Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đa dạng hóa nông nghiệp tại xã trác văn, huyện duy tiên, tỉnh hà nam và những yếu tố tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.74 KB, 38 trang )

Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô
giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp, khoa Sinh-KTNN, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy
Trần Đức Hòa đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp “Đa dạng hóa nông nghiệp tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam và những yếu tố tác động.”
Lần đầu thực hiện nghiên cứu khoa học nên khoá luận không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Trần Quang Khải

TrÇn Quang Kh¶i

1

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận này được hoàn thành bởi sự cố gắng, nỗ lực tìm tòi, nghiên
cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Trần Đức
Hòa cũng như các thầy cô giáo trong tổ Kỹ thuật nông nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này, tôi đã
tham khảo một số tài liệu như đã nêu ở mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng với kết quả của các tác giả khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Trần Quang Khải

TrÇn Quang Kh¶i

2

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................3
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 4
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................6

2.1. Đa dạng hóa nông nghiệp và chiến lược Quốc gia .................................................. 6
2.2. Đa dạng hóa và Chuyên môn hoá - hai mặt của phát triển nông nghiệp ................... 8
2.3. Đa dạng hóa ở các cấp ............................................................................................ 9
2.4. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân ..................................................................... 13
CHƯƠNG 3 : ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........19
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................20
4.1. Điều kiện tự nhiên –kinh tế - xã hội xã Trác Văn ( Duy Tiên- Hà Nam) ................ 20
4.2. Đa dạng hóa hệ thống canh tác và thu nhập của nông dân xã Trác Văn. ................ 21
4.3. Những yếu tố tác động đến đa dạng hóa nông nghiệp và thu nhập của hộ nông dân.
.................................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................35
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 35
5.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân xã Trác Văn........................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 38

TrÇn Quang Kh¶i

3

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự thành công trong kỹ thuật sản xuất lúa gạo hiện đại đã tạo ra sự tăng
vọt về năng suất và sản lượng lúa gạo trên toàn thế giới trong các thập kỷ qua
đặc biệt là ở các quốc gia châu Á - nơi sản xuất và cung cấp khoảng 90% lúa
gạo cho toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, nước xuất khẩu lúa gạo đứng
hàng thứ hai Thế giới. Hiện nay, theo qui luật cung cầu, xu hướng biến động
lớn về giá cả nông sản thường rõ ràng hơn so với trước đây. Điều này cho
thấy nông dân hoặc một vùng nào đó sẽ đối mặt với các rủi ro cao về thị
trường nếu họ phụ thuộc nhiều vào một sản phẩm hàng hoá nào đó.[1]
Đa dạng hóa các loại cây trồng hoặc các hệ thống sản xuất khác nhau
vào các thời điểm khác nhau trong năm sẽ giúp nông dân giảm bớt các rủi ro
này thông qua cách phân tán các rủi ro để ổn định thu nhập.
Một cách truyền thống, nông dân Việt Nam từ lâu đã biết kết hợp trồng
trọt với chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ở mức nông hộ. Việc
kết hợp như thế không chỉ giúp giảm rủi ro mà còn cải thiện hiệu quả kinh tế
vì những hoạt động đó tương hỗ với nhau. Khi thị trường thay đổi, nông dân
Việt Nam không gặp khó khăn lớn về mặt kỹ thuật trong việc thay đổi các hệ
thống canh tác của họ một cách tương ứng hoặc tiếp thu các kỹ thuật canh tác
mới nếu họ nhận được sự trợ giúp của chính phủ và của khu vực công. Lý do
là nông dân sẽ đa dạng hóa vào các lĩnh vực sản xuất mà họ đã có sẵn kiến
thức, kỹ năng, và lợi thế chứ không phải vào các lĩnh vực không liên quan với
nhiều yếu tố chưa biết về sản xuất và rủi ro thị trường.
Ngoài ra, đa dạng hóa còn là phương cách hiệu quả để tối ưu hoá việc sử
dụng các nguồn vốn xã hội (ví dụ như lao động nông thôn) trong các vùng
nông thôn nơi mà thất nghiệp và thiếu việc làm còn phổ biến. Đa dạng hóa
nông nghiệp sẽ tạo ra các cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp và dịch

TrÇn Quang Kh¶i

4


Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

vụ kèm theo như cung cấp nguyên liệu đầu vào, chế biến, tiếp thị, và dịch vụ.
Các hoạt động này sẽ thu hút nhiều lực luợng lao động dư thừa đồng thời tạo
ra thu nhập phi nông nghiệp cho các nông hộ. Về mặt này, đa dạng hóa sẽ
đóng góp lớn vào công tác giảm nghèo cho các vùng nông thôn mà chính phủ
và các chính quyền địa phương đang tiến hành. [ 6]
Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực dân số ngày càng tăng, các
hộ nông dân Hà Nam nói chung và xã Trác Văn, huyện Duy Tiên nói riêng
đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế như phát triển chăn nuôi,
tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp. Có một số ngành nghề đã phát
triển mạnh hơn trồng lúa. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đa dạng hóa nông nghiệp tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và
những yếu tố tác động.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong nông nghiệp của
nông dân xã Trác Văn, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển
đổi, đa dạng hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp.

