Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng các giải pháp quản lý, xử lý các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 70 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thủy Tiên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ
bảo em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô trong Khoa Hóa
Học - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho sinh viên K35
nói chung và bản thân em nói riêng hoàn thành tốt khóa luận của mình và
hoàn thành khóa học.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Cúc

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

-


BCL : Bãi chôn lấp

-

CTR : Chất thải rắn

-

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

-

BTNMT: Bộ Tài nguyên Môi trường

-

BVMT : Bảo vệ môi trường

-

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học

-

COD : Nhu cầu oxy hóa học

-

KTTĐ: Kinh tế trọng điểm


-

NĐ - CP: Nghị định - Chính phủ

-

NQ - HĐND: Nghị quyết - Hội đồng nhân dân

-

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

-

QĐ - UB: Quyết định - Ủy ban

-

TDS : Tổng chất rắn hòa tan

-

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

-

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

-


TSS : Tổng chất rắn lơ lửng

-

TT - BXD: Thông tư Bộ xây dựng

-

TTLT - BKHCNMT - BXD: Thông tư liên tịch - Bộ Khoa học Công
nghệ Môi trường - Bộ xây dựng

-

JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

-

URENCO : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô

thị

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

2

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
1. CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt .......................... 7
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn của Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (% theo
tỷ trọng) ............................................................................................................. 8
Bảng 1.3: Thành phần CTRSH tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số
địa phương : Hà Nội, Hải Phòng (1), Bắc Ninh (2) năm 2009 - 2010 .............. 9
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 ........................ 10
Bảng 1.5: Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích .............................................. 13
Bảng 2.1: Quy hoạch xử lý CTR cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ....... 23
Bảng 2.2: Xử lý bãi rác gây ô nhiễm môi trường ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc ........................................................................................................... 24
Bảng 3.1: Khối lượng công tác quan trắc môi trường không khí ................... 52
Bảng 3.2: Khối lượng công tác quan trắc môi trường nước mặt .................... 53
Bảng 3.3: Khối lượng công tác quan trắc môi trường nước dưới đất ............ 55
2. CÁC HÌNH
Hình 1: Vị trí bản đồ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc .................................. 1
Hình 1.1: Cấu tạo bãi chôn lấp nổi ................................................................. 13
Hình 1.2: Cấu tạo bãi chôn lấp chìm .............................................................. 14
Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn Lạc Thanh - phường
Yên Thanh - thành phố Uông Bí .................................................................... 57

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

3

K35A - Khoa Hóa Học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3
3. Nội dung đề tài. ............................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 6
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 6
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................................. 6
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 6
1.1.4. Phát sinh chất thải rắn ........................................................................... 10
1.2. Tổng quan về bãi chôn lấp ....................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 11
1.2.2. Các quá trình diễn ra trong bãi chôn lấp ............................................... 14
1.2.3. Khí và nước rò rỉ bãi chôn lấp .............................................................. 17
1.2.4. Tác động của bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đến môi trường ............ 19
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ ........................................................ 23
2.1. Hiện trạng BCL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ............................. 23
2.2. Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý và phục hồi môi trường các bãi chôn

lấp không hợp vệ sinh tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ......................... 35
2.2.1. Các giải pháp kĩ thuật và công nghệ ..................................................... 35
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

4

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Các biện pháp quản lý ........................................................................... 40
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM - MÔ HÌNH XỬ LÝ, CẢI TẠO VÀ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BÃI CHÔN LẤP LẠC THANH, THÀNH
PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH ...................................................... 43
3.1. Hiện trạng bãi chôn lấp Lạc Thanh .......................................................... 43
3.2. Đề xuất phương án xử lý .......................................................................... 47
3.2.1. Căn cứ lựa chọn phương án xử lý ......................................................... 47
3.2.2. Đề xuất phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp Lạc
Thanh ............................................................................................................... 50
3.3. Kết quả và đánh giá thực hiện phương án xử lý bãi chôn lấp Lạc Thanh.56
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................... 59
1. Kết luận ....................................................................................................... 59
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Cúc


5

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đưa ra các
mục tiêu phát triển chủ yếu của 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây
(nay đã sát nhập với Hà Nội), Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Diện tích tự nhiên toàn vùng là 15521,1 km2, chiếm 4,68% diện tích cả
nước. Dân số toàn vùng 13,88 triệu dân, chiếm 16,3% dân số cả nước (số liệu
thống kê năm 2010). Phía Bắc giáp vùng Đông Bắc; phía Tây giáp vùng Tây
Bắc là cửa ngõ thông thương với Trung Quốc; phía Nam giáp vùng Bắc
Trung Bộ là cửa ngõ thông thương với Lào; phía Đông giáp biển Đông.

