 47 – Bài thực hành 6 – Tính chất của anđehit và axit
cacboxylic

78

………………………………………………………………..
3.2. Giáo án theo chƣơng trình NC và SGK Hóa học 11

81

NC…………….
3.2.1. Bài 58: Anđehit – Xeton (tiết

81

1)…………………………………..
3.2.2. Bài 62 : Luyện tập axit cacboxylic

94

………………………………..

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học


7


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

3.2.3. BÀI 63: Bài thực hành Tính chất của anđehit và axit

97

cacboxylic…
3.3. Kết luận chƣơng

100

3……………………………………………………
CHƢƠNG 4: THỬ NGHIỆM SƢ

102

PHẠM………………………………..
4.1. Mục đích của thử nghiệm sƣ

102

phạm…………………………………..
4.2. Nội dung thử nghiệm sƣ


102

phạm……………………………………….
4.3. Tiến hành thử nghiệm sƣ

103

phạm………………………………………
4.4. Cách tiến hành thử nghiệm sƣ

103

phạm…………………………………
4.5. Kết quả thử nghiệm sƣ

104

phạm…………………………………………
4.5.1. Kết quả kiểm tra chƣơng trình NC: Lớp 11A7 và

104

11A8…………..
4.5.2. Kết quả kiểm tra chƣơng trình chuẩn: Lớp 11C1 và

106

11C2………...
4.6. Kết luận chƣơng


109

4……………………………………………………
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN

111

NGHỊ……………………………….
TÀI LIỆU THAM

113

KHẢO………………………………………………..
PHỤ

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

114

8


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

LỤC…………………………………………………………………

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của
nền văn minh trí tuệ tồn cầu. Sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ cao,
của nền kinh tế tri thức cho thấy chất xám đang ngày càng đƣợc đặc biệt coi
trọng. Vì thế, trong sự đổi mới tồn diện của đất nƣớc thì đổi mới nền giáo
dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Báo cáo chính trị của Đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới toàn diện
GD – ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chấn hƣng nền giáo dục
Việt Nam”.
Từ năm học 2006 – 2007, Bộ GD – ĐT triển khai chƣơng trình SGK
mới thay thế cho chƣơng trình SGK cũ khơng cịn phù hợp nữa. Trƣờng
THPT có chƣơng trình chuẩn cho tất cả các mơn học, chƣơng trình NC cho
các mơn NC và chƣơng trình tự chọn. Với mơn hóa học, chƣơng trình hóa học
THPT giành cho HS có năng lực và nguyện vọng về các môn khoa học xã hội
và nhân văn, khơng có năng lực rõ rệt về khoa học tự nhiên, cịn chƣơng trình
hóa học THPT NC dành cho HS có năng lực và nguyện vọng về các mơn
khoa học tự nhiên. Giữa hai loại chƣơng trình này có sự tƣơng đồng về các đề
mục nội dung chính nhƣng khác nhau về mức độ và thời lƣợng cho từng nội
dung cụ thể.
Khác với trƣớc đây, hiện nay việc thực hiện dạy học theo chuẩn KT –
KN trở thành pháp lệnh. Vấn đề này đã và đang đƣợc triển khai rộng rãi trên
cả nƣớc. Tuy nhiên, việc dạy học, KT – ĐG theo chuẩn KT – KN là một vấn
đề mới mẻ và cịn khó khăn đối với GV. Đó là vì việc đổi mới chƣơng trình,