TrÇn Quang Kh¶i

5

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN



Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đa dạng hóa nông nghiệp và chiến lược Quốc gia [7],[8]
Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong các thập niên tới phù hợp với
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), mà trong đó Chiến lược tăng
trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS) đóng vai trò quan trọng thông qua
phát triển nhanh chóng và bền vững nền kinh tế nông thôn. Đáp ứng lại quá
trình hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu, Chính phủ Việt Nam thông
qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu cụ thể cơ cấu
lại ngành nông nghiệp để tăng hiệu quả cạnh tranh và theo hướng dựa trên
nhu cầu. Điều này được thể hiện trong chiến lược quốc gia về nông nghiệp và
phát triển nông thôn trong giai đoạn 2001-2010. Về khía cạnh này, đa dạng
hóa các hoạt động nông nghiệp trong các khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển,
bảo quản, và xuất khẩu được xác định là các mục tiêu chính để đạt được tăng
trưởng và chuyển đổi thành công cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nếu Việt Nam đẩy nhanh đa dạng hóa và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
trong các năm tới thì sẽ có thể đạt được hiệu quả cao trong việc giảm nghèo ở
các vùng nông thôn. Điều này do thu nhập nông thôn sẽ cao hơn và nhiều
công việc làm sẽ được tạo ra trực tiếp và gián tiếp từ các doanh nghiệp theo
ngành dọc và từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đa dạng hóa
nông nghiệp có hiệu quả cũng sẽ giúp giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn và giữa các vùng, đồng thời cải thiện bình đẳng giới thông qua việc
tạo ra công việc làm mới cho phụ nữ, những người thường kém lợi thế trong
sản xuất nông nghiệp nhưng có nhiều kỹ năng hơn trong tiếp thị và thương
mại.

Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới ngành nông nghiệp vào cuối thập
niên 1980, ngành nông nghiệp đã được cải thiện vượt bậc tuy nhiên tốc độ

TrÇn Quang Kh¶i

6

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

tăng trưởng không đồng đều giữa các tiểu ngành và giữa các vùng. Trong
khi sản xuất lúa gạo, cà phê, và thuỷ sản đã đủ khả năng thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì rau quả và thịt (như lợn và bò) thì vẫn
hầu như dựa vào nhập khẩu để thoả mãn thị trường trong nước. Hiện nay,
ngành nông nghiệp vẫn dựa trên một một vài mặt hàng chủ lực truyền thống
như lúa gạo, cà phê, cao su, đường, chè, và hạt tiêu, những mặt hàng này
thường có chung đặc điểm là giá cả của chúng thường biến động lớn trên thị
trường trong nước và quốc tế. Về mặt phát triển nông nghiệp theo vùng, trong
khi an toàn lương thực vẫn còn là thử thách lớn ở miền núi phía Bắc, thì sản
xuất nông nghiệp hàng hoá thâm canh đã phát triển mạnh ở các vùng Tây
nguyên, Đông Nam Bộ và các vùng đồng bằng chủ yếu cho xuất khẩu. Mặc
dù chính phủ đã rất khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp và phát triển cân
bằng giữa các vùng, việc thực hiện các chủ trương này trong thực tiễn vẫn còn
chậm và hạn chế.
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng với xu hướng hiện tại về hội
nhập toàn cầu, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh

căng thẳng hơn trên cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, cải thiện hiệu
quả sản xuất, chất lượng, và tính cạnh tranh là vấn đề sống còn để duy trì
tăng trưởng nông thôn trong các thập kỷ tới.
Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu cạnh tranh ở các
thị trường quốc tế có chất lượng thấp và thường được bán với giá thấp hơn so
với sản phẩm của các nước khác (ví dụ như giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
thường thấp hơn của Thái lan khoảng 10-20 đô la/tấn; giá cà phê xuất khẩu
của Việt Nam thấp hơn giá trên thị trường thế giới từ 50-100 đô la/tấn).
Trong tương lai gần, nếu các kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm không
được cải thiện và sản xuất không được đa dạng hoá, Việt Nam sẽ nhanh
chóng đánh mất khả năng cạnh tranh không chỉ trên những thị trường xuất

TrÇn Quang Kh¶i

7

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

khẩu truyền thống mà còn ở ngay trên các thị trường trong nước khi mà các
rào cản thương mại được tháo dỡ.
2.2. Đa dạng hóa và Chuyên môn hoá - hai mặt của phát triển nông
nghiệp [ 8]
Nghĩa đen của đa dạng hóa là sự mở rộng doanh nghiệp hoặc các sản
phẩm bằng cách tăng số mặt hàng sản suất hoặc các hoạt động sản xuất (Từ
điển Websters 1996). Trong nông nghiệp, đa dạng hoá, theo nghĩa hẹp, có

nghĩa là tăng chủng loại sản phẩm nông nghiệp hoặc dịch vụ do nông dân
làm ra. Trong nhiều năm, đa dạng hóa đã là một chiến lược truyền thống của
các nông hộ để đối phó với các rủi ro và duy trì an toàn lương thực (Ahmad
và Isvilanonda, 2003). Nó thuần tuý chỉ là sự phản ứng của các nông dân sản
xuất tự cung tự cấp để giảm các rủi ro do các yếu tố mùa vụ, thời tiết, sinh
học và khí hậu gây ra.
Từ đầu thập niên 1960, đa dạng hóa sản xuất ra khỏi các mặt hàng
lương thực đã tăng nhanh và càng được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh của
khoa học nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thay đổi nhu cầu về dạng
lương thực, và tự do thương mại. Trong một nền nông nghiệp hiện đại, đa
dạng hóa là sự đáp ứng của nông dân đối với các cơ hội mới của thị trường
dựa vào tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật, bao gồm việc chuyển từ các cây
trồng có giá trị thấp sang các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn, và từ
sản xuất các cây trồng truyền thống sang sản xuất hàng hoá chăn nuôi, lâm
nghiệp, và thuỷ sản hoặc sang các hoạt động tạo thu nhập phi nông nghiệp
(IFPRI and JBIC 2003).
Chuyên môn hoá theo nghĩa đen có nghĩa là sự thích nghi theo các
điều kiện đặc biệt. Trong nông nghiệp, chuyên môn hoá là cách hiệu quả để
sử dụng lợi thế so sánh của vùng (như sản xuất hoa và rau ở cácvùng ven đô
để cung cấp cho các thành phố lớn). Chuyên môn hoá theo khu vực có thể sẽ
mang lại cơ hội để phát triển hiệu quả toàn bộ hệ thống hàng hoá, từ sản xuất