Hình 1: Vị trí bản đồ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

1

K35A - Khoa Hóa Học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí kinh tế, chính trị rất đặc biệt:
có thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước, là đầu mối chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế. Là đầu mối giao thương bằng cả đường bộ, đường biển, đường sắt và
đường hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tiềm năng kinh tế - xã hội tương
đối đa dạng, cho phép phát triển kinh tế theo hướng đa nghành; là vùng có đủ
điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng,
công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ, du lịch.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc phát triển về mọi mặt, tốc độ đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng của con người không ngừng tăng lên,
làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường, một trong số đó là vấn đề
chất thải rắn. Lượng chất thải phát sinh ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về
thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt tại hầu hết các thành phố, thị
xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ
môi trường. Không có những giải pháp hợp lý, khoa học để quản lý chất thải
sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo
theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã
hội.
Một trong những phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt được coi là
kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý chất
thải sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử
lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với

nhiều quốc gia phát triển. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp CTR ở nước ta
nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng không được quy
hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các bãi
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

2

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chôn lấp này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là
nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí, ảnh
hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
Trước thực tế đó, đề tài: “Xây dựng các giải pháp quản lý, xử lý các
bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt không hợp vệ sinh tại vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc” nhằm tìm hiểu thực trạng bãi chôn lấp ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc và đề ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng, tìm hiểu công tác quản lý các bãi chôn lấp chất
thải sinh hoạt tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Từ đó xây dựng giải pháp quản lý, xử lý các bãi chôn lấp chất thải
sinh hoạt không hợp vệ sinh tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nhằm giảm
các tác động xấu tới môi trường xung quanh.
3. Nội dung đề tài.
Nội dung của đề tài được tóm tắt trong bảng sau:


SVTH: Nguyễn Thị Cúc

3

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1. Tổng hợp các tài liệu liên quan tới chất thải, bãi chôn lấp chất
thải
2. Thu thập, rà soát, tổng hợp tài liệu tình hình phát sinh
chất thải rắn và hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải vùng KTTĐ
phía Bắc
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
1. Tiến hành điều tra, thu thập thông tin một số bãi chôn lấp điển
hình tại một số tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Bắc

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT 01 BÃI CHÔN LẤP
1. Tổng hợp, đánh giá hiện trạng chi tiết 01 bãi chôn lấp được
lựa chọn
2. Đề xuất mô hình xử lý bãi chôn lấp lựa chọn
3. Kết quả sơ bộ tình hình xử lý bãi chôn lấp

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ
1. Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý các bãi chôn lấp chất thải
sinh hoạt không hợp vệ sinh tại vùng KTTĐ phía Bắc

2. Kết luận và kiến nghị

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới bãi chôn lấp rác
thải không hợp vệ sinh thuộc 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc.
5. Đối tượng nghiên cứu
Các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

4

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích hệ thống tư liệu: thu
thập các tài liệu từ giáo trình, báo chí, mạng internet, các bài báo cáo. Từ đó,
phân tích, tổng hợp lý thuyết có liên quan tới bãi chôn lấp.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các biện pháp quản lý, xử lý bãi chôn
lấp đã được áp dụng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: để biết được thực tế của khu
vực nghiên cứu và thu thập thêm nguồn dữ liệu cho đề tài.
- Phương pháp trao đổi ý kiến: trong quá trình thực hiện đề tài đã tham
khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn ban đầu về hiện trạng các
BCL chất thải sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Bắc.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao
nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do BCL không hợp vệ sinh
gây ra.
- Với các đề xuất, giải pháp quản lý và xử lý các BCL không hợp vệ
sinh góp phần thúc đẩy sự tham gia của nhà quản lý, người dân và các cơ sở
dịch vụ môi trường vì mục tiêu cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