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

9


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

SGK theo nghị quyết 40/2000 QH của Quốc hội đã đƣợc triển khai chƣa lâu,
chuẩn KT – KN còn mới đối với nhiều GV cũng nhƣ cán bộ quản lí, chỉ đạo.
Ngồi ra, lần đầu tiên chƣơng trình hóa học Việt Nam đƣợc thiết kế ở mức độ
chuẩn và NC, SGK về cơ bản viết theo đúng chuẩn nhƣng cũng có một số
điểm chƣa theo đƣợc chuẩn KT – KN. Việc dạy học và KT – ĐG theo đúng
chuẩn KT – KN góp phần thực hiện đổi mới chƣơng trình và SGK hiện nay
cũng chƣa triệt để vì phần nhiều GV chỉ dạy theo SGK.
Do đó, việc làm rõ mức độ KT – KN trong chƣơng trình và SGK ở mỗi
ban và thấy đƣợc sự khác biệt giữa chƣơng trình và SGK, áp dụng dạy học ở
trƣờng phổ thông là rất cần thiết. Chƣơng Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
là chƣơng cuối cùng trong cả SGK 11 lẫn SGK 11 Hóa học NC, là chƣơng
quan trọng cung cấp cho HS mảng kiến thức khá lớn trong chƣơng trình hóa
học nói chung và hóa học hữu cơ nói riêng. Đề tài “Nghiên cứu so sánh nội
dung và phương pháp dạy học Hóa học 11 trường Trung học phổ thơng phần
anđehit – xeton – axit cacboxylic” là thiết thực và góp phần đáp ứng yêu cầu
của Bộ GD – ĐT hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh chƣơng trình, SGK, SGV, PPDH Hóa học nhằm
thiết kế giáo án dạy học theo chuẩn KT – KN Hóa học 11 phần Anđehit –
Xeton – Axit cacboxylic, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Hóa học theo
chƣơng trình và SGK mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện đƣợc những nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
a. Cơ sở lí luận:
- Chƣơng trình hóa học phổ thơng: Chƣơng trình chuẩn và NC.
- SGK Hóa học, chú ý SGK Hóa học 11.


Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

10


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

- Định hƣớng đổi mới PPDH hóa học THPT, đi sâu PPDH hóa học 11.

b. Cơ sở thực tiễn:
- Thực tiễn dạy học và KT – ĐG theo chuẩn KT – KN ở các trƣờng
THPT đặc biệt lớp 11 hiện nay.
- Thực tiễn chỉ đạo của Bộ GD – ĐT trong việc tập huấn chỉ đạo dạy
học và KT – ĐG theo chuẩn KT – KN.
3.2. Nghiên cứu so sánh chƣơng trình, SGK, SGV Hóa học 11 phần
Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
* So sánh nội dung phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa
chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình NC Hóa học 11.
- So sánh nội dung phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa SGK
Hóa học 11 và SGK Hóa học 11 NC.
- So sánh chuẩn KT – KN phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic ở
chƣơng trình chuẩn với chuẩn KT – KN ở chƣơng trình NC Hóa học 11.
* So sánh nội dung phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa chuẩn
KT – KN với nội dung SGK, SGV ở từng nội dung cụ thể của chƣơng trình
chuẩn và theo chƣơng trình NC.
* So sánh về PPDH phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic giữa
chƣơng trình chuẩn và NC Hóa học 11.
3.3. Thiết kế giáo án dạy học phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

theo chuẩn KT – KN và theo định hƣớng đổi mới PPDH hóa học ở
trƣờng phổ thơng
- Giáo án theo chƣơng trình chuẩn và sách Hóa học 11.
- Giáo án theo chƣơng trình NC và sách Hóa học 11 NC.
3.4. Thử nghiệm sƣ phạm

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

11


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Chƣơng Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Hóa học 11 và Hóa học 11
NC.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập các nguồn tài liệu lí luận và
phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập đƣợc.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các q trình học tập,
giảng dạy Hóa học ở trƣờng phổ thông.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Giảng dạy các giáo án đã soạn ở
trƣờng phổ thông.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu làm rõ sự khác biệt về mức độ KT – KN giữa chƣơng trình chuẩn
và chƣơng trình NC, giữa chuẩn KT – KN và nội dung SGK ; sự khác biệt về
PPDH ở mỗi ban theo định hƣớng dạy học tích cực thì sẽ thiết kế đƣợc các

giáo án và thực hiện dạy học bám sát chuẩn KT – KN, góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy học hóa học ở trƣờng phổ thơng.
7. Cái mới của đề tài
- So sánh làm sáng tỏ đƣợc:
+ Sự giống nhau và khác nhau về nội dung chƣơng trình, chuẩn
KT – KN, SGK, PPDH giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình NC phần
Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Hóa học 11.
+ Sự phù hợp và khác biệt giữa SGK, SGV với chuẩn KT – KN
phần Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Hóa học 11.