TrÇn Quang Kh¶i

8

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

nguyên liệu đầu vào và tiếp thị đến chế biến sản phẩm, thúc đẩy đa dạng hoá
theo cả ngành ngang và dọc, với các mối liên kết phía trước và sau. [ 8]
Trong chuyên môn hoá, qui mô sản xuất tối ưu sẽ đạt được khi chủng
loại hàng hoá được sản xuất đủ số lượng và theo một dạng đặc biệt để cung
cấp ổn định cho thị trường. Khi chuyên môn hoá phát triển ở một vùng, hệ
thống tiếp thị sẽ phát triển mở rộng để phục vụ, và nó cũng tạo ra nhu cầu mở
rộng do có chi chí tiếp thị thấp hơn so với các vùng không chuyên môn hoá
(Petit and Barghouti, 1992).
Duy trì tăng trưởng nông nghiệp và thu nhập nông thôn lâu dài đòi hỏi
cả hai quá trình thâm canh hoá và đa dạng hoá.
Thâm canh hoá có nghĩa là tăng mức độ đầu tư trên một đơn vị diện
tích sản xuất (thường là thông qua các công nghệ mới) để đạt được năng suất
và hiệu quả cao hơn (như sản lượng cao hơn, hay tỉ lệ hoàn vốn cao hơn).
Thâm canh hoá thường đi kèm với chuyên môn hoá (như tập trung vào một số
sản phẩm mà người sản xuất có lợi thế so sánh). Ngược lại, đa dạng hóa bao
gồm việc sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau để thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng gia đình và thị trường và để giảm các rủi ro khi thị trường mất giá.
Luôn luôn có các mối liên kết chặt chẽ giữa thâm canh hoá, chuyên môn hoá,
và đa dạng hóa ở mức nông hộ, vùng, và quốc gia. Một ngành nông nghiệp
vững mạnh thường có sự kết hợp tốt và cân bằng giữa thâm canh hoá, chuyên
môn hoá, và đa dạng hoá.
2.3. Đa dạng hóa ở các cấp [ 8]
2.3.1. Đa dạng hóa ở cấp nông hộ.
Đa dạng hóa ở cấp nông hộ thường để tăng cường và mở rộng các
nguồn thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp (Goletti 1999). Khái niệm đa
dạng hóa ở cấp này có nghĩa là việc chuyển từ sản xuất các hàng hoá dư thừa
sang những hàng hoá khác có lãi (Chaplin 2000). Nó có thể bao gồm cả đa


TrÇn Quang Kh¶i

9

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

dạng hóa theo trục ngang sang các chủng loại hàng hoá mới hoặc theo trục
dọc sang các hoạt động phi nông nghiệp như tiếp thị, bảo quản và chế biến. Ở
giai đoạn ban đầu, đa dạng hóa xảy ra với các loại cây trồng mới, với sự
chuyển đổi ra khỏi sản xuất độc canh. Ở giai đoạn sau, nông hộ có thể có
nhiều dạng kinh doanh sản xuất và buôn bán các sản phẩm ở nhiều thời điểm
khác nhau trong năm. Ở giai đoạn cao nhất, nông hộ thậm chí có thể vượt ra
khỏi ngành nông nghiệp để vươn sang các hoạt động phi nông nghiệp.
Thật ra, đa dạng hóa mang ý nghĩa sâu rộng hơn là việc đơn thuần
chuyển đổi sử dụng các tài nguyên dùng sản xuất các hàng hoá giá trị thấp
sang sản xuất các hàng hoá giá trị cao mà sẽ dẫn đến các hoạt động chuyên
môn hoá sản xuất các hàng hoá giá trị cao. Tuy nhiên, ở cấp nông hộ, trong
nhiều trường hợp chuyên môn hoá lại là lựa chọn hợp lý.
Ví dụ như các hộ nông dân thường chọn chuyên môn hoá dựa trên
truyền thống của gia đình, văn hoá dân tộc, các lợi thế so sánh của gia đình
hoặc của điều kiện tự nhiên. Trong khi chuyên môn hoá có thể mang lại hiệu
quả hoàn vốn cao cho một mùa vụ cây trồng nào đó tại một số vùng, nó sẽ
không giúp giảm bớt các rủi ro thị trường và bình ổn thu nhập cho nông hộ.
Nông dân thường có nhiều kỹ năng trong việc điều chỉnh cơ cấu hoạt