5

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
(Nguồn: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất

thải rắn)
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Một cách tổng quát CTRSH được phát sinh từ các nguồn sau:
- Khu dân cư đô thị và nông thôn
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan trường học, các công trình công
cộng
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
- Từ các trạm xử lý nước thải, từ các ống thoát nước của thành phố
- Từ các khu nông nghiệp, công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản
xuất thủ công nghiệp.
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của CTRSH rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

6

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1.1: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần

Định nghĩa


Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột Các túi giấy, mảnh
và giấy

bìa, giấy vệ sinh

b. Hàng dệt

Các nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon...

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả,
phẩm

thân cây, lõi ngô...

d. Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu Đồ dùng bằng gỗ
được chế tạo từ tre, gỗ, như bàn, ghế, đồ
rơm...
e. Chất dẻo

chơi, vỏ dừa...


Các vật liệu và sản phẩm Phim cuộn, túi chất
được chế tạo từ chất dẻo

dẻo, chai, lọ. Chất
dẻo, đầu vòi, dây
điện...

f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm Bóng, giày, ví, băng
được chế tạo từ da và cao su

cao su...

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm Vỏ hộp, dây điện,
được chế tạo từ sắt mà dễ bị hàng rào, dao, nắp
nam châm hút

lọ...

b. Các kim loại phi

Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao

sắt


châm hút

c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm Chai lọ, đồ đựng

gói, đồ đựng...

được chế tạo từ thủy tinh

bằng thủy tinh, bóng
đèn...

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

7

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2
d. Đá và sành sứ

Khóa luận tốt nghiệp

Bất cứ các vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương,
cháy ngoài kim loại và thủy gạch, đá, gốm...
tinh

3. Các chất hỗn hợp


Tất cả các vật liệu khác Đá cuội, cát, đất,
không phân loại trong bảng tóc...
này. Loại này có thể chia
thành hai phần: kích thước
lớn hơn 5 mm và loại nhỏ
hơn 5 mm

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải sinh hoạt – TS Nguyễn Trung
Việt; TS Trần Thị Mỹ Diệu)
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn của Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long
(% theo tỷ trọng)
TT

Thành phần

Hà Nội

Hải Phòng

Hạ Long

1

Chất hữu cơ

50,10

50,58


40,10 – 44,70

2

Cao su, nhựa

5,50

4,52

2,70 - 4,50

3

Giấy, carton, giẻ vụn

4,20

7,52

5,50 -5,70

4

Kim loại

2,50

0,22


0,30 – 0,50

5

Thủy tinh, gốm, sứ

1,80

0,63

3,90 – 8,50

6

Đất, đá, cát, gạch vụn

35,90

36,53

47,50 – 36,10

7

Độ ẩm (%)

47,70

45 – 48


40 – 46

8

Độ tro (%)

15,90

16,62

11

9

Tỷ trọng (tấn/m3)

0,42

0,45

0,57 – 0,65

Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA, 1998

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

8

K35A - Khoa Hóa Học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1.3: Thành phần CTRSH tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một
số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng (1), Bắc Ninh (2) năm 2009 – 2010

STT

Loại chất
thải

Nam

Xuân

Tràng Cát

Đình Vũ

Sơn

Sơn

(Hải

(Hải

Phòng)


Phòng)

(Hà Nội) (Hà Nội)

Thị trấn
Hồ
(Bắc
Ninh)

1

Rác hữu cơ

53,81

60,79

55,18

57,56

56,90

2

Giấy

6,53


5,38

4,54

5,42

3,73

3

Vải

5,82

1,76

4,57

5,12

1,07

4

Gỗ

2,51

6,63


4,93

3,70

-

5

Nhựa

13,57

8,35

14,34

11,28

9,65

6

Da và cao

0,15

0,22

1,05


1,90

0,20

su
7

Kim loại

0,87

0,25

0,47

0,25

-

8

Thủy tinh

1,87

5,07

1,69

1,35


0,58

9

Sành sứ

0,39

1,26

1,27

0,44

-

10

Đất và cát

6,29

5,44

3,08

2,96

27,85


11

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06

-

12

Nguy hại

0,17

0,82

0,05

0,05

0,07

13


Bùn

4,34

1,63

2,29

2,75

-

14

Các loại

0,58

0,05

1,46

1,14

-

100

100


100

100

100

khác
Tổng

Nguồn: (1) Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA,
3/2011; (2) Báo cáo dự án tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác
thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 -2008.