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

12


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

- Nêu một số nét về thực trạng đánh giá dạy học theo chuẩn KT – KN
qua quan sát, trao đổi, phân tích một số đề kiểm tra và sự chỉ đạo dạy học,
đánh giá theo chuẩn KT – KN của Bộ GD – ĐT.
- Thiết kế đƣợc một số giáo án theo chuẩn KT – KN, theo định hƣớng
đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập môn hóa học.
- Đã đƣa giáo án dạy thử nghiệm ở trƣờng phổ thông và xem xét bƣớc
đầu hiệu quả.

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

13



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Chƣơng trình hóa học phổ thơng: Chƣơng trình chuẩn và NC
1.1.1.1. Vị trí
Mơn hóa học là mơn học trong nhóm mơn tự nhiên, cung cấp cho HS
những tri thức quan trọng về khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, mối liên
hệ qua lại giữa cơng nghệ hóa học, mơi trƣờng và con ngƣời.
1.1.1.2. Mục tiêu
Mơn hóa học nhằm giúp HS đạt đƣợc:
a. Về kiến thức
HS có đƣợc hệ thống kiến thức hóa học phổ thơng cơ bản, hiện đại và
thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung.
- Hóa học vơ cơ.
- Hóa học hữu cơ.
b. Về kĩ năng
HS có đƣợc hệ thống kĩ năng hóa học phổ thơng cơ bản và thói quen
làm việc khoa học gồm:
- Kĩ năng học tập hóa học.
- Kĩ năng thực hành hóa học.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học.
c. Về thái độ
HS có thái độ tích cực nhƣ:


Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

14


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

- Hứng thú học tập bộ mơn hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên
cơ sở phân tích khoa học.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng.
- Ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào cuộc sống và vận
động ngƣời khác cùng thực hiện.
1.1.1.3. Quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình
Chƣơng trình mơn hóa học ở trƣờng phổ thơng đƣợc xây dựng và phát
triển trên cơ sở các quan điểm sau đây:
a. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ mơn hóa học ở trƣờng phổ thơng.
b. Đảm bảo tính phổ thông cơ bản, hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri
thức của khoa học hóa học.
c. Đảm bảo tính đặc thù của bộ mơn hóa học.
d. Đảm bảo định hƣớng đổi mới PPDH hóa học theo hƣớng dạy và học tích
cực.
e. Đảm bảo định hƣớng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hóa học của HS.
g. Đảm bảo thừa kế những thành tựu của chƣơng trình hóa học trong nƣớc và
thế giới.
h. Đảm bảo tính phân hóa trong chƣơng trình hóa học phổ thơng.
1.1.1.4. Kế hoạch dạy học

Chương trình chuẩn:
Lớp

Số tiết (45 phút/ 1 tiết)
8

9

10

11

12

Tuần

2

2

2

2

2

Cả năm học

70


70

70

70

70

Cộng (toàn cấp)