động sản xuất của họ theo sự thay đổi về lợi nhuận tương đối và rủi ro của
hoạt động sản xuất (Petit và Barghouti, 1992). Tuy nhiên, thực tế ở nhiều
nước trong đó có Việt Nam, nông dân thường gặp khó khăn do các chính sách
hạn chế từ cấp trung ương và địa phương (như các rào cản thoát khỏi nghề
trồng lúa), việc sử dụng tài nguyên (như thay đổi mục đích sử dụng đất),
thiếu các cơ hội (như tín dụng).
Để tháo dỡ các khó khăn này, chính phủ và khu vực công cần tập trung
vai trò của mình vào việc hỗ trợ hơn là điều khiển quá trình đa dạng hóa ở

TrÇn Quang Kh¶i

10

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

cấp nông hộ, khuyến khích linh động trong các hệ thống canh tác hơn là đặt ra
chỉ tiêu cứng nhắc cho một loại hàng hoá nào đó.
Để thúc đẩy đa dạng hóa có hiệu quả ở cấp nông hộ, việc tác động từ
khu vực công nên giới hạn ở chỗ hỗ trợ quá trình đa dạng hóa (không nên cố
gắng ảnh hưởng các quyết định của nông dân), cung cấp các dịch vụ cần
thiết (như tín dụng và khuyến nông theo phương pháp chủ đề rộng) và các hệ
thống thông tin tin cậy để truyền tải thông tin cần thiết đến nông dân. Về phía
người sản xuất, nông dân cần thích nghi với các phương pháp tiếp cận mới,
linh động trong hệ thống sản xuất dựa trên các điều kiện và tài nguyên sẵn có
của họ để thay đổi một cách hiệu quả theo tín hiệu của thị trường với chi phí

điều chỉnh thấp nhất.
2.3.2. Đa dạng hóa ở cấp vùng.
Lợi thế so sánh cấp vùng là yếu tố chính để đa dạng hóa cũng như
chuyên môn hoá có hiệu quả ở cấp vùng. Nói cách khác, các vùng theo đuổi
các hoạt động nông nghiệp mà nó có lợi thế so sánh (Petit và Barghouti,
1992). Đa dạng hoá cấp vùng được xác định bởi các điều kiện khí hậu, sự
thích hợp của các điều kiện tự nhiên, sự sẵn có và nước tiếp cận đến các thị
trường. Thông thường, các nhà làm chính sách thường quan tâm đến đa dạng
hóa cấp vùng để tận dụng triệt để các cơ hội thị trường, giảm sản xuất dư
thừa một loại hàng hoá, và tăng độ linh động của các hệ thống sản xuất để
đáp ứng lại các thay đổi công nghệ và điều kiện thị trường với chi phí điều
chỉnh thấp. Tuy nhiên, khả năng đa dạng hóa ở cấp vùng ít hơn cấp nông hộ
bởi vì cần phải sản xuất đủ một lượng hàng hoá cùng chủng loại cho thị
trường và để đạt được qui mô kinh tế sản xuất. Đối với một đất nước như Việt
Nam hiện đang phụ thuộc nhiều vào sản xuất lúa gạo, đa dạng hóa ra khỏi lúa
gạo sang các cây trồng khác không phải là một việc dễ dàng trong một thời

TrÇn Quang Kh¶i

11

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

gian ngắn bởi vì hầu hết cơ sở hạ tầng sản sản xuất và tiếp thị đã được phát
triển cho đến nay chủ yếu chỉ phù hợp cho sản xuất lúa gạo.

Ở cấp vùng, chuyên môn hoá là bước tiếp theo của đa dạng hóa để sản
xuất đủ lượng của một chủng loại hàng hoá cho thị trường, đặc biệt là các thị
trường xuất khẩu luôn đòi hỏi việc cung cấp hàng hoá với số lượng và chất
lượng ổn định. Luôn có các mối liên kết chặt chẽ giữa đa dạng hóa và chuyên
môn hoá ở cấp vùng: đa dạng hóa giúp giảm rủi ro cho chuyên môn hoá và
chuyên môn hoá giúp cải thiện khả năng thị trường của đa dạng hoá. Trong
thực tế, các nhà làm chính sách cần cân bằng giữa chuyên môn hoá và đa
dạng hóa để hợp lý hoá các đầu tư công cộng và giảm các rủi ro thị trường
cho người sản xuất và cũng để giảm bớt việc chuyên môn hoá quá cao dẫn
đến sản xuất độc canh như việc độc canh cây lúa trong quá khứ.
Để thúc đẩy đa dạng hóa có hiệu quả ở cấp vùng, chính phủ và khu
vực công nên tập trung vào nghiên cứu các cơ hội thị trường và tìm kiếm các
thị trường mới cho các sản phẩm mới, đầu tư vào các hệ thống thông tin hiệu
quả, nghiên cứu và khuyến nông tiến bộ, cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản, sản
xuất, và tiếp thị để nâng cao khả năng cạnh tranh. Vai trò của khu vực công
là kích thích đa dạng hóa và định hướng chuyên môn hoá cấp vùng để nâng
cao tính bền vững, tính linh động và cạnh tranh. Tương tự như trên, nông dân
nên tự chủ trong việc quyết định về đa dạng hóa và chuyên môn hoá và chính
phủ và khu vực công chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ.
Rõ ràng là sự thay đổi về cơ cấu này là một quá trình tất yếu trong sự
phát triển kinh tế, tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng trong phân bố lao động
có thể gây ra một số vấn đề về xã hội trong thời gian trước mắt. Ở một quốc
gia như Việt Nam nơi mà công nghiệp đô thị và nông thôn và dịch vụ chưa
phát triển đủ mạnh để thu hút các lao động dư thừa ở nông thôn, nó có thể tạo
ra gánh nặng tạm thời cho nền kinh tế và quốc gia. Tuy nhiên, nếu chính phủ