SVTH: Nguyễn Thị Cúc

9

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.4. Phát sinh chất thải rắn
Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR ở Việt Nam mới chủ yếu được
thống kê tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp, ở khu vực nông thôn, hầu
như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ.
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

Loại chất thải

Đơn vị tính

Năm 2003

Năm 2008

CT đô thị

tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR công

tấn/năm

2.638.400

4.786.000

tấn/năm

21.500

179.000


tấn/năm

6.400.000

9.078.000

tấn/năm

774.000

1.023.000

rắn

nghiệp
CTR y tế
CTR nông
nghiệp
CTR làng nghề

Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004; Viện Quy
hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010
Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát
sinh trung bình tăng từ 150 – 200% , CTR đô thị tăng trên 200%, CTR công
nghiệp tăng 181%. Dự báo của Bộ xây dựng và Bộ tài nguyên và môi trường,
đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 22 triệu tấn/năm,
phát sinh CTR nhiều nhất ở các đô thị và khu vực công nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới tổng lượng CTR ở Việt
Nam là không lớn nhưng lượng CTR sinh hoạt và chất thải y tế ở hầu hết các
địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra

môi trường. Các CTR hầu như chưa được phân loại trước khi chôn lấp, bãi
chôn lấp không hợp vệ sinh ảnh hưởng xấu tới môi trường, đời sống, sinh
hoạt và các hoạt động kinh tế.
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

10

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2. Tổng quan về bãi chôn lấp
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn
Bãi chôn lấp chất thải rắn: là một diện tích hoặc một khu đất đã được
quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18
tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc
lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn )
1.2.1.2. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
 Chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của
CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong BCL sẽ
bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và
một số khí như CO2, CH4. Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR
vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học vừa là biện pháp kiểm tra các thông số

chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Theo qui định TCVN 6696 – 2000: Chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ
sinh – yêu cầu chung về bảo vệ môi trường:
- BCL hợp vệ sinh được định nghĩa là: khu vực được quy hoạch thiết
kế, xây dựng để chôn lấp CTR thông thường phát sinh từ các khu dân cư, đô
thị và các khu công nghiệp. BCL bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm,
văn phòng làm việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động
tiêu cực của BCL tới môi trường xung quanh.
- Khí rác: khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân hủy tự
nhiên của các chất thải rắn.
- Nước rác: nước sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân hủy
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

11

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tự nhiên của các chất thải rắn.
- Vùng đệm: khoảng đất bao quanh bãi chôn lấp để giảm thiểu các tác
động ô nhiễm của bãi chôn lấp đến môi trường xung quanh.
- Ô chôn lấp: các ô nằm trong bãi chôn lấp để giảm thiểu các tác động
ô nhiễm của bãi chôn lấp đến môi trường xung quanh.
- Lớp lót đáy: lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành
của ô chôn lấp chất thải để ngăn ngừa sự thẩm thấu nước rác vì môi trường
đất và nguồn nước ngầm ở xung quanh và bên dưới bãi chôn lấp.

- Lớp che phủ: lớp phủ cuối cùng lên trên bãi chôn lấp chất thải rắn
khi đóng bãi nhằm ngăn ngừa tác động từ ô chôn lấp đến môi trường xung
quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp.
- Hệ thống thu gom nước rác: hệ thống bao gồm các đường ống dẫn,
cống mương nhằm thu gom nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống thu gom khí rác: hệ thống nhằm thu gom khí rác để có các
biện pháp xử lý tránh gây các hậu quả về ô nhiễm, cháy nổ trước khi xả ra
môi trường.
- Đóng bãi: ngừng toàn bộ việc chôn lấp chất thải và hoàn thành toàn
bộ lớp che phủ.
 Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp
CTR được chấp nhận chôn lấp ở BCL hợp vệ sinh là tất cả các loại chất
thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình.
- Rác thải chợ, đường phố.
- Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây.
- Tro, củi, gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải đồ da có chứa crom).
- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống.
- Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