Trung học cơ sở: 140

Trung học phổ thông: 210

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

15


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Chương trình NC:
Lớp

Số tiết/tuần

Số tuần


Tổng số tiết/năm

10

2,5

35

87,5

11

2,5

35

87,5

12

2,5

35

87,5

105

262,5


Cộng (tồn cấp)
1.1.1.5. Chuẩn KT – KN

Chuẩn KT – KN chiếm vị trí quan trọng trong chƣơng trình giáo dục
phổ thơng mơn hóa học. Trƣớc hết, chuẩn KT – KN qui định mức độ cần đạt
về KT – KN ở mỗi lớp, mỗi cấp, mỗi chủ đề và từng loại chƣơng trình.
Về mức độ kiến thức, chuẩn KT – KN quy định rõ mức độ biết, hiểu về
khái niệm, tính chất của chất, ứng dụng và điều chế các chất.
Ở mức độ biết: Yêu cầu HS nhớ đƣợc các kiến thức về chất, tái hiện lại
nội dung đã học về chất và sự biến đổi của chúng.
Ở mức độ hiểu: Yêu cầu HS không chỉ nhớ đƣợc các kiến thức đã học
mà có thể giải thích đƣợc, lấy ví dụ minh họa đƣợc cho mỗi trƣờng hợp, diễn
đạt theo các cách khác nhau, vận dụng trong những trƣờng hợp tƣơng tự có
biến đổi, suy luận để tìm câu trả lời….
Về kĩ năng: Kĩ năng học tập hóa học, kĩ năng thực hành hóa học và kĩ
năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề mơ phỏng trong các bài tập
hóa học theo các mức độ từ thấp đến cao: Học để biết, học để làm, học để
sáng tạo.
Chuẩn KT – KN giữa hai chƣơng trình chuẩn và NC có hai điểm khác
biệt rõ rệt nhất. Thứ nhất, một số kiến thức mà chƣơng trình NC yêu cầu HS
phải đạt đƣợc ở mức độ hiểu, biết hay vận dụng thì chƣơng trình chuẩn lại
khơng có. Ví dụ, chƣơng trình NC lớp 10 u cầu HS biết đƣợc obitan nguyên

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

16


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

tử, hình dạng các obitan nguyên tử s, px, py, pz cịn chƣơng trình chuẩn khơng
có. Thứ hai là sự khác biệt về mức độ KT – KN: một số kiến thức chƣơng
trình NC yêu cầu HS đạt đƣợc ở mức độ hiểu thì chƣơng trình chuẩn chỉ yêu
cầu HS đạt đƣợc ở mức độ biết. Ví dụ, về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính
chất hóa học của anken, SGK Hóa học 11, chƣơng trình NC u cầu HS phải
hiểu đƣợc và từ đặc điểm cấu tạo phân tử HS dự đốn chính xác đƣợc tính
chất hóa học, cịn chƣơng trình chuẩn chỉ u cầu HS biết nội dung kiến thức
này.
Chuẩn KT – KN giúp phân biệt mức độ khái niệm hóa học ở cấp THCS
và THPT, ví dụ nhƣ khái niệm phản ứng oxi hóa khử ở lớp 8 và lớp 10; giúp
thấy rõ mức độ kiến thức giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình NC ở các
lớp 10, 11, 12 về mức độ sâu, rộng, ví dụ nhƣ chỉ chƣơng trình NC mới yêu
cầu HS kĩ năng giải bài tập tổng hợp. Cũng chính vì thế mà chuẩn KT – KN
định hƣớng về PPDH, định hƣớng KT – ĐG kết quả học tập và mức độ kiến
thức theo hƣớng sử dụng thiết bị hóa học….
1.1.1.6. Giải thích – hƣớng dẫn
a. Về PPDH
Trong dạy học hóa học cần chú ý:
- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hóa học theo định hƣớng là nguồn để HS
nghiên cứu, khai thác, tìm tịi kiến thức hóa học.
- Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học nhƣ là nguồn tri thức để HS tích
cực, chủ động nhận thức kiến thức, hình thành kĩ năng và vận dụng các kiến
thức và kĩ năng hóa học đã học.
- Nên và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học theo hƣớng giúp HS
chủ động tiếp thu kiến thức.
- Sử dụng SGK Hóa học nhƣ là nguồn tri thức để HS tự học, tự nghiên
cứu, tích cực nhận thức, thu thập thơng tin và xử lí thơng tin có hiệu quả.


Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

17


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

- Tổ chức cho HS tự học, kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ trong học
tập hóa học.
- Khuyến khích ứng dụng cơng nghệ thơng tin để đổi mới PPDH hóa
học, đặc biệt ở những địa phƣơng có điều kiện thực hiện.
Tuy nhiên, hóa học là mơn khoa học chuyên nghiên cứu về sự biến đổi
của các chất trên cơ sở lí thuyết hóa học và thực nghiệm hóa học. Do vậy,
PPDH hóa học cần phải coi trọng thực hành thí nghiệm và phát triển tƣ duy
hóa học. Điều đó đƣợc tăng cƣờng đối với chƣơng trình NC THPT. Ví dụ:
Phần tính chất hóa học cơ của amoniac, cả hai chƣơng trình chuẩn và NC đều
đƣa thí nghiệm để minh họa tính khử, riêng chƣơng trình NC có thêm thí
nghiệm thể hiện tính bazơ yếu của amoniac, đó là thí nghiệm phản ứng với
axit HCl.
b. Về đánh giá kết quả học tập của HS
- Đánh giá kết quả học tập của HS cần căn cứ vào mục tiêu môn hóa
học trƣờng phổ thơng, chuẩn KT – KN cần đạt đƣợc ở mỗi cấp, mỗi lớp, mỗi
chủ đề và từng loại chƣơng trình cụ thể nhằm đảm bảo khách quan, cơng
bằng, khả thi và hƣớng q trình dạy học hóa học ngày càng tích cực hơn.
- Kết hợp các hình thức đánh giá:
+ Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.
+ Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
- Nội dung đánh giá cần đảm bảo:

+ Đánh giá kiến thức về lí thuyết hóa học.
+ Đánh giá kĩ năng cơ bản mơn Hóa học.
+ Đánh giá mức độ biết, hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học với
một tỉ lệ thích hợp theo hƣớng tăng cƣờng đánh giá khả năng vận dụng kiến
thức trong học tập và cuộc sống.

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

18


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

+ Đánh giá khả năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập hóa
học và thực tiễn đời sống.
c. Về việc vận dụng chƣơng trình theo vùng miền và các đối tƣợng
HS
- Việc dạy học hóa học ở các vùng miền đƣợc thực hiện theo hƣớng
dẫn của Bộ GD – ĐT.
- Đảm bảo để mọi HS đều đạt đƣợc chuẩn KT – KN của mơn hóa học.
Đối với những HS ham hiểu biết và có khả năng về hóa học đƣợc khuyến
khích học nâng cao hơn và đƣợc tạo điều kiện để phát triển năng lực.
1.1.1.7. Chƣơng trình Hóa học 11
a. Một số điểm chung của Hóa học 11 và Hóa học 11 NC
Quan điểm phát triển chƣơng trình, đổi mới SGK, đổi mới PPDH và
đổi mới KT – ĐG của Hóa học 11 và Hóa học 11 NC là khơng khác nhau.
Nội dung Hóa học 11 và Hóa học 11 NC đều có 9 chƣơng (Hóa đại
cƣơng và vơ cơ: 3; Hóa hữu cơ: 6).

b. Một số điểm khác nhau
Chƣơng trình Hóa học 11 và Hóa học 11 NC có những khác nhau về
thời lƣợng, mức độ KT – KN. Cụ thể là:
* Về thời lƣợng
Chƣơng trình Hóa học 11:

2 tiết tuần x 35 tuần = 70 tiết

Chƣơng trình Hóa học 11 NC: 2,5 tiết tuần x 35 tuần = 87,5 tiết
Nhƣ vậy, Hóa học 11 NC đƣợc tăng thêm 17,5 tiết.
* Về nội dung
- Hóa học 11 NC có thay đổi tên một số chƣơng: chƣơng 2 là Nhóm
nitơ, chƣơng 3 là Nhóm cacbon.
- Nội dung SGK Hóa học 11 NC đƣợc mở rộng và nghiên cứu sâu hơn
về lí thuyết và thực hành (bài tập, thí nghiệm….)

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

19


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Ví dụ: Chƣơng 1, sự điện li đƣợc nâng cao ở các nội dung: Cơ chế của quá
trình điện li, độ điện li α = n/no (0 < α ≤ 1); Cân bằng điện li; Ảnh hƣởng của
sự pha loãng đến độ điện li; Khái niệm axit – bazơ theo Bronsted; Hằng số
phân li axit và bazơ; Lực axit, lực bazơ.
- Các chất cụ thể đƣợc nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lí thuyết cao