TrÇn Quang Kh¶i

12


Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

có các chính sách thích hợp để giải quyết các khó khăn trước mắt này thì về
lâu dài đa dạng hóa ra khỏi sản xuất nông nghiệp sẽ tạo nên các cơ hội cho
các ngành công nghiệp nhỏ và vừa và các ngành dịch vụ cần nhiều lao động
khác qua đó sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Chuyên môn hoá ở cấp quốc gia rất quan trọng để nâng cao xuất khẩu bởi vì
các thị trường xuất khẩu luôn yêu cầu sự cung cấp ổn định và chất lượng cao
về hàng hoá. Chuyên môn hoá ở cấp quốc gia phản ánh năng lực cạnh tranh
của hàng hoá trên thị trường quốc tế. Giống như ở cấp vùng, cần phải chú ý
đến sự cân bằng giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá ở cấp quốc gia để
nâng cao xuất khẩu và tránh rủi ro thị trường (như giá cà phê xuống giá trên
thị trường quốc tế trong thời gian gần đây).
2.4. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân [5],[6],[9]
2.4.1. Hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có
liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến
gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa
nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là
các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu
lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế
rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong

thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết
định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị
trường

TrÇn Quang Kh¶i

13

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang
sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ
nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với
thị trường.
Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều
kiện sau:
Khả năng mở rộng diện tích (có thể bằng tăng vụ) có hay không:
- Có thị trường lao động không, vì Người nông dân có thể bán sức lao động
để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.
- Có thị trường vật tư không vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư thêm
một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).
- Có thị trường sản phẩm không vì Người nông dân phải bán đi một ít sản
phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.
Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị

trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.
Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường,
tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp”
có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ
nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa
hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và
vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có
phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông
thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất
định.
Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người
nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của
gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng

TrÇn Quang Kh¶i

14

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng
Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong
nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu
trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không
hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc

vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân.
2.4. 2. Các loại thu nhập ở hộ nông dân
Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích
luỹ và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu nhập
của hộ nông dân thành 3 loại:
 Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,....); từ chăn nuôi (Gia
súc, gia cầm,....) và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).
 Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề
chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,.... Ngoài ra thu nhập phi
nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn
bán, thu gom,....
 Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm
thuê; làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các
nguồn thu nhập bất thường khác.
Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực dân số ngày càng tăng, các
hộ nông dân vùng ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt
động kinh tế như phát triển chăn nuôi, tăng cường các hoạt động phi nông
nghiệp. Quá trình đa dạng hoá do sự phát triển của kinh tế hộ nông dân quyết

TrÇn Quang Kh¶i

15

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN



Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

định. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, quá trình đa
dạng hoá đã xảy ra có một số ngành nghề đã phát triển mạnh hơn trồng lúa.
Nghề trồng rau, làm vườn và hoạt động phi nông nghiệp là ba ngành phát
triển mạnh. Tuy nhiên, mức độ đa dạng hoá vẫn còn khá khác nhau giữa các
hộ trong cùng một xã. Nhân tố quyết định việc đa dạng hoá thay đổi tuỳ từng
vùng nhưng nhân tố vốn là quyết định phổ biến nhất. Việc đa dạng hoá xuất
hiện chủ yếu ở những hộ nghèo và hộ giàu có xu hướng chuyển mạnh sang
chuyên môn hoá.
Quá trình đa dạng hoá có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển nông
nghiệp và chuyên môn hoá chỉ có thể xảy ra lúc trình độ sản xuất hàng hoá đã
phát triển đến mức cao. Khi trình độ phát triển còn thấp, lao động nông
nghiệp dư thừa, kỹ thuật nông nghiệp chưa dựa vào đầu tư nhiều vốn mà còn
chủ yếu dựa vào đầu tư lao động, trình độ sản xuất hàng hoá chưa cao thì xu
hướng đa dạng hoá là xu hướng chủ yếu.
Một yếu tố nữa thúc đẩy đến việc đa dạng hoá sản xuất trong nông hộ
là sự giảm thiểu rủi ro về thu nhập bằng cách đa dạng các hoạt động do sự bấp
bênh của thị trường nông sản. Việc thiếu thông tin thị trường vững chắc cũng
là một khó khăn làm cho nông dân ngần ngại không dám đầu tư vào sản xuất.
2.4.3. Ảnh hưởng của chuyển đổi hệ thống canh tác tới thu nhập của các
nông hộ [4],[7],[9]
Thu nhập của hộ nông dân được hình thành từ các nguồn chính là từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ các hoạt động phi nông nghiệp. Chuyển
dịch hệ thống canh tác có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của hộ nông dân
do kết quả của chuyển dịch hệ thống canh tác không chỉ làm thay đổi về khối
lượng hàng nông sản làm ra mà còn làm thay đổi cả cơ cấu sản phẩm. Việc
thay đổi về số lượng và cơ cấu nông sản phẩm làm ra dẫn đến thay đổi giá trị

tổng sản phẩm sản xuất nông nghiệp.