12

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


nghành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia,
giấy, giày da …).
- Phế thải nhựa tổng hợp.
- Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình
đốt.
 Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Theo qui định TCVN 6696 – 2000:
- Tùy theo diện tích, bãi chôn lấp được phân ra loại nhỏ, vừa, lớn và
rất lớn.
Bảng 1.5: Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích
Loại bãi

Diện tích, ha

Nhỏ

Dưới 10

Vừa

Từ 10 đến dưới 30

Lớn

Từ 30 đến dưới 50

Rất lớn

Bằng và trên 50


- Tùy theo kết cấu, bãi chôn lấp được phân ra:
BCL nổi: Chất thải chất cao trên mặt đất. Bãi nổi thường được áp dụng
tại các vùng đất bằng phẳng. Xung quanh phải có hệ thống đê, kè để cách ly
chất thải, nước rác với môi trường xung quanh.

Hình 1.1: Cấu tạo bãi chôn lấp nổi
BCL chìm: Chất thải rắn được chôn lấp dưới mặt đất.
BCL nửa nổi nửa chìm: Một phần chất thải được chôn lấp dưới mặt đất
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

13

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

và một phần được chôn lấp lên trên.

Hình 1.2: Cấu tạo bãi chôn lấp nửa nổi nửa chìm
1.2.1.3. Bãi chôn lấp không hợp vệ sinh
BCL không hợp vệ sinh là bãi chôn lấp không phù hợp hoặc không đáp
ứng được những tiêu chuẩn cũng như những thông số kỹ thuật về môi trường
đưa ra.
Nguyên nhân có thể là bãi chôn lấp tự phát do người dân tự động thu
gom và chôn lấp vì vậy không thể tính toán được mức độ ảnh hưởng cũng
như tác động xấu tới môi trường và con người. Cũng có nguyên nhân khác
nữa đó là quá trình sử dụng theo thời gian thì thiết kế cũng như quy hoạch của

bãi chôn lấp không còn phù hợp do tác động khách quan từ bên ngoài cũng
như trong quá trình vận hành của bãi rác có những vấn đề phát sinh không kịp
thời xử lý sẽ gây hậu quả xấu tới cuộc sống người dân.
1.2.2. Các quá trình diễn ra trong bãi chôn lấp
Trong các bãi chôn lấp xảy ra các quá trình: vật lí, hóa học và sinh học,
trong đó quá trình sinh học là quan trọng nhất. Tuy nhiên quá trình sinh học
lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quá trình vật lí và hóa học.
1.2.2.1. Quá trình vật lí
Những phản ứng quan trọng trong BCL thường thuộc một trong ba
dạng chính sau: nén ép, phân rã và bám hút bề mặt.
Nén ép là hiện tượng diễn ra liên tục bắt đầu bởi một phương tiện đầm
nén và giảm thể tích của các phần tử vẫn tiếp tục sau khi rác đã nằm trong
BCL. Rác tiếp tục bị nén là do tải trọng của rác và do trọng lượng của lớp đất
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

14

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

che phủ. Đầm nén đất và những hạt nhỏ khác phần nào đó có tác dụng cố kết
do sự ép co của đất làm giảm hệ số rỗng (Kehew 1998). Kết quả cuối cùng
của hiện tượng nén ép là sự sụt lún vật lý.
Lượng nước xâm nhập vào BCL đóng một vai trò quan trọng trong
những phản ứng vật lý. Nước là môi trường để phân rã những chất có thể hòa
tan trong nước và giúp vận chuyển chất không phản ứng (hạt vô sinh và hữu