hơn.
Một số các chất vơ cơ cụ thể đƣợc nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lí
thuyết cao hơn về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, tốc độ phản ứng, cân
bằng hóa học, sự điện li…. Ví dụ nhƣ nội dung chƣơng 2 và 3, thêm: Khái
quát về nhóm nitơ, khái quát về nhóm cacbon; Tính chất hóa học của
ammoniac có thêm nội dung khả năng tạo phức của NH 3 với bazơ, muối của
một số kim loại….
Một số hợp chất hữu cơ cụ thể đƣợc nâng cao, mở rộng về cấu trúc
không gian, PTHH để minh họa tính chất hóa học cụ thể, phƣơng pháp điều
chế và ứng dụng. Ví dụ nhƣ ở chƣơng 5, Hiđrocacbon no, có thêm một số nội
dung: Cấu trúc thêm sự hình thành phân tử ankan, cấu trúc khơng gian của
phân tử; Bảng hằng số vật lí của ankan; Phản ứng thế: cơ chế gốc – dây
chuyền; Phản ứng tách C – C và C – H; Phản ứng CH4 + O2  HCHO + H2O;
PTHH điều chế CH4 từ Al4C3; Ứng dụng trình bày theo sơ đồ đầy đủ hơn.
* Kĩ năng
Ngoài khác nhau về mức độ lí thuyết, mức độ sâu, rộng về kiến thức,
mức độ kĩ năng, đặc biệt kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua giải các bài tập
tổng hợp đƣợc chú trọng hơn và đƣợc ghi rõ trong chuẩn KT – KN ở chƣơng
trình Hóa học 11 NC. Trong khi đó ở chƣơng trình chuẩn thƣờng chỉ dừng ở
mức độ biết và ít yêu cầu kĩ năng giải bài tập tổng hợp.
Nhƣ vậy, chƣơng trình Hóa học 11 đƣợc xây dựng theo quan điểm
phân hóa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và phát triển năng lực cho HS.

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

20


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Nhận xét
Cấu trúc chƣơng trình hóa học THPT có tính chặt chẽ, logic và sƣ
phạm. Chƣơng trình đƣợc cấu tạo chủ yếu theo nguyên tắc đƣờng thẳng, có
một số nội dung có cấu trúc đồng tâm với chƣơng trình THCS nhƣng có tính
chất mở rộng, phát triển khái niệm trên cơ sở các kiến thức lí thuyết chủ đạo
của chƣơng trình. Trong chƣơng trình có sự sắp xếp xen kẽ nhau giữa kiến
thức lí thuyết với kiến thức về các chất cụ thể, có độ phân chia các mức độ
khó khăn của các nội dung kiến thức lí thuyết vẫn đảm bảo đƣợc vai trị chủ
đạo của lí thuyết, logic phát triển của khái niệm và tính vừa sức trong hoạt
động nhận thức của HS theo chƣơng trình THPT chuẩn hay NC. Các chủ đề
gần nhƣ có tên giống hoặc tƣơng tự nhau. Nội dung đã có ở chƣơng trình
chuẩn thì chắc chắn sẽ có ở chƣơng trình NC nhƣng thƣờng đƣợc trình bày ở
mức độ lý thuyết cao hơn hoặc mở rộng hơn. Ví dụ: Khái niệm về axit – bazơ
ở lớp 11, cả hai chƣơng trình chuẩn và NC đều đề cập tới khái niệm theo
Areniuyt, riêng chƣơng trình NC cịn đƣa ra khái niệm theo Bronstet và ƣu
điểm của nó.
1.1.2. SGK Hóa học
1.1.2.1. Đánh giá SGK Hóa học phổ thông
SGK là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phƣơng pháp giáo
dục của từng môn học trong chƣơng trình giáo dục. Do đó các u cầu đổi
mới giáo dục phổ thông về cơ bản đã đƣợc thể hiện trong nội dung và phƣơng
pháp biên soạn SGK.
a. Vai trị của SGK
SGK có những vai trị chủ yếu sau:

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

21



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

- Cung cấp cho HS hệ thống KT – KN cơ bản, hiện đại, thiết thực theo
những qui định của chƣơng trình mơn hóa học phổ thơng.
- Góp phần hình thành cho HS những phƣơng pháp học tập tích cực,
khả năng tự học, tự nghiên cứu, hình thành và phát triển các kĩ năng, phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học.
- Tạo điều kiện cho HS có thể tự kiểm tra, tự đánh giá KT – KN, tự
khẳng định mình đối với mơn hóa học.
- Chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên, hoặc vào các trƣờng nghề, hoặc
trực tiếp lao động, tham gia các hoạt động của cuộc sống xã hội.
b. Những đổi mới của SGK Hóa học phổ thơng
Sự trình bày của SGK Hóa học phổ thơng có sự kết hợp cân đối về tƣ
liệu, thông tin trong mỗi bài học dƣới dạng kênh chữ và kênh hình, trong đó
kênh hình đƣợc coi trọng hơn về số lƣợng và chất lƣợng.
- Nội dung các kiến thức hóa học trong chƣơng trình đƣợc trình bày
trong SGK dƣới dạng các loại bài học hóa học nhƣ: bài học về các học thuyết,
định luật hóa học và hình thành khái niệm; bài học nghiên cứu tính chất các
nguyên tố, đơn chất, hợp chất vô cơ và hữu cơ quan trọng; bài học luyện tập,
tổng kết kiến thức; bài học thực hành hóa học. Nội dung kiến thức cho các bài
đƣợc trình bày đầy đủ, cụ thể dƣới dạng các thông tin, bảng số liệu, sơ đồ….
- Các bài luyện tập đƣợc trình bày gồm hai phần: phần kiến thức cần
nhớ đƣợc tóm tắt dƣới dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ, các nội dung chính
nhằm giúp HS củng cố kiến thức. Phần bài tập gồm một số dạng bài tập rèn
luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức, giải các dạng bài tập Hóa học cơ bản, NC
trong giờ luyện tập.

- Các bài thực hành giúp HS rèn luyện kĩ năng: tiến hành các thí
nghiệm đơn giản, quan sát và mơ tả đầy đủ các hiện tƣợng trong thí nghiệm,
vận dụng kiến thức giải thích hiện tƣợng và rút ra những nhận xét, kết luận và

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

22


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

từ đó hình thành dần các kỹ năng nghiên cứu khoa học hóa học. Nội dung các
bài thực hành đều trình bày đầy đủ cách tiến hành các thí nghiệm trong bài và
u cầu quan sát, mơ tả, giải thích, viết báo cáo thí nghiệm cho mỗi bài thực
hành.
- Bài tập hóa học đƣợc trình bày trong mỗi bài học có số lƣợng vừa
phải, đa dạng và có sự phân hóa về mức độ nhận thức, cụ thể gồm:
+ Bài tập trắc nghiệm khách quan định tính và định lƣợng.
+ Bài tập tự luận định tính và định lƣợng.
+ Bài tập thực nghiệm, có nội dung thực hành, thí nghiệm hóa học.
+ Một số bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, mơ hình…
+ Một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, đời sống.
Các dạng bài tập này đều đƣợc chọn lọc đảm bảo tính khoa học, cơ bản,
thực tiễn và có các bài tập dành cho HS trung bình, bài tập NC dành cho HS
khá, giỏi.
Nhận xét
SGK Hóa học phổ thơng đã có những đổi mới đáng kể về cách trình
bày, hình thức và nội dung để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới toàn diện giáo

dục phổ thông từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học
hóa học. Về cơ bản, SGK đã thể hiện đƣợc chuẩn KT – KN, nhƣng vẫn có
một số điểm chƣa đạt. Ví dụ nhƣ phần tính chất hóa học của Oxi, chƣơng
trình chuẩn u cầu kĩ năng quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất,
trong khi đó SGK 10 đƣa ra kết luận về tính chất hóa học của oxi trƣớc, sau
đó đƣa ra các hình ảnh thí nghiệm để minh họa. Nhƣ vậy, SGK giữ vai trò là
tài liệu chủ yếu để dạy – học ở các cấp học phổ thông, là tài liệu tham khảo
tốt nhất nhƣng chƣa phải là chuẩn.
1.1.2.2. Một số điểm mới trong chƣơng trình và SGK Hóa học 11
* Cấu trúc nội dung gồm 9 chương thuộc các lĩnh vực:

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

23


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

- Kiến thức cơ sở hóa học chung: Gồm 1 chƣơng: Sự điện li.
- Hóa học vơ cơ: Gồm 2 chƣơng: Nhóm nitơ, Nhóm cacbon.
- Hóa học hữu cơ: Gồm 6 chƣơng: Đại cƣơng hóa học hữu cơ;
Hiđrocacbon no; Hiđrocacbon không no; Hiđrocacbon thơm; Dẫn xuất
halogen – Phenol – Ancol; Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic.
* Có sự phân hóa trong chương trình Hóa học:
Tƣơng ứng với chƣơng trình Hóa học và NC mơn Hóa học 11, có SGK
THPT Hóa học 11 và SGK 11 NC. Giữa 2 chƣơng trình và sách Hóa học 11,
Hóa học 11 NC đều có 9 chủ đề nhƣng khác nhau về thời lƣợng và mức độ
nội dung.

Hóa học 11 NC:

- Mức độ lí thuyết: áp dụng các lí thuyết chủ đạo,

định lƣợng hơn, bản chất hơn.
- Mở rộng tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng.
- Tăng thực hành, luyện tập.
* Đảm bảo một cách cơ bản tính đặc thù của bộ mơn Hóa học.
- Nội dung thực hành và thí nghiệm hóa học đƣợc coi trọng, là cơ sở để
xây dựng kiến thức và rèn kĩ năng hóa học. Cụ thể thời lƣợng nhƣ sau:
Lớp 11 trƣớc đổi mới

Lớp 11 phổ thông

Lớp 11 THPT NC

5 tiết

6 tiết

7 tiết

- Tính chất hóa học của các chất đƣợc chú ý xây dựng trên cơ sở các lí
thuyết chủ đạo của hóa học và đƣợc kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm
Hóa học. Việc nghiên cứu các nhóm nguyên tố, hợp chất cụ thể đƣợc thực
hiện theo qui trình:
+ Dựa trên các lí thuyết đã học về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn
các ngun tố hóa học, liên kết hóa học, dự đốn tính chất hóa học.
+ Kiểm tra dự đốn bằng thí nghiệm hoặc các thông tin đã biết.


Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

24


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

+ Kết luận về tính chất của chất.
Đảm bảo mối liên hệ giữa cấu tạo và tính chất.
1.1.3. Định hƣớng đổi mới PPDH hóa học THPT
1.1.3.1. Định hƣớng đổi mới PPDH hóa học THPT
Định hƣớng đổi mới PPDH hóa học trƣờng THPT theo tinh thần dạy
học tích cực.
a. Dạy – học tích cực trong bộ mơn hóa học
Dạy – học tích cực bộ mơn hóa học dựa trên cơ sở quan niệm về tích
cực hóa hoạt động của HS và lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy – học.
Dạy học tích cực bộ mơn hóa học có những đặc điểm chung và có nét đặc thù
của mơn hóa học:
- Tổ chức các hoạt động nhận thức giúp phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS trong học tập hóa học.
- Chú ý tới phƣơng pháp nhận thức tích cực của HS, hình thành kĩ năng
học tập tích cực, bồi dƣỡng kĩ năng tự học để các học sinh đều đƣợc tham gia
hoạt động tìm tịi phát hiện kiến thức.
- Tạo điều kiện để mọi HS đều đƣợc vận dạng kiến thức để giải quyết
một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thơng qua giải các dạng bài
tập đã đƣợc qui định trong chuẩn KT – KN.
- Tổ chức và tạo điều kiện để HS phát triển kĩ năng học tập hợp tác kết
hợp học tập cá nhân một cách linh hoạt và có hiệu quả.

- Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập hóa học theo chuẩn KT –
KN. Tạo điều kiện để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Kết hợp đánh giá
của GV với tự đánh giá của HS, đánh giá quá trình và đánh giá định kì một
cách linh hoạt.
b. Các hình thức tổ chức dạy học tích cực
Học tập trên lớp dƣới sự hƣớng dẫn của GV theo các hình thức:

Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học

25


×