TrÇn Quang Kh¶i

16

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

Các nguồn thu nhập của hộ nông dân gồm: Thu từ họat động sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, thu từ các họat động phi nông nghiệp như sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, dịch vụ, buôn bán
nhỏ, sửa chữa cơ khí, thu từ tiền công, tiền lương, tiền lãi từ các khoản tiết
kiệm, tiền được cho, được tặng, các khoản trợ cấp của nhà nước. Các khoản
thu nhập từ sản xuất là khoản còn lại của giá trị tổng sản lượng sau khi đã trừ
đi các khoản chi phí sản xuất sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ này
thường được tính bằng một năm
Đích đến của chuyển dịch hệ thống canh tác không phải là sản phẩm
mà là hiệu quả kinh tế, là ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động,
nâng cao sản lượng nông sản hàng hóa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện
tích canh tác, phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền
vững. Để đạt được mục tiêu này, chuyển dịch hệ thống canh tác cần tạo ra ảnh
hưởng tích cực đối với việc ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, có
nghĩa là tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững, thể hiện ở cả 3
khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo điều

kiện để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả có sức cạnh tranh trên
thị trường. Do chuyển dịch cơ cấu sản xuất phải tính đến cả yếu tố thị trường
và yếu tố về khai thác lợi thế so sánh của từng vùng trong quá trình phân công
và hợp tác lao động quốc tế. Điều này đã giúp cho nguồn lực được phân bổ
vào nơi được sử dụng có hiệu quả nhất, để tạo ra sản phẩm hàng hóa có lợi
thế cạnh tranh trên thị trường. Nông sản làm ra xác định được vị thế trên thị
trường, hàng hóa tiêu thụ được với giá cả hợp lý là nguồn thu ổn định cho
nông dân sản xuất ra hàng hóa đó. Tiếp đó, việc nâng cao và ổn định thu nhập
đó tạo điều kiện cho đầu tư theo chiều sâu vào chu kỳ sản xuất tiếp theo để
giữ vững khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

TrÇn Quang Kh¶i

17

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

-Về mặt xã hội, chuyển dịch hệ thống canh tác hợp lý sẽ góp phần nâng
cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử
vong ở trẻ em, tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ.
Người dân có điều kiện được nâng cao trình độ văn hóa, ứng dụng ngày càng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhở sản xuất phát triển, hệ
thống cơ sở hạ tầng nông thôn có điều kiện được nâng cấp phù hợp với văn
hoá địa phương nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của sản xuất lớn. Người dân yên

tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh để xác định và giữ vững khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh. Sản
xuất phát triển, đời sống ổn định, phúc lợi xã hội được đảm bảo là điều kiện
tiên quyết để giữ vững an ninh chính trị. Đây là các ảnh hưởng tích cực của
chuyển dịch hệ thống canh tác về mặt xã hội.
- Về bảo vệ môi trường, chuyển dịch hệ thống canh tác chỉ ảnh hưởng
tích cực tới ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân khi quá trình
chuyển dịch này không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái, tới khai
thác lợi thế so sánh về khí hậu, đất đai, thời tiết, đa dạng sinh học trong vùng
.v.v. Vì nếu chỉ vì theo đuổi mục tiêu kinh tế và xã hội trước mắt thì chuyển
dịch hệ thống canh tác sẽ rất dễ dẫn đến phải đối mặt với các vấn đề môi
trường như làm suy giảm chất lượng đất, đất ngày càng bị bạc màu và suy
thoái. Việc lạm dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu tăng làm gây hại đến sức
khoẻ con người, tài nguyên sinh vật suy giảm, nhiều loài bị huỷ diệt không
chỉ trong hệ sinh thái nông nghiệp mà còn cả sinh vật biển và đới ven bờ do ô
nhiễm từ các sông chảy ra. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được dư lượng
hóa chất tồn dư trong sản phẩm vượt quá ngưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm
cho phép. Ngoài ra các vấn đề như rác thải, tiếng ồn, phá rừng làm nương rẫy
cũng là vấn đề phải đối mặt. Hậu quả sẽ rất to lớn nếu chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp chỉ chú ý tới khía cạnh kinh tế, xã hội mà xem nhẹ vấn đề
bảo vệ môi trường.

TrÇn Quang Kh¶i

18

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 3 : ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp xã Trác Văn
- Hoạt động tạo nguồn thu cho nông hộ xã Trác Văn
- Những yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất của nông hộ
3.2. Nội dung nghiên cứu
 Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội xã Trác Văn
 Cơ cấu hệ thống canh tác xã Trác Văn
 Xu hướng phát triển hệ thống canh tác của các hộ giai đoạn 2005– 2010
 Hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân xã Trác Văn
 Những ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của hộ nông dân
3.3. Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra qua niên giám thống kê.
 Điều tra thực địa.
 Phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu.