sinh).
Sự bám hút bề mặt (quá trình hấp phụ) được hiểu là sự gắn các phân tử
lên một bề mặt, giữ cố định những chất hữu cơ và vô cơ có thể gây ra những
tác động có hại nếu thoát ra môi trường bên ngoài. Trong đó nó giữ vai trò rất
lớn giúp ngăn chặn các nguồn bệnh và những mầm bệnh cũng như một số
chất hóa học. Tuy nhiên, hấp phụ có một số hạn chế nhất định, một trong
những hạn chế đó là vấn đề lưu giữ chất hấp phụ.
Hấp thụ là một hiện tượng vật lý khác xảy ra trong BCL. Nó rất quan
trọng vì quá trình hấp thụ giữ lại những chất ô nhiễm hòa tan bằng cách giữ
nước, vận chuyển những chất ô nhiễm và những hạt lơ lửng ra khỏi BCL. Quá
trình hấp thụ là quá trình các chất được lấy đi thông qua hiện tượng mao dẫn.
Sự hấp thụ chỉ được xem là một cách trì hoãn tạm thời khi không mong muốn
các chất ô nhiễm thoát ra bên ngoài.
1.2.2.2. Quá trình hóa học
Oxi hóa là một trong hai dạng phản ứng hóa học chủ yếu trong BCL.
Tuy nhiên, mức độ oxi hóa rất hạn chế, bởi vì những phản ứng này phụ thuộc
vào sự hiện diện của oxi giữ lại trong BCL khi xây dựng và vận hành BCL.
Trong quá trình oxi hóa, kim loại sắt là thành phần có khả năng bị ảnh hưởng
nhiều nhất.
Dạng phản ứng hóa học thứ hai chủ yếu bao gồm những phản ứng xảy
ra do sự có mặt các axit hữu cơ và cacbon đioxit (CO2) hòa tan trong nước,
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

15

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

được tổng hợp từ quá trình sinh học. Phản ứng với axit hữu cơ và cacbon
đioxit với hòa tan thường là các phản ứng của kim loại và các hợp chất của
kim loại với các axit. Sản phẩm của các phản ứng này phần lớn là ion kim loại
và muối tồn tại trong nước rò rỉ của BCL. Những axit gây ra sự hòa tan và từ
đây giải phóng ra các chất trở thành nguồn gây ô nhiễm. Sự hòa tan cacbon
đioxit làm giảm chất lượng nước, đặc biệt khi có mặt Ca và Mg.
1.2.2.3. Các quá trình sinh học
Ý nghĩa quan trọng của các phản ứng sinh học trong BCL là nhờ vào
hai kết quả sau của các phản ứng:
 Ổn định thành phần chất hữu cơ có trong rác thải và vì vậy sẽ loại bỏ
khả năng gây ảnh hưởng của chúng.
 Chuyển hóa phần lớn các chất có chứa cacbon và protein thành khí,
cho phép giảm bớt đáng kể khối lượng và thể tích thành phần hữu cơ.
Một phần các nguyên tố dinh dưỡng trong chất thải được chuyển hóa
thành chất nguyên sinh của vi khuẩn. Sau cùng khi vi khuẩn chết đi chất
nguyên sinh này sẽ bị phân hủy và do vậy nó là một nguồn dự trữ cho sự phân
hủy trong tương lai.
Thành phần hữu cơ dễ phân hủy có trong BCL có khả năng bị phân hủy
sinh học gồm rác thực phẩm, giấy, sản phẩm của giấy và các loại “sợi tự
nhiên’’ (bao gồm sợi có nguồn gốc động vật và thực vật). Sự phân hủy sinh
học có thể xảy ra trong tình trạng hiếu khí (ngắn) hoặc kị khí (lâu hơn).
 Sự phân hủy hiếu khí
Phần lớn quá trình phân hủy xảy ra ngay sau khi rác được chôn là hiếu
khí. Tình trạng hiếu khí tiếp diễn cho đến khi tất cả oxi trong các khe hở giữa
các hạt không còn nữa. Giai đoạn hiếu khí diễn ra tương đối ngắn và phụ
thuộc vào độ đầm nén của chất thải, cũng như phụ thuộc vào độ ẩm vì độ ẩm
chiếm chỗ của không khí trong các khe hở của hạt. Vi khuẩn hoạt động trong
SVTH: Nguyễn Thị Cúc