TrÇn Quang Kh¶i

19

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên –kinh tế - xã hội xã Trác Văn ( Duy Tiên- Hà
Nam) [10] [11]
Trác Văn là một xã có điều kiện kinh tế xếp vào loại trung bình của
huyện Duy Tiên. Diện tích đất tự nhiên 643,5 ha, trong đó đất nông nghiệp
506 ha, gồm đất lúa, đất màu, đất ngoài đê.
Dân số: 8131 người, gồm 2130 hộ , lao động 4000 người, chủ yếu là
lao động nông nghiệp. bình quân đất/ nhân khẩu là 1,37 sào. Những năm qua,
luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2010 đạt 8,49%.
Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - thủy sản chiếm 50,02%, công nghiệp xây dựng chiếm 19,15%, dịch vụ chiếm 30,83%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
còn 14,2%, không còn hộ đói, hộ giàu tăng nhanh,
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng năm tăng từ 4,5 - 5,1%, giá trị gia
tăng trên 1 ha canh tác đạt trên 30 triệu đồng. Năng suất lúa bình quân đạt 110
tạ/ha/ năm.
Trác Văn có điều kiện đất đai bằng phẳng, màu mỡ, độ phì nhiêu cao
và thời tiết khí hậu ôn hoà là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi hết sức phong phú bao gồm: cây
lương thực (lúa, ngô, khoai…); các loại cây ăn củ, quả, lá, thân; cây công
nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương; cây cây ăn quả như: cam, chanh, bưởi,
na, vv…vật nuôi bao gồm trâu, bò, lợn và gia cầm; phát triển thuỷ sản như cá,
tôm, các con đặc sản…cho đến nay, nông nghiệp vẫn là cơ sở và chỗ dựa cho
mọi hoạt động kinh tế khác của hộ.
Cây lúa vẫn đóng vai trò chính nhưng diện tích lúa thương phẩm đã
được chuyển một phần sang cấy lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Bình quân
lương thực đầu người hàng năm đạt 750 kg.

TrÇn Quang Kh¶i


20

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

Mô hình sản xuất đa canh ngày một hiệu quả, giá trị gia tăng đạt xấp xỉ
40 triệu đồng trên 1 ha canh tác. Sản xuất vụ đông có bước phát triển mới
không chỉ về diện tích, mà còn sản xuất cây có giá trị hàng hóa cao như đậu
tương, khoai tây, ngô. Chăn nuôi gia súc, gia cầm không ngừng phát triển.
đàn lợn, bò liên tục tăng, nhất là đàn bò.
4.2. Đa dạng hóa hệ thống canh tác và thu nhập của nông dân xã Trác
Văn.
4.2.1. Cơ cấu hệ thống canh tác.
Khái niệm chung nhất về hệ thống canh tác, đó là một hệ thống bao
gồm nhiều hệ thống phụ như: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, thậm chí cả
tiếp thị. Trong đó, hệ thống trồng trọt là bộ phận chủ yếu của hệ thống canh
tác, cấu trúc của nó quyết định hoạt động của các hệ thống con khác.
Hệ thống canh tác của các hộ nông dân Trác Văn bao gồm :
- Hộ thuần - sản xuất nông nghiệp thuần: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, nuôi ong mật…
- Hộ kiêm - sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp
- Hộ phi nông nghiệp - sản xuất phi nông nghiệp.
Trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn
ra ở khắp nơi , góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác theo hướng mở
rộng các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp, sử dụng sản phẩm nông
nghiệp và khai thác lao động nông nghiệp. Hoạt động kinh doanh phi nông

nghiệp của các hộ bao gồm:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp- một số hộ nông dân đã phát triển hệ
thống canh tác theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp: chế biến nông sản
như: làm bánh, bún, mỳ gạo, xay xát, ...; sử dụng lao động nông nhàn để sản
xuất nguyên vật liệu xây dựng cho chính gia đình mình (gạch ngói gia công,

TrÇn Quang Kh¶i

21

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

khai thác đa sỏi) và cung cấp công cụ thô sơ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp tại địa phương ( nghề cơ khí, nghề truyền thống, vv...)
- Kinh doanh thương mại dịch vụ: một số hộ nông dân đã phát triển hệ
thống canh tác theo hướng sử dụng vốn đầu tư để khai thác lao động nông
nhàn hoặc lao động dư thừa trong nông nghiệp để buôn bán hàng hoá tiêu
dùng, vật tư nông nghiệp và xây dựng, dịch vụ nông nghiệp, xay xát, dịch vụ
đời sống cho nông dân tại địa phương, vv...
- Các hoạt động phi nông nghiệp khác như: một số hộ nông dân đã phát
triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng lao động mà không phải đầu tư
vốn bằng các việc làm công ăn lương, làm thuê thời vụ, đi xuất khẩu lao
động...Đây là nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân xã Trác Văn không phải
bỏ vốn đầu tư kinh doanh mà chủ yếu khai thác lao động.
Bảng 1. Phân loại nhóm hộ nông dân xã Trác Văn

theo hoạt động sản xuất
Số lượng ( hộ)

Tỷ lệ ( %)

Hộ thuần nông

1570

73,7

Hộ kiêm

320

15,0

Hộ phi nông nghiệp

240

11,3

Tổng số

2130

100,0

Nguồn: Số liệu UBND xã Trác Văn năm 2010[11]

Như vậy, dù là một xã nông nghiệp nhưng tỷ lệ hộ kiêm các ngành nghề phi
nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đã chiếm một tỷ lệ tương đối ( 15% và
11,3% ), chỉ còn lại 73,7% hộ sản xuất nông nghiệp thuần túy. Như vậy về cơ
cấu hoạt động sản xuất nói chung bước đầu đã cho thấy sự đa dạng trong hoạt
động sản xuất và thu nhập của nông hộ.