16

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

suốt giai đoạn này bao gồm vi sinh vật hiếu khí bắt buộc và một số vi sinh vật
hiếu khí tùy nghi.
Bởi vì những sản phẩm cơ bản cuối cùng của quá trình phân hủy hiếu
khí sinh học là “tro”, CO2 và H2O, tác động có hại cho môi trường trong suốt
giai đoạn phân hủy hiếu khí là rất nhỏ, mặc dù những sản phẩm phân hủy
trung gian có thể bay hơi và khả năng gây ô nhiễm môi trường thấp.
 Sự phân hủy kị khí
Bởi vì nguồn oxi trong BCL sớm cạn kiệt, hầu hết chất hữu cơ dễ phân
hủy cuối cùng sẽ bị phân hủy kị khí. Quá trình phân hủy kị khí sinh học tương
tự như quá trình phân hủy kị khí bùn thải. Các vi khuẩn tham gia vào quá
trình phân hủy kị khí bao gồm: vi khuẩn kị khí tùy nghi và vi khuẩn kị khí bắt
buộc.
Nếu không có biện pháp quản lý một cách cẩn thận những sản phẩm
phân hủy có thể phân loại thành hai nhóm chính: những axit hữu cơ và khí.
Hầu hết những axit có mùi khó chịu và các axit béo mạch ngắn. Ngoài những
phản ứng hóa học với những thành phần khác axit còn là cơ chất cho vi khuẩn
tạo ra khí metan.
Hai khí sinh ra chủ yếu là khí metan (CH4) và khí cacbonic (CO2).
Những khí sinh ra ở dạng vết là hiđro sunfua (H2S), hiđro (H2), nitơ (N2).
Tổng quát, phản ứng phân hủy kỵ khí chất thải rắn xảy ra như sau:

Chất hữu cơ + H2O

vi sinh
vật

Các chất hữu
cơ đã bị phân
hủy sinh học

+ CH4 + CO2 +

Các
khí khác

1.2.3. Khí và nước rò rỉ bãi chôn lấp
1.2.3.1. Khí bãi chôn lấp
 Thành phần và khí sinh ra từ bãi chôn lấp
Khí BCL bao gồm nhiều khí tồn tại với lượng lớn (các khí chủ yếu) và
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

17

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhiều khí tồn tại với lượng nhỏ (gọi là khí vi lượng). Các khí chủ yếu sinh ra

từ BCL gồm NH3, CO2, CO, H2, H2S, CH4, N2, O2. Các khí này sinh ra từ quá
trình phân hủy các chất hữu cơ có trong CTRSH. Trong đó, khí metan và khí
cacbonic là các khí chính. Một số khí vi lượng (có trong CTR công nghiệp),
mặc dù tồn tại với lượng nhỏ nhưng có thể mang tính độc hại và nguy hiểm
với sức khỏe cộng đồng. Các khí này cũng tồn tại trong nước rò rỉ với nồng
độ tùy thuộc vào nồng độ của chúng trong pha khí khi chúng tiếp xúc với
nước rò rỉ.
 Quá trình thoát khí trong bãi chôn lấp
Mặc dù, hầu hết khí CH4 thoát vào không khí nhưng cả khí CH4 và khí
CO2 đều tồn tại ở nồng độ lên đến 40% ở khoảng cách 200m từ mép của BCL
không có lớp lót đáy. Đối với những BCL không có hệ thống thu khí, khoảng
cách này thay đổi tùy theo đặc tính của vật liệu che phủ và cấu trúc đất của
khu vực xung quanh. Nếu không thông thoáng hợp lý, khí CH4 có thể tích tụ
bên dưới các tòa nhà hoặc những khoảng không gần đó. Khí CO 2 có khuynh
hướng chuyển động về phía đáy của BCL, vì thế nồng độ CO2 ở những phần
thấp hơn của BCL ngày càng tăng.
1.2.3.2. Nước rò rỉ bãi chôn lấp
Nước rò rỉ có thể được định nghĩa là chất lỏng thấm qua CTR theo các
chất hòa tan và các chất lơ lửng. Trong hầu hết các BCL, nước rò rỉ bao gồm
lượng chất lỏng chuyển vào BCL từ các nguồn bên ngoài như nước bề mặt,
nước mưa, nước ngầm và nước tạo thành trong quá trình phân hủy chất thải.
Khi nước thấm qua lớp rác đang phân hủy, cả những vật liệu sinh học
và những thành phần hóa chất bị hòa tan vào dung dịch. Khả năng phân hủy
sinh học của nước rò rỉ có thể giám sát bằng tỷ số giữa BOD 5/COD. Đầu tiên
tỷ số này có thể dao động ở mức 0,5 hoặc lớn hơn. Tỷ số này dao động trong
khoảng 0,4 đến 0,6 cho biết các chất hữu cơ trong nước rò rỉ có khả năng
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