TrÇn Quang Kh¶i

22

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

4.2.2. Hệ thống canh tác của nhóm hộ thuần nông
Hệ thống canh tác nông nghiệp của các hộ thuần nông rất phong phú và
phản ảnh rõ những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã Trác Văn,
tập quán và trình độ canh tác của nông dân ở đây. Ở trong cùng một xã, có
những hộ chỉ trồng lúa nuôi lợn, những cũng có nhiều hộ hệ thống canh tác lại
gồm nhiều cây con khác nhau như: trồng lúa + rau màu (khoai tây, khoai lang,
dưa hấu, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột ...) + chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm, nuôi
ong mật và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên đa số các hộ vẫn tập trung vào
trồng lúa + rau màu và chăn nuôi. ( 71,5%). Đặc biệt xã Trác Văn không có
hộ nào chỉ chuyên trồng lúa hoặc lúa – màu –thủy sản.
So sánh với bình quân chung của cả huyện Duy Tiên, tỷ lệ các hệ thống
canh tác ở xã Trác Văn tương tự, trừ hệ thống Lúa – màu – thủy sản.
Bảng 2. Cơ cấu hệ thống canh tác của hộ thuần nông xã Trác Văn

năm 2010
Huyện Duy
Tiên* (%)
0,65

Hệ thống canh tác
Chuyên trồng lúa

Trác Văn**(%)
0

Lúa-màu

2,61

2,00

Lúa-chăn nuôi

19,61

11,5

Lúa-thuỷ sản

2,61

4,00

Lúa – màu - chăn nuôi


50,98

71,5

Lúa- màu- thuỷ sản

4,58

0

Lúa- chăn nuôi – thuỷ sản

9,8

2,5

Lúa – màu- chăn nuôi – thuỷ sản

9,15

8,5

Tổng số

100

100

Nguồn:

* Phòng NN&PTNT Duy Tiên 2010 [11]
** Số liệu điều tra của đề tài năm 2010

TrÇn Quang Kh¶i

23

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

4.2.3. Hệ thống canh tác của nhóm hộ kiêm
Trong điều kiện quĩ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, lao động dư thừa
và thị trường sức lao động mở rộng theo yêu cầu của quá trình đô thị hoá và
công nghiệp hoá phát triển, nhiều hộ nông dân đã mở rộng hệ thống sản xuất
từ thuần nông sang phát triển thêm một số hoạt động kinh doanh khác. Những
hộ vừa có sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh một số một số ngành nghề
khác được gọi là hộ kiêm.
Hệ thống sản xuất của hộ kiêm, bao gồm sản xuất nông nghiệp với các
hoạt động phi nông nghiệp tương đối phổ biến ở hầu hết các hộ nông dân
trong các vùng. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất của các hộ kiêm cũng rất phong
phú đa dạng: có hộ kiêm sản xuất nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, có hộ
kiêm nông nghiệp với kinh doanh thương mại dịch vụ, có hộ kiêm nông
nghiệp với các hoạt động làm công ăn lương, làm thuê, có hộ kiêm kiêm nông
nghiệp với kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và hoạt động
khác.
Bảng 3. Cơ cấu hộ kiêm phân theo hệ thống sản xuất năm 2010 (%)

Huyện Duy

Trác

Tiên*(%)

Văn**(%)

17,12

14,58

1,56

0,00

có thu khác

6,61

0,00

Nông nghiệp+thương mại dịch vụ+thu khác

6,23

6,25

dịch vụ+ hoạt động có thu khác


0,78

0,00

Nông nghiệp+thương mại dịch vụ

19,84

35,42

Hệ thống canh tác
Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp
Nông nghiệp + tiểu thủ công nghiệp + thương
mại dịch vụ
Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp+ hoạt động

Nông nghiệp+ tiểu thủ công nghiệp+thương mại

TrÇn Quang Kh¶i

24

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


Tr­êng §HSPHN2 Khoa Sinh-KTNN

Khãa luËn tèt nghiÖp

Nông nghiệp+ hoạt động có thu khác


47,86

43,75

Tổng

100,0

100,0

Nguồn:
* Phòng NN&PTNT Duy Tiên 2010[11]
** Số liệu điều tra của đề tài năm 2010
Cũng giống như nhóm hộ thuần nông, cơ cấu hộ phân theo hệ thống
sản xuất của nhóm hộ kiêm rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, số hộ kiêm vẫn
tập trung nhiều hơn vào hệ thống sản xuất nông nghiệp kết hợp với các hoạt
động khác (làm thuê, làm công ăn lương) chiếm tới 43,75%. Nguyên nhân là
do nhu cầu lao động ở khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngày càng lớn,
người lao động nông thôn có thể tìm việc làm có thu nhập mà không phải đầu
tư vốn và không đòi hỏi phải có trình độ quản lý kinh doanh. Tiếp đến là số
hộ làm nông nghiệp kết hợp với buôn bán nhỏ và dịch vụ ( 35,42%), nông
nghiệp + tiểu thủ công nghiệp ( 14,58%), các loại hình sản xuất khác ít hoặc
không có.
4.2.4. Xu hướng phát triển hệ thống canh tác của các hộ giai đoạn 2005 –
2010
Như chúng ta đã phân tích, một trong nhiều giải pháp tăng thu nhập mà
hộ nông dân thường làm là phát triển hệ thống canh tác của gia đình.
(i). Có thể chuyển từ hệ thống canh tác kém hiệu quả sang hệ thống
canh tác hiệu quả hơn hoặc bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi (tập

trung phát triển các cây con có hiệu quả kinh tế)
(ii). Có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh bằng cách phát triển
thêm các ngành nghề phi nông nghiệp trên cơ sở sử dụng các sản phẩm từ sản
xuất nông nghiệp làm nguyên liệu cho các ngành nghề phi nông nghiệp.
(iii). Có thể kết hợp cả 2 cách trên.

TrÇn Quang Kh¶i

25

Líp 33D Khoa Sinh - KTNN


×