18


K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

phân hủy sinh học. Đối với những BCL đã đóng cửa lâu ngày thì tỷ số này
khoảng 0,05 đến 0,2 vì nước rò rỉ trong BCL đã đóng cửa lâu chứa chủ yếu
các axit humic và fuvic, là những chất không có khả năng phân hủy sinh học.
1.2.4. Tác động của bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đến môi trường
Phạm vi ảnh hưởng của bãi rác đến môi trường rất rộng, nếu không
được kiểm soát đúng mức sẽ gây những hậu quả lớn, khó có thể khắc phục
được. Các tác động của BCL tới môi trường thường là kết quả của quá trình
biến đổi lý, hóa và sinh học xảy ra ở BCL và khu vực lân cận.
1.2.4.1. Tác động tới môi trường nước
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại các BCL
rác là khả năng ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác. Nhìn chung, khi nước rác
rò rỉ sẽ tác động mạnh đến chất lượng đất và nước ngầm cũng như nước mặt
nơi nước rác chảy vào.
 Tác động tới nguồn nước mặt
BCL CTR có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt như sông, hồ, suối
mương. Nước thải từ rác chảy tràn hoặc chảy theo chỗ trũng, lượng nước này
sẽ mang theo nồng độ ô nhiễm rất cao. Nếu nước thải này không được xử lý
sẽ gây tác động xấu đến nguồn nước mặt trong khu vực.
 Tác động tới nguồn nước ngầm
Ở những khu vực lượng mưa thấp (vùng khô) thì ảnh hưởng của nước
thấm từ bãi rác là không đáng ngại, nhưng đối với khu vực có lượng mưa
trung bình hàng năm cao thì các ảnh hưởng xấu là có thể xảy ra.
Các chất trong nước thải thấm từ BCL gồm 4 loại sau:

- Các ion và nguyên tố thông thường như : Ca, Mg, Fe, Na …
- Các kim loại nặng có vết như: Mn, Cr, Ni, Pb, Cd.
- Các hợp chất hữu cơ hoặc COD.
- Các vi sinh vật.
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

19

K35A - Khoa Hóa Học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ảnh hưởng của chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độ
oxy hóa chậm trong nước ngầm (oxy hòa tan ít). Ngoài ra, các kim loại nặng
và vi sinh vật có thể thấm qua đáy và thành bãi xuống nước ngầm.
Tuy nhiên, khả năng tác động xấu tới nguồn nước ngầm còn phụ thuộc
quan trọng vào độ thấm nước (tính chất đất, vị trí) của nền bãi. Đối với các
bãi không thấm (là bãi có nền đáy có lớp đất sét ngăn thấm và có lớp lót đáy)
thì vấn đề ô nhiễm nước ngầm khó có thể xảy ra vì chất bẩn không thấm qua
được.
1.2.4.2. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn
 Ô nhiễm bụi và tiếng ồn
Bụi đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống con người,
gây tác hại đến đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi.
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện cơ giới (xe tải
vận chuyển rác thải vào BCL; các xe ủi đất, xúc đất …).
Tiếng ồn, độ rung cao gây tác hại đến sức khỏe con người như gây mất

ngủ, khó chịu …Các loại máy móc công suất lớn tại bãi rác như máy ủi, đầm
nén, xe tải sẽ gây ồn mạnh nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc
tại BCL, họ có thể bị điếc nghề nghiệp.
 Ô nhiễm không khí
Các loại rác trong BCL dễ phân hủy trong điều kiện và độ ẩm thích hợp
sẽ được vi sinh vật phân hủy tạo ra nhiều chất tạo mùi hôi (axit hữu cơ, hidro
sunfua, mercaptan, amoniac…) và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động
xấu tới môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
- Sự phân hủy của gốc sunfat trong rác:
2CH3 – CH − COOH + SO42- → 2CH3COOH + S2- + CO2 + H2O
OH
Axit lactic
SVTH: Nguyễn Thị Cúc

Sunfat

Axit axetic
20

Sunfua
K35A - Khoa Hóa Học


×